133767

Thông báo 05/TB-VPCP ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị trực tuyến triển khai chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 - 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành

133767
LawNet .vn

Thông báo 05/TB-VPCP ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị trực tuyến triển khai chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 - 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 05/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Nguyễn Hữu Vũ
Ngày ban hành: 04/01/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 05/TB-VPCP
Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
Người ký: Nguyễn Hữu Vũ
Ngày ban hành: 04/01/2012
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2012

 

THÔNG BÁO

Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN THIỆN NHÂN TẠI HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

Ngày 14 tháng 12 năm 2011, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 - 2020. Tham dự Hội nghị có: Lãnh đạo các Bộ: Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam; đại diện các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Công an, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam; đại diện Lãnh đạo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, các Vụ liên quan của Bộ Y tế; Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Y tế; các thành viên Ban Chỉ đạo công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cấp tỉnh; Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cấp huyện; phóng viên của một số cơ quan thông tấn, báo chí ở trung ương và địa phương.

Sau khi nghe Lãnh đạo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em báo cáo những nội dung cơ bản của Chiến lược và chương trình hành động truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi về dân số giai đoạn 2011 - 2015, hướng dẫn các địa phương trong việc xây dựng Kế hoạch hành động giai đoạn 2011 - 2015 để thực hiện Chiến lược và những nội dung cần ưu tiên về sức khỏe sinh sản của Chiến lược, ý kiến tham luận của Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh: Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Ninh, các thành phố: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, ý kiến phát biểu của Lãnh đạo các Bộ: Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã kết luận như sau:

1. Việc Bộ Y tế, sau một tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược, tổ chức Hội nghị triển khai cho lực lượng cán bộ chủ chốt làm công tác dân số và sức khỏe sinh sản từ trung ương đến cấp huyện trong cả nước là rất kịp thời và có hiệu quả.

2. Qua các báo cáo cho thấy, công tác dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản hiện nay có ba thách thức cần tập trung giải quyết:

- Thách thức thứ nhất: Chất lượng dân số còn hạn chế. Tỷ lệ bệnh, tật bẩm sinh và tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao, đặc biệt ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh giữa các vùng miền (mức tử vong ở vùng núi gấp 3 lần ở vùng đồng bằng).

- Thách thức thứ hai: Mất cân bằng giới tính khi sinh tại nhiều địa phương đã diễn ra trong 5 năm gần đây và có xu hướng vẫn tiếp tục tăng trong 10 năm tới. Hiện nay, 10 tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh cao ở mức 115 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái, trong đó đứng đầu là tỉnh Hưng Yên. Nếu không thực hiện các giải pháp quyết liệt thì khó có thể đưa tỷ số này trở lại mức tự nhiên (105 - 106/100) sau năm 2020, làm tăng nguy cơ mất cân bằng giới tính (thừa nam, thiếu nữ) ở độ tuổi kết hôn.

- Thách thức thứ ba: Có sự chênh lệch bất lợi về mức sinh giữa các địa phương. Tại nhiều địa phương có mức sống thấp thì mức sinh còn cao; còn tại các địa phương có mức sống cao thì mức sinh lại xuống thấp hơn mức sinh thay thế. Cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các phương án điều chỉnh mức sinh phù hợp với thực tế của từng địa phương.

3. Bên cạnh ba thách thức, công tác dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản cũng có ba cơ hội cần tranh thủ:

- Cơ hội thứ nhất: Phương tiện thông tin truyền thông rất phong phú, đa dạng, cần tranh thủ để tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức. Cần gắn kết việc tuyên truyền với giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản trong nhà trường.

- Cơ hội thứ hai: Việt Nam đã đúc rút được nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu của các nước trong việc thực hiện chính sách dân số, sức khỏe sinh sản. Việc điều chỉnh tốc độ phát triển dân số và kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh liên quan rất nhiều đến yếu tố văn hóa, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục đồng thời thực hiện những chế tài đối với các vi phạm về lựa chọn giới tính trước sinh. Trong triển khai thực tế, cần tận dụng kinh nghiệm và công nghệ, song cần tránh những sai lầm của các quốc gia đã trải qua.

- Cơ hội thứ ba: Phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị, công nghệ, khả năng tổ chức dịch vụ y tế (về kế hoạch hóa gia đình, sàng lọc trước sinh và sơ sinh, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em) ngày càng phong phú, đa dạng.

4. Cơ cấu “dân số vàng” hiện đang là một lợi thế của Việt Nam, cung cấp nguồn lao động dồi dào cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cần phát huy lợi thế của cơ cấu “dân số vàng”. Để kéo dài giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”, trong 10 năm tới, tiếp tục duy trì mức sinh thấp hợp lý; sau năm 2020, phấn đấu mục tiêu trung bình một phụ nữ sinh hai con.

5. Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 - 2020, tập trung khắc phục ba thách thức và khai thác ba cơ hội, đồng thời với việc tiếp tục triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, các Bộ, cơ quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tập trung chỉ đạo một số nội dung sau đây:

a) Bộ Y tế:

- Khẩn trương có văn bản hướng dẫn các địa phương trong việc xây dựng Kế hoạch hành động giai đoạn 2011 - 2015 để thực hiện Chiến lược; hướng dẫn các địa phương trong việc kiểm soát dịch vụ lựa chọn giới tính khi sinh.

- Trước ngày 30 tháng 01 năm 2012, ký văn bản liên tịch với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các cơ quan liên quan trong việc phối hợp tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức về dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản.

- Xác định rõ mục tiêu và đối tượng đích cần truyền thông, có chỉ báo kiểm soát tác động của truyền thông; trước ngày 31 tháng 3 năm 2012, cung cấp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo về những thông tin, tài liệu về dân số và sức khỏe sinh sản phục vụ công tác giáo dục trong hệ thống giáo dục phổ thông.

- Có chương trình làm việc cụ thể với tỉnh ủy, thành ủy và Ủy ban nhân dân 10 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh cao nhất (từ 115 trở lên/100) để khắc phục cho được vấn đề này; hằng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện.

- Trong quý I năm 2012, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các đề án, dự án thành phần của Chiến lược.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về chính sách duy trì mức sinh thấp hợp lý (tổng tỷ suất sinh khoảng 1,8 - 1,9 con) đối với các tỉnh có mức sinh dưới 2 con và có điều kiện nuôi dạy con tốt để chủ động tránh tình trạng mức sinh giảm xuống quá thấp.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, điều chỉnh định mức chi trong Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình và có thông tư liên tịch hướng dẫn các địa phương thực hiện chậm nhất trong tháng 02 năm 2012.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính tiếp tục hướng dẫn các địa phương trong việc củng cố tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ làm công tác dân số và sức khỏe sinh sản ở các cấp.

- Xây dựng bộ chỉ số giám sát thực hiện công tác dân số và sức khỏe sinh sản, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2012.

b) Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đưa nội dung mất cân bằng giới tính khi sinh, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vào chương trình giáo dục trong nhà trường phổ thông để học sinh có nhận thức và hành vi đúng đắn về bình đẳng giới, giới tính, sức khỏe sinh sản và trách nhiệm trong đời sống gia đình.

c) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 (Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ).

d) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Trong tháng 02 năm 2012, ban hành Kế hoạch hành động giai đoạn 2011 - 2015 để thực hiện Chiến lược. Khi xây dựng Kế hoạch hành động, cần lưu ý ba thách thức và ba cơ hội nêu trên, phát huy lợi thế của cơ cấu “dân số vàng”.

- Đối với các tỉnh có tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ) trên 2,1 con, cần có giải pháp quyết liệt để sớm đạt mức sinh thay thế. Đối với các tỉnh có tổng tỷ suất sinh khoảng 2 con (mức sinh thay thế), cần có giải pháp quyết liệt để duy trì. Đối với các tỉnh có tổng tỷ suất sinh dưới 2 con (dưới mức sinh thay thế), theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cần có giải pháp quyết liệt để có mức sinh thấp hợp lý (tổng tỷ suất sinh khoảng 1,8 - 1,9 con) và không để mức sinh giảm xuống mức quá thấp.

- Các tỉnh cần có giải pháp mạnh để tỷ số giới tính khi sinh không tăng vượt mức 105/100. Ủy ban nhân dân 10 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh cao nhất (từ 115 trở lên/100) phải xây dựng kế hoạch giai đoạn 2011 - 2015 với các giải pháp đột phá, quyết liệt để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng về tỷ số giới tính khi sinh; hằng năm, có báo cáo về tỷ số này gửi Bộ Y tế để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Rà soát thực trạng bệnh, tật bẩm sinh, tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh để xây dựng chỉ tiêu và giải pháp khắc phục tùy theo điều kiện của địa phương; quan tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, thực hiện lồng ghép giữa các chương trình có liên quan trên địa bàn.

đ) Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận, các tổ chức xã hội, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản trong tổ chức của mình. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng báo cáo chuyên đề về kinh nghiệm giáo dục sức khỏe sinh sản trong cộng đồng các tôn giáo tại các địa phương.

Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Y tế, các Bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết, thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW Đảng;
- Ban Tuyên giáo TW;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc VN;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Trung ương Hội Người cao tuổi VN;
- Tổng cục Dân số - KHHGĐ;
- Hội Kế hoạch hóa gia đình VN;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ: TCCV, KTTH, PL, ĐP, TH, Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, KGVX (03).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Hữu Vũ

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác