Thông báo 5431/TB-BNN-VP ý kiến của Bộ trưởng Cao Đức Phát về quản lý chất lượng thủy sản xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Thông báo 5431/TB-BNN-VP ý kiến của Bộ trưởng Cao Đức Phát về quản lý chất lượng thủy sản xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 5431/TB-BNN-VP | Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Nguyễn Minh Nhạn |
Ngày ban hành: | 31/10/2011 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 5431/TB-BNN-VP |
Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Nguyễn Minh Nhạn |
Ngày ban hành: | 31/10/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5431/TB-BNN-VP |
Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2011 |
Ý KIẾN CỦA BỘ TRƯỞNG CAO ĐỨC PHÁT VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU
Trong thời gian qua, tỉ lệ lô hàng thủy sản Việt Nam bị các thị trường nhập khẩu (chủ yếu là EU, Nhật Bản, Canada) cảnh báo nhiễm dư lượng hóa chất kháng sinh cấm (đặc biệt là kháng sinh nhóm Fluoroquinolones) có chiều hướng tăng cao. Cụ thể, có 11 lô hàng thủy sản Việt Nam bị Cơ quan thẩm quyền Canada cảnh báo nhiễm Fluoroquinolones (tăng 175% so với 7 tháng đầu năm 2010). Còn tại Nhật Bản, chỉ tính từ tháng 6/2011 đến nay, có 15 lô hàng tôm Việt Nam bị Cơ quan thẩm quyền Nhật Bản cảnh báo nhiễm dư lượng Enrofloxacin - thuộc nhóm Fluoroquinolones (cả năm 2010 và 5 tháng đầu năm 2011 không có lô nào bị cảnh báo chỉ tiêu này). Tỷ lệ mẫu bị phát hiện nhiễm hóa chất, kháng sinh cấm trong Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi (do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tổ chức triển khai) cũng ở mức cao so với cùng kỳ năm ngoái.
Để khắc phục tình trạng nêu trên, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng Việt Nam và giữ vững uy tín sản phẩm thủy sản Việt Nam tại các thị trường nhập khẩu, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y phối hợp với Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với Sở NN&PTNT các tỉnh/thành phố tăng cường phổ biến tới người dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản về tác hại của hóa chất kháng sinh cấm trong nuôi trồng, bảo quản thủy sản; đồng thời hướng dẫn và yêu cầu các cơ sở nuôi trồng thủy sản tuân thủ thời gian ngừng sử dụng hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trước khi thu hoạch theo đúng quy định.
2. Tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sản xuất kinh doanh và sử dụng hóa chất, kháng sinh, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
3. Căn cứ thông báo kết quả giám sát hàng tháng của Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi (tại địa chỉ website: www.nafiqad.gov.vn), chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện việc truy xuất nguồn gốc từ các cơ sở sản xuất giống, cơ sở nuôi thủy sản có mẫu bị phát hiện dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm đến các cơ sở sản xuất kinh doanh cung cấp hóa chất, kháng sinh cấm cho các cơ sở nuôi này và thực hiện việc kiểm tra tăng cường, xử lý các trường hợp vi phạm (nếu có) theo quy định khoản 3 Điều 10 và khoản 3 Điều 11 Quy chế ban hành theo Quyết định số 130/2008/QĐ-BNN ngày 31/12/2008 của Bộ NN&PTNT.
Yêu cầu các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện, báo cáo kết quả với Bộ trưởng trước ngày 15/12/2011.
Nơi nhận: |
TL.
BỘ TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây