177183

Thông báo 156/TB-VPCP về ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Khoan tại buổi làm việc với lãnh đạo Uỷ ban Dân tộc do Văn phòng Chính phủ ban hành

177183
LawNet .vn

Thông báo 156/TB-VPCP về ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Khoan tại buổi làm việc với lãnh đạo Uỷ ban Dân tộc do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 156/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Nguyễn Văn Lâm
Ngày ban hành: 01/10/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 156/TB-VPCP
Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
Người ký: Nguyễn Văn Lâm
Ngày ban hành: 01/10/2002
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 156/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2002

 

THÔNG BÁO

Ý KIẾN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG VŨ KHOAN TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO UỶ BAN DÂN TỘC

Ngày 23 tháng 9 năm 2002, Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Uỷ ban Dân tộc; cùng dự có Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Lâm.

Sau khi nghe các đồng chí lãnh đạo Uỷ ban Dân tộc báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ và một số đề nghị, Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã có ý kiến như sau:

1. Nhận xét chung:

Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc trong thời kỳ mới rất quan trọng, có ý nghĩa chiến lược như Đại hội IX của Đảng đã khẳng định.

Công tác dân tộc trong tình hình hiện nay có những thuận lợi là:

- Đảng Nhà nước và các tầng lớp nhân dân ta rất quan tâm đến vấn đề dân tộc:

- Tiềm lực của nước ta đã mạnh hơn trước, có điều kiện để đầu tư nhiều hơn cho nhu cầu của dân tộc thiểu số, nhiều viện này đã có thể làm được.

- Hội nghị Trung ương bảy (khóa IX) của Đảng sắp tới sẽ bàn riêng về vấn đề dân tộc. Đây sẽ là định hướng lớn về chính sách dân tộc trong giai đoạn cách mạng mới. Uỷ ban Dân tộc có thể và cần đóng góp nhiều vào việc chuẩn bị Nghị quyết và khi có Nghị quyết cần tổ chức thực hiện tốt.

Tuy nhiên, cũng có những mặt chưa thuận là:

- Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường, sự phân hóa xã hội, vùng miền ngày càng sâu sắc;

- Vấn đề hưởng thụ các phúc lợi xã hội ở nhiều vùng còn khác nhau, di dân tự do có chiều hướng gia tăng và gây sự xáo trộn lớn về cư dân tạo sự bất ổn định về xã hội - chính trị.

- Các thế lực thù địch nhận biết tính nhậy cảm của vấn đề dân tộc và tôn giáo, nên ra sức khai thác những sơ hở của ta, phá hoại đại đoàn kết dân tộc, chống phá cách mạng nước ta.

2. Một số vấn đề xây dựng Nghị định mới về công tác dân tộc:

- Uỷ ban dân tộc vẫn thực hiện 2 chức năng: là cơ quan của Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc trên phạm vi cả nước, đồng thời là cơ quan tham mưu cho Đảng về chủ trương, chính sách đối với các dân tộc thiểu số.

- Uỷ ban cần đặc biệt coi trọng chức năng quản lý nhà nước. Theo hướng đó, cần xác định nhiệm vụ xây dựng chính sách dân tộc là chính. Vì vậy, cần bố trí lực lượng thỏa đáng cho công tác nghiên cứu, dự báo tình hình, chọn khâu đột phá để xây dựng chính sách. Mục đích cuối cùng là đạt được bình đẳng kinh tế - xã hội giữa các dân tộc, song trong tình hình hiện nay phải đặc biệt ưu tiên đối với một số dân tộc đặc biệt khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn.

- Về chức năng tham mưu cho Đảng: đề nghị Uỷ ban Dân tộc xây dựng đề án trình Ban Bí thư Trung ương Đảng về phương cách thực hiện.

- Cần quan tâm nghiên cứu âm mưu, thủ đoạn kẻ địch chống phá ta từ bên ngoài, nắm chắc đối tượng nhằm chủ động đối phó, làm thất bại mọi âm mưu của kẻ địch.

- Những việc tồn tại của những dân tộc thiểu số cần được giải quyết thì rất nhiều và nói chung đều cấp bách. Tuy nhiên không thể giải quyết mọi vấn đề trong một lúc. Uỷ ban cần tham mưu cho Đảng và Nhà nước những công việc ưu tiên.

- Về công tác cán bộ: Cần xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số: có chính sách thu hút chất xám, tuyển chọn được cán bộ giỏi về làm công tác dân tộc.

- Uỷ ban Dân tộc cần tập trung xây dựng Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban trình Chính phủ. Khi xây dựng Nghị định phải thể hiện rõ, cụ thể, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Uỷ ban, xác định cơ quan làm công tác dân tộc ở các địa phương, cơ chế phối hợp giữa Uỷ ban với các Bộ, ngành Trung ương và địa phương.

3. Về một số đề nghị của Uỷ ban:

- Về hệ thống làm công tác tuyên truyền chính sách dân tộc của Đảng: phải sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để làm công tác tuyên truyền chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Uỷ ban dân tộc cần phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các Báo để làm tốt công tác này.

- Các đề nghị về xây dựng trụ sở cho các đơn vị sự nghiệp; xây dựng Nhà khách Dân tộc từ năm 50 giường lên 100 giường; tăng định mức chi ngân sách bình quần hàng năm cho cán bộ, phương tiện ô tô phục vụ công tác...: Uỷ ban Dân tộc xây dựng đề án và làm việc với các Bộ, ngành liên quan xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Uỷ ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan biết, thực hiện./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM VP CHÍNH PHỦ
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Văn Lâm

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác