Thông tư 108-TC/KTKT năm 1958 quy định việc tính vào giá thành những khoản chi phí trong khi chấp hành các chế độ về tiền lương và phụ cấp khác của Nhà nước ở các xí nghiệp, công, nông, lâm trường do Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 108-TC/KTKT năm 1958 quy định việc tính vào giá thành những khoản chi phí trong khi chấp hành các chế độ về tiền lương và phụ cấp khác của Nhà nước ở các xí nghiệp, công, nông, lâm trường do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 108-TC/KTKT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Nguyễn Thanh Sơn |
Ngày ban hành: | 10/10/1958 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 05/11/1958 | Số công báo: | 37-37 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 108-TC/KTKT |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Nguyễn Thanh Sơn |
Ngày ban hành: | 10/10/1958 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 05/11/1958 |
Số công báo: | 37-37 |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
TÀI CHÍNH |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 108-TC/KTKT |
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 1958 |
Hiện nay, nhiều xí nghiệp sản xuất, kinh doanh và xây dựng cơ bản có xu hướng muốn loại ra ngoài giá thành sản phẩm và công trình xây dựng những khoản chi phí do chấp hành một số chế độ về tiền lương và phụ cấp khác của Nhà nước; như các khoản: lương chuyên gia công tác ở xí nghiệp; tiền trợ cấp con từ đứa thứ 3, tiền thuê cấp dưỡng tập đoàn và tiền chênh lệch về thuê nhà cho công nhân viên ở; tiền lương cán bộ công nhân viên trong thời gian được Nhà nước huy động đi công tác đột xuất; tiền bảo lưu về lương của cán bộ công nhân viên kháng chiến và lưu dụng sau khi sắp xếp ngạch bậc, vv…
Sở dĩ như vậy là do xí nghiệp cho rằng những khoản chi phí trên không thuộc trách nhiệm của xí nghiệp phải trả. Để không tăng giá thành, có xí nghiệp đã thanh toán các khoản chi phí đó bằng cách hoặc trừ vào lãi, hoặc tăng thêm kế hoạch lỗ, hoặc xin Nhà nước cấp phát riêng. Các cách giải quyết trên đều xuất phát từ chỗ chưa thấy rằng:
- Các xí nghiệp quốc doanh có nhiệm vụ thi hành đầy đủ tất cả mọi chế độ về tiền lương và phụ cấp khác của Nhà nước trong xí nghiệp mình;
- Tất cả các khoản chi phí trong khi chấp hành các chế độ đó đều phải hạch toán vào giá thành sản phẩm hay công trình xây dựng ; có như vậy, giá thành - chỉ tiêu tổng hợp về chất lượng quan trọng nhất - mới phản ánh đúng thực tế tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh xây dựng cơ bản của xí nghiệp.
- Muốn đấu tranh hạ giá thành, chủ yếu là phải đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, khai thác khả năng tiềm tàng của xí nghiệp và quản lý chặt chẽ kế hoạch lao động tiền lương, làm cho năng suất lao động tăng lên một cách không ngừng; chứ không thể đặt vấn đề hạ giá thành bằng cách loại bỏ ra ngoài giá thành những khoản chi phí đã được các chế độ của Nhà nước chính thức quy định.
Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Kế hoạch Nhà nước ngày 6 tháng 5 năm 1958 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 54/TC-KTKT-TH quy định là những khoản chi phí về “nhân lực thừa”… đều tính vào giá thành (trừ một số trường hợp giải quyết ngoài quy định trên).
Tiếp tục tinh thần của Thông tư số 54 nhắc ở trên và sau khi được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, nay Bộ Tài chính quy định như sau:
- Lương chuyên gia công tác tại xí nghiệp;
- Phụ cấp và bồi thường tai nạn lao động cho cán bộ công nhân viên khi xảy ra tai nạn lao động trong lúc công tác tại xí nghiệp;
- Các loại truy lĩnh về lương hay phụ cấp khác cho cán bộ công nhân viên trong thời gian công tác tại xí nghiệp hoặc đi nghỉ mát.
- Tiền thuê cấp dưỡng cho tập đoàn;
- Tiền chênh lệch về thuê nhà cho cán bộ công nhân viên ở;
- Lương và phụ cấp cho cán bộ hoặc công nhân được huy động đi công tác đột xuất;
- Tiền phụ cấp điều động công tác đến các vùng khí hậu độc xa xôi hẻo lánh;
- Trợ cấp thôi việc cho những người già yếu quá tuổi không đủ sức làm việc, kể cả người trẻ tuổi, nếu có lý do chính đáng;
- Tiền trợ cấp con từ đứa thứ 3;
- Bảo lưu về lương cho cán bộ kháng chiến và nhân viên lưu dụng;
Tất cả những khoản chi phí trên và các chi phí do thi hành các chế độ khác từ trước đến nay, tuy không nhắc ở đây, nhưng cũng thuộc vào hai loại lương bổng phụ cấp đều hạch toán vào giá thành sản phẩm hay công trình, không được tính trừ vào lãi, hoặc ghi thêm vào kế hoạch lỗ, cũng không được xin Nhà nước cấp riêng.
Cách hạch toán vào giá thành theo từng khoản mục sẽ do một văn bản khác quy định.
Riêng đối với ba trường hợp sau đây thì giải quyết ngoài quy định trên:
Những quy định trước đây về các cách thanh toán trái với Thông tư số 54-TC/KTKT/TH ngày 6-5-1958 và trái với Thông tư này đều bãi bỏ; những trường hợp đã thanh toán theo quy định cũ rồi thì không giải quyết lại.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây