Thông tư 06-BYT/TT năm 1961 về kế hoạch và tiêu chuẩn tuyển sinh các lớp bổ túc chuyên môn lên trung cấp và cao cấp năm 1961 do Bộ Y tế ban hành
Thông tư 06-BYT/TT năm 1961 về kế hoạch và tiêu chuẩn tuyển sinh các lớp bổ túc chuyên môn lên trung cấp và cao cấp năm 1961 do Bộ Y tế ban hành
Số hiệu: | 06-BYT/TT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Đức Thắng |
Ngày ban hành: | 05/04/1961 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 03/05/1961 | Số công báo: | 16-16 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 06-BYT/TT |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế |
Người ký: | Nguyễn Đức Thắng |
Ngày ban hành: | 05/04/1961 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 03/05/1961 |
Số công báo: | 16-16 |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
Y TẾ |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 06-BYT/TT |
Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 1961 |
VỀ KẾ HOẠCH VÀ TIÊU CHUẨN TUYỂN SINH CÁC LỚP BỔ TÚC CHUYÊN MÔN LÊN TRUNG CẤP VÀ CAO CẤP NĂM 1961
Kính gửi:
|
- Các Bộ, Ban,
các Đoàn thể trung ương, |
Để đáp ứng nhu cầu của nhiệm vụ mới, ngành y tế cần có một lực lượng cán bộ rất lớn, có trình độ chính trị vững, tư cách đạo đức tốt, có khả năng chuyên môn và sức khỏe tốt đã hoàn thành nhiệm vụ công tác chủ yếu của ngành là bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân lao động phục vụ sản xuất ở các công, nông, lâm trường, xí nghiệp, hợp tác xã ở nông thôn; bảo vệ sức khỏe của cán bộ, các bà mẹ và trẻ em và phục vụ quốc phòng.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong ngành phải tiến hành theo phương châm:
- Tích cực và mạnh dạn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từ dưới lên, nhanh và nhiều nhưng phải vững chắc và toàn diện.
- Tăng cường số lượng nhưng phải đảm bảo chất lượng về chính trị, chuyên môn, văn hóa và sức khỏe.
- Kết hợp mọi hình thức học tập tại chức và tại trường; học tập trong nước và ngoài nước.
- Gắn liền hai phương châm chủ yếu phòng bệnh là chính và kết hợp Đông Tây y vào mọi môn học.
A. ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN TUYỂN SINH
1. Đối tượng tuyển sinh:
Ưu tiên dành cho cán bộ miền Nam; cán bộ lâu năm có nhiều thành tích trong ngành; cán bộ lưu động; cán bộ ở vùng rẻo cao; hải đảo; cán bộ người dân tộc, phụ nữ, các chiến sĩ thi đua và lao động tiền tiến.
2. Tiêu chuẩn chung cho các lớp;
1. Chính trị:
Lý lịch phải thật rõ ràng, phẩm chất chính trị tốt, có nhiệt tình xã hội chủ nghĩa, chấp hành đầy đủ mọi chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ, những cán bộ xuất thân ở thành phần gia đình bóc lột (địa chủ, tư sản, phú nông) thì phải có 5 năm liên tục công tác và thành phần giai cấp xuất thân đã được thay đổi, nếu thành phần xuất thân chưa được thay đổi, hãy còn trong diện cải tại thì chưa xét cho đi học (trừ các chiến sĩ thi đua cơ sở liên tục 3 năm liền).
Trong khi xét duyệt lựa chọn cán bộ đi học cần chú ý những cán bộ xuất thân thành phần cơ bản.
2. Đạo đức cách mạng:
Công tác phải tích cực, hoàn thành tốt kế hoạch và nhiệm vụ công tác của mình, không mắc phải những khuyết điểm nghiêm trọng; phải có tinh thần trách nhiệm; ý thức tổ chức và kỷ luật, tác phòng công tác hàng ngày tốt, được tín nhiệm với nhân dân và cán bộ.
Đối với những cán bộ lâu năm trong ngành nhưng tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức và kỷ luật, tinh thần phục vụ bệnh nhân kém, quan hệ xấu với nhân dân và cán bộ, không được cán bộ và nhân dân tín nhiệm thì không được xét cho đi học.
3. Sức khỏe:
Phải có đầy đủ sức khỏe để theo học, những cán bộ còn đang ở thời kỳ điều trị; các bệnh mãn tính chữa lâu năm không khỏi, những bệnh truyền nhiễm trong thời kỳ phát triển thì chưa xét cho đi học.
Cán bộ phụ nữ có thai, khỏe mạnh cũng được xét chọn cho đi học.
3. Tiêu chuẩn tuyển sinh riêng cho từng lớp.
Ngoài tiêu chuẩn về chính trị, tư cách đạo đức và sức khỏe đã quy định chung cho các lớp ở phần thứ II, Bộ quy định một số tiêu chuẩn riêng cho từng lớp như sau:
1. CÁN BỘ SƠ CẤP LÊN TRUNG CẤP
1. Cán bộ y tế (nam và nữ) nữ hộ sinh xã:
a) Thâm niên: Tính từ ngày thực sự làm công tác y tế xã:
- Miền xuôi 3 năm
- Miền núi 2 năm
b) Văn hóa:
- Đồng bằng hết lớp 4
- Miền núi hết lớp 3
Đối với chị em phụ nữ mà trình độ văn hóa thấp hơn tiêu chuẩn chung thì Bộ đã đồng ý cho tuyển 20% dành riêng cho phụ nữ vào bổ túc văn hóa từ tháng 04-1961 hay tháng 05-1961.
c) Tuổi: Tối đa là 35 tuổi tính đến 31-12-1961.
2. Y, dược tá, nha tá, xét nghiệm viên, nữ hộ sinh sơ cấp trong biên chế
a) Thâm niên.
- Y tá, nha tá, xét nghiệm (5 năm liên tục công tác
viên, dược tá, nữ hộ sinh tính đến 31-12-61)
Đối với các chiến sĩ thi đua 1 năm (1960) lao động tiền tiến liên tục 3 năm (1958-1960); cán bộ miền Nam; phụ nữ; những cán bộ như: cán bộ phòng y tế huyện; cán bộ lưu động, biên giới, rẻo cao, hải đảo, công tác y tế ở hầm mỏ, hoàn thành nhiệm vụ tốt liên tục 2 năm trở lên thì được rút thâm niên 1 năm.
b) Văn hóa:
- Tiêu chuẩn chung: Lớp 5 cho miền xuôi
Lớp 4 cho miền núi.
Đối với cán bộ công tác lưu động; y tá công tác ở phòng y tế huyện, hải đảo, rẻo cao, phụ nữ, cán bộ người dân tộc, cán bộ công tác vùng biên giới hoàn thành tốt nhiệm vụ liên tục 2 năm trở lên nhưng nếu chưa học hết lớp 5 trở lên thì tiêu chuẩn văn hóa có thể rút xuống một lớp.
c) Tuổi: Tối đa 40 tuổi tính đến 31-12-1961 (những anh chị em y tá kháng chiến lâu năm, công tác tốt, từ 41 tuổi lên đến 45 tuổi thì các nơi báo cáo danh sách về Bộ nghiên cứu và sẽ có kế hoạch riêng đối với loại này).
3. Y tá, xét nghiệm viên, nữ học sinh học tại chức lên y sĩ ở Hà Nội, Hải Phòng.
- Thâm niên: 4 năm tính đến 31-12-1961 đối với cán bộ miền Bắc.
3 năm tính đến 31-12-1961 đối với cán bộ miền Nam.
- Văn hóa: Đã học hết lớp 7.
- Tuổi: Tối đa 45 tuổi tính đến 31-12-1961.
2. Y, DƯỢC SĨ TRUNG CẤP HỌC TẠI CHỨC LÊN CAO CẤP
a) Thâm niên: (Tính từ ngày là y sĩ chính thức)
- Tiêu chuẩn chung: 4 năm tính đến 31-12-1961. Đối với cán bộ miền Nam, phụ nữ, cán bộ người dân tộc; đối với anh chị em công tác lưu động, hải đảo, biên giới, rẻo cao liên tục 2 năm trở lên; đối với chiến sĩ thi đua cơ sở 1 năm (1960) lao động tiền tiến liên tục 3 năm (1958-1960) thì thâm niên được rút đi 1 năm.
b) Văn hóa:
- Đã tốt nghiệp hết lớp 7 phổ thông hoặc bổ túc.
- Đã tốt nghiệp hết lớp 10 phổ thông hoặc tốt nghiệp chương trình bổ túc văn hóa cấp 3 của ngành.
c) Tuổi: Tối đa 50 tuổi.
B. NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH
Yêu cầu đào tạo cán bộ năm nay rất lớn, diện tuyển sinh rất rộng, bao gồm đủ các loại từ cán bộ y tế, nữ hộ sinh xã đến anh chị em y dược tá, nha tá, nữ hộ sinh xã đến anh chị em y dược tá, nha tá, nữ hộ sinh, y, dược sĩ trung cấp trong biên chế Nhà nước; lớp thì tập trung, lớp thì học tại chức. Do điều kiện công tác, yêu cầu cán bộ; nên chính sách, tiêu chuẩn đối với từng loại cũng khác nhau. Mặt khác, về tổ chức và kinh nghiệm lãnh đạo công tác tuyển sinh thì mới, chưa có kinh nghiệm. Công tác tuyển sinh năm nay có nhiều phức tạp và khó khăn, vì vậy cần phải có kế hoạch tổ chức, lãnh đạo chặt chẽ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương về chỉ tiêu kế hoạch cũng như về tiêu chuẩn để cho công tác tuyển sinh tiến hành được tốt, làm cho chính sách, phương châm đào tạo cán bộ của Bộ được thông suốt và thống nhất ở các trường. Trong khi lựa chọn cán bộ đi học cần dựa vào mấy nguyên tắc dưới đây:
1. Tất cả các trường ở Trung ương và địa phương đều thống nhất tuyển sinh theo tiêu chuẩn của Bộ đã quy định, không được tự đặt ra tiêu chuẩn riêng. Danh sách học sinh cho vào học ở các trường đều phải được hội đồng tuyển sinh xét duyệt rồi không qua Ủy ban hành chính duyệt y rồi báo cáo danh sách về Bộ mới được công bố và nhận học sinh vào học.
2. Mỗi trường phải thành lập một hội đồng tuyển sinh gồm, có:
- Đại diện Ủy ban hành chính Tỉnh Chủ tịch
- Trường hoặc phó Ty Y tế Phó Chủ tịch
- Một số ủy viên do Ủy ban hành chính chỉ định do Ủy ban hành chính tỉnh, khu, thành phố ra quyết định thành lập.
3. Khi lựa chọn cán bộ đủ tiêu chuẩn đi học cần ưu tiên chọn trước: cán bộ miền Nam; cán bộ miền núi; cán bộ phụ nữ; cán bộ lưu động; hải đảo; rẻo cao; các chiến sĩ thi đua và lao động tiền tiến; bộ đội phục viên sẽ làm y tá xã; những người trước đây (trước khi học y, dược tá...) là bộ đội, cán bộ ở các ngành khác được cử đi học các lớp y dược tá, nữ hộ sinh.
4. Đối với những cán bộ bị thi hành kỷ luật, từ cảnh trở lên chưa được trên 1 năm (tính đến ngày ra thông tư tuyển sinh) thì không được xét cho đi học; đối với những cán bộ chuyên ôn, lợi dụng cương vị công tác của mình, để cưỡng ép hủ hóa với nữ bệnh nhân, cơ quan và tập thể đã phê bình kiểm thảo nhưng không tiếp thu sửa chữa thì nhất thiết không xét cho đi học, mặc dầu chưa thành văn bản kỹ luật chính thức.
5. Thâm niên tính từ ngày được công nhận chính thức là y, dược sĩ; y, dược tá, nữ hộ sinh v.v...
Riêng đối với anh chị em cán bộ y tế, nữ hộ sinh xã thì tính thâm niên từ ngày chính thức hoạt động y tế và nữ hộ sinh xã và liên tục công tác cho đến nay, nhưng nói chung phải qua bổ túc đợt II thì mới được lựa chọn cho đi học y sĩ. Để chiếu cố tới một số ít các chị em phụ nữ, hoặc những thành phần bần cố nông tốt, công tác lâu năm trong ngành, tích cực công tác có nhiều thành tích xây dựng phong trào nhưng vì hoàn cảnh gia đình không có điều kiện học hết bổ túc đợt II, có thể xét chiếu cố lấy ở diện bổ túc đợt I nhưng phải hết sức hạn chế.
6. Những anh chị em đã học hết lớp 7 và lớp 10 thì cho kiểm tra văn hóa cấp II và cấp III, nếu đỗ thì cho vào học chuyên môn ngay, nếu văn hóa quá kém thì phải học lại cấp II và III riêng đối với anh chị em đã học hết lớp 6 thì cho học tập trung ở các trường trong 3 hoặc 4 tháng ngay sau khi kiểm tra văn hóa hết lớp 6 trước kỳ khai giảng để tranh thủ cho hết lớp 7 để cho vào học chuyên môn trung cấp trong niên hóa 1961-1962 (số học sinh này được tính vào diện 20% số y tá trong biên chế được cử đi học để bổ túc văn hóa từ tháng 04-1961 theo tinh thần công văn số 829-BYT/E ngày 09-02-1961 của Bộ đã gửi cho các địa phương).
7. Những anh chị em y tá, nha tá, xét nghiệp viên, nữ hộ sinh sơ cấp công tác ở tỉnh nào thì học ở trường thuộc tỉnh đó hoặc một trường lân cận; riêng anh chị em dược tá thì học ở trường cán bộ y tế Hà Nội.
Ở Hà Nội và Hải Phòng thì học tại chức (Bộ sẽ có kế hoạch tổ chức và hướng dẫn sau) riêng dược tá công tác ở Hà Nội và Hải Phòng thì học tập trung ở Trường Cán bộ Y tế Hà Nội. Những anh chị em công tác lưu động ở các quận huyện thuộc nông thôn ngoại thành Hà Nội và Hải Phòng không có hoàn cảnh và điều kiện theo học tại chức thì cho học tập trung ở một trường lân cận (Bộ đã có kế hoạch gửi cho các địa phương).
8. Phải cố gắng phấn đấu để đưa thật nhiều phụ nữ vào học ở các lớp thuộc các trường.
9. Việc ký giấy cử cán bộ đi học do Thủ trưởng từ cấp Ty trở lên ký và Ủy ban hành chính cấp tương đương duyệt; các bản sao như văn bằng; giấy chứng nhận v.v... phải do Ủy ban hành chính từ cấp huyện trở lên ký sao và đóng dấu; các cơ quan chuyên môn các Bộ, Sở, Ty không có trách nhiệm ký bản sao, nếu cơ quan nào làm không đúng nguyên tắc hành chính thì các hội đồng tuyển sinh không xét và Bộ không duyệt.
Các cán bộ được cử đi học phải có đầy đủ giấy tờ theo thủ tục dưới đây:
2 bản sao lý lịch cũ trước đây cơ quan quản lý.
1 giấy khám sức khỏe ở các phòng khám bệnh do y bác sĩ công cấp.
1 giấy chứng nhận học lực văn hóa do Ty Giáo dục cấp, nếu do các cơ quan không có trách nhiệm chứng nhận thì không có giá trị.
1 bản sao văn bằng hoặc quyết định công nhận y, dược tá, nha tá, nữ hộ sinh và y, dược sĩ.
1 bản nhận xét ưu khuyết điểm trong quá trình công tác, phân tích rõ ràng từng phần, có đề nghị cụ thể, không nên nhận xét và đề nghị chung chung. Giấy này do Thủ trưởng cơ quan ký.
10) Cán bộ phải chịu trách nhiệm về hồ sơ lý lịch của mình, nếu sau này phát hiện những điểm man khai trong hồ sơ, lý lịch thì sẽ bị thi hành kỷ luật đuổi ra khỏi trường trả về cơ quan cũ và sẽ không xét cho đi học những năm sau.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH
Để việc lựa chọn cán bộ đi học được thống nhất, tránh tình trạng bỏ sót những cán bộ công tác ở các đơn vị đặc biệt, lưu động ở các đội thăm dò địa chất, các cán bộ công tác ở biên giới, hải đạo v.v... Năm nay Bộ quy định phương pháp và kế hoạch tiến hành như sau:
1. Bộ ủy nhiệm cho các Sở, Ty Y tế chịu trách nhiệm liên hệ với các cơ quan, đơn vị công, nông, lâm trường, xí nghiệp các đội thăm dò địa chất v.v... (trừ các đơn vị thuộc quân đội) kể cả của Trung ương hiện đóng ở địa phương mình, phổ biến thông tư tuyển sinh và phối hợp với các đơn vị xét duyệt chọn cử cán bộ đi học và lập hồ sơ danh sách như đối với cán bộ thuộc các Sở, Ty Y tế quản lý.
Bộ Y tế đề nghị với các Bộ, các Ban, các Đoàn thể Trung ương sao y thông tư này và chỉ thị gửi cho các đơn vị, cơ quan thuộc bộ, Ban quản lý hiện đóng ở các địa phương nắm được chính sách, tiêu chuẩn cụ thể và phối hợp với các Ty, Sở Y tế để lựa chọn cử cán bộ tốt đi học. (Đặc biệt chú ý những anh chị em công tác lưu động ở các đội địa chất, biên giới, hải đảo, rẻo cao, miền núi v.v...).
2. Hồ sơ xin học lớp được sĩ bổ túc thì gửi về Trường Cán bộ Y tế Hà Nội xét. Trường Cán bộ Y tế có trách nhiệm xét duyệt và trình Bộ duyệt trước khi công bố danh sách.
3. Lớp y, dược sĩ học tại chức lên cao cấp thì hồ sơ lý lịch gửi về Bộ xét duyệt.
4. Hồ sơ lý lịch của anh chị em cán bộ y tế, nữ hộ sinh xã, anh chị em y tá, nha tá, xét nghiệm viên, nữ hộ sinh trong biên chế ở tỉnh nào thì gửi hồ sơ lý lịch về Ty, Sở Y tế ở nơi đó.
5. Đối với lớp y tá học tại chức lên y sĩ ở Hà Nội và Hải Phòng, Bộ ủy nhiệm cho Sở Y tế Hà Nội và Hải Phòng chịu trách nhiệm nhận hộ sơ và xét duyệt rồi trình Bộ duyệt trước khi công bố danh sách.
6. Thời hạn nộp hồ sơ: Hết ngày 30-05-1961 là hạn cuối cùng, nơi nào gửi chậm quá hạn quy định trên thì không xét.
7. Thời gian thi kiểm tra văn hóa Bộ sẽ quy định thống nhất, ngày giờ thi và kế hoạch tổ chức, Bộ sẽ có công văn hướng dẫn sau.
D. QUYỀN LỢI TRONG THỜI GIAN HỌC TẬP
Cán bộ được xét cử đi học thì được hưởng các quyền lợi theo tinh thần Thông tư số 287-TTg ngày 21-11-1960 của Phủ Thủ tướng quy định: "Về chế độ đối với cán bộ, công nhân, viên chức đi học".
Tất cả các trường đều thi hành thống nhất tiêu chuẩn và nguyên tắc tuyển sinh đã quy định trên. Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký ban hành. Các thông tư tuyển sinh từ trước đến nay trái với thông tư này đều bãi bỏ.
Đề nghị các Sở, Ty Y tế, các cơ quan và đơn vị nghiên cứu kỹ và cho thi hành sớm. trong khi thi hành nếu gặp những khó khăn trở ngại thì báo cáo để Bộ nghiên cứu và giải quyết.
|
K.T. BỘ TRƯỞNG
BỘ Y TẾ |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây