Thông báo số 79/VPCP-TB về ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ về đề án thành lập Ngân hàng chính sách do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo số 79/VPCP-TB về ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ về đề án thành lập Ngân hàng chính sách do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 79/VPCP-TB | Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Quốc Huy |
Ngày ban hành: | 03/05/2002 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 79/VPCP-TB |
Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Quốc Huy |
Ngày ban hành: | 03/05/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 79/VPCP-TB |
Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm 2002 |
THÔNG BÁO
CỦA VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ SỐ 79/VPCP-TB NGÀY 03 THÁNG 5 NĂM 2002 VỀ KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ ĐỀ ÁN THÀNH LẬP NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
Ngày 23-4-2002, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã chủ trì cuộc họp với các Phó Thủ tướng để bàn về Đề án thành lập Ngân hàng chính sách do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng phục vụ người nghèo và Ban nghiên cứu của Thủ tướng. Sau khi nghe Văn phòng Chính phủ báo cáo tóm tắt nội dung Đề án và ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận:
Tín dụng ưu đãi của Nhà nước cần được tổ chức tập trung vào 3 đầu mối chính là: Tín dụng hỗ trợ phát triển (Quỹ Hỗ trợ phát triển); tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu (Ngân hàng Xuất nhập khẩu - sẽ được thành lập) và tín dụng hỗ trợ xoá đói, giảm nghèo (trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo hiện nay). Trên tinh thần đó, thông qua Đề án của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thành lập Ngân hàng chính sách với những nội dung chính sau đây:
1- Tách Ngân hàng phục vụ người nghèo ra khỏi Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; đồng thời giữ nguyên tên gọi hiện nay là "Ngân hàng phục vụ người nghèo".
Không sáp nhập Tổng Công ty Vàng bạc và Đá quý Việt Nam vào Ngân hàng phục vụ người nghèo. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần sớm chỉ đạo sắp xếp lại Tổng Công ty với các hình thức phù hợp (kể cả việc giải thể, bán, cho thuê...). Việc bố trí, sắp xếp, chuyển giao số lao động dôi dư và tài sản cho các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng phục vụ người nghèo... phải đảm bảo phù hợp với tính chất, đặc thù hoạt động của các Ngân hàng và tuân thủ đúng chính sách và pháp luật hiện hành.
2- Đối tượng phục vụ của Ngân hàng này chủ yếu là người nghèo, hộ nghèo thiếu vốn sản xuất. Khi có đủ điều kiện thì tiếp nhận cho vay các đối tượng chính sách xã hội như: cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; cho vay tạo việc làm, các đối tượng chính sách khu vực miền núi cao, hải đảo, vùng đồng bào Khơ me tập trung; cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài...
3- Giao Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tìm biện pháp bảo đảm vốn điều lệ cho Ngân hàng này tối thiểu 5.000 tỷ đồng. Vốn cho hoạt động được huy động qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ, vốn vay và vốn nhận uỷ thác từ các tổ chức trong và ngoài nước. Các nguồn vốn của tổ chức quốc tế cho Chính phủ vay để hỗ trợ tài chính cho Ngân hàng nghèo cần xem xét và chuyển cho Ngân hàng này để cho vay hộ nghèo.
4- Ngân hàng phục vụ người nghèo là một định chế tài chính của Nhà nước, thực hiện cơ chế uỷ thác cho vay ưu đãi qua các tổ chức tín dụng hợp pháp, chủ yếu là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Ngoài ra có thể uỷ thác qua các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội như: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh...
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam có trách nhiệm tiếp tục tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ nhận uỷ thác của Ngân hàng Phục vụ người nghèo cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác.
5- Về quản trị điều hành: tổ chức lại Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị và bộ phận tác nghiệp của Ngân hàng Phục vụ người nghèo từ Trung ương đến địa phương sao cho gọn nhẹ và phù hợp với loại hình hoạt động của Ngân hàng này, vừa bảo đảm yêu cầu tạo một đội ngũ cán bộ có năng lực, có tâm huyết và có khả năng gắn kết việc đầu tư tín dụng với chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, khuyến nông, khuyến lâm, chỉ dẫn thị trường... giúp người nghèo sử dụng vốn đạt được hiệu quả và bảo đảm cho hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
6- Cần có cơ chế tài chính riêng cho Ngân hàng Phục vụ người nghèo, trong đó cần xây dựng một chính sách tiền lương, phụ cấp hợp lý cho số cán bộ của Ngân hàng này sao cho không chênh lệch với thu nhập của cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam để khuyến khích cán bộ, viên chức Ngân hàng yên tâm công tác. Chế độ thu nhập này phải đi đôi với thiết chế bảo đảm đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của người lao động.
7- Thành lập Tổ công tác liên ntgành do Văn phòng Chính phủ làm Tổ trưởng, gồm đại diện lãnh đạo và chuyên gia của Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Phục vụ người nghèo, Ban nghiên cứu của Thủ tướng và một số chuyên gia am hiểu về lĩnh vực này, căn cứ vào các nguyên tắc trên đây để xây dựng các văn bản pháp quy cần thiết có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Phục vụ người nghèo, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định trong quý IV năm 2002.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan liên quan biết, thực hiện.
|
Nguyễn Quốc Huy (Đã ký) |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây