Quyết định 845/QĐ-BGTVT năm 2022 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực hàng không thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải
Quyết định 845/QĐ-BGTVT năm 2022 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực hàng không thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải
Số hiệu: | 845/QĐ-BGTVT | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Lê Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 29/06/2022 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 845/QĐ-BGTVT |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải |
Người ký: | Lê Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 29/06/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 845/QĐ-BGTVT |
Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2022 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực hàng không thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 6 năm 2022.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BGTVT ngày tháng năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT |
Số hồ sơ TTHC |
Tên thủ tục hành chính |
Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
|
A. Thủ tục hành chính cấp trung ương |
||||||
1 |
1.003818 |
Gia hạn Giấy chứng nhận phê chuẩn Tổ chức bảo dưỡng tàu bay (AMO) |
Thông tư 11/2022/TT-BGTVT ngày 29/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ Quy chế An toàn hàng không lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay |
Hàng không |
Cục HKVN |
|
2 |
1.003894 |
Cấp lại Giấy phép và năng định cho nhân viên bảo dưỡng tàu bay (AMT) |
Thông tư 11/2022/TT-BGTVT ngày 29/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ Quy chế An toàn hàng không lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay |
Hàng không |
Cục HKVN |
|
3 |
1.004372 |
Cấp lại Giấy phép và năng định cho nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không (ARS) |
Thông tư 11/2022/TT-BGTVT ngày 29/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ Quy chế An toàn hàng không lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay |
Hàng không |
Cục HKVN |
|
4 |
1.004380 |
Gia hạn năng định cho nhân viên bảo dưỡng tàu bay (AMT)/nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không (ARS) |
Thông tư 11/2022/TT-BGTVT ngày 29/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ Quy chế An toàn hàng không lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay |
Hàng không |
Cục HKVN |
|
5 |
1.004413 |
Cấp Giấy chứng nhận thành viên tổ bay |
Thông tư 11/2022/TT-BGTVT ngày 29/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ Quy chế An toàn hàng không lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay |
Hàng không |
Cục HKVN |
|
A. NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ SỬA ĐỔI
1. Gia hạn Giấy chứng nhận phê chuẩn Tổ chức bảo dưỡng tàu bay (AMO)
1.1. Trình tự thực hiện:
- Nộp hồ sơ TTHC:
AMO đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận phê chuẩn phải nộp đơn đề nghị gửi Cục HKVN.
- Giải quyết TTHC:
Cục HKVN xem xét quyết định gia hạn Giấy chứng nhận trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị hoặc thông báo từ chối cấp bằng văn bản, có nêu rõ lý do.
1.2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại Văn phòng Cục Hàng không Việt Nam;
- Qua hệ thống bưu chính; hoặc
- Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Hàng không Việt Nam.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần:
- Bản sao hoặc biểu mẫu điện tử đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận phê chuẩn AMO theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 Điều 5.033;
- Bản sao hoặc bản sao điện tử của tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng;
- Bản sao hoặc bản sao điện tử báo cáo liệt kê các công việc bảo dưỡng đã thực hiện cho tàu bay quốc tịch Việt Nam;
- Bản sao hoặc bản sao điện tử Giấy chứng nhận Tổ chức bảo dưỡng, tài liệu phạm vi hoạt động và tài liệu giải trình năng lực.”;
b) Số lượng: 01 bộ
1.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục HKVN
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay - Cục HKVN
d) Cơ quan phối hợp: Không
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận phê chuẩn Tổ chức bảo dưỡng tàu bay (AMO).
1.8. Phí, lệ phí:
15.000.000 đồng
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu đơn đề nghị phê chuẩn AMO ban hành kèm theo Phụ lục 1 Điều 5.033.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức bảo dưỡng được cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn, nếu sau khi kiểm tra đánh giá, Cục HKVN nhận thấy tổ chức đó:
(1) Đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn áp dụng cho AMO; và
(2) Có hệ thống tổ chức, tài liệu, nhân lực, thiết bị, phương tiện đầy đủ và thích hợp để thực hiện bảo dưỡng tàu bay và thiết bị tàu bay mà tổ chức đề nghị phê chuẩn.
* BỘ MÁY ĐIỀU HÀNH CỦA AMO
(a) AMO phải có giám đốc điều hành, người có đủ quyền điều hành để đảm bảo tổ chức tuân thủ các yêu cầu đối với AMO và được Cục HKVN chấp thuận.
(b) Khi thực hiện các công việc bảo dưỡng được phê chuẩn, AMO phải có đủ bộ máy điều hành được đào tạo, với năng lực về hàng không dân dụng cho các vị trí sau:
(1) Quản lý bảo dưỡng nội trường;
(2) Quản lý bảo dưỡng ngoại trường;
(3) Quản lý xưởng bảo dưỡng thiết bị;
(4) Quản lý đảm bảo chất lượng và an toàn.
Ghi chú: Xem Phụ lục 1 Điều 5.083 về trách nhiệm của bộ máy điều hành.
Ghi chú: “Năng lực về hàng không dân dụng” có nghĩa là cá nhân phải có kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý được Cục HKVN chấp thuận cho chức vụ.
(c) Cục HKVN có thể phê chuẩn các chức vụ và số lượng chức vụ khác với các chức vụ được liệt kê ở trên, nếu AMO có thể chứng minh rằng tổ chức có thể vận hành với mức an toàn cao nhất dưới sự điều hành của bộ máy điều hành theo đề nghị, do:
(1) Bản chất công việc bảo dưỡng;
(2) Số lượng, kiểu loại tàu bay và thiết bị tàu bay được bảo dưỡng; và
(3) Mức độ phức tạp của hoạt động bảo dưỡng.
* QUẢNG CÁO
(a) Tổ chức bảo dưỡng không được quảng cáo là AMO trước khi được cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn.
(b) Tổ chức AMO không được phép công bố các thông tin sai lệch về tổ chức của mình hoặc các thông tin nhằm cố tình gây ra sự hiểu sai của công luận về AMO.
(c) Khi hoạt động quảng cáo thể hiện tổ chức đã được phê chuẩn, phải nêu rõ số Giấy chứng nhận phê chuẩn mà tổ chức được cấp.
* TÀI LIỆU GIẢI TRÌNH TỔ CHỨC BẢO DƯỠNG
(a) Tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng phải được cung cấp cho đội ngũ nhân viên bảo dưỡng liên quan sử dụng.
(b) Tổ chức bảo dưỡng phải đảm bảo tài liệu giải trình được sửa đổi khi cần thiết để các nội dung được cập nhật.
(c) Tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng và các sửa đổi tiếp theo phải được Cục HKVN phê chuẩn trước khi đưa vào sử dụng.
(d) Tài liệu giải trình và các sửa đổi phải được cung cấp kịp thời cho tất cả các tổ chức và cá nhân thực hiện các chức năng thuộc phạm vi áp dụng của tài liệu.
(e) Tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng phải nêu rõ phạm vi công việc của AMO, các yêu cầu liên quan để được phê chuẩn việc cấp xác nhận bảo dưỡng cho tàu bay và các thiết bị tàu bay.
(f) Tài liệu giải trình tổ chức và các tài liệu hướng dẫn khác được xác định trong tài liệu giải trình tổ chức phải:
(1) Bao gồm các chỉ dẫn và thông tin cần thiết để cho phép đội ngũ nhân viên liên quan thực hiện các chức trách nhiệm vụ của mình với mức an toàn cao;
(2) Được xây dựng ở dạng dễ sửa đổi và bao gồm hệ thống cho phép đội ngũ nhân viên xác định tình trạng hiện hành của tài liệu;
(3) Có ngày tháng năm sửa đổi cuối cùng in trên mỗi trang có sửa đổi;
(4) Không trái với quy chế này, hướng dẫn thực hiện quy chế hoặc phạm vi phê chuẩn của AMO; và
(5) Bao gồm các tham chiếu tới Bộ QCATHK.
Ghi chú: Phụ lục 1 Điều 5.087 về nội dung của Tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng.
* CÁC QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐỘC LẬP.
(a) AMO phải xây dựng các quy trình được Cục HKVN chấp thuận, để đảm bảo thực hành bảo dưỡng tốt và tuân thủ các yêu cầu liên quan trong các hướng dẫn thực hiện quy chế, sao cho tàu bay và các thiết bị tàu bay có thể được bảo dưỡng một cách hoàn hảo trước khi cho phép khai thác.
(b) AMO phải xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng độc lập, được Cục HKVN chấp thuận, để giám sát sự phù hợp của các quy trình và sự tuân thủ các quy trình đó; hệ thống kiểm tra để đảm bảo tất cả các công việc bảo dưỡng được thực hiện một cách hoàn hảo, tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn.
Ghi chú: Hệ thống đảm bảo chất lượng có thể là hệ thống chất lượng độc lập dưới sự kiểm soát của giám đốc chất lượng, người đánh giá các quy trình bảo dưỡng và tính chính xác của quá trình bảo đảm an toàn tương đương.
(c) Hệ thống đảm bảo chất lượng phải có quy trình để AMO thực hiện đánh giá lần đầu và đánh giá định kỳ đội ngũ nhân viên thực hiện các công việc bảo dưỡng.
(d) Việc giám sát sự tuân thủ bao gồm hệ thống thông tin phản hồi tới bộ máy điều hành, hệ thống đảm bảo chất lượng và giám đốc điều hành, để đảm bảo có các hành động khắc phục đối với các khiếm khuyết được phát hiện.
(e) Các quy trình bảo dưỡng phải bao trùm tất cả các khía cạnh của hoạt động bảo dưỡng và mô tả các tiêu chuẩn mà AMO sẽ tuân theo, bao gồm cả thiết kế tàu bay/thiết bị tàu bay, các tiêu chuẩn của AMO và Người khai thác tàu bay.
(f) Các quy trình bảo dưỡng phải tuân thủ các quy định và giới hạn của Phần này.
(g) Hệ thống đảm bảo chất lượng phải có đủ nhân sự để đánh giá tất cả các quy trình bảo dưỡng, theo định kỳ hàng năm cho từng loại tàu bay được bảo dưỡng, như mô tả trong tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng, theo chương trình được phê chuẩn.
(h) Hệ thống đảm bảo chất lượng của AMO phải chỉ rõ thời hạn tiến hành đánh giá, thời điểm kết thúc, và phải tổ chức hệ thống lưu giữ hồ sơ đánh giá, để có thể trình Cục HKVN khi được yêu cầu. Hệ thống đánh giá chất lượng phải có các phương tiện để các báo cáo đánh giá chất lượng, trong đó có quan sát về những sự không phù hợp hoặc tiêu chuẩn thấp được báo cáo cho giám đốc điều hành.
Ghi chú: Xem Phụ lục 1 Điều 5.090 để có các yêu cầu của hệ thống đảm bảo chất lượng.
* GIẢI TRÌNH NĂNG LỰC
(a) AMO phải xây dựng và lưu giữ tài liệu giải trình năng lực được Cục HKVN phê chuẩn. Tổ chức bảo dưỡng không được thực hiện bảo dưỡng, bảo dưỡng dự phòng, hoặc cải tiến vật phẩm hàng không cho đến khi vật phẩm đó được liệt kê trong tài liệu giải trình năng lực theo yêu cầu của Phần này.
(b) Tài liệu giải trình năng lực phải chỉ rõ kiểu, loại, số quy cách hoặc tên gọi khác của nhà sản xuất vật phẩm.
(c) Vật phẩm chỉ có thể được liệt kê trong tài liệu giải trình năng lực nếu thuộc năng định và cấp đã được phê chuẩn trong Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng, và chỉ sau khi tổ chức bảo dưỡng đã thực hiện tự đánh giá theo quy định của Phần này.
(1) Tổ chức bảo dưỡng phải thực hiện tự đánh giá năng lực để thực hiện bảo dưỡng vật phẩm theo quy định của Điều này nhằm đảm bảo sự đầy đủ về cơ sở nhà xưởng, trang thiết bị, vật liệu, dữ liệu bảo dưỡng, các quy trình, đội ngũ nhân viên được đào tạo để thực hiện công việc bảo dưỡng vật phẩm theo yêu cầu của Phần này;
(2) Nếu tổ chức bảo dưỡng xác định có đủ năng lực, thì có thể đưa vật phẩm vào tài liệu giải trình năng lực.
(d) Hồ sơ đánh giá nêu tại khoản (c) của Điều này phải được ký bởi giám đốc điều hành và phải được AMO lưu giữ.
(e) Khi liệt kê vật phẩm bổ sung vào tài liệu giải trình năng lực của mình, tổ chức bảo dưỡng gửi một bản sao cho Cục HKVN.
(f) Tài liệu giải trình năng lực phải luôn có đủ để công chúng và Cục HKVN kiểm tra.
(g) Hồ sơ tự đánh giá phải có đầy đủ để Cục HKVN kiểm tra.
(h) AMO phải lưu giữ tài liệu giải trình năng lực và hồ sơ tự đánh giá 24 tháng kể từ ngày giám đốc điều hành chấp thuận chúng.
* YÊU CẦU VỀ NHÂN SỰ VÀ ĐÀO TẠO
(a) AMO phải bổ nhiệm nhân sự cho bộ máy điều hành được Cục HKVN chấp thuận. Trong trách nhiệm của những người này có việc đảm bảo cho AMO tuân thủ các yêu cầu của Phần này.
(b) Việc bổ nhiệm nhân sự vào các chức vụ điều hành phải thể hiện được cơ cấu điều hành của AMO, và phải bảo đảm tất cả các chức năng của AMO nêu tại Phần này.
(c) Các cán bộ điều hành phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc điều hành.
(d) AMO phải có đủ nhân sự để lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận cho phép khai thác phù hợp với phê chuẩn.
(e) Năng lực của đội ngũ nhân viên tham gia bảo dưỡng phải được đánh giá theo quy trình và tiêu chuẩn được Cục HKVN chấp thuận.
(f) Nhân viên ký xác nhận bảo dưỡng hoặc Giấy chứng nhận cho phép khai thác phải được đánh giá theo các yêu cầu của Phần 4 và Phần 7, căn cứ theo công việc thực hiện và được Cục HKVN chấp thuận.
(g) Đội ngũ nhân viên bảo dưỡng và ký xác nhận bảo dưỡng phải đáp ứng các yêu cầu về phân loại, được đào tạo ban đầu và đào tạo lại, bao gồm đào tạo về chuyên môn, an toàn và yếu tố con người theo các nhiệm vụ và trách nhiệm được phân công, phù hợp với chương trình được Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận.
(h) Chương trình đào tạo do AMO xây dựng phải bao gồm đào tạo kiến thức và kỹ năng liên quan đến yếu tố và khả năng con người, bao gồm hiệp đồng với nhân viên bảo dưỡng khác và tổ lái.
* HỒ SƠ ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN XÁC NHẬN BẢO DƯỠNG
(a) AMO phải có danh sách đội ngũ nhân viên xác nhận bảo dưỡng, trong đó bao gồm chi tiết về phạm vi được ủy quyền của họ.
(b) Đội ngũ nhân viên xác nhận bảo dưỡng phải được thông báo rõ bằng văn bản phạm vi được ủy quyền của họ.
Ghi chú: Xem Phụ lục 1 Điều 5.097 để biết các yêu cầu chi tiết liên quan đến hồ sơ nhân viên xác nhận bảo dưỡng.
* CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN
(a) AMO phải có hệ thống quản lý an toàn đáp ứng các yêu cầu quy trình trong Phần 1 Chương I Bộ QCATHK và được Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận.
(b) Hệ thống quản lý an toàn của AMO phải xác định rõ các ranh giới về trách nhiệm an toàn trong toàn bộ tổ chức bảo dưỡng, bao gồm cả trách nhiệm trực tiếp về an toàn của bộ máy điều hành cao nhất.
* HỒ SƠ BẢO DƯỠNG
(a) AMO phải lập hồ sơ chi tiết cho tất cả công việc bảo dưỡng được thực hiện theo cách thức và mẫu biểu được Cục HKVN chấp thuận.
(b) AMO phải cung cấp một bản sao Giấy chứng nhận cho phép khai thác cho Người khai thác tàu bay, bao gồm:
(1) Tham chiếu tới dữ liệu bảo dưỡng được sử dụng cho công việc bảo dưỡng đó;
(2) Một bản sao của dữ liệu bảo dưỡng liên quan trong trường hợp sửa chữa lớn hoặc cải tiến kỹ thuật.
(c) AMO phải lưu giữ chi tiết hồ sơ bảo dưỡng để thể hiện tất cả các yêu cầu về ký Giấy chứng nhận cho phép khai thác đã được đáp ứng.
(d) Các hồ sơ bảo dưỡng, các dữ liệu được phê chuẩn, phải được lưu giữ 24 tháng tính từ ngày tàu bay hoặc thiết bị tàu bay được AMO cấp Giấy chứng nhận cho phép khai thác.
Ghi chú: Nếu Người khai thác tàu bay thuê AMO lưu giữ các Giấy chứng nhận cho phép khai thác tàu bay và các dữ liệu được phê chuẩn liên quan, thì thời hạn lưu giữ phải đáp ứng các yêu cầu về lưu giữ hồ sơ tại Phần 4.
* LẬP HỒ SƠ BẢO DƯỠNG VÀ CẢI TIẾN
(a) Người thực hiện bảo dưỡng, bảo dưỡng dự phòng, tân tạo (rebuild), hoặc cải tiến tàu bay/thiết bị tàu bay, phải lập hồ sơ bảo dưỡng của thiết bị đó, bao gồm:
(1) Mô tả công việc thực hiện và tham chiếu dữ liệu;
(2) Ngày tháng năm hoàn thành công việc;
(3) Họ tên người thực hiện công việc, nếu không phải là người được chỉ rõ trong khoản này;
(4) Chữ ký, số Giấy chứng nhận phê chuẩn, loại Giấy chứng nhận phê chuẩn của người phê chuẩn công việc, nếu công việc thực hiện trên tàu bay/thiết bị tàu bay đạt yêu cầu;
(5) Chữ ký của người được ủy quyền, số Giấy chứng nhận phê chuẩn của AMO, loại Giấy chứng nhận phê chuẩn của người phê chuẩn hoặc không phê chuẩn Giấy chứng nhận cho phép khai thác tàu bay, thân cánh, động cơ tàu bay, cánh quạt, thiết bị phụ, bộ phận cấu thành hoặc một phần của chúng;
(6) Chữ ký là một phần của xác nhận bảo dưỡng chỉ cho công việc được thực hiện;
(7) Ngoài các nội dung phải đưa vào hồ sơ bảo dưỡng theo yêu cầu của mục này, các cải tiến lớn và sửa chữa lớn phải được lập hồ sơ theo mẫu do Cục HKVN quy định.
* LẬP HỒ SƠ ĐẠI TU
(a) Không người nào được lập hồ sơ đại tu tàu bay hoặc thiết bị tàu bay, nếu tàu bay hoặc thiết bị tàu bay không được:
(1) Phân rã, làm sạch, kiểm tra như cho phép, sửa chữa theo yêu cầu, lắp ráp lại, bằng các phương pháp, kỹ thuật, thực hành được Cục HKVN chấp thuận; và
(2) Thử nghiệm theo các tiêu chuẩn và các dữ liệu được phê chuẩn, hoặc theo các tiêu chuẩn và dữ liệu hiện hành do chủ sở hữu Giấy chứng nhận loại, Giấy chứng nhận loại bổ sung hoặc giấy phép sản xuất thiết bị, phụ tùng, vật liệu ban hành, được Cục HKVN chấp thuận.
Ghi chú: Xem định nghĩa đại tu tại Phần 4.
* LẬP HỒ SƠ TÂN TẠO
(a) Không người nào được lập hồ sơ tân tạo tàu bay hoặc thiết bị tàu bay, nếu tàu bay hoặc thiết bị tàu bay không được:
(1) Phân rã, làm sạch, kiểm tra như cho phép;
(2) Sửa chữa theo yêu cầu; và
(3) Lắp ráp lại, và thử nghiệm đạt các dung sai và giới hạn như mới, hoặc phê chuẩn tăng hoặc giảm kích thước.
Ghi chú: Xem định nghĩa tân tạo tại Phần 4.
* LẬP HỒ SƠ XÁC NHẬN BẢO DƯỠNG
(a) Không người nào được phê chuẩn cho phép khai thác tàu bay hoặc thiết bị tàu bay đã được bảo dưỡng, trừ khi:
(1) Các hồ sơ bảo dưỡng đã được lập xong;
(2) Hồ sơ sửa chữa hoặc cải tiến làm theo mẫu do Cục HKVN phê chuẩn hoặc cung cấp đã được lập hoàn chỉnh theo quy định.
(b) Nếu sửa chữa hoặc cải tiến ảnh hưởng đến các giới hạn khai thác hoặc dữ liệu bay cho trong tài liệu hướng dẫn bay (AFM) được phê chuẩn, thì các giới hạn hoặc dữ liệu bay đó phải được sửa đổi một cách thích hợp và đưa vào áp dụng theo quy định.
* HỒ SƠ BẢO DƯỠNG CHO CÔNG VIỆC KIỂM TRA
(a) Nhân viên ký cho phép/ hoặc không cho phép tàu bay, thiết bị tàu bay vào khai thác sau khi thực hiện công việc kiểm tra theo các quy định của Phần này, phải ghi chép vào hồ sơ bảo dưỡng cho công việc kiểm tra với các thông tin sau:
(1) Loại hình kiểm tra và mô tả vắn tắt mức độ kiểm tra;
(2) Ngày tháng năm thực hiện công việc kiểm tra, giờ bay từ đầu và số lần hạ cánh tổng cộng của tàu bay; và
(3) Chữ ký được ủy quyền, số Giấy chứng nhận phê chuẩn của AMO, loại Giấy chứng nhận phê chuẩn của người phê chuẩn hoặc không phê chuẩn cho phép khai thác tàu bay, thân cánh, động cơ tàu bay, cánh quạt, thiết bị, bộ phận cấu thành, hoặc một phần của chúng;
(4) Nếu tàu bay được kết luận là đủ điều kiện bay và được phê chuẩn cho phép khai thác, thì đưa ra lời cam kết sau đây, hoặc tương tự: Tôi xác nhận rằng tàu bay này đã được kiểm tra phù hợp với (dạng kiểm tra) và được kết luận là ở trong tình trạng đủ điều kiện bay;
(5) Nếu tàu bay không được phê chuẩn cho phép khai thác vì cần bảo dưỡng thêm, hoặc không phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng, các chỉ lệnh đủ điều kiện bay, hoặc các dữ liệu được phê chuẩn khác, thì đưa ra lời cam kết sau đây, hoặc tương tự: Tôi xác nhận rằng tàu bay này đã được kiểm tra phù hợp với (dạng kiểm tra) và danh mục các khiếm khuyết và các hạng mục không đủ điều kiện bay (ghi rõ ngày tháng năm) được cung cấp cho chủ sở hữu hoặc Người khai thác tàu bay; và
(6) Nếu kiểm tra được thực hiện theo chương trình kiểm tra được cung cấp trong Phần 4, thì hồ sơ phải chỉ rõ chương trình kiểm tra được thực hiện và bao gồm cam kết rằng kiểm tra đã được thực hiện phù hợp với nội dung và các quy trình của chương trình đó.
* DANH MỤC CÁC KHIẾM KHUYẾT
(a) Nếu người thực hiện kiểm tra yêu cầu theo Phần này cho rằng tàu bay không đủ điều kiện bay hoặc không đáp ứng dữ liệu Giấy chứng nhận phê chuẩn loại áp dụng, các chỉ lệnh đủ điều kiện bay, hoặc các dữ liệu được phê chuẩn khác, thì người đó phải cung cấp cho chủ sở hữu hoặc người thuê tàu bay danh mục, với chữ ký, các khiếm khuyết đó.
* YÊU CẦU VỀ CƠ SỞ NHÀ XƯỞNG
(a) Cơ sở nhà xưởng phải thích hợp cho tất cả công việc theo kế hoạch để đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết.
(b) Môi trường làm việc phải thích hợp cho các công việc được thực hiện và không được ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân viên.
(c) Văn phòng làm việc phải phù hợp cho bộ máy điều hành, các bộ phận đảm bảo chất lượng, lập kế hoạch, kỹ thuật và thống kê kỹ thuật.
(d) Các xưởng chuyên dụng phải được ngăn cách với các khoang (bay) của hanga, một cách thích hợp, để đảm bảo môi trường làm việc và không xảy ra ô nhiễm khu vực làm việc.
(e) Phải có kho bảo quản trang thiết bị, dụng cụ, thiết bị tàu bay và vật liệu.
(f) Điều kiện bảo quản phải đảm bảo an toàn cho các thiết bị dùng được, ngăn cách thiết bị dùng được với thiết bị không dùng được, phòng ngừa sự suy giảm chất lượng và hư hỏng của thiết bị bảo quản trong kho.
(g) Cơ sở nhà xưởng phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại Thông tư 53/2012/TT-BGTVT ngày 25/12/2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định về bảo dưỡng môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng.
Ghi chú: Xem Phụ lục 1 Điều 5.135 để biết chi tiết các yêu cầu về cơ sở nhà xưởng.
* TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU
(a) AMO phải có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ và vật liệu cần thiết để thực hiện các công việc được phê chuẩn. Trang thiết bị, dụng cụ và vật liệu phải được AMO kiểm soát hoàn toàn. “Phải có đầy đủ” trong trường hợp này được hiểu là phải thường xuyên có các trang thiết bị, dụng cụ và vật liệu cần thiết và ở trạng thái tốt để sẵn sàng cho việc sử dụng, ngoại trừ những dụng cụ ít sử dụng đến mức không cần thường xuyên phải có.
(b) Cục Hàng không Việt Nam có thể miễn trừ việc AMO phải sở hữu các trang thiết bị và dụng cụ chuyên dụng để thực hiện bảo dưỡng hoặc sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay nêu trong Tài liệu phạm vi hoạt động của AMO nếu các trang thiết bị và dụng cụ được thuê mượn bằng hợp đồng và được AMO kiểm soát đầy đủ khi cần.
(c) AMO phải kiểm soát trang thiết bị, dụng cụ chính xác, thiết bị thử nghiệm sử dụng để xác định tình trạng đủ điều kiện bay hoặc các khiếm khuyết.
(d) AMO phải đảm bảo các trang thiết bị, dụng cụ, thiết bị thử nghiệm sử dụng trong kiểm tra sản phẩm hoặc để xác định tính đủ điều kiện bay phải được hiệu chuẩn để đảm bảo tính chính xác, đáp ứng các tiêu chuẩn được chấp thuận bởi Cục HKVN và có khả năng truy nguyên tới các tiêu chuẩn do tổ chức thiết kế của trang thiết bị, dụng cụ, thiết bị thử nghiệm đó ban hành.
(e) AMO phải lưu giữ hồ sơ hiệu chuẩn và các chuẩn sử dụng để hiệu chuẩn.
Ghi chú: Xem Phụ lục 1 Điều 5.137 để biết các yêu cầu chi tiết liên quan đến thiết bị, dụng cụ và vật liệu.
* DỮ LIỆU KỸ THUẬT ĐỦ ĐIỀU KIỆN BAY
(a) AMO phải có đầy đủ dữ liệu được phê chuẩn thích hợp với công việc thực hiện được phê chuẩn do Cục Hàng không Việt Nam, tổ chức thiết kế tàu bay, thiết bị tàu bay, các tổ chức thiết kế được phê chuẩn của quốc gia sản xuất và quốc gia thiết kế cung cấp.
Ghi chú: Cục HKVN có thể chấp thuận và yêu cầu AMO phải có đầy đủ dữ liệu do các nhà chức trách khác hoặc tổ chức thiết kế cung cấp.
(b) Khi AMO sửa đổi dữ liệu được phê chuẩn nêu tại khoản (a) sang dạng trình bày có lợi hơn cho các hoạt động bảo dưỡng, thì AMO đó phải trình Cục HKVN chấp thuận sửa đổi tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng.
(c) Toàn bộ dữ liệu được phê chuẩn mà AMO sử dụng phải được cập nhật và sẵn sàng để đội ngũ nhân viên có thể truy cập để thực hiện các nhiệm vụ của mình.
Ghi chú: Xem Phụ lục 1 Điều 5.140 để biết các yêu cầu chi tiết liên quan đến dữ liệu được phê chuẩn.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QHH11 ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QHH13 ngày 21/11/2014;
- Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay;
- Thông tư số 03/2016/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2011/TT- BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay;
- Thông tư số 56/2018/TT-BGTVT ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.
- Thông tư 11/2022/TT-BGTVT ngày 29/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tài ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.
- Thông tư 193/2016/TT-BTC ngày 8/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không.
Đơn đề nghị cấp, gia hạn Giấy chứng nhận Tổ chức bảo dưỡng
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN TỔ CHỨC BẢO DƯỠNG APPLICATION FOR ISSUANCE, AMENDMENT OR RENEWAL OF APPROVED MAINTERNANCE ORGANIZATION CERTIFICATE |
HƯỚNG DẪN Điền tay hoặc máy. Chỉ nộp bản gốc cho Phòng Tiêu chuẩn An toàn bay hoặc Người được Cục HKVN ủy quyền. Nếu cần thêm không gian, hãy sử dụng trang đính kèm. INSTRUCTIONS Write or type. Submit original hardcopy only to the Flight Safety Standards Department or a CAAV authorized person. If additional space is required, use an attachment. |
||||||||||||||
A. THÔNG TIN TỔ CHỨC BẢO DƯỠNG/ MAINTERNANCE ORGANIZATION INFORMATION: |
||||||||||||||||
1. TÊN TỔ CHỨC HOẶC NGƯỜI NỘP HỒ SƠ AMO/ NAME OF AMO APPLICANT OR HOLDER
|
2. ĐỊA CHỈ (Đường phố hoặc số hộp thư bưu điện)/ PERMANENT ADDRESS (Street or PO Box Number) |
|||||||||||||||
3. SỐ ĐIỆN THOẠI/ TELEPHONE |
4. THÀNH PHỐ/CITY |
BANG/ TỈNH/ STATE/PROVINCE |
MÃ BƯU ĐIỆN/ MAIL CODE
|
QUỐC GIA/COUNTRY |
||||||||||||
5. ĐỊA CHỈ CƠ SỞ BẢO DƯỠNG CHÍNH/ LOCATION OF MAIN BASE
|
7. ĐỊA CHỈ CÁC CHI NHÁNH/ LOCATION OF SATELLITE BASE(S) |
|||||||||||||||
B. ĐƠN ĐƯỢC LẬP CHO MỤC ĐÍCH/ APPLICATION IS HEREBY MADE FOR: |
||||||||||||||||
□ 1. Cấp giấy chứng nhận AMO và các năng định để tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa và cải tiến được xác định dưới đây, và để phê chuẩn AMO Issuance of a AMO certificate and associated ratings to conduct the maintenance, repairs and modifications identified below, and for the approval of the AMO. |
||||||||||||||||
□ 2. Gia hạn Giấy
chứng nhận AMO hiện có và các năng định liên quan/ □ (a) Không thay
đổi các năng định, cấp và thiết bị/ (b) Cùng với việc
bổ sung các năng định dưới đây đề nghị phê chuẩn/ □ (c) Cùng với việc
loại bỏ năng định dưới đây ra khỏi Phạm vi hoạt động/ |
Số Giấy chứng nhận
AMO/ |
Ngày hết hạn/ |
||||||||||||||
□ 3. Sửa đổi Giấy
chứng nhận AMO hiện tại và năng định/ □ (a) Bổ sung các
năng định và cấp dưới đây đề nghị phê chuẩn/ □ (b) Loại bỏ năng
định và cấp dưới đây khỏi Phạm vi hoạt động/ |
Số Giấy chứng nhận
AMO/ |
Ngày hết hạn/ |
||||||||||||||
C. CÁC NĂNG ĐỊNH AMO/ AMO RATINGS: |
||||||||||||||||
BỔ SUNG/ ADD |
LOẠI BỎ/ DELETE |
NĂNG ĐỊNH/ RATING |
MÔ TẢ CẤP/ CLASSDESCRIPTTION |
MÔ TẢ THIẾT BỊ/ EQUIPMENT DESCRIPTION |
||||||||||||
□ |
□ |
1. |
|
|
||||||||||||
□ |
□ |
2. |
|
|
||||||||||||
□ |
□ |
3. |
|
|
||||||||||||
□ |
□ |
4. |
|
|
||||||||||||
□ |
□ |
5. |
|
|
||||||||||||
□ |
□ |
6. |
|
|
||||||||||||
□ |
□ |
7. |
|
|
||||||||||||
Nếu cần thêm khoảng trống, vui lòng đính kèm thêm trang/ If more space is needed, please attach additional page(s). |
||||||||||||||||
D. CÁC ĐÍNH KÈM THEO ĐƠN/ ADDITIONAL APPLICATION ATTACHMENTS: |
||||||||||||||||
□ 1.Tài liệu giải
trình tổ chức bảo dưỡng/ |
□ 5. Tài liệu Giải
trình năng lực/ |
□ 9. Sơ đồ và mô tả
về cơ sở vật chất/ |
||||||||||||||
□ 2.Báo cáo phù hợp
Phần 5/ |
□ 6.Danh sách nhà
cung cấp và chức năng/ |
□ 10.Chương trình
huấn luyện/ |
||||||||||||||
□ 3.Lý lịch bộ máy
điều hành/ |
□ 7. Phạm vi hoạt
động dự kiến/ |
□ 11. Sổ tay chất
lượng/ |
||||||||||||||
□ 4.Lý lịch nhân
viên xác nhận hoàn thành bảo dưỡng/ |
□ 8. Gói công việc
mẫu/ |
□ 12. Hồ sơ sát
hạch dự kiến/ |
||||||||||||||
Nếu cần thêm khoảng trống,vui lòng đính kèm thêm trang/If more space is needed, please attach additional page(s). |
||||||||||||||||
E. XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI NỘP ĐƠN/ APPLICANT’S CERTIFICATION Tôi xác nhận rằng tất cả trình bày và trả lời của tôi trên mẫu đơn này là hoàn chỉnh và đúng theo sự hiểu biết tốt nhất của tôi và tôi đồng ý rằng chúng được coi là một cơ sở để Cục HKVN phê chuẩn giấy chứng nhận cho tôi./ I certify that all statements and answers provided by me on this application form are complete and true to the best of my knowledge and I agree that they are to be considered as part of the basis for issuance of any CAAV certificate to me. |
||||||||||||||||
Tổ chức, cá nhân không được gian lận bằng cách tạo ra các thông tin sai nhằm mục đích nhận được cho mình hoặc bất kỳ người nào khác sự cấp, công nhận, gia hạn hoặc thay đổi bất kỳ giấy phép nào./ A person shall not with intent to deceive by making any false representation for the purpose of procuring for himself or any other person the grant, issue, renewal or variation of any such license. |
1. NGÀY THÁNG NĂM/ DATE:
|
2. CHỮ KÝ NGƯỜI NỘP ĐƠN/ APPLICANT SIGNATURE: |
||||||||||||||
3. TÊN VÀ CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI NỘP ĐƠN/PRINTED NAME AND TITLE OF APPLICANT: |
||||||||||||||||
F. CHỨNG NHẬN CỦA CỤC HKVN/ CAAV CERTIFICATION: |
||||||||||||||||
1. □PHÊ CHUẨN với những năng định liên quan nêu trên/ APPROVED with the associated ratings bearing the number shown above. Ngày hiệu lực/ Effective Date: / / Ngày hết hạn/ Expires On: / / |
2.□KHÔNG
PHÊ CHUẨN/ |
|||||||||||||||
□ Gia hạn/ Renewal □ không kèm sửa đổi/ without amendments có kèm sửa đổi/ with amendments |
||||||||||||||||
3. Tên và Chức danh của người phê chuẩn / Name and Title of approving person |
4. Chữ ký/ Signature |
5. Ngày tháng năm/ Date |
||||||||||||||
CAAV FSSD Form 512B [2]2022 |
||||||||||||||||
PHỤ LỤC 1 ĐIỀU 5.087: NỘI DUNG TÀI LIỆU GIẢI TRÌNH TỔ CHỨC BẢO DƯỠNG
(a) AMO phải có tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng bao gồm các thông tin sau:
1. Bản cam kết có chữ ký xác nhận của giám đốc điều hành: cam kết tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng và các quy trình liên quan đảm bảo việc tuân thủ của AMO với các quy định của Phần này và duy trì việc tuân thủ trong mọi thời điểm được phê chuẩn; trường hợp giám đốc điều hành (Accountable Manager) của AMO không phải là Người đứng đầu tổ chức (CEO) thì bản cam kết này phải được ký xác nhận bởi cả hai người nêu trên;
2. Chính sách an toàn và chất lượng: mô tả hệ thống đảm bảo chất lượng độc lập nhằm giám sát việc tuân thủ và tính đầy đủ của các quy trình (hoặc hệ thống kiểm tra) để đảm bảo các công việc bảo dưỡng được thực hiện đúng; tàu bay và các thiết bị được ký xác nhận đưa vào khai thác theo đúng các quy định, bao gồm cả các quy trình tự đánh giá bao gồm cả phương pháp và tần suất thực hiện việc tự đánh giá và các quy trình báo cáo đến giám đốc điều hành để thực hiện công việc rà soát và có biện pháp khắc phục;
3. Tên tuổi và chức danh của các vị trí quan trọng của AMO đã được Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận theo quy định;
4. Nhiệm vụ và trách nhiệm của các vị trí quan trọng, bao gồm cả các vấn đề liên quan mà họ sẽ trực tiếp làm việc với Cục Hàng không Việt Nam trên danh nghĩa của AMO;
5. Sơ đồ tổ chức và sự phân định trách nhiệm của AMO đối với các vị trí quan trọng;
6. Danh sách nhân viên ký xác nhận hoàn thành bảo dưỡng;
7. Mô tả khái quát nguồn nhân lực;
8. Mô tả khái quát về cơ sở, trang thiết bị nhà xưởng ở từng địa điểm được nêu trong phạm vi công việc của AMO;
9. Phạm vi công việc nêu rõ các mức độ công việc được phê chuẩn thực hiện;
10. Chương trình đào tạo;
11. Quy trình thông báo các thay đổi của AMO;
12. Quy trình sửa đổi tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng;
13. Mô tả phương pháp được sử dụng để hoàn thiện và lưu giữ hồ sơ bảo dưỡng
để chứng tỏ tất cả các yêu cầu về ký và cho phép khai thác được đáp ứng;
14. Mô tả quy trình chuẩn bị cho phép khai thác và các trường hợp phải ký xác nhận hoàn thành bảo dưỡng trước khi đưa vào khai thác;
15. Mô tả các quy trình bổ sung để tuân thủ các quy trình bảo dưỡng của tài liệu giải trình quản lý bảo dưỡng và yêu cầu khác của Người khai thác;
16. Mô tả quy trình nhận, sửa đổi và phân phối trong nội bộ tổ chức bảo dưỡng tất cả các dữ liệu được phê chuẩn liên quan đến tiêu chuẩn đủ điều kiện bay từ chủ sở hữu Giấy chứng nhận phê chuẩn loại hoặc tổ chức thiết kế loại;
17. Mô tả các quy trình được sử dụng để xác lập năng lực của đội ngũ nhân viên bảo dưỡng tàu bay;
18. Mô tả các quy trình bảo dưỡng của AMO, bao gồm các quy trình kiểm tra đầu vào, kiểm tra không phá hủy và các quy trình khác của hoạt động bảo dưỡng;
19. Mô tả các quy trình để tuân thủ các thông báo kỹ thuật và các yêu cầu báo cáo của Phần 4 Bộ QCATHK;
20. Quy trình kiểm soát hoạt động bảo dưỡng thực hiện ngoài căn cứ;
21. Quy trình kiểm soát dụng cụ, thiết bị;
22. Các quy trình của AMO và hệ thống đảm bảo chất lượng;
23. Danh mục các Người khai thác tàu bay mà AMO cung cấp dịch vụ bảo dưỡng;
24. Danh mục các tổ chức liên quan đến công việc bảo dưỡng;
25. Danh mục các cơ sở bảo dưỡng ngoại trường, bảo dưỡng nội trường, bảo dưỡng thiết bị;
26. Danh mục các nhà thầu phụ.
(b) Các phần của tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng có thể lưu giữ tách biệt hoặc trên các file dữ liệu tách biệt trong mối quan hệ với tài liệu gốc nhưng phải có tham chiếu cụ thể đến tài liệu gốc.
PHỤ LỤC 1 CỦA 5.090 YÊU CẦU CỤ THỂ CỦA HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
(a) Các mục tiêu chính của hệ thống đảm bảo chất lượng là giúp cho AMO cung cấp dịch vụ bảo dưỡng đạt tiêu chuẩn áp dụng và luôn tuân thủ các yêu cầu.
(b) Thành phần cốt yếu của hệ thống đảm bảo chất lượng là đánh giá chất lượng độc lập. Đánh giá chất lượng độc lập là quá trình khách quan của hoạt động kiểm tra một cách thường xuyên năng lực của AMO trong việc thực hiện các công việc bảo dưỡng đạt tiêu chuẩn theo quy định, bao gồm cả kiểm tra một số sản phẩm được bảo dưỡng, kết quả cuối cùng của quá trình bảo dưỡng. Đánh giá chất lượng độc lập thể hiện sự đánh giá khách quan toàn bộ hoạt động liên quan đến bảo dưỡng và có mục đích bổ sung yêu cầu tại Điều 5095, để nhân viên xác nhận bảo dưỡng tin chắc rằng tất cả các công việc bảo dưỡng đã được thực hiện chuẩn xác trước khi cấp chứng chỉ cho phép khai thác. Đánh giá chất lượng độc lập phải bao gồm một tỷ lệ đánh giá ngẫu nhiên trên cơ sở lấy mẫu khi thực hiện bảo dưỡng. Điều này có nghĩa là phải thực hiện một số cuộc đánh giá vào ban đêm đối với AMO có thực hiện bảo dưỡng vào ban đêm.
(c) Ngoại trừ quy định tại các khoản (f) và (h) dưới đây, đánh giá chất lượng độc lập phải đảm bảo rằng tất cả các khía cạnh của sự tuân thủ với Phần 5 của AMO phải được kiểm tra định kỳ hàng năm theo kế hoạch lập trước. Đánh giá chất lượng độc lập không yêu cầu mỗi quy trình đều phải được kiểm tra đối với từng dòng sản phẩm, khi có thể chứng minh rằng một quy trình cụ thể được áp dụng chung cho nhiều dòng sản phẩm và quy trình được kiểm tra định kỳ 12 tháng mà không phát hiện khiếm khuyết. Nếu phát hiện được khiếm khuyết, thì quy trình cụ thể đó phải được kiểm tra lại đối với các dòng sản phẩm khác cho đến khi các khiếm khuyết được khắc phục, sau đó việc đánh giá độc lập có thể quay trở lại chu kỳ 12 tháng đối với quy trình cụ thể.
(d) Ngoại trừ quy định tại khoản (f), đánh giá độc lập phải kiểm tra mẫu một sản phẩm thuộc mỗi dòng sản phẩm theo định kỳ 12 tháng để thể hiện hiệu quả của sự tuân thủ các quy trình bảo dưỡng. Đánh giá các quy trình và đánh giá sản phẩm nên kết hợp bằng cách lựa chọn sản phẩm mẫu, ví dụ như tàu bay, động cơ hoặc đồng hồ và kiểm tra việc tuân thủ tất cả các quy trình và quy định liên quan tới sản phẩm mẫu cụ thể, để đảm bảo rằng kết quả cuối cùng là sản phẩm đạt tiêu chuẩn đủ điều kiện bay. Đối với đánh giá chất lượng độc lập, dòng sản phẩm bao gồm sản phẩm bất kỳ theo Phụ lục 1 của Điều 5043 về cấp phê chuẩn kèm theo Giấy chứng nhận phê chuẩn phù hợp với Phần 5 được cấp cho tổ chức bảo dưỡng cụ thể. Do đó, nếu AMO với năng lực bảo dưỡng tàu bay, sửa chữa động cơ, cụm phanh và tự động lái, thì phải tiến hành 4 cuộc đánh giá mẫu đầy đủ mỗi năm, ngoại trừ trường hợp quy định tại các khoản (e), (f) hoặc (h).
(e) Kiểm tra mẫu sản phẩm có nghĩa là chứng kiến việc thử nghiệm bất kỳ và kiểm tra bằng mắt sản phẩm và các tài liệu liên quan. Kiểm tra mẫu không cần phải lặp lại việc tháo (phân rã) hoặc thử nghiệm ngoại trừ trường hợp kiểm tra mẫu phát hiện được các khiếm khuyết cần khắc phục.
(f) Ngoại trừ trường hợp quy định tại khoản (h), nếu AMO quá nhỏ, trong đó chỉ có không quá 10 người tham gia công việc bảo dưỡng, nếu chọn phương thức thuê bộ phận đánh giá độc lập của hệ thống chất lượng của một AMO khác với điều kiện việc đánh giá tất cả các hoạt động của AMO phải được tiến hành theo tần suất tối thiểu 12 tháng một lần.
(g) Ngoại trừ trường hợp quy định tại khoản (h), nếu AMO có các trạm bảo dưỡng ngoại trường như đã liệt kê theo quy định tại Điều 5020(c), hệ thống đảm bảo chất lượng phải mô tả cách thức kiểm soát các trạm này trong khuôn khổ của hệ thống và đưa ra kế hoạch đánh giá từng trạm theo tần suất phù hợp với hoạt động bay tại trạm đó. Ngoại trừ trường hợp quy định tại khoản (i), khoảng thời gian lớn nhất giữa các lần đánh giá một trạm ngoại trường cụ thể không được vượt quá 24 tháng.
(h) Ngoại trừ trường hợp quy định tại khoản (c), Cục HKVN có thể đồng ý tăng khoảng thời gian thêm 100% nếu như không có những khiếm khuyết liên quan đến an toàn và AMO có lưu giữ đầy đủ hồ sơ về việc khắc phục các khiếm khuyết một cách kịp thời.
(i) Cần phải có báo cáo mỗi khi tiến hành đánh giá, trong đó mô tả những gì đã kiểm tra và những khiếm khuyết phát hiện được đối với các quy trình và sản phẩm.
(j) Tính độc lập của đánh giá phải được đảm bảo bằng việc các cuộc đánh giá luôn luôn được thực hiện bởi những người không phải thực hiện chức năng, quy trình hoặc sản phẩm được kiểm tra. Đối với AMO lớn, có trên 500 nhân viên kỹ thuật, phải có nhóm đánh giá chất lượng có trình độ chuyên môn, chỉ thực hiện chức năng đánh giá, lập báo cáo các khiếm khuyết và giám sát hoạt động khắc phục các khiếm khuyết. Đối với AMO trung bình, có dưới 500 nhân viên bảo dưỡng, thì có thể lấy những người có đủ trình độ từ bộ phận không có chức năng sản xuất, quy trình hoặc sản phẩm, tiến hành đánh giá bộ phận phải thực hiện các chức năng vừa nêu, dưới sự kiểm soát của phụ trách chất lượng đối với việc lập kế hoạch và thực hiện đánh giá. AMO có không quá 10 nhân viên tham gia bảo dưỡng, có thể thuê bộ phận đánh giá của hệ thống đảm bảo chất lượng thuộc AMO khác, hoặc những người có đủ trình độ được Cục HKVN chấp thuận.
(k) Thành phần trọng yếu của hệ thống đảm bảo chất lượng là hệ thống phản hồi thông tin chất lượng.
(l) Hệ thống phản hồi thông tin chất lượng không được thuê người từ bên ngoài. Chức năng cơ bản của hệ thống phản hồi thông tin chất lượng là đảm bảo tất cả các khiếm khuyết phát hiện được trong các cuộc đánh giá chất lượng độc lập của tổ chức được thanh tra đầy đủ và khắc phục kịp thời, để giám đốc điều hành được thông tin kịp thời về các vấn đề an toàn và sự tuân thủ Phần 5.
(m) Các báo cáo đánh giá chất lượng độc lập phải được gửi cho các bộ phận liên quan để khắc phục đúng thời hạn đặt ra. Thời hạn khắc phục phải được thảo luận với các bộ phận liên quan trước khi bộ phận chất lượng hoặc nhân viên đánh giá khẳng định thời hạn đó trong báo cáo. Các bộ phận liên quan phải khắc phục các khiếm khuyết và thông báo cho bộ phận chất lượng hoặc nhân viên đánh giá theo dõi hoạt động khắc phục đó.
(n) Giám đốc điều hành phải thường xuyên họp với nhân viên dưới quyền để kiểm tra tiến trình khắc phục các khiếm khuyết. Đối với các AMO lớn, giám đốc điều hành có thể ủy quyền cho phụ trách chất lượng thực hiện các cuộc họp đó, nhưng hàng năm giám đốc điều hành phải họp ít nhất là 2 lần với các cán bộ điều hành để rà soát lại chức năng tổng thể, và nhận được ít nhất là báo cáo tóm tắt 6 tháng 1 lần về các khiếm khuyết và việc khắc phục các khiếm khuyết.
(o) Tất cả các hồ sơ liên quan đến đánh giá chất lượng độc lập và hệ thống thông tin phản hồi về chất lượng phải được lưu giữ ít nhất 2 năm sau ngày khắc phục xong khiếm khuyết.
PHỤ LỤC 1 ĐIỀU 5.095 ĐÀO TẠO NHÂN LỰC
a. Công tác đào tạo đội ngũ nhân viên xác nhận bảo dưỡng phải được thực hiện bởi AMO hoặc tổ chức được AMO lựa chọn. Bất luận trường hợp nào, AMO cũng phải xây dựng được nội dung và tiêu chuẩn đào tạo, cũng như tiêu chuẩn tuyển chọn những người dự kiến sẽ đào tạo. Tiêu chuẩn tuyển chọn được xây dựng nhằm mục đích đảm bảo rằng các học viên sẽ có cơ hội hoàn thành tốt khóa học.
b. Cuối khóa đào tạo phải tổ chức thi.
c. Đào tạo ban đầu phải bao trùm:
1. Lý thuyết kỹ thuật cơ bản liên quan đến cấu trúc thân cánh và các hệ thống lắp trên tàu bay theo cấp mà AMO dự kiến bảo dưỡng;
2. Các thông tin chuyên biệt về loại tàu bay cụ thể mà cá nhân sẽ trở thành nhân viên xác nhận bảo dưỡng, bao gồm cả thông tin về ảnh hưởng của các sửa chữa và các hỏng hóc cấu trúc,hệ thống;
3. Các quy trình của AMO liên quan đến các nhiệm vụ của đội ngũ nhân viên xác nhận bảo dưỡng.
d. Đào tạo định kỳ phải bao gồm các thay đổi của các quy trình trong nội bộ AMO và các thay đổi của tiêu chuẩn tàu bay, thiết bị tàu bay được bảo dưỡng.
e. Chương trình đào tạo phải bao gồm các chi tiết về số người sẽ được nhận đào tạo ban đầu để được phân loại là nhân viên xác nhận bảo dưỡng sau một thời hạn nhất định.
g. Chương trình đào tạo do AMO xây dựng cho đội ngũ nhân viên bảo dưỡng và đội ngũ nhân viên xác nhận bảo dưỡng phải bao gồm đào tạo về kiến thức và kỹ năng liên quan đến khả năng con người, bao gồm cả kỹ năng phối hợp với các nhân viên bảo dưỡng khác và tổ lái.
PHỤ LỤC 1 ĐIỀU 5.097 HỒ SƠ NHÂN VIÊN XÁC NHẬN BẢO DƯỠNG
(a) Hồ sơ nhân viên xác nhận bảo dưỡng tối thiểu phải bao gồm các thông tin sau:
(1) Họ và tên;
(2) Ngày tháng năm sinh;
(3) Đào tạo cơ bản;
(4) Đào tạo loại/ Đào tạo kỹ thuật;
(5) Đào tạo định kỳ;
(6) Kinh nghiệm;
(7) Năng định theo Giấy phép do Nhà chức trách hàng không cấp;
(8) Phạm vi được ủy quyền;
(9) Ngày tháng năm cấp ủy quyền lần đầu;
(10) Ngày tháng năm hết hạn ủy quyền;
(11) Số Giấy chứng nhận ủy quyền.
(b) Hồ sơ nhân viên xác nhận bảo dưỡng phải được kiểm soát, nhưng không nhất thiết phải do bộ phận chất lượng của AMO quản lý.
(c) Số lượng người được phép tiếp cận hệ thống hồ sơ phải được hạn chế để giảm thiểu khả năng hồ sơ bị sửa chữa một cách không được phép và để hạn chế việc tiếp cận của những người không được phép tiếp cận các hồ sơ cá nhân.
(d) Nhân viên xác nhận bảo dưỡng phải được tiếp cận ở mức độ hợp lý hồ sơ của mình, khi có nhu cầu.
(e) Cục HKVN được quyền tiếp cận và kiểm tra hệ thống hồ sơ nhân viên xác nhận bảo dưỡng để cấp phê chuẩn lần đầu và gia hạn Giấy chứng nhận phê chuẩn phê chuẩn, hoặc khi Cục HKVN có lý do lo lắng về năng lực của một nhân viên xác nhận bảo dưỡng cụ thể nào đó.
(f) AMO phải lưu giữ hồ sơ nhân viên xác nhận bảo dưỡng ít nhất 02 năm sau khi nhân viên đó chấm dứt hợp đồng làm việc với AMO hoặc sau khi thu hồi ủy quyền của nhân viên đó. Khi được yêu cầu, AMO phải cung cấp cho nhân viên xác nhận bảo dưỡng bản sao hồ sơ của họ, khi họ không làm việc cho AMO nữa.
(g) Hồ sơ ủy quyền phải làm theo cách thức sao cho phạm vi ủy quyền của nhân viên xác nhận bảo dưỡng được rõ ràng, và bất kể người nào được phép có thể kiểm tra hồ sơ đó. Nếu sử dụng mã để xác định phạm vi ủy quyền, thì phải có diễn giải hồ sơ.
(h) Nhân viên xác nhận bảo dưỡng không yêu cầu phải luôn mang theo Giấy chứng nhận ủy quyền, nhưng phải xuất trình nó trong thời hạn hợp lý, khi có yêu cầu từ người có quyền yêu cầu.
Ghi chú: Ngoài bộ phận chất lượng hoặc các giám sát viên bảo dưỡng, những người được quyền là đại diện của Cục HKVN.
PHỤ LỤC 1 ĐIỀU 5.135: CÁC YÊU CẦU VỀ CƠ SỞ NHÀ XƯỞNG
(a) Trong quá trình thực hiện các công việc bảo dưỡng tàu bay, phải có hanga đủ rộng để chứa được tàu bay.
(b) Nếu AMO không có hanga, thì các khuyến cáo sau có thể áp dụng:
(1) Chứng minh có hợp đồng thuê hanga;
(2) Chứng minh hanga đủ rộng để thực hiện công việc bảo dưỡng nội trường theo kế hoạch bằng chuẩn bị sơ đồ bố trí tàu bay trong hanga theo chương trình bảo dưỡng;
(3) Thường xuyên cập nhật sơ đồ bố trí tàu bay trong hanga;
(4) Đối với bảo dưỡng thiết bị tàu bay, phải đảm bảo xưởng bảo dưỡng thiết bị đủ rộng để bố trí các thiết bị sẽ được bảo dưỡng theo kế hoạch;
(5) Phải đảm bảo cấu trúc hanga và các xưởng bảo dưỡng thiết bị được bảo vệ khỏi mưa, mưa đá, băng tuyết, gió, bụi v.v…
(6) Đảm bảo sàn xưởng bảo dưỡng thiết bị được sơn phủ để giảm thiểu sự hình thành bụi; và
(7) Chứng minh khả năng tiếp cận hanga để sử dụng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt để thực hiện các dạng bảo dưỡng định kỳ nhỏ/hoặc khắc phục hỏng hóc kéo dài.
(c) Đội ngũ nhân viên bảo dưỡng tàu bay phải được cung cấp một khu vực, nơi họ có thể nghiên cứu các chỉ dẫn bảo dưỡng và hoàn thiện hồ sơ bảo dưỡng một cách hoàn hảo.
Ghi chú: có thể kết hợp một số hoặc tất cả các yêu cầu trên vào một văn phòng tuỳ thuộc đội ngũ nhân viên có đầy đủ phòng làm việc để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
(d) Hanga chứa tàu bay cùng với văn phòng làm việc phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, hiệu quả và môi trường làm việc thoải mái.
(1) Nhiệt độ phải duy trì ở mức thoải mái;
(2) Bụi và các ô nhiễm không khí khác phải hạn chế ở mức tối thiểu ở khu vực làm việc và không để đạt tới mức có thể nhìn thấy bằng mắt thường trên bề mặt tàu bay/thiết bị tàu bay;
(3) Mức chiếu sáng phải đủ để đảm bảo các công việc kiểm tra và bảo dưỡng được thực hiện;
(4) Mức tiếng ồn không được để tăng tới điểm làm ảnh hưởng tiêu cực tới đội ngũ nhân viên trong quá trình thực hiện các công việc kiểm tra. Nếu việc kiểm soát nguồn tiếng ồn là không thực tế, thì các nhân viên đó phải được trang bị các thiết bị cá nhân cần thiết để tránh tiếng ồn quá mức gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc.
(e) Khi nhiệm vụ bảo dưỡng yêu cầu áp dụng các điều kiện môi trường cụ thể khác với các điều kiện nêu trên, thì các điều kiện đó phải được tuân thủ (các điều kiện cụ thể được nêu trong các hướng dẫn bảo dưỡng được phê chuẩn).
(f) Nếu môi trường làm việc cho bảo dưỡng nội trường suy giảm tới mức không thể chấp nhận về nhiệt độ, độ ẩm, mưa đá, băng tuyết, gió, ánh sáng, bụi/các ô nhiễm không khí khác, thì công việc bảo dưỡng hoặc kiểm tra phải tạm dừng cho đến khi các điều kiện đáp ứng yêu cầu được khôi phục.
(g) Đối với bảo dưỡng nội trường và ngoại trường, khi mà ô nhiễm không khí gây lớp bụi có thể nhìn thấy bằng mắt thường trên bề mặt, thì tất cả các hệ thống nhạy cảm phải được che phủ cho đến khi các điều kiện đáp ứng yêu cầu được khôi phục.
(h) Các nhà kho bảo quản thiết bị tàu bay dùng được phải sạch sẽ, thông gió tốt và duy trì nhiệt độ khô ổn định để giảm thiểu tác động của sự ngưng đọng hơi nước.
(i) Các khuyến cáo tiêu chuẩn phải được tuân thủ cho các thiết bị tàu bay cụ thể.
(j) Các giá đỡ phải đủ cứng, vững để đỡ các thiết bị lớn, sao cho các thiết bị đó không bị hư hỏng.
(k) Khi có thể, tất cả thiết bị tàu bay phải được để trong bao gói bằng vật liệu bảo vệ để giảm thiểu hư hỏng và ô-xy hóa trong quá trình bảo quản.
PHỤ LỤC 1 ĐIỀU 5.137 : THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU
(a) Tất cả các thiết bị, dụng cụ và thiết bị kiểm tra cần thiết để quyết định chấp thuận hoặc tìm khiếm khuyết về đủ điều kiện bay phải được truy nguyên tới các chuẩn được Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận thừa nhận hoặc chuẩn do Nhà chế tạo thiết bị quy định.
(b) Ngoại trừ đã nêu tại khoản (a), trường hợp dụng cụ thiết bị và thiết bị kiểm tra do nước ngoài sản xuất, các chuẩn do quốc gia sản xuất cung cấp có thể được sử dụng nếu được Cục HKVN công nhận.
(c) Nếu nhà sản xuất quy định loại dụng cụ, thiết bị hoặc dụng cụ kiểm tra chuyên dụng, thì dụng cụ, thiết bị hoặc dụng cụ kiểm tra chuyên dụng đó phải được sử dụng, ngoại trừ nhà sản xuất chỉ rõ việc sử dụng dụng cụ, thiết bị hoặc dụng cụ kiểm tra chuyên dụng tương đương.
(d) Ngoại trừ quy định nêu tại khoản (c), dụng cụ, thiết bị hoặc dụng cụ kiểm tra khác với dụng cụ, thiết bị hoặc dụng cụ kiểm tra được khuyến cáo bởi nhà sản xuất sẽ được chấp thuận ít nhất trên cơ sở sau:
(1) AMO phải có quy trình trong tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng nếu có ý định sử dụng dụng cụ, thiết bị hoặc dụng cụ kiểm tra khác với dụng cụ, thiết bị, hoặc dụng cụ kiểm tra do nhà sản xuất khuyến cáo;
(2) AMO phải có chương trình bao gồm:
(i) Mô tả quy trình được sử dụng để xác định năng lực của nhân viên đưa ra quyết định về sự tương đương của dụng cụ, thiết bị hoặc dụng cụ kiểm tra;
(ii) Thực hiện và lập hồ sơ so sánh giữa tiêu chuẩn kỹ thuật của dụng cụ, thiết bị hoặc dụng cụ kiểm tra do nhà sản xuất khuyến cáo và dụng cụ, thiết bị, hoặc dụng cụ kiểm tra đề nghị được sử dụng;
(iii) Đảm bảo rằng các giới hạn, thông số và độ tin cậy của dụng cụ, thiết bị hoặc dụng cụ kiểm tra đề nghị được sử dụng là tương đương với dụng cụ, thiết bị, hoặc dụng cụ kiểm tra do nhà sản xuất khuyến cáo;
(iv) Đảm bảo dụng cụ, thiết bị hoặc dụng cụ kiểm tra tương đương có khả năng thực hiện nhiệm vụ bảo dưỡng thích hợp, các phép thử thông thường hoặc hiệu chuẩn, và kiểm tra tất cả các thông số của tàu bay hoặc thiết bị tàu bay trong quá trình bảo dưỡng hoặc hiệu chuẩn.
(3) AMO phải kiểm soát hoàn toàn dụng cụ, thiết bị hoặc dụng cụ kiểm tra tương đương (sở hữu, thuê mượn v.v…);
(e) AMO thực hiện bảo dưỡng nội trường phải có đủ trang thiết bị, xe nâng, dàn dock để tiếp cận và kiểm tra tàu bay, sao cho tàu bay có thể được kiểm tra một cách hoàn hảo.
(f) AMO phải có quy trình định kỳ kiểm tra/phục vụ và hiệu chuẩn dụng cụ, thiết bị, và thiết bị kiểm tra và chỉ rõ cho người sử dụng biết rõ dụng cụ, thiết bị và thiết bị kiểm tra đó ở trong giới hạn kiểm tra và hiệu chuẩn, hoặc bảo dưỡng.
(g) AMO phải có quy trình sử dụng chuẩn (sơ cấp, thứ cấp hoặc truyền chuẩn) để thực hiện hiệu chuẩn; chuẩn đó không được sử dụng để thực hiện bảo dưỡng.
(h) AMO phải sử dụng hệ thống đánh dấu tất cả các dụng cụ, thiết bị và thiết bị kiểm tra để có thông tin về hạn kiểm tra, phục vụ hoặc hiệu chuẩn, và nếu dụng cụ, thiết bị và thiết bị kiểm tra không sử dụng được vì một lý do bất kỳ, thì phải được cách ly.
(i) AMO phải sử dụng hệ thống đánh dấu tất cả các dụng cụ, thiết bị và thiết bị kiểm tra để có thông tin khi nào thì các dụng cụ, thiết bị và thiết bị kiểm tra không được sử dụng để thực hiện chấp thuận và/hoặc tìm khiếm khuyết ảnh hưởng đến tình trạng đủ điều kiện bay.
(j) AMO phải duy trì danh mục đăng ký tất cả các dụng cụ, thiết bị và thiết bị kiểm tra được hiệu chuẩn, cùng với hồ sơ hiệu chuẩn và các chuẩn được sử dụng.
(k) Tần suất kiểm tra, bảo dưỡng hoặc hiệu chuẩn phải phù hợp với chỉ dẫn của nhà sản xuất, ngoại trừ trường hợp AMO có thể chứng minh bằng kết quả rằng chu kỳ hiệu chuẩn khác là thích hợp cho những trường hợp cụ thể và được Cục HKVN phê chuẩn.
PHỤ LỤC 1 ĐIỀU 5.140 : DỮ LIỆU ĐƯỢC PHÊ CHUẨN
(a) AMO phải có đầy đủ tất cả các dữ liệu được phê chuẩn thích hợp để trợ giúp công việc được thực hiện từ Cục HKVN, tổ chức thiết kế tàu bay, thiết bị tàu bay, và các tổ chức được phê chuẩn khác của quốc gia sản xuất và quốc gia thiết kế, một cách thích hợp. Các dữ liệu đó có thể là:
(1) Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;
(2) Các tài liệu hướng dẫn liên quan;
(3) Các chỉ lệnh đủ điều kiện bay;
(4) Các tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng của nhà sản xuất;
(5) Các tài liệu hướng dẫn sửa chữa;
(6) Các tài liệu hướng dẫn kiểm tra cấu trúc bổ sung;
(7) Các thông báo kỹ thuật;
(8) Các thư thông báo;
(9) Các chỉ dẫn kỹ thuật;
(10) Tài liệu về cải tiến,
(11) Chương trình bảo dưỡng tàu bay;
(12) Hướng dẫn NDT, v.v…
Ghi chú: Khoản (a) chủ yếu tham chiếu đến các dữ liệu được sao chép từ chủ sở hữu Giấy chứng nhận phê chuẩn loại (TC) và Cục HKVN sang tài liệu của AMO, chẳng hạn như các phiếu công việc bảo dưỡng hoặc cơ sở dữ liệu máy tính.
Ghi chú: Để được Cục HKVN chấp thuận, việc đảm bảo sự chính xác của việc sao chép là quan trọng.
(b) AMO phải xác lập quy trình để giám sát tình trạng sửa đổi của tất cả các dữ liệu được phê chuẩn và duy trì việc kiểm tra tất cả các sửa đổi được nhận thông qua đặt mua tất cả các tài liệu sửa đổi.
(c) Dữ liệu được phê chuẩn phải có đủ tại khu vực làm việc ở gần tàu bay hoặc thiết bị tàu bay được bảo dưỡng để các giám sát viên, nhân viên kỹ thuật và nhân viên xác nhận bảo dưỡng nghiên cứu.
(d) Nếu sử dụng hệ thống máy tính để duy trì các dữ liệu được phê chuẩn, thì phải có đủ các máy tính đầu cuối để có thể truy cập dễ dàng, ngoại trừ trường hợp hệ thống máy tính có thể cho in các dữ liệu ra giấy. Nếu sử dụng máy đọc/in vi phim, thì cũng áp dụng các yêu cầu tương tự.
PHỤ LỤC 1 ĐIỀU 5.150 : XÁC NHẬN BẢO DƯỠNG
(a) Xác nhận bảo dưỡng được yêu cầu cho các trường hợp sau:
(1) Trước chuyến bay, khi thực hiện xong gói công việc bảo dưỡng định kỳ bất kỳ cho tàu bay, theo chương trình bảo dưỡng được phê chuẩn, bất kể đó là bảo dưỡng nội trường hay bảo dưỡng ngoại trường;
Ghi chú: Chỉ trong các trường hợp đặc biệt, bảo dưỡng định kỳ mới có thể được trì hoãn, và phải phù hợp với các quy trình nêu trong tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng của AMO. Trong tất các trường hợp, AMO phải cung cấp cho chủ sở hữu/Người khai thác danh mục các hỏng hóc chưa được khắc phục có thể còn tồn tại.
(2) Trước chuyến bay, khi thực hiện xong việc khắc phục hỏng hóc bất kỳ, trong quá trình tàu bay được khai thác giữa hai lần bảo dưỡng định kỳ;
(3) Khi thực hiện xong việc bảo dưỡng thiết bị tàu bay tháo khỏi tàu bay.
(b) Giấy chứng nhận phê chuẩn cho phép khai thác phải có cam kết “Xác nhận công việc nêu trên, ngoại trừ nêu khác, đã được thực hiện phù hợp với các hướng dẫn thực hiện quy chế hiện hành và theo kết quả của công việc đó, tàu bay/thiết bị tàu bay được kết luận là đủ điều kiện để đưa vào khai thác”.
(c) Giấy chứng nhận phê chuẩn cho phép khai thác phải tham chiếu các dữ liệu quy định trong các chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc Người khai thác, hoặc chương trình bảo dưỡng tàu bay, mà bản thân nó có thể tham chiếu chéo tới các chỉ dẫn của nhà sản xuất trong hướng dẫn bảo dưỡng, thông báo kỹ thuật, v.v…
(d) Nếu các chỉ dẫn bao gồm yêu cầu đảm bảo rằng kích thước hoặc số liệu thử phải nằm trong dung sai cụ thể, thì kích thước hoặc số liệu thử phải được ghi lại, ngoại trừ trường hợp chỉ dẫn cho phép sử dụng các calip GO/NO (LỌT/KHÔNG LỌT) để đo. Lời khẳng định trong cột kết quả đo kích thước hoặc số liệu thử “bình thường” hoặc “trong giới hạn dung sai” thường là không đủ.
(e) Ngày tháng năm công việc bảo dưỡng được thực hiện phải ghi rõ, khi công việc đó có liên quan đến các quy định giới hạn thọ mệnh hoặc đại tu như thời gian theo lịch/giờ bay/số chuyến bay/lần hạ cánh v.v…, một cách thích hợp.
(f) Khi công việc bảo dưỡng lớn được thực hiện, có thể lập tóm lược công việc bảo dưỡng cùng với tham chiếu chéo tới gói công việc chứa đầy đủ các chi tiết về công việc bảo dưỡng được thực hiện, cho Giấy chứng nhận phê chuẩn cho phép khai thác. Thông tin kích thước phải được lưu trong hồ sơ gói công việc.
(g) Người cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn cho phép khai thác phải sử dụng chữ ký, hoặc dấu xác nhận, ngoại trừ trường hợp sử dụng hệ thống máy tính để cấp Giấy chứng nhận cho phép khai thác. Trong trường hợp này, Cục HKVN phải được đảm bảo là chỉ những cá nhân cụ thể mới có thể cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn cho phép khai thác.
Ghi chú: Một phương pháp tuân thủ là sử dụng thẻ từ hoặc thẻ quang cá nhân cùng với số nhận dạng cá nhân (PIN) làm mật khẩu máy tính và chỉ có cá nhân biết.
2. Cấp lại Giấy phép và năng định cho nhân viên bảo dưỡng tàu bay (AMT)
2.1. Trình tự thực hiện:
- Nộp hồ sơ TTHC:
Người làm đơn đề nghị cấp lại giấy phép nhân viên AMT/ARS phải nộp hồ sơ tối thiểu 10 ngày trước ngày hết hạn của giấy phép đã được cấp.
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép nhân viên AMT/ARS trong trường hợp giấy phép bị mất, bị rách, người đề nghị phải nộp hồ sơ đến Cục HKVN tối thiểu 7 ngày làm việc.
- Giải quyết TTHC:
Trong thời hạn 7 ngày, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ, Cục HKVN có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm tra và thực hiện việc cấp lại, gia hạn năng định phù hợp.
2.2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại Văn phòng Cục Hàng không Việt Nam;
- Qua hệ thống bưu chính; hoặc
- Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục HKVN.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần:
* Trường hợp hết hạn:
1. Bản sao hoặc biểu mẫu điện tử đơn đề nghị cấp lại nêu rõ lý do theo quy định tại khoản h Phụ lục 1 Điều 7.350.
2. Bản sao hoặc bản sao điện tử tài liệu duy trì kinh nghiệm với các nội dung áp dụng cho năng định của người đề nghị.
* Trường hợp Giấy phép mất, rách:
1. Bản sao hoặc biểu mẫu điện tử đơn đề nghị cấp lại nêu rõ lý do theo quy định tại khoản h Phụ lục 1 Điều 7.350.
2. Bản sao hoặc bản sao điện tử giấy phép và năng định đã được cấp (nếu có).”
2.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục HKVN
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay - Cục HKVN
d) Cơ quan phối hợp: Không
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy phép và năng định nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay (AMT).
2.8. Phí, lệ phí:
Phí sát hạch đủ điều kiện cấp giấy phép nhân viên hàng không
- Sát hạch cấp lại giấy phép theo thời hạn, gia hạn, bổ sung năng định: 400.000 đ/lần
Sát hạch thực hành: 250.000 đ/lần
Sát hạch trình độ Tiếng Anh: 600.000 đ/lần
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu đơn đề nghị phê cấp lại giấy phép nhân viên AMT theo quy định tại khoản h Phụ lục 1 Điều 7.350.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
* CÁC YÊU CẦU VÀ QUYỀN HẠN ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TÀU BAY
(e) Người có đủ điều kiện để cấp giấy phép AMT phải:
(1) Tối thiểu 18 tuổi;
(2) Thể hiện khả năng đọc, nói, viết và hiểu tiếng Anh qua việc đọc và giải thích các tài liệu bảo dưỡng phù hợp và viết các câu về hỏng hóc và sửa chữa khắc phục;
(3) Tuân thủ được yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm và năng lực phù hợp với năng định đề nghị cấp;
(4) Đạt các bài kiểm tra sát hạch liên quan tới năng định đề nghị cấp.
(f) Người có giấy phép AMT làm đơn đề nghị cấp năng định bổ sung phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định và trong thời hạn 24 tháng, đạt bài kiểm tra sát hạch của năng định đề nghị cấp.
(g) Nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay đảm bảo tuân thủ các điều kiện của khoản d của Điều này sẽ thực hiện công việc bảo dưỡng theo các quyền hạn sau đây:
1. Giấy phép AMT mức A cho phép nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay ký xác nhận bảo dưỡng cho các công việc bảo dưỡng ngoại trường dạng nhỏ theo kế hoạch hoặc sửa chữa các hỏng hóc đơn giản trong phạm vi công việc được ghi cụ thể trong giấy phép. Quyền hạn ký xác nhận bảo dưỡng bị hạn chế trong phạm vi các công việc mà người có Giấy phép đã trực tiếp thực hiện tại tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn phù hợp với Phần 5;
2. Giấy phép AMT mức B1 cho phép nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay ký xác nhận bảo dưỡng sau khi thực hiện công việc bảo dưỡng trên cấu trúc tàu bay, hệ thống tạo lực đẩy và các hệ thống cơ giới và điện. Năng định của nhân viên B1 còn bao gồm cả việc thay thế các khối máy điện tử yêu cầu thực hiện các công việc kiểm tra đơn giản để khẳng định trạng thái làm việc tốt của khối máy đó. Mức B1 sẽ tự động bao gồm cả các tiểu mức A tương ứng;
3. Giấy phép AMT mức B2 cho phép nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay ký xác nhận bảo dưỡng sau khi thực hiện công việc bảo dưỡng trên các hệ thống điện, điện tử của tàu bay và công việc bảo dưỡng điện, điện tử trên các hệ thống cơ giới và hệ thống tạo lực đẩy chỉ yêu cầu thực hiện kiểm tra đơn giản (simple test) để khẳng định trạng thái làm việc tốt;
4. Giấy phép AMT mức C cho phép nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay ký xác nhận bảo dưỡng sau khi thực hiện công việc bảo dưỡng nội trường theo kế hoạch trên tàu bay. Năng định này áp dụng cho toàn bộ một loại tàu bay cụ thể trong phạm vi năng định của tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn phù hợp với Phần 5.
(h) Người có giấy phép AMT sẽ không được thực hiện các năng định trong giấy phép, trừ khi:
(1) Tuân thủ với các yêu cầu được quy định đối với tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn phù hợp với Phần 5 ;
(2) Trong khoảng thời gian 2 năm trước đó phải có tối thiểu 6 tháng kinh nghiệm bảo dưỡng trực tiếp theo các năng định đã được cấp trong giấy phép AMT hoặc chứng minh đã đáp ứng các điều kiện để cấp giấy phép liên quan.
Ghi chú: Xem Phụ lục 1 Điều 7.353 về quyền hạn của việc huấn luyện trên loại/ công việc cụ thể và các năng định.
* YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC HÀNG KHÔNG ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TÀU BAY
a. Người làm đơn đề nghị cấp giấy phép AMT hoặc bổ sung năng định cho giấy phép AMT phải chứng minh mức kiến thức liên quan tới năng định xin cấp và kiến thức đó phù hợp với với trách nhiệm công việc của người có giấy phép. Yêu cầu về mức kiến thức cơ bản được quy định trong Phụ lục 1 Điều 7.355
b. Mỗi người làm đơn xin cấp giấy phép hoặc năng định AMT sau khi đáp ứng các quy định áp dụng về kinh nghiệm phải đạt bài kiểm tra sát hạch lý thuyết theo các nội dung do Cục Hàng không Việt Nam tổ chức phù hợp với năng định của giấy phép AMT và các điều khoản trong Phần 4 Bộ QCATHK;
c. Người làm đơn sẽ phải đạt bài kiểm tra lý thuyết trước khi tham gia bài kiểm tra thực hành.
* YÊU CẦU VỀ KINH NGHIỆM VÀ HUẤN LUYỆN ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TÀU BAY
Người làm đơn đề nghị cấp giấy phép hoặc năng định AMT phải có đầy đủ:
1. Chứng chỉ tốt nghiệp khóa huấn luyện phù hợp với năng định đề nghị cấp tại ATO được Cục HKVN công nhận;
2. Hồ sơ bằng chứng về kinh nghiệm bảo dưỡng được Cục HKVN chấp nhận áp dụng cho khoảng thời gian và loại công việc phù hợp với năng định đề nghị cấp.
3. Các yêu cầu về kinh nghiệm của nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay quy định tại Phụ lục 1 Điều 7.357.
* YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TÀU BAY
(e) Người làm đơn đề nghị cấp giấy phép hoặc năng định AMT phải thể hiện khả năng để thực hiện nhiệm vụ của các chức năng được cấp sau khi thỏa mãn bài kiểm tra vấn đáp và thực hành đối với năng định đề nghị cấp.
(f) Bài kiểm tra phải bao gồm các kỹ năng cơ bản của người làm đơn trong quá trình thực hành và các nội dung trong bài kiểm tra viết cho năng định đề nghị cấp.
(g) Người làm đơn đề nghị cấp năng định đối với hệ thống tạo lực đẩy phải chứng tỏ được khả năng của mình để thực hiện sửa chữa nhỏ và thực hiện thay đổi nhỏ đối với cánh quạt.
(h) Bài kiểm tra vấn đáp và thực hành đối với năng định đề nghị cấp phải do Cục HKVN hoặc tổ chức huấn luyện được Cục HKVN ủy quyền thực hiện.
* HUẤN LUYỆN VÀ PHÊ CHUẨN NĂNG ĐỊNH LOẠI TÀU BAY VÀ CÁC CÔNG VIỆC CỤ THỂ.
a. Người có giấy phép AMT mức A chỉ được phép thực hiện các công việc theo thẩm quyền được phê chuẩn trên một loại tàu bay cụ thể sau khi đã hoàn thành khóa huấn luyện các công việc cụ thể phù hợp với mức A do tổ chức bảo dưỡng phù hợp với Phần 5 hoặc Phần 9 thực hiện. Việc huấn luyện sẽ phải bao gồm cả lý thuyết và thực hành phù hợp với các công việc sẽ được phê chuẩn. Việc hoàn thành khóa học phải được chứng minh bằng kết quả kiểm tra lý thuyết và đánh giá thực hành trực tiếp thực hiện do tổ chức được phê chuẩn phù hợp với Phần 5 hoặc Phần 9.
b. Nhân viên kỹ thuật có giấy phép AMT mức B1, B2 và C chỉ được thực hiện năng định trên loại tàu bay cụ thể đã được phê chuẩn trong giấy phép.
c. Năng định chỉ được cấp sau khi người đề nghị đã hoàn thành tốt khóa huấn luyện được Cục HKVN phê chuẩn hoặc thực hiện bởi tổ chức huấn luyện bảo dưỡng được Cục HKVN phê chuẩn phù hợp với Phần 9.
d. Chương trình huấn luyện chuyển loại tàu bay cho nhân viên kỹ thuật có mức B1 hoặc B2 phải bao gồm các phần lý thuyết và thực hành và bao gồm khóa học có liên quan đến các năng định đã quy định tại khoản c Điều 7.353 Chương trình huấn luyện lý thuyết và thực hành phải được Cục HKVN phê chuẩn.
đ. Chương trình huấn luyện cho nhân viên có giấy phép AMT mức C có bằng kỹ sư hàng không, chương trình huấn luyện loại tàu bay đầu tiên phải tương đương ở mức B1 hoặc B2, chương trình huấn luyện thực hành không bắt buộc.
e. Việc hoàn thành các khóa huấn luyện được quy định từ khoản b đến khoản đ Điều này phải được chứng minh bằng kết quả kiểm tra. Việc kiểm tra đối với nhân viên có giấy phép AMT mức B1, B2 và C phải được thực hiện bởi tổ chức huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với Phần 9 hoặc tổ chức huấn luyện thực hiện các khóa huấn luyện chuyển loại được phê chuẩn.
g. Đối với loại tàu bay không phải là tàu bay lớn quy định tại khoản b Điều này (có tải trọng cất cánh lớn hơn 5700 kg), người có giấy phép mức B1 và B2 được phép thực hiện các năng định của mình nếu trong giấy phép có ghi năng định đối với nhóm tàu bay phù hợp, trừ khi Cục HKVN xác định tính phức tạp của loại tàu bay liên quan cần phải được phê chuẩn riêng.
1. Năng định loại tàu bay của nhà chế tạo được cấp khi tuân thủ với các năng định loại của 2 tàu bay đại diện cho một nhóm nhà chế tạo.
2. Năng định nhóm đầy đủ sẽ được cấp sau khi tuân thủ với các yêu cầu năng định loại của 3 loại tàu bay đại diện cho một nhóm các nhà chế tạo. Tuy nhiên, năng định nhóm đầy đủ không được cấp cho nhân viên B1 trên loại tàu bay từ 2 động cơ tuốc-bin phản lực trở lên.
3. Các nhóm tàu bay bao gồm:
(i) Đối với giấy phép mức B1 hoặc C: trực thăng động cơ pit-tông hoặc trực thăng động cơ tuốc-bin; tàu bay một động cơ pit-tông - có cấu trúc kim loại; tàu bay nhiều động cơ pit-tông - cấu trúc kim loại; tàu bay một động cơ pit-tông - có cấu trúc bằng gỗ; tàu bay có nhiều động cơ pit- tông - có cấu trúc bằng gỗ; tàu bay một động cơ pit-tông - có cấu trúc thân bằng vật liệu composite; tàu bay nhiều động cơ pit-tông - có kết cấu bằng vật liệu composite; tàu bay một động cơ tuốc-bin; và tàu bay nhiều động cơ tuốc-bin;
(ii) Đối với giấy phép mức B2 và C: tàu bay và trực thăng.
h. Năng định đối với tàu bay không phải là tàu bay lớn quy định tại khoản c Điều này được cấp căn cứ vào việc hoàn thành tốt bài kiểm tra năng định loại tàu bay tương ứng mức B1, B2, C và có bằng chứng đầy đủ về kinh nghiệm thực tế có được trên loại tàu bay đó. Đối với mức C cho tàu bay không phải là tàu bay lớn của người có bằng kỹ sư tàu bay, loại tàu bay kiểm tra đầu tiên phải tương ứng mức B1 hoặc B2.
1. Bài kiểm tra năng định loại tàu bay phải bao gồm bài kiểm tra về cơ giới tàu bay đối với mức B1; bài kiểm tra về bộ môn đối với mức B2; cả hai bài kiểm tra B1 và B2 đối với mức C.
2. Bài kiểm tra phải được thực hiện bởi tổ chức huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với Phần 9 hoặc trực tiếp thực hiện bởi Cục HKVN.
3. Bài kiểm tra thực hành sẽ phải bao gồm kiểm tra các công việc đại diện cho từng nhóm công việc bảo dưỡng có liên quan đến mức và năng định đề nghị.
* YÊU CẦU KIẾN THỨC ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT
(b) Mức kiến thức cần thiết đối với giấy phép năng định loại A, B1, B2 và C:
(1) Kiến thức cơ bản cần thiết đối với năng định loại A, B1 và B2 được chỉ rõ bằng thước đo chỉ số mức (1, 2 và 3) đối với từng môn học. Giấy phép năng định loại C phải đáp ứng các yêu cầu về kiến thức cơ bản tương đương với năng định mức B1 hoặc B2.
(2) Kiến thức yêu cầu đối với chỉ số mức 1 được xác định như sau:
(i) Có kiến thức chung về các phần chính của môn học;
(ii) Mục đích: người làm đơn phải làm quen với các phần chính của môn học;
(iii) Người làm đơn phải đưa ra được mô tả tổng quát về môn học, sử dụng các từ ngữ thông dụng và các ví dụ minh họa;
(iv) Người làm đơn phải biết sử dụng các khái niệm đặc trưng.
(3) Kiến thức yêu cầu đối với chỉ số mức 2 được xác định như sau:
(i) Có kiến thức chung về các mặt lý thuyết và thực hành của môn học; (ii) Có khả năng áp dụng kiến thức đã học được;
(iii) Mục đích: người làm đơn phải có khả năng hiểu được các nền tảng lý thuyết của môn học;
(iv) Người làm đơn phải đưa ra được mô tả tổng quát về môn học, sử dụng các ví dụ minh họa đặc trưng phù hợp;
(v) Người làm đơn phải biết sử dụng các công thức toán học trong mối liên hệ với các định luật vật lý để giải thích môn học;
(vi) Người làm đơn phải có khả năng đọc và hiểu được đồ họa, bản vẽ và sơ đồ mạch để mô tả môn học;
(vii) Người làm đơn phải biết áp dụng các kiến thức đã học một cách thực tế thông qua việc sử dụng các quy trình cụ thể.
(4) Kiến thức yêu cầu đối với chỉ số mức 3 được xác định như sau:
(i) Có kiến thức chi tiết về các mặt lý thuyết và thực hành của môn học;
(ii) Có khả năng tổng hợp và áp dụng các phần riêng rẽ của môn học một cách logic và đầy đủ;
(iii) Mục đích: người làm đơn phải có kiến thức lý thuyết của môn học và mối liên hệ tương tác giữa môn học này với các môn học khác;
(iv) Người làm đơn phải có khả năng mô tả chi tiết về môn học với việc sử dụng các kiến thức nền tảng của môn học và các ví dụ minh họa cụ thể;
(v) Người làm đơn phải biết sử dụng các công thức toán học có liên hệ với môn học;
(vi) Người làm đơn phải có khả năng đọc và hiểu được đồ họa, bản vẽ đơn giản và sơ đồ mạch để mô tả môn học;
(vii) Người làm đơn phải biết áp dụng các kiến thức đã học một cách thực tế thông qua việc sử dụng các hướng dẫn của nhà chế tạo;
(viii) Người làm đơn phải có khả năng đọc được kết quả từ các nguồn và dụng cụ, phương pháp đo khác nhau và áp dụng biện pháp khắc phục khi cần thiết.
(e) Các môn học: Kiến thức cần thiết đối với từng môn học cơ bản cho giấy phép AMT phải căn cứ theo bảng tham chiếu dưới đây. Các môn học áp dụng cho từng năng định sẽ được đánh dấu “×”.
Môn học |
A hoặc B1 tàu bay |
A hoặc B1 trực thăng |
B2 |
||
Động cơ tuốc- bin |
Động cơ pit- tông |
Động cơ tuốc- bin |
Động cơ pit- tông |
Bộ môn |
|
1. Toán |
× |
× |
× |
× |
× |
2. Vật lý |
× |
× |
× |
× |
× |
3. Điện cơ bản |
× |
× |
× |
× |
× |
4. Điện tử cơ bản |
× |
× |
× |
× |
× |
5. Hệ thống thiết bị điện tử kỹ thuật số. |
× |
× |
× |
× |
× |
6. Vật liệu hàng không |
× |
× |
× |
× |
× |
7. Thực hành bảo dưỡng |
× |
× |
× |
× |
× |
8. Khí động học cơ bản |
× |
× |
× |
× |
× |
9. Yếu tố con người |
× |
× |
× |
× |
× |
10. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam |
× |
× |
× |
× |
× |
11. Khí động học, kết cấu và các hệ thống của tàu bay động cơ pit-tông |
× |
× |
|
|
|
12. Khí động học, kết cấu và các hệ thống của tàu bay trực thăng |
|
|
× |
× |
|
13. Khí động học, kết cấu và các hệ thống của tàu bay |
|
|
|
|
× |
14. Hệ thống tạo lực đẩy. |
|
|
|
|
× |
15. Động cơ tuốc- bin khí. |
× |
|
× |
|
|
16. Động cơ pit- tông |
|
× |
|
× |
|
17. Cánh quạt |
× |
× |
|
|
|
(f) Cục HKVN quy định các mức kiến thức cụ thể đối với từng loại năng định và các tiêu chuẩn kiểm tra.
(g) Ngoài các yêu cầu tại Điều 7.355 người làm đơn còn phải chứng tỏ các kiến thức liên quan đến năng định được cấp và phù hợp với trách nhiệm bảo dưỡng tàu bay của người có giấy phép trên các lĩnh vực sau:
(6) Quy chế và nguyên tắc đối với người có giấy phép bảo dưỡng tàu bay bao gồm cả các yêu cầu về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay quy định việc phê chuẩn và duy trì tính đủ điều kiện bay của tàu bay và tổ chức bảo dưỡng tàu bay và các quy trình bảo dưỡng tàu bay liên quan;
(7) Toán học cơ bản và các đơn vị đo, các nguyên lý cơ bản và lý thuyết vật lý và hóa học áp dụng trong lĩnh vực bảo dưỡng tàu bay;
(8) Đặc tính và các ứng dụng vật liệu trong kết cấu tàu bay bao gồm cả nguyên lý và các chức năng của kết cấu tàu bay, kỹ thuật đinh tán, hệ thống tạo lực đẩy và các hệ thống liên quan, cơ học, chất lỏng và các nguồn điện và điện tử, thiết bị tàu bay, hệ thống hiển thị, hệ thống điều khiển, hệ thống dẫn đường trên không và hệ thống liên lạc;
(9) Các công việc yêu cầu nhằm đảm bảo tính đủ điều kiện bay của tàu bay bao gồm phương pháp và quy trình cho việc đại tu, sửa chữa, kiểm tra, thay thế hoặc sửa chữa hỏng hóc của cấu trúc tàu bay, thiết bị và các hệ thống theo các phương pháp quy định tại các tài liệu hướng dẫn liên quan và các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay áp dụng;
(10) Khả năng và giới hạn của con người đối với nhân viên kỹ thuật có giấy phép AMT.
* CÁC YÊU CẦU VỀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TẦU BAY
(b) Người làm đơn đề nghị cấp giấy phép AMT phải đáp ứng các yêu cầu về kinh nghiệm như sau:
(1) Đối với năng định A hoặc tiểu năng định B1.2 và B1.4:
(i) 3 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên loại tàu bay liên quan nếu người làm đơn không được huấn luyện về mặt kỹ thuật liên quan đến tàu bay;
(ii) 2 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên loại tàu bay liên quan và hoàn thành khóa huấn luyện phù hợp với nhân viên kỹ thuật có tay nghề trên các lĩnh vực kỹ thuật khác;
(iii) 1 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên loại tàu bay liên quan và hoàn thành khóa huấn luyện tại các trung tâm huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với Phần 8.
(2) Đối với năng định B2 hoặc tiểu năng định B1.3 hoặc B1.3:
(i) 5 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên loại tàu bay liên quan nếu người làm đơn không được huấn luyện về mặt kỹ thuật liên quan đến tàu bay;
(ii) 3 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên loại tàu bay liên quan và hoàn thành khóa huấn luyện được Cục HKVN cho là phù hợp với nhân viên kỹ thuật có tay nghề trên các lĩnh vực kỹ thuật khác;
(iii) 2 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên loại tàu bay liên quan và hoàn thành khóa huấn luyện tại các trung tâm huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với Phần 8.
(3) Đối với năng định C của tàu bay lớn:
(i) 3 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế với các loại năng định B1.1, B1.3 hoặc B2 trên loại tàu bay lớn hoặc như nhân viên hỗ trợ năng định B1.1, B1.3 hoặc B2 của tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn phù hợp với Phần 5 hoặc kết hợp của cả hai điều kiện trên;
(ii) 5 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế với các loại năng định B1.2, B1.4 trên loại tàu bay lớn hoặc như nhân viên hỗ trợ năng định B1.2, B1.4 của tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn phù hợp với Phần 5 hoặc kết hợp của cả hai điều kiện trên.
(4) Đối với năng định C của tàu bay không phải là tàu bay lớn:
(i) 3 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế với các loại năng định B1.1, B1.3 hoặc B2 trên loại tàu bay không phải là tàu bay lớn hoặc như nhân viên hỗ trợ năng định B1.1, B1.3 hoặc B2 của tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn phù hợp với Phần 5 hoặc kết hợp của cả hai điều kiện trên.
(5) Đối với năng định C của nhân viên tốt nghiệp kỹ sư tàu bay:
(i) Đối với người làm đơn có bằng kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật, từ các trường đại học hoặc các cấp học cao hơn được Cục HKVN công nhận, 3 năm kinh nghiệm trong môi trường bảo dưỡng tàu bay dân dụng với các công việc đại diện liên quan đến bảo dưỡng tàu bay trong đó có 6 tháng theo dõi công việc bảo dưỡng nội trường.
(c) Người đề nghị bổ sung năng định giấy phép AMT phải có kinh nghiệm bảo dưỡng tối thiểu phù hợp với năng định hoặc năng định phụ đề nghị bổ sung theo bảng sau đây:
Từ |
A1 |
A2 |
A3 |
A4 |
B1.1 |
B1.2 |
B1.3 |
B1.4 |
|
Đến |
|||||||||
A1 |
|
6 th. |
6 th. |
6 th. |
2 năm |
6 th. |
2 năm |
1 năm |
2 năm |
A2 |
6 th. |
|
6 th. |
6 th. |
2 năm |
6 th. |
2 năm |
1 năm |
2 năm |
A3 |
6 th. |
6 th. |
|
6 th. |
2 năm |
1 th |
2 năm |
6 th. |
2 năm |
A4 |
6 th. |
6 th. |
6 th. |
|
2 năm |
1 năm |
2 năm |
6 th. |
2 năm |
B1.1 |
Không |
6 th. |
6 th. |
6 th. |
|
6 th |
6 th. |
6 th. |
1 năm |
B1.2 |
6 th. |
Khôn g |
6 th. |
6 th. |
2 năm |
|
2 năm |
6 th. |
2 năm |
B1.3 |
6 th. |
6 th. |
Khôn g |
6 th. |
6 th |
6 th. |
|
6 th. |
1 năm |
B1.4 |
6 th. |
6 th. |
6 th. |
Khôn g |
2 năm |
6 th. |
2 năm |
|
2 năm |
B2 |
6 th. |
6 th. |
6 th. |
6 th. |
1 năm |
1 năm |
1 năm |
1 năm |
|
(d) Đối với năng định loại A, B1, B2 kinh nghiệm phải là công việc thực tế trong các lĩnh vực liên quan đến công việc bảo dưỡng trên tàu bay.
(e) Đối với tất cả nhân viên kỹ thuật có giấy phép, kinh nghiệm thực tế cần thiết phải có tối thiểu một năm kinh nghiệm làm việc trên tàu bay trước khi đề nghị cấp năng định lần đầu. Đối với các lần bổ sung năng định tiếp theo kinh nghiệm thực tế cần thiết không nhất thiết phải là một năm nhưng không được ít hơn 3 tháng. Kinh nghiệm thực tế yêu cầu sẽ phụ thuộc vào sự khác biệt giữa năng định đang có và năng định đề nghị bổ sung. Kinh nghiệm thực tế phải đặc trưng cho năng định đề nghị bổ sung.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QHH11 ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QHH13 ngày 21/11/2014;
- Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay;
- Thông tư số 03/2016/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay;
- Thông tư số 56/2018/TT-BGTVT ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.
- Thông tư số 42/2020/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.
- Thông tư 11/2022/TT-BGTVT ngày 29/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tài ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.
- Thông tư 193/2016/TT-BTC ngày 8/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không.
Đơn đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép, năng định nhân viên AMT/ARS:
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI, GIA HẠN GIẤY PHÉP NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG (KHÁC THÀNH VIÊN TỔ LÁI) APPLICATION FOR ISSUANCE, RENEWAL OF PEL LICENSE (OTHER THAN FLIGHT CREW MEMBERS) |
HƯỚNG DẪN Điền tay hoặc máy. Chỉ nộp bản gốc cho Phòng Tiêu chuẩn An toàn bay hoặc Người được Cục HKVN ủy quyền. Nếu cần thêm không gian, hãy sử dụng trang đính kèm. INSTRUCTIONS Write or type. Submit original hardcopy only to the Flight Safety Standards Department or a CAAV authorized person. If additional space is required, use an attachment. |
|||||||||||||||||
A. ĐƠN NÀY ĐỀ NGHỊ/ APPLICATION IS HEREBY MADE FOR □ CẤP LẦN ĐẦU/ ISSUANCE □ CẤP LẠI/ REISSUANCE □ GIA HẠN/ RENEWAL GIẤY PHÉP NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG SAU/ OF THE FOLLOWING VIETNAM PEL LICENCE: |
|||||||||||||||||||
□ NHÂN VIÊN ĐIỀU ĐỘ KHAI THÁC BAY/ FLIGHT DISPATCHER |
□ NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TÀU BAY/ AMT |
□ NHÂN VIÊN SỬA CHỮA CHUYÊN NGÀNH HK/ AVIATION REPAIR SPECIALIST |
|||||||||||||||||
□ TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG/ CABIN CREW |
□ NHÂN VIÊN ỦY QUYỀN KIỂM TRA/ INSPECTION AUTHORIZATION |
□ KIỂM SOÁT VIÊN KHÔNG LƯU/ AIR TRAFFIC CONTROLLER |
|||||||||||||||||
□ GIÁO VIÊN MẶT ĐẤT/GROUND INSTRUCTOR |
□ NHÂN VIÊN GẤP DÙ/ PARACHUTE RIGGER |
□ KHÁC/ OTHER: …………………………………. |
|||||||||||||||||
B. NĂNG ĐỊNH LIÊN QUAN SAU/ THE FOLLOWING RATING IS INVOLVED: |
|||||||||||||||||||
1.□TÀU BAY/ AIRFRAME |
3.□NĂNG ĐỊNH HẠNG/CLASS RATING (SPECIFY)→ |
||||||||||||||||||
2.□ĐỘNG CƠ/ POWERPLANT |
4.□NĂNG ĐỊNH LOẠI/TYPE RATING(SPECIFY)→ |
||||||||||||||||||
C. THÔNG TIN CÁ NHÂN/ AIRMAN PERSONAL INFORMATION: |
|||||||||||||||||||
1. TÊN/ NAME (Last, First, Middle) |
2. ĐỊA CHỈ THƯỜNG TRÚ/ PERMANENT ADDRESS (Street or PO Box Number)
|
||||||||||||||||||
3. ĐIỆN THOẠI/ TELEPHONE |
4. THÀNH PHỐ/ CITY |
TỈNH/ STATE/ PROVINCE |
HÒM THƯ/ MAIL CODE |
QUỐC GIA/ COUNTRY
|
|||||||||||||||
5. NGÀY SINH/ DATE OF BIRTH (MONTH, DAY, YEAR) |
6.NƠI SINH/ PLACE OF BIRTH |
7. QUỐC TỊCH/ NATIONALITY |
8. TRÌNH ĐỘ NGÔN NGỮ MỨC 4/ Language Proficiency Level 4
|
□ Yes □No |
|||||||||||||||
9. CHIỀU CAO/ HEIGHT |
10. CÂN NẶNG/ WEIGHT |
11. TÓC/ HAIR |
12. MẮT/ EYES |
13. GIỚI TÍNH/ SEX |
14. ĐỊA CHỈ THƯ ĐIỆN TỬ/ E-MAIL ADDRESS |
15. SỐ GIẤY PHÉP CAAV/ CAAV PEL NUMBER
|
|||||||||||||
D. THÔNG TIN GIẤY PHÉP HIỆN TẠI/CURRENT AIRMAN LICENSE INFORMATION |
|||||||||||||||||||
1. SỐ GP/ LICENSE NUMBER
|
2. NƯỚC CẤP/ STATE OF ISSUE |
3. NGÀY CẤP/ DATE ISSUED |
4. NĂNG ĐỊNH/ RATING(S) |
||||||||||||||||
E. GIẤY PHÉP HOẶC NĂNG ĐỊNH ĐỀ NGHỊ CẤP DỰA TRÊN CƠ SỞ THOÀN THÀNH/ LICENSE OR RATING APPLIED FOR ON BASIS OF COMPLETION OF: |
|||||||||||||||||||
1.□KINH NGHIỆM/EXPERIENCE |
2.□KIỂM TRA VIẾT/WRITTEN TEST |
3.□KIỂM TRA THỰC HÀNH/PRACTICAL TEST |
|||||||||||||||||
F. BẠN ĐÃ TỪNG
TRƯỢT BÀI SÁT HẠCH CẤP GIẤY PHÉP HOẶC NĂNG ĐỊNH NÀY CHƯA/ |
1.□CÓ/Yes 2.□CHƯA/No |
||||||||||||||||||
G. CHỨNG THỰC/APPLICANT’S CERTIFICATION - Tôi cam đoan tất cả những thông tin cung cấp ở trên là chính xác và đúng sự thật, và tôi đồng ý rằng đó là cơ sở để cấp giấy phép cho tô/ I certify that all statements and answers provided by me on this application form are complete and true to the best of my knowledge and I agree that they are to be considered as part of the basis for issuance of any PEL license to me. |
|||||||||||||||||||
Tổ chức, cá nhân không được gian lận bằng cách tạo ra các thông tin sai nhằm mục đích nhận được cho mình hoặc bất kỳ người nào khác sự cấp, công nhận, gia hạn hoặc thay đổi bất kỳ giấy phép nào./ A person shall not with intent to deceive by making any false representation for the purpose of procuring for himself or any other person the grant, issue, renewal or variation of any such license. |
1. NGÀY/ DATE |
2. CHỮ KÝ NGƯỜI ĐỀ NGHỊ/ APPLICANT SIGNATURE: |
|||||||||||||||||
J. ĐÍNH KÈM/ ATTACHMENTS: |
|
||||||||||||||||||
1.□Báo cáo thông thạo ngôn ngữ/ Language Proficiency Report 2.□Kết quả sát hạch lý thuyết/ Knowledge Test Report 3.□Kết quả sát hạch thực hành/ Practical Test Report 4.□Thông báo không phê chuẩn/ Notice of Disapproval 5.□Giấy phép đã thay thế/ Superseded Airman Certificate |
6.□Thẻ nhận dạng/ Airman’s Identification (ID) ________________________ ________________________ ________________________ ________________________ |
I. ATTACH APPLICANT PHOTO HERE
(Passport Size) |
|||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||
K.CHỨNG THỰC CỦA CAAV/ CAAV AUTHORIZED PERSON CERTIFICATION: |
|||||||||||||||||||
1.□GIẤY PHÉP ĐƯỢC CẤP PHÙ HỢP VỚI PHẦN 7/ THE LICENSE(S) WAS ISSUED IAW PART 7 AND CAAV REQUIRMENTS:
|
2.□GIẤY PHÉP KHÔNG ĐƯỢC CẤP/THE LICENSE WAS NOT ISSUED |
||||||||||||||||||
3. NGÀY/ DATE |
4. SỐ ỦY QUYỀN HOẶC CHỨC DANH/ TITLE OR DESIGNATION No.
|
5. CHỮ KÝ/ SIGNATURE |
6. CASORT-PEL Entry: |
||||||||||||||||
3. Cấp lại Giấy phép và năng định cho nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không (ARS)
3.1. Trình tự thực hiện:
- Nộp hồ sơ TTHC:
Giấy phép và năng định nhân viên AMT/ARS được cấp lại trong trường hợp giấy phép được cấp hết thời hạn hiệu lực, bị mất, hư hỏng. Người đề nghị phải hoàn thành 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục HKVN và phải chịu trách nhiệm về các thông tin trong hồ sơ.
- Giải quyết TTHC:
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ, Cục HKVN có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm tra và thực hiện việc cấp lại, gia hạn năng định phù hợp.
3.2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại Văn phòng Cục Hàng không Việt Nam;
- Qua hệ thống bưu chính; hoặc
- Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục HKVN.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần:
* Trong trường hợp Giấy phép hết hạn
Người đề nghị cấp lại giấy phép nhân viên AMT/ARS phải nộp hồ sơ tối thiểu 10 ngày trước ngày hết hạn của giấy phép đã được cấp. Hồ sơ bao gồm:
1. Bản sao hoặc biểu mẫu điện tử đơn đề nghị cấp lại nêu rõ lý do theo quy định tại khoản h Phụ lục 1 Điều 7.350.
2. Bản sao hoặc bản sao điện tử tài liệu duy trì kinh nghiệm với các nội dung áp dụng cho năng định của người đề nghị.”.
* Trong trường hợp Giấy phép mất, rách.
Người đề nghị cấp lại giấy phép nhân viên AMT/ARS trong trường hợp giấy phép bị mất, bị rách phải nộp hồ sơ bao gồm:
1. Bản sao hoặc biểu mẫu điện tử đơn đề nghị cấp lại nêu rõ lý do theo quy định tại khoản h Phụ lục 1 Điều 7.350.
2. Bản sao hoặc bản sao điện tử giấy phép và năng định đã được cấp (nếu có).
3.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
3.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục HKVN
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tổ chức cán bộ - Cục HKVN
d) Cơ quan phối hợp: Không
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy phép và năng định nhân viên AMT/ARS.
3.8. Phí, lệ phí:
Phí sát hạch đủ điều kiện cấp giấy phép nhân viên hàng không
- Sát hạch cấp lại giấy phép theo thời hạn, gia hạn, bổ sung năng định: 400.000 đ/lần
- Sát hạch thực hành: 250.000 đ/lần
- Sát hạch trình độ Tiếng Anh: 600.000 đ/lần
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép nhân viên ARS theo quy định tại khoản h Phụ lục 1 Điều 7.350.
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Người làm đơn đề nghị cấp lại giấy phép nhân viên AMT/ARS phải nộp hồ sơ tối thiểu 10 ngày trước ngày hết hạn của giấy phép đã được cấp.
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép nhân viên AMT/ARS trong trường hợp giấy phép bị mất, bị rách, người đề nghị phải nộp hồ sơ đến Cục HKVN tối thiểu 7 ngày làm việc.
Người có đủ điều kiện để cấp giấy phép ARS phải:
(1) Tối thiểu 18 tuổi;
(2) Thể hiện khả năng đọc, nói viết và hiểu tiếng Anh qua việc đọc và giải thích các tài liệu bảo dưỡng phù hợp và viết các câu về hỏng hóc và sửa chữa khắc phục;
(3) Đạt trình độ chuyên môn để thực hiện bảo dưỡng tàu bay, khối máy lẻ tàu bay phù hợp với công việc của người đó;
(4) Làm một công việc cụ thể yêu cầu phải có trình độ chuyên môn tại một cơ sở sửa chữa tàu bay theo Phần 5 hoặc người có AOC theo Phần 12 mà theo yêu cầu trong tài liệu khai thác phải thực hiện bảo dưỡng, bảo dưỡng phòng ngừa hoặc cải tiến tàu bay được phê chuẩn với chương trình bảo dưỡng theo MCM;
(5) Được tổ chức sử dụng đề nghị và được Cục HKVN chấp nhận có đủ khả năng bảo dưỡng tàu bay hoặc khối máy lẻ phù hợp với công việc; (6) Có một trong hai điều kiện sau:
(i) 18 tháng kinh nghiệm thực hành quy trình, việc tiến hành, phương pháp kiểm tra, tài liệu, dụng cụ, dụng cụ máy móc, và các thiết bị khác được sử dụng phổ biến trong công việc bảo dưỡng hoặc công việc đặc thù mà người đó thực hiện;
(ii) Hoàn thành khóa huấn luyện chính thức được thiết kế đặc biệt cho trình độ của công việc của người làm đơn và được Cục HKVN chấp thuận.
(7) Đạt kỳ kiểm tra sát hạch kiến thức và kỹ năng do ATO được Cục HKVN công nhận thực hiện.
* Đối với tàu bay thử nghiệm
Người có đủ điều kiện để được cấp giấy phép ARS phải: (1) Tối thiểu 18 tuổi;
(2) Là người lắp ráp tàu bay sơ cấp của loại tàu bay phù hợp với giấy phép đề nghị cấp;
(3) Thể hiện được với Cục HKVN khả năng xác định tàu bay trong điều kiện hoạt động an toàn; và
(4) Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài có quyền cư trú hợp pháp lâu dài tại Việt Nam.
Người có giấy phép ARS (lắp ráp tàu bay thử nghiệm) có thể thực hiện việc kiểm tra các điều kiện đối với tàu bay được tự lắp ráp theo các giới hạn khai thác của tàu bay đó.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QHH11 ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QHH13 ngày 21/11/2014;
- Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay;
- Thông tư số 03/2016/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2011/TT- BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay;
- Thông tư số 56/2018/TT-BGTVT ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.
- Thông tư số 42/2020/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.
- Thông tư 11/2022/TT-BGTVT ngày 29/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tài ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.
- Thông tư 193/2016/TT-BTC ngày 8/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không.
Đơn đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép, năng định nhân viên AMT/ARS:
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI, GIA HẠN GIẤY PHÉP NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG (KHÁC THÀNH VIÊN TỔ LÁI) APPLICATION FOR ISSUANCE, RENEWAL OF PEL LICENSE (OTHER THAN FLIGHT CREW MEMBERS) |
HƯỚNG DẪN Điền tay hoặc máy. Chỉ nộp bản gốc cho Phòng Tiêu chuẩn An toàn bay hoặc Người được Cục HKVN ủy quyền. Nếu cần thêm không gian, hãy sử dụng trang đính kèm. INSTRUCTIONS Write or type. Submit original hardcopy only to the Flight Safety Standards Department or a CAAV authorized person. If additional space is required, use an attachment. |
|||||||||||||||||||
A. ĐƠN NÀY ĐỀ NGHỊ/ APPLICATION IS HEREBY MADE FOR □ CẤP LẦN ĐẦU/ ISSUANCE □ CẤP LẠI/ REISSUANCE □ GIA HẠN/ RENEWAL GIẤY PHÉP NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG SAU/ OF THE FOLLOWING VIETNAM PEL LICENCE: |
|||||||||||||||||||||
□ NHÂN VIÊN ĐIỀU ĐỘ KHAI THÁC BAY/ FLIGHT DISPATCHER |
□ NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TÀU BAY/ AMT |
□ NHÂN VIÊN SỬA CHỮA CHUYÊN NGÀNH HK/ AVIATION REPAIR SPECIALIST |
|||||||||||||||||||
□ TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG/ CABIN CREW |
□ NHÂN VIÊN ỦY QUYỀN KIỂM TRA/ INSPECTION AUTHORIZATION |
□ KIỂM SOÁT VIÊN KHÔNG LƯU/ AIR TRAFFIC CONTROLLER |
|||||||||||||||||||
□ GIÁO VIÊN MẶT ĐẤT/GROUND INSTRUCTOR |
□ NHÂN VIÊN GẤP DÙ/ PARACHUTE RIGGER |
□ KHÁC/ OTHER: …………………………………. |
|||||||||||||||||||
B. NĂNG ĐỊNH LIÊN QUAN SAU/ THE FOLLOWING RATING IS INVOLVED: |
|||||||||||||||||||||
1.□TÀU BAY/ AIRFRAME 2.□ĐỘNG CƠ/ POWERPLANT |
3.□NĂNG ĐỊNH HẠNG/CLASS RATING (SPECIFY)→ 4.□NĂNG ĐỊNH LOẠI/TYPE RATING(SPECIFY)→ |
||||||||||||||||||||
C. THÔNG TIN CÁ NHÂN/ AIRMAN PERSONAL INFORMATION: |
|||||||||||||||||||||
1. TÊN/ NAME (Last, First, Middle) |
2. ĐỊA CHỈ THƯỜNG TRÚ/ PERMANENT ADDRESS (Street or PO Box Number) |
||||||||||||||||||||
3. ĐIỆN THOẠI/ TELEPHONE |
4. THÀNH PHỐ/ CITY |
TỈNH/ STATE/ PROVINCE |
HÒM THƯ/ MAIL CODE |
QUỐC GIA/ COUNTRY |
|||||||||||||||||
5. NGÀY SINH/ DATE OF BIRTH (MONTH, DAY, YEAR) |
6.NƠI SINH/ PLACE OF BIRTH |
7. QUỐC TỊCH/ NATIONALITY |
8. TRÌNH ĐỘ NGÔN NGỮ MỨC 4/ Language Proficiency Level 4
|
□ Yes □ No |
|||||||||||||||||
9. CHIỀU CAO/ HEIGHT |
10. CÂN NẶNG/ WEIGHT |
11. TÓC/ HAIR |
12. MẮT/ EYES |
13. GIỚI TÍNH/ SEX |
14. ĐỊA CHỈ THƯ ĐIỆN TỬ/ E-MAIL ADDRESS |
15. SỐ GIẤY PHÉP CAAV/ CAAV PEL NUMBER
|
|||||||||||||||
D. THÔNG TIN GIẤY PHÉP HIỆN TẠI/CURRENT AIRMAN LICENSE INFORMATION |
|||||||||||||||||||||
1. SỐ GP/ LICENSE NUMBER |
2. NƯỚC CẤP/ STATE OF ISSUE |
3. NGÀY CẤP/ DATE ISSUED
|
4. NĂNG ĐỊNH/ RATING(S) |
||||||||||||||||||
E. GIẤY PHÉP HOẶC NĂNG ĐỊNH ĐỀ NGHỊ CẤP DỰA TRÊN CƠ SỞ THOÀN THÀNH/ LICENSE OR RATING APPLIED FOR ON BASIS OF COMPLETION OF: |
|||||||||||||||||||||
1.□KINH NGHIỆM/EXPERIENCE |
2.□KIỂM TRA VIẾT/WRITTEN TEST |
3.□KIỂM TRA THỰC HÀNH/PRACTICAL TEST |
|||||||||||||||||||
F. BẠN ĐÃ TỪNG
TRƯỢT BÀI SÁT HẠCH CẤP GIẤY PHÉP HOẶC NĂNG ĐỊNH NÀY CHƯA/ |
1.□CÓ/Yes 2.□CHƯA/No |
||||||||||||||||||||
G. CHỨNG THỰC/APPLICANT’S CERTIFICATION - Tôi cam đoan tất cả những thông tin cung cấp ở trên là chính xác và đúng sự thật, và tôi đồng ý rằng đó là cơ sở để cấp giấy phép cho tô/ I certify that all statements and answers provided by me on this application form are complete and true to the best of my knowledge and I agree that they are to be considered as part of the basis for issuance of any PEL license to me. |
|||||||||||||||||||||
Tổ chức, cá nhân không được gian lận bằng cách tạo ra các thông tin sai nhằm mục đích nhận được cho mình hoặc bất kỳ người nào khác sự cấp, công nhận, gia hạn hoặc thay đổi bất kỳ giấy phép nào./ A person shall not with intent to deceive by making any false representation for the purpose of procuring for himself or any other person the grant, issue, renewal or variation of any such license. |
1. NGÀY/ DATE |
2. CHỮ KÝ NGƯỜI ĐỀ NGHỊ/ APPLICANT SIGNATURE: |
|||||||||||||||||||
J. ĐÍNH KÈM/ ATTACHMENTS: |
|
||||||||||||||||||||
1.□Báo cáo thông thạo ngôn ngữ/ Language Proficiency Report 2.□Kết quả sát hạch lý thuyết/ Knowledge Test Report 3.□Kết quả sát hạch thực hành/ Practical Test Report 4.□Thông báo không phê chuẩn/ Notice of Disapproval 5.□Giấy phép đã thay thế/ Superseded Airman Certificate |
6.□Thẻ nhận dạng/ Airman’s Identification (ID) ________________________ ________________________ ________________________ ________________________ |
I. ATTACH APPLICANT PHOTO HERE
(Passport Size) |
|||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||
K.CHỨNG THỰC CỦA CAAV/ CAAV AUTHORIZED PERSON CERTIFICATION: |
|||||||||||||||||||||
1.□GIẤY PHÉP ĐƯỢC CẤP PHÙ HỢP VỚI PHẦN 7/ THE LICENSE(S) WAS ISSUED IAW PART 7 AND CAAV REQUIRMENTS: |
2.□GIẤY PHÉP KHÔNG ĐƯỢC CẤP/THE LICENSE WAS NOT ISSUED |
||||||||||||||||||||
3. NGÀY/ DATE |
4. SỐ ỦY QUYỀN HOẶC CHỨC DANH/ TITLE OR DESIGNATION No.
|
5. CHỮ KÝ/ SIGNATURE |
6. CASORT-PEL Entry: |
||||||||||||||||||
4.1. Trình tự thực hiện:
- Nộp hồ sơ TTHC: Người đề nghị gia hạn năng định nhân viên AMT/ARS nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục HKVN và phải chịu trách nhiệm về các thông tin trong hồ sơ.
- Giải quyết TTHC: Trong thời hạn 07 ngày, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ, Cục HKVN có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm tra và thực hiện việc cấp lại, gia hạn năng định phù hợp.
4.2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại Văn phòng Cục Hàng không Việt Nam;
- Qua hệ thống bưu chính; hoặc
- Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục HKVN.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần:
1. Bản sao hoặc biểu mẫu điện tử đơn đề nghị gia hạn năng định nhân viên
AMT/ARS theo mẫu quy định tại khoản h Phụ lục 1 Điều 7.350;
2. Bản sao hoặc bản sao điện tử kết quả kiểm tra sát hạch lý thuyết về những nội dung theo quy định;
3. Thông tin kinh nghiệm thực hiện các công việc thuộc năng định của người đề nghị
b) Số lượng: 01 bộ
4.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
4.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục HKVN
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay - Cục HKVN
d) Cơ quan phối hợp: Không
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Năng định nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay (AMT); hoặc
- Năng định cho nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không (ARS).
4.8. Phí, lệ phí:
Phí sát hạch đủ điều kiện cấp giấy phép nhân viên hàng không
- Sát hạch cấp lại giấy phép theo thời hạn, gia hạn, bổ sung năng định: 400.000 đ/lần
- Sát hạch thực hành: 250.000 đ/lần
- Sát hạch trình độ Tiếng Anh: 600.000 đ/lần
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu đơn đề nghị gia hạn năng định nhân viên AMT/ARS theo mẫu quy định tại khoản h Phụ lục 1 Điều 7.350.
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Người có đủ điều kiện để cấp giấy phép ARS phải:
(1) Tối thiểu 18 tuổi;
(2) Thể hiện khả năng đọc, nói viết và hiểu tiếng Anh qua việc đọc và giải thích các tài liệu bảo dưỡng phù hợp và viết các câu về hỏng hóc và sửa chữa khắc phục;
(3) Đạt trình độ chuyên môn để thực hiện bảo dưỡng tàu bay, khối máy lẻ tàu bay phù hợp với công việc của người đó;
(4) Làm một công việc cụ thể yêu cầu phải có trình độ chuyên môn tại một cơ sở sửa chữa tàu bay theo Phần 5 hoặc người có AOC theo Phần 12 mà theo yêu cầu trong tài liệu khai thác phải thực hiện bảo dưỡng, bảo dưỡng phòng ngừa hoặc cải tiến tàu bay được phê chuẩn với chương trình bảo dưỡng theo MCM;
(5) Được tổ chức sử dụng đề nghị và được Cục HKVN chấp nhận có đủ khả năng bảo dưỡng tàu bay hoặc khối máy lẻ phù hợp với công việc;
(6) Có một trong hai điều kiện sau:
(i) 18 tháng kinh nghiệm thực hành quy trình, việc tiến hành, phương pháp kiểm tra, tài liệu, dụng cụ, dụng cụ máy móc, và các thiết bị khác được sử dụng phổ biến trong công việc bảo dưỡng hoặc công việc đặc thù mà người đó thực hiện;
(ii) Hoàn thành khóa huấn luyện chính thức được thiết kế đặc biệt cho trình độ của công việc của người làm đơn và được Cục HKVN chấp thuận.
(7) Đạt kỳ kiểm tra sát hạch kiến thức và kỹ năng do ATO được Cục HKVN công nhận thực hiện.
* Đối với tàu bay thử nghiệm
Người có đủ điều kiện để được cấp giấy phép ARS phải:
(1) Tối thiểu 18 tuổi;
(2) Là người lắp ráp tàu bay sơ cấp của loại tàu bay phù hợp với giấy phép đề nghị cấp;
(3) Thể hiện được với Cục HKVN khả năng xác định tàu bay trong điều kiện hoạt động an toàn; và
(4) Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài có quyền cư trú hợp pháp lâu dài tại Việt Nam.
Người có giấy phép ARS (lắp ráp tàu bay thử nghiệm) có thể thực hiện việc kiểm tra các điều kiện đối với tàu bay được tự lắp ráp theo các giới hạn khai thác của tàu bay đó.
* Người có đủ điều kiện để cấp giấy phép AMT phải: (3) Tối thiểu 18 tuổi;
(4) Thể hiện khả năng đọc, nói, viết và hiểu tiếng Anh qua việc đọc và giải thích các tài liệu bảo dưỡng phù hợp và viết các câu về hỏng hóc và sửa chữa khắc phục;
(5) Tuân thủ được yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm và năng lực phù hợp với năng định đề nghị cấp;
(6) Đạt các bài kiểm tra sát hạch liên quan tới năng định đề nghị cấp.
Người có giấy phép AMT làm đơn đề nghị cấp năng định bổ sung phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định và trong thời hạn 24 tháng, đạt bài kiểm tra sát hạch của năng định đề nghị cấp.
* CÁC YÊU CẦU VÀ QUYỀN HẠN ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TÀU BAY
(i) Người có đủ điều kiện để cấp giấy phép AMT phải: (1) Tối thiểu 18 tuổi;
(2) Thể hiện khả năng đọc, nói, viết và hiểu tiếng Anh qua việc đọc và giải thích các tài liệu bảo dưỡng phù hợp và viết các câu về hỏng hóc và sửa chữa khắc phục;
(3) Tuân thủ được yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm và năng lực phù hợp với năng định đề nghị cấp;
(4) Đạt các bài kiểm tra sát hạch liên quan tới năng định đề nghị cấp.
(j) Người có giấy phép AMT làm đơn đề nghị cấp năng định bổ sung phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định và trong thời hạn 24 tháng, đạt bài kiểm tra sát hạch của năng định đề nghị cấp.
(k) Nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay đảm bảo tuân thủ các điều kiện của khoản d của Điều này sẽ thực hiện công việc bảo dưỡng theo các quyền hạn sau đây:
1. Giấy phép AMT mức A cho phép nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay ký xác nhận bảo dưỡng cho các công việc bảo dưỡng ngoại trường dạng nhỏ theo kế hoạch hoặc sửa chữa các hỏng hóc đơn giản trong phạm vi công việc được ghi cụ thể trong giấy phép. Quyền hạn ký xác nhận bảo dưỡng bị hạn chế trong phạm vi các công việc mà người có Giấy phép đã trực tiếp thực hiện tại tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn phù hợp với Phần 5;
2. Giấy phép AMT mức B1 cho phép nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay ký xác nhận bảo dưỡng sau khi thực hiện công việc bảo dưỡng trên cấu trúc tàu bay, hệ thống tạo lực đẩy và các hệ thống cơ giới và điện. Năng định của nhân viên B1 còn bao gồm cả việc thay thế các khối máy điện tử yêu cầu thực hiện các công việc kiểm tra đơn giản để khẳng định trạng thái làm việc tốt của khối máy đó. Mức B1 sẽ tự động bao gồm cả các tiểu mức A tương ứng;
3. Giấy phép AMT mức B2 cho phép nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay ký xác nhận bảo dưỡng sau khi thực hiện công việc bảo dưỡng trên các hệ thống điện, điện tử của tàu bay và công việc bảo dưỡng điện, điện tử trên các hệ thống cơ giới và hệ thống tạo lực đẩy chỉ yêu cầu thực hiện kiểm tra đơn giản (simple test) để khẳng định trạng thái làm việc tốt;
4. Giấy phép AMT mức C cho phép nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay ký xác nhận bảo dưỡng sau khi thực hiện công việc bảo dưỡng nội trường theo kế hoạch trên tàu bay. Năng định này áp dụng cho toàn bộ một loại tàu bay cụ thể trong phạm vi năng định của tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn phù hợp với Phần 5.
(l) Người có giấy phép AMT sẽ không được thực hiện các năng định trong giấy phép, trừ khi:
(1) Tuân thủ với các yêu cầu được quy định đối với tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn phù hợp với Phần 5 ;
(2) Trong khoảng thời gian 2 năm trước đó phải có tối thiểu 6 tháng kinh nghiệm bảo dưỡng trực tiếp theo các năng định đã được cấp trong giấy phép AMT hoặc chứng minh đã đáp ứng các điều kiện để cấp giấy phép liên quan.
Ghi chú: Xem Phụ lục 1 Điều 7.353 về quyền hạn của việc huấn luyện trên loại/ công việc cụ thể và các năng định.
* YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC HÀNG KHÔNG ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TÀU BAY
a. Người làm đơn đề nghị cấp giấy phép AMT hoặc bổ sung năng định cho giấy phép AMT phải chứng minh mức kiến thức liên quan tới năng định xin cấp và kiến thức đó phù hợp với với trách nhiệm công việc của người có giấy phép. Yêu cầu về mức kiến thức cơ bản được quy định trong Phụ lục 1 Điều 7.355
b. Mỗi người làm đơn xin cấp giấy phép hoặc năng định AMT sau khi đáp ứng các quy định áp dụng về kinh nghiệm phải đạt bài kiểm tra sát hạch lý thuyết theo các nội dung do Cục Hàng không Việt Nam tổ chức phù hợp với năng định của giấy phép AMT và các điều khoản trong Phần 4 Bộ QCATHK;
c. Người làm đơn sẽ phải đạt bài kiểm tra lý thuyết trước khi tham gia bài kiểm tra thực hành.
* YÊU CẦU VỀ KINH NGHIỆM VÀ HUẤN LUYỆN ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TÀU BAY
Người làm đơn đề nghị cấp giấy phép hoặc năng định AMT phải có đầy đủ:
1. Chứng chỉ tốt nghiệp khóa huấn luyện phù hợp với năng định đề nghị cấp tại ATO được Cục HKVN công nhận;
2. Hồ sơ bằng chứng về kinh nghiệm bảo dưỡng được Cục HKVN chấp nhận áp dụng cho khoảng thời gian và loại công việc phù hợp với năng định đề nghị cấp.
3. Các yêu cầu về kinh nghiệm của nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay quy định tại Phụ lục 1 Điều 7.357.
* YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TÀU BAY
(i) Người làm đơn đề nghị cấp giấy phép hoặc năng định AMT phải thể hiện khả năng để thực hiện nhiệm vụ của các chức năng được cấp sau khi thỏa mãn bài kiểm tra vấn đáp và thực hành đối với năng định đề nghị cấp.
(j) Bài kiểm tra phải bao gồm các kỹ năng cơ bản của người làm đơn trong quá trình thực hành và các nội dung trong bài kiểm tra viết cho năng định đề nghị cấp.
(k) Người làm đơn đề nghị cấp năng định đối với hệ thống tạo lực đẩy phải chứng tỏ được khả năng của mình để thực hiện sửa chữa nhỏ và thực hiện thay đổi nhỏ đối với cánh quạt.
(l) Bài kiểm tra vấn đáp và thực hành đối với năng định đề nghị cấp phải do Cục HKVN hoặc tổ chức huấn luyện được Cục HKVN ủy quyền thực hiện.
* HUẤN LUYỆN VÀ PHÊ CHUẨN NĂNG ĐỊNH LOẠI TÀU BAY VÀ CÁC CÔNG VIỆC CỤ THỂ.
a. Người có giấy phép AMT mức A chỉ được phép thực hiện các công việc theo thẩm quyền được phê chuẩn trên một loại tàu bay cụ thể sau khi đã hoàn thành khóa huấn luyện các công việc cụ thể phù hợp với mức A do tổ chức bảo dưỡng phù hợp với Phần 5 hoặc Phần 9 thực hiện. Việc huấn luyện sẽ phải bao gồm cả lý thuyết và thực hành phù hợp với các công việc sẽ được phê chuẩn. Việc hoàn thành khóa học phải được chứng minh bằng kết quả kiểm tra lý thuyết và đánh giá thực hành trực tiếp thực hiện do tổ chức được phê chuẩn phù hợp với Phần 5 hoặc Phần 9.
b. Nhân viên kỹ thuật có giấy phép AMT mức B1, B2 và C chỉ được thực hiện năng định trên loại tàu bay cụ thể đã được phê chuẩn trong giấy phép.
c. Năng định chỉ được cấp sau khi người đề nghị đã hoàn thành tốt khóa huấn luyện được Cục HKVN phê chuẩn hoặc thực hiện bởi tổ chức huấn luyện bảo dưỡng được Cục HKVN phê chuẩn phù hợp với Phần 9.
d. Chương trình huấn luyện chuyển loại tàu bay cho nhân viên kỹ thuật có mức B1 hoặc B2 phải bao gồm các phần lý thuyết và thực hành và bao gồm khóa học có liên quan đến các năng định đã quy định tại khoản c Điều 7.353 Chương trình huấn luyện lý thuyết và thực hành phải được Cục HKVN phê chuẩn.
đ. Chương trình huấn luyện cho nhân viên có giấy phép AMT mức C có bằng kỹ sư hàng không, chương trình huấn luyện loại tàu bay đầu tiên phải tương đương ở mức B1 hoặc B2, chương trình huấn luyện thực hành không bắt buộc.
e. Việc hoàn thành các khóa huấn luyện được quy định từ khoản b đến khoản đ Điều này phải được chứng minh bằng kết quả kiểm tra. Việc kiểm tra đối với nhân viên có giấy phép AMT mức B1, B2 và C phải được thực hiện bởi tổ chức huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với Phần 9 hoặc tổ chức huấn luyện thực hiện các khóa huấn luyện chuyển loại được phê chuẩn.
g. Đối với loại tàu bay không phải là tàu bay lớn quy định tại khoản b Điều này (có tải trọng cất cánh lớn hơn 5700 kg), người có giấy phép mức B1 và B2 được phép thực hiện các năng định của mình nếu trong giấy phép có ghi năng định đối với nhóm tàu bay phù hợp, trừ khi Cục HKVN xác định tính phức tạp của loại tàu bay liên quan cần phải được phê chuẩn riêng.
1. Năng định loại tàu bay của nhà chế tạo được cấp khi tuân thủ với các năng định loại của 2 tàu bay đại diện cho một nhóm nhà chế tạo.
2. Năng định nhóm đầy đủ sẽ được cấp sau khi tuân thủ với các yêu cầu năng định loại của 3 loại tàu bay đại diện cho một nhóm các nhà chế tạo. Tuy nhiên, năng định nhóm đầy đủ không được cấp cho nhân viên B1 trên loại tàu bay từ 2 động cơ tuốc- bin phản lực trở lên.
3. Các nhóm tàu bay bao gồm:
(i) Đối với giấy phép mức B1 hoặc C: trực thăng động cơ pit-tông hoặc trực thăng động cơ tuốc-bin; tàu bay một động cơ pit-tông - có cấu trúc kim loại; tàu bay nhiều động cơ pit-tông - cấu trúc kim loại; tàu bay một động cơ pit-tông - có cấu trúc bằng gỗ; tàu bay có nhiều động cơ pit- tông - có cấu trúc bằng gỗ; tàu bay một động cơ pit-tông - có cấu trúc thân bằng vật liệu composite; tàu bay nhiều động cơ pit-tông - có kết cấu bằng vật liệu composite; tàu bay một động cơ tuốc-bin; và tàu bay nhiều động cơ tuốc-bin;
(ii) Đối với giấy phép mức B2 và C: tàu bay và trực thăng.
h. Năng định đối với tàu bay không phải là tàu bay lớn quy định tại khoản c Điều này được cấp căn cứ vào việc hoàn thành tốt bài kiểm tra năng định loại tàu bay tương ứng mức B1, B2, C và có bằng chứng đầy đủ về kinh nghiệm thực tế có được trên loại tàu bay đó. Đối với mức C cho tàu bay không phải là tàu bay lớn của người có bằng kỹ sư tàu bay, loại tàu bay kiểm tra đầu tiên phải tương ứng mức B1 hoặc B2.
1. Bài kiểm tra năng định loại tàu bay phải bao gồm bài kiểm tra về cơ giới tàu bay đối với mức B1; bài kiểm tra về bộ môn đối với mức B2; cả hai bài kiểm tra B1 và B2 đối với mức C.
2. Bài kiểm tra phải được thực hiện bởi tổ chức huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với Phần 9 hoặc trực tiếp thực hiện bởi Cục HKVN.
3. Bài kiểm tra thực hành sẽ phải bao gồm kiểm tra các công việc đại diện cho từng nhóm công việc bảo dưỡng có liên quan đến mức và năng định đề nghị.
* YÊU CẦU KIẾN THỨC ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT
(c) Mức kiến thức cần thiết đối với giấy phép năng định loại A, B1, B2 và C:
(1) Kiến thức cơ bản cần thiết đối với năng định loại A, B1 và B2 được chỉ rõ bằng thước đo chỉ số mức (1, 2 và 3) đối với từng môn học. Giấy phép năng định loại C phải đáp ứng các yêu cầu về kiến thức cơ bản tương đương với năng định mức B1 hoặc B2.
(2) Kiến thức yêu cầu đối với chỉ số mức 1 được xác định như sau:
(i) Có kiến thức chung về các phần chính của môn học;
(ii) Mục đích: người làm đơn phải làm quen với các phần chính của môn học;
(iii) Người làm đơn phải đưa ra được mô tả tổng quát về môn học, sử dụng các từ ngữ thông dụng và các ví dụ minh họa;
(iv) Người làm đơn phải biết sử dụng các khái niệm đặc trưng.
(3) Kiến thức yêu cầu đối với chỉ số mức 2 được xác định như sau:
(i) Có kiến thức chung về các mặt lý thuyết và thực hành của môn học; (ii) Có khả năng áp dụng kiến thức đã học được;
(iii) Mục đích: người làm đơn phải có khả năng hiểu được các nền tảng lý thuyết của môn học;
(iv) Người làm đơn phải đưa ra được mô tả tổng quát về môn học, sử dụng các ví dụ minh họa đặc trưng phù hợp;
(v) Người làm đơn phải biết sử dụng các công thức toán học trong mối liên hệ với các định luật vật lý để giải thích môn học;
(vi) Người làm đơn phải có khả năng đọc và hiểu được đồ họa, bản vẽ và sơ đồ mạch để mô tả môn học;
(vii) Người làm đơn phải biết áp dụng các kiến thức đã học một cách thực tế thông qua việc sử dụng các quy trình cụ thể.
(4) Kiến thức yêu cầu đối với chỉ số mức 3 được xác định như sau:
(i) Có kiến thức chi tiết về các mặt lý thuyết và thực hành của môn học;
(ii) Có khả năng tổng hợp và áp dụng các phần riêng rẽ của môn học một cách logic và đầy đủ;
(iii) Mục đích: người làm đơn phải có kiến thức lý thuyết của môn học và mối liên hệ tương tác giữa môn học này với các môn học khác;
(iv) Người làm đơn phải có khả năng mô tả chi tiết về môn học với việc sử dụng các kiến thức nền tảng của môn học và các ví dụ minh họa cụ thể;
(v) Người làm đơn phải biết sử dụng các công thức toán học có liên hệ với môn học;
(vi) Người làm đơn phải có khả năng đọc và hiểu được đồ họa, bản vẽ đơn giản và sơ đồ mạch để mô tả môn học;
(vii) Người làm đơn phải biết áp dụng các kiến thức đã học một cách thực tế thông qua việc sử dụng các hướng dẫn của nhà chế tạo;
(viii)Người làm đơn phải có khả năng đọc được kết quả từ các nguồn và dụng cụ, phương pháp đo khác nhau và áp dụng biện pháp khắc phục khi cần thiết.
(h) Các môn học: Kiến thức cần thiết đối với từng môn học cơ bản cho giấy phép AMT phải căn cứ theo bảng tham chiếu dưới đây. Các môn học áp dụng cho từng năng định sẽ được đánh dấu “×”.
Môn học |
A hoặc B1 tàu bay |
A hoặc B1 trực thăng |
B2 |
||
Động cơ tuốc- bin |
Động cơ pit- tông |
Động cơ tuốc- bin |
Động cơ pit- tông |
Bộ môn |
|
1. Toán |
× |
× |
× |
× |
× |
2. Vật lý |
× |
× |
× |
× |
× |
3. Điện cơ bản |
× |
× |
× |
× |
× |
4. Điện tử cơ bản |
× |
× |
× |
× |
× |
5. Hệ thống thiết bị điện tử kỹ thuật số. |
× |
× |
× |
× |
× |
6. Vật liệu hàng không |
× |
× |
× |
× |
× |
7. Thực hành bảo dưỡng |
× |
× |
× |
× |
× |
8. Khí động học cơ bản |
× |
× |
× |
× |
× |
9. Yếu tố con người |
× |
× |
× |
× |
× |
10. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam |
× |
× |
× |
× |
× |
11. Khí động học, kết cấu và các hệ thống của tàu bay động cơ pit-tông |
× |
× |
|
|
|
12. Khí động học, kết cấu và các hệ thống của tàu bay trực thăng |
|
|
× |
× |
|
13. Khí động học, kết cấu và các hệ thống của tàu bay |
|
|
|
|
× |
14. Hệ thống tạo lực đẩy. |
|
|
|
|
× |
15. Động cơ tuốc- bin khí. |
× |
|
× |
|
|
16. Động cơ pit- tông |
|
× |
|
× |
|
17. Cánh quạt |
× |
× |
|
|
|
(i) Cục HKVN quy định các mức kiến thức cụ thể đối với từng loại năng định và các tiêu chuẩn kiểm tra.
(j) Ngoài các yêu cầu tại Điều 7.355 người làm đơn còn phải chứng tỏ các kiến thức liên quan đến năng định được cấp và phù hợp với trách nhiệm bảo dưỡng tàu bay của người có giấy phép trên các lĩnh vực sau:
(11) Quy chế và nguyên tắc đối với người có giấy phép bảo dưỡng tàu bay bao gồm cả các yêu cầu về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay quy định việc phê chuẩn và duy trì tính đủ điều kiện bay của tàu bay và tổ chức bảo dưỡng tàu bay và các quy trình bảo dưỡng tàu bay liên quan;
(12) Toán học cơ bản và các đơn vị đo, các nguyên lý cơ bản và lý thuyết vật lý và hóa học áp dụng trong lĩnh vực bảo dưỡng tàu bay;
(13) Đặc tính và các ứng dụng vật liệu trong kết cấu tàu bay bao gồm cả nguyên lý và các chức năng của kết cấu tàu bay, kỹ thuật đinh tán, hệ thống tạo lực đẩy và các hệ thống liên quan, cơ học, chất lỏng và các nguồn điện và điện tử, thiết bị tàu bay, hệ thống hiển thị, hệ thống điều khiển, hệ thống dẫn đường trên không và hệ thống liên lạc;
(14) Các công việc yêu cầu nhằm đảm bảo tính đủ điều kiện bay của tàu bay bao gồm phương pháp và quy trình cho việc đại tu, sửa chữa, kiểm tra, thay thế hoặc sửa chữa hỏng hóc của cấu trúc tàu bay, thiết bị và các hệ thống theo các phương pháp quy định tại các tài liệu hướng dẫn liên quan và các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay áp dụng;
(15) Khả năng và giới hạn của con người đối với nhân viên kỹ thuật có giấy phép AMT.
* CÁC YÊU CẦU VỀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TẦU BAY
(f) Người làm đơn đề nghị cấp giấy phép AMT phải đáp ứng các yêu cầu về kinh nghiệm như sau:
(1) Đối với năng định A hoặc tiểu năng định B1.2 và B1.4:
(i) 3 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên loại tàu bay liên quan nếu người làm đơn không được huấn luyện về mặt kỹ thuật liên quan đến tàu bay;
(ii) 2 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên loại tàu bay liên quan và hoàn thành khóa huấn luyện phù hợp với nhân viên kỹ thuật có tay nghề trên các lĩnh vực kỹ thuật khác;
(iii) 1 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên loại tàu bay liên quan và hoàn thành khóa huấn luyện tại các trung tâm huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với Phần 8.
(2) Đối với năng định B2 hoặc tiểu năng định B1.3 hoặc B1.3:
(i) 5 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên loại tàu bay liên quan nếu người làm đơn không được huấn luyện về mặt kỹ thuật liên quan đến tàu bay;
(ii) 3 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên loại tàu bay liên quan và hoàn thành khóa huấn luyện được Cục HKVN cho là phù hợp với nhân viên kỹ thuật có tay nghề trên các lĩnh vực kỹ thuật khác;
(iii) 2 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế trên loại tàu bay liên quan và hoàn thành khóa huấn luyện tại các trung tâm huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với Phần 8.
(3) Đối với năng định C của tàu bay lớn:
(i) 3 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế với các loại năng định B1.1, B1.3 hoặc B2 trên loại tàu bay lớn hoặc như nhân viên hỗ trợ năng định B1.1, B1.3 hoặc B2 của tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn phù hợp với Phần 5 hoặc kết hợp của cả hai điều kiện trên;
(ii) 5 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế với các loại năng định B1.2, B1.4 trên loại tàu bay lớn hoặc như nhân viên hỗ trợ năng định B1.2, B1.4 của tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn phù hợp với Phần 5 hoặc kết hợp của cả hai điều kiện trên.
(4) Đối với năng định C của tàu bay không phải là tàu bay lớn:
(i) 3 năm kinh nghiệm bảo dưỡng thực tế với các loại năng định B1.1, B1.3 hoặc B2 trên loại tàu bay không phải là tàu bay lớn hoặc như nhân viên hỗ trợ năng định B1.1, B1.3 hoặc B2 của tổ chức bảo dưỡng được phê chuẩn phù hợp với Phần 5 hoặc kết hợp của cả hai điều kiện trên.
(5) Đối với năng định C của nhân viên tốt nghiệp kỹ sư tàu bay:
(i) Đối với người làm đơn có bằng kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật, từ các trường đại học hoặc các cấp học cao hơn được Cục HKVN công nhận, 3 năm kinh nghiệm trong môi trường bảo dưỡng tàu bay dân dụng với các công việc đại diện liên quan đến bảo dưỡng tàu bay trong đó có 6 tháng theo dõi công việc bảo dưỡng nội trường.
(g) Người đề nghị bổ sung năng định giấy phép AMT phải có kinh nghiệm bảo dưỡng tối thiểu phù hợp với năng định hoặc năng định phụ đề nghị bổ sung theo bảng sau đây:
Từ |
A1 |
A2 |
A3 |
A4 |
B1.1 |
B1.2 |
B1.3 |
B1.4 |
B2 |
Đến |
|||||||||
A1 |
|
6 th. |
6 th. |
6 th. |
2 năm |
6 th. |
2 năm |
1 năm |
2 năm |
A2 |
6 th. |
|
6 th. |
6 th. |
2 năm |
6 th. |
2 năm |
1 năm |
2 năm |
A3 |
6 th. |
6 th. |
|
6 th. |
2 năm |
1 th |
2 năm |
6 th. |
2 năm |
A4 |
6 th. |
6 th. |
6 th. |
|
2 năm |
1 năm |
2 năm |
6 th. |
2 năm |
B1.1 |
Không |
6 th. |
6 th. |
6 th. |
|
6 th |
6 th. |
6 th. |
1 năm |
B1.2 |
6 th. |
Không |
6 th. |
6 th. |
2 năm |
|
2 năm |
6 th. |
2 năm |
B1.3 |
6 th. |
6 th. |
Không |
6 th. |
6 th |
6 th. |
|
6 th. |
1 năm |
B1.4 |
6 th. |
6 th. |
6 th. |
Không |
2 năm |
6 th. |
2 năm |
|
2 năm |
B2 |
6 th. |
6 th. |
6 th. |
6 th. |
1 năm |
1 năm |
1 năm |
1 năm |
|
(h) Đối với năng định loại A, B1, B2 kinh nghiệm phải là công việc thực tế trong các lĩnh vực liên quan đến công việc bảo dưỡng trên tàu bay.
(i) Đối với tất cả nhân viên kỹ thuật có giấy phép, kinh nghiệm thực tế cần thiết phải có tối thiểu một năm kinh nghiệm làm việc trên tàu bay trước khi đề nghị cấp năng định lần đầu. Đối với các lần bổ sung năng định tiếp theo kinh nghiệm thực tế cần thiết không nhất thiết phải là một năm nhưng không được ít hơn 3 tháng. Kinh nghiệm thực tế yêu cầu sẽ phụ thuộc vào sự khác biệt giữa năng định đang có và năng định đề nghị bổ sung. Kinh nghiệm thực tế phải đặc trưng cho năng định đề nghị bổ sung.
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QHH11 ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QHH13 ngày 21/11/2014;
- Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay;
- Thông tư số 03/2016/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay;
- Thông tư số 56/2018/TT-BGTVT ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay;
- Thông tư số 42/2020/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.
- Thông tư 11/2022/TT-BGTVT ngày 29/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tài ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.
- Thông tư 193/2016/TT-BTC ngày 8/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không.
Đơn đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép, năng định nhân viên AMT/ARS:
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI, GIA HẠN GIẤY PHÉP NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG (KHÁC THÀNH VIÊN TỔ LÁI) APPLICATION FOR ISSUANCE, RENEWAL OF PEL LICENSE (OTHER THAN FLIGHT CREW MEMBERS) |
HƯỚNG DẪN Điền tay hoặc máy. Chỉ nộp bản gốc cho Phòng Tiêu chuẩn An toàn bay hoặc Người được Cục HKVN ủy quyền. Nếu cần thêm không gian, hãy sử dụng trang đính kèm. INSTRUCTIONS Write or type. Submit original hardcopy only to the Flight Safety Standards Department or a CAAV authorized person. If additional space is required, use an attachment. |
|||||||||||||||||||
A. ĐƠN NÀY ĐỀ NGHỊ/ APPLICATION IS HEREBY MADE FOR □ CẤP LẦN ĐẦU/ ISSUANCE □ CẤP LẠI/ REISSUANCE □ GIA HẠN/ RENEWAL GIẤY PHÉP NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG SAU/ OF THE FOLLOWING VIETNAM PEL LICENCE: |
|||||||||||||||||||||
□ NHÂN VIÊN ĐIỀU ĐỘ KHAI THÁC BAY/ FLIGHT DISPATCHER |
□ NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TÀU BAY/ AMT |
□ NHÂN VIÊN SỬA CHỮA CHUYÊN NGÀNH HK/ AVIATION REPAIR SPECIALIST |
|||||||||||||||||||
□ TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG/ CABIN CREW |
□ NHÂN VIÊN ỦY QUYỀN KIỂM TRA/ INSPECTION AUTHORIZATION |
□ KIỂM SOÁT VIÊN KHÔNG LƯU/ AIR TRAFFIC CONTROLLER |
|||||||||||||||||||
□ GIÁO VIÊN MẶT ĐẤT/GROUND INSTRUCTOR |
□ NHÂN VIÊN GẤP DÙ/ PARACHUTE RIGGER |
□ KHÁC/ OTHER: …………………………………. |
|||||||||||||||||||
B. NĂNG ĐỊNH LIÊN QUAN SAU/ THE FOLLOWING RATING IS INVOLVED: |
|||||||||||||||||||||
1.□TÀU BAY/ AIRFRAME 2.□ĐỘNG CƠ/ POWERPLANT |
3.□NĂNG ĐỊNH HẠNG/CLASS RATING (SPECIFY)→ 4.□NĂNG ĐỊNH LOẠI/TYPE RATING(SPECIFY)→ |
||||||||||||||||||||
C. THÔNG TIN CÁ NHÂN/ AIRMAN PERSONAL INFORMATION: |
|||||||||||||||||||||
1. TÊN/ NAME (Last, First, Middle) |
2. ĐỊA CHỈ THƯỜNG TRÚ/ PERMANENT ADDRESS (Street or PO Box Number) |
||||||||||||||||||||
3. ĐIỆN THOẠI/ TELEPHONE |
4. THÀNH PHỐ/ CITY |
TỈNH/ STATE/ PROVINCE |
HÒM THƯ/ MAIL CODE |
QUỐC GIA/ COUNTRY |
|||||||||||||||||
5. NGÀY SINH/ DATE OF BIRTH (MONTH, DAY, YEAR) |
6.NƠI SINH/ PLACE OF BIRTH |
7. QUỐC TỊCH/ NATIONALITY |
8. TRÌNH ĐỘ NGÔN NGỮ MỨC 4/ Language Proficiency Level 4
|
□ Yes □ No |
|||||||||||||||||
9. CHIỀU CAO/ HEIGHT |
10. CÂN NẶNG/ WEIGHT |
11. TÓC/ HAIR |
12. MẮT/ EYES |
13. GIỚI TÍNH/ SEX |
14. ĐỊA CHỈ THƯ ĐIỆN TỬ/ E-MAIL ADDRESS |
15. SỐ GIẤY PHÉP CAAV/ CAAV PEL NUMBER
|
|||||||||||||||
D. THÔNG TIN GIẤY PHÉP HIỆN TẠI/CURRENT AIRMAN LICENSE INFORMATION |
|||||||||||||||||||||
1. SỐ GP/ LICENSE NUMBER |
2. NƯỚC CẤP/ STATE OF ISSUE |
3. NGÀY CẤP/ DATE ISSUED
|
4. NĂNG ĐỊNH/ RATING(S) |
||||||||||||||||||
E. GIẤY PHÉP HOẶC NĂNG ĐỊNH ĐỀ NGHỊ CẤP DỰA TRÊN CƠ SỞ THOÀN THÀNH/ LICENSE OR RATING APPLIED FOR ON BASIS OF COMPLETION OF: |
|||||||||||||||||||||
1.□KINH NGHIỆM/EXPERIENCE |
2.□KIỂM TRA VIẾT/WRITTEN TEST |
3.□KIỂM TRA THỰC HÀNH/PRACTICAL TEST |
|||||||||||||||||||
F. BẠN ĐÃ TỪNG
TRƯỢT BÀI SÁT HẠCH CẤP GIẤY PHÉP HOẶC NĂNG ĐỊNH NÀY CHƯA/ |
1.□CÓ/Yes 2.□CHƯA/No |
||||||||||||||||||||
G. CHỨNG THỰC/APPLICANT’S CERTIFICATION - Tôi cam đoan tất cả những thông tin cung cấp ở trên là chính xác và đúng sự thật, và tôi đồng ý rằng đó là cơ sở để cấp giấy phép cho tô/ I certify that all statements and answers provided by me on this application form are complete and true to the best of my knowledge and I agree that they are to be considered as part of the basis for issuance of any PEL license to me. |
|||||||||||||||||||||
Tổ chức, cá nhân không được gian lận bằng cách tạo ra các thông tin sai nhằm mục đích nhận được cho mình hoặc bất kỳ người nào khác sự cấp, công nhận, gia hạn hoặc thay đổi bất kỳ giấy phép nào./ A person shall not with intent to deceive by making any false representation for the purpose of procuring for himself or any other person the grant, issue, renewal or variation of any such license. |
1. NGÀY/ DATE |
2. CHỮ KÝ NGƯỜI ĐỀ NGHỊ/ APPLICANT SIGNATURE: |
|||||||||||||||||||
J. ĐÍNH KÈM/ ATTACHMENTS: |
|
||||||||||||||||||||
1.□Báo cáo thông thạo ngôn ngữ/ Language Proficiency Report 2.□Kết quả sát hạch lý thuyết/ Knowledge Test Report 3.□Kết quả sát hạch thực hành/ Practical Test Report 4.□Thông báo không phê chuẩn/ Notice of Disapproval 5.□Giấy phép đã thay thế/ Superseded Airman Certificate |
6.□Thẻ nhận dạng/ Airman’s Identification (ID) _______________________ _______________________ _______________________ _______________________ |
I. ATTACH APPLICANT PHOTO HERE
(Passport Size) |
|||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||
K.CHỨNG THỰC CỦA CAAV/ CAAV AUTHORIZED PERSON CERTIFICATION: |
|||||||||||||||||||||
1.□GIẤY PHÉP ĐƯỢC CẤP PHÙ HỢP VỚI PHẦN 7/ THE LICENSE(S) WAS ISSUED IAW PART 7 AND CAAV REQUIRMENTS: |
2.□GIẤY PHÉP KHÔNG ĐƯỢC CẤP/THE LICENSE WAS NOT ISSUED |
||||||||||||||||||||
3. NGÀY/ DATE |
4. SỐ ỦY QUYỀN HOẶC CHỨC DANH/ TITLE OR DESIGNATION No.
|
5. CHỮ KÝ/ SIGNATURE |
6. CASORT-PEL Entry: |
||||||||||||||||||
5. Cấp Giấy chứng nhận thành viên tổ bay
5.1. Trình tự thực hiện:
- Nộp hồ sơ TTHC: Người khai thác tàu bay có trách nhiệm lập danh sách thành viên tổ bay bao gồm đối tượng là thành viên tổ lái và tiếp viên hàng không gửi Cục HKVN xem xét và cấp Giấy chứng nhận thành viên tổ bay trong quá trình làm nhiệm vụ
- Giải quyết TTHC:
Đối với thành viên tổ lái, là đối tượng được Cục HKVN cấp giấy phép người lái tàu bay, thì Cục HKVN sẽ đối chiếu với hồ sơ của người lái tàu bay được lưu giữ tại Cục HKVN để cấp Giấy chứng nhận thành viên tổ bay.
Đối với tiếp viên hàng không, Người khai thác lập danh sách và kết quả huấn luyện, kiểm tra trình độ đáp ứng các yêu cầu về an toàn hàng không đối với tiếp viên hàng không làm căn cứ để Cục HKVN cấp Giấy chứng nhận thành viên tổ bay.
Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ bao gồm danh sách tổ bay và các tài liệu kèm theo, Cục HKVN sẽ xem xét và thông báo về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ.
Trong vòng 4 ngày làm việc, kể từ khi hồ sơ được xác định là hợp lệ, Cục HKVN sẽ hoàn tất thủ tục để cấp Giấy chứng nhận thành viên tổ bay cho các đối tượng đáp ứng yêu cầu.
5.2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại Văn phòng Cục Hàng không Việt Nam;
- Qua hệ thống bưu chính; hoặc
- Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục HKVN.
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần:
1. Bản sao hoặc bản sao điện tử công văn đề nghị của Người khai thác tàu bay kèm theo danh sách các đối tượng đề nghị cấp Giấy chứng nhận thành viên tổ bay;
2. Bản sao hoặc bản sao điện tử của đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận thành viên tổ bay theo nội dung tại khoản h Phụ lục 1 Điều 10.115;
3. Ảnh chân dung 3x4 hoặc ảnh chân dung 3x4 dạng điện tử(đối với trường hợp gửi trực tuyến).
b) Số lượng: 01 bộ
5.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người khai thác tàu bay
5.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục HKVN
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay- Cục HKVN
d) Cơ quan phối hợp: Không
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận thành viên tổ bay.
5.8. Phí, lệ phí: 200.000 đồng/lần/người
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận thành viên tổ bay Phụ lục 1 Điều 10.115.
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QHH11 ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QHH13 ngày 21/11/2014;
- Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay;
- Thông tư số 56/2018/TT-BGTVT ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.
- Thông tư 11/2022/TT-BGTVT ngày 29/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tài ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.
- Thông tư 193/2016/TT-BTC ngày 8/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không.
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận thành viên tổ bay như sau:
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN THÀNH VIÊN TỔ BAY APPLICATION
FOR |
HƯỚNG DẪN Điền tay hoặc máy. Chỉ nộp bản gốc cho Phòng Tiêu chuẩn An toàn bay hoặc Người được Cục HKVN ủy quyền. Nếu cần thêm không gian, hãy sử dụng trang đính kèm. INSTRUCTIONS Write or type. Submit original only to the Flight Safety Standards Department or a CAAV Authorized Person. If additional space is required, use an attachment |
||||||||||||
A. ĐỀ NGHỊ/ APPLICATION IS HEREBY MADE FOR □ CẤP LẦN ĐẦU/ ISSUANCE □ CẤP LẠI/ REISSUANCE □ GIA HẠN/ RENEWAL GIẤY CHỨNG NHẬN THÀNH VIÊN TỔ BAY VIỆT NAM CHO/ OF THE FOLLOWING VIETNAM CREW MEMBER CERTIFICATE: |
||||||||||||||
□ TỔ LÁI/ FLIGHT CREW |
□ NHÂN VIÊN KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG TÀU BAY/ AMT |
□ PHỤ TRÁCH XẾP TẢI/ LOAD MASTER |
||||||||||||
□ TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG/ CABIN CREW |
□ NHÂN VIÊN ĐIỀU ĐỘ, KT BAY/ FLIGHT DISPATCHER |
□ KHÁC/ OTHER: ………………………… |
||||||||||||
□ CƠ GIỚI TRÊN KHÔNG/ FLIGHT ENGINEER |
□ NHÂN VIÊN XẾP TẢI/ LOAD CONTROL |
|
||||||||||||
B. ĐỀ NGHỊ CỦA NHÀ KHAI THÁC/ AIR OPERATOR REQUEST |
||||||||||||||
1. Tôi xác nhận rằng nhân viên hàng không được nêu trong Phần C dưới đây đã hoàn thành tất cả các yêu cầu đào tạo áp dụng cho hoạt động của công ty trong lĩnh vực vận tải hàng không thương mại và yêu cầu người đó phải được kiểm tra trình độ cho các vị trí và hoạt động bay/ I certify that the airman listed in Section C below has completed all applicable training requirements for operations with this company under commercial air transport and request that he or she be checked for proficiency for positions and flight operations. |
||||||||||||||
2. VỊ TRÍ ĐỀ NGHỊ/ ASSIGNED POSITION: |
||||||||||||||
3. TÊN NHÀ KHAI THÁC/ AIR OPERATOR BUSINESS NAME:
|
4. SỐ GIẤY CHỨNG NHẬN AOC/ AOC CERTIFICATE#: |
5. SỐ ĐIỆN THOẠI/ TELEPHONE: |
6. SỐ FAX/ FAX: |
|||||||||||
7. CHỮ KÝ NGƯỜI ĐẠI DIỆN/ SIGNATURE OF COMPANY OFFICIAL (DIRECTOR OF OPERATIONS OR CHIEF PILOT) |
8. NGÀY KÝ/ DATE SIGNED |
9. TÊN VÀ CHỨC DANH NGƯỜI ĐẠI DIỆN/ PRINTED NAME AND TITLE OF COMPANY OFFICIAL |
||||||||||||
C. THÔNG TIN NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG/ PERSONAL INFORMATION: |
||||||||||||||
1. HỌ TÊN NGƯỜI ĐỀ NGHỊ/ FULL NAME: |
2. ĐIỆN THOẠI LIÊN HỆ/ PHONE CONTACT NUMBERS: |
3. ĐỊA CHỈ/ PERMANENT ADDRESS (Street or PO Box Number) |
||||||||||||
4. SỐ HỘ CHIẾU VÀ QUỐC GIA CẤP/ PASSPORT NUMBER & STATE OF ISSUE
|
5. THÀNH PHỐ/ TỈNH CITY/ STATE/ PROVINCE |
MÃ BƯU CỤC/ MAIL CODE |
COUNTRY/ QUÓC GIA |
|||||||||||
6. QUỐC TỊCH/ NATIONALITY (CITIZENSHIP)
|
7. NƠI SINH/ COUNTRY OF BIRTH |
8. NGÀY SINH/ DATE OF BIRTH |
||||||||||||
9. CHIỀU CAO/ HEIGHT |
10. CÂN NẶNG/ WEIGHT |
11. MẦU TÓC/ HAIR |
12. MẦU MẮT/ EYES |
13. GIỚI TÍNH/ SEX |
14. ĐỊA CHỈ E-MAL/ E-MAIL ADDRESS |
15. For CAAV Use |
||||||||
D. GIẤY CHỨNG NHẬN THÀNH VIÊN TỔ BAY ĐANG GIỮ/ CURRENT HOLDER OF A CREW MENBER CERTIFICATE? |
||||||||||||||
1.□CÓ/ YES □KHÔNG/ NO |
2. SỐ GCN/ NUMBER |
3. QUỐC GIA BAN HÀNH/ STATE OF ISSUE
|
4. NGÀY HẾT HẠN/ DATE OF EXPIRY |
|||||||||||
E. ẢNH CHÂN DUNG VÀ GHI CHÚ/ PHOTO & NOTES? |
||||||||||||||
1. ẢNH CHÂN DUNG/ PHOTO (3X4)
|
2. GHI CHÚ/ NOTES |
|||||||||||||
F. XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI LÀM ĐƠN/ APPLICANT’S CERTIFICATION: |
||||||||||||||
1. Tôi xác nhận rằng thông tin cá nhân và Giấy chứng nhận ở trên là đúng và chính xác. Tôi xác nhận thêm rằng tôi đã hoàn thành tất cả các yêu cầu đào tạo ban đầu và / hoặc định kỳ đã được phê chuẩn cho chủ sở hữu AOC và đáp ứng tất cả các yêu cầu kinh nghiệm hàng không nêu trong QCATHK Phần 7, 10 và 14 đối với tàu bay, vị trí công việc và hoạt động đề nghị./ I certify that the above personal and certificate information is true and correct. I further certify that I have completed all applicable initial and/or recurrent training requirements approved for the AOC holder and meet all VAR Part 7, 10 and 14 aeronautical experience requirements for the assigned aircraft, position and operations proposed.: |
||||||||||||||
2. NGÀY KÝ/ DATE SIGNED. |
3. CHỮ KÝ NGƯỜI ĐỀ NGHỊ / SIGNATURE OF APPLICANT |
4.TÊN NGƯỜI ĐỀ NGHỊ/ PRINTED NAME OF APPLICANT
|
||||||||||||
G. ĐÍNH KÈM/ ATTACHMENTS: 1.□BẢN SAO GIẤY CHỨNG NHẬN/ GIẤY PHÉP NÊU TRONG PHẦN A (NẾU CÓ)/ COPY OF CERTIFICATE/ LICENCEMENTIONED IN SECTION A. 2.□BẢN SAO CHỨNG MINH NHÂN DÂN/ THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN/ HỘ CHIẾU/ COPY OFIDENTIFICATION CERTIFICATE (ID)/ PASSPORT. 3.□KẾT QUẢ HUẤN LUYỆN, KIỂM TRA TRÌNH ĐỘ VỀ AN TOÀN HÀNG KHÔNG ĐỐI VỚI TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG/ TRAINING RESULT AND COMPETENCY CHECK OF AVIATION SAFETY FOR CABIN CREW |
||||||||||||||
H. CAAV AUTHORIZED PERSON CERTIFICATION: |
||||||||||||||
GIẤY CHỨNG NHẬN THÀNH VIÊN TỔ BAY ĐỦ ĐIỀU KIỆN CẤP THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 10.115 VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA CỤC HKVN/ THE CMC WAS ISSUED IAW 10.115 AND CAAV REQUIRMENTS: |
□ CÓ/ YES □ KHÔNG/ NO |
|||||||||||||
1. NGÀY/ DATE |
2. CHỨC DANH HOẶC SỐ ỦY QUYỀN/ TITLE OR DESIGNATION NUMBER
|
3. CHỮ KÝ/ SIGNATURE |
4. CASORT-PEL Entry: |
|||||||||||
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây