Quyết định 486/QĐ-HĐPTBVQG năm 2009 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia do Chủ tịch Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia ban hành
Quyết định 486/QĐ-HĐPTBVQG năm 2009 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia do Chủ tịch Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia ban hành
Số hiệu: | 486/QĐ-HĐPTBVQG | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia | Người ký: | Nguyễn Thiện Nhân |
Ngày ban hành: | 31/12/2009 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 486/QĐ-HĐPTBVQG |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia |
Người ký: | Nguyễn Thiện Nhân |
Ngày ban hành: | 31/12/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
HỘI
ĐỒNG PHÁT TRIỂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 486/QĐ-HĐPTBVQG |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2009 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG QUỐC GIA
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG QUỐC GIA
Căn cứ Quyết định số
153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự
21 của Việt Nam);
Căn cứ Quyết định số 248/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Hội đồng Phát
triển bền vững quốc gia;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các thành viên Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỦ
TỊCH |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 486/QĐ-HĐPTBVQG ngày 31 tháng 12 năm 2009 của
Chủ tịch Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia)
Điều 2. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
1. Hội đồng là cơ quan tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về xây dựng chiến lược phát triển bền vững, các hoạt động liên quan đến phát triển bền vững và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam theo định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Các thành viên của Hội đồng có trách nhiệm tham mưu do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức để triển khai kết luận của Thủ tướng Chính phủ về phát triển bền vững tại cơ quan, tổ chức mình và báo cáo kết quả việc triển khai ở cơ quan, tổ chức mình với Hội đồng.
3. Ý kiến tư vấn, đề xuất của Hội đồng được thảo luận tập thể và do chủ tọa cuộc họp kết luận. Chủ tọa tại cuộc họp Hội đồng là Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền.
4. Những vấn đề lớn, phức tạp, cần tổ chức việc tham khảo ý kiến các chuyên gia, các doanh nhân, các nhà khoa học trước khi đưa ra Hội đồng họp thảo luận.
5. Hoạt động của Hội đồng thông qua các cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG
Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng
1. Hội đồng có 4 Ủy ban chuyên môn:
a) Ủy ban phát triển bền vững về kinh tế do lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì;
b) Ủy ban phát triển bền vững về xã hội do lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì;
c) Ủy ban phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường do lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì;
d) Ủy ban về Thập kỷ giáo dục vì sự phát triển bền vững của Việt Nam do lãnh đạo Bộ Ngoại giao chủ trì.
2. Hội đồng gồm có Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng, các ủy viên Hội đồng và thường trực Hội đồng.
Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng:
a) Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của Hội đồng;
b) Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động của Hội đồng;
c) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng;
d) Chủ tọa các cuộc họp của Hội đồng, thường trực Hội đồng;
đ) Quyết định chương trình, nội dung làm việc của Hội đồng và các vấn đề cần xin ý kiến Hội đồng;
e) Quyết định thời gian, địa điểm tổ chức họp Hội đồng.
2. Các Phó Chủ tịch Hội đồng:
a) Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công;
b) Chủ tọa và kết luận các cuộc họp Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền;
c) Ký các văn bản trong phạm vi trách nhiệm được phân công và ký thay Chủ tịch những văn bản do Chủ tịch ủy nhiệm.
3. Phó Chủ tịch thường trực, ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều này, Phó Chủ tịch thường trực còn có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Giúp Chủ tịch Hội đồng điều hành Văn phòng phát triển bền vững;
- Giúp Chủ tịch Hội đồng chuẩn bị chương trình và nội dung các kỳ họp của Hội đồng.
Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Ủy viên Hội đồng
Ủy viên Hội đồng là người đại diện cho cơ quan, tổ chức tham gia thực hiện những nhiệm vụ của Hội đồng theo quy định của Quy chế này. Ủy viên Hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Chịu trách nhiệm trước Hội đồng về nội dung, kết quả thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công;
b) Tham dự đầy đủ các cuộc họp Hội đồng cũng như các hoạt động khác của Hội đồng;
c) Giữ gìn tài liệu và số liệu mật theo quy định chung của Nhà nước và của Hội đồng;
d) Chủ động đề xuất với Hội đồng những vấn đề cần điều chỉnh về cơ chế, chính sách đối với các hoạt động phát triển bền vững liên quan tới lĩnh vực mình đại diện;
đ) Được cung cấp những thông tin cần thiết kịp thời về các hoạt động của Hội đồng.
Riêng ủy viên Thư ký của Hội đồng (là Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư) còn có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Phối hợp công việc giữa các Ủy ban chuyên môn của Hội đồng và giữa các Ủy ban chuyên môn của Hội đồng với các Bộ, ngành, địa phương nhằm thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng;
- Giúp Hội đồng chuẩn bị, tổ chức và đảm bảo duy trì các hoạt động thường xuyên của Hội đồng.
Điều 6. Cơ cấu, nhiệm vụ của thường trực Hội đồng
1. Thường trực của Hội đồng gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Tổng thư ký Hội đồng.
2. Thường trực Hội đồng có các nhiệm vụ sau:
a) Thông qua dự thảo kế hoạch và chương trình công tác của Hội đồng;
b) Thông qua dự thảo chương trình nội dung công tác trình Hội đồng thảo luận tại các kỳ họp;
c) Giải quyết những vấn đề phát sinh đột xuất cần có ý kiến của tập thể mà không kịp tổ chức họp Hội đồng. Các ý kiến, kết luận của thường trực Hội đồng phải báo cáo với Hội đồng trong phiên họp gần nhất.
3. Thường trực Hội đồng họp thường kỳ 6 tháng một lần. Phó Chủ tịch thường trực và Tổng thư ký Hội đồng thường xuyên xem xét, kiểm tra tiến độ việc thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng.
2. Văn phòng Phát triển bền vững gồm Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và một số cán bộ chuyên trách.
Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng do Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ nhiệm.
3. Văn phòng phát triển bền vững là đơn vị tài chính cấp 2 quản lý kinh phí hoạt động của Hội đồng và Văn phòng Phát triển bền vững.
4. Quy chế làm việc của Văn phòng Phát triển bền vững do Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.
ỦY BAN CHUYÊN MÔN CỦA HỘI ĐỒNG
Điều 8. Cơ cấu tổ chức của các Ủy ban chuyên môn như sau:
1. Ủy ban phát triển bền vững về kinh tế do lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch, bao gồm các thành viên sau:
a) Lãnh đạo Bộ Tài chính;
b) Lãnh đạo Bộ Công Thương;
c) Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d) Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
đ) Lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
e) Lãnh đạo Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam;
g) Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;
h) Lãnh đạo Tổng công ty Viễn thông quân đội.
2. Ủy ban Phát triển bền vững về xã hội do lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Chủ tịch, bao gồm các thành viên sau:
a) Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Lãnh đạo Bộ Y tế;
c) Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ;
d) Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương;
đ) Lãnh đạo Viện Khoa học Xã hội Việt Nam;
e) Lãnh đạo Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
g) Lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
h) Lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
i) Lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam;
k) Lãnh đạo Hội Xã hội học Việt Nam.
3. Ủy ban phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Chủ tịch, bao gồm các thành viên sau:
a) Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
d) Lãnh đạo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội;
đ) Lãnh đạo Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
e) Lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam;
g) Lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam;
h) Lãnh đạo Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam;
i) Lãnh đạo Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.
4. Ủy ban về Thập kỷ giáo dục vì sự Phát triển bền vững của Việt Nam do Bộ Ngoại giao làm Chủ tịch, bao gồm các thành viên sau:
a) Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
c) Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông;
d) Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường;
đ) Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ;
e) Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
g) Lãnh đạo Bộ Tài chính;
h) Lãnh đạo Viện Khoa học Xã hội Việt Nam;
i) Lãnh đạo Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
k) Tổng thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.
Điều 9. Nhiệm vụ của các Ủy ban chuyên môn
1. Ủy ban phát triển bền vững về kinh tế
- Tham mưu cho Hội đồng xây dựng định hướng chiến lược, kế hoạch phát triển bền vững về các lĩnh vực kinh tế liên quan đến các Bộ, ngành, địa phương;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan phân tích, đánh giá tổng quan vị trí, vai trò các yếu tố động của các ngành kinh tế đối với việc phát triển bền vững;
- Đề xuất các cơ chế, phương án tổ chức, hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, dự án tổng thể về lĩnh vực kinh tế nhằm thực hiện Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam. Tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo kết quả với Chủ tịch Hội đồng;
- Đề xuất những nội dung cần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về phát triển kinh tế bền vững;
- Đề xuất những sáng kiến mới, các cơ chế chính sách, các quy trình điều hành, phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương thuộc lĩnh vực kinh tế nhằm thúc đẩy thực thi có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.
2. Ủy ban phát triển bền vững về xã hội
- Tham mưu cho Hội đồng xây dựng định hướng chiến lược, kế hoạch phát triển bền vững trong các lĩnh vực văn hóa – xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế, các hoạt động xã hội liên quan đến các Bộ, ngành, địa phương;
- Đề xuất các cơ chế, phương án tổ chức, hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, dự án về lĩnh vực xã hội nhằm thực hiện Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam;
- Tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo kết quả triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững về lĩnh vực văn hóa – xã hội với Chủ tịch Hội đồng;
- Đề xuất những nội dung cần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về phát triển xã hội bền vững.
3. Ủy ban phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường
- Tham mưu cho Hội đồng hướng dẫn xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển bền vững trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
- Đề xuất các cơ chế, phương án tổ chức; hướng dẫn việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo kết quả với Chủ tịch Hội đồng;
- Đề xuất những nội dung cần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường;
- Đề xuất những sáng kiến thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường nhằm thúc đẩy việc thực thi có hiệu quả các mục tiêu khai thác hợp lý, bền vững về tài nguyên và môi trường.
4. Ủy ban về Thập kỷ Giáo dục vì sự phát triển bền vững của Việt Nam
- Tham mưu cho Hội đồng trong định hướng hoạt động của Việt Nam trong khuôn khổ thập kỷ Giáo dục vì sự phát triển bền vững của Liên hiệp quốc từ năm 2005 đến 2014;
- Phối hợp và tư vấn cho Hội đồng về các vấn đề liên quan đến định hướng chiến lược, chính sách và chương trình thực hiện trong lĩnh vực giáo dục vì sự phát triển bền vững;
- Phối hợp các Bộ, ngành liên quan thúc đẩy chương trình hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO, các hoạt động trong khuôn khổ thập kỷ Giáo dục vì sự phát triển bền vững;
- Đề xuất các phương án tổ chức, hướng dẫn và thúc đẩy việc thực hiện chương trình, dự án tổng thể về lĩnh vực giáo dục nhằm thực hiện Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam;
- Tổng hợp và định kỳ báo cáo với Chủ tịch Hội đồng về tình hình hoạt động trong khuôn khổ thập kỷ Giáo dục vì sự phát triển bền vững và hợp tác với UNESCO;
- Đề xuất các nội dung tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về giáo dục vì sự phát triển bền vững.
PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG VÀ CÁC ỦY BAN CHUYÊN MÔN
1. Hội đồng họp thường kỳ hai lần một năm. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể triệu tập kỳ họp bất thường. Cuộc họp bất thường cần có ít nhất 1/2 số lượng Ủy viên Hội đồng tham gia. Sản phẩm của Hội đồng hàng năm là các báo cáo Thủ tướng Chính phủ (vào tháng 4 và tháng 10 hàng năm) và các hoạt động cấp quốc gia khác. Báo cáo của Hội đồng trình Thủ tướng Chính phủ cần nêu rõ các vấn đề: công tác quy hoạch và lập kế hoạch theo hướng phát triển bền vững, các kiến nghị chính sách cần sửa đổi bổ sung; trình Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai các hoạt động nhằm hướng tới phát triển bền vững; kiến nghị chính sách mới.
2. Ý kiến của thành viên Hội đồng, kết luận của Chủ tịch Hội đồng được ghi thành nghị quyết.
3. Tùy theo nội dung của kỳ họp, Chủ tịch Hội đồng có thể mời một số tổ chức, cá nhân liên quan dự họp.
4. Tài liệu của các kỳ họp Hội đồng do Văn phòng Phát triển bền vững gửi các thành viên Hội đồng trước khi họp chậm nhất là 7 ngày, trừ các kỳ họp bất thường.
Điều 12. Kỳ họp của Ủy ban chuyên môn
1. Ủy ban chuyên môn định kỳ hai lần một năm.
2. Ý kiến của thành viên Ủy ban được tổng hợp báo cáo Chủ tịch Hội đồng.
3. Văn phòng Phát triển bền vững có trách nhiệm chuẩn bị tài liệu, làm thư ký cuộc họp Ủy ban.
1. Quan hệ giữa các Ủy ban chuyên môn
Các Ủy ban chuyên môn có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ đã được quy định tại Điều 12 của Quy chế này. Quan hệ giữa các Ủy ban chuyên môn là trao đổi và cung cấp thông tin cho nhau về kết quả nghiên cứu và những vấn đề liên quan theo định kỳ hàng quý (tháng cuối cùng của quý). Các Ủy ban có trách nhiệm trả lời, cung cấp thông tin, tư liệu theo đúng nội dung và thời hạn do các Ủy ban khác yêu cầu.
2. Văn phòng Phát triển bền vững giúp việc hành chính hậu cần cho các Ủy ban chuyên môn.
Điều 14. Quan hệ làm việc của Hội đồng với các Bộ, ngành, địa phương
1. Hội đồng phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương về những vấn đề liên quan đến Phát triển bền vững của đất nước.
2. Hàng năm, Hội đồng thông báo, phổ biến thông tin và định hướng phát triển bền vững cho các Bộ, ngành, địa phương.
3. Các Bộ, ngành, địa phương cung cấp các thông tin, tài liệu về phát triển bền vững theo yêu cầu của Hội đồng.
Điều 15. Kinh phí của Hội đồng
1. Hội đồng được sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định hiện hành.
2. Kinh phí của Hội đồng được chi và thanh quyết toán theo những quy định của Nhà nước.
3. Kinh phí hoạt động của Hội đồng do Văn phòng phát triển bền vững dự trù và tổng hợp trong ngân sách cấp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Riêng kinh phí hoạt động của Ủy ban về Thập kỷ Giáo dục vì sự phát triển bền vững của Việt Nam sẽ do ngân sách nhà nước đảm bảo và từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định hiện hành và được dự toán trong ngân sách của Bộ Ngoại giao.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây