34621

Quyết định 96/2002/QĐ-UB Phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển bò sữa thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2002 - 2005 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

34621
LawNet .vn

Quyết định 96/2002/QĐ-UB Phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển bò sữa thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2002 - 2005 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu: 96/2002/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Mai Quốc Bình
Ngày ban hành: 27/08/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 96/2002/QĐ-UB
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký: Mai Quốc Bình
Ngày ban hành: 27/08/2002
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 96/2002/QĐ-UB

TP.Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 08 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BÒ SỮA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2002 - 2005.

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994 ;
Căn cứ Chỉ thị số 02/2001/CT-UB ngày 16 tháng 3 năm 2001 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc tổ chức thực hiện 12 chương trình và công trình trọng điểm của thành phố trong giai đoạn 2001 - 2005 và kế hoạch thực hiện “Năm trật tự đô thị” trong năm 2001 ;
Căn cứ Quyết định số 1902/QĐ-UB ngày 06 tháng 5 năm 2002 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành giai đoạn 2002 - 2005 ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 642/NN-KHTC ngày 23 tháng 7 năm 2002 và đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 3057/KHĐT ngày 05 tháng 8 năm 2002 về triển khai Chương trình phát triển bò sữa thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2002 – 2005 ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Nay phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển bò sữa thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2005 nhằm thực hiện Chỉ thị số 02/2001/CT-UB ngày 16 tháng 3 năm 2001 và Quyết định số 1902/QĐ-UB ngày 06 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban nhân dân thành phố để phát triển nông thôn ngoại thành (kèm theo).

Điều 2.-

2.1- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực chương trình để tham mưu, tổng hợp đề xuất Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các sở-ngành, quận-huyện liên quan triển khai thực hiện và giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

2.2- Thủ trưởng các cơ quan, các doanh nghiệp và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện liên quan lập chương trình, dự án, đề án cụ thể trình cấp thẩm quyền phê duyệt, triển khai có hiệu quả chương trình mục tiêu phát triển bò sữa thành phố từ nay đến năm 2005.

Điều 3.- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4.- Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Khoa học-Công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các sở-ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

Nơi nhận :
- Như điều 4
- Thường trực Thành Ủy
- Thường trực UBND.TP
- Sở Tài chánh-Vật giá
- Tổng Công ty Nông nghiệp Sàigòn
- Ủy ban nhân dân các quận 9, 12,
 Gò Vấp, Tân Bình, Thủ Đức
- UBND các huyện Hóc Môn,
 Củ Chi, Bình Chánh.
- VPHĐ-UB : các PVP, các Tổ NCTH
- Lưu (CNN/M).  

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Mai Quốc Bình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 _______ ______________________________H.

 TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 8 năm 2002

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU

PHÁT TRIỂN BÒ SỮA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GIAI ĐOẠN 2002 - 2005.

*********

 

(Ban hành kèm theo Quyết định số 96 /2002/QĐ-UB

ngày 27 tháng 8 năm 2002 của Ủy ban nhân dân thành phố)

 

Đàn bò sữa thành phố phát triển đến nay đã có 30.000 con, trong đó có 14.000 con vắt sữa ; hàng năm cung ứng sữa tươi và con giống cho thị trường với giá trị trên 200 tỷ đồng. Bò sữa là vật nuôi phù hợp và có hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho nông dân vùng ven đô và ngoại thành của thành phố.

Tuy nhiên chăn nuôi bò sữa của thành phố trong tình hình đô thị hóa nhanh, đang bộc lộ nhiều tồn tại và yếu kém trước yêu cầu về con giống không đủ đáp ứng ; chất lượng giống thấp ; thiếu thức ăn thô xanh, vệ sinh môi trường nông thôn bị ảnh hưởng, công tác quản lý Nhà nước về chất lượng con giống còn chưa chặ chẽ ; phương thức chăn nuôi thủ công ; trình độ kỹ thuật của nông dân còn nhiều hạn chế,.v.v...

Để khắc phục những yếu kém tồn tại, trong thời gian qua thực hiện có hiệu quả Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ về biện pháp và chính sách phát triển bò sữa thời kỳ 2001 - 2010 ; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VII ; Chỉ thị số 02/2001/CT-UB ngày 16 tháng 3 năm 2001 của Ủy ban nhân dân thành phố về tổ chức thực hiện 12 chương trình trọng điểm giai đoạn 2001-2005 và Quyết định số 1902/QĐ-UB ngày 06 tháng 5 năm 2002 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành chương trình phát triển nông nghiệp-nông thôn ngoại thành giai đoạn 2002-2005 ; việc triển khai về chương trình mục tiêu phát triển bò sữa từ nay đến năm 2005 như sau :

I.- về NHIệM Vụ MụC TIêU :

1. Nhiệm vụ mục tiêu :

1.1- Phát triển đàn bò sữa thành phố theo hai mục tiêu : vừa sản xuất sữa hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao ; vừa sản xuất con giống chất lượng cao.

- Hình thành đàn bò sữa để khai thác sữa có năng suất cao, chất lượng sữa tốt, giá thành hạ, cạnh tranh được trên thị trường sữa hàng hóa của các nước trong khu vực.

- Sản xuất con giống bò sữa chất lượng cao, qua chọn lọc kiểm định và chứng nhận chất lượng cá thể để cung ứng cho thị trường.

1.2- Thiết lập hệ thống quản lý giống thống nhất từ cơ sở nông hộ đến thành phố và cơ quan chuyên ngành ở Trung ương.

- Bình tuyển, đánh giá chất lượng giống và lập sổ lý lịch cá thể toàn đàn.

- Tổ chức hệ thống kiểm tra năng suất cá thể ; đánh giá tiến bộ di truyền để làm cơ sở công nhận những bò cao sản được phép nhân giống, đưa lên mạng thông tin và tham gia hội chợ đấu xảo con giống hàng năm.

1.3- Cải tiến chế độ chăm sóc và dinh dưỡng ; bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cải tiến chế độ nuôi dưỡng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, tiến tới áp dụng hệ thống quản lý theo ISO 9000, ISO14000 và HACCP trong chăn nuôi bò sữa.

1.4- Công nghiệp hóa-hiện đại hóa ngành chăn nuôi bò sữa.

ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cấp chuồng trại, chuyên nghiệp hóa người nuôi, khuyến khích các hình thức hợp tác chuyên ngành, gắn kết giữa chăn nuôi và chế biến, tiêu thụ ; từng bước công nghiệp hóa-hiện đại hóa ngành chăn nuôi bò sữa.

2. Nhiệm vụ mục tiêu cụ thể :

2.1- Mục tiêu đến 2005 :

chỉ tiêu bò sữa

đơn vị

Chỉ tiêu

% tăng b/q năm

Tổng đàn

con

50.000

14,5

Cái vắt sữa

con

22.000

13,5

Con giống hàng hóa phục vụ thị trường

con

14.000

/

Năng suất sữa

kg/CK

 4.200

2,6

Sản lượng sữa hàng hóa

tấn

91.000

16

Diện tích trồng cỏ cao sản

ha

 1.500

/

 

2.2- Tốc độ tăng đàn bình quân 14,5%/năm ; cái vắt sữa tăng bình quân : 13,5%/năm ; bán giống tăng bình quân/năm 29,9% ; bán thịt tăng bình quân/năm 20% ; năng suất sữa tăng bình quân/năm 2,6% ; sản lượng sữa tăng bình quân/năm 16,2% và đáp ứng 100% nhu cầu nguyên liệu sữa tươi của các nhà máy chế biến và đáp ứng được 65-70% nhu cầu thức ăn xanh cho đàn bò.

 

II.- Kế HOạCH THựC HIệN :

1. Các nhóm giải pháp ;

1.1- Nhóm giải pháp về quản lý và nâng cao chất lượng con giống

- ổ chức bình tuyển, đánh giá chất lượng giống, lập lý lịch cá thể và gieo tinh cao sản miễn phí. Xây dựng hệ thống quản lý giống từ cơ sở trại gia đình, thành phố.

- Xây dựng trại giống bò sữa hạt nhân mở, kiểm định giống, sản xuất tinh đực giống cao sản và ứng dụng công nghệ cấy phôi.

- Nhập bò giống sữa, thịt cao sản từ các nước phát triển. Phối hợp tác với các tỉnh sản xuất bò lai F1.

- Xây dựng Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng-giống vật nuôi.

1.2- Nhóm giải pháp về sản xuất thức ăn và dinh dưỡng :

- Tận dụng đất đai và chuyển đổi đất nông nghiệp sang trồng cỏ cao sản. Xây dựng đồng cỏ thâm canh kiểu mẫu quy mô nông hộ.

- Chế biến thức ăn bò sữa từ phụ phẩm trồng trọt và công nghiệp thực phẩm.

- Xây dựng khẩu phần dinh dưỡng theo yêu cầu của từng cá thể giống.

1.3- Nhóm giải pháp về công nghiệp hoá-hiện đại hóa chăn nuôi bò sữa :

- Xây dựng các mô hình trại kiểu mẫu.

- Trang thiết bị tạo tiểu khí hậu nhân tạo tại chuồng nuôi.

-Sử dụng máy vắt sữa qui mô nông hộ và trang trại.

- ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất chăn nuôi.

1.4- Nhóm giải pháp về thú-y phòng dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm :

- Xây dựng vùng an tòan dịch bệnh.

- Tiêm phòng miễn phí bệnh lở mồm long móng và tụ huyết trùng hàng năm.

- Kiểm tra huyết thanh bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng máu.

- Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường (ủ phân, biogas...).

- ứng dụng hệ thống quản lý theo ISO và HACCP trong chăn nuôi.

1.5- Nhóm giải pháp về quản lý Nhà nước :

- Quản lý Nhà nước về chất lượng và sử dụng các nguồn tinh cao sản theo chiến lược chung. Quản lý hành nghề kỹ thuật viên gieo tinh nhân tạo gia súc.

- Quản lý chứng nhận chất lượng con giống cao sản đã qua kiểm định.

- Xây dựng và mở sổ đăng ký con giống đặc cấp kỷ lục quốc gia (HerdBook).

- Hiện đại hóa, vi tính hóa hệ thống quản lý giống.

1.6- Nhóm giải pháp về khuyến nông, chuyển giao công nghệ và đào tạo :

- Xây dựng mô hình trình diễn chuyển giao trồng cỏ, chế biến-tồn trữ và sử dụng thức ăn xanh ; xử lý ô nhiễm quy mô nông hộ.

- Đào tạo chuyển giao kỹ thuật chọn giống và nâng cao năng suất sinh sản ; kỹ thuật chăn nuôi và thú y bò sữa từ sơ cấp đến nâng cao ; kỹ thuật dẫn tinh viên nâng cao và ứng dụng công nghệ cấy phôi.

- Đào tạo chuyển giao kỹ thuật về kiểm tra chất lượng, tồn trữ, bảo quản và vệ sinh an toàn thực phẩm sữa tại cơ sở nông hộ.

- Đào tạo chuyển giao ứng dụng kỹ thuật vi tính trong quản lý chăn nuôi bò sữa.

1.7- Nhóm giải pháp về thông tin và xúc tiến thị trường :

- Xây dựng trung tâm hội chợ-triển lãm giống bò sữa thành phố.

- Tổ chức hội thi giống bò sữa thành phố 2,5 năm/lần.

- Tổ chức phiên chợ giao dịch giống bò sữa và giao dịch cỏ, vật tư bò sữa hàng quý.

- Xây dựng trang web và hệ thống thông tin GIS về bò sữa thành phố.

1.8- Nhóm giải pháp về chính sách :

- Trợ giá con giống gốc bò sữa của thành phố hàng năm và thực hiện các chính sách quy định tại Quyết định số 167/QĐ-TTg 26 tháng 10 năm 2001.

- Hỗ trợ chi phí 20-40% cho các mô hình trình diễn chuyển giao kỹ thuật trồng cỏ thâm canh ; xử lý ô nhiễm tại nông hộ ; chế biến thức ăn thô xanh,...;

- Hỗ trợ chi phí đào tạo kỹ thuật viên gieo tinh nhân tạo trẻ và “Chủ bò sữa trẻ thành phố”.

- Khuyến khích các hình thức hợp tác (hợp tác xã, câu lạc bộ...) gắn kết giữa người nuôi bò, nhà khoa học và nhà máy chế biến tiêu thụ sữa.

2. Về các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2002-2005 :

2.1- Dự áN 1 : BìNH TUYểN Và GIEO TINH Bò SữA CAO SảN.

(Tiếp tục thực hiện chương trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

+ Mục tiêu :

- Bình tuyển, chon lọc nhân giống để tạo ra đàn giống bò sữa cao sản.

- Nâng cao năng suất sữa và chất lượng giống cho toàn đàn bò.

- Lai tạo tăng nhanh đàn bò sữa trong nước chất lượng tốt.

- Quản lý đánh giá tiến bộ chất lượng giống bò sữa qua các năm.

+ Nội dung :

- Giám định, bình tuyển, lập phiếu lý lịch cá thể tại hộ nuôi và gắn số tai.

- Đánh giá chất lượng đàn giống.

- Tuyển chọn đàn giống năng suất cao để ưu tiên nhân giống chất lượng cao.

- Gieo tinh miễn phí các dòng tinh trên 10.000 lít/CK cho đà bò sinh sản.

- Tạo nhiều bò F1 và con giống tốt cho thị trường.

- Tổng hợp xử lý số liệu đánh giá kết quả sử dụng và hiệu quả di truyền.

+ Qui mô khối lượng :

- Số bò bình tuyển : 34.000 con.

- Số liều tinh gieo : 130.000 liều.

+ Dự trù kinh phí : 10.720 triệu đồng từ nguồn ngân sách thành phố.

+ Cơ quan quản lý : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố.

+ Đơn vị thực hiện chính : Trung tâm Quản lý và Kiểm định Giống cây trồng-vật nuôi.

2.2- DỰ ÁN 2 : XÂY DỰNG TRUNG TÂM QUẢN LÝ VÀ KIỂM ĐỊNH GIỐNG CÂY TRỒNG-GIỐNG VẬT NUÔI :

+ Chức năng nhiệm vụ :Theo Quyết định số 129/2001/QĐ-UB ngày 26 tháng 12 năm 2001 của Ủy ban nhân dân thành phố :

- Thực hiện quản lý Nhà nước về chương trình mục tiêu, quy trình kỹ thuật sản xuất và kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi của thành phố.

- Kiểm khảo nghiệm, kiểm tra năng suất cá thể, chứng nhận chất lượng giống.

- Hợp tác, đào tạo chuyển giao kỹ thuật về công tác giống.

+ Nội dung : Xây dựng và trang thiết bị cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, các cơ sở khảo kiểm nghiệm cho Trung tâm.

+ Dự trù kinh phí : 20 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố.

+ Cơ quan quản lý : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố.

+ Đơn vị thực hiện chính : Ban Quản lý dự án công trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2.3- DỰ ÁN 3 : XÂY DỰNG TRẠI GIỐNG BÒ SỮA HẠT NHÂN, SẢN XUẤT TINH VÀ KIỂM ĐỊNH GIỐNG ;

+ Mục tiêu :

- Sản xuất và cung ứng tinh đực giống đặc cấp kỷ lục để nâng cao chất lượng giống, giảm nhập tinh bò sữa từ nước ngoài.

- Kiểm tra đời sau đánh giá chất lượng và tiến bộ di truyền đàn bò.

- áp dụng công nghệ sinh học về truyền cấy phôi.

- Tạo giống, dòng bò sữa nhiệt đới của Việt Nam.

+ Nội dung :

- Nuôi bò đực giống cao sản khai thác tinh.

- Nuôi bò cái cao sản để khai thác phôi.

- ứng dụng công nghệ sinh học về truyền cấy phôi bò.

+ Quy mô khối lượng : Trại 30 đực giống (năng suất trên 12.000 lít sữa/CK) sản xuất 200.000 liều tinh/năm và 300 bò cái đặc cấp (năng suất trên 8.000 lít) sản xuất phôi .

+ Dự trù kinh phí : 20 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách thành phố.

+ Cơ quan quản lý : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố.

+ Đơn vị thực hiện chính : Ban quản lý dự án Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố và Trung tâm Quản lý và Kiểm định Giống cây trồng-vật nuôi.

2.4- DỰ ÁN 4 : NHẬP BÒ GIỐNG SỮA HF THUẦN NHIỆT ĐỚI VÀ BÒ SINDHI THUẦN CỦA CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN :

+ Mục tiêu :

- Giải quyết nhu cầu trước mắt về con giống cho người chăn nuôi.

- Góp phần cải thiện chất lượng giống và tăng năng suất sữa, thịt của đàn bò.

- Sản xuất con giống sữa, thịt và sản xuất sữa hàng hóa cho thị trường.

+ Nội dung :

- Nhập bò sữa HF thuần nhiệt đới của các nước phát triển có điều kiện khí hậu giống Việt nam về thuần dưỡng và bán cho nông dân chăn nuôi.

+ Quy mô khối lượng : Dự kiến nhập 3.000-5.000 con (bò sữa và bò Sind).

+ Dự trù kinh phí : 63 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách thành phố 13 tỷ, nguồn khác 50 tỷ.

+ Cơ quan quản lý : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Đơn vị thực hiện chính : Tổng Công ty Nông nghiệp Sài gòn và các doanh nghiệp, trại chăn nuôi liên quan.

2.5- DỰ ÁN 5 : XÂY DỰNG TRẠI BÒ SỮA KIỂU MẪU :

+ Mục tiêu :

- Xây dựng trại bò sữa kiểu mẫu, hiện đại phù hợp với điều khí hậu thành phố.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành chăn nuôi bò sữa.

- Kết hợp mô hình trình diễn, tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.

+ Nội dung:

- Đầu tư xây dựng trại bò sữa với hệ thống chuồng trại, đồng cỏ, trang thiết bị chế biến thức ăn, vắt sữa, xử lý ô nhiễm... và tổ chức quản lý hiện đại.

+ Quy mô khối lượng : 2-3 trại với qui mô mỗi trại 300-400 con vắt sữa.

+ Dự trù kinh phí : 20-30 tỷ, nguồn tự có của các doanh nghiệp, vay tíng dụng; vốn ngân sách hỗ trợ lãi suất.

+ Cơ quan quản lý : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Đơn vị thực hiện chính : Công ty Bò sữa thành phố và các doanh nghiệp liên quan.

2.6- DỰ ÁN 6 : XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN THỨC ĂN XANH, SỬ DỤNG MÁY VẮT SỮA, XỬ LÝ Ô NHIỄM VÀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM SỮA TẠI NÔNG HỘ :

+ Mục tiêu :

- Chuyển đổi và tận dụng đất sản xuất thức ăn xanh, tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

- Tận dụng, phụ phẩm trồng trọt và công nghiệp thực phẩm để tăng thức ăn xanh, hạ giá thành chăn nuôi và sản phẩm sữa.

- Xác định khẩu phần dinh dưỡng cho từng phẩm giống.

- Khuyến khích sử dụng máy vắt sữa để nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm sữa tươi và tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

- Xử lý ô nhiễm chất thải chăn nuôi và bảo vệ môi trường nông thôn.

- Tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho người chăn nuôi.

+ Nội dung :

- Xây dựng các mô hình trồng cỏ cao sản qui mô nông hộ; các mô hình chế biến thức ăn thô xanh tại nông hộ nuôi bò. Xác định khẩu phần ăn phù hợp.

- Xây dựng nhà ủ phân và biogas tại nông hộ.

- Quản lý và kiểm tra chất lượng sữa và bảo quản sữa tại nông hộ. Sử dụng máy vắt sữa tại nông hộ.

- Trình diễn, đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.

+ Quy mô khối lượng :

- Các mô hình trồng cỏ cao sản qui mô nông hộ có diện tích 350 ha.

- Mô hình chế biến tồn trữ phụ phẩm của trồng trọt và công nghiệp thực phẩm 350 cái.

- Mô hình xử lý ô nhiễm chăn nuôi tại nông hộ có 350 cái.

- Mô hình sử dụng máy vắt sữa tại nông hộ có 350 cái.

+ Dự trù kinh phí : Tổng kinh phí 17, 5 tỷ trong đó ngân sách thành phố hỗ trợ 25-30% (giống và kỹ thuật trồng, quản lý, tập huấn...).

+ Cơ quan quản lý : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố.

+ Đơn vị thực hiện chính : Trung tâm Nghiên cứu và Khuyến nông, Chi cục Thú y thành phố.

2.7- DỰ ÁN 7 : TIÊM PHÒNG MIỄN PHÍ VÀ KIỂM TRA HUYẾT THANH BỆNH TRUYỀN NHIỄM :

(Tiêm phòng lở mồm long móng, tụ huyết trùng ; kiểm tra huyết thanh các bệnh lao, xảo thai và xoắn trùng, ký sinh trùng máu)

+ Mục tiêu :

- Bảo đảm sức khoẻ và an toàn dịch bệnh cho đàn bò.

- Bảo vệ sức khoẻ cho người chăn nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

 

+ Nội dung :

- Tổ chức tiêm phòng hai bệnh lở mồm long móng và THT hàng năm đạt tỷ lệ tối thiểu 80% tổng đàn. Kiểm tra huyết thanh bệnh truyền nhiễm 30% đàn giống.

+ Quy mô khối lượng :

- Tiêm phòng 500.000 liều. Lấy máu kiểm tra: 14.000 lượt con.

+ Dự trù kinh phí : 8,205 tỷ ; nguồn ngân sách thành phố (theo Quyết định 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001) và từ nguồn thu phí của Chi cục Thú y.

+ Cơ quan quản lý : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố.

+ Đơn vị thực hiện chính : Chi cục Thú y thành phố.

2.8- DỰ ÁN 8 : XÂY DỰNG TRUNG TÂM TRIỂN LÃM-GIAO DỊCH VÀ TỔ CHỨC HỘI THI GIỐNG BÒ SỮA THÀNH PHỐ :

+ Mục tiêu :

- Xây dựng cơ sở vật chất một trung tâm làm nơi tổ chức hội chợ triển lãm và chợ giao dịch bò sữa thành phố với diện tích khoảng 02 ha.

+ Qui mô và nội dung :

 - Tổ chức hội thi-hội chợ đấu xảo giống bò sữa thành phố 2,5 năm/lần;

 - Giao dịch mua bán bò sữa 1 lần/quý ; giao dịch cỏ và vật tư 01 lần/quý ;

+ Dự trù kinh phí : 3 tỷ từ nguồn ngân sách thành phố.

+ Cơ quan quản lý : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn.

+ Cơ quan thực hiện chính : Ban quản lý dự án Sở, huyện Hóc Môn và Trung tâm Quản lý và Kiểm định Giống cây trồng-vật nuôi.

2.9- DỰ ÁN 9 : ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ GIỐNG BÒ SỮA THÀNH PHỐ :

+ Mục tiêu :

- ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý năng suất chất lượng từng cá thể giống và hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa gia đình.

- Xây dựng trang Web thông tin về phát triển bò sữa thành phố.

- Tổ chức giao dịch kinh doanh con giống trên mạng.

+ Nội dung :

- Thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về bò sữa từ cơ sở nông hộ.

- Xây dựng hệ thống thông tin địa lý về bò sữa (GIS).

- Kết nối thông tin với các cơ quan chuyên ngành liên quan của thành phố và Trung ương.

- Tập huấn chuyển giao các phần mềm quản lý giống hiện đại cho nông hộ.

+ Qui mô khối lượng :

- 01 website thuộc hệ thống Cityweb, kết nối 200 hộ nuôi bò sữa giống cao sản.

 - 01 bộ video hướng dẫn quản lý giống và chăn nuôi bò sữa cao sản.

 - Tập huấn chuyển giao các phần mềm quản lý giống hiện đại cho 650 nông hộ.

+ Dự trù kinh phí : 7,96 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố hỗ trợ 20%.

+ Cơ quan quản lý : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Đơn vị thực hiện chính : Trung tâm Quản lý và Kiểm định Giống cây trồng vật nuôi, Trung tâm Nghiên cứu và Khuyến nông, Chi cục Thú y thành phố.

2.10- DỰ ÁN 10 : ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT CHĂN NUÔI BÒ SỮA CHẤT LƯỢNG CAO CHO NÔNG DÂN :

+ Mục tiêu :

 - Nâng cao trình dộ kỹ thuật chăn nuôi thú-y, quản lý giống bò sữa cho nông dân giúp người chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Tăng cường lực lượng và kỹ năng chuyên môn cho cho cán bô chuyên ngành.

+ Nội dung :

- Tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi thú-y, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường ....cho nông dân.

+ Qui mô khối lượng : 40 lớp tập huấn ; 2.000 nông hộ tham gia.

+ Dự trù kinh phí : 1,290 tỷ, nguồn ngân sách thành phố.

+ Cơ quan quản lý : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố.  

+ Đơn vị thực hiện chính : Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Quản lý và Kiểm định Giống cây trồng-vật nuôi, Chi cục Thú y thành phố.

 

 

III.- TỔ CHỨC THỰC HIỆN :

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tham gia tích cực triển khai việc lập các kế hoạch hành động, đề án, dự án cụ thể đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan đến chương trình phát triển bò sữa ở từng đơn vị từng địa phương một cách khẩn trương, đồng bộ và kịp thời, đảm bảo các dự án của chương trình hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng và hiệu quả.

2. Sở Văn hóa và Thông tin có kế hoạch phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các tổ chức, các đoàn thể quần chúng, các cơ quan thông tin đại chúng và Ủy ban nhân dân các quận-huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền thường xuyên sâu rộng trên các phương tiện thông tin, trong các doàn thể, các vùng nông thôn với nội dung thiết thực dễ tiếp thu, phù hợp với từng dối tượng.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực, tham mưu cho Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo với Ủy ban nhân dân các quận-huyện có nuôi bò sữa, các sở ngành và đơn vị liên quan để triển khai, đôn đốc thực hiện và đề xuất khó khăn, vướng mắc của địa phương, đơn vị, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét giải quyết.

4. Hàng 6 tháng, Ủy ban nhân dân thành phố chủ trì họp sơ kết, tổng hợp tình hình báo cáo Thành Ủy, Hội đồng nhân dân thành phố./.

 

 

 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác