123838

Thông báo 111/TB-VPCP về kết luận của Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại hội nghị trực tuyến tổng kết dự án trồng mới 5 triệu ha rừng do Văn phòng Chính phủ ban hành

123838
LawNet .vn

Thông báo 111/TB-VPCP về kết luận của Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại hội nghị trực tuyến tổng kết dự án trồng mới 5 triệu ha rừng do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 111/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Văn Trọng Lý
Ngày ban hành: 09/05/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 111/TB-VPCP
Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
Người ký: Văn Trọng Lý
Ngày ban hành: 09/05/2011
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 111/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2011

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG THƯỜNG TRỰC NGUYỄN SINH HÙNG TẠI HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN TỔNG KẾT DỰ ÁN TRỒNG MỚI 5 TRIỆU HA RỪNG

Ngày 27 tháng 4 năm 2011, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã chủ trì Hội nghị trực tuyến Tổng kết Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Tham dự Hội nghị có các đồng chí Thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, đại diện các cơ quan: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ và lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát báo cáo tình hình thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới, ý kiến của lãnh đạo các Bộ, ngành và địa phương, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng kết luận như sau:

I. VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN TRỒNG MỚI 5 TRIỆU HA RỪNG

Trong 13 năm qua các Bộ, ngành, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã có nhiều cố gắng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; đã huy động được các tầng lớp nhân dân, thu hút các thành phần kinh tế, các tổ chức tham gia trồng rừng và bảo vệ rừng nhằm đạt được các mục tiêu của Dự án theo các Nghị quyết của Quốc hội và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả từ năm 1998 đến năm 2010 đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu của Quốc hội giao. Đã tạo mới 3,73 triệu ha rừng, trong đó trồng rừng mới 2,45 triệu ha, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng 1,28 triệu ha; độ che phủ của rừng tăng từ 32% năm 1998 lên 39,5% năm 2010. Dự án đã góp phần hạn chế thiên tai, lũ lụt, bảo vệ môi trường, tạo việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa; nhiều mô hình về sản xuất kinh doanh rừng đã bước đầu đạt hiệu quả tốt; nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trồng rừng và bảo vệ rừng, nhất là nghiên cứu, từng bước áp dụng công nghệ trong tạo giống cây trồng mới, có năng suất, chất lượng phục vụ sản xuất trồng rừng tại các địa phương.

Tuy vậy, việc thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và công tác bảo vệ rừng vẫn còn một số tồn tại lớn như sau:

- Độ che phủ của rừng chưa đạt chỉ tiêu đề ra, diện tích đất trống, đồi núi trọc còn lớn (khoảng 2,7 triệu ha) chưa phát huy hết tác dụng nhiều mặt của rừng, đặc biệt là tác dụng phòng hộ, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất, giữ nước, hạn chế lũ lụt, sạt lở bờ sông, bờ biển, giảm mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra;

- Chất lượng rừng chưa cao, bao gồm cả giá trị về sinh thái và sinh khối của cả 3 loại rừng: phòng hộ, đặc dụng và sản xuất; năng suất, chất lượng rừng có tiến bộ nhưng vẫn còn thấp, diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng trồng có trữ lượng gỗ đủ tiêu chuẩn khai thác phục vụ công nghiệp chế biến đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu chưa đạt yêu cầu. Trình độ khoa học công nghệ từ khâu trồng rừng, đến khai thác và chế biến gỗ chưa cao so với các nước trong khu vực và thế giới;

- Công tác quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp còn nhiều hạn chế:

+ Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, tổ chức sản xuất chưa tốt; một số địa phương chuyển diện tích rừng sản xuất sang trồng cao su, cà phê và một số cây công nghiệp khác chưa phù hợp với quy hoạch được duyệt. Chất lượng công tác quy hoạch phân chia 3 loại rừng và phát triển các loại rừng, nhất là quy hoạch rừng sản xuất còn nhiều yếu kém; nhiều địa phương chưa xác định rõ và cắm mốc ranh giới 3 loại rừng trên thực địa. Tổ chức thực hiện giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng để rừng thực sự có chủ cụ thể đạt thấp;

+ Tình trạng vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng vẫn diễn ra phức tạp, rừng vẫn bị chặt phá, khai thác trái phép, cháy rừng, xâm lấn rừng diễn ra ở nhiều nơi; tình hình chống người thi hành công vụ xảy ra nghiêm trọng ở một số địa phương, gây bức xúc trong dư luận xã hội;

+ Việc ban hành, bổ sung, sửa đổi các cơ chế chính sách cần thiết để phát triển các mô hình, khuyến khích trồng rừng, bảo vệ rừng còn nhiều tồn tại, chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa theo kịp với tình hình thực tiễn đặt ra; huy động và bố trí nguồn lực cho công tác bảo vệ và phát triển rừng chưa bảo đảm, còn nặng tư tưởng ỷ lại, trông chờ nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; chưa gắn chặt sản xuất lâm nghiệp với xóa đói giảm nghèo; chính sách hưởng lợi của chủ rừng khi được giao, khoán rừng và đất lâm nghiệp, mức kinh phí khoán bảo vệ thấp chưa tạo ra nhiều việc làm, chưa thu hút và tạo động lực để người dân làm nghề rừng yên tâm gắn bó, hăng hái tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Tiềm năng về lao động, về rừng và đất rừng lớn, song đóng góp trực tiếp của ngành Lâm nghiệp cho nền kinh tế còn thấp;

+ Tổ chức Tết trồng cây, trồng cây phân tán còn nặng về hình thức, chưa thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia trồng cây gây rừng và bảo vệ cây trồng.

- Công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực lâm nghiệp chưa tạo ra được bước đột phá, đặc biệt là nghiên cứu giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao phục vụ cho trồng rừng nguyên liệu.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Mục tiêu

- Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có và quỹ đất quy hoạch cho phát triển rừng; nâng cao năng suất, chất lượng của rừng; khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội vào các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng nhằm gia tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đóng góp cho nền kinh tế quốc dân, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho đồng bào các dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa; góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng.

- Nâng độ che phủ rừng lên 42 - 43% vào năm 2015, đạt 45% vào năm 2020. Tăng cường khả năng phòng hộ bảo vệ môi trường của rừng, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học; bảo đảm cung cấp gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

2. Một số nhiệm vụ chủ yếu

a) Nâng cao hơn nữa nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng trong toàn dân, trong toàn bộ hệ thống chính trị, xác định nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ sống còn để phát triển đất nước, là nhiệm vụ chiến lược lâu dài của toàn đảng, toàn dân; làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng không những có ý nghĩa về kinh tế, chính trị, an sinh xã hội, nhất là xóa đói giảm nghèo mà còn góp phần củng cố quốc phòng, an ninh của đất nước.

b) Về quy hoạch 3 loại rừng: từng địa phương phải rà soát lại cụ thể diện tích, đánh giá đúng hiện trạng, chất lượng của từng loại rừng, diện tích đất trống, đồi núi trọc có khả năng trồng rừng, diện tích có khả năng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi lại rừng theo đơn vị hành chính (tỉnh, huyện, xã), các chủ rừng đang quản lý, sử dụng (lâm trường, ban quản lý rừng các tổ chức, cấp xã, rừng cộng đồng, rừng giao cho hộ gia đình, cá nhân). Từ kết quả rà soát tiến hành lập quy hoạch phát triển 3 loại rừng, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng theo giai đoạn và lập dự án đầu tư bảo vệ, sản xuất kinh doanh rừng. Riêng đối với các khu rừng đặc dụng có dân cư đang sinh sống trong rừng, cần nghiên cứu, đề xuất giải pháp để bố trí, sắp xếp lại dân cư nhằm bảo đảm ổn định cuộc sống lâu dài cho dân nhưng vẫn bảo vệ được rừng.

c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương khẩn trương tổng kết, đánh giá việc giao đất, giao rừng, giao khoán bảo vệ rừng, cho thuê môi trường rừng; việc quản lý, sử dụng rừng đúng mục đích đối với diện tích rừng và đất rừng được giao, được thuê; từ kết quả tổng kết, đánh giá đề xuất biện pháp giải quyết để phát huy hiệu quả của việc giao đất, giao rừng. Nghiên cứu, đề xuất biện pháp quản lý sử dụng đất và rừng sao cho có hiệu quả đối với các trường hợp sử dụng rừng, đất rừng chưa đúng mục đích được giao, được thuê, được nhận khoán bảo vệ; diện tích rừng và đất rừng bị lấn chiếm, cho mượn; diện tích đất trước đây là rừng, là đất quy hoạch cho lâm nghiệp, hiện nay người dân đang sử dụng làm nương rẫy, trồng cây nông nghiệp và cây không phải mục đích lâm nghiệp.

d) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng: các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành có liên quan phải lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết, phân công rõ ràng nhiệm vụ, có sự phối hợp chặt chẽ các lực lượng để bảo vệ rừng ở từng địa phương. Ở cấp xã, phải xác định nhiệm vụ bảo vệ rừng không chỉ riêng của lực lượng kiểm lâm mà còn là nhiệm vụ của công an, dân quân, của các chủ rừng và là nhiệm vụ của toàn dân. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, bảo đảm có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, tăng cường phối hợp, xác định rõ ràng nhiệm vụ của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và các ban ngành có liên quan.

đ) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt trồng cây phân tán: phát động phong trào trồng cây phân tán rộng khắp trên địa bàn cả nước. Thực hiện Tết trồng cây theo lời dạy của Bác Hồ "Mùa Xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày, càng xuân". Tổ chức tết trồng cây phải thiết thực hiệu quả, tránh phô trương, hình thức gây lãng phí thời gian, tốn kém về tiền bạc của nhân dân. Việc trồng cây phân tán, thực hiện theo phương châm: "Nhà nhà trồng cây, Người người trồng cây"; trồng cây trong các cơ quan, trường học, bệnh viện, công viên, trồng cây ven đường, ven bờ vùng, bờ thửa…

e) Cơ chế chính sách: nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi các chính sách không còn phù hợp để phục vụ cho Chương trình bảo vệ và phát triển rừng trong thời gian tới, trước mắt, nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi chính sách liên quan đến đối tượng đã và đang được giao đất, giao rừng, nhận khoán bảo vệ rừng; chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và lực lượng trực tiếp bảo vệ rừng. Có cơ chế huy động để bảo đảm đủ nguồn lực cho Chương trình Bảo vệ và phát triển rừng để đạt được mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành địa phương tại Hội nghị để bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo tổng kết Dự án 5 triệu ha rừng, xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020 báo cáo Chính phủ tại phiên họp tháng 5 năm 2011 để Chính phủ trình Quốc hội Khóa XIII thông qua.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành liên quan xây dựng Chương trình Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 (gồm 2 giai đoạn: từ năm 2011 - 2015 và từ năm 2016 - 2020), trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 7 năm 2011; rà soát, bổ sung sửa đổi cơ chế chính sách đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng năm 2011 và nội dung các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nêu tại Thông báo này.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bảo đảm vốn cho việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2011 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2108/TTg-KTN ngày 17 tháng 11 năm 2010 và các năm tiếp theo của Chương trình.

3. Các Bộ, ngành liên quan: phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc xây dựng Chương trình Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020; xây dựng bổ sung, sửa đổi cơ chế chính sách phục vụ Chương trình Bảo vệ và phát triển rừng.

4. Đối với các địa phương

- Thực hiện tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của địa phương, phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những tồn tại yếu kém, rút ra những bài học kinh nghiệm; xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể về bảo vệ và phát triển rừng của địa phương giai đoạn 2011 - 2020, trước mắt là giai đoạn 2011 - 2015, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; có biện pháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt, tổ chức thực hiện tốt để hoàn thành mục tiêu của Chương trình.

- Tổ chức kiểm kê, thanh toán, quyết toán Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng theo quy định. Căn cứ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2011, các địa phương chủ động phê duyệt kế hoạch cho các dự án cơ sở đã có, chuẩn bị cây giống, hiện trường sản xuất để thực hiện tốt năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm 2011 - 2015.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan có liên quan biết, thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
- Các thành viên BCĐ Nhà nước Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
-VPCP; BTCN, các Phó Chủ nhiệm, Cổng TTĐT, các Vụ: KHHT, ĐP, TKBT, KGVX, NC, TH;
- Lưu: VT, KTN (4)

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Văn Trọng Lý

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác