Quyết định 62/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum
Quyết định 62/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum
Số hiệu: | 62/2007/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kon Tum | Người ký: | Trương Thị Ngọc Ánh |
Ngày ban hành: | 26/12/2007 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 62/2007/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kon Tum |
Người ký: | Trương Thị Ngọc Ánh |
Ngày ban hành: | 26/12/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 62/2007/QĐ-UBND |
Kon Tum, ngày 26 tháng 12 năm 2007 |
V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 184/1998/QĐ-TTg, ngày 24/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên giai đoạn từ nay đến 2010;
Căn cứ Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg, ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg, ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010;
Căn cứ Nghị quyết số 26/2007/NQ-HĐND, ngày 07/12/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum khoá IX, kỳ họp thứ 9 về việc thông qua Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số;
Theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số.
Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các sở, ban, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày đăng Công báo UBND tỉnh./.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN TỈNH |
NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
(Kèm theo số 62/QĐ-UBND, ngày 26/12/2007 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Kon Tum)
Kon Tum là một tỉnh miền núi, biên giới có đời sống kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí thấp. Sau hơn 15 năm tái lập tỉnh, với sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc, tỉnh Kon Tum đã đạt những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, an ninh quốc phòng.
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh nhà tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành: mạng lưới trường, lớp và quy mô giáo dục từng bước được kiện toàn và tăng lên ở hầu hết các cấp học, bậc học, đặc biệt là bậc mầm non và cấp THPT; đội ngũ giáo viên, CBQL được bổ sung, bồi dưỡng và chuẩn hoá; chất lượng giáo dục đại trà đã có những chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục mũi nhọn được quan tâm; thành quả CMC và PCGD tiểu học được duy trì, giữ vững; công tác phổ cập giáo dục THCS được đẩy mạnh và đạt được mục tiêu đề ra trong giai đoạn I; công tác xã hội hoá đã đạt những thành công bước đầu.
Những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội và nguồn nhân lực của tỉnh nhà. Tuy nhiên sự nghiệp giáo dục tỉnh Kon Tum vẫn còn tồn tại những bất cập, khó khăn, nhất là đối với giáo dục học sinh dân tộc thiểu số. Thực hiện Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII, sự nghiệp giáo dục và đào tạo Kon Tum cần có những giải pháp quyết liệt để tháo gỡ những bất cập khó khăn trước mắt, đồng thời cần xây dựng những chiến lược quan trọng để định hướng phát triển toàn diện, bền vững nhất là đối với giáo dục học sinh dân tộc thiểu số.
1. Những căn cứ để xây dựng Đề án:
1.1. Các văn bản:
- Quyết định số 184/1998/QĐ-TTg, ngày 24/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên giai đoạn từ nay đến 2010;
- Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg, ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010;
- Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg, ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010;
- Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
- Tình hình phát triển Kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Tình hình phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số.
2. Giới hạn, phạm vi Đề án:
- Đề án thực hiện giai đoạn từ năm 2008-2015.
- Đề án tập trung đánh giá chất lượng giáo dục (chủ yếu là học lực) và xây dựng mục tiêu và các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục (chủ yếu là học lực) học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh (Học sinh DTTS các lớp bổ túc văn hoá các cấp học, THCN, nghề không thuộc đối tượng của Đề án).
3. Nội dung Đề án gồm 4 phần chính:
Phần 1: Phần mở đầu.
Phần 2: Đánh giá thực trạng giáo dục toàn tỉnh nói chung và giáo dục dân tộc thiểu số nói riêng.
Phần 3: Quan điểm, mục tiêu và các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số.
Phần 4: Tổ chức thực hiện.
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TOÀN TỈNH NÓI CHUNG VÀ GIÁO DỤC DÂN TỘC THIỂU SỐ NÓI RIÊNG
I. Về cơ cấu mạng lưới trường, lớp, học sinh:
1. Đánh giá về mạng lưới trường, lớp học sinh toàn tỉnh:
Quy mô, mạng lưới trường học tiếp tục được mở rộng đến các địa bàn khu dân cư; hệ thống trường lớp các ngành học, bậc học từng bước mở rộng và hoàn thiện dần, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đi học. Tính đến tháng 6/2007, toàn tỉnh có 314 trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, Phổ thông DTNT và các trung tâm; 100% xã có trường (lớp) mầm non. Trong năm 2008, sẽ thành lập 04 trường THPT tại huyện Kon Rẫy, ĐăkGlei, Sa Thầy, Đăk Hà. Như vậy, hệ thống trường lớp hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh về cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn 8 trường có 3 cấp/ bậc học (mầm non, tiểu học, THCS) và 06 xã chưa có trường THCS và 29 làng (thôn) chưa có lớp mẫu giáo.
Năm học 2006-2007, tổng số học sinh cả tỉnh là: 124.451, trong đó học sinh DTTS là 71146. Học sinh các ngành học, bậc/cấp học tiếp tục tăng, nhất là cấp THCS và THPT. Tổng số HS cấp THCS và THPT có: 48.280 HS ( 24152 HS DTTS) tăng 1.587 HS so với năm học 2005-2006 (trong đó: THCS tăng 1.361 học sinh, THPT tăng 226 học sinh) (chi tiết tại bảng số 1, phụ lục 1).
Giáo dục mầm non:
+ Nhà trẻ: 152 nhóm, 2.539 cháu, trong đó DTTS là 408 cháu, tỷ lệ 16,0%; tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi: 12,0%.
+ Mẫu giáo: 921 lớp, 21.375 HS, trong đó DTTS là 12702 HS, tỷ lệ 59,6%; tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi mẫu giáo: 81,4%; trong đó trẻ 5 tuổi đến trường: 8.622 cháu, trong đó DTTS là 6.005 cháu, tỷ lệ 69,6%; đạt tỷ lệ huy động: 98,6%.
+ Riêng học sinh nhà trẻ và mẫu giáo là DTTS từ 3-5 tuổi có: 12.702 HS, tỷ lệ 62,7% so với số trẻ trong độ tuổi ra lớp.
Giáo dục phổ thông:
- Tiểu học: Tổng số 2336 lớp, 52257 học sinh, trong đó HS DTTS: 36.712, chiếm tỷ lệ 67,2%. Số lượng học sinh nhìn chung ổn định và có chiều hướng giảm trong vài năm gần đây. Tỷ lệ huy động học sinh 6 tuổi ra lớp đạt 98,7%, riêng học sinh DTTS, tỷ lệ huy động 6 tuổi ra lớp đạt 96%.
- Trung học cơ sở: Tổng số 35.861 học sinh, trong đó HS DTTS: 20.212, chiếm 55,5%.
- Trung học phổ thông: Học sinh THPT có 12.419, trong đó HS DTTS: 3940 em, chiếm 28,5%.
Như vậy số học sinh DTTS toàn tỉnh ở tất cả các bậc học, cấp học chiếm tỷ lệ khá cao là: 57,2%, trong đó tỷ lệ này cao nhất là bậc tiểu học: 67,2% và THCS: 55,5%.
Về tình hình huy động HS học 2 buổi/ ngày và học trên 5 buổi/tuần:
Trong những năm qua, để nâng cao chất lượng giáo dục và phụ đạo học sinh yếu, kém, toàn tỉnh đã tổ chức và mở rộng việc dạy 2 buổi/ ngày và dạy trên 5 buổi/ tuần. Cụ thể:
Đối với mầm non: 100% học sinh 5 tuổi học 2 buổi/ ngày, kể cả học sinh DTTS.
Đối với tiểu học: 24,7% học sinh học trên 5 buổi/ tuần, trong đó học sinh dân tộc thiểu số là 4642, tỷ lệ: 8,7%; 59,45% học sinh học 2 buổi/ngày, trong đó học sinh dân tộc thiểu số là 14089, tỷ lệ: 41% .
Đối với THCS: 60% học sinh DTTS được học tăng tiết.
Đối với THPT: 100% học sinh DTTS được học tăng tiết, giãn tiết.
2. Tình hình trường phổ thông dân tộc bán trú (bán trú xã) thuộc các vùng khó khăn:
2.1. Số lượng chung:
Năm học 2006- 2007 cả tỉnh có 50 điểm trường có lớp bán trú dân nuôi xã, liên xã (nay theo Luật giáo dục gọi là phổ thông dân tộc bán trú) với 3.260 học sinh (chi tiết tại bảng số 2, phụ lục 1).
Loại hình trường phổ thông dân tộc bán trú đã góp phần quan trọng trong việc huy động và duy trì sĩ số học sinh đồng thời là mắt xích quan trọng đối với việc tổ chức dạy 2 buổi/ngày tại các trường tiểu học và THCS vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
2.2. Những khó khăn và bất cập:
- Cơ sở vật chất trường, lớp; nơi ăn ở, điều kiện phục vụ sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao tại những trường phổ thông dân tộc bán trú quá thiếu thốn và tạm bợ (thậm chí không ít nơi chưa có gì) trong khi đó nhu cầu, nguyện vọng của học sinh muốn học tại các trường (lớp) này là rất lớn (nếu được đầu tư về cơ sở vật chất và có chính sách hỗ trợ về đời sống, số lượng học sinh ước tính hơn 5.000 em/ năm học).
- Việc tổ chức ăn ở phần lớn do các em tự túc; hiện vẫn chưa có chính sách hỗ trợ về lương thực, thực phẩm hàng tháng; chưa có quy định biên chế giáo viên phụ trách, người phục vụ.
2.3. Riêng việc triển khai xây dựng trường phổ thông dân tộc bán trú (bán trú xã) thí điểm ở 15 xã theo Nghị quyết số 14/2003/NQ-HĐ ngày 28-7-2003 của HĐND tỉnh:
Thực hiện Nghị quyết số 14/2003/NQ-HĐ ngày 28-7-2003 của HĐND tỉnh về việc triển khai xây dựng trường phổ thông dân tộc bán trú thí điểm, các huyện đã triển khai thực hiện tại 15 xã sau:
- Huyện KonPlông: Các xã Măng Buk, Ngok Tem, Đăk Rin.
- Huyện KonRẫy: xã Đăk Kôi.
- Huyện Đăk Tô (sau đổi thành huyện Tu Mơ Rông): Xã Tu Mơ Rông, Tê Xăng, Đăk Na.
- Huyện Sa Thầy: Xã Mo Ray, Rờ Kơi ( sau huyện đổi tại xã YaXia )
- Huyện ĐăkGlei: Các xã Mường Hoong, Ngok Linh, Đăk Long, Đăk Nhoong, ĐăkBlô.
- Huyện Đăk Hà: Xã ĐăkPXi.
Theo báo cáo của các phòng giáo dục huyện, những điểm bán trú đã thực hiện tốt: Xã ĐăkPXi (huyện Đăk Hà); xã Đăk Kôi (huyện KonRẫy); xã Mo Ray, YaXia (huyện Sa Thầy). Địa phương đã đầu tư xây dựng nhà ở, hỗ trợ tiền ăn cho học sinh 80.000 đồng/ tháng/9 tháng/năm học; hỗ trợ kinh phí trang bị chăn, màn, giường nằm, đồ dùng sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao; một số nơi có hỗ trợ gạo thêm cho học sinh; đã hợp đồng người phục vụ nấu ăn hàng ngày.
Tại huyện ĐăkGlei, chỉ xây dựng cụm bán trú tại xã Mường Hoong gồm một dãy 06 phòng học, 05 phòng ở cho học sinh bán trú; cả huyện có 80 xuất hỗ trợ tiền ăn hàng tháng (80.000 đồng/tháng/9 tháng/năm học); một số điểm bán trú, tuy không thường xuyên nhưng huyện có quan tâm hỗ trợ thêm gạo cho học sinh. Còn lại các điểm bán trú tại xã Tu Mơ Rông, Tê Xăng, Đăk Na (huyện Đăk Tô); xã Măng Buk, Ngok Tem, Đăk Rin (huyện KonPlông) theo báo cáo của các phòng giáo dục, trong năm qua huyện chưa có đầu tư và hỗ trợ gì.
3. Về tình hình thực hiện công tác chống mù chữ và PCGD:
3.1. Duy trì thành quả CMC- PCGDTH:
Các chỉ tiêu |
Năm 2001 |
Năm 2007 |
Tăng(+), Giảm(-) |
- Số người biết chữ 15-35: - Số trẻ 11-14 tuổi TNTH: - Số trẻ 14 tuổi TNTH: - Số trẻ TNTH vào học lớp 6: - Số xã duy trì đạt chuẩn: - Số huyện duy trì đạt chuẩn: |
96,6% 78% 82% 97% 72/79 = 91% 6/7 = 86% |
97,8% 88,7 96,7 98,5 96/96 = 100% 9/9 =100% |
+ 1,2% + 10,7% + 14,7% + 1,5% + 9% + 14% |
(Thời điểm: tháng 6/2007)
3.2. Về PCGD THCS:
- Đã có 3 huyện, thị xã hoàn thành công tác PCGD THCS gồm: thị xã Kon Tum, huyện Đắk Hà, huyện Đắk Tô. Tổng số có 53/96 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn PCGD THCS.
- Các đơn vị cơ bản hoàn thành công tác PCGD THCS đúng theo kế hoạch đã đề ra.
- Huyện Đắk Glei và huyện Kon Plông chưa có xã, thị trấn nào được công nhận đạt chuẩn PCGD THCS. Hiện trạng về PCGD của hai huyện này là cực kỳ khó khăn, tỷ lệ đạt được theo từng tiêu chí là rất thấp. Nếu không có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành thì có nguy cơ hai đơn vị này sẽ không đạt chuẩn PCGD THCS vào năm 2010. Hầu hết các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó đều chưa đạt chuẩn PCGD THCS.
II. Đội ngũ CBQL, đội ngũ giáo viên.
1. Số lượng, trình độ và cơ cấu CBQL, GV:(chi tiết tại bảng số 3, 4,5,6 phụ lục 1).
2. Nhận xét:
2.1.Ưu điểm:
- Trong những năm qua, đội ngũ nhà giáo không ngừng được củng cố, trưởng thành về nhiều mặt. Đến nay toàn tỉnh đã có 694 CBQL giáo dục và 7001 giáo viên (số liệu có đến 31/5/2007 - không tính các trường CĐ, Dạy nghề và GV hợp đồng ngoài ngân sách), số lượng giáo viên tăng khá nhanh, bình quân hàng năm tăng 9%. Đội ngũ giáo viên hiện nay về số lượng cơ bản đáp ứng yêu cầu đối với giáo dục phổ thông, mầm non của tỉnh.
- Tỷ lệ GV là nữ chiếm tỷ lệ khá cao (75,86%), nhất là GVMN và GVTH, tuổi đời bình quân trẻ, nữ trong độ tuổi sinh con khá lớn. GV là người dân tộc tuy tỷ lệ chung là 13,71% tập trung chủ yếu ở các bậc học mầm non (20,05%), tiểu học ( 21,25%).
- Đội ngũ nhà giáo phần đông đáp ứng được cơ bản nhiệm vụ giảng dạy trong tình hình mới. Đại bộ phận giáo viên tận tụy với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, cần cù, chịu khó, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ. Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp đã có bước trưởng thành đáng kể, đến nay đã có 1398 giáo viên là đảng viên, tỷ lệ 19,96%.
- Tình hình thiếu trầm trọng giáo viên ở vùng khó khăn các năm trước đã được khắc phục. Đội ngũ giáo viên các loại hình đặc thù đã nhanh chóng được đào tạo, góp phần đáp ứng được yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình SGK mới.
- Công tác bồi dưỡng chuẩn hoá, nâng chuẩn đội ngũ, bồi dưỡng cập nhật chuyên môn, nghiệp vụ đã được quan tâm triển khai thường xuyên, có hiệu quả. Tỷ lệ CBQL và giáo viên đạt chuẩn ở các cấp học, bậc học không ngừng được tăng lên.
2.2.Tồn tại:
- Giáo viên Mầm non: còn 191 GV chưa đạt chuẩn (17,03%). Một số GVMN nguyên là nhân viên giữ trẻ trước đây (chuyển sang từ Ban bảo vệ bà mẹ trẻ em), phần đông lớn tuổi, chưa được đào tạo qua trường lớp. Số giáo viên chưa đạt chuẩn và một bộ phận giáo viên người DTTS còn hạn chế về năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục và thiếu sáng tạo trong việc làm đồ dùng dạy học. Một số huyện còn thiếu GVMN như Konplong, Tu Mơ Rông nhưng không có nguồn tuyển.
- Giáo viên Tiểu học: Còn một bộ phận giáo viên lớn tuổi, chưa đạt chuẩn, không có khả năng chuẩn hóa do trình độ đào tạo trước đây thấp (hệ 5 +), có 102 người chiếm 3,46%. Một bộ phận GV tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu nhiệt tâm trong giảng dạy, chưa chuẩn về trình độ giảng dạy, mới chuẩn về bằng cấp. Ngoài ra còn có khoảng 1164 giáo viên có trình độ THSP 9+3 hoặc 12+1, chiếm 39,5% GVTH (trong đó có 1088 GV trình độ 9+3 và 76 GV trình độ 12+1); số này trong tương lai gần phải đào tạo để đạt chuẩn THSP theo chuẩn mới (THSP 12+2). Môt bộ phận giáo viên giáo viên vùng sâu, vùng xa còn lúng túng, bở ngỡ trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS.
- Giáo viên Trung học: Một bộ phận giáo viên THCS và THPT được đào tạo ở các loại hình chuyên tu, tại chức, cử tuyển, liên kết nên chất lượng đầu vào thấp (tính đến thời điểm 6/2007 có 233GV THPT/740GVTHPT đứng lớp, tỷ lệ: 31,5%), đặc biệt là yếu về kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phương pháp dạy học. Các trường PTDTNT do số lượng lớp ít nên đội ngũ mỏng, ít có điều kiện trao đổi nghiệp vụ chuyên môn và nâng cao tay nghề. Tỷ lệ giáo viên có trình độ thạc sỹ ở cấp THPT còn thấp (2%). Nhìn chung giáo viên trung học kỹ năng tự học còn thấp.
- Việc đổi mới chương trình, SGK, thay đổi cấu trúc môn học làm phát sinh những biến động mới, đặc biệt là giáo viên môn Công nghệ ở THCS. Phần đông giáo viên ngại sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học, lúng túng trước phương pháp dạy học mới, kỹ năng thực hành, thí nghiệm còn hạn chế. Năng lực tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhiều giáo viên đạt hiệu quả thấp.
- Một bộ phận CBQLGD trưởng thành không phải từ giáo viên giỏi, chưa sâu sát tình hình giảng dạy-học tập, năng lực quản lý, điều hành còn hạn chế.
- Cán bộ phòng GD các huyện/thị còn thiếu nhiều, gây khó khăn trong việc chỉ đạo chuyên môn. Hiệu nay tổng biên chế các phòng GD là từ 3-5 người.
III. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
1. Mầm non:
- Số phòng học hiện có: 1.037
- Phòng học kiên cố: 102, tỷ lệ: 9,8%
- Phòng bán kiên cố: 721, tỷ lệ: 69,52%
- Phòng tạm bợ: 214, tỷ lệ: 20,64%
- Riêng phòng mượn, nhờ: 134.
- Các trường trọng điểm cấp tỉnh, huyện/thị đều có thiết bị triển khai thực hiện phần mềm Kidsmart và Happykids ứng dụng vào các hoạt động giảng dạy, học tập.
- Các trường có tổ chức ăn bán trú đã xây dựng bếp ăn một chiều:11/23 trường ( tỷ lệ 47,82%).
- Các chương trình đã và đang thực hiện: Đề án Phát triển GD mầm non theo QĐ 161; Chương trình 159 về kiên cố hóa trường lớp học; Đề án xã hội hoá giáo dục; Đề án trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2006-2010.
- Hiện có 17/93 trường ( tỷ lệ 47,82%) thực hiện theo cơ chế tự chủ tự chủ tài chính, tự đảm bảo một phần chi thường xuyên.
2. Tiểu học:
- Tất cả HS đều có đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập tối thiểu. Đối với HS DTTS, trẻ khó khăn, Sở GD&ĐT triển khai thực hiện chương trình mục tiêu 168, dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và một số dự án khác nên tất cả HS DTTS đều có đủ vở, sách, đồ dùng học tập cần thiết.
- Sở GD&ĐT tiếp tục trang bị bộ đồ dùng dạy học tối thiểu từ lớp 1 đến lớp 5 cho tất cả trường tiểu học, đảm bảo các lớp học có đủ đồ dùng dạy học.
- Trong năm học, Sở GD&ĐT trang bị cho tất cả các trường tiểu học máy thu hình; Dự án Phát triển giáo viên trang bị cho tất cả các trường tiểu học các thiết bị phục vụ dạy học và bồi dưỡng giáo viên (máy thu hình, máy tính, máy in, đầu DVD); trang bị cho 9/112 trường tiểu học phòng máy vi tính để dạy học Tin học; ngoài ra, trang bị cho tất cả Phòng Giáo dục huyện/thị cơ sở tư liệu nguồn để phục vụ công tác dạy học, bồi dưỡng và các hoạt động giáo dục khác.
- Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ khó khăn đang triển khai xây dựng 61 điểm trường với 146 phòng học, 15 phòng làm việc kiên cố tại các huyện ĐăkHà, Kon Rẫy, ĐăkGlei, Sa Thầy với tổng trị giá xây dựng (làm tròn) là 22 tỷ đồng.
- Với sự hỗ trợ của Dự án giáo dục tiểu học, tất cả các lớp học đều được trang bị bảng chống loá, thay thế cho bảng đen, bảng xi măng trước đây.
- Số phòng học hiện có: 1.874
- Phòng học kiên cố: 402, tỷ lệ: 21,5%
- Phòng bán kiên cố: 1.237, tỷ lệ: 66,01%
- Phòng tạm bợ: 235, tỷ lệ: 12,54%
- Riêng phòng mượn, nhờ: 44.
- Các chương trình đã và đang thực hiện: Dự án GDTH cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; Chương trình 159 về kiên cố hóa trường lớp học; Đề án xã hội hoá giáo dục; Đề án trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2006-2010.
3. Trung học cơ sở :
- Số phòng học hiện có: 840
- Phòng học kiên cố: 523, tỷ lệ: 62,26%
- Phòng bán kiên cố: 203, tỷ lệ: 24,17%
- Phòng tạm bợ: 114, tỷ lệ: 13,57%
- Riêng phòng mượn, nhờ: 118.
- Các chương trình đã và đang thực hiện: Dự án Phát triển GD THCS giai đoạn II; Chương trình 159 về kiên cố hóa trường lớp học; Đề án xã hội hoá giáo dục; Đề án trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2006-2010.
4. THPT và phổ thông Dân tộc nội trú
- Số phòng học hiện có: 296
- Phòng học kiên cố: 245, tỷ lệ: 82,8%
- Phòng bán kiên cố: 51, tỷ lệ: 17,2%
- Phòng tạm bợ: 0, tỷ lệ: 0%
- Các chương trình đã và đang thực hiện: Dự án Phát triển GD Trung học phổ thông; Đề án xã hội hoá giáo dục; Đề án trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2006-2010.
5. Đánh giá chung về CSVC-TBTH:
5.1. Mầm non:
- Số học sinh nhà trẻ/nhóm: 17.
- Số nhóm trẻ/ phòng học: 1,0 (đảm bảo đủ phòng học)
- Số học sinh mẫu giáo/lớp: 21
- Số lớp mẫu giáo/phòng học: 1,2 (thiếu phòng học so với tiêu chuẩn 1 lớp/1 phòng học).
- Số phòng học tạm bợ chiếm 20,64% tổng số phòng học (214 phòng/1037phòng).
- Các phòng khác phục vụ dạy và học: hầu hết các trường đều chưa có đủ các phòng phụ trợ phục vụ cho việc dạy và học.
- Về thiết bị đồ dùng dạy học: thiết bị đồ dung đồ chơi ngoài trời thiếu, đồ dung đồ chơi trong lớp ít, chủ yếu là tự làm để dạy.
5.2. Tiểu học:
- Số lớp tiểu học/phòng học: 1,54 (thiếu phòng học so với tiêu chuẩn 1 lớp/1 phòng học).
- Số phòng học tạm bợ chiếm 12,54% tổng số phòng học (235 phòng/1874 phòng).
- Phòng ở phục vụ cho học sinh bán trú thiếu trầm trọng.
- Các phòng khác phục vụ dạy và học: hầu hết các trường đều chưa có đủ các phòng phụ trợ phục vụ cho việc dạy và học.
- Về thiết bị đồ dùng dạy học: thiết bị đồ dùng dạy học theo chương trình đổi mới giáo dục phổ thông cơ bản đủ.
5.3. Trung học cơ sở:
- Số lớp THCS/phòng học: 1,54 (thiếu phòng học so với tiêu chuẩn 1 lớp/1 phòng học).
- Số phòng học tạm bợ chiếm 13,57% tổng số phòng học (114 phòng/840 phòng).
- Phòng ở phục vụ cho học sinh bán trú thiếu trầm trọng.
- Các phòng khác phục vụ dạy và học: hầu hết các trường đều chưa có đủ các phòng phụ trợ phục vụ cho việc dạy và học.
- Về thiết bị đồ dùng dạy học: thiết bị đồ dùng dạy học theo chương trình đổi mới giáo dục phổ thông cơ bản đủ.
5.4. THPT và PT dân tộc nội trú:
- Các trường THPT, PT DTNT hiện nay phòng học đủ phục vụ dạy và học.
- Đa số trường còn thiếu phòng thí nghiệm, phòng máy tính, thư viện, phòng học ngoại ngữ.
- Về thiết bị đồ dùng dạy học: thiết bị đồ dùng dạy học theo chương trình đổi mới giáo dục phổ thông cơ bản đủ. Tuy nhiên thiết bị thí nghiệm, thiết bị dùng chung chưa được hiện đại.
IV. Chất lượng giáo dục:
1. Về chất lượng giáo dục mầm non:
Với nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ như: biên soạn và triển khai môn tập nói Tiếng Việt cho trẻ vùng DTTS, triển khai thực hiện dạy 2 buổi/ngày, đổi mới phương pháp giảng dạy: vùng thuận lợi áp dụng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức giáo dục, vùng khó khăn bước đầu vận dụng phương pháp đổi mới, thiết kế chương trình theo các chủ điểm phù hợp với địa phương; tổ chức nhiều hội thi: bé khoẻ bé ngoan, kỹ năng giao tiếp tiếng Việt cho trẻ vùng DTTS, đồ dùng đồ chơi tự tạo, giáo viên dạy giỏi chuyên đề, toàn diện. Chất lượng giáo dục mầm non đã có những chuyển biến đáng kể.
- Tỷ lệ trẻ từ 3-5 tuổi trong các trường mẫu giáo suy dinh dưỡng là 20,5% (so với trẻ chung trong cộng đồng toàn tỉnh hiện nay là 30%: theo nguồn: UBDSGD&TE tỉnh).
- Kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng chung trong toàn tỉnh cho 8622 trẻ mẫu giáo 5 tuổi cuối năm học 2006-2007 như sau:
TỐT |
KHÁ |
T.BÌNH |
CHƯA ĐẠT |
3 793 tỷ lệ 44% |
2 327 tỷ lệ 27% |
1 827 tỷ lệ 21,2% |
675 tỷ lệ 7,8% |
Như vậy số trẻ 5 tuổi toàn tỉnh đạt yêu cầu là 92,2%; chưa đạt yêu cầu là 7,8%.
- Kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng 2617 trẻ mẫu giáo 5 tuổi người kinh cuối năm học 2006-2007 như sau:
TỐT |
KHÁ |
T.BÌNH |
CHƯA ĐẠT |
2481 tỷ lệ 94,8% |
36 tỷ lệ 1,4% |
93 tỷ lệ 3,6% |
7 tỷ lệ 0,3% |
- Riêng 6.005 trẻ mẫu giáo 5 tuổi DTTS, kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng như sau:
TỐT |
KHÁ |
T.BÌNH |
CHƯA ĐẠT |
1 312 tỷ lệ 21,85% |
2 291 tỷ lệ 38,15% |
1 734 tỷ lệ 28,88 % |
668 tỷ lệ 11,12% |
Số trẻ 5 tuổi DTTS số đạt yêu cầu là 88,88%.
Như vậy, so với học sinh mẫu giáo 5 tuổi người kinh, số học sinh 5 tuổi dân tộc thiểu số chưa đạt yêu cầu cao hơn 10,82%.
Nguyên nhân khách quan: Học sinh mẫu giáo DTTS đi học không chuyên cần do cha mẹ thường đưa con lên rẫy khi vụ mùa, do phong tục tập quán và người đồng bào DTTS vẫn còn tình trạng ỷ lại trông chờ, chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em. Một số nơi như Tu Mơ Rông,… không tuyển được biên chế, giáo viên phải phụ trách 2 lớp (01 lớp buổi sáng, 01 lớp buổi chiều).
Nguyên nhân chủ quan: Một bộ phận GV ngại khó, ít học hỏi, nhất là đối với những giáo viên lớn tuổi người DTTS chưa đạt chuẩn đào tạo về chuyên môn, không chịu đi học nâng cao trình độ. Ngoài ra, cách thức quản lý chuyên môn với công tác quản lý cán bộ của cấp Phòng Giáo dục, cấp trường chưa thật sự chặt chẽ.
2.Về chất lượng giáo dục tiểu học (chi tiết tại bảng số 7, phụ lục 1).
Nhận xét:
- Về chất lượng giáo dục của học sinh tiểu học toàn tỉnh:
+ Hạnh kiểm: Đa số HS tiểu học có hạnh kiểm khá tốt (chiếm 96,2%), chỉ còn một số ít HS chưa thực hiện đầy đủ các yếu tố hạnh kiểm như: đi học không chuyên cần, chưa có sự tiến bộ trọng học tập, ý thức về học tập và rèn luyện còn hạn chế.
+ Học lực (chỉ giới hạn 2 môn Toán và tiếng Việt): Tỷ lệ học sinh yếu hai môn tiếng Việt và Toán chung toàn tỉnh chiếm tỷ lệ cao khoảng 14%; tỷ lệ HS đạt yêu cầu hai môn Toán và tiếng Việt là khoảng 86%.
- Về chất lượng giáo dục của học sinh tiểu học DTTS:
+ Hạnh kiểm: trong tổng số 333.250 học sinh tiểu học dân tộc thiểu số có 94,5% đạt hạnh kiểm khá, tốt; 5,5% chưa đạt yêu cầu. So với toàn tỉnh, tỷ lệ học sinh tiểu học dân tộc thiểu số chưa đạt yêu cầu cao hơn 1,7%.
+ Học lực (chỉ giới hạn 2 môn Toán và tiếng Việt): Trong tổng số 333.250 học sinh tiểu học dân tộc thiểu số, tỉ lệ học sinh xếp loại yếu môn tiếng Việt là 18,9 %, yếu môn Toán là 19,3%. Trong lúc đó, tỷ lệ học sinh yếu người kinh của toàn tỉnh ở môn tiếng Việt chỉ có 3,81%, yếu môn Toán chỉ có 4,05%. So sánh tương quan, tỷ lệ học sinh yếu môn Toán và tiếng Việt của học sinh DTTS cao hơn 15% so với học sinh người kinh.
Như vậy, so với chất lượng giáo dục HS tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh nói chung, học sinh người kinh nói riêng, chất lượng học lực HS tiểu học DTTS thấp hơn hẳn. Ngoài ra, chất lượng học sinh tiểu học DTTS còn một số hạn chế sau:
+ Một số học sinh chưa có kĩ năng thành thạo tiếng Việt như kĩ năng nói, viết; kĩ năng đọc hiểu. Việc sử dụng tiếng Việt trong học tập và giao tiếp của học sinh DTTS là hạn chế.
+ Một số học sinh chưa nắm vững nội dung môn Toán. Kĩ năng thực hiện phép tính còn chậm, đặc biệt khi thực hiện các phép tính phức tạp. Học sinh còn nhiều khó khăn trong việc giải toán có lời văn.
+ Trong học tập, học sinh thường có thái độ thụ động; học sinh ít phát biểu.
+ Học sinh chưa có các kĩ năng và thói quen cần thiết cho học tập (ví dụ như thói quen đi học đúng giờ, mang đủ đồ dùng sách vở, thói quen ôn bài ở nhà ... kĩ năng ghi chép, kĩ năng ôn tập, luyện tập, tự học, việc sử dụng thời gian hợp lí ...).
3. Về chất lượng giáo dục trung học:
3.1. Về chất lượng giáo dục trung học:
- Về chất lượng giáo dục của học sinh trung học toàn tỉnh:
Về mặt hạnh kiểm: Học sinh bậc trung học trên địa bàn toàn tỉnh là chăm ngoan, hiền lành, ít có biểu hiện vi phạm về nội quy của nhà trường (chi tiết tại bảng số 8, phụ lục 1).
Về mặt học lực: Chất lượng học tập của học sinh rất thấp. Cụ thể:
+ Tỉ lệ học sinh yếu, kém toàn tỉnh: Cấp THCS có 7.374 học sinh chiếm tỉ lệ 20,56%; Cấp THPT có 3.581 học sinh chiếm tỉ lệ 28,83% (chi tiết tại bảng số 9, 10, phụ lục 1).
- Về chất lượng giáo dục của học sinh trung học DTTS:
+ Đối với học sinh DTTS cấp THCS: trong tổng số 20.212 học sinh, có 5.566 học sinh yếu, kém về học lực, chiếm tỷ lệ: 27,54% (tỷ lệ học sinh người kinh cấp THCS yếu, kém về học lực là 11,55% ) (chi tiết tại bảng số 9, 10, phụ lục 1).
+ Đối với học sinh DTTS cấp THPT: trong tổng số 3.940 học sinh có 546 học sinh yếu, kém về học lực, chiếm tỷ lệ 41,90% (tỷ lệ học sinh người kinh cấp THPT yếu, kém về học lực là 22,76%) (chi tiết tại bảng số 9, 10, phụ lục 1).
Như vậy, tỷ lệ học sinh DTTS ở THCS yếu, kém về học lực cao hơn so với học sinh người kinh là 15,99%, tỷ lệ này đối với cấp THPT là 19,14%.
3.2. Riêng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm học 2006 - 2007:
- Kết quả thi tốt nghiệp THPT của học sinh trong toàn tỉnh: Kì thi tốt nghiệp THPT lần 1 và lần 2 có 72,79% HS đỗ tốt nghiệp, toàn tỉnh còn 1000 HS hỏng tốt nghiệp (chi tiết tại bảng số 11, phụ lục 1).
- Kết quả thi tốt nghiệp THPT của học sinh dân tộc thiểu số toàn tỉnh: Kết quả kì thi tốt nghiệp THPT của học sinh DTTS là khá thấp, tổng cộng có 45,2% học sinh đỗ tốt nghiệp, toàn tỉnh còn 474 học sinh DTTS hỏng tốt nghiệp, trong đó có 87 học sinh DTTS học quá yếu không tham gia dự thi tốt nghiệp THPT lần 2 (chi tiết tại bảng số 12, phụ lục 1).
4. Một số nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế chất lượng học tập của học sinh dân tộc thiểu số:
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học vùng DTTS chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu dạy học. Một số trường còn tồn tại nhiều cấp học, nhiều điểm trường lẻ gây khó khăn cho việc quản lý. Một số thôn ở các xã vùng xa chưa có lớp mẫu giáo, đặc biệt mẫu giáo 5 tuổi, nên chất lượng HS vào lớp 1 còn nhiều yếu kém.
+ Công tác duy trì sĩ số đối với học sinh dân tộc còn thấp (nhất là dịp mùa, dịp lễ hội); việc chuẩn bị bài học ở nhà không thường xuyên. Vốn tiếng Việt hạn chế, nhút nhát, ngại giao tiếp của học sinh DTTS đã ảnh hưởng đến quá trình học tập. Môi trường giáo dục ở gia đình và thôn bản không thuận lợi cho việc học tập; ý thức và động cơ học tập của học sinh còn thấp; ý thức, trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập của con em đồng bào DTTS chưa tốt.
+ Chính quyền cơ sở (xã, phường, huyện) chưa thật sự quan tâm đến giáo dục. Công tác quản lý việc dạy và học ở một số phòng GD, một số trường còn lỏng lẻo. Về mặt chủ quan, đa số Ban giám hiệu các trường chưa có cách quản lý trường có nhiều cấp học và các điểm trường lẻ hiệu quả.
+ Một số giáo viên thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu trung thực trong kiểm tra đánh giá. Đội ngũ giáo viên ở một số trường đa số còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, năng lực chuyên môn còn hạn chế nên khó tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng.
+ Đa số học sinh không đỗ tốt nghiệp đều do bị hỏng kiến thức căn bản ở những lớp dưới cũng như do tinh thần tự học, tự rèn chưa tốt (thời gian tự học ở nhà rất ít).
V. Công tác xã hội hóa giáo dục:
1. Kết quả đạt được:
- Nhận thức của xã hội về vai trò của giáo dục, xã hội hoá giáo dục đã có những chuyển biến tích cực, môi trường giáo dục đã có những khởi sắc đáng kể.
- Các hình thức học tập đã được đa dạng hoá và mang lại cơ hội học tập cho mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Hệ thống trường công lập phát triển ở các bậc học, cấp học mở rộng trên khắp địa bàn tỉnh.
- Giáo dục mầm non đã có những chuyển biến tích cực theo hướng xã hội hoá. Đây là điểm xuất phát quan trọng để tiến tới xã hội hoá các cấp học, bậc học còn lại.
- Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương đã xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho việc tổ chức thực hiện xã hội hoá giáo dục.
- Phong trào học tập đã thực sự sôi nổi trong cán bộ, nhân dân; việc học tập đã có mặt ở mỗi gia đình và trong cộng đồng dân cư, không chỉ học văn hoá, ngoại ngữ, tin học, mà còn cả việc học kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, khuyến nông, lâm, bảo vệ môi trường, y tế cộng đồng…vv.
2. Những tồn tại, yếu kém:
- Một số CBQL giáo dục và của nhân dân còn chưa nhận thức đầy đủ vai trò của các thành phần kinh tế và của toàn xã hội trong việc tham gia vào các hoạt động của giáo dục, còn định kiến với giáo dục ngoài công lập. Việc hiểu một cách toàn diện về xã hội hoá giáo dục và vai trò của nó đối với sự phát triển giáo dục nói riêng và KT-XH của địa phương nói chung còn khiếm khuyết và mang tính chung chung.
- Sự phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ban, ngành có liên quan để triển khai thực hiện các chủ trương xã hội hoá còn chậm, các tổ chức kinh tế, xã hội tham gia vào quá trình xã hội hoá giáo dục còn hạn chế.
- Công tác quản lý xã hội hoá giáo dục còn bất cập trong định hướng phát triển, quy hoạch và chỉ đạo thực hiện. Việc triển khai xã hội hoá giáo dục còn chậm, lúng túng. Việc quan tâm và động viên kịp thời những nơi làm tốt công tác xã hội hoá chưa kịp thời.
- Việc hình thành các cơ sở ngoài công lập ở tỉnh ta còn mang tính tự phát, thiếu điều tra khảo sát kỹ càng, thiếu các điều kiện để đảm bảo chất lượng dạy học.
- Một số cơ chế chính sách xã hội hoá giáo dục còn bất cập, chưa thật sự phát huy tác dụng, hoặc chậm ban hành hướng dẫn.
- Môi trường giáo dục còn nhiều bất cập, động cơ học tập của một bộ phận người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS còn thấp.
3. Nguyên nhân của kết quả đạt được và những tồn tại, yếu kém.
- Nguyên nhân đạt được những kết quả:
+ Chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng, Nhà nước và của địa phương về xã hội hoá giáo dục.
+ Sự đồng thuận của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và của nhân dân về xã hội hoá giáo dục; Sự phối hợp kịp thời của các cấp chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện xã hội hoá giáo dục của ngành giáo dục.
- Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém.
+ Công tác tuyên truyền vận động và tạo sự thống nhất trong quá trình thực hiện xã hội hoá giáo dục còn hạn chế, chưa có hiệu quả.
+ Nhận thức chưa rõ ràng, chưa đầy đủ về xã hội hoá của một bộ phận cán bộ, nhân dân đã ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình xã hội hoá giáo dục trên địa bàn tỉnh.
+ Kinh tế xã hội của địa phương chậm phát triển, đời sống kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến xã hội hoá giáo dục.
VI. Nhận định chung về giáo dục học sinh dân tộc thiểu số:
1. Ưu điểm:
- Trong những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng, nhà nước hệ thống trường lớp trên địa bàn toàn tỉnh nói chung và ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng từng bước được cải thiện.
- Hệ thống trường PT DTNT trên địa bàn tỉnh từng bước được kiện toàn, đã có 8/8 huyện có trường dân tộc nội trú. Việc thành lập trường THPT ở các huyện đã giải toả sức ép đối với các trường PT DTNT trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
- Số lượng đội ngũ giáo viên đã cơ bản đáp ứng việc dạy học, giáo viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đa phần là giáo viên trẻ cả tuổi đời lẫn tuổi nghề, có tâm huyết và gắn bó với trường, lớp, học sinh.
- Các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, phụ huynh học sinh ở địa phương đã nhập cuộc cùng với ngành giáo dục trong việc huy động và duy trì sĩ số học sinh. Nhiều địa phương, nhiều cơ sở giáo dục đã có những đóng góp cả về tinh thần lẫn vật chất đối với học sinh bán trú, góp phần duy trì sĩ số học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Những hạn chế, bất cập:
- Hiện nay về cơ bản số phòng học của các trường trên địa bàn toàn tỉnh nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng chỉ đáp ứng nhu cầu học 2 buổi/ngày. Đa số các trường vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tồn tại phòng học tạm bợ, việc dạy học 2 buổi/ ngày chưa thể thực hiện được vì thiếu phòng học. Mặt khác, tuy về cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập, nhưng hệ thống trường lớp vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn tồn tại loại hình trường có nhiều cấp học, nhiều điểm trường lẻ gây khó khăn cho việc quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục nhất là đối với giáo dục tiểu học và THCS.
- Hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú còn nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất, nhất là nơi ăn, ở cho HS. Hiện nay sự tồn tại của các trường PTDT bán trú (bán trú xã) chủ yếu dựa vào sự linh động và tâm huyết của các nhà trường, sự giúp đỡ một phần của chính quyền địa phương và sự nỗ lực của chính bản thân HS.
- Đội ngũ giáo viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số đa số là giáo viên trẻ, kinh nghiệm dạy học còn non yếu, đa số chưa biết tiếng dân tộc, chưa am hiểu văn hoá của các dân tộc, địa phương vì vậy gặp nhiều khó khăn trong công tác giáo dục học sinh, nhất là học sinh dân tộc thiểu số. Một số trường vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên cục bộ, nhất là đối với những môn như: ngoại ngữ, âm nhạc, mỹ thuật, thể dục.
- Việc huy động và duy trì sĩ số HS DTTS số còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ chuyên cần của HS DTTS, nhất là trong những ngày lễ tết, vụ mùa chưa đảm bảo.
- Tương quan giữa chương trình học với khả năng của HS DTTS chưa tương thích. Chương trình học được cố định trong toàn quốc, không phân biệt vùng, miền, đối tượng và thành phần học sinh. Đối với tỉnh ta, chất lượng học sinh chưa cao, đời sống kinh tế, hoàn cảnh gia đình học sinh còn khó khăn, ĐNGV chưa có PPDH thích hợp, CBQLGD chưa có những đột phá trong quản lý đổi mới dạy học, CSVC, thiết bị dạy học chưa đầy đủ. Vì vậy học sinh chưa nắm được kiến thức nội dung chương trình học, theo thời gian dẫn đến mất kiến thức cơ bản giữa các cấp học và hệ quả tất yếu là chất lượng giáo dục thấp. Đối với học sinh DTTS thì vấn đề này càng trở nên bức xúc hơn, cụ thể:
+ Thứ nhất: Về thời gian học, HS DTTS học 1 ngày khoảng 3-4 giờ, với thời lượng học như vậy thì không đủ để học hết kiến thức cơ bản của chương trình.
+ Thứ 2: Vốn tiếng Việt của học sinh DTTS còn rất hạn chế, vì vậy các em thiếu hẳn công cụ ngôn ngữ để tiếp nhận kiến thức của chương trình học.
+ Thứ 3: Môi trường giáo dục (gia đình, cộng đồng) ở vùng sâu, vùng xa ít thuận lợi để tác động đến nhận thức HS DTTS, vì vậy học sinh thiếu động cơ, ý thức học tập.
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
I. Quan điểm:
- Việc nâng cao chất lượng giáo dục trên toàn quốc nói chung và giáo dục học sinh dân tộc thiểu số nói riêng là mục tiêu quốc gia, là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Đối với tỉnh Kon Tum, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục dục học sinh dân tộc thiểu số vừa là vấn đề bức xúc, vừa là vấn đề cơ bản, vừa thể hiện tình cảm, trách nhiệm đối với đồng bào DTTS, vừa là yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội địa phương lâu dài, bền vững.
- Đầu tư, nâng cao chất lượng giáo dục HS DTTS cần xem là cuộc cách mạng về giáo dục tại địa phương, do đó phải được đầu tư đồng bộ từ nâng cao nhận thức đến đầu tư cơ sở vật chất. Nâng cao chất lượng giáo dục HS DTTS không chỉ góp phần khắc phục sự hẫng hụt về việc thiếu cán bộ là người địa phương, đồng thời góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và góp phần quan trọng trong việc ổn định chính trị trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao chất lượng giáo dục HS DTTS các cấp học, bậc học là yêu cầu bức thiết, là nhiệm vụ không những đối với toàn ngành Giáo dục mà còn là nhiệm vụ đối với Đảng chính quyền các cấp và đoàn thể, các lượng xã hội. Do đó, cần làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để huy động mọi nguồn lực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục.
- Việc nâng cao chất lượng giáo dục gắn liền với cuộc vận động "Hai không" của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công tác phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục trung học phổ thông để đảm bảo chất lượng giáo dục thực.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để nắm bắt kịp thời những sai sót, những vướng mắc làm ảnh hưởng đến lộ trình xây dựng Đề án; trên cơ sở đó, uốn nắn kịp thời những hạn chế và tìm cách tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ việc thực hiện Đề án.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bao gồm yếu tố học lực và hạnh kiểm học sinh, chất lượng giảng dạy của thầy; trọng tâm và đồng thời là kết quả cuối cùng của việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là chất lượng học tập của học sinh.
II. Mục tiêu:
1. Mục tiêu tổng quát:
- Làm chuyển biến về nhận thức trong các cấp, các ngành, nhất là ngành GD&ĐT, trên cơ sở đó, huy động sức mạnh tổng hợp của nhà trường-gia đình-xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS.
- Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục học sinh DTTS, đáp ứng được mục tiêu giáo dục phổ thông, phù hợp với tình hình của địa phương.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Về chất lượng giáo dục:
* Giai đoạn 2008-2010:
- Đối với mầm non:
+ Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ 3-5 tuổi: 15%
+ Tỷ lệ số trẻ 5 tuổi đạt yêu cầu: 95%.
- Đối với tiểu học:
+ Tỷ lệ học lực: Từ trung bình trở lên: 85% , trong đó tỷ lệ khá, giỏi: 30% (đối với hai môn Toán và tiếng Việt).
+ Tỷ lệ hạnh kiểm: 95% thực hiện đầy đủ.
- Đối với THCS:
+ Tỷ lệ học lực: Từ trung bình trở lên: 80%, trong đó tỷ lệ khá, giỏi: 20%
+ Tỷ lệ hạnh kiểm: Từ trung bình trở lên: 99%.
- Đối với THPT:
+ Tỷ lệ học lực: Từ trung bình trở lên: 70%, trong đó tỷ lệ khá, giỏi: 10%
+ Tỷ lệ hạnh kiểm: Từ trung bình trở lên: 98%
* Giai đoạn 2010-2015:
- Đối với mầm non:
+ Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ 3-5 tuổi: 10%
+ Tỷ lệ số trẻ 5 tuổi đạt yêu cầu: 100%.
- Đối với tiểu học:
+ Tỷ lệ học lực: Từ trung bình trở lên: 95%, trong đó tỷ lệ khá, giỏi: 40% (đối với hai môn Toán và tiếng Việt).
+ Tỷ lệ hạnh kiểm: 99% thực hiện đầy đủ.
- Đối với THCS:
+ Tỷ lệ học lực: Từ trung bình trở lên: 87%, trong đó tỷ lệ khá, giỏi: 25%
+ Tỷ lệ hạnh kiểm: Từ trung bình trở lên: 100%
- Đối với THPT:
+ Tỷ lệ học lực: Từ trung bình trở lên: 80%, trong đó tỷ lệ khá, giỏi: 15%
+ Tỷ lệ hạnh kiểm: Từ trung bình trở lên: 99%
2.2. Về đội ngũ CBQLGD và giáo viên từ 2008-2015:
- Đối với CBQLGD:
+ 100% CBQLGD đạt chuẩn đào tạo sư phạm, trong đó có 10% trên chuẩn.
+ 100% CBQLGD được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục.
+ 50% CBLGD có trình độ lý luận chính trị trung, cao cấp.
- Đối với giáo viên: 100% GV mầm non, TH, THCS, THPT đạt chuẩn, trong đó 50% giáo viên mầm non, tiểu học, THCS trên chuẩn và 10% GV các trường THPT trên chuẩn.
- 100% CBQLGD và GV tiểu học được đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc.
2.3. Về CSVC từ 2008-2015:
- 100% phòng học bán kiến cố và kiên cố.
- 100% số trường có đủ phòng học để học 2 buổi/ ngày.
- 50% số trường TH, THCS có phòng máy vi tính để dạy học.
III. Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS:
1. Giải pháp đối với đội ngũ giáo viên, CBQLGD: Thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 1908/KH-UBND ngày 15/9/2006 của UBND tỉnh Kon Tum về triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD.
1.1. Sàng lọc đội ngũ giáo viên:
+ Đối với GV THPT, qua sàng lọc nếu không đáp ứng yêu cầu giảng dạy cấp THPT thì chuyển sang dạy cấp THCS bằng cách lấy chỉ tiêu trong biên chế tuyển mới hàng năm của huyện/thị để chuyển cấp. Việc sàng lọc do Sở GD&ĐT chủ trì và phối hợp với Sở Nội vụ chịu trách nhiệm.
+ Đối với GV TH, THCS: Căn cứ vào Nghị định 132/2007/NĐ-CP ngày 8/8/2007 về chính sách tinh giản biên chế: những giáo viên giảng dạy không có chất lượng trong hai năm liền kề do năng lực chuyên môn, nghiệp vụ yếu hoặc do tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật kém thì giải quyết theo hướng:
* Theo chính sách đối với những người thôi việc (Điều 7 của NĐ 132).
* Chuyển sang làm việc khác như: văn thư, nhân viên thí nghiệm, cán bộ thư viện... theo Thông tư 35/2006/TTLB-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của liên Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ về hướng dẫn định mức viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
* Riêng GV là người DTTS: Đào tạo lại hoặc chuyển làm việc khác.
Đối với GV tiểu học, tổ chức sàng lọc theo Chuẩn nghề nghiệp GV do Bộ GD&ĐT ban hành, đối với GV THCS, THPT, Sở GD&ĐT tiến hành xây dựng tiêu chí đánh giá, phân loại GV. Việc sàng lọc giáo viên TH, THCS do UBND các huyện/thị chỉ đạo phòng GD thực hiện.
1.2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và tuyển dụng:
- Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch đào tạo để GV đạt chuẩn và đào tạo GV trên chuẩn.
- Tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp có năng lực để bổ sung và thay thế số GV đã giải quyết chế độ và theo nhu cầu biên chế của ngành.
- Hạn chế tối đa số lượng học sinh cử tuyển vào các ngành sư phạm, nếu cử tuyển vào các ngành sư phạm thì học sinh phải có học lực khá ở lớp 12.
- Tổ chức đào tạo lại đối với giáo viên là người DTTS sau khi qua sàng lọc không đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ. Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Nội vụ và các huyện, thị thống kê số lượng và xây dựng kế hoạch đào tạo.
- Tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc tại chỗ cho cán bộ, giáo viên các trường tiểu học và các phòng giáo dục.
+ Ngôn ngữ cần bồi dưỡng: Tuỳ theo đặc trung về thành phần dân tộc ở các huyện chọn một trong các ngôn ngữ sau: BaNa, Xê Đăng, Gia Rai, Jẻ Triêng.
+ Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Nội vụ và UBND các huyện, thị thống nhất số lượng, đối tượng được đào tạo, đồng thời thống nhất nội dung, chương trình và thời gian, địa điểm đào tạo trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Nội vụ, UBND các huyện, thị tham mưu UBND tỉnh để đổi mới công tác xét tuyển giáo viên theo hướng nâng cao chất lượng đội ngũ.
1.3. Đối với đội ngũ CBQLGD:
- Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng CBQLGD các cấp và xây dựng tiêu chí đánh giá, phân loại CBQLGD ở các cấp/bậc học; Sở GD&ĐT phối hợp với UBND các huyện/thị xây dựng mô hình quản lý nâng cao chất lượng đối với trường nhiều cấp học, trường có nhiều điểm lẻ.
- Cuối năm học, ngành GD&ĐT sẽ tiến hành lấy ý kiến đối với Hiệu trưởng các trường về công tác quản lý, trong đó chú trọng công tác nâng cao chất lượng giáo dục. Từ đó đề xuất luân chuyển, điều chuyển và thay đổi chức vụ đối với CBQL không đạt yêu cầu.
- Kiện toàn công tác tổ chức tại các phòng, ban Sở GD&ĐT để đủ tầm quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn.
1.4. Sở GD&ĐT phối hợp với các huyên, thị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, CBQLGD của các cơ sở giáo dục, quản lý chặt chẽ các loại hình đào tạo. Các cấp QLGD thực hiện tốt các chế độ, chính sách và các quy định khác của Nhà nước đối với nhà giáo và CBQLGD. Tạo điều kiện thuận lợi về nơi ở và làm việc cho nhà giáo và CBQLGD đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn để an tâm công tác.
1.5. Kinh phí:
- Kinh phí giải quyết chế độ nghỉ việc, kinh phí đào tạo lại, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh và chi theo hàng năm.
- Kinh phí xây dựng chuẩn và các tiêu chí, công tác điều tra, đánh giá để sàng lọc đội ngũ GV trích từ nguồn kinh phí thường xuyên của ngành giáo dục.
- Tổng kinh phí đào tạo tiếng dân tộc từ 2008-2015: 1.184.950.000đ (chi tiết ở phụ lục 2.1).
- Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh.
- Đối tượng chủ trì thực hiện: UBND các huyện/thị.
2. Giải pháp đối với học sinh DTTS:
2.1. Huy động tối đa học sinh ra lớp, duy trì tốt sĩ số học sinh và phân luồng học sinh DTTS cuối cấp THCS.
2.1.1. Huy động tối đa học sinh ra lớp, duy trì tốt sĩ số học sinh:
- Kiện toàn và thành lập Hội đồng giáo dục các cấp từ huyện đến xã., với cơ cấu Bí thư huyện uỷ/xã làm chủ tịch, Chủ tịch huyện/xã làm phó chủ tịch, Phó chủ tịch văn xã huyện/xã, trưởng phòng giáo dục huyện, hiệu trưởng các trường trên địa bàn xã làm uỷ viên trực. Hội đồng giáo dục có trách nhiệm tổ chức sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh, phân rõ trách nhiệm trong việc vận động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số học sinh; đồng thời Hội đồng giáo dục có trách nhiệm huy động đúng mức khả năng của địa phương để phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
- Cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp tăng cường lãnh, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đốc thúc các tổ chức, đoàn thể tham gia vào công tác vận động, duy trì sĩ số HS bằng các công việc cụ thể theo chức năng nhiệm vụ của mình và xác định rõ đây là nhiệm vụ của toàn xã hội chứ không chỉ của riêng ngành giáo dục. Đưa các chỉ tiêu về thực hiện nhiệm vụ giáo dục như tỷ lệ huy động học sinh ra lớp, số học sinh lưu ban, bỏ học…vào hương ước, quy ước làng xã để xét gia đình văn hóa, thôn làng văn hoá. Phân công cán bộ, đảng viên, nhóm trưởng nhóm hộ theo dõi, vận động học sinh trong độ tuổi ra lớp và coi đây là một tiêu chí để bình xét, phân loại cán bộ công chức, đảng viên cuối năm. Huy động các lực lượng trong cộng đồng tham gia giáo dục học sinh, chống hiện tượng bỏ học, lười biếng trong học tập. Phát huy vai trò của Hội Khuyến học trong việc phát động phong trào thi đua học tập, khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, gia đình hiếu học. Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ là các tổ chức có điều kiện thuận lợi để giúp đỡ, động viên phụ huynh chăm lo cho việc học tập của con em.
- Sở GD&ĐT phối hợp với phòng GD huyện/thị điều chỉnh thời gian năm học phù hợp đặc điểm vùng miền (khí hậu, lễ hội, vụ mùa) để tạo thuận lợi cho học sinh đi học.
- Các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng “môi trường học tập thân thiện, bạn hữu trẻ em” có sự tham gia tích cực của cộng đồng đối với giáo dục, trong đó có việc duy trì sĩ số học sinh, học sinh đi học chuyên cần.
- Trong công tác quản lí trường tiểu học, việc duy trì sĩ số được coi trọng, được kiểm tra, báo cáo thường xuyên, có hồ sơ sổ sách phản ánh chính xác số học sinh đi học. Thông báo kịp thời số học sinh nghỉ học, bỏ học cho chính quyền địa phương, PHHS, nhân viên hỗ trợ giáo viên.
2.1.2.Phân luồng học sinh DTTS cuối cấp THCS:
Chú trọng công tác phân luồng học sinh DTTS cuối cấp THCS, chọn lựa những học sinh thực sự có năng lực, kiến thức để vào THPT bằng cách:
+ Thi tuyển HS vào lớp 10 đối với tất cả các trường THPT trên địa bàn tỉnh.
+ Xét tuyển nghiêm túc HS vào lớp 10 đối với các trường PT DTNT.
Số học sinh còn lại không vào được các trường THPT, PT DTNT sẽ giải quyết bằng cách: học bổ túc THPT, học nghề...vv.
2.2. Tăng cường khả năng tiếng Việt cho học sinh DTTS, tổ chức dạy theo nhóm đặc biệt đối với những học sinh DTTS mất căn bản ở các lớp dưới.
2.2.1 Tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số:
- Triển khai chương trình tập nói tiếng Việt cho học sinh DTTS ở lớp mẫu giáo 5 tuổi để chuẩn bị tâm thế cho các em vào học lớp 1. Đến cuối năm học, khi nhận học sinh vào lớp 1, các trường Tiểu học phải nghiệm thu kỹ năng tiếng Việt của học sinh. Nếu không đạt yêu cầu thì hiệu trưởng trường Mầm non phải tổ chức dạy trong hè. Hằng năm, tổ chức đánh giá chương trình; tổ chức hội thảo về phương pháp dạy tập nói tiếng Việt, tổ chức bồi dưỡng giáo viên.
- Các trường tiểu học triển khai tốt chuyên đề “Phương pháp dạy tiếng Việt cho học sinh DTTS ở tiểu học”, thể hiện qua:
+ Xây dựng môi trường tiếng Việt ở lớp học, trường học;
+ Sử dụng tiếng mẹ đẻ của HS;
+ Phương pháp dạy tiếng Việt qua các môn học khác, môn tiếng Việt của chương trình tiểu học.
+ Tăng cường đồ dùng dạy học, phương tiện nghe nhìn để dạy tiếng Việt.
- Sở, Phòng GD tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc triển khai chuyên đề này; tổ chức các hội thảo khoa học về dạy tiếng Việt cho học sinh DTTS.
- Nhân viên hỗ trợ giáo viên hỗ trợ cho giáo viên phụ trách lớp trong việc dạy tiếng Việt và các môn học khác ở trường tiểu học. Tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả của loại hình nhân viên này.
2.2.2.Tổ chức dạy theo nhóm đặc biệt đối với những học sinh DTTS mất căn bản ở các lớp dưới.
- Những đối tượng học sinh DTTS bị hổng kiến thức (chưa biết đọc, viết, hiểu tiếng Việt ...) phải tập trung thành các lớp “đặc biệt” và có chương trình dạy riêng, mỗi khối lớp có thể có vài lớp cho đối tượng yếu kém .
- Các phòng giáo dục xây dựng kế hoạch tổ chức chỉ đạo cho hiệu trưởng các trường tiểu học, THCS đánh giá đúng thực chất học lực để tổ chức sắp xếp lớp học “đặc biệt” đối với HS DTTS.
- Hiệu trưởng các trường DTNT căn cứ vào tình hình, qui mô số lớp ở từng khối để sắp xếp cho phù hợp; khối nhiều lớp thì có thể hình thành lớp “đặc biệt”, khối ít lớp thì hình thành nhóm “đặc biệt”.
- Ở bậc tiểu học và THCS, Sở chỉ đạo định hướng chương trình chủ yếu cho các lớp “đặc biệt” với nội dung trọng tâm và thời lượng chủ yếu là học Tiếng Việt (gồm các phân môn Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn).
- Các phòng giáo dục chỉ đạo hiệu trưởng các trường tiểu học, THCS tổ chức dạy thêm cho các đối tượng yếu kém đặc biệt ít nhất 2 buổi/tuần, tận dụng lực lượng và thời gian để dạy cho học sinh DTTS hiểu biết tiếng Việt, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của các trường tiểu học, THCS. Nguyên tắc để dạy các lớp này là dạy lại những cái học sinh chưa biết từ đơn giản đến phức tạp.
2.3. Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phù hợp với đối tượng học sinh DTTS và tổ chức dạy 2 buổi/ ngày:
2.3.1.Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phù hợp với đối tượng học sinh DTTS:
- Đối với mầm non: Thực hiện có hiệu quả đổi mới chương trình giáo dục mầm non phù hợp với sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ, hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục. Riêng với học sinh mẫu giáo 5 tuổi là người dân tộc thiểu số, ngoài việc cung cấp những kiến thức theo hướng tích hợp giữa chăm sóc và giáo dục, cần tập trung đổi mới phương pháp dạy học các chuyên đề "Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen văn học, chữ viết”, “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số ” theo hướng vừa học vừa chơi và chú trong giao tiếp tiếng Việt.
- Đối với giáo dục phổ thông: Tổ chức đánh giá việc chương trình đổi mới giáo dục phổ thông, từ đó có sự điều chỉnh phương pháp dạy học theo hướng phù hợp với đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh DTTS. Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng trắc nghiệm khách quan trong suốt quá trình dạy và học.
+ Tiểu học: Thực hiện tốt việc điều chỉnh việc dạy học, đảm yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, đồng thời lưu ý trong quá trình vận dụng đảm bảo phù hợp với sự phát triển tư duy và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh DTTS.
+ THCS, THPT: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh và phù hợp với trình độ, năng lực tiếp thu của học sinh trên cơ sở kiến thức trọng tâm, cơ bản và chú trọng rèn kỹ năng.
+ Riêng đối với học sinh DTTS lớp 12, ngoài việc tổ chức dạy phụ đạo, giãn tiết theo quy định, cần chú trọng việc ôn tập và bồi dưỡng theo hướng tăng cường luyện tập về kiến thức và kỹ năng để chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT.
2.3.2. Tổ chức dạy phụ đạo học sinh yếu kém và dạy 2 buổi/ ngày:
2.3.2.1.Nội dung, chương trình giảng dạy:
Bậc học, cấp học |
Chính khóa (buổi sáng) |
Ngoài giờ chính khóa (buổi chiều) |
Mầm non ( 5 tuổi) |
Qui định của Bộ GD&ĐT |
Tăng cường tiếng Việt dưới nhiều dạng |
Tiểu học |
Tập trung chủ yếu dạy môn Tiếng Việt và Toán |
Học những môn còn lại của chương trình theo qui định của Bộ GD&ĐT |
THCS, THPT |
Theo qui định của Bộ GD&ĐT |
Phụ đạo các môn: - THCS: Toán, Ngữ văn, Vật lý,Tiếng Anh, Hóa học ( 5 môn, riêng lớp 6,7 không phụ đạo môn Hoá học). - THPT: Toán, Ngữ văn, Vật lý,Tiếng Anh, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh |
PTDTNT(cấp THCS và THPT) |
Theo qui định của Bộ GD&ĐT |
- Phụ đạo 9 tiết/tuần - Dạy giãn tiết 7 tiết/tuần ( QĐ số 2590/GD-ĐT ngày 14/8/1997 của Bộ GD&ĐT - Tổng cộng 16 tiết /tuần |
2.3.2.2. Tổng số tiết, buổi tăng thêm và đối tượng áp dụng:
- Mầm non: 3 buổi (9 tiết)/ tuần, dành cho học sinh mẫu giáo 5 tuổi người DTTS.
- Tiểu học, THCS, THPT: 4 buổi (12 tiết)/ tuần, dành cho học sinh DTTS, thực hiện đối với các trường có từ 1 lớp HS DTTS trở lên (tối thiểu 15 HS/lớp) trên 1 khối lớp. Đối với các trường không thuộc diện này thì các cơ sở giáo dục có giải pháp vận dụng nguồn xã hội hoá tại cộng đồng nơi trường đóng chân.
- PT DTNT: 4 buổi (16tiết)/ tuần, dành cho đối tượng học sinh DTTS ở cấp THCS và THPT.
2.3.2.3. Về kinh phí:
- Bồi dưỡng giáo viên giảng dạy, công tác quản lý, phục vụ :
+ Mầm non: bồi dưỡng 1 buổi (3 tiết): 30.000đ
+ Tiểu học: bồi dưỡng 1 buổi (3 tiết) : 45.000đ
+ THCS: bồi dưỡng 1 tiết : 20.000đ
+ THPT, PTDTNT (cấp THCS&THPT): bồi dưỡng 1 tiết : 25.000đ
Ước tính khoảng: 12.993.600.000 đồng/năm (chi tiết ở phụ lục 2.2).
Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh chi tiền bồi dưỡng cho buổi dạy thứ 2, dạy phụ đạo đối với mầm non, tiểu học, THCS, THPT, PT DTTN. Trong đó:
+ Đối với tiểu học: Vẫn giữ nguyên tỷ lệ GV/lớp là 1,2; tức là biên chế GV chỉ dạy 1 buổi, còn nếu dạy 2 buổi/ ngày thì được hưởng tiền dạy thêm buổi thứ 2). Nếu tăng tỷ lệ GV/ lớp lên 1,5 (để dạy 2 buổi/ ngày, không hưởng thêm tiền dạy buổi thứ 2) theo Thông tư 35/2006/TTLB-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của liên Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ, thì trong một vài năm tới GV tiểu học sẽ thừa vì số lượng học sinh tiểu học trong những năm trở lại đây đang ổn định và có chiều hướng giảm, trừ khi Bộ GD&ĐT có quy định mới về hạn chế số lượng HS/ lớp).
+ Đối với các trường PT DTNT, trong tổng số 16 tiết tăng thêm ngoài giờ chính khoá, ngân sách tỉnh chi bồi dưỡng 9 tiết, còn 7 tiết giãn tiết được thanh toán theo chế độ thừa giờ và thực hiện chi trả trong ngân sách chi thường xuyên sự nghiệp GD&ĐT của các trường PT DTNT (việc này ngành GD&ĐT đã thực hiện trong 2 năm học 2005-2006 và năm học 2006-2007).
Đối tượng chủ trì thực hiện:
+ Mầm non, tiểu học, THCS: UBND các huyện/thị.
+ THPT, PT DTNT: Các trường.
2.4. Trách nhiệm của học sinh: Học sinh có trách nhiệm nâng cao ý thức, động cơ học tập. Học sinh cần xác định việc đi học chuyên cần là tối quan trọng đối với việc tiếp thu đủ kiến thức và đảm bảo chất lượng học tập. Vì vậy, học sinh phải có trách nhiệm đi học chuyên cần và có thái độ nghiêm túc, chủ động đối với việc học tập, không trông chờ, ỷ lại vào sự quan tâm, đầu tư của xã hội.
3. Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất, quy hoạch, mở rộng hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú:
3.1. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học:
3.1.1 Tăng cường nguồn lực đầu tư CSVC:
3.1.1.1. Tăng cường nguồn lực chủ yếu để xoá phòng học tạm bợ, phòng học mượn, bằng việc xây dựng các phòng học kiên cố. Đồng thời xây dựng thêm phòng học để tổ chức việc dạy 2 buổi/ ngày đối với mầm non, tiểu học, THCS.
3.1.1.2. Nguồn kinh phí thực hiện: Nguồn kinh phí từ các chương trình có tính chất hỗ trợ cho địa phương từ Trung ương: Chương trình kiên cố hoá trường, lớp (159) giai đoạn 2; Đề án Phát triển Giáo dục Mầm non (161); Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn....
3.1.2 Đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học:
Kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học và đưa tin học vào trường phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện theo chủ trương của Bộ GD&ĐT hàng năm theo chương trình mục tiêu Quốc gia.
3.2. Quy hoạch mạng lưới trường lớp.
- Quy hoạch mạng lưới trường lớp, các cơ sở giáo dục đào tạo theo hướng đa dạng hoá loại hình trường lớp; phát triển mạng lưới trường lớp ở các cấp học, bậc học, ngành học; phát triển TTHTCĐ, TTGDTX, TTNN và tin học… đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người dân. Xây dựng các trường THCS ở các địa bàn chưa có trường THCS, tách các trường có nhiều cấp học thành các trường độc lập, quy hoạch các điểm trường lẻ đối với tiểu học theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT (theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 31/8/2007 về ban hành Điều lệ trường tiểu học).
- Thành lập các trường THPT trên địa bàn các huyện chưa có trường THPT để giảm sức ép đối với các trường PT DTNT.
Xây dựng nhà ở tại các trung tâm huyện/thị cho học sinh DTTS cấp THPT ở vùng sâu, vùng xa.
3.3. Xây dựng, mở rộng loại hình trường phổ thông dân tộc bán trú ( bán trú xã):
3.3.1. Nội dung:
Hiện nay trên địa bàn tỉnh, vùng đồng bào DTTS, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, loại hình trường phổ thông dân tộc bán trú đã đóng góp nhất định trong việc duy trì sĩ số học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên loại hình này vẫn đang mang tính tự phát và sự tồn tại của nó chủ yếu nhờ vào sự nỗ lực, tận tâm của đội ngũ giáo viên và sự hỗ trợ một phần của chính quyền địa phương. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, cần mở rộng và có chính sách thoả đáng đối với loại hình trường phổ thông dân tộc bán trú.
Loại hình trường phổ thông dân tộc bán trú có nhiệm vụ nuôi dạy học sinh dân tộc thiểu số cấp trung học cơ sở và các lớp cuối bậc tiểu học.
- Đối tượng học sinh: Là học sinh dân tộc thiểu số thuộc các xã khó khăn, có hoàn cảnh khó khăn, gia đình cách xa trường học.
- Chương trình đào tạo: Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành của do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Hình thức tổ chức: Nuôi dạy cho học sinh trong suốt năm học theo hướng đầu tuần học sinh tập trung đến học, ăn ở tại trường, cuối tuần học sinh về nhà.
- Tổ chức quản lý: Theo phân cấp quản lý hiện hành của Nhà nước.
3.3.2. Các giai đoạn triển khai trường phổ thông dân tộc bán trú:
* Giai đoạn 1: Từ năm 2008-2010: Trước mắt ưu tiên đầu tư hoàn thiện 10/15 xã mà Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh khoá 8 kỳ họp thứ VIII đã quyết nghị ngày 28/7/2003 (05 xã đã xây dựng nhà ở và các hạng mục khác như đã trình bày ở mục 2 thuộc phần I):
- Huyện Kon Plong: Xã Măng Bút, xã Ngọc Tem, xã Đak Ring.
- Huyện Đăk Tô (Tu Mơ Rông): Xã Tu Mơ Rông, xã Tê xăng, xã Đak Na.
- Huyện Đăk Glei: xã Đăk Long, Ngọc Linh, Đăk Nhoong, Đăk Blô.
* Giai đoạn 2: Từ năm 2011-2015: Triển khai xây dựng hoàn thiện trường phổ thông dân tộc bán trú ở các xã khó khăn còn lại gồm 35 trường (tổng cộng các trường có bán trú hiện nay là 50, mục 2 thuộc phần I, trang 4).
3.3.3. Quy mô đầu tư: Đầu tư thêm cơ sở vật chất phục vụ việc ăn ở bán trú cho học sinh. Cụ thể, mỗi trường đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ăn, nhà bếp, hệ thống cấp nước, cấp điện, vệ sinh phục vụ cho học sinh bán trú.
3.3.4. Kinh phí:
3.3.4.1. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản (chi tiết ở phục lục 2.3)
Giai đoạn 2008-2010: 7.250.000.000đ
Giai đoạn 2011-2015: 25.375.000.000đ
3.3.4.2. Kinh phí thường xuyên hàng năm: Chỉ tính kinh phí để tổ chức ăn ở cho học sinh và chi phí phục vụ.
- Chi phí hỗ trợ tiền ăn cho học sinh:
Mức chi: 140.000đ/tháng/9 tháng/học sinh bán trú.
+ Đối với học sinh bán trú thuộc hộ nghèo: Chi theo Quyết định 112/2007/QĐ-TTg, ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Đối với số học sinh bán trú còn lại: Ngân sách tỉnh hằng năm giao cho UBND các huyện, thị (UBND các huyện, thị và ngành GD&ĐT thống kê cụ thể về số học sinh, số tiền hằng năm trình UBND tỉnh).
- Chi phí người phục vụ và trang thiết bị tổ chức bán trú mỗi năm học: 4.500.000.000đ (xem chi tiết ở phụ lục 2.4)
3.3. 5. Nguồn kinh phí:
- Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản: Ngân sách tỉnh.
- Đối với chi hoạt động thường xuyên hằng năm:
+ Trung ương bổ sung chi tiền hỗ trợ theo QĐ112 cho học sinh bán trú là con hộ nghèo, Ngân sách tỉnh hàng năm giao cho UBND các huyện/thị theo dự toán hàng năm đối với số học sinh bán trú còn lại.
+Ngân sách địa phương và các nguồn huy động khác chi thanh toán cho cán bộ phục vụ và đầu tư trang thiết bị cho việc ăn, ở của học sinh tại trường.
3.3.6.Đối tượng chủ trì thực hiện: Sở GD&ĐT và UBND các huyện/thị.
4. Giải pháp về xã hội hóa giáo dục:
- Triển khai thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục theo Nghị quyết số 03/2007/NQ-HĐND tỉnh khoá IX.
- Tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách về xã hội hóa giáo dục để các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và nhân dân nhận thức đúng và đầy đủ, thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hoá giáo dục.
- Phát triển mạng lưới các trường ngoài công lập. Khuyến khích và hỗ trợ ban đầu đối với các cơ sở giáo dục công lập chuyển sang loại hình ngoài công lập. Ban hành chính sách bảo đảm lợi ích chính đáng, hợp pháp về vật chất và tinh thần, về quyền sở hữu và thừa kế đối với phần vốn góp và lợi tức của cá nhân tập thể tham gia xã hội hoá giáo dục. Ban hành các quy định về chính sách đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập như: đất đai, học phí, nhân lực, quy chế hoạt độn
- Vận động, phối hợp các lực lượng xã hội, khơi dậy trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia, hỗ trợ, chăm lo sự nghiệp giáo dục- đào tạo nói chung và đối với HS DTTS nói riêng.
- Đối với vùng đồng bào DTTS, khi các chương trình, dự án Trung ương chưa đầu tư để xây dựng phòng học để phục vụ dạy 2 buổi/ ngày, Chính quyền địa phương cần huy động nhân dân đóng góp sức người và vật dụng để dựng tạm phòng học đồng thời tận dụng nhà rông văn hoá, hội trường... để phụ vụ cho việc dạy học 2 buổi/ ngày.
- Đối với cha mẹ học sinh và ban đại diện cha mẹ học sinh:
+ Cha mẹ học sinh cần có trách nhiệm phối hợp với các nhà trường trong việc động viên, khuyến khích con em đi học chuyên cần. Động viên khuyên bảo để nâng cao ý thức, động cơ học tập cho con em trong việc học hành. Tạo điều kiện và có trách nhiệm nhắc nhở con em tự học ở nhà. Có tinh thần trách nhiệm và chủ động hơn nữa trong vấn đề phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh.
+ Ban đại diện cha mẹ học sinh có trách nhiệm phối hợp có hiệu quả với các nhà trường trong việc huy động, duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
5. Giải pháp về tuyên truyền, vận động:
- Tuyên truyền mọi đối tượng, thành phần trong xã hội nhận thức đúng đắn về sự nghiệp giáo dục, về việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và đối với HS DTTS nói riêng.
- Tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách về giáo dục, về nâng cao chất lượng giáo dục để các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các cơ sở giáo dục và nhân dân nhận thức đúng và đầy đủ, thực hiện có hiệu quả chủ trương nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và đối với HS DTTS nói riêng.
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương; phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức và các tổ chức xã hội trong việc huy động và duy trì sĩ số học sinh.
- Vận động, giáo dục thuyết phục toàn xã hội với mục đích nâng cao ý chí, động viên khuyến khích gia đình và toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
* Tổng kinh phí và phân kỳ kinh phí thực hiện các giải pháp:
- Tổng kinh phí: 173.758.750 triệu đồng (xem ở phục lục 3), trong đó:
+ Giai đoạn 2008-2010: 60.510.800 triệu đồng
+ Giai đoạn 2011-2015: 113.247.950 triệu đồng
1. Đối với Sở GD&ĐT và các sở, ban, ngành khác:
- Sở GD&ĐT chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị tổ chức triển khai thực hiện Đề án; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp kết quả định kỳ báo cáo UBND tỉnh.
- Sở GD&ĐT chủ trì và phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ban, ngành tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản về chủ trương, chính sách đối với giáo dục học sinh dân tộc thiểu số.
- Sở GD&ĐT chịu trách nhiệm biên soạn và ban hành chương trình khung của buổi dạy thứ hai; qui trình, cách thức kiểm tra và đánh giá việc dạy và học.
- Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã cân đối, phân bổ ngân sách đầu tư xây dựng, đảm bảo thực hiện Đề án.
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã cân đối các nguồn ngân sách (trừ vốn đầu tư do Sở KH&ĐT chủ trì) đảm bảo thực hiện Đề án.
2. Đối với UBND huyện, thị:
- Chỉ đạo phòng giáo dục xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án đối với các trường thuộc quyền quản lý.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động PHHS để nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương và tích cực huy động từ các nguồn lực để hỗ trợ cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
- Chủ động cân đối từ ngân sách địa phương, huy động kinh phí từ nhiều nguồn như vận động sự đóng góp của PHHS, các tổ chức kinh tế - xã hội; vận dụng phù hợp các chương trình mục tiêu: 168, 135, chống mù chữ, phổ cập giáo dục…để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về chất lượng giáo dục mầm non, tiểu học, THCS và việc nâng cao lượng đội ngũ giáo viên đối với các trường theo phân cấp quản lý.
- Chỉ đạo chính quyền xã phường tổ chức tốt việc huy động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số học sinh.
3. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội:
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho các ngành các cấp và nhân dân trong việc nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Kêu gọi các chương trình hỗ trợ từ các nhà hảo tâm, các đơn vị kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài tỉnh nhằm tạo nguồn lực hỗ trợ giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá phong trào, danh hiệu của tổ chức mình liên quan đến công tác nâng cao chất lượng vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
PHỤ LỤC 1: CÁC SỐ LIỆU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC
Bảng 1. Tổng hợp số trường, lớp, số học sinh toàn tỉnh và HS DTTS các loại hình, cấp học:
Cấp/ bậc học |
Số trường toàn tỉnh |
Số lớp toàn tỉnh |
Số HS toàn tỉnh |
Số HS DTTS |
Mầm non |
93 |
1.073 |
23.914 |
14436 |
Tiểu học |
112 |
2.336 |
52.257 |
33250 |
THCS |
92 |
1.080 |
35.861 |
20212 |
PTDTNT, THPT ( cấp 3) |
17 |
333 |
12.419 |
3940 |
Cộng |
314 |
4.822 |
124.451 |
71146 |
(Thời điểm: tháng 6/2007)
Bảng 2. Tổng hợp số trường, số học sinh bán trú:
TT |
Huyện, thị |
Số trường PTDT bán trú |
Số HS PTDT bán trú ( 100% là học sinh DTTS ) |
||||
TH |
THCS |
Cộng |
TH |
THCS |
Tổng cộng |
||
1 |
Huyện ĐăkGlei |
5 |
7 |
12 |
207 |
459 |
666 |
2 |
Huyện Đăk Tụ |
1 |
2 |
3 |
50 |
108 |
158 |
3 |
Huyện Đăk Hà |
0 |
1 |
1 |
0 |
70 |
70 |
4 |
Huyện Sa Thầy |
1 |
2 |
3 |
45 |
125 |
170 |
5 |
Huyện Kon Rẫy |
0 |
2 |
2 |
0 |
80 |
80 |
6 |
Huyện KonpLụng |
4 |
9 |
13 |
370 |
961 |
1331 |
7 |
H. Tu Mơ Rụng |
8 |
8 |
16 |
322 |
463 |
785 |
Tổng cộng: |
19 |
31 |
50 |
994 |
2.266 |
3260 |
(Thời điểm: tháng 6/2007)
Bảng 3. Tổng hợp số lượng, trình độ đào tạo đội ngũ CBQLGD:
TT |
Loại hình |
Tổng số |
Đạt chuẩn |
Tỷ lệ % |
Trên chuẩn |
Tỷ lệ % |
Chuẩn trở lên |
Tỷ lệ |
01 |
QL MN |
169 |
143 |
84,61 |
18 |
10,65 |
161 |
95,26 |
02 |
QL TH |
279 |
47 |
16,85 |
224 |
80,28 |
271 |
97,13 |
03 |
QL THCS |
194 |
57 |
29,38 |
136 |
70,10 |
193 |
99,48 |
04 |
QLTHPT và các TT |
52 |
43 |
82,69 |
7 |
13,46 |
50 |
96,15 |
|
Cộng |
694 |
290 |
41,79 |
385 |
55,47 |
675 |
97,26 |
(Thời điểm: tháng 6/2007)
Bảng 4. Tổng hợp cơ cấu xã hội đội ngũ CBQLGD:
TT |
Loại hình |
Tổng số |
Nữ |
Dân tộc |
Nữ dân tộc |
Đảng viên |
1 |
QL Mầm non |
169 |
169 |
6 |
6 |
114 |
2 |
QL Tiểu học |
279 |
126 |
21 |
5 |
252 |
3 |
QL THCS |
194 |
45 |
5 |
1 |
180 |
4 |
QLTHPT và các TT |
52 |
9 |
9 |
3 |
49 |
|
Cộng |
694 |
349 |
41 |
15 |
595 |
(Thời điểm: tháng 6/2007)
Bảng 5. Tổng hợp số lượng, trình độ đào tạo đội ngũ giáo viên:
TT |
Loại hình |
Tổng số |
Đạt chuẩn |
Tỷ lệ % |
Trên chuẩn |
Tỷ lệ % |
Chuẩn trở lên |
Tỷ lệ |
Ghi chú |
01 |
GV MN |
1122 |
900 |
80,21 |
31 |
2,76 |
931 |
82,97 |
|
02 |
GV TH |
2945 |
1777 |
60,34 |
1066 |
36,19 |
2843 |
96,53 |
Chuẩn cũ |
|
613 |
20,81 |
1066 |
36,19 |
1679 |
57,00 |
Chuẩn mới |
||
03 |
GV THCS |
2181 |
1452 |
66,57 |
706 |
32,37 |
2158 |
98,94 |
|
04 |
GV THPT |
740 |
724 |
97,84 |
15 |
2,03 |
739 |
99,87 |
|
05 |
GVHN&DN |
13 |
8 |
61,54 |
0 |
0 |
8 |
61,54 |
|
|
Cộng |
7001 |
4861 |
69,43 |
1818 |
25,97 |
6679 |
95,40 |
Chuẩn cũ |
3697 |
52,80 |
1818 |
25,97 |
5515 |
78,77 |
Chuẩn mới |
(Thời điểm: tháng 6/2007)
Bảng 6. Tổng hợp cơ cấu xã hội đội ngũ giáo viên:
TT |
Loại hình |
Tổng số |
Nữ |
Dân tộc |
Nữ DT |
Đảng viên |
1 |
GVMN |
1122 |
1122 |
224 |
224 |
165 |
2 |
GVTH |
2945 |
2321 |
620 |
315 |
747 |
3 |
GVTHCS |
2181 |
1441 |
59 |
45 |
312 |
4 |
GVTHPT |
740 |
423 |
54 |
43 |
118 |
5 |
GVHN&DN |
13 |
4 |
0 |
0 |
8 |
|
Cộng |
7001 |
5311 |
957 |
330 |
1350 |
(Thời điểm: tháng 6/2007)
Bảng 7. Tổng hợp về kết quả giáo dục học sinh tiểu học:
Xếp loại |
Toán |
Tiếng Việt |
|||
Tổng số |
% |
Tổng số |
% |
||
Tổng số học sinh |
52.257 |
|
52.257 |
|
|
Học lực |
Giỏi |
9.311 |
17,8 |
7.003 |
13,4 |
Khá |
13.601 |
26,0 |
14.716 |
28,2 |
|
Trung bình |
21.839 |
41,8 |
23.187 |
44,4 |
|
Yếu |
7.506 |
14,4 |
7.356 |
14,0 |
|
Hạnh kiểm |
Xếp loại |
Tổng số |
% |
||
Thực hiện đầy đủ |
50.240 |
96,2 |
|||
Chưa thực hiện đầy đủ |
1.990 |
3,8 |
(Thời điểm: tháng 6/2007)
Bảng 8. Tổng hợp về hạnh kiểm học sinh THCS, THPT toàn tỉnh:
Tổng số học sinh |
Giỏi |
Khá |
TB |
Yếu |
|||||
SL |
TL% |
SL |
TL% |
SL |
TL% |
SL |
TL% |
||
THCS |
35861 |
19041 |
53.10 |
12435 |
34.68 |
4220 |
11.77 |
165 |
0.46 |
THPT |
12419 |
5375 |
43.28 |
4739 |
38.16 |
1984 |
15.98 |
321 |
2.58 |
(Thời điểm: tháng 6/2007)
Bảng 9. Tổng hợp về học lực học sinh THCS toàn tỉnh, HS người kinh, HS DTTS:
Tổng số học sinh |
Học lực |
||||||||||
Giỏi |
Khá |
TB |
Yếu |
Kém |
|||||||
SL |
TL% |
SL |
TL% |
SL |
TL% |
SL |
TL% |
SL |
TL% |
||
Toàn tỉnh |
35861 |
1871 |
5.22 |
7409 |
20.66 |
19207 |
53.56 |
7098 |
19.79 |
276 |
0.77 |
HS Kinh |
15649 |
1503 |
9.60 |
4284 |
27.38 |
8054 |
51.47 |
1770 |
11.31 |
38 |
0.24 |
HS DTTS |
20212 |
368 |
1.82 |
3125 |
15.46 |
11153 |
55.18 |
5328 |
26.36 |
238 |
1.18 |
(Thời điểm: tháng 6/2007)
Bảng 10. Tổng hợp về học lực học sinh THPT toàn tỉnh, HS người kinh, HS DTTS:
Tổng số học sinh |
Học lực |
||||||||||
Giỏi |
Khá |
TB |
Yếu |
Kém |
|||||||
SL |
TL% |
SL |
TL% |
SL |
TL% |
SL |
TL% |
SL |
TL% |
||
Toàn tỉnh |
12419 |
504 |
4.06 |
2415 |
19.45 |
5919 |
47.66 |
3411 |
27.47 |
170 |
1.37 |
HS Kinh |
8479 |
499 |
5.89 |
2105 |
24.83 |
3945 |
46.53 |
1858 |
21.91 |
72 |
0.85 |
HS DTTS |
3940 |
5 |
0.13 |
310 |
7.87 |
1974 |
50.10 |
1553 |
39.42 |
98 |
2.49 |
(Thời điểm: tháng 6/2007)
Bảng 11. Tổng hợp về kết quả thi tốt nghiệp THPT của học sinh trong toàn tỉnh năm học 2006 - 2007:
Kết quả thi TN lần 1 |
Kết quả thi TN lần 2 |
Kết quả chung |
|||||
TS dự thi |
Đỗ TN lần 1 |
TS dự thi |
Đỗ TN lần 2 |
Đỗ TN lần 1 và lần 2 |
|||
SL |
TL% |
SL |
TL% |
SL |
TL% |
||
3675 |
2044 |
55,62 |
1442 |
631 |
43,76 |
2675 |
72,79 |
(Thời điểm: tháng 6/2007)
Bảng 12. Tổng hợp về kết quả thi tốt nghiệp THPT của học sinh DTTS trong toàn tỉnh năm học 2006 - 2007:
Kết quả thi TN lần 1 |
Kết quả thi TN lần 2 |
Kết quả chung |
|||||
TS dự thi |
Đỗ TN lần 1 |
TS dự thi |
Đỗ TN lần 2 |
Đỗ TN lần 1 và lần 2 |
|||
SL |
TL% |
SL |
TL% |
SL |
TL% |
||
865 |
161 |
18,61 |
617 |
230 |
37,28 |
391 |
45,2 |
(Thời điểm: tháng 6/2007)
PHỤ LỤC 2: VỀ CHI TIẾT KINH PHÍ
● Phụ lục 2.1: Kinh phí đào tạo tiếng dân tộc cho ĐN CBQLGD và GV tiểu học:
- Tổng số CB, GV tiểu học cần đào tạo: 1723 x 650.000đ/người = 1.119.950.000 đ
- Tổng số CB các phòng giáo dục: 100 x 650.000đ/người = 65.000.000đ
- Tổng kinh phí đào tạo tiếng dân tộc: 1.184.950.000đ ( một tỷ một trăm tám mươi tư triệu chín trăm năm mươi ngàn đồng)
● Phụ lục 2.2: Kinh phí thực hiện dạy 2 buổi / ngày (ước tính)
TT |
Loại hình |
Số lớp |
Số buổi /tuần |
Số tiết /buổi |
Số tuần /năm |
Số tiền /tiết |
Tổng cộng |
1 |
Mầm non |
300 |
3 |
3 |
32 |
10.000đ |
864.000.000đ |
2 |
Tiểu học |
1100 |
4 |
3 |
15.000đ |
6.336.000.000đ |
|
3 |
THCS |
600 |
4 |
3 |
20.000đ |
4.608.000.000đ |
|
4 |
THPT |
26 |
4 |
3 |
25.000đ |
249.600.000đ |
|
5 |
PT DTNT ( THCS + THPT) |
130 lớp x 9 tiết/tuần |
25.000đ |
936.000.000đ |
|||
Tổng cộng |
12.993.600.000đ |
Tổng cộng kinh phí dạy 2 buổi/ngày: 13.633.000.000 đồng/năm.
● Phụ lục 2.3: Kinh phí xây dựng cơ bản các trường phổ thông dân tộc bán trú
- Giai đoạn 2008-2010:
+ Nhà ở học sinh: 100 HS x 4m2 x 1.500.000 đ/m2 = 600 triệu đồng
+ Nhà ăn và nhà bếp: 100HS x 0,5 m2 x 1.500.000 đ/m2 = 75 triệu đồng + Hạ tầng cơ sở khác = 50 triệu đồng
Cộng = 725 triệu đồng/ 1 trường.
Tổng kinh phí: 725 triệu đồng x 10 trường = 7.250 triệu đồng
- Giai đoạn 2011-2015:
+ Nhà ở học sinh: 100 HS x 4m2 x 1.500.000 đ/m2 = 600 triệu đồng
+ Nhà ăn và nhà bếp: 100HS x 0,5 m2 x 1.500.000 đ/m2 = 75 triệu đồng + Hạ tầng cơ sở khác: = 50 triệu đồng
Cộng = 725 triệu đồng/ 1 trường.
Tổng kinh phí: 725 triệu đồng x 35 trường = 25.375 triệu đồng
Tổng cộng: 7.250 triệu + 25.375 triệu = 32.625 triệu đồng
● Phục lục 2.4: Kinh phí chi người phục vụ và trang thiết bị tổ chức bán trú mỗi năm học: 10 triệu x 9 tháng x 50 trường = 4.500 triệu đồng.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây