418038

Quyết định 767/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Kế hoạch thực hiện “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019-2025” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

418038
LawNet .vn

Quyết định 767/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Kế hoạch thực hiện “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019-2025” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu: 767/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Nguyễn Tăng Bính
Ngày ban hành: 04/06/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 767/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký: Nguyễn Tăng Bính
Ngày ban hành: 04/06/2019
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI

-------
---

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 767/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 04 tháng 6 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN “KẾ HOẠCH QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG BỆNH CÚM GIA CẦM, GIAI ĐOẠN 2019 - 2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm, giai đoạn 2019-2025;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1239/TTr-SNNPTNT ngày 17/5/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019 - 2025” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (sau đây gọi tắt là Kế hoạch).

Điều 2. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Tài Chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường Quảng Ngãi; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND t
nh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN t
nh;
- Cục Thú y;
- Chi cục Thú y vùng IV;
- Hội nông dân tỉnh;
- Các Sở: Công Thương, Văn h
óa, Thể thao và Du lịch;
- Đài Phát thanh - Truy
n hình tỉnh, Báo Quảng Ngãi;
- VPUB: CVP, PCVP(NL), CB-TH;
- Lưu: VT, NN-TN (Vũ 308).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tăng Bính

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN “KẾ HOẠCH QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG BỆNH CÚM GIA CẦM, GIAI ĐOẠN 2019 - 2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 767/QĐ-UBND ngày 04/6/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tnh Quảng Ngãi)

Phần I

TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CÚM GIA CẦM VÀ KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG GIAI ĐOẠN 2003 - 2018

I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH BỆNH CÚM GIA CẦM

1. Tóm tắt tình hình dịch bệnh cúm gia cầm (CGC) trong nước

a) Dịch bệnh CGC ở động vật

* Giai đoạn từ năm 2003 - 2006: Dịch CGC A/H5N1 lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào cuối năm 2003; dịch đã xuất hiện tại trên 2.000 (chiếm khoảng trên 20%) xã, phường và thị trấn trong phạm vi cả nước, khiến tổng số gia cầm buộc phải tiêu hủy trên 45 triệu con gia cầm.

* Giai đoạn từ năm 2007 - 2013: Dịch CGC chủ yếu phát sinh rải rác trên đàn gia cầm nuôi nhỏ lẻ của hộ gia đình tại một số tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hng, đng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh miền Trung; dịch CGC xuất hiện tại gần 850 (chiếm khoảng trên 7,5%) xã, phường và thị trấn trong phạm vi cả nước; trung bình mỗi năm phải tiêu hủy khoảng 200 nghìn con gia cầm.

* Giai đoạn từ năm 2014 - 2018: Dịch CGC xuất hiện tại gần 323 (chiếm khoảng trên 2,9%) xã, phường và thị trấn trong phạm vi cả nước; trung bình mỗi năm phải tiêu hủy khoảng 80 nghìn con gia cm;

b) Dịch bệnh CGC ở người

* Giai đoạn từ năm 2003 - 2006: Vi rút CGC A/H5N1 đã lây nhiễm cho 93 người tại Việt Nam, trong đó 42 người đã tử vong.

* Giai đoạn từ năm 2007 - 2013: Vi rút CGC A/H5N1 đã lây nhiễm cho 32 người tại Việt Nam, trong đó 20 người đã tử vong.

* Giai đoạn từ năm 2014 - 2018: Đầu năm 2014, vi rút CGC A/H5N1 đã lây nhiễm cho 2 người tại Việt Nam và cả 2 người này đã tử vong. Từ 4/2014 cho đến nay, không phát hiện thêm ca bệnh trên người.

Bảng 1: Tổng hợp tình hình dịch CGC giai đoạn 2003 - 2018

TT

Chỉ tiêu so sánh

Giai đoạn 2003 - 2006

Giai đoạn 2007 - 2013

Giai đoạn 2014 - 2018

1

Số tỉnh có dịch

57

52

54

2

Số huyện có dịch

413

285

176

3

Số xã có dịch (lượt xã có dịch; 1 xã có thể nhiều lần xuất hiện dịch)

2.043
(3.547)

842 (1.318)

323 (407)

4

S gia cầm buộc phải tiêu hủy (con)

>45 triệu

1.459.834

401.325

5

Tỷ lệ (%) gia cầm buộc phải tiêu hủy so với tổng đàn gia cầm (tổng đàn gia cầm ước tính 300 triệu con)

15%

0,49%

0,13%

6

Số người bị bệnh cúm H5N1

93

32

2

7

Số người bị chết vì cúm H5N1

42

20

2

Nguồn: Cục Thú y

2. Tình hình dịch bệnh CGC trong tỉnh giai đoạn 2014 - 2018

Mặc dù, trong giai đoạn 2014-2018, tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm, hàng năm tnh đều ban hành Kế hoạch phòng chống dịch cúm gia cầm nhưng vẫn chưa khng chế được bệnh cúm gia cầm, dịch liên tiếp xảy ra, gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi của tỉnh. Cụ thể diễn biến tình hình dịch bệnh của các năm gần đây như sau:

- Năm 2014: Dịch cúm gia cầm A/H5N6 và A/H5N1 xảy ra ở 19 hộ của 18 thôn thuộc 14 xã tại 7 huyện gồm: Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Đức Phổ, Ba Tơ, Nghĩa Hành, thành phố Quảng Ngãi và Bình Sơn làm chết và tiêu hủy 35.013 con gia cầm. Trong đó số chết trước tiêu hủy là 9.289 con, số tiêu hủy bắt buộc là 25.724 con.

Ghi chú: Trong 19 đàn gia cầm bị nhiễm bệnh cúm gia cầm, có 15 đàn nhiễm chủng vi rút cúm A/H5N1 và 4 đàn nhiễm chủng vi rút cúm A/H5N6.

- Năm 2015: Dịch cúm gia cầm A/H5N6 xảy ra ở 9 hộ của 7 thôn thuộc 5 xã tại 2 huyện: Sơn Tịnh và Tư Nghĩa làm chết và tiêu hủy 17.785 con gia cầm. Trong đó số chết trước tiêu hủy là 5.715 con, số tiêu hủy bắt buộc là 12.070 con.

- Năm 2016: Dịch cúm gia cầm A/H5N6 xảy ra ở 10 hộ của 8 thôn thuộc 6 xã tại 3 huyện: Sơn Tịnh, thành phố Quảng Ngãi và Bình Sơn làm chết và tiêu hủy 35.620 con gia cầm. Trong đó số chết trước tiêu hủy là 4.745 con, số tiêu hủy bắt buộc là 30.875 con.

- Năm 2017: Dịch cúm gia cầm A/H5N6 xảy ra ở 9 hộ của 7 thôn thuộc 6 xã tại 4 huyện: Đức Phổ, thành phố Quảng Ngãi, Tư Nghĩa và Bình Sơn làm chết và tiêu hủy 27.810 con gia cầm. Trong đó số chết trước tiêu hủy là 6.369 con, số tiêu hủy bắt buộc là 21.441 con.

- Năm 2018: Dịch cúm gia cầm A/H5N6 xảy ra tại 8 hộ ở 5 thôn 4 xã 03 huyện: Sơn Tịnh, Sơn Hà và Minh Long làm chết và tiêu hủy 23.350 con gia cầm (1.200 con vịt, 10.150 con gà, 12.000 cút đẻ). Trong đó số chết trước tiêu hủy là 5.122 con (371 con vịt, 1.596 con gà, 3.155 con cút đẻ), số tiêu hủy bắt buộc 18.228 con.

II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BỆNH CÚM GIA CẦM GIAI ĐOẠN 2014 - 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

1. Kết quả tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm

Năm

Đợt

Kế hoạch TP (liều)

Thực hiện (liều)

% so KH

2014

1

1.312.250

1.330.500

101,4

2

1.325.500

1.205.500

91

2015

1

1.158.500

985.500

85,1

2

866.000

74,8

2016

1

1.092.500

826.000

75,6

2

745.500

68,2

2017

1

1.497.500

1.276.700

85,3

2

976.700

65,2

2018

1

1.390.000

1.132.900

81,5

2

1.024.500

73,7

2. Kết quả giám sát chủ động, cảnh báo dịch bệnh cúm gia cầm

Năm

Loại giám sát

Smẫu lấy

Số mẫu dương tính H5N1

Số mẫu dương tính H5N6

2014

Bị động

25

15

4

Chủ động

88

9

31

2015

Bị động

15

 

8

Chủ động

90

 

22

2016

Bị động

10

 

10

Chủ động

 

 

 

2017

Bị động

13

 

8

Chủ động

188

 

36

2018

Bị động

14

 

6

Chủ động

166

 

45

3. Tập huấn thông tin, tuyên truyền

- Tập huấn: Đối với nguồn nhân lực thực hiện tiêm phòng vắc xin ở cơ sở, trước mỗi đợt tiêm phòng hàng năm, các huyện, thành phố đều tổ chức tập huấn tiêm phòng, quản lý giám sát dịch bệnh cúm gia cầm cho đội ngũ Thú y viên cơ sở.

- Tuyên truyền: Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã biên soạn và phân bổ tờ rơi tuyên truyền phòng chống cúm gia cầm và tổ chức tuyên truyền lưu động bng xe ô tô trước mỗi đợt tiêm phòng ở 7 huyện đng bng. Ngoài ra trước mỗi đợt tiêm phòng tuyên truyền rộng rãi trên đài truyền thanh huyện, đài phát thanh xã của 7 huyện đng bằng đến người dân.

Cụ thể như sau:

TT

Năm

Số lượng tờ rơi phân bổ (tờ)

Tuyên truyền bằng xe lưu động (lần)

TT đài truyền thanh huyện (ln)

TT đài phát thanh xã (lần)

Tập huấn (lp)

1

2014

5.000

14

14

228

6

2

2015

5.000

14

14

228

6

3

2016

5.000

14

14

228

6

4

2017

 

 

14

228

6

5

2018

 

 

14

228

6

4. Khử trùng tiêu độc môi trường

- Khử trùng tiêu độc ổ dịch: Khi xảy ra dịch CGC Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác khử trùng tiêu độc môi trường triệt để theo đúng quy định.

- Khử trùng tiêu độc định kỳ: Thực hiện công tác khử trùng tiêu độc môi trường theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chỉ đạo của UBND tỉnh về “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi” mỗi năm 2 đợt.

Kết quả đạt được như sau:

Năm

Đt

T/số hóa chất thực hiện (lít)

Tổng diện tích thực hiện (m2)

Kinh phí thực hiện (đng)

2014

1

7.292

11.332.633

573.425.000

2

5.579

7.112.869

518.725.000

2015

1

6.038

6.145.556

583.795.000

2

7.970

10.069.161

674.390.000

2016

1

8.754

9.974.715

875.082.400

2

9.091

15.112.107

911.282.400

2017

1

10.999

13.709.809

985.019.000

2

8.261

11.339.811

985.019.000

2018

1

6.321

11.394.968

956.569.000

2

6.102

10.720.551

939.119.000

5. Công tác kiểm soát vận chuyển

Thường xuyên duy trì thực hiện tốt công tác kiểm dịch vận chuyển gia cầm xuất nhập ra vào tnh. Các huyện, thành phố luôn giám sát chặt chẽ việc xuất nhập gia cầm vào địa phương. Cụ thể như sau:

TT

Năm

Số lượng gia cầm kiểm dịch vận chuyển ra khi địa bàn tnh

Gia cầm giết thịt (con)

Gia cầm chăn nuôi (con)

1

2014

478.065

16.476

2

2015

2.365.466

40.800

3

2016

406.401

20.400

4

2017

404.679

0

5

2018

266.500

800

6. Công tác phát hiện và xử lý dịch

Trong 5 năm thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh CGC, nhiều địa phương đã thực hiện công tác giám sát phát hiện sớm ổ dịch và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chng dịch kịp thời theo quy định nên các ổ dịch đã được bao vây, dập tắt kịp thời.

Khi có dịch xảy ra, UBND huyện, thành phố kịp thời chỉ đạo xử lý ổ dịch, thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời, thường trực 24/24 giờ tại các điểm, đầu mối giao thông, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia cầm và sn phẩm gia cầm ra vào ổ dịch.

Bảng 2: Tổng hợp kết quả xử lý ổ dịch CGC giai đoạn 2014 - 2018

Năm

Số huyện có dịch

Số xã có dịch

Số gia cầm bệnh tiêu hủy

2014

7

14

35.013

2015

2

5

17.785

2016

3

6

35.620

2017

4

6

27.810

2018

3

4

23.350

Phần II

NỘI DUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN “KẾ HOẠCH QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG BỆNH CÚM GIA CẦM GIAI ĐOẠN 2019 - 2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Bệnh CGC là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây bệnh cho gia cầm và truyền lây sang người gây chết với tỷ lệ rất cao; bệnh đã xuất hiện và gây thành dịch trầm trọng ở gia cầm; bệnh đã làm nhiều người bị nhiễm, chết và có nguy cơ trở thành đại dịch ở người.

- Bệnh CGC gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đi sống và an sinh xã hội; khi có ổ dịch phát sinh đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ gia cầm tại nơi có dịch; ảnh hưởng tới xuất khẩu sản phẩm gia cầm của nước ta.

- Trong giai đoạn 2014 - 2018, thực hiện Kế hoạch quốc gia phòng chống bệnh cúm gia cầm, tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được một số kết quả quan trọng: Cơ bản kiểm soát được dịch bệnh cúm gia cầm ở động vật (chỉ xảy ra một số dịch nhỏ, lẻ, chăn nuôi quy mô hộ gia đình và không có hiện tượng lây lan ra diện rộng); không có ca bệnh CGC trên người. Tuy nhiên, nguy cơ xâm nhiễm các chủng vi rút cúm gia cầm độc lực cao A/H5N1, A/H5N6, A/H7N9 vào tỉnh ta là rất cao. Kết quả giám sát cũng cho thấy tỷ lệ lưu hành vi rút CGC típ A/H5N1 và A/H5N6 tương đối cao.

- Việc xây dựng kế hoạch giai đoạn để khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người là quy định bắt buộc của Luật Thú y (Khoản 1 Điều 18).

- Kế hoạch quốc gia phòng chng dịch cúm gia cầm giai đoạn 2014 - 2018 đã kết thúc vào cuối năm 2018, cả nước và các tỉnh, thành phố cần có kế hoạch chủ động cho giai đoạn mới để có cơ sở tổ chức thực hiện.

- Thực hiện Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm, giai đoạn 2019 - 2025;

Với những lý do cơ bản nêu trên, việc ban hành Kế hoạch phòng chống dịch cúm gia cầm giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi là hết sức cần thiết và cấp bách.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Luật Thú y ngày 19/6/2015;

- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;

- Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;

- Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm, giai đoạn 2019 - 2025;

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Kiểm soát, khống chế không để dịch cúm gia cầm (CGC) xảy ra và lây lan trên diện rộng, chủ động giám sát để phát hiện sớm, cảnh báo và có giải pháp phòng, chống; tạo điều kiện cho việc xây dựng thành công các vùng, các chuỗi cơ sở chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh; góp phần giảm thiu tác động tiêu cực của cúm gia cầm đối với sức khỏe cộng đng, an ninh lương thực và các hoạt động thương mại của tỉnh Quảng Ngãi nói chung và của Việt Nam.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tổ chức kiểm soát tốt dịch bệnh, chủ động giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời ổ dịch và không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng.

- Ngăn chặn không để các nhánh, các chủng vi rút mới nguy hiểm xâm nhiễm vào và lây lan rộng.

- Tổ chức tiêm phòng đạt tỷ lệ tối thiểu 80% tổng đàn thuộc diện tiêm.

- Xây dựng thành công các cơ sở chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh theo khuyến cáo của OIE, nhằm đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu gia cầm, sản phẩm của gia cầm.

- Góp phần giảm thiểu hoặc không để phát sinh các ca bệnh cúm gia cầm ở người do nhiễm các chủng vi rút cúm nguy hiểm (H5 và H7).

IV. NHIỆM VỤ

- Phân vùng nguy cơ (cấp huyện) để có cơ sở xây dựng các biện pháp và b trí các ngun lực tổ chức các hoạt động kiểm soát, phòng chống bệnh cúm gia cầm phù hợp, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm dịch bệnh và tình hình thực tế tại các địa phương.

- Chủ động giám sát dịch bệnh để kịp thời phát hiện, cảnh báo sm và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi mới phát hiện, không để lây lan ra diện rộng; xác định chính xác chủng loại vi rút cúm lưu hành để có cơ sở lựa chọn chủng loại vắc xin phù hợp cho công tác phòng dịch bệnh cúm gia cầm.

- Xử lý ổ dịch cúm gia cầm theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.

- Tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm thuộc diện tiêm phòng; tiêm phòng bao vây khi xuất hiện dịch bệnh cúm gia cầm.

- Quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; tổ chức phòng, chống nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm vào địa bàn tỉnh; kiểm soát ấp nở gia cầm, kiểm soát giết mổ gia cầm bảo đảm an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh.

- Xây dựng cơ sở chăn nuôi gia cầm, sản xuất sản phẩm gia cầm an toàn bệnh cúm gia cầm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Xác định đặc điểm dịch tễ và các yếu tố nguy cơ và quy luật phát sinh, lây lan dịch bệnh, kinh tế dịch tễ đánh giá tổn thất vế kinh tế, chi phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm; đánh giá lưu hành vi rút cúm gia cầm; đánh giá hiệu lực và lựa chọn chủng loại vắc xin phù hợp, hiệu quả với từng chủng, nhánh vi rút cúm gia cầm.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi; vận động người dân tự giác báo cáo khi phát hiện gia cầm bị bệnh, gia cầm nghi mc bệnh cúm gia cầm, giảm thiểu các hành vi làm dịch phát sinh và lây lan dịch bệnh; thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh trong môi trường chăn nuôi; đẩy mạnh áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi và các biện pháp chủ động phòng bệnh.

V. CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA KẾ HOẠCH

1. Phân vùng để có cơ sở kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh cúm gia cầm

Nguyên tắc phân vùng nguy cơ (cấp huyện) dựa trên các tiêu chí sau:

- Số ổ dịch CGC xảy ra trên địa bàn cấp huyện trong 5 năm (2014 - 2018) hoặc có ổ dịch CGC xảy ra tại huyện trong năm đánh giá chuyển đổi huyện nguy cơ.

- Tỷ lệ lưu hành vi rút CGC có khả năng gây ra dịch bệnh ở gia cầm và ở người (H5, H7, H9) qua kết quả giám sát chủ động trong 5 năm (2014 - 2018) hoặc có ổ dịch CGC xảy ra tại huyện trong năm đánh giá chuyển đổi huyện nguy cơ.

- Cơ cấu phân vùng nguy cơ theo tổng đàn gia cầm.

+ Huyện nguy cơ cao: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi.

+ Huyện nguy cơ thấp: Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bng, Tây Trà, Minh Long và Ba Tơ.

+ Chuyển đổi vùng nguy cơ: Trong thời gian thực hiện kế hoạch, tùy theo diễn biến dịch bệnh, hàng năm đánh giá, điều chnh phạm vi từng vùng.

2. Giám sát dịch bệnh

a) Giám sát tại huyện nguy cơ cao

- Giám sát bị động

+ Đàn gia cầm nuôi có biểu hiện nghi ngờ bệnh CGC phải được lấy mẫu để xét nghiệm vi rút CGC và chẩn đoán phân biệt.

+ Đàn gia cầm nghi có tiếp xúc với đàn gia cầm mắc bệnh CGC phải được giám sát, lấy mẫu xét nghiệm vi rút CGC.

+ Chim hoang dã, động vật mẫn cảm với bệnh bị ốm, chết không rõ nguyên nhân phải được gửi bệnh phẩm xét nghiệm vi rút CGC.

- Giám sát chủ động

+ Giám sát sau tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm: Nhằm đánh giá tỷ lệ đáp ứng miễn dịch bảo hộ đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm. Chọn ngẫu nhiên 3 huyện, mỗi huyện 15 đàn gia cầm đã được tiêm phòng ( quy mô 100 con trở lên) để lấy mẫu huyết thanh, mỗi đàn lấy 15 con.

+ Giám sát lưu hành vi rút cúm gia cầm: Nhằm chủ động phát hiện sớm vi rút cúm gia cầm lưu hành ngoài môi trường. Chọn ngẫu nhiên 3 huyện, mỗi huyện 1 chợ có buôn bán gia cầm để lấy mẫu giám sát (swab hầu họng), mỗi chợ slấy 6 mẫu, mỗi mẫu lấy 5 con.

- Hằng năm, ngân sách của địa phương cấp tỉnh bảo đảm kinh phí cho hoạt động giám sát này.

b) Giám sát tại các huyện nguy cơ thấp

- Giám sát bị động: Thực hiện như huyện nguy cơ cao

- Giám sát chủ động: Không thực hiện

c) Kinh phí giám sát: Hằng năm, ngân sách của địa phương cấp tỉnh bảo đảm kinh phí cho hoạt động giám sát này.

3. Xử lý dịch

Thực hiện việc xử lý ổ dịch theo quy định của Luật Thú y, các văn bản liên quan của Trung ương và của tỉnh.

4. Tiêm vắc xin phòng bệnh

a) Đối với huyện nguy cơ cao

- Ngân sách tỉnh bố trí kinh phí mua vắc xin và chi phí tiêm phòng bao vây dịch CGC, tiêm phòng vắc xin định kỳ cho đàn gia cầm tại các trang trại, gia trại và hộ gia đình có quy mô từ 50 con trở lên.

- Ngân sách tỉnh bố trí kinh phí mua vắc xin và chi phí tiêm phòng vắc xin bao vây ổ dịch CGC cho đàn gia cầm tại các vùng dịch.

- Đối với đàn gia cầm tại các trang trại và cơ sở ATDB chăn nuôi theo hình thức gia công với các công ty nước ngoài thchủ gia cầm có trách nhiệm tự chi trả chi phí tiêm phòng vắc xin. Tuy nhiên, tùy theo tình hình thực tế của địa phương, cơ quan chuyên môn thú y cấp tỉnh đề xuất kinh phí ngân sách địa phương hỗ trợ phù hợp.

b) Đối với huyện nguy cơ thấp

- Ngân sách tỉnh (Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững) btrí kinh phí mua vắc xin và chi phí tiêm phòng vắc xin định kỳ cho đàn gia cầm tại các trang trại, gia trại và hộ gia đình có quy mô từ 100 con trở lên.

- Ngân sách tỉnh bố trí kinh phí mua vắc xin và chi phí tiêm phòng vắc xin baoy ổ dịch CGC cho đàn gia cầm tại các vùng dịch.

- Đối với đàn gia cầm tại các trang trại và cơ sở an toàn dịch bệnh chăn nuôi theo hình thức gia công với các công ty nước ngoài thì chủ gia cầm có trách nhiệm tự chi trả chi phí tiêm phòng vắc xin. Tuy nhiên, tùy theo tình hình thực tế của địa phương, cơ quan chuyên môn thú y cấp tỉnh đề xuất kinh phí ngân sách địa phương hỗ trợ phù hợp.

5. Vệ sinh tiêu độc khử trng

- Đối với các trang trại chăn nuôi: Hướng dẫn thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt.

- Đối với các hộ chăn nuôi, gia trại: Hướng dẫn thường xuyên thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh, phun thuốc sát trùng, tiêu độc nhằm tiêu diệt các loại mầm bệnh, trong đó có vi rút CGC.

- Định kỳ tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ gia cầm và các sản phẩm của gia cầm bằng vôi bột hoặc hóa chất; thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ gia cầm; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch.

- Thực hiện các đợt tiêu độc khử trùng môi trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (khoảng 2 đến 3 đợt/năm). Ngoài ra căn cứ tình hình thực tế, các huyện, thành phố chủ động triển khai thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh trong môi trường chăn nuôi.

6. Kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; quản lý, kiểm soát chợ buôn bán gia cầm sng

- Thực hiện việc kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y; trong đó cần tăng cường phối hợp với các ngành liên quan như Quản lý thị trường, Cảnh sát giao thông, Kiểm lâm,... với chính quyền và các tổ chức đoàn thể các cấp để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật tại các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông cũng như tại các địa bàn cơ sở có nguy cơ cao.

- Kiểm soát, ngăn chặn gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu hoặc nghi nhập lậu vào tỉnh hoặc đi qua địa bàn cần kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật.

- Tất cả các lô hàng gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc bị bắt giữ phải được tiến hành lấy mẫu xét nghiệm CGC và xử lý theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức công tác truyền thông về nguy cơ đối với sức khỏe cộng đng, an toàn dịch bệnh, tác hại đối với nền kinh tế, ngành chăn nuôi,... do hoạt động buôn bán, vận chuyển lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm gây ra.

- Từng bước xây dựng hệ thống và cấp mã nhận dạng cho các trang trại chăn nuôi, tạo thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc gia cm, sản phẩm gia cầm.

7. Kiểm soát giết mổ gia cầm

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.

8. Kiểm soát ấp nở gia cầm

Thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý chăn nuôi và ấp nở gia cầm.

9. Xây dựng cơ sở an toàn bệnh cúm gia cầm

- Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.

- Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi gia cầm có tiềm năng và mong muốn xây dựng các chuỗi sản xuất các sản phẩm chăn nuôi gia cầm đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh nhằm đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Tổ chức thẩm định, cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh và định kỳ kiểm tra, lấy mẫu giám sát để đánh giá việc duy trì trạng thái an toàn bệnh CGC đối với các cơ sở đã được công nhận.

10. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi

- Tăng cường thông tin tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh nói chung, trong đó có dịch bệnh trên gia cầm cho mọi đi tượng chăn nuôi, người buôn bán, vận chuyển gia cầm, cơ sở sản xuất, kinh doanh, ấp nở con giống, cơ sở nuôi gia cầm thương phẩm và cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm.

- Người chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ: Tăng cường nuôi an toàn dịch bệnh, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học.

- Các trang trại nuôi gia cầm: Khuyến khích tham gia thực hiện Chương trình hoặc xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh.

- Người buôn bán, vận chuyển gia cầm: Tuân thủ các quy định về kiểm dịch vận chuyển động vật, thực hiện các biện pháp an toàn sinh học để hạn chế làm phát sinh và lây lan dịch bệnh.

- Tuyên truyền cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, ấp nở con giống, các cơ sở nuôi gia cầm thương phẩm, các cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.

- Tuyên truyền về nguy cơ dịch tái phát trên diện rộng, nguy cơ lây truyền qua vận chuyển, kinh doanh, giết mgia cầm; áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; không sử dụng giếng gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch; sử dụng thịt gia cầm phải nấu chín, không ăn tiết canh; vận động người dẫn tự giác báo cáo khi phát hiện gia cầm bị bệnh, gia cầm nghi mắc bệnh cúm gia cầm, giảm thiểu các hành vi làm dịch phát sinh và lây lan dịch bệnh...

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở, tổ chức các buổi tọa đàm hoặc viết thông điệp ngắn; xây dựng, in ấn tờ gấp, biển quảng cáo phân phát cho người chăn nuôi, dán ở nơi công cộng (chợ, nơi hội họp ở cấp thôn, xã).

VI. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH

1. Nội dung chi

- Mua vắc xin CGC tiêm phòng định kỳ và tiêm phòng chống dịch.

- Mua hóa chất tiêu độc, khử trùng định kỳ và chống dịch.

- Mua sắm dụng cụ, trang thiết bị, bảo hộ;

- Điều tra, giám sát dịch bệnh, xử lý ổ dịch, lấy mẫu, xét nghiệm mẫu;

- Thông tin, tuyên truyền; đào tạo, tập huấn chuyên môn;

- Các hoạt động kiểm tra, giám sát, hội nghị về phòng chống cúm gia cầm;

- Bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống dịch.

2. Định mức chi

Định mức chi phục vụ công tác phòng, chống dịch thực hiện theo quy định tại các văn bản hiện hành của nhà nước có liên quan.

3. Phân cấp chi ngân sách

a) Ngân sách tỉnh: Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện, hằng năm Chi cục xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh bao gồm các nội dung sau:

- Mua vắc xin cúm gia cầm tiêm phòng định kỳ và tiêm phòng chống dịch.

- Mua hóa chất tiêu độc, khử trùng định kỳ và chống dịch.

- Điều tra, giám sát dịch bệnh, xử lý ổ dịch, lấy mẫu, xét nghiệm mẫu.

- Mua sắm dụng cụ, trang thiết bị, bảo hộ.

- Thông tin, tuyên truyền; đào tạo, tập huấn chuyên môn.

- Các hoạt động kiểm tra, giám sát, hội nghị về phòng chống cúm gia cm.

b) Ngân sách huyện, thành phố:

UBND huyện, thành phố thực hiện, hằng năm UBND huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch cúm gia cầm tại địa bàn quản lý bao gồm các nội dung sau:

- Mua sắm dụng cụ, trang thiết bị, bảo hộ.

- Điều tra, giám sát dịch bệnh, xử lý ổ dịch, lấy mẫu, xét nghiệm mẫu.

- Thông tin, tuyên truyền; đào tạo, tập huấn chuyên môn.

- Các hoạt động kiểm tra, giám sát, hội nghị về phòng chống cúm gia cầm.

- Bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống dịch.

4. Kinh phí chng dịch và hỗ trphản ứng tiêm phòng vắc xin:

- Hỗ trợ cho chủ vật nuôi có gia cầm bị phản ứng vắc xin chết khi tiêm phòng và chi phí tiêu hủy theo quy định tại Quyết định số 353/QĐ-UBND và Quyết định số 1989/QĐ-UBND của UBND tỉnh hoặc theo các quy định hiện hành.

- Khi xảy ra dịch cúm gia cầm, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y xây dựng kế hoạch chống dịch và dự toán kinh phí cụ thể trên cơ sở quy mô của dịch, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

- UBND các huyện, thành phố chủ động sử dụng nguồn kinh phí dự phòng ngân sách cấp mình để chi phục vụ công tác chống dịch trên địa bàn; kết thúc chng dịch, tổng hợp kinh phí thực hiện theo thực tế và chế độ tài chính quy định hiện hành gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định bổ sung kinh p cho UBND các huyện, thành phố (phần kinh phí ngân sách tnh hỗ trợ).

5. Phương thc cấp phát và thanh quyết toán kinh phí

Hàng năm, căn cứ vào Quyết định phê duyệt Kế hoạch Phòng chống bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2019 - 2025 của UBND tỉnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch bệnh cm gia cầm gia súc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi để tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. UBND các huyện, thành phố

- Hằng năm, trên cơ sở Kế hoạch thực hiện “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm, giai đoạn 2019-2025” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã được UBND tỉnh phê duyệt, chỉ đạo xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản trên địa bàn gửi cho Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Chăn nuôi và Thú y) tổng hợp gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Trên cơ sở Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hng năm đã được UBND tỉnh phê duyệt, chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn và các phòng, ban có liên quan của địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tại địa phương.

- Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn tổ chức thống kê, đăng ký nhu cầu và tiếp nhận vắc xin cúm gia cầm để triển khai tiêm phòng;

- Chỉ đạo các phòng, ban có liên quan tập huấn, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai các nội dung, giải pháp phòng chống dịch trên địa bàn qun lý; tổng hợp báo cáo gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn nuôi và Thú y) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

- Quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả triển khai thực hiện.

- Tổng hợp kế hoạch của UBND huyện, thành phố và phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch phòng, chng dịch hàng năm.

- Phối hợp với Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh ban hành những văn bn chỉ đạo; tăng cường công tác giám sát bệnh cúm gia cầm; tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, thực hiện các biện pháp phòng, chống và kiểm soát bệnh cúm gia cầm có hiệu quả.

- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện:

+ Hằng năm, trên cơ sở Kế hoạch thực hiện “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm, giai đoạn 2019-2025” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã được UBND tỉnh phê duyệt, xây dựng Kế hoạch phòng chng dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi để tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.

+ Triển khai thực hiện Kế hoạch sau khi được phê duyệt trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị vắc xin, vật tư, hóa chất tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ kịp thời cho các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng chống dịch.

+ Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các giải pháp kỹ thuật theo quy định của Kế hoạch;

+ Chủ trì tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện Kế hoạch tại địa phương.

+ Phối hợp với cơ quan y tế có liên quan xây dựng các tài liệu truyền thông về phòng chống bệnh cúm gia cầm, giám sát, xử lý ổ dịch, tập huấn và đào tạo, nghiên cứu khoa học; tổ chức hội nghị, hội thảo, họp giao ban để đánh giá các hoạt động của Kế hoạch; tổng kết; rút kinh nghiệm, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch.

+ Quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định.

3. Sở Y tế

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT theo Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT ngày 27/5/2013 trong việc thực hiện Kế hoạch thực hiện “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm, giai đoạn 2019-2025” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đạt hiệu quả.

- Phối hợp tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện phòng, chống bệnh cúm gia cầm trên người tại các địa phương.

- Phối hợp vi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị, địa phương có liên quan tổng kết, rút kinh nghiệm, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch.

4. S Tài chính

- Hằng năm, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện Kế hoạch thực hiện “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm, giai đoạn 2019-2025” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vào nội dung kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi để giao dự toán năm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động xây dựng Kế hoạch phòng chng dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Thẩm định, tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch năm về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và kiểm tra, hưng dẫn xét duyệt quyết toán chi phí cho các đơn vị có liên quan, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

5. Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền về công tác, phòng chống dịch cúm gia cầm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở ngành liên quan chủ động cung cấp thông tin cho báo chí khi có dịch cúm gia cầm bùng phát.

6. Cục Quản lý thị trường Quảng Ngãi: Chỉ đo lực lượng quản lý thị trường phối hợp với lực lượng thú y, công an, thanh tra giao thông đấu tranh, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyn gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc trên thị trường.

7. SGiao thông Vận tải: Chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông và các đơn vị có liên quan phối hợp với lực lượng quản lý thị trường, thú y, công an kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận tải, kiên quyết không cho vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; các trường hợp vi phạm xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

8. Công an tnh: Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Quản lý thị trường Quảng Ngãi kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép theo quy định của pháp luật.

9. STài nguyên và Môi trường: Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các biện pháp xử lý vệ sinh môi trưng tại các khu vực chăn nuôi, giết mổ, buôn bán gia cầm, khu vực tiêu hủy gia cầm mắc bệnh.

10. Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tnh: Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành chỉ đạo các hội viên tham gia tuyên truyền, vn động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm theo các nội dung của kế hoạch.

11. Trách nhiệm của người chăn nuôi gia cầm

Tổ chức, cá nhân chăn nuôi gia cầm phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn về phòng, chống bệnh cúm gia cầm của cơ quan chức năng trong việc quản lý, giám sát và xử lý ổ dịch cúm gia cầm, cụ thể:

- Chủ nuôi gia cầm phải khai báo với chính quyền địa phương.

- Thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, nhập giống gia cầm ngoài tỉnh về nuôi phải có giấy chứng nhận kiểm dịch, chấp hành tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm gia cầm và các biện pháp phòng dịch khác trong chăn nuôi.

- Theo dõi, giám sát thường xuyên sức khỏe đàn gia cầm, khi phát hiện có hiện tượng bất thường, chủ vật nuôi phải báo cho nhân viên thú y cấp xã, UBND cấp xã hoặc cơ quan thú y nơi gn nhất; không được vận chuyển hoặc bán chạy, đi nơi khác để ngăn chặn sự lây lan dịch cúm gia cầm trên diện rộng và lây lan sang người.

- Khi động vật đã xác định mắc bệnh cúm gia cầm, chủ vật nuôi phải chấp hành tiêu hủy con vật Thực hiện vệ sinh khử trùng tiêu độc toàn bộ chung, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, môi trường, thức ăn, chất thải các vật dụng khác đã tiếp xúc với gia cầm mắc bệnh.

Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện nhng vấn đề chưa phù hợp cần sửa đổi, bổ sung, các đơn vị chủ động báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tng hợp, tham mưu UBND tỉnh./.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác