68568

Quyết định 51/2008/QĐ-UBND về phân cấp quản lý kiến trúc đô thị và thực hiện Quy chế quản lý kiến trúc đô thị trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành

68568
LawNet .vn

Quyết định 51/2008/QĐ-UBND về phân cấp quản lý kiến trúc đô thị và thực hiện Quy chế quản lý kiến trúc đô thị trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành

Số hiệu: 51/2008/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh Người ký: Nguyễn Văn Châu
Ngày ban hành: 25/06/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 51/2008/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh
Người ký: Nguyễn Văn Châu
Ngày ban hành: 25/06/2008
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 51/2008/QĐ-UBND

Tây Ninh, ngày 25 tháng 6 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ VÀ THỰC HIỆN QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ về quản lý kiến trúc đô thị;
Căn cứ Thông tư số 08/2007/TT-BXD ngày 10/9/2007 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt Quy chế quản lý kiến trúc đô thị;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 410/TTr-SXD ngày 20/5/2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Quy định phân cấp quản lý kiến trúc đô thị và thực hiện Quy chế quản lý kiến trúc đô thị trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.

Điều 3. Giao Giám đốc Sở Xây dựng tổ chức triển khai và hướng dẫn cho các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện Quyết định này.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Châu

 

QUY ĐỊNH

PHÂN CẤP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ VÀ THỰC HIỆN QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2008/QĐ-UBND ngày 25/6/2008 của UBND tỉnh Tây Ninh)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định về công tác phân cấp quản lý kiến trúc đô thị, quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến kiến trúc đô thị trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Chính quyền đô thị, các cơ quan có trách nhiệm quản lý đô thị, các cơ quan chuyên môn về quản lý quy hoạch kiến trúc xây dựng các cấp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

2. Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến kiến trúc đô thị, hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Điều 3. Yêu cầu của kiến trúc đô thị

Các công trình kiến trúc đô thị khi xây mới, cải tạo, chỉnh trang, sửa chữa phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

1. Phù hợp với Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 03/9/2002 và tuân thủ quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. An toàn, bền vững trong quá trình sử dụng, thích hợp cho mọi đối tượng khi tiếp cận các công trình kiến trúc đô thị.

3. Hài hòa giữa các yếu tố tạo nên kiến trúc đô thị như vật liệu, màu sắc, chi tiết trang trí; đảm bảo trật tự chung, hòa nhập với cảnh quan khu vực, phù hợp với chức năng công trình.

4. Đảm bảo sự thống nhất, hài hòa về hình thức; các chi tiết mặt ngoài; cao độ nền, chiều cao tầng một của các công trình kiến trúc ở trên từng tuyến phố hoặc khu vực đô thị.

5. Tôn trọng các yếu tố kiến trúc truyền thống, đặc điểm, khí hậu địa phương, phong tục, tập quán và bảo vệ cảnh quan, môi trường.

Điều 4. Nguyên tắc quản lý kiến trúc đô thị

1. Việc xác lập nhiệm vụ và nội dung quy hoạch chi tiết chỉnh trang đô thị, thiết kế đô thị, quy định nội dung cấp phép xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang các công trình kiến trúc đô thị phải lấy Quy chế quản lý kiến trúc đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ.

2. Quy chế quản lý kiến trúc đô thị được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

a) Quản lý thống nhất từ không gian tổng thể đến không gian cụ thể trong đô thị;

b) Bảo đảm tính kế thừa, nhất quán về mặt kiến trúc của từng khu vực trong đô thị;

c) Phù hợp với đặc điểm và điều kiện địa phương.

Điều 5. Thi tuyển kiến trúc công trình xây dựng

1. Các công trình sau đây trước khi lập dự án đầu tư xây dựng phải thi tuyển thiết kế kiến trúc:

a) Trụ sở cơ quan Nhà nước từ cấp huyện trở lên;

b) Các công trình văn hóa, thể thao, các công trình công cộng có quy mô lớn;

c) Các công trình khác có kiến trúc đặc thù.

2. Các công trình kiến trúc đô thị khác không bắt buộc phải thi tuyển nhưng có vị thế, vị trí đặc biệt ảnh hưởng đến bộ mặt đô thị thì chủ đầu tư phải lấy ý kiến của các Hội nghề nghiệp hoặc chuyên gia về kiến trúc đô thị, của Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch (khi đã được thành lập) và tham khảo ý kiến cộng đồng trước khi phê duyệt.

3. Giao Sở Xây dựng hướng dẫn thực hiện theo các quy định của Trung ương.

Chương 2:

PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ

Điều 6. Trách nhiệm của Sở Xây dựng

Sở Xây dựng tham mưu UBND tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về kiến trúc đô thị trên địa bàn và thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Soạn thảo quy định và hướng dẫn về quản lý kiến trúc đô thị;

2. Chủ trì, phối hợp với UBND huyện thị và các ngành liên quan hướng dẫn thi hành, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện quy định về quản lý kiến trúc đô thị;

3. Hướng dẫn các địa phương thực hiện các văn bản của Trung ương về quản lý kiến trúc đô thị, thi tuyển phương án kiến trúc; tham khảo ý kiến cộng đồng, trả lời các yêu cầu của địa phương, tổ chức, cá nhân về kiến trúc đô thị trong phạm vi chức năng;

4. Kiểm tra, thanh tra về kiến trúc đô thị, trả lời các khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã

Ủy ban nhân dân huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện về bộ mặt kiến trúc đô thị và xử lý các sai phạm về kiến trúc đô thị trên địa bàn quản lý. Theo phạm vi chức năng phải thực hiện các quy định trong bản quy định này và các nhiệm vụ sau:

1. Soạn thảo Quy chế quản lý kiến trúc đô thị, tổ chức lấy ý kiến, hướng dẫn, theo dõi, giám sát, tổ chức việc thực hiện Quy chế quản lý kiến trúc đô thị.

2. Quy định trách nhiệm cho các cơ quan chức năng trực thuộc về quản lý kiến trúc đô thị tại điạ bàn quản lý; phân cấp và giao nhiệm vụ cụ thể cho đơn vị, cá nhân trực tiếp theo dõi, giám sát, thực hiện Quy chế quản lý kiến trúc đô thị.

3. Trực tiếp xem xét, quyết định theo thẩm quyền về các nội dung liên quan đến quản lý kiến trúc đô thị như: Chủ trương đầu tư xây dựng công trình, nội dung dự án, quy trình xây dựng, quản lý, khai thác, bảo quản, sửa chữa, cải tạo công trình, cảnh quan và môi trường xây dựng trên địa bàn đô thị.

4. Thông báo cho chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng tình trạng hư hỏng của kiến trúc đô thị; xử lý các thông tin phản ảnh của ng­ười dân về việc thực hiện Quy chế quản lý kiến trúc đô thị đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng mới, sở hữu, sử dụng công trình kiến trúc đô thị; xử phạt, xử lý, cưỡng chế các trư­ờng hợp vi phạm Quy chế quản lý kiến trúc đô thị theo quy định pháp luật.

5. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chọn lựa khu vực điển hình để nghiên cứu triển khai làm mô hình đô thị thí điểm, tiến tới nghiên cứu thiết kế lập mô hình tổng thể cả đô thị theo tỷ lệ thích hợp để quản lý được thuận lợi.

6. Tổ chức phổ biến và thực hiện các văn bản của Chính phủ về quản lý kiến trúc đô thị.

7. Phân công (các phòng ban; UBND các xã, phường, thị trấn . . .), tổ chức, theo dõi việc thực hiện các quy định của Quy chế quản lý kiến trúc đô thị tại địa bàn quản lý.

8. Tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ; kiến nghị về nội dung, phương pháp quản lý kiến trúc đô thị, chỉnh trang đô thị lên cấp trên.

Điều 8. Trách nhiệm của các sở, ngành liên quan về quản lý nhà nước về kiến trúc đô thị

Các cơ quan liên quan: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và truyền thông, Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương và các sở, ngành liên quan khác thực hiện quản lý kiến trúc đô thị theo quy định quản lý kiến trúc tại Nghị định 29/2007/NĐ-CP.

Điều 9. Kiểm tra, thanh tra, báo cáo và xử lý vi phạm

1. Thanh tra xây dựng có nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra tại chỗ tình hình thực hiện Quy chế quản lý kiến trúc đô thị trên địa bàn, định kỳ báo cáo lên chính quyền đô thị và cơ quan quản lý trực tiếp.

2. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về Quy chế quản lý kiến trúc đô thị và các quy định tại bản quy định này tùy theo mức độ vi phạm sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương 3:

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỐI VỚI KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ

Điều 10. Trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ đầu tư, người sử dụng công trình kiến trúc đô thị

1. Tuân thủ các quy định thuộc Quy chế quản lý kiến trúc đô thị do UBND Tỉnh, Huyện, Thị xã ban hành và các quy định quản lý đô thị liên quan khác; bảo vệ gìn giữ hình ảnh, tình trạng hiện có của công trình kiến trúc đang sở hữu, đang sử dụng; khi công trình hư hỏng, phải sửa chữa kịp thời.

Các Doanh nghiệp cấp thoát nước, dịch vụ công ích đô thị, Điện lực, Bưu chính viễn thông, các công ty hoạt động tư vấn và xây dựng ... Thực hiện đúng các quy định quản lý kiến trúc đô thị theo Nghị định 29/2007/NĐ-CP của Chính phủ và quy chế quản lý kiến trúc đô thị do UBND Tỉnh, Huyện, Thị xã ban hành.

2. Chủ đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp công trình kiến trúc đô thị phải thực hiện đúng quy hoạch xây dựng và Quy chế quản lý kiến trúc đô thị được duyệt. Chỉ sau khi được phép của cơ quan có thẩm quyền mới được thay đổi về kiến trúc, chức năng sử dụng, kết cấu chịu lực của công trình; thêm hoặc bớt các bộ phận, thay đổi hình thức và chất liệu lợp mái nhà, màu sắc công trình, chất liệu ốp, chi tiết hoặc các bộ phận thuộc mặt ngoài công trình. Nếu không tuân thủ Quy chế quản lý kiến trúc đô thị, vi phạm trong xây dựng sẽ bị xử phạt hành chính và phải dỡ bỏ theo quy định pháp luật.

3. Chủ đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp công trình kiến trúc đô thị có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét ý kiến tư vấn, phản biện về kiến trúc đô thị của các hội nghề nghiệp, chọn phương án kiến trúc trước khi trình duyệt hoặc quyết định phê duyệt dự án thuộc thẩm quyền.

4. Khi cho tổ chức hay cá nhân thuê công trình để sử dụng, chủ sở hữu phải ký kết hợp đồng, trong nội dung hợp đồng phải ghi đủ các yêu cầu, nội dung ở các khoản 1 và 2 Điều này.

5. Tổ chức, cá nhân thực tế đang sử dụng nhưng không phải là chủ sở hữu công trình cũng phải tuân thủ đầy đủ các nội dung ghi tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 11. Trách nhiệm của tư vấn thiết kế

Tư vấn thiết kế công trình kiến trúc đô thị như­: Tổ chức tư vấn thiết kế, tác giả công trình, chủ nhiệm đồ án có quyền giám sát theo quy định pháp luật; chịu trách nhiệm liên quan về mỹ quan, độ bền vững, an toàn và tính hợp lý trong sử dụng, phù hợp với môi trường, cảnh quan kiến trúc đô thị.

Điều 12. Trách nhiệm của nhà thầu xây dựng

Nhà thầu xây dựng công trình kiến trúc đô thị có trách nhiệm hoàn thành công trình đúng thiết kế, đúng thời hạn và các quy định đã cam kết trong hợp đồng. Trong quá trình thi công, hoàn thiện, sửa chữa, bảo trì công trình phải có biện pháp hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư; có trách nhiệm cùng với chủ đầu tư trong việc tái tạo môi trường cảnh quan bị hư hại do thi công công trình gây ra.

Điều 13. Giám sát cộng đồng về kiến trúc đô thị

1. Cộng đồng hoặc tổ chức, cá nhân người dân có quyền giám sát các hoạt động của chính quyền đô thị, của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định pháp luật về xây dựng, Quy chế quản lý kiến trúc đô thị; trong việc bảo quản, khai thác, sửa chữa, chỉnh trang các công trình kiến trúc và cảnh quan đô thị theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Cộng đồng hoặc tổ chức, cá nhân người dân có trách nhiệm và đ­ược quyền phản ảnh các sai phạm, vi phạm Quy chế quản lý kiến trúc đô thị trong khu vực đến chính quyền đô thị trực tiếp quản lý.

3. Căn cứ để giám sát bao gồm: Các tài liệu văn bản quy phạm pháp luật liên quan kiến trúc đô thị, đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, thiết kế đô thị, mô hình được lập trên tỷ lệ quy hoạch chi tiết đã phê duyệt, Quy chế quản lý kiến trúc đô thị đã ban hành, bản vẽ xây dựng công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố.

Điều 14. Trách nhiệm quản lý, lưu trữ tài liệu liên quan đến kiến trúc đô thị

1. Các văn bản pháp lý, hồ sơ, bản vẽ, mô hình, thuyết minh, quy chế quản lý về quy hoạch xây dựng đô thị, Quy chế quản lý kiến trúc đô thị (sau đây gọi tắt là tài liệu) bao gồm:

- Tài liệu về quy hoạch xây dựng đô thị, kiến trúc cảnh quan khu vực;

- Tài liệu về công trình kiến trúc và chi tiết công trình thuộc kiến trúc đô thị;

- Các tài liệu liên quan khác.

2. Tài liệu phải được quản lý, lưu giữ tại cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, kiến trúc, quy hoạch; cơ quan bảo tồn, văn hóa; các tổ chức tư vấn, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, chủ sở hữu công trình kiến trúc đô thị. Việc quản lý, lưu trữ và khai thác sử dụng được thực hiện theo thông tư 02/2006/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 17/5/2006.

Chương 4:

PHÂN CẤP LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ GIÁM SÁT THỰC HIỆN QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ

Điều 15. Lập, thẩm định, phê duyệt Quy chế quản lý kiến trúc đô thị

1.Quy chế quản lý kiến trúc đô thị được lập, thẩm định, phê duyệt theo Thông tư hướng dẫn số 08/2007/TT-BXD ngày 10/9/2007 của Bộ Xây dựng. Cụ thể:

a) Ủy ban nhân dân Thị xã tổ chức lập Quy chế quản lý kiến trúc đô thị cho Thị xã gởi Sở Xây dựng thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

b) Ủy ban nhân dân huyện, thị xã lập, phê duyệt và ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị cho các phường, thị trấn thuộc quyền quản lý sau khi có ý kiến của Sở Xây dựng.

2. UBND huyện, thị xã tổ chức lập Quy chế và điều chỉnh bổ sung Quy chế trong trường hợp cần thiết; phòng Quản lý đô thị đối với Thị xã, phòng Công thương đối với các huyện là đơn vị chủ trì tham mưu cho UBND huyện, thị xã trong việc soạn thảo và trình duyệt.

3. Đối với các khu vực đặc thù, các khu chức năng đặc biệt, cơ quan phê duyệt và ban hành Quy chế là cơ quan phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu vực đó.

Điều 16. Nội dung quy chế quản lý kiến trúc đô thị

1. Quy định nội dung cụ thể và mẫu Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thực hiện theo Thông tư hướng dẫn số 08/2007/TT-BXD. Cụ thể:

a) Thị xã thực hiện mẫu Quy chế quản lý kiến trúc đô thị cấp II theo phụ lục 2A hoặc có thể kết hợp nội dung giữa Quy chế cấp I (theo phụ lục 1) và Quy chế cấp II để lập một Quy chế quản lý kiến trúc đô thị chung cho toàn Thị xã.

b) Thị trấn thực hiện mẫu Quy chế quản lý kiến trúc đô thị cấp II theo phụ lục 2B hoặc có thể kết hợp nội dung giữa Quy chế cấp I (theo phụ lục 1) và Quy chế cấp II để lập một Quy chế quản lý kiến trúc đô thị chung cho toàn Thị trấn.

2. Nội dung Quy chế quản lý kiến trúc đô thị được cập nhật, bổ sung, điều chỉnh phù hợp với nội dung điều chỉnh cục bộ các đồ án Quy hoạch xây dựng và Thiết kế đô thị. Việc điều chỉnh, bổ sung quy chế do các cơ quan được giao trách nhiệm tổ chức lập Quy chế thực hiện.

3. Trường hợp các khu vực do tốc độ đô thị hóa nhanh hoặc do việc sáp nhập, chia tách, bổ sung đơn vị hành chính , việc lập đồ án QHXD chưa đáp ứng kịp thời thì chính quyền địa phương cần kết hợp với Sở Xây dựng và Sở Giao thông vận tải để có sự trao đổi, thống nhất, đề ra các quy định quản lý KTĐT phù hợp với định hướng phát triển chung của đô thị.

Điều 17. Lấy ý kiến về quy chế quản lý kiến trúc đô thị

1. Quy chế được lập trên cơ sở các đồ án QHXD đựơc phê duyệt và đồ án Thiết kế đô thị đã và đang nghiên cứu. Trong quá trình soạn thảo, cần lấy ý kiến của các Hội chuyên môn nghề nghiệp và các tổ chức liên quan.

Trong quá trình lập và hoàn chỉnh Quy chế, đơn vị soạn thảo có thể tách Quy chế thành từng phần liên quan đến mỗi đơn vị hành chính (phường), hoặc các khu chức năng trên địa bàn để lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân sống trong các khu vực (ô phố, đường phố) liên quan đến Quy chế.

2. Đối với các khu đặc thù, nếu khu vực đó có ảnh hưởng, liên quan đến hình thức kiến trúc, cảnh quan đô thị thì đơn vị soạn thảo cần lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân sống trong khu vực có liên quan.

3. Hình thức lấy ý kiến:

a) Đơn vị soạn thảo gửi Dự thảo Quy chế đến các tổ chức, cơ quan để xin ý kiến hoặc trao đổi trực tiếp về các vấn đề liên quan; niêm yết Dự thảo Quy chế ở các Trung tâm thông tin của tỉnh để nhân dân dễ tiếp cận và góp ý.

b) Đối với việc trích các nội dung cụ thể liên quan đến từng địa bàn, niêm yết dự thảo Quy chế tại Trụ sở UBND huyện, thị xã, cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, UBND phường, các Trung tâm văn hóa thông tin của các phường, thị trấn để nhân dân dễ tiếp cận, tham khảo và cho ý kiến bằng phiếu.

c) Trước khi trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt Quy chế, đơn vị soạn thảo có trách nhiệm báo cáo với cơ quan thẩm định và phê duyệt về kết quả lấy ý kiến, làm cơ sở cho việc thẩm định và phê duyệt Quy chế.

Điều 18. Công bố công khai quy chế quản lý kiến trúc đô thị

1. Quy chế quản lý kiến trúc đô thị của thị xã do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và ban hành Quy chế, UBND Thị xã có trách nhiệm tổ chức công bố Quy chế quản lý kiến trúc đô thị đã được phê duyệt thuộc địa giới hành chính do mình quản lý để các tổ chức, cá nhân biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện.

Phòng Quản lý đô thị Thị xã có thể tách từng phần Quy chế quản lý cho các khu phố, ô phố, đường phố hoặc các khu chức năng để công bố công khai ở các địa điểm thích hợp giúp nhân dân có thể dễ dàng tiếp cận và nắm bắt kịp thời, triển khai thực hiện theo Quy chế và tạo điều kiện để chính quyền địa phương có thể kiểm tra giám sát, quản lý việc đầu tư xây dựng một cách hiệu quả.

2. Quy chế của Thị trấn (đô thị loại 5) do UBND huyện phê duyệt và ban hành, UBND Thị trấn tổ chức công bố Quy chế quản lý kiến trúc đô thị đã được phê duyệt thuộc địa giới hành chính do mình quản lý để các tổ chức, cá nhân biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện.

3. Quy chế quản lý Kiến trúc đô thị được niêm yết thường xuyên, phổ biến công khai tại các Trung tâm thông tin của địa phương, tại nơi trưng bày, triển lãm công cộng và các phương tiện thông tin đại chúng. Có thể phát hành đĩa CD, tài liệu, tờ rơi để phổ biến cho nhân dân biết.

Phòng quản lý đô thị đối với Thị xã và phòng Công thương đối với các huyện là đầu mối quản lý, lưu giữ quy chế, có trách nhiệm thường xuyên hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về đầu tư xây dựng.

Điều 19. Giám sát kiểm tra việc thực hiện quy chế

1. UBND huyện, thị xã giám sát, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm việc thực hiện Quy chế theo các chế tài thực hiện, xử lý vi phạm do UBND tỉnh ban hành.

2. Đối với các khu chức năng và các khu vực đặc thù, việc giám sát và triển khai thực hiện Quy chế quản lý kiến trúc đô thị do các tổ chức, cơ quan liên quan trong khu vực ảnh hưởng bởi Quy chế thực hiện.

Chương 5:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 20. Trách nhiệm thực hiện

1. Giám đốc các sở, thủ trưởng các cơ quan ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, các tổ chức cá nhân có liên quan đến kiến trúc đô thị có trách nhiệm tổ chức thực hiện đúng nội dung theo Quy định này. UBND huyện, thị xã có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh và Sở Xây dựng định kỳ hàng năm (trước 15/12). Sở Xây dựng có trách nhiệm theo dõi kiểm tra và định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng .

2. Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn vướng mắc phải phản ánh kịp thời cho Sở Xây dựng tổng hợp để trình UBND tỉnh điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp và kịp thời./.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác