Thông báo 91/TB-VPCP năm 2015 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại buổi họp về tình hình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo 91/TB-VPCP năm 2015 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại buổi họp về tình hình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 91/TB-VPCP | Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Khắc Định |
Ngày ban hành: | 17/03/2015 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 91/TB-VPCP |
Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Khắc Định |
Ngày ban hành: | 17/03/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 91/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 17 tháng 03 năm 2015 |
Ngày 04 tháng 3 năm 2015, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì buổi họp về tình hình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, cùng dự có Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên và đại diện lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Công an, Quốc phòng, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông; Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và một số cơ quan báo chí.
Sau khi nghe báo cáo của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, ý kiến phát biểu của các đại biểu và ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến kết luận như sau:
Bảo hiểm y tế là chính sách lớn, quan trọng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, nhằm huy động sự tham gia của mọi người trong việc chăm lo sức khỏe nhân dân, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, hỗ trợ lẫn nhau, là mục tiêu và thể hiện tính ưu việt của chế độ ta. Trong những năm qua với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các Bộ, ngành, địa phương, ngành Y tế, Bảo hiểm Xã hội và đội ngũ thầy thuốc, việc thực hiện Đề án Bảo hiểm y tế toàn dân đã đạt được kết quả tích cực, cơ bản đạt được chỉ tiêu đề ra, người tham gia bảo hiểm y tế được hưởng dịch vụ y tế với chất lượng cao hơn, giảm chi phí cho người bệnh, góp phần giảm nghèo và phát triển bền vững, thực hiện bình đẳng xã hội, tăng thêm lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung, nỗ lực làm tốt hơn nữa công tác bảo hiểm y tế toàn dân; đạt được các mục tiêu về bảo hiểm y tế toàn dân, đến hết 2015 ít nhất 75% người dân tham gia bảo hiểm y tế và đến năm 2020 ít nhất 80% người dân tham gia bảo hiểm y tế.
Để thực hiện mục tiêu về bảo hiểm y tế toàn dân đã đề ra về số lượng, chất lượng, đồng thời giảm chi phí cho người bệnh trong khám, chữa bệnh khi tham gia bảo hiểm y tế, Bộ Y tế, các Bộ, ngành, địa phương cần khắc phục các hạn chế, tồn tại, đẩy mạnh làm tốt hơn nữa chính sách bảo hiểm y tế toàn dân và thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm y tế đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu, trình Chính phủ trong tháng 3 năm 2015.
Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan khẩn trương xây dựng Chỉ thị về việc đẩy mạnh việc triển khai bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong tháng 3 năm 2015.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, học viên đang tại ngũ thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, người làm công tác cơ yếu và thân nhân: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các đối tượng này tham gia bảo hiểm y tế 100%.
- Học sinh, sinh viên: Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan xây dựng tiêu chí, kế hoạch phát triển bảo hiểm y tế tại mỗi cơ sở giáo dục, đào tạo và tổ chức thực hiện các giải pháp mở rộng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo, các học viện, trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề trong toàn quốc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Luật Bảo hiểm y tế. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan liên quan nâng mức cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong tháng 03 năm 2015.
- Hộ gia đình cận nghèo: Nhà nước hỗ trợ 70% kinh phí mua bảo hiểm y tế. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tuyên truyền, vận động để các đối tượng này chủ động tham gia. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động các nguồn lực của mình để có chính sách hỗ trợ thêm phù hợp.
- Người làm nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, lâm nghiệp có mức thu nhập trung bình: Nhà nước hỗ trợ 30% kinh phí mua bảo hiểm y tế. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tuyên truyền, vận động để các đối tượng này chủ động tham gia và Nhà nước bảo đảm hỗ trợ theo quy định.
Nâng cao năng lực khám bệnh, chữa bệnh của hệ thống y tế, chú trọng nâng cao năng lực cho y tế tuyến dưới; tăng cường hỗ trợ chuyên môn giữa các bệnh viện, nhất là cho các bệnh viện tuyến dưới, tạo thuận lợi cho nhân dân và giảm quá tải tại các bệnh viện tuyến trung ương và một số bệnh viện chuyên khoa.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây