Quyết định 5155/QĐ-UBND năm 2024 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
Quyết định 5155/QĐ-UBND năm 2024 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
Số hiệu: | 5155/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Phan Văn Mãi |
Ngày ban hành: | 13/11/2024 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 5155/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Phan Văn Mãi |
Ngày ban hành: | 13/11/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5155/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 11 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA SỞ AN TOÀN THỰC PHẨM
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở An toàn thực phẩm tại Tờ trình số 2595/TTr-SATTP ngày 16 tháng 10 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính trong lĩnh vực Dược phẩm thuộc phạm vi quản lý của Sở An toàn thực phẩm (chi tiết tại Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Giao Sở An toàn thực phẩm triển khai, thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với thủ tục hành chính nêu trên.
Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này; báo cáo kết quả thực hiện rà soát, đơn giản hóa TTHC về Bộ Y tế, Văn phòng Chính phủ.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN
HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ AN TOÀN THỰC PHẨM
(Kèm theo Quyết định số 5155/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2024 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân Thành phố)
1. Thủ tục hành chính:
Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1.1. Nội dung đề xuất đơn giản hóa:
a) Bãi bỏ quy định phải nộp Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở).
Lý do: Quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 36, Luật An toàn thực phẩm đã có thông tin đầy đủ, công khai về doanh nghiệp và ngành nghề sản xuất thực phẩm của doanh nghiệp (tra theo tên, mã số doanh nghiệp) theo quy định đăng ký tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
b) Bãi bỏ quy định phải có Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Lý do: Chính phủ có chủ trương cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Việc bãi bỏ thành phần này trong hồ sơ sẽ tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp và cơ quan quản lý có thẩm quyền vẫn kiểm tra việc chấp hành quy định về sức khỏe trên thực tế tại cơ sở và vẫn tuân thủ nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm tại Điều 3 Luật An toàn thực phẩm.
1.2. Kiến nghị thực thi:
- Bãi bỏ điểm b, khoản 2, điều 6, Nghị định số 67/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3, điều 2 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
- Bãi bỏ điểm d khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm.
- Bãi bỏ điểm đ khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Giúp giảm thành phần hồ sơ, tinh gọn quy trình giải quyết, giảm thời gian cho cơ sở trong việc chuẩn bị hồ sơ thực hiện TTHC và tăng cường trách nhiệm của những người có thẩm quyền trong quá trình thực hiện TTHC.
- Tiết kiệm chi phí cho cơ sở trong thực hiện TTHC:
+ Ước tính số lượng phát sinh hồ sơ trong 1 năm: 2600 hồ sơ/1 năm.
+ Ước tính số lượng thành phần hồ sơ đơn giản hóa: 2600 x (5 bản/1 hồ sơ) = 13.000 bản tương ứng 13.000 lượt khám sức khỏe/1 năm.
+ Ước tính số tiền tiết kiệm được sau khi đơn giản hóa TTHC: 13.000 x 475.000 đồng (gồm 425.000 đồng phí khám sức khỏe và 50.000 đồng in ảnh thẻ) = 6.175.000.000 đồng (Sáu tỉ một trăm bảy lăm triệu đồng)/1 năm.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây