Quyết định 869/2002/QĐ-UBND quy định hành lang bảo vệ luồng, giới hạn trọng tải tàu, thuyền đối với các tuyến đường sông địa phương của tỉnh Hà Nam
Quyết định 869/2002/QĐ-UBND quy định hành lang bảo vệ luồng, giới hạn trọng tải tàu, thuyền đối với các tuyến đường sông địa phương của tỉnh Hà Nam
Số hiệu: | 869/2002/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Nam | Người ký: | Đinh Văn Cương |
Ngày ban hành: | 09/08/2002 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 869/2002/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Nam |
Người ký: | Đinh Văn Cương |
Ngày ban hành: | 09/08/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 869/2002/QĐ-UB |
Hà Nam, ngày 09 tháng 8 năm 2002 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994;
Căn cứ Nghị định số 171/1999/NĐ-CP ngày 07/12/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường sông;
Căn cứ kế hoạch số 324/KH-UB ngày 30/5/2002 của UBND tỉnh Hà Nam về việc thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TU ngày 06/3/2002 của Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác xây dựng quản lý quy hoạch giao thông nông thôn, quản lý hành lang và trật tự an toàn giao thông;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải Hà Nam tại tờ trình số 221/TTr-GT ngày 19/6/2002;
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN NHÂN
DÂN TỈNH HÀ NAM |
HÀNH
LANG BẢO VỆ LUỒNG, GIỚI HẠN TRỌNG TẢI TÀU, THUYỀN ĐỐI VỚI CÁC TUYẾN ĐƯỜNG SÔNG
ĐỊA PHƯƠNG THUỘC TỈNH HÀ NAM.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 869/2002/QĐ-UB ngày 09 tháng 8 năm 2002 của
UBND tỉnh Hà Nam)
Điều 2. Phạm vi áp dụng của quy định này bao gồm:
1. Các sông địa phương: Sông Sắt, sông Nhuệ, sông Châu Giang được công nhận tại Quyết định số 681/QĐ-UB ngày 30/7/1999 của UBND tỉnh Hà Nam.
2. Các công trình phục vụ cho giao thông đường sông như: Kè, cống, bến bãi, báo hiệu, mốc chỉ giới.
3. Phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường sông bao gồm: Luồng chạy tàu, thuyền, hành lang bảo vệ luồng, phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước, phần dưới đáy sông có liên quan đến an toàn công trình và an toàn cho hoạt động giao thông đường sông theo quy định của Nghị định 40/CP ngày 05/7/1996 của Chính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.
4. Các loại phương tiện vận tải thuỷ hoạt động trên tuyến luồng sông địa phương của mọi thành phần kinh tế.
Điều 4. Hành lang bảo vệ luồng.
1. Luồng chạy tàu, thuyền không sát bờ, từ mép luồng trở ra mỗi phía:
- 25 m (hai mươi năm mét) đối với sông Châu Giang.
- 15m (mười năm mét) đối với sông Sắt và sông Nhuệ.
2. Luồng chạy tàu, thuyền sát bờ không có đê hoặc đường giao thông trên bờ: 5m (năm mét) tính từ mép bờ cao trở vào.
3. Luồng chạy tàu, thuyền sát bờ có đê mà hành lang bảo vệ luồng chạy tàu thuyền trùng với phạm vi bảo vệ đê thì phải tuân theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ đê;
4. Luồng chạy tàu, thuyền sát bờ có đường bộ, đường sắt thì hành lang bảo vệ luồng chạy tàu, thuyền tính từ mép bờ cao trở ra phía sông;
5. Phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước, phần dưới đáy sông: Theo Quyết định số 347/QĐ ngày 23/5/1992 của Uỷ ban Khoa học Nhà nước ban hành tiêu chuẩn phân cấp kỹ thuật đường thuỷ nội địa.
Điều 5. Giới hạn phạm vi bảo vệ công trình kè, đập và báo hiệu đường thuỷ nội địa được quy định:
1. Đối với kè ốp bờ:
- Từ đầu kè và từ cuối kè trở về hai phía thượng, hạ lưu mỗi phía: 100 m
- Từ đỉnh kè trở vào bờ tối thiểu 10 m (mười mét)
- Từ chân kè trở ra sông: 20 m (hai mươi mét)
2. Đối với đập:
- Từ hai đầu đập trở về mỗi phía: 100 m (một trăm mét)
- Giới hạn phía thượng lưu, hạ lưu mỗi phía: 200 m (hai trăm mét)
3. Đối với hệ thống báo hiệu đường thuỷ.
Giới hạn phạm vi bảo vệ các trụ neo, cọc neo, mỗc thuỷ trí, mốc đo đạc, cột báo hiệu: 5m kể từ điểm ngoài cùng của kết cấu trở ra mỗi phía.
Điều 6. Trách nhiệm bảo vệ công trình giao thông đường sông địa phương.
1. Các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài khi tham gia các hoạt động có liên quan đến các công trình giao thông đường sông địa phương đều phải có trách nhiệm bảo vệ các công trình. Khi phát hiện thấy công trình giao thông đường sông có sự cố, các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình giao thông, luồng chạy tàu, thuyền phải có trách nhiệm báo ngay cho đơn vị Quản lý đường sông, cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất để kịp thời ngăn chặn và xử lý.
2. Các cơ quan quản lý đường sông địa phương chủ trì, phối hợp với cơ quan địa chính, các ngành chức năng có liên quan và UBND huyện, thị xã, UBND xã, phường, thị trấn có hành lang, luồng chạy tàu, thuyền đi qua tiến hành đo đạc, cắm mốc chỉ giới, phạm vi hành lang bảo vệ công trình giao thông đường sông ở vị trí thuận lợi trên bờ.
3. UBND huyện, thị xã chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn phối hợp với đơn vị quản lý đường sông để thực hiện công tác quản lý và giải toả các vi phạm hành lang, chỉ giới bảo vệ công trình giao thông đường sông trên địa bàn.
4. Các lực lượng Cảnh sát nhân dân, Kiểm soát quân sự và các cơ quan bảo vệ Pháp luật ở địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm bảo vệ công trình giao thông đường sông. Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sông, phối hợp với lực lượng thanh tra giao thông đường sông và đơn vị quản lý đường sông thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ luồng, hành lang an toàn giao thông đường sông.
5. Trường hợp đặc biệt việc xây dựng công trình có sử dụng và khai thác khoảng sông, công trình đã tồn tại trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng chạy tàu, thuyền xét thấy chưa ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của công trình và an toàn giao thông đường sông thì phải thực hiện theo Nghị định 171/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 7. Trách nhiệm quản lý Nhà nước về hành lang bảo vệ luồng và giới hạn trọng tải tàu, thuyền:
1. Sở Giao thông Vận tải:
- Xây dựng kế hoạch chi tiết về việc quản lý hành lang bảo vệ luồng, giới hạn trọng tải tàu, thuyền đối với tuyến đường sông do tỉnh quản lý và hướng dẫn UBND huyện, thị xã triển khai thực hiện Quyết định của UBND tỉnh và Nghị định số 717/1999/NĐ-CP của Chính phủ.
- Thành lập cơ quan quản lý đường sông để làm nhiệm vụ theo chức năng của ngành và phối hợp với cơ quan chức năng của tỉnh có liên quan, chính quyền địa phương có tuyến đường sông đi qua tổ chức, triển khai thực hiện tốt Quyết định của UBND tỉnh, Nghị định số 717/1999/NĐ-CP của Chính phủ.
- Hàng năm lập kế hoạch duy tu, bảo dưỡng, thanh thải chướng ngại vật, lắp đặt bổ sung phao tiêu, biển báo hiệu đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sông trên địa bàn tỉnh.
2. UBND huyện, thị xã:
- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra UBND xã, phường, thị trấn thực hiện Quyết định của UBND tỉnh, Nghị định số 717/1999/NĐ-CP của Chính phủ về bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường sông;
- Tổ chức, chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình giao thông đường sông; tổ chức thực hiện việc giải toả các vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường sông thuộc địa phương quản lý; giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ công trình giao thông đường sông trong phạm vi địa phương quản lý theo quy định của pháp luật.
3. Các Sở, ngành chức năng của tỉnh:
Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 717/1999/NĐ-CP của Chính phủ.
- Phát triển, cải tạo, nâng cấp công trình giao thông đường sông được bố trí bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
- Quản lý sửa chữa thường xuyên, sửa chữa định kỳ thuộc nguồn vốn sự nghiệp giao thông bố trí trong kế hoạch hàng năm.
Điều 9. Khen thưởng và xử lý vi phạm:
1. Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ công trình giao thông đường sông sẽ được khen thưởng theo chế độ quy định của Nhà nước.
2. Các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả gây ra mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính theo Nghị định số 40/CP ngày 05/7/1996 của Chính phủ.
Trong quá trình tổ chức thực hiện có gì vướng mắc phát sinh cần sửa đổi, bổ sung phản ánh kịp thời về Sở Giao thông Vận tải Hà Nam để trình UBND tỉnh xem xét giải quyết cho phù hợp./.
HÀNH LANG BẢO VỆ LUỒNG, GIỚI HẠN TRỌNG TẢI TÀU, THUYỀN ĐỐI
VỚI TUYẾN ĐƯỜNG SÔNG ĐỊA PHƯƠNG THUỘC TỈNH HÀ NAM.
(Kèm theo quyết định số 869 /2002 QĐ-UB ngày 09 tháng 8 năm 2002 của UBND tỉnh
Hà Nam)
Biểu số 1: Hành lang bảo vệ luồng chạy tàu, thuyền:
Tên sông |
Luồng chạy tàu thuyền |
Chiều dài tuyếnsông (Km) |
Chiều rộng sông trung bình (m) |
Độ sâu luồng trung bình (m) |
Chiều rộng luồng trung bình (m) |
Hành lang bảo vệ luồng (m) |
Châu Giang |
Từ Phủ Lý đến Đập Trung |
14,4 |
130,0 |
3,5 |
80,0 |
25´2 |
Từ Đập Trung đến Đập Phúc |
4,9 |
100,0 |
0,8 |
50,0 |
25´2 |
|
Từ Đập Trung đến Đập Vĩnh Trụ |
5,37 |
120,0 |
3,5 |
70,0 |
25´2 |
|
Từ Đập Vĩnh Trụ đến Hữu Bị |
26,94 |
80,0 |
1,0 |
50,0 |
15´2 |
|
Sắt |
Từ Ngã ba An Bài đến Mỹ Đô |
15,5 |
60,0 |
1,5 |
30,0 |
15´2 |
Nhuệ |
Từ Ngã ba Phù Vân đến Duy Hải |
13,4 |
70,0 |
3,0 |
40,0 |
15´2 |
Biểu số 2: Giới hạn trọng tải tàu, thuyền:
Tên sông |
Luồng chạy tàu, thuyền |
Loại tàu, thuyền thông qua |
Trọng tải tối đa (Tấn) |
Châu giang |
Từ Phủ lý đến đập Trung. |
Tàu sông tự hành và các loại sà lan |
Dướo 120 |
Từ Vĩnh Trụ đến Hữu Bị. |
Tàu sông tự hành và các loại sà lan |
Dưới 100 |
|
Sắt |
Từ Ngã ba An Bài đến Mỹ Đô |
Tàu sông tự hành và các loại sà lan |
Dưới 100 |
Nhuệ |
TừNgã ba Phù Vân đến Duy Hải |
Tàu sông tự hành và các loại sa lan |
Dưới 150 |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây