Thông báo 345/TB-VPCP năm 2014 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng và cấp phép xây dựng do Văn phòng chính phủ ban hành
Thông báo 345/TB-VPCP năm 2014 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng và cấp phép xây dựng do Văn phòng chính phủ ban hành
Số hiệu: | 345/TB-VPCP | Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Văn Nên |
Ngày ban hành: | 26/08/2014 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 345/TB-VPCP |
Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Văn Nên |
Ngày ban hành: | 26/08/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 345/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 26 tháng 08 năm 2014 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI CUỘC HỌP VỀ ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ CẤP PHÉP XÂY DỰNG
Ngày 14 tháng 8 năm 2014, tại trụ sở Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng và cấp phép xây dựng. Tham dự cuộc họp có đại diện Lãnh đạo các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe Bộ Xây dựng báo cáo và ý kiến tham gia của các đại biểu, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận như sau:
Hoan nghênh Bộ Xây dựng có Báo cáo tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng đầy đủ và toàn diện. Báo cáo đã đánh giá những việc làm được, những điểm còn tồn tại, đồng thời đưa ra được các giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm tăng cường cải cách hành chính trong hoạt động xây dựng. Thời gian qua, Bộ Xây dựng đã có cố gắng trong việc nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý đầu tư xây dựng phù hợp với cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng công trình, bảo đảm sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, nhất là đối với các dự án có sử dụng vốn nhà nước. Trong bộ 11 chỉ số đánh giá mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh tại Việt Nam năm 2013 của Ngân hàng Thế giới, chỉ số về giải quyết thủ tục cấp giấy phép xây dựng đạt thứ hạng cao nhất, xếp thứ 28/185 quốc gia, tăng 39 bậc so với năm 2012 và là 01 trong 02 chỉ số có mức tăng thứ hạng so với năm 2012.
Tuy nhiên, so với yêu cầu thì công tác cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng thời gian qua còn những hạn chế: số lượng thủ tục còn nhiều, thời gian thực hiện còn dài; thủ tục chưa minh bạch, thiếu tính đồng bộ, thống nhất giữa các Bộ, ngành, Trung ương và địa phương. Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra hiệu quả chưa cao. Tình hình trên dễ làm phát sinh tiêu cực, nhũng nhiễu, tham nhũng, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh, hạn chế sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội và cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng và cấp phép xây dựng, Bộ Xây dựng tập trung thực hiện tốt các nội dung như sau:
1. Tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành để xây dựng kế hoạch hành động cụ thể về cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và cấp phép xây dựng, trong đó xác định những nhiệm vụ của Bộ Xây dựng, các Bộ và địa phương, làm rõ những thủ tục nào cần thiết duy trì thì phải quản lý chặt chẽ, thủ tục nào không cần thiết phải kiên quyết cắt bỏ, (phấn đấu giảm khoảng 1/3 thời gian) coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Xây dựng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; kịp thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Trong năm 2015 rà soát toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cải cách hành chính trong lĩnh vực xây dựng, ban hành và trình ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện cải cách hành chính nhằm rút ngắn thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý trực tiếp các nhóm vấn đề trọng tâm của ngành xây dựng; xây dựng cơ chế phối hợp trên cơ sở Quy chế làm việc của Chính phủ.
2. Tăng cường năng lực quản lý hoạt động xây dựng cho các cấp, kể cả đơn vị quản lý cấp huyện, nhất là các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cần có đủ năng lực, chuyên nghiệp, có đội ngũ cán bộ chuyên trách, được đào tạo và năng lực chuyên môn tốt.
3. Một số nội dung khác:
- Theo Chương trình phát triển nhà ở quốc gia đã được ban hành, Bộ Xây dựng cần tập trung phát triển nhà ở xã hội, hướng vào mục tiêu đáp ứng nhu cầu về chỗ ở của 08 đối tượng cần có sự hỗ trợ của Nhà nước; tiếp tục nghiên cứu xem xét, bổ sung các cơ chế chính sách và cách làm phù hợp để đáp ứng nhu cầu về nhà ở, chăm lo đời sống của người nghèo, vùng ngập lũ,..
- Đối với các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng: Cần đẩy mạnh tái cơ cấu của các Tập đoàn, Tổng công ty của Bộ theo hướng tập trung cổ phần hóa và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.
- Cần quan tâm công tác đào tạo cán bộ quản lý nhà nước, đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật trình độ đại học, cao đẳng, công nhân kỹ thuật... đáp ứng được yêu cầu của tiến trình đô thị hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh; tăng cường tự chủ và thực hiện xã hội hóa cho các trường thuộc Bộ Xây dựng để thu hút cán bộ giỏi, có chính sách học phí phù hợp để người nghèo, cận nghèo được đi học nghề, đáp ứng yêu cầu của xã hội về chất lượng và số lượng.
- Về vấn đề xử lý rác thải: Bộ Xây dựng tiếp tục chủ trì, nghiên cứu đánh giá và đề xuất mô hình quản lý, xử lý hiệu quả theo quy mô công nghiệp, phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây