Quyết định 944/QĐ-SYT năm 2006 “Quy định phân cấp nhiệm vụ quản lý và tham gia công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành y tế” do Giám đốc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng ban hành
Quyết định 944/QĐ-SYT năm 2006 “Quy định phân cấp nhiệm vụ quản lý và tham gia công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành y tế” do Giám đốc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng ban hành
Số hiệu: | 944/QĐ-SYT | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Đà Nẵng | Người ký: | Trịnh Lương Trân |
Ngày ban hành: | 30/06/2006 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 944/QĐ-SYT |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Đà Nẵng |
Người ký: | Trịnh Lương Trân |
Ngày ban hành: | 30/06/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 944/QĐ-SYT |
Đà Nẵng, ngày 30 tháng 06 năm 2006 |
GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Quyết định số 64/2005/QĐ-UBND
ngày 20/5/2005 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng v/v “Ban hành quy
định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp Nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng”;
Căn cứ Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11, ngày
26/7/2003 và Nghị định số 163/2004/NĐ-CP, ngày 07/9/2004 v/v ban hành “Quy định
chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm”;
Căn cứ Quyết định số 05/2006/QĐ-BYT, ngày 17/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế v/v
ban hành “Quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung
tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”;
Căn cứ Quyết định số 12/2006/QĐ-BYT ngày 09/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
“Quy định phân cấp nhiệm vụ quản lý và tham gia công tác quản lý nhà nước về vệ
sinh an toàn thực phẩm trong ngành y tế”;
Theo đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Trưởng phòng Nghiệp vụ y, Chánh
thanh tra Sở Y tế thành phố Đà Nẵng,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành “Quy định phân cấp nhiệm vụ quản lý và tham gia công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành y tế” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Các đơn vị được phân cấp quản lý có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký; Các văn bản trước đây trái với quy định này đều được bãi bỏ.
Điều 4. Các Ông bà Chánh văn phòng, Trưởng các Phòng, chức năng của Sở Y tế và các Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng thành phố, Trung tâm Y tế quận/huyện (Phòng Y tế Quận/Huyện)); Đội Y tế dự phòng quận/huyện (Trung tâm Y tế dự phòng Quận/huyện); các Trạm y tế xã/phường chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: |
GIÁM
ĐỐC |
PHÂN CẤP NHIỆM VỤ QUẢN LÝ VÀ THAM GIA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ VỆ SINH, AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG NGÀNH Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 944/QĐ-SYT ngày 30/6/2006 của Giám đốc Sở Y
tế thành phố Đà Nẵng)
Quy định này phân cấp cho các cơ quan Y tế ở thành phố, quận/huyện và xã/phường thực hiện nhiệm vụ quản lý và tham gia quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan y tế có chức năng quản lý nhà nước trong ngành Y tế hoặc tham mưu cho cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương về Y tế và các cơ quan Y tế có chuyên môn kỹ thuật về lĩnh vực chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm được phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước hoặc tham gia quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là các cơ quan Y tế)
Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan Y tế
Các cơ quan y tế có trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật và tuân thủ sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan Y tế ngành dọc cấp trên và cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm cùng cấp đối với các đối tượng được phân cấp quản lý.
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 4. Các Phòng chức năng của Sở Y tế
Các Phòng chức năng Sở Y tế là cơ quan tham mưu, giúp Giám đốc Sở Y tế thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn địa bàn.
1. Phòng nghiệp vụ y: là đầu mối tham mưu, giúp Giám đốc Sở Y tế trong các công việc dưới đây:
a) Căn cứ vào kế hoạch, sự chỉ dạy của Trung ương cũng như tình hình đặc điểm của địa phương, tham mưu cho Giám đốc Sở đề xuất, kiến nghị với Ủy ban nhân dân (sau đây viết tắt là UBND) thành phố, chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; tổ chức phân công triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng năm và 5 năm của thành phố; tổng hợp, đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định và tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm (bao gồm cả việc ban hành các văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện các quy định của Trung ương) trên địa bàn.
b) Xây dựng kế hoạch và kiểm tra, đôn đốc các cơ quan trực thuộc Sở Y tế triển khai công tác phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, đặc biệt các bệnh có thể gây dịch, theo hướng dẫn của cấp trên. Tham mưu cho Giám đốc Sở ban hành các văn bản chỉ đạo tuyến dưới thực hiện. Thực hiện việc báo cáo nhanh và báo cáo tổng hợp tình hình ngộ độc thực phẩm về Bộ Y tế (Cục an toàn vệ sinh thực phẩm) theo qui định.
c) Theo thẩm quyền được Giám đốc Sở Y tế phân công, tiếp nhận hồ sơ xin công bố tiêu chuẩn sản phẩm đối với thực phẩm theo phân cấp của Bộ Y tế do Trung tâm Y tế dự phòng thành phố trình, kiểm tra theo qui định cho phép công bố hiện hành và trình Giám đốc Sở ký Giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm đối với thực phẩm và tổng hợp, báo cáo các việc liên quan. Tiếp nhận hồ sơ và trình Giám đốc Sở ký Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo đối với các thực phẩm thuộc thẩm quyền Sở Y tế cấp phép. Tổ chức và thực hiện kiểm tra nội dung thông tin quảng cáo.
d) Giúp Giám đốc Sở Y tế tổ chức, đăng cai tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học về vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm vi thành phố hoặc liên tỉnh.
đ) Hàng năm, giúp Giám đốc Sở Y tế tổ chức “Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm” trong toàn thành phố, phát động chiến dịch truyền thông phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, thanh tra liên ngành; chủ trì tổng kết, đánh giá và báo cáo kết quả về UBND thành phố Đà Nẵng, Viện Pasteur Nha Trang, Cục VSATTP và Bộ Y tế.
2. Thanh tra Sở Y tế: là đầu mối tham mưu giúp Sở Y tế trong các công việc dưới đây:
a) Chủ trì tổ chức, phối hợp tổ chức thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm theo thẩm quyền.
b) Thanh tra việc thực hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm; xác minh, kết luận, kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
c) Thanh tra, xử lý, ra quyết định xử phạt các vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
d) Phối hợp thanh tra liên ngành trong các chiến dịch tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (như là: Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; Lễ hội; Tết Nguyên đán; dịch bệnh; các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng).
đ) Thanh tra và tham gia thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quảng cáo về thực phẩm. Phối hợp với các đơn vị liên quan của Sở Văn hóa Thông tin trong việc quản lý các thông tin quảng cáo về thực phẩm.
e) Tập huấn, đào tạo nghiệp vụ thanh tra và thanh tra chuyên ngành cho tuyến quận, huyện và tuyến xã, phường.
g) Đề xuất, tham gia góp ý các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều 5. Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Đà Nẵng
Trung tâm Y tế dự phòng thành phố là cơ quan chuyên môn kỹ thuật có nhiệm vụ tham gia quản lý nhà nước về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm giúp Giám đốc Sở Y tế trong các công việc dưới đây:
1. Căn cứ vào kế hoạch của cấp trên, tình hình đặc điểm của địa phương, phối hợp với các cơ quan liên quan, giúp Giám đốc Sở Y tế xây dựng kế hoạch, tổ chức phân công, triển khai thực hiện và kiểm tra giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của địa phương.
2. Tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục, tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, phổ biến các qui định của pháp luật, kiến thức về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng trên địa bàn quản lý.
a. Phối hợp với Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, Sở văn hóa thông tin, Sở giáo dục và đào tạo tổ chức tuyên truyền giáo dục về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong hệ thống trường học từ trung học phổ thông trở lên và trong cộng đồng.
b. Tổ chức tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và cấp giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho chủ các cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại các cơ sở do cấp thành phố quản lý. Tổ chức đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ chuyên khoa vệ sinh an toàn thực phẩm tuyến dưới.
3. Tham gia phối hợp các hoạt động liên ngành, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức công tác xét nghiệm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các chỉ tiêu công bố sản phẩm cũng như các chỉ tiêu khác về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo phân cấp kỹ thuật.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức giám sát và đánh giá nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, thực hiện điều tra nguyên nhân, thống kê và phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.
5. Tiếp nhận và tiến hành thẩm định hồ sơ về công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, chuyên môn cho phòng nghiệp vụ Y tế kiểm tra hồ sơ để trình lãnh đạo Sở Y tế phê duyệt.
6. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao theo phân cấp quản lý, trình Giám đốc TTYTDP TP ký. Bao gồm các cơ sở:
- Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm do Sở Kế hoạch đầu tư cấp phép
- Các bếp ăn tập thể có quy mô 200 người ăn trở lên, cơ sở sản xuất xuất ăn công nghiệp, bệnh viện do tuyến thành phố quản lý, siêu thị, chợ thuộc ban quản lý chợ thành phố, các khách sạn 2 sao trở lên, bếp ăn tập thể từ cấp trung học phổ thông trở lên, các khu du lịch, lễ hội, hội nghị do thành phố tổ chức
7. Chủ trì tổ chức khám sức khỏe cho người trực tiếp sản xuất, chế biến phục vụ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp quản lý.
8. Hướng dẫn đôn đốc và kiểm tra thực hiện các qui định hiện hành về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng các mô hình điểm về bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Chỉ đạo, hướng dẫn tuyến dưới về công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo qui định.
9. Tổ chức triển khai nghiên cứu khoa học về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, các chương trình dự án liên quan đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
10. Hướng dẫn tư vấn cho các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo GMP (Thực hành sản xuất tốt), GHP (Thực hành vệ sinh tốt) và HACCP (Phân tích mối nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn).
Điều 6. Trung tâm y tế Quận/Huyện (Phòng y tế Quận/Huyện)
Trung tâm y tế quận/huyện (Phòng y tế quận/huyện) là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận/huyện thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn, có các nhiệm vụ sau:
1. Căn cứ vào kế hoạch, sự chỉ đạo của cấp trên và tình hình đặc điểm của địa phương, chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan, giúp Ủy ban nhân dân quận/huyện xây dựng kế hoạch bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức phân công triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng năm. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, các qui định và tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc tuyến Quận/Huyện quản lý.
2. Xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai công tác phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm theo hướng dẫn của cấp trên; hướng dẫn đôn đốc, giám sát đội Y tế dự phòng, Trung tâm YTDP quận/huyện và các trạm y tế xã/phường thực hiện. Thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành các qui định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nằm trên địa bàn thuộc phân cấp cho tuyến quận/huyện quản lý.
3. Chỉ đạo việc tổ chức cấp cứu, điều trị, điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm với sự hỗ trợ của trung tâm Y tế dự phòng thành phố. Báo cáo nhanh và báo cáo tổng hợp tình hình quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm và ngộ độc thực phẩm trên địa bàn về Sở Y tế theo qui định.
4. Căn cứ vào chỉ đạo của tuyến trên và điều kiện thực tế của địa phương, tham mưu với UBND, chủ trì xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các cơ quan có liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các qui định của pháp luật, các kiến thức về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng trên địa bàn thuộc phân cấp quản lý. Quản lý việc chấp hành đăng ký quảng cáo thực phẩm của các cơ sở trên địa bàn theo qui định.
5. Hàng năm, theo kế hoạch của cấp trên, giúp UBND quận/huyện tổ chức “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” trong toàn địa bàn, phát động được chiến dịch tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, tổ chức thanh tra liên ngành, chủ trì tổng kết, đánh giá và báo cáo kết quả lên Sở Y tế.
6. Đề xuất với UBND quận/huyện để thành lập các đoàn thanh, kiểm tra liên ngành, chủ trì lập kế hoạch và triển khai thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn theo phân cấp quản lý. Đề xuất với thanh tra Sở Y tế, UBND quận/huyện ra quyết định xử lý vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm theo qui định, theo dõi việc thực hiện các quyết định xử phạt.
Điều 7. Đội Y tế dự phòng quận/huyện (Trung tâm YTDP quận/huyện)
Đội Y tế dự phòng quận/huyện (Trung tâm YTDP quận/huyện) là cơ quan chuyên môn kỹ thuật, tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm giúp UBND quận/huyện trong các công việc sau đây:
1. Hướng dẫn thực hiện các qui định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm và phổ biến kiến thức về dinh dưỡng cộng đồng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
2. Thực hiện tuyên truyền giáo dục, tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng được phân cấp quản lý trên địa bàn. Phối hợp với phòng văn hóa thông tin, phòng giáo dục, tổ chức tuyên truyền, giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt trên hệ thống phát thanh, truyền hình và trong hệ thống trường học từ cấp trung học phổ thông cơ sở trở xuống.
3. Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao thuộc diện phân cấp quản lý trên địa bàn, trình lãnh đạo Trung tâm Y tế quận/huyện (Lãnh đạo phòng Y tế quận/huyện) phê duyệt cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Danh mục phân cấp quản lý cho tuyến quận/huyện bao gồm:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do UBND quận/huyện cấp giấy phép kinh doanh.
- Các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do UBND quận/huyện cấp giấy phép kinh doanh, các bếp ăn tập thể có qui mô dưới 200 người ăn, các bệnh viện thuộc tuyến quận/huyện, các chợ thuộc diện quản lý của tuyến quận/huyện, các khách sạn 1 sao trở xuống, các bếp ăn tập thể tại các trường phổ thông cơ sở trở xuống đến các nhà trẻ mẫu giáo trong địa bàn quản lý, các lễ hội, hội nghị, các khu du lịch do cấp quận/huyện tổ chức.
4. Tổ chức công tác kiểm nghiệm thực phẩm bao gồm: Phương pháp cảm quan, cấy phân, xét ngiệm vi khuẩn đường ruột thông thường (Phối hợp với labo Trung tâm YTDP thực hiện). Xét nghiệm định tính về hóa chất bảo vệ thực phẩm, phẩm màu và một số phụ gia thông dụng (Sử dụng các kỹ thuật xét nghiệm nhanh). Chủ trì tổ chức khám sức khỏe, cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh cho những người trực tiếp sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống ở cơ sở do Quận/Huyện quản lý (gửi mẫu bệnh phẩm cho labo Trung tâm YTDP xét nghiệm)
5. Thực hiện kiểm tra, phối hợp kiểm tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc diện phân cấp quản lý. Phối hợp với các cơ quan tuyến trên, giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, điều tra nguyên nhân và triển khai các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm theo qui định.
6. Phối hợp thực hiện các hoạt động liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm, triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, các dự án liên quan đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn.
7. Tham gia nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.
8. Chỉ đạo, hướng dẫn tuyến xã về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.
9. Thực hiện chế độ thống kê báo cáo theo qui định.
Trạm Y tế xã/phường là cơ quan chuyên môn kỹ thuật giúp UBND xã/phường và Phòng Y tế quận/huyện quản lý nhà nước về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã/phường trong các công việc dưới đây:
1. Căn cứ vào kế hoạch, sự chỉ đạo của cấp trên, cũng như tình hình đặc điểm của địa phương, chủ trì phối hợp các cơ quan có liên quan, giúp UBND xã/phường xây dựng kế hoạch bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và triển khai tại địa bàn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng quý, hàng năm.
2. Căn cứ sự hướng dẫn của cấp trên và điều kiện thực tiễn của địa phương, tham mưu với UBND xã/phường, chủ trì triển khai công tác phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn.
3. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn, vận động về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại cộng đồng, đặc biệt là duy trì tuyên truyền, phổ biến kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm trên hệ thống phát thanh của xã/phường, trong các trường tiểu học và mầm non.
4. Phối hợp với công an, các cơ quan, tổ chức đoàn thể theo sự chỉ đạo của UBND xã/phường, tổ chức kiểm tra việc bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống do xã/phường quản lý, đặc biệt là dịch vụ thức ăn đường phố, ăn uống trong các chợ, khu du lịch, các lễ hội, hội nghị do xã/phường tổ chức và quản lý, các trường tiểu học, mầm non.
5. Tổ chức kiểm nghiệm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm bằng phương pháp cảm quan và phép thử nhanh (trong trường hợp cho phép). Lấy mẫu xét nghiệm gửi lên tuyến trên kiểm nghiệm.
6. Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh; các hộ gia đình, cá nhân sản xuất thực phẩm bao gói đơn giản; kinh doanh hàng tươi sống, không bao gói; các quán ăn, các quầy bán thực phẩm chế biến sẵn để ăn ngay trong ngày và các chợ, khu du lịch, các lễ hội, hội nghị do xã/phường tổ chức và quản lý, các nhóm trẻ gia đình có từ 30 cháu trở xuống, để trình UBND xã/phường cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
7. Hàng năm, theo kế hoạch và nội dung chương trình của cấp trên, giúp UBND xã/phường tổ chức “Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm” trong địa bàn, phát động được chiến dịch truyền thông phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, tổ chức thanh tra liên ngành, chủ trì tổng kết, đánh giá và báo cáo kết quả lên trung tâm y tế quận/huyện (Phòng Y tế quận/huyện).
8. Giám sát, phát hiện kịp thời và báo cáo lên tuyến trên tình trạng ô nhiễm thực phẩm, các trường hợp ngộ độc và bệnh truyền qua thực phẩm, giúp tuyến trên điều tra nguyên nhân ngộ độc thực phẩm.
9. Chỉ đạo, hướng dẫn y tế thôn bản về công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng các mô hình truyền thông cộng đồng thay đổi phong tục tập quán lạc hậu, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm gắn kết hợp với phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa.
10. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây