Quyết định 524/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, định hướng đến năm 2035
Quyết định 524/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, định hướng đến năm 2035
Số hiệu: | 524/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Bình | Người ký: | Nguyễn Cao Sơn |
Ngày ban hành: | 20/07/2023 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 524/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Bình |
Người ký: | Nguyễn Cao Sơn |
Ngày ban hành: | 20/07/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 524/QĐ-UBND |
Ninh Bình, ngày 20 tháng 7 năm 2023 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CƠ CẤU LẠI NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 17/11/2022, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23 tháng 11 năm 2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết số 14/NQ - CP ngày 08 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30- NQ/TW ngày 23 tháng 11 năm 2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 28/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 11/10/2021 của Ban Thường vụ tỉnh ủy Ninh Bình về phát triển và quản lý khu công nghiệp cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết 105/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 tỉnh Ninh Bình;
Căn cứ Nghị quyết số 07-NQ/BCSĐ ngày 13/2/2017 của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp điện tử trở thành ngành kinh tế chủ lực;
Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 1342/TTr - SCT ngày 18/7/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
a) Việc cơ cấu lại ngành công nghiệp của tỉnh Ninh Bình phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tỉnh; được đặt trong tổng thể kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng của tỉnh Ninh Bình.
b) Cơ cấu lại ngành công nghiệp nhằm phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chủ động tích cực hội nhập quốc tế, phát triển nhanh và bền vững. Đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển du lịch. Gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển đô thị hóa, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của tỉnh theo hướng hiện đại.
c) Cơ cấu lại ngành công nghiệp nhằm tạo bước đột phá về phát triển công nghiệp trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của tỉnh theo hướng hiện đại, có giá trị tăng thêm công nghiệp cao, đóng góp lớn vào ngân sách tỉnh, nâng cao hàm lượng kỹ thuật, công nghệ, tính chuyên môn hóa, chuyển đổi số và tận dụng thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
d) Cơ cấu lại ngành công nghiệp tập trung thu hút các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế phát thải carbon thấp và gắn với phát triển du lịch.
đ) Phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên cơ sở tập trung nguồn lực để phát triển một số ngành/lĩnh vực, công nghiệp hỗ trợ có tiềm năng dư địa phát triển với quy mô lớn có khả năng tham gia sâu vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng và phân bố không gian ngành phát triển một cách hài hòa và hiệu quả.
2.1. Mục tiêu tổng quát
Tận dụng có hiệu quả các cơ hội của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp. Phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu, trong đó phát triển công nghiệp theo chiều sâu là chủ đạo. Phát triển công nghiệp là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và đi đôi với bảo vệ môi trường. Cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh tập trung cơ cấu lại nội ngành chế biến chế tạo theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, công nghiệp điện tử, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp cho công nghiệp
sản xuất, lắp ráp ô tô, công nghiệp điện tử, công nghệ cao; công nghiệp chế biến phục vụ sản xuất nông nghiệp; duy trì ổn định sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ lực truyền thống gắn với bảo vệ môi trường; Phát triển một số ngành công nghiệp sử dụng hợp lý lao động mà tỉnh đang có lợi thế và điều kiện phát triển. Tăng cường huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của nền kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp (giá so sánh 2010) đạt mục tiêu Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII đề ra (bình quân giai đoạn 2020-2025 đạt 13,4%/năm). Đến năm 2030 phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, thân thiện môi trường và phát triển bền vững; đến năm 2035, trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại.
2.2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2021-2025
- Đến năm 2025 tỷ trọng công nghiệp chiếm trên 37,0% trong cơ cấu GRDP của tỉnh. Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong công nghiệp chế biến chế tạo đạt từ 15%-20%.
- Chuyển dịch cơ cấu trong giá trị sản xuất công nghiệp ngành khai khoáng chiếm khoảng 0,5%; ngành chế biến chế tạo chiếm khoảng 98,4%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt chiếm khoảng 0,9% và ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải chiếm 0,2% trong cơ cấu của toàn ngành công nghiệp.
- Phấn đấu cơ cấu ngành cơ khí chế tạo chiếm khoảng 41,2%; cơ cấu ngành sản xuất thiết bị điện, điện tử và tin học chiếm khoảng 29,5% trong cơ cấu của toàn ngành công nghiệp. Phát triển công nghiệp hỗ trợ từng bước tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu và đóng góp cho ngân sách tỉnh.
- Về phát triển công nghiệp giai đoạn 2021-2025: tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá 2010) đạt 12,0%/năm. Tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt khoảng 13,4%/năm.
- Lấp đầy 100% diện tích của 05 KCN đã xây dựng và đang hoạt động. Hoàn thiện đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đối với khu công nghiệp Tam Điệp II (giai đoạn 1- diện tích 126.37ha), KCN Gián Khẩu II (giai đoạn 1- diện tích 51.38ha) và KCN Phú Long (diện tích 485ha). Mở rộng diện tích KCN Gián Khẩu (diện tích 33,12ha).
- Phát triển đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và đưa vào hoạt động và thu hút lấp đầy 100% diện tích của các cụm công nghiệp đã được thành lập trước năm 2021. Mở rộng 06 CCN đã có trong quy hoạch giai đoạn 2021-2025; gồm các CCN CCN Khánh Thượng (diện tích mở rộng 21,25ha), CCN Đồng hướng (diện tích mở rộng 37,41ha), CCN Gia Lập (diện tích mở rộng 25ha), CCN Gia Phú (diện tích mở rộng 25ha), CCN Văn Phong (diện tích mở rộng 25ha), CCN Khánh Hải II (diện tích mở rộng 30ha); đồng thời thành lập mới 08 CCN trên địa bàn các huyện, thành phố (gồm các CCN: CCN Khánh Hải 1 (diện tích 36,31ha), CCN Khánh Lợi (diện tích 63ha), CCN Khánh Lợi II (diện tích 55ha), CCN Trung Sơn (45ha), CCN Ninh Vân (diện tích 75ha), CCN Gia phú - Liên Sơn (diện tích 40ha), CCN Yên Lâm (diện tích 50ha), CCN Chất Bình (diện tích 75ha).
- Đảm bảo 100% các khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới có hệ thống xử lý nước thải đồng bộ, tập trung và đảm bảo hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường theo quy định; 100% dự án đầu tư đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
- Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề được duy trì và phát triển, nâng cao về chất lượng, hiệu quả, tạo thêm việc làm, thu nhập cho người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao.
b) Giai đoạn 2026-2030
- Đến năm 2030 tỷ trọng công nghiệp chiếm trên 39,0% trong cơ cấu GRDP của tỉnh. Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong công nghiệp chế biến chế tạo đạt từ 20-25%.
- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ngành khai khoáng chiếm khoảng 0,4%; ngành chế biến chế tạo chiếm khoảng 98,6%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt chiếm khoảng 0,8% và ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải chiếm 0,2% trong cơ cấu của toàn ngành công nghiệp.
- Phấn đấu cơ cấu ngành cơ khí chế tạo chiếm khoảng 41,5%; cơ cấu ngành sản xuất thiết bị điện, điện tử và tin học chiếm khoảng 32,0% trong cơ cấu của toàng ngành công nghiệp. Công nghiệp hỗ trợ phát triển mạnh, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu và đóng góp lớn cho ngân sách tỉnh.
- Về phát triển công nghiệp giai đoạn 2026-2030: tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá 2010) đạt 12,0%/năm. Tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt khoảng 11,6%/năm.
- Thu hút lấy đầy 100% diện tích các khu công nghiệp đã hoàn thiện hạ tầng. Tiếp tục mở rộng và đầu tư xây dựng hạ tầng giai đoạn 2 KCN Tam Điệp II; đồng thời đầu tư xây dựng mới hạ tầng kỹ thuật đối với KCN Kim Sơn (giai đoạn 1).
- Tiếp tục đầu tư đồng bộ hạ tầng, phấn đấu lấp đầy các CCN đã được thành lập giai đoạn 2021-2025; đầu tư mở rộng cụm công nghiệp Khánh Hải I. Đảm bảo 100% cụm công nghiệp đi vào hoạt động có hệ thống xử lý chất thải đồng bộ, tập trung theo đúng quy định của Luật bảo vệ môi trường.
- Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề được phát triển, sản phẩm công nghiệp đáp ứng được thị trường trong nước, xuất khẩu và phục vụ du lịch của tỉnh.
c) Định hướng đến năm 2035
Đến năm 2035 tỷ trọng công nghiệp chiếm khoảng trên 43,0% trong cơ cấu GRDP của tỉnh. Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong công nghiệp chế biến chế tạo trên 25%.
Tiếp tục hoàn thành đầu tư hạ tầng đồng bộ, đưa vào khai thác và phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp đã được thành lập trong giai đoạn 2025-2030; rà soát, bổ sung, đầu tư mới hoặc mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã có trong Quy hoạch tỉnh. Đến năm 2035 công nghiệp phát triển hiện đại thuộc nhóm phát triển mạnh của cả nước.
3. Định hướng cơ cấu lại ngành công nghiệp
Cơ cấu lại ngành công nghiệp trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2020 chỉ ra những bất cập trong phát triển các ngành/lĩnh vực công nghiệp, cùng với quan điểm, định hướng cơ cấu lại nội bộ ngành công nghiệp theo hướng tập trung phát triển các ngành/lĩnh vực công nghiệp có tiềm năng và dư địa được ưu tiên phát triển.
Lựa chọn các ngành/lĩnh vực có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của tỉnh theo hướng hiện đại, trên cơ sở hàm lượng kỹ thuật, công nghệ, tính chuyên môn hóa cao và ứng dụng những thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Trên cơ sở phân tích hiện trạng và đánh giá tiềm năng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp đến năm 2030, định hướng đến năm 2035. Đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp tập trung vào theo 03 trụ cột chính như sau: (1) Phát triển các ngành/lĩnh vực công nghiệp chủ lực; (2) Phát triển công nghiệp hỗ trợ; (3) Phân bố lại không gian phát triển công nghiệp, như sau:
(1) Phát triển các ngành/lĩnh vực công nghiệp chủ lực: Tập chung phát triển các ngành/lĩnh vực:
+ Ngành cơ khí, chế tạo (phát triển sản xuất, lắp ráp ô tô; cơ khí chế tạo, máy móc thiết bị phục vụ các ngành kinh tế);
+ Ngành thiết bị điện, điện tử, tin học (phát triển sản xuất điện tử, điện gia dụng và sản xuất các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao).
(2) Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ các nhóm ngành:
+ Phát triển nhóm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, chế tạo (bao gồm: sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô, gia công cơ khí, phụ tùng cho máy móc thiết bị, ...).
+ Phát triển nhóm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành thiết bị điện, điện tử, tin học (bao gồm nhóm sản phẩm: linh kiện điện tử, thiết bị điện, sản phẩm công nghệ cao, ...).
+ Phát triển nhóm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành ngành chế biến nông lâm thuỷ sản, thực phẩm và đồ uống; dệt may và da giầy (bao gồm nhóm sản phẩm: bao bì, vỏ lon/hộp, khóa, chỉ may, chỉ khâu, bông tấm, dệt, mex dệt, mex không dệt, đế giầy, mũ giầy, ...).
(3) Phân bố lại không gian phát triển công nghiệp: Phát triển không gian công nghiệp theo hướng tập trung vào các khu vực tập trung công nghiệp có thuận lợi về hạ tầng giao thông, logictics và lưu thông hàng hóa và bảo đảm hài hòa với phát triển du lịch.
Duy trì, phát triển hợp lý các ngành công nghiệp:
+ Ngành chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, đồ uống
+ Ngành công nghiệp dệt may, da giầy
+ Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
+ Ngành công nghiệp hóa chất
Từng bước điều chỉnh mô hình tăng trưởng công nghiệp từ chủ yếu dựa trên số lượng sang dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả; đẩy mạnh phát triển các ngành và sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn; gắn kết sản xuất với phát triển dịch vụ công nghiệp.
Cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, tăng khả năng kết nối, tiếp cận dữ liệu thông tin, thị trường để tăng cơ hội kinh doanh; gắn kết phát triển doanh nghiệp về số lượng và chất lượng, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.
Phát triển công nghiệp trên cơ sở huy động hiệu quả nhất mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế; đẩy mạnh phát triển có chất lượng các ngành, sản phẩm công nghiệp nền tảng, công nghiệp chế biến chế tạo chủ lực, chiến lược có lợi thế; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp cao như công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông, công nghiệp điện tử ở trình độ tiên tiến của thế giới, đáp ứng yêu cầu của Cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ tư; ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số và sản xuất thông minh vào các khâu tạo giá trị gia tăng cao gắn với các quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa của doanh nghiệp.
Thu hút đầu tư có chọn lọc đảm bảo các dự án đầu tư có công nghệ hiện đại, công nghệ số gắn với đổi mới sáng tạo theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế phát thải carbon thấp phù hợp với điều kiện phát triển của tỉnh trong tương lai và gắn phát triển công nghiệp với phát triển bền vững; không chấp thuận những dự án có công nghệ lạc hậu, sử dụng tài nguyên và năng lượng không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường, và giá trị gia tăng thấp.
Phát triển và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghiệp, đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý doanh nghiệp công nghiệp; chú trọng đào tạo các ngành nghề: điện, điện tử, tin học, cơ khí, tự động hóa, các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật cao; gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các trường, các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh.
4. Mô hình cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, định hướng đến năm 2035
4.1. Cơ cấu lại ngành công nghiệp theo không gian phát triển
Không gian phát triển công nghiệp là khu vực tập trung các cơ sở sản xuất, gắn với vị trí địa lý, hạ tầng và điều kiện phát triển kinh tế- xã hội. Một không gian tốt sẽ hội tụ đủ các điều kiện thuận lợi về địa lý và kết nối hạ tầng xã hội như nguồn nhân lực, giao thông, logisitcs, liên kết sản xuất và thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Phân bố không gian phát triển công nghiệp hợp lý, hội tụ đủ các yếu tố ở trên sẽ giúp cho ngành công nghiệp phát triển hiệu quả, tránh tình trạng tập trung công nghiệp mật độ cao để tận dụng nguồn lực tại chỗ, khai thác hợp lý các lợi thế vị trí địa lý và hạ tầng, đồng thời đảm bảo an toàn công nghiệp, đô thị hoá và vấn đề môi trường. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh thì việc xây dựng, phân bố không gian công nghiệp trở thành vấn đề có tính cấp thiết nhằm khai thác và phát huy hết tiềm năng phát triển.
(1) Khu vực công nghiệp thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư: Trong giai đoạn 2021-2030, doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất. Thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư hạn chế dần diện tích đất quy hoạch phát triển cụm công nghiệp. Đồng thời di dời 04 cơ sở sản xuất (02 trạm trộn bê tông, cơ sở sản xuất giấy bìa và cơ sở sản xuất cơ khí) ô nhiễm môi trường ra khỏi trung tâm thành phố Ninh Bình. Thu hút đầu tư các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, diện tích đất sử dụng ít và giá trị gia tăng cao. Gồm các ngành/lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất, lắp ráp ô tô, sản phẩm điện tử, thiết bị điện, … và khai thác hiệu quả các ngành công nghiệp hiện đang hoạt động sản xuất trên địa bàn, như: Vật liệu xây dựng, sản phẩm may mặc, giầy dép… Tiếp tục khuyến khích bảo tồn, phát triển các sản phẩm TTCN, làng nghề truyền thống phục vụ xuất khẩu và gắn với du lịch như sản phẩm thêu ren Ninh Hải (huyện Hoa Lư), đồ gỗ mỹ nghệ Ninh Phong (TP. Ninh Bình), đá mỹ nghệ Ninh Vân (huyện Hoa Lư).
(2) Khu vực công nghiệp thành phố Tam Điệp và 02 huyện Nho Quan, Gia Viễn: Mở rộng và đầu tư phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp để thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch với định hướng thu hút đầu tư chủ yếu các dự án sản xuất, chế biến nông sản thực phẩm; công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho sản xuất, lắp ráp ô tô, điện tử, chế biến nông sản thực phẩm sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường; chế biến lâm sản, sản xuất VLXD sử dụng công nghệ hiện đại. Ưu tiên thu hút các dự án vào các khu công nghiệp Tam Điệp II, Gián Khẩu, Gián Khẩu II, Phú Long và Xích Thổ. Các cụm công nghiệp Gia Lập, Gia Phú, Văn Phong, Trung Sơn và Gia Phú - Liên Sơn.
(3) Khu vực các huyện Yên Khánh, Kim Sơn và Yên Mô: Định hướng thu hút tập trung thu hút đầu tư các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản; chế biến thực phẩm; công nghiệp hỗ trợ cho ô tô, điện tử; hóa chất; cơ khí chế tạo, cơ khí phục vụ nông nghiệp; thiết bị y tế; sản xuất hàng tiêu dùng; chế biến thuỷ, hải sản; cơ khí đóng tàu, cầu cảng, kho bãi… vào các khu công nghiệp Yên Bình, Kim Sơn và các cụm công nghiệp Ninh Vân, Yên Lâm, Khánh Thượng, Khánh Hải, Khánh Lợi, Khánh Lợi II, Đồng Hướng và Chất Bình.
Để phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới ưu tiên phát triển và mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo hướng trục Đông – Tây, khu vực Nho Quan - Tam Điệp.
4.2. Cơ cấu lại theo ngành/lĩnh vực
4.2.1. Ngành cơ khí chế tạo
Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ như đúc, dập, khuôn mẫu; sản xuất dây và thiết bị dây dẫn; sản xuất máy móc, lắp ráp động cơ, sản xuất các linh kiện, thiết bị, khí cụ điện… thiết bị chuyên dùng cho các ngành kinh tế; sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho ô tô, xe máy.
Từng bước chuyển dịch cơ cấu sản phẩm từ thép xây dựng sang thép chế tạo, thép đặc biệt phục vụ ngành chế tạo máy và công nghiệp quốc phòng; phát triển sản xuất một số sản phẩm có lợi thế cạnh tranh để phục vụ xuất khẩu.
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất sản phẩm từ phát triển số lượng sang nâng cao chất lượng sản phẩm, phấn đấu đạt tiêu chuẩn quốc tế.
a) Giai đoạn 2021-2025:
- Đối với sản xuất ô tô: Phát huy tối đa công suất nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô công suất 80.000 xe/năm và Nhà máy sản xuất và lắp ráp xe ô tô khách, xe ô tô buýt, xe ô tô du lịch, xe ô tô tải đến 80 tấn và các loại xe chuyên dùng công suất 13.000xe/năm; đưa giai đoạn 2 dự án nhà máy HTMV số 2 công suất 100.000 xe/năm của Hyundai Thành Công vào hoạt động. Từng bước phát triển loại hình xe ô tô điện. Đến năm 2025: Sản lượng ô tô các loại đạt 113.600 xe các loại (trong đó xe ô tô điện đạt 5.000 chiếc).
- Thu hút các dự án công nghiệp hỗ trợ: sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho ô tô, xe máy, sản xuất động cơ và chi tiết động cơ ô tô, sản xuất khung-thân vỏ-cửa xe. Sản xuất dây điện, cụm điện, linh kiện nhựa, cao su cho ô tô.
- Ứng dụng, chuyển giao công nghệ chế tạo và sử dụng rô bốt công nghiệp trong sản xuất ngành cơ khí, đặc biệt là ngành sản xuất, lắp ráp ô tô; đầu tư các dây chuyền sản xuất tự động; chế tạo, sản xuất các máy móc chuyên dụng, các máy điều khiển tự động CNC phục vụ các ngành kinh tế khác như xây dựng, giao thông, nông nghiệp.
- Duy trì phát triển, đầu tư mở rộng, hiện đại hóa các doanh nghiệp đầu đàn của ngành cơ khí, các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh.
- Chuyển dịch cơ cấu từ phát triển số lượng sang chất lượng sản phẩm, đạt tiêu chuẩn quốc tế; chuyển từ quy mô nhỏ, phân tán sang quy mô trung bình và lớn, có trình độ công nghệ tiên tiến, có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường.
b) Giai đoạn 2026-2030:
- Phát huy tối đa dự án sản xuất, lắp ráp ô tô của Tập đoàn Thành Công công suất trên 193.000 xe/năm. Thu hút đầu tư các hệ thống robot, dây chuyền máy móc, thiết bị đồng bộ, hiện đại để nâng công suất nhà máy, phục vụ sản xuất các dòng xe ô tô mới (trong đó có các dòng xe ô tô điện). Đến năm 2030: Sản lượng ô tô các loại đạt 205.000 xe (trong đó xe ô tô điện đạt 20.000 chiếc).
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí phục vụ cho ngành ô tô, điện tử, điện gia dụng và cho các ngành khác. Sản xuất chi tiết, linh kiện chính xác chất lượng cao, định hướng hỗ trợ cho sản xuất cho các dòng xe ô tô cao cấp.
- Phát triển sản xuất một số sản phẩm có lợi thế so sánh để phục vụ xuất khẩu như: thép ống, thép hình các loại, gang đúc, các loại phụ tùng, linh kiện đúc,...
- Chế tạo sản phẩm cơ khí chính xác cao; Chế tạo các sản phẩm kết cấu thép, hàng phi tiêu chuẩn, sản xuất máy và động cơ nông nghiệp; động cơ, máy biến áp điện, khí cụ và dây điện cao áp, hạ áp; thiết bị nâng tải trọng lớn.
- Đầu tư một số dự án sản xuất, cơ khí chế tạo, đóng tàu tại khu công nghiệp Kim Sơn.
- Đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng lĩnh vực sản xuất, tiếp tục thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm linh kiện phụ tùng, thiết bị ngành ô tô. Hình thành hệ thống doanh nghiệp địa phương có khả năng cung ứng cho doanh nghiệp lắp ráp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI.
c) Định hướng đến năm 2035
Đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng lĩnh vực sản xuất, tiếp tục thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm linh kiện phụ tùng, thiết bị ngành ô tô (đặc biệt là xe điện). Tập trung phát triển năng lực thiết kế, chế tạo linh kiện, cụm linh kiện dòng xe cao cấp, phức tạp hướng tới thị trường xuất khẩu.
- Tiếp tục nghiên cứu đầu tư một số dự án công nghệ cao, hiện đại để sản xuất các thiết bị đáp ứng yêu cầu sản xuất xanh, sạch, tiêu tốn ít vật tư, năng lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng vật liệu nhẹ; sản xuất các thiết bị gia dụng chất lượng cao bằng vật liệu mới; chế tạo các thiết bị đo kiểm, thiết bị y tế. Hình thành các cụm công nghiệp công nghệ cao để thu hút các ngành công nghiệp công nghệ mới.
4.2.2 Ngành sản xuất thiết bị điện, điện tử, tin học
Với ngành thiết bị điện, điện tử, công nghệ thông tin định hướng phát triển một số khâu đột phá để tập trung đầu tư sản xuất, ưu tiên thu hút các công nghệ hiện đại, sản xuất một số linh phụ kiện nhằm đẩy mạnh hơn nữa trong chuyển dịch cơ cấu, đóng góp lớn hơn vào giá trị tăng thêm của ngành.
a) Giai đoạn 2021-2025:
Tiếp tục phát triển, mở rộng các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện, điện tử hiện có để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trong đó phát huy tối đa công suất dự án nhà máy sản xuất camera modul và linh kiện điện tử của Công ty TNHH Mcnex Vina tại KCN Phúc Sơn và các dự án điện tử hiện có trên địa bàn.
Đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động các dự án đã được chấp thuận đầu tư. Trong đó tập trung vào Dự án nhà máy MS Electronics Việt Nam; Sản xuất linh kiện điện tử (cable assy) phục vụ ngành công nghiệp điện tử tại CCN Khánh Thượng; nhà máy King Star Ninh Bình của Công ty TNHH King Star tại CCN Gia Phú; ...
Ưu tiên thu hút mới các dự án sản xuất các sản phẩm: thiết bị điện tử, điện lạnh, công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn nhằm nâng cao giá trị sản xuất và tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
b) Giai đoạn 2026-2030:
- Tiếp tục thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm điện tử, điều hòa, máy giặt; sản xuất, lắp ráp bảng vi mạch điện tử, bo mạch điện tử, phụ tùng, linh kiện điện tử; sản xuất quạt điện công nghiệp, dân dụng; sản xuất cáp điện… nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia xuất khẩu;
- Thu hút các dự án công nghệ cao, dự án sản xuất các sản phẩm điện tử ưu tiên phát triển quy định tại Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 13/2017/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014.
- Phát triển một số chương trình phần mềm ứng dụng, phần mềm giải pháp và phần mềm thiết kế.
c) Định hướng đến 2035
Phát triển ngành thiết bị điện, điện tử và tin học trở thành ngành công nghiệp chủ lực và tạo cơ sở hỗ trợ cho các ngành khác phát triển. Liên kết sản xuất các doanh nghiệp trong tỉnh với các doanh nghiệp FDI để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng. Ưu tiên ứng dụng công nghệ vào quản lý sản xuất và quản lý tổng thể doanh nghiệp điện tử nhằm tối ưu hóa quy trình.
Ưu tiên phát triển các sản phẩm trong lĩnh vực như thiết bị tự động hóa, máy tính, điện thoại, phát triển phần mềm, nội dung số, dịch vụ công nghệ thông tin và điện tử y tế.
4.2.3. Ngành công nghiệp hỗ trợ
Cơ cấu lại ngành công nghiệp đến năm 2030, định hướng đến năm 2035 là lựa chọn và phát triển một số lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế trong việc thu hút đầu tư vào sản xuất CNHT, cung cấp linh phụ kiện các loại cho đa dạng các lĩnh vực công nghiệp khác nhau, cụ thể như sau:
- Phát triển các ngành CNHT phù hợp với tiềm năng và lợi thế của Ninh Bình trong liên kết cụm ngành phục vụ cho sản xuất trong nước và xuất khẩu như: Các chi tiết khung, gầm, thân vỏ, cửa xe, các chi tiết dạng tấm, hệ thống treo, hệ thống truyền lực, hệ thống làm mát, chi tiết động cơ, động cơ điện, bu lông, ốc vít, ổ bi, bánh răng cụm linh kiện và các mạch điện tử sử dụng trong công nghiệp ô tô, các loại chi tiết nhựa chất lượng cao, các bộ phận bằng cao su.
- Công nghiệp hỗ trợ thiết bị điện, điện tử, tin học: Cảm biến thông minh các loại linh kiện thiết bị điện tử, bộ vi mạch điện tử, chip điện tử, IC, bo mạch điều khiển, linh kiện điện tử, quang điện tử, linh kiện thạch anh, vi mạch điện tử, các loại chíp điện tử, cụm linh kiện, thiết bị lưu trữ dung lượng lớn, bộ nhớ, thẻ nhớ; Linh kiện, thiết bị cho thiết bị điện gia dụng: các chi tiết kim loại dạng tấm, vỏ máy giặt, tủ lạnh, linh kiện, phụ tùng điện-điện tử sử dụng trong thiết bị điện tử gia dụng, cụm linh kiện thiết bị điện, điện tử cho các thiết bị điện tử gia dụng.
- Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao: Các loại khuôn mẫu (Khuôn mẫu có độ chính xác cao, khuôn đúc nhựa có độ chính xác cao); các loại chi tiết cơ khí tiêu chuẩn chất lượng cao (Các loại đai ốc, bu lông, ốc vít có độ chính xác cao dùng cho các thiết bị điện tử, cơ điện tử, điện tử y tế, rô bốt công nghiệp); các loại chi tiết nhựa chất lượng cao (các bộ truyền động chính xác, các chi tiết có độ bền và tuổi thọ cao, chịu nhiệt và chịu mài mòn bằng nhựa)...
- Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo: Khuôn mẫu, đồ gá (Khuôn dập, khuôn đúc, đồ gá gia công, đồ gá kiểm tra); linh kiện và phụ tùng máy gia công cơ khí, máy hàn; linh kiện và phụ tùng máy động lực, máy nông nghiệp, đóng tàu; linh kiện và phụ tùng máy, thiết bị chế biến nông lâm thủy sản; các chi tiết máy (Bu lông cường độ cao, ốc vít cường độ cao, ổ bi, bạc lót, bánh răng, van, khớp các loại, vỏ máy, chi tiết đột dập); thép chế tạo, ...
- Phụ kiện cho ngành may, da giầy: sợi, khóa, chỉ may, chỉ khâu, đế giầy, mũ giầy... và sản xuất bao bì.
4.3. Duy trì, phát triển hợp lý các ngành công nghiệp
4.3.1. Ngành công nghiệp dệt may, da giầy
Đối với ngành dệt may - da giầy trong giai đoạn tới không thu hút dự án sản xuất may mặc và giầy dép thông thường, tập trung cho phát triển một số lĩnh vực sau:
a) Giai đoạn 2021-2025:
Tiếp tục đầu tư nâng cấp công nghệ hiện đại vào các dự án hiện có trên địa bàn tỉnh theo hướng chuyên môn hóa cao, tập trung vào các khâu có giá trị gia tăng cao dựa trên quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa nhằm tạo bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm.
Nhanh chóng hình thành mạng liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp và phát triển chuỗi giá trị của ngành; hình thành các liên minh và các tổ chức hợp tác giữa các công ty dọc theo chuỗi cung ứng từ nguyên liệu đến phân phối sản phẩm may mặc, da giầy.
Tiếp tục thu hút đầu tư sản xuất phụ liệu (như cúc nhựa, khoá kéo, nhãn dệt, băng chun, cúc dập kim loại, băng gai, dây kéo, bao bì, đế giày, mũ giầy,...) phục vụ ngành dệt may - da giầy.
b) Giai đoạn 2026-2030:
- Phát triển các khâu thiết kế mẫu, mốt, hiện đại hóa máy móc thiết bị sản xuất, xây dựng thương hiệu nhằm đa dạng hóa và nâng cao đẳng cấp mặt hàng may mặc, giày dép, phát triển các mặt hàng có giá trị gia tăng cao; giảm dần gia công, nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong dịch chuyển phương thức sản xuất kinh doanh tiến tới sản xuất sản phẩm với thương hiệu riêng (OBM);
- Thu hút các cơ sở sản xuất phụ liệu ngành may như chỉ may, khóa kéo, cúc nhựa, bao bì, keo dán, các loại băng (băng dệt, băng chun, băng gai), nhãn mác,... phục vụ cho phát triển ngành dệt may - da giầy.
c) Định hướng đến năm 2035:
Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm, phát triển các hình thức sản xuất để đem lại giá trị gia tăng cao, đầu tư đổi mới và hiện đại hóa máy móc thiết bị trong sản xuất, hướng đến sử dụng ít lao động, thân thiện mới môi trường.
Tiếp tục nghiên cứu thiết kế, phát triển các loại quần áo thời trang, giầy cao cấp phục vụ các thị trường đòi hỏi chất lượng cao.
4.3.2. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
Tiếp tục duy trì và phát huy năng lực sản xuất xi măng của các nhà máy hiện có trên địa bàn. Áp dụng triệt để các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các nhà máy xi măng theo quy định.
Từng bước hạn chế, tiến tới dừng các hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng không hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Giảm dần tỷ trọng sản lượng gạch nung phù hợp với tăng dần gạch không nung một cách hợp lý, theo đúng lộ trình.
a) Giai đoạn 2021-2025:
Đầu tư sản xuất vật liệu mới, công nghệ cao thân thiện với môi trường (như bê tông khí; gạch siêu nhẹ, siêu chống nóng, vật liệu cách điện) vào khu công nghiệp Phú Long; cụm công nghiệp Khánh Hải II.
b) Giai đoạn 2026-2030:
- Tập trung đổi mới, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất vật liệu xây dựng; tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính; gắn sản xuất vật liệu xây dựng với tái chế, tái sử dụng các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, xử lý rác thải và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh sản xuất các chủng loại vật liệu xây dựng có giá trị kinh tế cao; nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm vật liệu xây dựng trên thị trường trong nước và quốc tế. Đến năm 2030, các dự án sản xuất gạch nung tự chuyển đổi sang sản xuất vật liệu xây không nung khi hết vùng nguyên liệu được cấp.
- Thu hút dự án sản xuất các sản phẩm chất lượng cao như tấm nhôm - composite, vải địa kỹ thuật, vật liệu nhựa U-PVC, vật liệu cách nhiệt, tấm thạch cao.
c) Định hướng đến năm 2035:
Đẩy mạnh việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, sử dụng phế thải làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế, giảm tiêu hao năng lượng, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng.
Đối với các dự án xi măng nằm giáp khu vực Quần thể danh thắng Tràng An sau khi hết thời gian hoạt động của dự án sẽ thu hồi và chuyển đổi sang chức năng khác.
4.3.3. Ngành công nghiệp hóa chất
Đối với ngành trong giai đoạn đến năm 2030, tập trung phát triển sản xuất các lĩnh vực theo hướng lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm và sản xuất chi tiết nhựa công nghệ cao:
a) Giai đoạn 2021-2025:
Phát triển ngành hoá chất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư hướng vào các lĩnh vực như hóa dược, dược liệu, hoá mỹ phẩm. Tập trung đầu tư hoàn thiện và đi vào hoạt động dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP-WHO và GMP-EU của Công ty cổ phần Dược phẩm Ninh Bình tại phương Nam Thành, thành phố Ninh Bình.
Thu hút các dự án mới sản xuất dược phẩm; mỹ phẩm chất lượng cao đồng phát triển các nhà máy hóa dược nhằm sản xuất và cung cấp nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp dược bào chế thuốc vào cụm công nghiệp Khánh Thượng và Khánh Lợi.
b) Giai đoạn 2026-2030:
- Xem xét mở rộng một số dự án trên cơ sở áp dụng công nghệ mới, đảm bảo yêu cầu cao hơn về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
- Mời gọi đầu tư sản xuất các sản phẩm dược phẩm; mỹ phẩm chất lượng cao; các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao phục vụ công nghiệp sản xuất ô tô, điện tử, điện lạnh, ti vi, máy tính, điện thoại, đồ chơi cao cấp...
c) Định hướng đến 2035:
Phát triển dự án trên cơ sở áp dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại, đảm bảo đáp ứng yêu cầu cao về hiệu quả kinh tế, xã hội và phát triển bền vững gắn bảo vệ môi trường.
4.3.4. Ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, đồ uống
Đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ, xuất khẩu theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm: Rau, quả, chế biến thủy sản, phát triển ngành công nghiệp chế biến (đặc biệt là chế biến sâu phục vụ xuất khẩu) và bảo quản quy mô phù hợp để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp. Phát triển sản xuất gắn với chuyển đổi số, kinh tế số nhằm kết nối giữa sản xuất, chế biến và thị trường. Chuyển đổi số trong nông nghiệp trên cơ sở tận dụng được thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với phát triển thương mại điện tử, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh và kết nối với chuỗi cung ứng sản phẩm quốc gia và toàn cầu.
Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đồng thời tăng nhanh sản lượng xuất khẩu. Mở rộng quy mô sản xuất những sản phẩm có thương hiệu, có uy tín phục vụ nhu cầu ngày càng tăng cao của người dân.
a) Giai đoạn 2021-2025:
- Tiếp tục duy trì sản xuất, đầu tư mở rộng quy mô và hiện đại hóa công nghệ trong sản xuất những sản phẩm thế mạnh của địa phương, có thương hiệu, có uy tín phục vụ xuất khẩu và nhu cầu ngày càng tăng cao của dân. Trong đó ổn định và phát huy tối đa công suất hoạt động của các nhà máy sản xuất, chế biến rau quả hiện có trên địa bàn tỉnh như Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (thành phố Tam Điệp), công ty cổ phần chế biến nông sản Việt Xanh (huyện Yên Khánh), Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu…
- Đưa vào hoạt động dự án nhà máy tái chế giấy phế liệu HKB (sản xuất giấy, bột giấy từ giấy tái chế) tại CCN Văn Phong; đầu tư sản xuất gỗ ván dán cho sàn xe khách, xe container và xe tải tại CCN Gia Phú; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại CCN Đồng Hướng… Nghiên cứu, di chuyển cơ sở sản xuất của Công ty TNHH giấy Tiến Dũng vào CCN Văn Phong, huyện Nho Quan.
- Thu hút các dự án sản xuất bánh, kẹo, chế biến thực phẩm, sản xuất nước giải khát chất lượng cao, sản xuất sữa dê công nghệ hiện đại phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu; các dự án công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất nông sản, thực phẩm (sản xuất hộp giấy, vỏ sắt,…).
b) Giai đoạn 2026-2030:
- Tiếp tục phát triển ngành chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống theo hướng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại. Tăng cường ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản và cơ giới hóa nông nghiệp.
- Tiếp tục triển khai các chương trình, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn; ứng dụng giải pháp công nghệ… hỗ trợ doanh nghiệp về mặt bằng sản xuất như rà soát, ưu tiên bố trí quỹ đất trong khu công nghiệp cho các dự án ngành chế biến lương thực-thực phẩm sử dụng công nghệ cao, đảm bảo các tiêu chí về môi trường…
- Thu hút đầu tư mới các dự án chế biến thuỷ hải sản, rau, quả, chế biến thực phẩm, sản xuất nước giải khát chất lượng cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu tại KCN Kim Sơn và CCN Trung Sơn.
c) Định hướng đến năm 2035
Tiếp tục phát huy lợi thế về tiềm năng, hiện đại hoá công nghệ các khâu chuỗi giá trị hàng nông lâm thủy sản để phát triển các vùng sản xuất tập trung từ nguyên liệu tới chế biến, chế biến sâu các sản phẩm ngành đạt chất lượng cao cấp, thương hiệu uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu vệ sinh thực phẩm, các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế.
4.3.5. Phát triển tiểu thủ công nghiệp (chế tác đá mỹ nghệ, chiếu cói, thêu …)
Thúc đẩy công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống, đặc sản địa phương… phát triển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, gắn với nguồn nguyên liệu; các hoạt động du lịch, dịch vụ và xây dựng nông thôn mới.
Tổ chức liên kết chuỗi giá trị, phát triển làng nghề gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Thiết kế những sản phẩm mới phù hợp với thị trường, nâng cao năng lực sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ cảnh quan, môi trường làng nghề.
Làng nghề truyền thống được đầu tư về hạ tầng, đáp ứng nhu cầu sản xuất, dịch vụ, phát triển sản xuất và bảo tồn văn hóa nghề. Hình thành khu vực quảng bá sản phẩm, phố làng nghề hoặc điểm thăm quan du lịch. Chú trọng gìn giữ môi trường điểm dân cư. Khi hoạt động sản xuất có quy mô lớn cần đưa ra bên ngoài điểm dân cư. Có sự gắn kết với các cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề.
Tiếp tục bảo tồn, phát triển các sản phẩm TTCN, làng nghề truyền thống phục vụ xuất khẩu và gắn với du lịch như sản phẩm thêu ren Ninh Hải (huyện Hoa Lư), đồ gỗ mỹ nghệ Ninh Phong (thành phố Ninh Bình), đá mỹ nghệ Ninh Vân (huyện Hoa Lư). Khuyến khích phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp kết hợp với dịch vụ du lịch.
5. Giải pháp cơ cấu lại và phát triển công nghiệp
- Rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung và xây dựng các cơ chế chính sách phát triển ngành công nghiệp theo Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 23/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 11/10/2021 của Tỉnh ủy Ninh Bình về phát triển và quản lý khu công nghiệp cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 tạo cơ sở khung pháp lý cho phát triển công nghiệp và cơ cấu lại ngành công nghiệp.
- Nghiên cứu, xây dựng chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, trong đó chú trọng thu hút các dự án thuộc ngành công nghiệp ưu tiên phát triển, công nghiệp hỗ trợ, dự án có quy mô lớn về đổi mới công nghệ, tạo nguồn thu lớn, bền vững cho ngân sách sử dụng đất hiệu quả và bảo vệ môi trường (công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, thiết bị điện, điện tử; công nghiệp hỗ trợ). Vận dụng tối đa cơ chế, chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao khả năng cạnh tranh trong sản xuất sản phẩm CNHT để từng bước tham gia vào chuỗi liên kết theo chiều dọc, tạo ra giá trị gia tăng từ khâu nguyên liệu, sản xuất, ... đến phân phối, tiêu thụ, bán hàng tới tay người tiêu dùng,... tạo ra mối liên kết ngành. Tăng cường công tác đào tạo, chuyển giao công nghệ,... để đáp ứng chất lượng sản phẩm cho nhà lắp ráp sản phẩm cuối cùng.
- Có chính sách, giải pháp thúc đẩy việc dịch chuyển các ngành công nghiệp, cơ sở sản xuất chủ yếu dựa vào tài nguyên, lao động, ảnh hưởng xấu đến môi trường, sản phẩm có giá trị gia tăng thấp lên các công đoạn có năng suất lao động, giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị hoặc chuyển sang các ngành công nghiệp có công nghệ cao, thân thiện môi trường. Khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường ứng dụng khoa học - kỹ thuật, đổi mới quy trình công nghệ, tăng quy mô vốn kinh doanh và tăng hiệu quả đầu tư.
- Thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, hợp tác xã chế biến nông sản, thực phẩm ứng dụng khoa học kỹ thuật, máy móc thiết bị tiên tiến nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đơn vị, doanh nghiệp. Hỗ trợ việc tổ chức các hoạt động tư vấn và một phần chi phí tư vấn về thiết kế sản phẩm, đổi mới công nghệ, mua hoặc cải tiến thiết bị, công nghệ.
- Thực hiện chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Hỗ trợ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sản phẩm.
- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính; đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thuận lợi cho các doanh nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện Chính phủ điện tử, tiến đến thực hiện kinh tế số và xã hội số. Triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 20/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Xây dựng Chính quyền điện tử, Chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
5.2. Đẩy mạnh phát triển các ngành, sản phẩm chủ lực
- Đối với ngành cơ khí chế tạo: Nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất và khuyến khích tiêu thụ sản phẩm cơ khí nội địa, chính sách hỗ trợ phát triển cơ khí theo hướng áp dụng công nghệ cao, ngành công nghiệp hỗ trợ.
- Đối với ngành công nghiệp điện tử: Tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động ổn định và mở rộng quy mô sản xuất. Tiếp cận các tập đoàn sản xuất sản phẩm điện tử lớn để tìm hiểu định hướng phát triển sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn, giới thiệu định hướng phát triển, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, mời gọi các tập đoàn về đầu tư tại tỉnh. Thu hút các doanh nghiệp trong nước để tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI, các tập đoàn đa quốc gia. Hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI để tiếp nhận công nghệ và tiêu chuẩn hoá sản phẩm.
- Đối với ngành công nghiệp dệt may, da giầy: Tiếp tục tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động ổn định. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận, mở rộng thị trường; xây dựng thương hiệu, mẫu mã, hướng tới mục tiêu xây dựng thương hiệu dệt may, da giầy của doanh nghiệp Ninh Bình. Bên cạnh đó, thu hút đầu tư các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may, da giầy.
5.3. Tăng cường huy động, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực
- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để thu hút các nguồn lực của doanh nghiệp để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất nhằm tăng tích luỹ từ nền kinh tế để có thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển.
- Sử dụng hợp lý, triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng khó thu hút các nguồn lực xã hội hoá. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), các nguồn vốn đầu tư xã hội, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Xây dựng và hoàn thiện chiến lược vận động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên. Tiếp tục đổi mới công tác xúc tiến thu hút đầu tư theo hướng chuyên nghiệp hơn, chủ động, đúng trọng tâm, bám sát nhu cầu và thực tế của tỉnh, trực tiếp xúc tiến đầu tư đến từng tập đoàn, đối tác cụ thể.
- Triển khai thực hiện hiệu quả các Chương trình khoa học, công nghệ phát triển sản phẩm, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa quốc gia và địa phương, cụ thể: Quyết định số 118/QĐ-TTg ngày 25/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển giao, đổi mới công nghệ tạo ra các sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng và năng suất lao động cao.
- Mở rộng hoạt động khuyến công, tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, bố trí kinh phí từ ngân sách để triển khai hiệu quả Chương trình khuyên công địa phương giai đoạn 2021-2025, tranh thủ tối đa kinh phí Chương trình khuyến công quốc gia hỗ trợ thiết thực cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh trong điều kiện mới.
5.4. Đẩy mạnh hỗ trợ khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp
- Các cấp uỷ, chính quyền tỉnh tiếp tục đồng hành, tăng cường mối quan hệ gắn bó với doanh nghiệp, tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. Đặc biệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá XII) về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” và Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Tăng cường gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp với mục tiêu tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân làm giầu chính đáng, xây dựng và phát triển doanh nghiệp.
- Nghiên cứu ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn tỉnh; khuyến khích hướng dẫn doanh nghiệp và tổ chức đầu tư, kinh doanh, khai thác, thành lập cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung cho DNNVV. Xây dựng đề án hỗ trợ DNNVV trên địa bàn tỉnh tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; đề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV; đề án Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo.
- Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế; cho phép thực hiện cơ chế thử nghiệm chính sách mới, thúc đẩy triển khai và ứng dụng công nghệ mới, đổi mới sáng tạo, mô hình kinh doanh mới; chú trọng tháo gỡ các rào cản về hệ thống luật pháp và chính sách kinh tế, tài chính đối với hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện các cơ chế, chính sách ưu tiên, hỗ trợ thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh theo hướng khuyến khích thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, các dự án công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn, các dự án tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.
- Sửa đổi đồng bộ giữa các quy định của pháp luật về thuế và quy định pháp luật về khoa học và công nghệ để triển khai có hiệu quả các cơ chế ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp cho đầu tư nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ; Xây dựng cơ chế ưu đãi thuế thu nhập cá nhân cho các đối tượng hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
- Nâng cao công tác thẩm định công nghệ các dự án đầu tư và giám sát về công nghệ, dây chuyền máy móc thiết bị sử dụng tại các doanh nghiệp; khuyến khích các sáng kiến của doanh nghiệp để tạo ra các giải pháp công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, tạo ra sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao.
- Triển khai hiệu quả Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030; Hướng dẫn các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp tiếp cận với Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia; đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và công bố chất lượng hàng hóa.
- Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc chuyển giao tài sản hình thành trong nhiệm vụ KH&CN sử dụng vốn nhà nước, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào đời sống.
- Tổ chức triển khai các chương trình phát triển khoa học công nghệ ứng dụng vào phát triển các ngành công nghiệp (Chương trình áp dụng ISO; Chương trình phát triển thị trường công nghệ; Quỹ phát triển KHCN-TTCN…).
- Phát huy vai trò quản lý Nhà nước về khoa học - công nghệ; hỗ trợ cung cấp thông tin công nghệ cho doanh nghiệp trước khi quyết định đầu tư; làm cầu nối giữa doanh nghiệp với các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu trên địa bàn cả nước để triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật và đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
- Khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng và đổi mới công nghệ, tiết kiệm năng lượng; xây dựng và phát triển thương hiệu, đào tạo nhân lực, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm ngành công nghiệp, áp dụng hệ thống quản lý tại doanh nghiệp.
- Hỗ trợ vốn chuyển giao công nghệ cho cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, chi phí đăng ký nhãn mác hàng hóa, xây dựng thương hiệu...
- Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển nhanh và nguồn lực hạn chế, thực hiện đổi mới công nghệ cho ngành công nghiệp của tỉnh cần được áp dụng một cơ cấu thích hợp. Lựa chọn đúng công nghệ cần đổi mới, cần quán triệt là sử dụng công nghệ nhiều tầng, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại. Do đó, trong chuyển giao công nghệ cần khuyến khích, tranh thủ tối đa việc tiếp nhận công nghệ hiện đại; kiên quyết ngăn chặn việc nhập công nghệ lạc hậu. Thường xuyên mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp để nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh.
5.6. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cuộc CMCN 4.0
- Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý. Đối với đội ngũ doanh nhân, tập trung ưu tiên hỗ trợ đào tạo những doanh nhân của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc xuất phát từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Nghiên cứu nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong cuộc CMCN 4.0 để định hướng đào tạo đối với các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, tự động hoá, quản trị doanh nghiệp, ngoại ngữ.
- Nâng cao chất lượng dự báo nhu cầu thị trường nhân lực trong bối cảnh tác động mạnh của cuộc CMCN 4.0. Tăng cường kết hợp 3 “Nhà”: Nhà trường, Nhà khoa học, Nhà doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực.
- Tăng cường chỉ đạo và hỗ trợ, khuyến khích các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh chủ động gắn kết với doanh nghiệp, xác định rõ nhu cầu đào tạo của xã hội, của doanh nghiệp, mở rộng quy mô, đầu tư, nâng cấp công nghệ, phát triển chương trình đào tạo để kịp thời đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cuộc CMCN 4.0 cho địa phương, quốc gia, khu vực ASEAN và thế giới.
5.7. Tăng cường liên kết ngành, liên kết vùng cho phát triển công nghiệp
- Chủ động phối hợp với các địa phương trong vùng tăng cường tổ chức hội thảo kết nối cung, cầu nhằm tìm kiếm cơ hội trong liên kết trong sản xuất. Thúc đẩy phát triển các cụm liên kết cụm ngành (cluster) trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp cơ khí, điện tử, dệt may và da giầy. Phát triển cụm liên kết sản xuất - chế biến, chế biến sâu, tiêu thụ nông sản của tỉnh, thu hút doanh nghiệp “đầu tàu” có năng lực để dẫn dắt chuỗi liên kết thông suốt, hiệu quả.
- Khai thác tối đa lợi thế trong Vùng đồng bằng sông Hồng, đẩy mạnh liên kết với các địa phương trong vùng công nghiệp lõi, vùng công nghiệp đệm theo mô hình phát triển cụm ngành công nghiệp (Industrial cluster) để tham gia sâu vào chuỗi sản xuất và cung ứng.
- Tiếp tục phối hợp với các địa phương trong khu vực thực hiện nghiêm quy hoạch vùng, tuân thủ phân bố không gian, hạn chế việc đầu tư chồng chéo gây lãng phí và khai thác hiệu quả lợi thế của toàn vùng và lợi thế so sánh của Ninh Bình trong phát triển kinh tế nói chung, trong phát triển công nghiệp nói riêng. Đồng thời đề xuất với Chính phủ trao quyền mạnh hơn cho Ban điều phối và xây dựng các cơ chế phù hợp để việc điều phối không làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế chung của toàn vùng nói chung và của tỉnh nói riêng.
5.8. Đẩy mạnh phát triển hạ tầng kỹ thuật đồng bộ cho phát triển công nghiệp
- Tập trung huy động các nguồn lực để duy tu, bảo dưỡng hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đảm bảo điều kiện sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hiện có.
- Tập trung đôn đốc các chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp triển khai dự án đảm bảo tiến độ theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời đồng hành cùng với nhà đầu tư tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong triển khai dự án; kết nối, hỗ trợ nhà đầu tư tiếp cận với các khoản tín dụng ưu đãi cho đầu tư cơ sở hạ tầng... đẩy nhanh tiến độ đầu tư. Các khu, cụm công nghiệp; phải có hệ thống xử lý nước thải, rác thải đạt tiêu chuẩn mới được thu hút các nhà đầu tư thứ cấp, cụ thể:
+ Đối với khu công nghiệp: (1) Giai đoạn 2021-2025: Tiếp tục đầu tư mở rộng Khu công nghiệp Gián Khẩu, tại huyện Gia Viễn, quy mô diện tích 33,12ha. Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp: Phú Long, quy mô diện tích 485ha; Tam Điệp II (phần phân khu 2), diện tích 126,37ha; Gián Khẩu II (giai đoạn 1), quy mô diện tích 51,38ha. (2) Giai đoạn 2026-2030: Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Tam Điệp II (phần phân khu 1) quy mô diện tích 133,76 ha, qua đó nâng tổng diện tích KCN lên 260,13ha; triển khai đầu tư hạ tầng KCN Kim Sơn (giai đoạn 1), quy mô diện tích 128,24ha và KCN Yên Bình (giai đoạn 1), quy mô diện tích 100ha.
+ Đối với cụm công nghiệp: (1) Giai đoạn 2021-2025: Đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật CCN Đồng Hướng (phần diện tích 17,12ha); đồng thời đầu mở rộng diện tích CCN Đồng Hướng (từ 35,89ha lên 73,3 ha, tăng thêm 37,41ha), CCN Khánh Thượng (từ 49,36ha lên 70,61 ha, tăng thêm 21,25ha), CCN Gia Phú (từ 50ha lên 75ha, tăng thêm 25ha), CCN Gia Lập (từ 39,95ha lên 75ha, tăng thêm 35,05ha), CCN Văn Phong (từ 50ha lên 75ha, tăng thêm 25ha), CCN Khánh Hải II (từ 20ha lên 50ha, tăng thêm 30ha). Đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp: Khánh Hải I (diện tích 36,3104ha); CCN Khánh Lợi (diện tích 63ha), CCN Trung Sơn (diện tích 45ha). Đầu tư mới hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp: CCN Ninh Vân (diện tích 75ha), CCN Khánh Lợi II (diện tích 55ha), CCN Chất Bình (diện tích 75ha), CCN Gia Phú-Liên Sơn (diện tích 40ha), CCN Yên Lâm (diện tích 50ha). (2) Giai đoạn 2026-2030: Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp đầu tư mới giai đoạn 2021-2025. Mở rộng cụm công nghiệp Khánh Hải I thêm diện tích 13,69ha, nâng tổng diện tích CCN lên 50ha.
5.9. Đẩy mạnh phát triển thị trường công nghiệp
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch 43-KH/TU, ngày 07/11/2021 của Tỉnh ủy Ninh Bình về triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới.
- Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin công nghiệp để hỗ trợ cho doanh nghiệp về thị trường, sản phẩm, giá cả, nguồn cung cấp nguyên liệu, chi tiết bán thành phẩm, máy móc sản xuất, nguồn lao động. Quảng cáo, giới thiệu và phổ cập công nghệ mới, tư vấn đầu tư, bồi dưỡng kiến thức quản lý.
- Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về phát triển thương hiệu, phát triển thị trường, coi thị trường như một yếu tố quyết định sự phát triển bền vững, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị hội nhập hoàn toàn khu vực và thế giới.
- Tăng cường tổ chức, tham gia các Hội chợ, triển lãm, hội thảo, diễn đàn sản phẩm công nghiệp, khoa học công nghệ, các hiệp hội ngành nghề, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh tiếp cận thông tin thị trường, tiềm năng và cơ hội thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu nhằm giữ vững và mở rộng thị trường hiện có, thâm nhập các thị trường mới.
- Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu; vận dụng tối đa các cơ chế, chính sách, các hiệp định thương mại tự do (FTA) để tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng hóa. Cải tiến và tạo môi trường thông thoáng để thu hút các nguồn đầu tư và viện trợ nước ngoài. Duy trì và phát huy các thị trường đã có đồng thời, hướng tới những thị trường mới. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận thông tin, thâm nhập và mở rộng thị trường. Xúc tiến thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với các đối tác, địa phương và nước ngoài.
-Tập trung nâng cao năng lực tiếp cận và mở rộng thị trường bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, trong đó đặc biệt chú ý tới các thị trường mới, giàu tiềm năng.
5.10. Định hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển hệ thống logistics
- Đối với các doanh nghiệp vận tải
+ Các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh cần quan tâm, chú trọng và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành logistics. Đào tạo thông qua các khóa học về logistics do ngành, công ty hoặc các tổ chức khác như VCCI, VIFFAS…tổ chức để từ đó nâng cao hiểu biết, đổi mới tư duy kinh doanh và cập nhật các xu hướng phát triển mới của dịch vụ logistics trong khu vực và trên thế giới. Đầu tư tuyển dụng đủ nhân lực kỹ thuật và nghiên cứu phát triển kinh doanh ngành logistics, đây cũng là một nhân tố quan trọng làm lên sự khác biệt và tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.
+ Các doanh nghiệp vận tải cần có chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài. Chính sách thu hút nhân tài không chỉ có ưu đãi bằng vật chất mà cần phải bao gồm cung cấp đầy đủ điều kiện làm việc, cơ hội phát triển, thăng tiến trong nghề nghiệp. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu và thực hiện cơ chế thuê, hợp tác, tư vấn với chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực logistics để phục vụ cho quá trình phát triển doanh nghiệp mình. Bằng những chính sách, qui chế mang tính đề xuất tham khảo như: thực hiện trả lương, phân phối thu nhập theo năng lực và kết quả công tác; có chính sách phụ cấp và đãi ngộ đặc biệt (như nhà ở, phương tiện đi lại….) đối với nhân lực có trình độ cao. Cải tiến chính sách tiền lương và thu nhập, đảm bảo nguồn thu nhập chính của người lao động từ tiền lương.
- Tăng cường liên kết:
+ Liên kết dọc: công ty giao nhận liên kết với công ty kho bãi, công ty vận tải nội địa, công ty vận tải biển, môi giới khai thuê hải quan… lập thành chuỗi đủ khả năng liên kết tổng thể/ dịch vụ trọn gói - One stop shop (Dừng một lần có thể mua được những gì bạn muốn) cho khách hàng. Sử dụng 3PL (Third Party Logistics), sử dụng One stop shop là xu hướng phát triển logistics trên thế giới hiện nay, bởi chúng có khả năng giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
+ Liên kết ngang: Các công ty vận tải tại Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng cần liên kết với nhau để thành lập công ty logitics đủ mạnh, đủ khả năng tổ chức quản lý phát triển dịch vụ logistics. Nhờ vậy có đủ khả năng về: tài chính vững chắc; phối hợp khai thác các cảng biển; có nguồn hàng ổn định; phát triển hệ thống kho bãi với qui mô lớn và hiện đại; nguồn nhân lực chất lượng cao để quản lý chuỗi cung ứng và logistics; phát triển hệ thống các công cụ quản lý hiện đại, CNTT tiên tiến để hỗ trợ các hoạt động logistics; phối hợp với các bạn hàng xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cho chuỗi cung ứng và hoạt động logistics.
- Ưu tiên phát triển e-logistics
+ Các doanh nghiệp logistic cần định hướng thúc đẩy và phát triển công nghệ thông tin, trao đổi dữ liệu điện tử trong thương mại/khai quan điện tử để tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin nhằm mang lại năng suất lao động cao, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu tình trạng tiêu cực, gian lận trong thương mại, xuất nhập khẩu và hải quan. Ứng dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh dựa trên các tiện ích mà khách hàng cần như: công cụ theo dõi đơn hàng (Track and Trade), lịch tàu, e-booking, theo dõi chứng từ…Khả năng nhìn thấy và kiểm soát đơn hàng (Visibility) là yếu tố khách hàng quan tâm hàng đầu. Đây là vấn đề hàng đầu nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.
+ Tái cấu trúc doanh nghiệp: Các doanh nghiệp vận tải cần phải tự tiến hành tái cấu trúc để cải thiện năng suất lao động, hội nhập tốt hơn với kinh tế quốc tế, tạo cơ sở cho tăng trưởng bền vững và ổn định lâu dài. Quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp phải dựa trên chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở xác định rõ những nguồn lực hiện có. Đối với các doanh nghiệp phải tiếp tục tích lũy sản xuất, tập trung vào ngành kinh doanh cốt lõi, tập trung chuyên môn hóa cao để có đủ năng lực tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu.
- Cần chú trọng khâu quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông
+ Tập trung đầu tư các nguồn lực phát triển hệ thống cảng, hệ thống đường giao thông, kho bãi…để phục vụ cho phát triển ngành logistics. Cơ sở hạ tầng GTVT là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển dịch vụ logistics. Theo Bộ Giao thông vận tải, 10 năm qua Nhà nước đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng GTVT và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng của Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng vẫn còn rất hạn chế để đáp ứng được yêu cầu phát triển logistics trong điều kiện hiện đại. Để phát triển logistics cần tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng GTVT. Trước hết cần phát triển hệ thống cảng biển, cảng cạn (ICD), kho bãi….
+ Sau khi Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh cần phải tổ chức triển khai công khai quy hoạch tới các sở, ngành, kiểm tra giám sát thực hiện quy hoạch và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút mạnh vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình trọng điểm quy hoạch. Tập trung triển khai các quy hoạch cụ thể đúng tiến độ để có hệ thống cơ sở hạ tầng đủ tiêu chuẩn, đồng bộ đáp ứng yêu cầu dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh.
- Hỗ trợ phát triển, đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho ngành dịch vụ logistics
Quá trình nhận thức, xây dựng kỹ năng quản trị, kỹ năng thực hành logistics cần thời gian và công tác vận động, hướng nghiệp. Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, các trường, để đẩy mạnh công tác đào tạo với nhiều hình thức linh hoạt. Cần thiết mở chuyên ngành đào tạo logistics tại trường Đại học Hoa Lư và các trung tâm đào tạo logistics. Trước mắt, cho phép trường đại học Hoa Lư liên kết với các trường Đại học trên cả nước mở các lớp đào tạo kiến thức về logistics một cách bài bản. Bên cạnh đó đào tạo kiến thức chuyên môn, cần chú trọng đào tạo ngoại ngữ và khả năng ứng dụng CNTT. Tìm kiếm các nguồn tài trợ trong, ngoài nước cho các chương trình đào tạo ngắn hạn. Phối hợp và tranh thủ hợp các chương trình hợp tác của Asean, Nhật Bản, ESCAP, các Hiệp hội logistics và các tổ chức phi chính phủ khác để có nguồn kinh phí mở các lớp đào tạo thường xuyên hơn.
- Cần có các chính sách khuyến khích phát triển thị trường dịch vụ logistics tỉnh Ninh Bình
Thị trường dịch vụ logistics - còn được gọi là thị trường thuê ngoài logistics hoặc thị trường dịch vụ 3PL, cơ quan quản lý nhà nước cần tạo “sân chơi” lành mạnh, nuôi dưỡng các doanh nghiệp dịch vụ logistics Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung. Đây cũng là đòn bẩy để giảm chi phí logistics tăng lợi thế cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ XNK của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cần các thể chế chính sách phù hợp cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ 3PL, một mặt tạo các ưu đãi nhưng mặt khác phải đảm bảo năng lực, tính chuyên nghiệp... nhằm đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin
Xây dựng cơ chế chính sách đầu tư phát triển e-logistics, khuyến khích sử dụng các hệ thống thông tin chuyên dụng trong logistics, hệ thống trao đổi dữ liệu EDI… cùng với thương mại điện tử. Nhà nước cần có chính sách tích cực nhằm hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp giao thông vận tải Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng áp dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh.
Cần có định hướng đưa CNTT sử dụng trong qui trình xử lý thủ tục hành chính của các dịch vụ logistics… như việc thực hiện Hải quan điện tử (ECUS) của Tổng cục Hải quan Việt Nam đều khắp trên các cửa khẩu, cảng biển, các tỉnh thành phố cả nuớc đồng thời với việc cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi thương mại và minh bạch trong dịch vụ công.
- Thành lập các trung tâm logistics
Hiện các dịch vụ logistics có liên quan và bị chi phối bởi quá nhiều cơ quan quản lý Nhà nước. Vì vậy cần có Ủy ban quốc gia về logistics để thống nhất quản lý hệ thống logistics. Uỷ ban Logistics quốc gia sẽ là nơi chỉ đạo các thành viên từ các bộ, ngành, hiệp hội liên quan để có thể thiết lập một hệ thống logistics ngang tầm quốc tế. Trên cơ sở đó tăng cường thuận lợi hóa trong các hoạt động thương mại gắn kết logistics, góp phần giảm chi phí và tăng giá trị gia tăng cho ngành logistics. Do vậy tỉnh Ninh Bình cần sớm xây dựng quy hoạch và đầu tư xây dựng trung tâm logistics để hoạt động trong một hệ thống quốc gia về logistics và góp phần đẩy mạnh phát triển và tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà.
1. Các sở, ban, ngành của tỉnh; UBND huyện, thành phố và đơn vị có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao chủ động nghiên cứu triển khai thực hiện các nội dung liên quan của Đề án; chủ động xây dựng các cơ chế chính sách, chương trình, kế hoạch, trình cấp có thẩm quyền ban hành để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án.
2. Tại thời điểm lập dự toán hàng năm, các sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố và đơn vị có liên quan lập kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án Cơ cấu lại ngành công nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước, gửi Sở Tài chính xem xét, tổng hợp. Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính chịu trách nhiệm tổng hợp, thẩm định và trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí để thực hiện, nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án.
Về phát triển các dự án công nghiệp, nhà đầu tư dự án chịu trách nhiệm cân đối, bố trí kinh phí thực hiện dự án từ nguồn vốn tự có của nhà đầu tư, vốn vay các tổ chức tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định.
3. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Đề án theo quy định. Đồng thời, theo dõi, tổng hợp và định kỳ báo cáo UBND tỉnh về tình hình, kết quả thực hiện Đề án và đề xuất, kiến nghị về các biện pháp cần thiết để đảm bảo thực hiện Đề án một cách đồng bộ và hiệu quả.
Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế nhiệm vụ, giải pháp cho phù hợp với thực tiễn; các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và đơn vị liên quan kịp thời đề xuất kiến nghị gửi Sở Công Thương để tổng hợp, tham mưu, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CƠ CẤU LẠI
NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số: 524/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2023 của UBND tỉnh
Ninh Bình)
TT |
Nhiệm vụ Cơ quan chủ trì |
Thời gian thực hiện |
1 |
Triển khai các Đề án hỗ trợ doanh nghiệp, cơ Sở Công sở sản xuất kinh doanh áp dụng sản xuất sạch Thương, Sở hơn, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ, máy móc thiết bị tiên tiến, áp dụng các hệ Khoa học thống quản lý môi trường tiên tiến công nghệ |
Hàng năm |
2 |
Triển khai Chương trình phát triển công Sở Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Ninh Bình giai đoạn đến Thương năm 2025 |
Hàng năm |
3 |
Triển khai Đề án đẩy mạnh thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Sở Kế hoạch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025, định và Đầu tư hướng đến năm 2030 |
Hàng năm |
4 |
Lập kế hoạch đẩy mạnh thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Sở Kế hoạch Ninh Bình ; kế hoạch thu hút FDI. và Đầu tư |
Hàng năm |
5 |
Triển khai Kế hoạch phát triển doanh khoa học và công nghệ tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021- Sở Khoa học 2025 và Công nghệ |
Hàng năm |
6 |
Xây dựng Kế hoạch phát triển doanh nghiệp Sở Kế hoạch nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và Đầu tư |
Hàng năm |
7 |
Xây dựng Chương trình phát triển công nghiệp Sở Công hỗ trợ tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2025-2030 Thương |
Năm 2024 |
8 |
Xây dựng Đề án thu hút FDI theo hướng ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ “cao, mới, sạch, Sở Kế hoạch tiết kiệm”, sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu và Đầu tư trong nước, có cam kết chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ |
2025-2027 |
9 |
Đề án nâng cao năng suất và chất lượng sản Sở Công phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp đến năm Thương 2030 |
2026-2028 |
DANH MỤC CÁC LĨNH VỰC ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CƠ
CẤU LẠI NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035
(Kèm theo Quyết định số: 524/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2023 của UBND tỉnh
Ninh Bình)
TT |
Danh mục các lĩnh vực ưu tiên phát triển |
I. |
Phát triển các ngành/lĩnh vực công nghiệp chủ lực |
1. |
Ngành cơ khí, chế tạo |
1.1 |
Thu hút các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô |
1.2 |
Thu hút các dự án sản xuất cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ các ngành kinh tế |
2. |
Ngành thiết bị điện, điện tử, tin học |
2.1 |
Thu hút dự án sản xuất điện tử, linh kiện điện tử công nghệ cao |
2.2 |
Thu hút các dự án sản xuất điện gia dụng và sản xuất các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao |
3. |
Công nghiệp chế biến thực phẩm |
|
Thu hút đầu tư sản xuất chế biến thực phẩm có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. |
II |
Công nghiệp hỗ trợ |
1. |
Thu hút dự án công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, chế tạo (bao gồm: sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô, gia công cơ khí, phụ tùng cho máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp và các ngành kinh tế khác). |
2. |
Thu hút dự án sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành thiết bị điện, điện tử, tin học (bao gồm nhóm sản phẩm: linh kiện điện tử, thiết bị điện, sản phẩm công nghệ cao, ...). |
3. |
Thu hút dự án sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành ngành chế biến nông lâm thuỷ sản, thực phẩm và đồ uống |
III |
Công nghiệp công nghệ cao |
1. |
Thu hút các dự án sản xuất các sản phẩm dược phẩm, mỹ phẩm chất lượng cao, hóa dược phẩm và công nghệ sinh học. |
2. |
Thu hút các dự án sản xuất khuôn mẫu có độ chính xác cao; các loại chi tiết cơ khí các loại chi tiết kim loại, nhựa có độ chính xác cao phục vụ sản xuất lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử, cơ điện tử, điện tử y tế, rô bốt công nghiệp. |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây