Thông tư 17-PC năm 1959 quy định tạm thời việc xây dựng hai bên đường bộ (quốc lộ, liên tỉnh lộ, tỉnh lộ) do Bộ giao thông và bưu điện ban hành
Thông tư 17-PC năm 1959 quy định tạm thời việc xây dựng hai bên đường bộ (quốc lộ, liên tỉnh lộ, tỉnh lộ) do Bộ giao thông và bưu điện ban hành
Số hiệu: | 17-PC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông và Bưu điện | Người ký: | Nguyễn Như Quý |
Ngày ban hành: | 07/09/1959 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 30/09/1959 | Số công báo: | 37-37 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 17-PC |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông và Bưu điện |
Người ký: | Nguyễn Như Quý |
Ngày ban hành: | 07/09/1959 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 30/09/1959 |
Số công báo: | 37-37 |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 17-PC |
Hà Nội, ngày 07 tháng 09 năm 1959 |
QUY ĐỊNH TẠM THỜI VIỆC XÂY DỰNG HAI BÊN ĐƯỜNG BỘ (QUỐC LỘ, LIÊN TỈNH LỘ, TỈNH LỘ)
Trong công cuộc xây dựng miền Bắc tiến lên xã hội chủ nghĩa, ngành giao thông vận tải phải đáp ứng kịp thời những yêu cầu phục vụ cho việc phát tirển công, nông, thương nghiệp, văn hóa và củng cố quốc phòng.
Để đảm nhiệm nhiệm vụ này được tốt, chúng ta phải tích cực bảo vệ những đường hiện có luôn luôn được tốt đi đôi với việc phát triển và mở rộng thêm đường, nhưng hiện nay tình hình xây dựng dọc hai bên đường bộ chưa theo một quy định thông nhất, cũng như việc bảo vệ đường có nhiều thiếu sót, cho nên đã làm trở ngại rất lớn cho việc phát triển đường sá và không bảo đảm an toàn xe cộ qua lại:
- Các lò vôi, lò than, lò gạch, ngói và các công trình, nhà cửa v.v... làm gần đường cản trở việc thoát nước, tầm nhìn và làm mất tính chất vững chắc của đường;
- Họp chợ, phơi thóc, rơm, rạ trên mặt đường trên lề đường;
- Để củi, vật liệu choán cả mặt đường;
- Làm quán hàng bên lề đường hay sát chân nền đường;
- Đào mương, ao, hồ, đào hầm lấy, đất, cày, cuốc, trồng trọt phạm vào chân nền đường;
- Các cột dỡ giây điện thoại, điện tín trồng gần đường v.v...
Để bảo vệ giao thông an toàn, đề phòng tai nạn, giữ gìn đường bộ luôn luôn được tốt, và để khỏi trở ngại cho việc phát triển mở rộng đường sau này;
Trong khi chờ đợi Chính phủ ban hành điều lệ chính thức về thể thức xây dựng hai bên đường;
Bộ Giao thông và Bưu điện quy định tạm thời một số biện pháp như sau:
2. Phạm vi giới hạn quy định của đường là:
a) Đối với những đoạn đường không nằm trong hệ thống đường phải mở rộng thì phạm vi giới hạn của đường là 5m kể từ mép chân ta-luy hoặc chân công trình hoặc phía ngoài rãnh dọc hay rãnh đỉnh của đường (nếu có rãnh dọc hay rãnh đỉnh).
b) Đối với những đoạn đường nằm trong hệ thống đường phải mở rộng thì phạm vi giới hạn của đường sẽ do Bộ quy định tùy theo cấp đường.
Đơn xin phép phải kèm theo bản đồ (trừ những quán hàng nhỏ) ghi rõ địa điểm xây dựng công trình, nhà cửa giới hạn và cự ly cách đường v.v...
4. Thẩm quyền cho phép xây dựng 2 bên đường phân định như sau:
a) Tổng cục giao thông thủy bộ xét đơn và đề nghị Bộ Giao thông và Bưu điện cho phép xây dựng các công trình, nhà cửa kê dưới đây:
- Đường sắt, đường goòng;
- Công trình ngầm;
- Đường điện thoại, điện tín;
- Trạm chữa xe cơ giới;
- Lập vườn cây ăn quả, cây công nghệ loại sống lâu năm;
- Đường chuyển điện lực;
- Trạm cung cấp xăng, dầu mỡ;
- Xây bến đò ngang;
- Xây dựng nhà cửa công cộng, xưởng máy, nhà máy.
b) Ty Giao thông xét đơn và đề nghị Ủy ban Hành chính tỉnh cho phép xây dựng các công trình, nhà cửa kê dưới đây:
- Làm nhà ở của tư nhân, quán hàng;
- Đường cổ trâu;
- Đường kéo gỗ;
- Xếp dự trữ vật liệu, dụng cụ, máy móc.
c) Ty Giao thông địa phương có trách nhiệm theo dõi chỉ dẫn phạm vi giới hạn cho người đã được phép xây dựng.
a) Không được chạm đến và không được cản trở tác dụng của các công trình phụ thuộc và đường;
b) Không được làm giảm hay cản trở tầm nhìn đường;
c) Không được làm giảm sự bền vững của đường.
Tuy nhiên những nhà cửa của nhân dân xây dựng dọc theo hai bên đường trong phạm vi giới hạn của đường (quy định ở điểm 2) trước ngày ban hành thông tư này nếu xét nhà cửa nào có làm cản trở đến việc đảm bảo giáo thông (thoát nước, tầm nhìn, vững chắc của đường, mở rộng đường v.v...) thì Ủy ban Hành chính và Ty Giao thông địa phương bàn bạc cụ thể với đoàn thể và nông hội để giúp đỡ chủ có nhà đó dời đi nơi khác.
Các công trình lớn có tính chất kiên cố của cơ quan, đoàn thể hay của quân đội nếu có làm cản trở đến việc thoát nước, tầm nhìn đường v.v... Ủy ban Hành chính và Ty Giao thông địa phương phải báo cáo lên Bộ Giao thông và Bưu điện xét.
11. Tuyệt đối cấm làm các việc sau đây:
a) Trong phạm vi giới hạn quy định ở điểm 2:
a1) Họp chợ;
a2) Đào ao, đào kênh, mương hay hầm lấy đất thì:
- Trên những đoạn đường đắp, nếu theo mái đường kéo một đường thẳng sâu xuống dưới đất, các công trình phải cách đường thẳng ấy 5m;
- Trên những đoạn đường đào, thì các công trình nói trên phải bảo đảm nước mưa thoát được vào rãnh đỉnh và bảo đảm không có nước tự ngấm vào đất, gây hiện tượng sụt mái đường.
b) Trong phạm vi nền đường:
- Đào ngang qua đường;
- Đào sâu chân ta-luy đường trong khi cày cấy, trồng trọt;
- Dự trữ các vật liệu như đá, sỏi, sạn, cát, gỗ củi, gạch, ngói v.v.. trên lề đường, trừ các vật liệu dùng để sửa chữa đường của cơ quan giao thông.
Thông tư này thi hành bắt đầu từ ngày 10 tháng 10 năm 1959. Các quy định từ trước trái với thông tư này đều bãi bỏ.
Yêu cầu Ủy ban Hành chính và ngành giao thông địa phương phổ biến thông tư này cho các cơ quan, đoàn thể. Đối với nhân dân phải tổ chức học tập rộng rãi và chu đào để được nghiêm chỉnh chấp hành.
|
K.T.
BỘ TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây