187797

Quyết định 66/2007/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam tỉnh Ninh Thuận

187797
LawNet .vn

Quyết định 66/2007/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam tỉnh Ninh Thuận

Số hiệu: 66/2007/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Nguyễn Đức Thanh
Ngày ban hành: 08/03/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 66/2007/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
Người ký: Nguyễn Đức Thanh
Ngày ban hành: 08/03/2007
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 66/2007/QĐ-UBND

Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 08 tháng 3 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO TRỢ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM TỈNH NINH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;

Căn cứ Quyết định số 105/1998/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thành lập Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam do chiến tranh ở Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 222/1998/TCCP-TC ngày 23 tháng 7 năm 1998 của Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ về việc chuẩn y bản Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam do chiến tranh ở Việt Nam;

Theo đề nghị của Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Thuận tại Tờ trình số 62 TT/CTĐ ngày 16 tháng 11 năm 2006 và của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 46/TTr-SNV ngày 01 tháng 02 năm 2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam tỉnh Ninh Thuận.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 55/2001/QĐ-UB ngày 26 tháng 6 năm 2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em, đặc biệt trẻ em khuyết tật - nạn nhân chất độc da cam tỉnh Ninh Thuận.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể tại tỉnh Ninh Thuận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Thanh

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO TRỢ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 66/2007/QĐ-UBND ngày 08/3/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam tỉnh Ninh Thuận (sau đây gọi tắt là Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam) là quỹ nhân đạo phi lợi nhuận trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Thuận, nhằm bảo trợ những người bị tác hại của chất độc da cam do chiến tranh ở Việt Nam đang sinh sống cư trú tại tỉnh Ninh Thuận.

Quỹ được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động.

Điều 2. Mục đích hoạt động của Quỹ là huy động mọi nguồn viện trợ nhân đạo trong và ngoài tỉnh để bảo trợ nạn nhân chất độc da cam về tinh thần và vật chất, tạo điều kiện cho các nạn nhân và gia đình họ hoà nhập cộng đồng góp phần vào sự phát triển xã hội của đất nước.

Điều 3. Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn tỉnh, có tư cách pháp nhân, sử dụng con dấu để giao dịch, được mở tài khoản (kể cả tài khoản ngoại tệ) tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật. Trụ sở giao dịch của Quỹ đặt tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Thuận.

Điều 4. Quỹ hoạt động dưới sự chỉ đạo của Hội đồng quản lý Quỹ gồm đại diện của lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Thuận, một số tổ chức chính trị - xã hội và một số cá nhân có uy tín trong tỉnh Ninh Thuận.

Chương II

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA QUỸ

Điều 5. Chức năng của Quỹ

Quỹ có chức năng xây dựng và phát triển nguồn tài chính, bảo trợ các nạn nhân chất độc da cam về tinh thần và vật chất, tạo điều kiện cho các nạn nhân chất độc da cam và gia đình họ hoà nhập cộng đồng, vươn lên trong đời sống và sản xuất.

Điều 6. Nhiệm vụ của Quỹ

1. Tổ chức tuyên truyền, vận động sự ủng hộ, giúp đỡ về vật chất và tinh thần của các Chính phủ, các tổ chức kinh tế - xã hội – khoa học, cá nhân trong nước và quốc tế đối với nạn nhân chất độc da cam.

2. Phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, chính quyền các cấp, các đoàn thể quần chúng và tổ chức xã hội để tổ chức thực hiện giúp đỡ những nạn nhân chất độc da cam.

3. Tham gia kiến nghị với các cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng các chế độ, chính sách đối với các nạn nhân chất độc da cam và các hình thức, biện pháp để bảo trợ các đối tượng này.

4. Tham gia với các cơ quan và tổ chức có liên quan trong việc khảo sát, điều tra nạn nhân chất độc da cam do chiến tranh ở Việt Nam.

Điều 7. Quyền hạn của Quỹ

1. Tiếp nhận mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ của Quỹ theo quy định của pháp luật.

2. Quy định các đối tượng, hình thức, phương thức và mức giúp đỡ.

3. Được tham gia các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế về chất độc da cam liên quan đến hoạt động của Quỹ khi xét thấy cần thiết và được phép của cơ quan có thẩm quyền.

Chương III

ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ CỦA QUỸ

Điều 8. Đối tượng

Đối tượng được Quỹ Bảo trợ là những người bị ảnh hưởng của chất độc da cam do chiến tranh ở Việt Nam gây tác hại đến sức khỏe bản thân và gia đình được cơ quan y tế xác nhận và cơ quan có thẩm quyền giới thiệu.

Điều 9. Các hình thức giúp đỡ

Tuỳ theo điều kiện và khả năng, Quỹ có thể giúp đỡ những nạn nhân chất độc da cam theo những hình thức sau:

1. Khám, chữa bệnh, chỉnh hình, phẫu thuật và phục hồi chức năng, nghỉ an dưỡng cho nạn nhân chất độc da cam.

2. Học nghề và tạo điều kiện về việc làm.

3. Cung cấp phương tiện sinh hoạt thiết yếu cho những người bị tàn tật.

Điều 10. Phương thức giúp đỡ

1. Bằng tiền hoặc hiện vật cho các đối tượng như trong Điều 8, Chương III.

2. Cho vay không lấy lãi để học nghề, phát triển sản xuất.

Chương IV

TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA QUỸ

Điều 11. Hội đồng quản lý Quỹ

1. Hội đồng quản lý Quỹ là cơ quan cao nhất của Quỹ. Nhân sự tham gia Hội đồng quản lý Quỹ do Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh hiệp thương với thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan để đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Việc thay thế các thành viên do tập thể Hội đồng quản lý Quỹ quyết định theo đề nghị của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức sau khi đã hiệp thương với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Thuận.

Hội đồng quản lý Quỹ gồm đại diện các thành viên sau đây hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm:

- Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ do Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Thuận kiêm nhiệm;

- Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng do Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh kiêm nhiệm;

- Hội Cựu chiến binh tỉnh Ninh Thuận: 1 người;

- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận: 1 người;

- Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh: 1 người;

- Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận: 1 người;

- Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Thuận: 1 người;

- Hội Luật gia tỉnh Ninh Thuận: 1 người;

- Một số nhà hoạt động xã hội có uy tín của tỉnh.

2. Hội đồng quản lý quỹ có nhiệm vụ và quyền hạn:

- Quyết định chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ và các hình thức, biện pháp tuyên truyền, vận động sự ủng hộ, giúp đỡ của các Chính phủ, các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước;

- Quy định các đối tượng, hình thức, phương thức và mức giúp đỡ;

- Chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ban Điều hành;

- Thông qua các quy định về việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, nguyên tắc, lề lối làm việc và hoạt động của Quỹ;

- Phê duyệt báo cáo về tài chính (tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền và vật chất ủng hộ cho Quỹ);

- Quyết định thành lập và giải thể Ban điều hành, cho rút tên trong danh sách các thành viên trong Hội đồng quản lý, bổ nhiệm và cho rút tên thành viên của Ban Điều hành Quỹ;

- Hội đồng quản lý Quỹ làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Hội đồng quản lý Quỹ họp định kỳ 3 tháng 1 lần; khi cần thiết có thể họp đột xuất.

Điều 12. Cơ quan điều hành Quỹ

1. Ban Điều hành Quỹ gồm: Giám đốc điều hành và 1 Phó Giám đốc, 1 kế toán, 1 thủ quỹ do Hội Chữ thập đỏ tỉnh cử người kiêm nhiệm, được Hội đồng quản lý Quỹ phê chuẩn theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng.

Giám đốc điều hành là đại diện pháp nhân, là chủ tài khoản của Quỹ; Giám đốc điều hành có trách nhiệm chỉ đạo và quản lý hoạt động của Quỹ theo đúng Quy chế, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý Quỹ, tuân theo pháp luật về toàn bộ hoạt động của Quỹ.

2. Ban Điều hành Quỹ có nhiệm vụ và quyền hạn:

- Đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động và công tác tổ chức, cán bộ của Quỹ thông qua Hội đồng quản lý Quỹ;

- Tổ chức việc thực hiện quản lý và điều hành các hoạt động của Quỹ trên cơ sở chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ và các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ;

- Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản lý Quỹ;

- Ban Điều hành quyết định công việc theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, Ban điều hành báo cáo tình hình, kết quả hoạt động và công tác tài chính của Quỹ với Hội đồng quản lý Quỹ.

Chương V

TÀI CHÍNH VÀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ QUỸ

Điều 13. Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam tỉnh được quản lý theo chế độ tài chính của Nhà nước, được miễn thuế. Tiền nhàn rỗi tạm thời của Quỹ được gửi tiết kiệm, mua kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu của kho bạc, ngân hàng, tổ chức tín dụng phát hành. Lãi phát sinh từ hoạt động này được dùng như nguồn quỹ bảo trợ chính thức.

Điều 14. Nguồn thu của Quỹ

Nguồn thu của Quỹ được hình thành từ các nguồn sau đây:

1. Ủng hộ của các tổ chức kinh tế - xã hội, cộng đồng và các cá nhân trong nước;

2. Nguồn tài trợ của Nhà nước;

3. Ủng hộ của các Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các cá nhân nước ngoài;

4. Lãi suất từ tiền gửi tiết kiệm.

Điều 15. Việc sử dụng Quỹ

1. Quỹ được sử dụng vào việc giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam do chiến tranh theo những hình thức quy định tại Điều 9 của Quy chế này và được trích một phần cho các hoạt động sau:

- Công tác tuyên truyền, vận động;

- Hỗ trợ công tác quản lý Quỹ;

- Phụ cấp cộng tác viên;

- Tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các nạn nhân chất độc da cam nhân dịp Tết Nguyên đán;

- Khen thưởng.

2. Mức chi và tỷ lệ chi cụ thể theo quy định hiện hành (Bộ Tài chính đã quy định).

3. Quản lý và sử dụng tài chính, tài sản của Quỹ tuân thủ theo các nguyên tắc chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước, thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Điều 16. Việc sử dụng Quỹ hằng năm phải được tổng hợp báo cáo công khai tài chính trước Hội đồng quản lý Quỹ và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Chương VI

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 17. Khen thưởng và kỷ luật

1. Những tổ chức và cá nhân có thành tích trong việc xây dựng Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam được khen thưởng theo quy định của Nhà nước và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

2. Những tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Quy chế này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định. Nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Giao cho Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Thuận chịu trách nhiệm hướng dẫn triển khai thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam tỉnh Ninh Thuận;

Trong quá trình thực hiện, nếu có những phát sinh bất hợp lý thì Hội đồng quản lý Quỹ dự thảo sửa đổi, bổ sung và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt./.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác