Quyết định 481/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch sử dụng cát, sỏi xây dựng đến năm 2015 của tỉnh Tuyên Quang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
Quyết định 481/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch sử dụng cát, sỏi xây dựng đến năm 2015 của tỉnh Tuyên Quang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
Số hiệu: | 481/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tuyên Quang | Người ký: | Chẩu Văn Lâm |
Ngày ban hành: | 23/12/2011 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 481/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tuyên Quang |
Người ký: | Chẩu Văn Lâm |
Ngày ban hành: | 23/12/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 481/QĐ-UBND |
Tuyên Quang, ngày 23 tháng 12 năm 2011 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH SỬ DỤNG CÁT, SỎI XÂY DỰNG ĐẾN NĂM 2015 CỦA TỈNH TUYÊN QUANG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Quốc hội số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản; Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 21/01/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005;
Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Chỉ thị số 29/2008/CT-TTg ngày 02/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, vận chuyển tiêu thụ khoáng sản;
Căn cứ Thông tư số 11/2007/TT-BXD ngày 11/12/2007 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 100/2008/QĐ-TTg ngày 15/7/2008 của Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 47/2005/QĐ-UBND ngày 29/4/2005 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 48/2005/QĐ-UBND ngày 29/4/2005 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 70/QĐ-UB ngày 04/9/2004 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông tỉnh đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020; Quyết định số 700/QĐ-UBND ngày 23/12/2008 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 37/2006/QĐ-UBND ngày 26/7/2006 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 10/7/2008 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;
Căn cứ Quyết định số 31/2007/QĐ-UBND ngày 05/9/2007 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng và phát triển thủy lợi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 22/2009/QĐ-UBND ngày 27/11/2009 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 5, Điều 1 Quyết định số 31/2007/QĐ-UBND ngày 05/9/2007;
Căn cứ Quyết định số 13/2007/QĐ-UBND ngày 25/5/2007 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành và tổ chức, cá nhân trong quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;
Căn cứ Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 17/4/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt khu vực cấm, tạm cấm và hạn chế hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;
Căn cứ Quyết định số 24/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, có xét đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 13/2009/QĐ-UBND ngày 15/9/2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020 của tỉnh Tuyên Quang;
Căn cứ Công văn số 5202/VPCP-KTN ngày 31/07/2009 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành lập quy hoạch sử dụng cát, sỏi xây dựng trên địa bàn, có các chế tài cụ thể để quản lý chặt chẽ việc khai thác cát xây dựng, ngăn chặn việc khai thác trái phép, không phép, Công văn số 6222/VPCP-KTN ngày 06/9/2011 của Văn phòng Chính phủ về việc quản lý hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông và khai thác, sử dụng nước dưới đất;
Căn cứ Công văn số 1282/BXD-VLXD ngày 31/8/2009 của Bộ Xây dựng về việc triển khai quy hoạch sử dụng cát sỏi xây dựng trên địa bàn các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Kết luận số 40-KL/TU ngày 30/9/2011 của Tỉnh ủy Tuyên Quang thông báo kết luận Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy (kỳ thứ 11);
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 381/TTr-SXD ngày 13/12/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng cát, sỏi xây dựng đến năm 2015 của tỉnh Tuyên Quang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch sử dụng cát, sỏi xây dựng đến năm 2015 của tỉnh Tuyên Quang, với các nội dung chủ yếu như sau:
a) Xác định các khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác, các khu vực cấm khai thác để sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên cát, sỏi làm vật liệu xây dựng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhằm bảo vệ an toàn đê điều, công trình xây dựng, cảnh quan môi trường, khắc phục tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép.
b) Làm căn cứ cho công tác quản lý tài nguyên cát, sỏi làm vật liệu xây dựng và là cơ sở cho định hướng thăm dò, khai thác đến năm 2015; xây dựng kế hoạch thăm dò, khai thác để phục vụ nhu cầu xây dựng trong và ngoài tỉnh.
a) Quan điểm về thăm dò khoáng sản:
- Khảo sát, thăm dò cát, sỏi xây dựng làm căn cứ pháp lý cho công tác quản lý cấp phép khai thác các mỏ cát, sỏi nhằm đáp ứng yêu cầu về vật liệu xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2015.
- Quy hoạch sử dụng cát, sỏi phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản và các quy hoạch của các ngành, lĩnh vực khác của tỉnh Tuyên Quang đã phê duyệt.
b) Quan điểm về sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên:
- Khoanh vùng các mỏ cát, sỏi trên cơ sở chất lượng và lĩnh vực sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường; dự báo tiềm năng về trữ lượng nhằm đảm bảo nguồn vật liệu xây dựng trong giai đoạn tiếp theo.
- Các mỏ cát, sỏi được lựa chọn đưa vào thăm dò, khai thác không nằm trong phạm vi cấm hoạt động khoáng sản. Khi đi vào khai thác phải đảm bảo không ảnh hưởng tới sự ổn định của lòng sông, đê điều, không ảnh hưởng đến an toàn của các công trình và giao thông đường thuỷ.
- Xây dựng phương án khai thác hợp lý và hiệu quả nhằm sử dụng cát, sỏi xây dựng đúng mục đích, giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đến môi trường, cảnh quan thiên nhiên và thất thoát khoáng sản.
c) Quan điểm về phát huy mọi nguồn lực để thăm dò, khai thác:
- Huy động nguồn vốn và phát huy năng lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia thăm dò, khai thác cát, sỏi theo quy định của pháp luật.
- Phát huy năng lực khoa học kỹ thuật, nguồn nhân lực và tính chủ động của các tổ chức có chức năng để khảo sát, thăm dò, khai thác cát, sỏi làm vật liệu xây dựng.
d) Quan điểm về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững:
- Áp dụng các quy trình công nghệ thăm dò, công nghệ khai thác tiên tiến nhằm giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường, thực hiện việc hoàn trả lại mặt bằng sau khi khai thác khoáng sản và phục hồi môi trường hoặc cải tạo các khu vực đã hoàn thành việc khai thác.
- Phát triển công nghiệp thăm dò, khai thác cát, sỏi làm vật liệu xây dựng phải phù hợp với quy định bảo vệ các di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ, các công trình văn hoá có giá trị và khu du lịch; bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.
- Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng cát, sỏi xây dựng là quy hoạch định hướng, quy hoạch mở, do vậy trong quá trình thực hiện luôn cần có sự bổ sung, điều chỉnh kịp thời và cập nhật, hoàn thiện qua từng giai đoạn.
3. Tiềm năng tài nguyên cát, sỏi xây dựng tỉnh Tuyên Quang
a) Tổng số mỏ cát, sỏi trên các sông, suối trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang gồm: 55 khu vực mỏ (48 khu vực mỏ trên các tuyến sông; 07 khu vực mỏ trên các tuyến suối).
Trong đó:
- Khu vực đã thăm dò (cát, sỏi lòng sông): 31 khu vực;
- Khu vực đang thăm dò (cát, sỏi lòng sông): 02 khu vực;
- Khu vực chưa thăm dò (cát, sỏi lòng sông): 15 khu vực;
- Khu vực đã khảo sát (cát, sỏi lòng suối): 02 khu vực;
- Khu vực đang khảo sát (cát, sỏi lòng suối): 04 khu vực;
- Khu vực chưa khảo sát (cát, sỏi lòng suối): 01 khu vực.
b) Tổng trữ lượng tiềm năng cát, sỏi dự tính: 66.914.523 m3.
Trong đó:
- Trữ lượng đã cấp phép thăm dò: 47.180.522 m3;
- Trữ lượng chưa cấp phép thăm dò: 16.547.595 m3;
- Trữ lượng bồi lắng hàng năm: 3.186.406 m3;
(Tổng hợp tiềm năng cát, sỏi xây dựng tỉnh Tuyên Quang theo Phụ lục 1)
a) Quy hoạch khảo sát, thăm dò các mỏ cát, sỏi xây dựng đến năm 2015:
Trong thời gian tới, tiếp tục đẩy mạnh công tác khảo sát, thăm dò cát, sỏi xây dựng trên các sông, suối; dự kiến đến hết năm 2012 cơ bản hoàn thành công tác thăm dò tại tất cả các khu mỏ chưa được thăm dò trên các sông, suối thuộc địa phận tỉnh Tuyên Quang.
Phương án quy hoạch thăm dò các mỏ cát, sỏi xây dựng giai đoạn 2011 - 2015 như sau:
- Thăm dò 17 khu vực mỏ cát, sỏi chưa được thăm dò còn lại trên 3 sông (sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy), thời gian thực hiện: năm 2011 - 2012.
- Khảo sát địa hình, địa chất, đánh giá trữ lượng, chất lượng tại 05 khu vực mỏ cát, sỏi trên các suối lớn, thời gian thực hiện: năm 2011 - 2012.
- Tổng trữ lượng quy hoạch khảo sát, thăm dò: 19.574.898 m3.
- Tổng vốn đầu tư cho công tác thăm dò (đơn giá khai thác dự tính khoảng 200 đồng/m3): 3,915 tỷ đồng.
(Tổng hợp phương án quy hoạch thăm dò theo Phụ lục 2.1; phương án quy hoạch chi tiết theo Phụ lục 2.2).
b) Quy hoạch khai thác các mỏ cát, sỏi đến năm 2015: Nâng công suất khai thác hiện nay của các doanh nghiệp tại các địa bàn trong tỉnh từ 1.291.000m3/năm (năm 2010) lên 1.746.000m3/năm (năm 2015), cụ thể:
- Giữ nguyên công suất khai thác theo các giấy phép khai thác đã cấp (28 giấy phép) tại 26 khu mỏ đang khai thác hiện nay, với tổng công suất 1.291.000 m3/năm.
- Cấp giấy phép khai thác mới tại 29 khu vực mỏ còn lại trên các tuyến sông, suối, với tổng công suất 455.000m3/năm.
- Tổng trữ lượng quy hoạch khai thác: 7.885.631 m3.
- Tổng trữ lượng dự trữ cho giai đoạn sau: 59.028.892m3.
- Tổng vốn đầu tư cho công tác khai thác (đơn giá khai thác dự tính khoảng 40.000 đồng/m3): 315,425 tỷ đồng.
(Tổng hợp phương án quy hoạch khai thác theo Phụ lục 3.1; phương án quy hoạch chi tiết theo Phụ lục 3.2)
c) Quy hoạch các bến bãi tập kết cát, sỏi: Quy hoạch các bến bãi tập kết cát, sỏi phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Về vị trí: Khu vực quy hoạch các bến bãi tập kết cát, sỏi phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của các xã, phường, thị trấn tại nơi có bến bãi và phải phù hợp với các quy hoạch có liên quan khác đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; không được nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ đường bờ, hành lang bảo vệ các công trình thủy lợi, cầu, cống, đê, kè, bến đò trên sông. Hệ thống đường giao thông trong khu vực phải đáp ứng được tải trọng của các phương tiện vận chuyển cát, sỏi.
- Về diện tích: Diện tích bến bãi phải phù hợp với công suất khai thác theo giấy phép được cấp.
- Về điều kiện địa hình, địa chất: phải có nền đất ổn định, có địa hình tương đối bằng phẳng, có khả năng thoát nước tốt, thuận lợi cho việc rung chuyển từ dưới sông lên bờ và vận chuyển từ bãi tập kết đến nơi tiêu thụ.
d) Các khu vực cấm, hạn chế khai thác cát, sỏi xây dựng:
- Các khu vực cấm khai thác cát, sỏi xây dựng:
+ Khu vực cấm thăm dò, khai thác theo Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 17/4/2008 của UBND tỉnh Tuyên Quang: khu vực ngã ba sông Lô - Gâm thuộc địa bàn xã Tân Long, huyện Yên Sơn, diện tích 1,2 km2, gần đường quốc lộ 37B;
+ Các khu vực chưa được cấp phép thăm dò, khai thác;
+ Các khu vực nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đê điều, đường bờ dọc theo các sông và hành lang bảo vệ an toàn của bãi bồi trên sông; những điểm thường xảy ra sạt lở hoặc khu vực có nguy cơ sạt lở cao; khu vực nằm trong hành lang bảo vệ các công trình thủy lợi, kè sông suối, cống, các cầu bắc qua sông; khu vực nằm trong phạm vi hoạt động của các bến đò, bến cảng, bến phà, trạm thủy văn; khu vực có các điểm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Các khu vực hạn chế khai thác cát, sỏi xây dựng: Khu vực hạn chế khai thác là các khu vực có tuyến sông chảy qua nằm trong địa bàn thành phố Tuyên Quang, các thị trấn huyện lỵ, các khu vực có dự án xây dựng kè bảo vệ bờ sông, các khu vực có các tuyến đê phòng lũ.
+ Sông Lô: Đoạn chảy qua thành phố Tuyên Quang từ cầu Tân Hà đến hết soi Tình Húc, dài khoảng 8 km và khu vực xây dựng kè bảo vệ tại xã An Khang dài khoảng 0,5 km; đoạn chảy qua thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên, từ khu Bắc Mục đến khu Bắc Yên dài khoảng 1,6 km; các khu vực có các tuyến đê phòng lũ thuộc địa bàn các xã: Vĩnh Lợi, Cấp Tiến, Đông Thọ, Quyết Thắng Vân Sơn, Hồng Lạc, Sầm Dương, Lâm Xuyên (huyện Sơn Dương) và các xã An Khang, Thái Long (thành phố Tuyên Quang).
+ Sông Gâm: Đoạn từ chân đập thủy điện Tuyên Quang về phía hạ lưu dài khoảng 2 km thuộc địa bàn thị trấn huyện lỵ Na Hang; đoạn chảy qua thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa dài khoảng 2 km.
+ Sông Phó Đáy: Các khu vực có kè bảo vệ bờ sông trong phạm vi khu di tích lịch sử ATK thuộc huyện Yên Sơn, huyện Sơn Dương và khu vực chảy qua thị trấn Sơn Dương.
e) Định hướng sử dụng tài nguyên cát, sỏi xây dựng:
- Trong quá trình khai thác phải sử dụng công nghệ sàng, tuyển thích hợp, đảm bảo tận thu tối đa các thành phần cát, sỏi có theo từng cỡ hạt, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế thấp nhất lượng phế thải trong quá trình khai thác.
- Việc sử dụng cát, sỏi phải đúng mục đích, phù hợp với tính chất công nghệ và chỉ tiêu kỹ thuật của từng loại cát, sỏi, không được sử dụng cát, sỏi có chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn làm cốt liệu cho bê tông và vữa xây dựng để làm vật liệu san lấp hoặc vào các mục đích không phù hợp khác.
- Mọi hoạt động khai thác, kinh doanh cát, sỏi xây dựng phải tuân thủ theo đúng pháp luật. Mua bán, vận chuyển và sử dụng cát, sỏi xây dựng (kể cả các công trình của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không sử dụng ngân sách nhà nước) phải có nguồn gốc hợp pháp, có hóa đơn, chứng từ theo quy định để chứng minh đã nộp đầy đủ các loại phí và các loại thuế theo quy định.
5. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
a) Giải pháp về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước:
- Triển khai quy hoạch tới các cấp, các ngành; thông báo rộng rãi quy trình, thủ tục hành chính cấp giấy phép thăm dò, khai thác cát, sỏi xây dựng; tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lĩnh vực khoáng sản, vật liệu xây dựng để các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân biết và thực hiện.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thăm dò, khai thác, kinh doanh và sử dụng cát, sỏi xây dựng, bảo đảm hiệu quả, đúng quy định.
- Xây dựng các quy chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong tỉnh trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thăm dò, khai thác, kinh doanh và sử dụng cát, sỏi xây dựng nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước tại địa phương.
- Tổ chức cắm biển báo các khu vực cấm khai thác; khống chế tối đa chiều sâu khai thác cát, sỏi xây dựng dưới lòng sông; bàn giao các khu vực được thăm dò, khai thác và các nơi nghiêm cấm khai thác cho cấp xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý, bảo vệ theo quy định.
- Chỉ cấp giấy phép thăm dò, khai thác cát, sỏi xây dựng cho tổ chức, cá nhân có đủ năng lực theo quy định của pháp luật. Việc cấp phép khai thác cần quy định rõ về công suất, thời gian hoạt động, quy định chủng loại và số lượng, thông số kỹ thuật chính của thiết bị được sử dụng để thăm dò, khai thác.
- Nghiên cứu, xây dựng quy chế phối hợp với các tỉnh lân cận (Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang) trong công tác quản lý thăm dò, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên cát, sỏi xây dựng tại các khu vực tiếp giáp giữa 2 tỉnh. Theo đó, cần có giải pháp phân định rõ gianh giới, cắm mốc để xác định các khu mỏ thuộc thẩm quyền quản lý của mỗi tỉnh trong các khu vực này. Đồng thời, cần quy định rõ vị trí hoạt động khai thác của từng doanh nghiệp trên mỗi khu mỏ và khoảng cách hoạt động giữa các doanh nghiệp trong khu vực mỏ tiếp giáp nhau, tránh xảy ra tình trạng tranh chấp trong khai thác, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Tổ chức điều tra, thống kê các tổ chức, cá nhân đang khai thác, kinh doanh cát, sỏi xây dựng trên địa bàn để quản lý và yêu cầu lập quy hoạch bến bãi tập kết, kinh doanh cát sỏi xây dựng theo quy định của pháp luật.
b) Giải pháp chính sách:
- Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến công tác thăm dò, khai thác kinh doanh cát, sỏi xây dựng; xây dựng các phương án, kế hoạch đấu thầu các khu vực thăm dò, khai thác các mỏ cát, sỏi xây dựng.
- Có chính sách khuyến khích đầu tư về thiết bị, công nghệ khai thác, chế biến nhằm khai thác triệt để nguồn tài nguyên cát, sỏi xây dựng.
- Hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị cho địa phương tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các hoạt động khai thác cát, sỏi xây dựng trái phép trên địa bàn.
- Thực hiện cơ chế khen thưởng cho người dân khi phát hiện các trường hợp vi phạm và báo tin cho các cấp chính quyền xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
c) Giải pháp về vốn:
- Nguồn vốn cho thăm dò, khai thác cát, sỏi xây dựng chủ yếu từ vốn của các doanh nghiệp được cấp phép thăm dò, khai thác.
- Ngân sách của tỉnh đầu tư cho việc khoanh vùng, cắm biển báo các khu vực cấm thăm dò, khai thác để giao cho địa phương quản lý, bảo vệ.
- Công bố rộng rãi danh mục, tài nguyên các mỏ đã được quy hoạch thăm dò, khai thác trên địa bàn các tỉnh để kêu gọi đầu tư thăm dò và tổ chức khai thác phục vụ công nghiệp vật liệu xây dựng.
d) Giải pháp về công nghệ và môi trường:
- Áp dụng các quy trình công nghệ thăm dò, khai thác phải phù hợp với đặc điểm cấu tạo mỏ, điều kiện khai thác và chiều sâu khai thác theo thiết kế của từng mỏ, đảm bảo nâng cao tối đa hệ số thu hồi khoáng sản, nâng cao chất lượng của sản phẩm.
- Ưu tiên sử dụng công nghệ khai thác bằng phương tiện tàu hút hoặc công nghệ tiên tiến khác ít gây tác động đến môi trường.
- Không được phép khai thác bằng phương tiện tàu cuốc, gầu quăng để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường và tránh việc lợi dụng khai thác cát, sỏi để khai thác vàng sa khoáng trái phép. Chỉ cho phép sử dụng các phương tiện này khi xác định địa chất khu vực khai thác đảm bảo an toàn tuyệt đối và không thể sử dụng được phương tiện tàu hút hoặc các phương tiện khác.
- Các dự án trước khi cấp phép khai thác đều phải thực hiện nghiêm việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc lập bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Trong quá trình hoạt động phải thực hiện nghiêm các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, định kỳ quan trắc, phân tích các thông số ô nhiễm. Thực hiện nghiêm túc việc hoàn thổ, phục hồi môi trường các mỏ cát, sỏi sau khai thác.
- Chỉ cho phép các phương tiện hoạt động khai thác cát, sỏi xây dựng vào ban ngày để thuận tiện cho việc quản lý, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng, hạn chế ảnh hưởng của tiếng ồn do quá trình khai thác đến đời sống của nhân dân và tránh việc khai thác trái phép.
- Công bố quy hoạch, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt theo quy định; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; định kỳ rà soát, đề xuất bổ sung, sửa đổi quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu thực tế;
- Tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các dự án khai thác cát, sỏi xây dựng trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, công nghệ khai thác đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu, soạn thảo và trình UBND tỉnh ban hành các văn bản về lĩnh vực quản lý vật liệu xây dựng tại địa phương, gồm: Quy định về quản lý vật liệu xây dựng; Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện các dự án đầu tư thuộc ngành công nghiệp vật liệu xây dựng; Quy định về điều kiện, năng lực hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực vật liệu xây dựng; Quy chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thăm dò, khai thác, kinh doanh và sử dụng cát, sỏi xây dựng nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước tại địa phương.
- Phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan trong công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm các tổ chức, cá nhân hoạt động trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng cát, sỏi xây dựng trên địa bàn tỉnh.
- Báo cáo Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ, hàng năm về tình hình hoạt động quy hoạch sử dụng cát, sỏi xây dựng trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Công bố danh mục các mỏ đã được điều tra, thăm dò, các khu vực chưa được thăm dò. Tổ chức thẩm định hồ sơ xin cấp phép, trình UBND tỉnh cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi xây dựng theo quy hoạch, đúng quy định của pháp luật.
- Tổ chức khoanh vùng, cắm biển báo các khu vực cấm khai thác để giao cho địa phương quản lý, bảo vệ.
- Thường xuyên cập nhật về số lượng và trữ lượng các mỏ đang thăm dò, khai thác. Tổ chức kiểm kê đối với các mỏ đã thăm dò trữ lượng và đã đưa vào khai thác.
- Tăng cường công tác thanh tra, đẩy mạnh công tác hậu kiểm, phát hiện kịp thời và xử lý theo pháp luật đối với các hành vi vi phạm trong quản lý cũng như trong các hoạt động thăm dò, khai thác cát, sỏi xây dựng. Xử lý kiên quyết các trường hợp khai thác trái phép hoặc lợi dụng khai thác cát, sỏi xây dựng để khai thác vàng sa khoáng.
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm quản lý tốt nguồn tài nguyên khoáng sản, kiểm soát được sản lượng khai thác thực tế của các đơn vị được cấp phép khai thác, tránh thất thoát tài nguyên và thất thu ngân sách từ các hoạt động khai thác, kinh doanh cát, sỏi xây dựng.
- Nghiên cứu, đề xuất phương án xây dựng quy chế phối hợp với các tỉnh lân cận trong công tác quản lý thăm dò, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên cát, sỏi xây dựng tại các khu vực tiếp giáp giữa 2 tỉnh.
- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế khen thưởng cho người dân khi phát hiện các trường hợp vi phạm và báo tin cho các cấp chính quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Nghiên cứu chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho các dự án đầu tư khai thác cát, sỏi xây dựng trên địa bàn tỉnh phát triển, đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch; bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để thực hiện việc khoanh vùng, cắm biển báo các khu vực cấm hoạt động thăm dò, khai thác cát, sỏi.
b) Sở Giao thông Vận tải:
- Tổ chức kiểm tra, xử lý các phương tiện khai thác, vận chuyển cát, sỏi trên sông và trên đường bộ vi phạm các quy định về an toàn giao thông.
- Kiểm tra, xử lý việc thực hiện các biện pháp an toàn giao thông trong khai thác, kinh doanh cát, sỏi xây dựng; điều kiện, tiêu chuẩn của người điều khiển, vận hành phương tiện đường thủy, đường bộ.
- Phối hợp với các ngành kiểm tra, xử lý những trường hợp tàu, thuyền, phương tiện khai thác neo đậu không đúng vị trí, không đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định.
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý những trường hợp khai thác, tập kết cát, sỏi xây dựng vi phạm hành lang an toàn các công trình thủy lợi và hệ thống đê điều.
d) Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ: Có trách nhiệm quản lý thanh tra, kiểm tra điều kiện hoạt động về thiết bị, công nghệ trong khai thác và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở khai thác cát, sỏi xây dựng.
đ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Có trách nhiệm quản lý, thanh tra, kiểm tra việc bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động trong hoạt động khai thác của các cơ sở khai thác cát, sỏi xây dựng.
e) Công an tỉnh:
- Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy, đường bộ, Cảnh sát môi trường tăng cường công tác tuần tra, xử lý các phương tiện, chủ phương tiện hoạt động khai thác, vận chuyển cát, sỏi không đúng các quy định về an toàn giao thông, vận chuyển cát, sỏi xây dựng không có nguồn gốc hợp pháp; xử lý nghiêm các cơ sở khai thác gây ô nhiễm môi trường.
- Nghiên cứu, đề xuất phương án xây dựng trạm kiểm soát giao thông đường thủy cố định và lựa chọn khu vực dùng để neo đậu các phương tiện tầu, thuyền vận chuyển vi phạm bị thu giữ trên địa bàn các huyện, thành phố.
- Bố trí trạm kiểm soát thường trực 24h/24h trên tuyến sông Lô và khu vực neo đậu phương tiện hoạt động khai thác, vận chuyển cát, sỏi tại khu vực tiếp giáp với tỉnh Phú Thọ (các xã Hồng Lạc, Sầm Dương, Lâm Xuyên) để kiểm soát được việc vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi xây dựng của các cơ sở khai thác trong khu vực này.
g) Cục thuế tỉnh: Có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc kê khai và nộp các loại thuế và phí trong hoạt động thăm dò, khai thác, kinh doanh cát, sỏi xây dựng của các doanh nghiệp, đảm bảo quản lý triệt để và chặt chẽ sản lượng cát sỏi khai thác tiêu thụ nhằm tránh thất thoát thu ngân sách; xử lý nghiêm các trường hợp kê khai, báo cáo không đúng số liệu và các hành vi gian lận khác.
4. UBND huyện, thành phố Tuyên Quang
- Quản lý quy hoạch sử dụng cát sỏi xây dựng của tỉnh trên địa bàn huyện, thành phố đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bảo vệ các mỏ cát, sỏi xây dựng trên địa bàn khi mỏ chưa có đơn vị được cấp phép khai thác và các khu vực cấm khai thác, ngăn ngừa tình trạng khai thác trái phép.
- Tăng cường, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong hoạt động thăm dò, khai thác trên địa bàn theo thẩm quyền, bảo đảm an ninh, trật tự xã hội tại địa phương.
- Thường xuyên kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các cơ sở tập kết, kinh doanh cát sỏi trái phép trên địa bàn.
- Tổ chức quản lý, giám sát các hoạt động thăm dò, khai thác các mỏ cát, sỏi xây dựng trên địa bàn và công tác phục hồi môi trường sau khi khai thác.
- Kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm trong việc sử dụng cát, sỏi xây dựng trên địa bàn không đúng mục đích và không chứng minh được nguồn gốc khai thác hợp pháp.
6. Các tổ chức, cá nhân hoạt động thăm dò, khai thác, kinh doanh và sử dụng cát, sỏi xây dựng
- Các tổ chức, cá nhân hoạt động thăm dò, khai thác cát, sỏi phải đáp ứng điều kiện năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật về khoáng sản và vật liệu xây dựng.
- Khi khảo sát, thăm dò phải lập đề án, báo cáo khảo sát, thăm dò theo đúng các quy định hiện hành và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt trước khi thực hiện.
- Khi xin cấp giấy phép khai thác cát, sỏi xây dựng phải lập dự án, lập thiết kế cơ sở khai thác mỏ theo quy định. Thiết kế cơ sở khai thác mỏ phải được Sở Xây dựng và các cơ sở quản lý chuyên ngành thẩm định; chủ đầu tư phê duyệt trước khi trình UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác.
- Sau khi được cấp giấy phép khai thác, chủ đầu tư phải lập thiết kế kỹ thuật khai thác mỏ, tổ chức thẩm định và phê duyệt theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước; hồ sơ thiết kế kỹ thuật - dự toán khai thác mỏ gửi về Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên và Môi trường trước khi tiến hành khai thác. Thiết kế kỹ thuật phải phù hợp với thiết kế cơ sở và dự án khai thác mỏ đã được thẩm định và phê duyệt.
- Các dự án khai thác phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc lập bản cam kết bảo vệ môi trường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định.
- Khi tiến hành các hoạt động khai thác phải thực hiện đúng dự án, thiết kế được duyệt: Khai thác đúng theo thiết kế mỏ, chiều sâu khai thác, không được khai thác ngoài khu vực được cấp giấy phép; thực hiện việc cắm các loại mốc giới, phao tiêu, biển báo tại khu vực được cấp giấy phép khai thác theo quy định; thực hiện đúng phương án đảm bảo an toàn giao thông được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, không được thải phế liệu trong quá trình khai thác xuống lòng sông, lòng suối gây cản trở dòng chảy; sử dụng phương tiện đúng số hiệu và số lượng phương tiện cho phép để khai thác; phương tiện khai thác, vận chuyển phải có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện; giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện; vị trí neo đậu phương tiện khai thác phải nằm ngoài phạm vi các hành lang bảo vệ an toàn và phải đảm bảo khoảng cách an toàn theo độ sâu khai thác tính từ các hành lang an toàn đến vị trí khai thác.
- Các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác cát, sỏi phải lập quy hoạch bến bãi tập kết cát, sỏi xây dựng theo đúng quy định của pháp luật.
- Việc mua bán, vận chuyển, sử dụng cát, sỏi xây dựng phải có nguồn gốc hợp pháp, có hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ, đảm bảo trung thực các số liệu về hoạt động thăm dò, khai thác theo quy định. Định kỳ 6 tháng, một năm, các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác cát, sỏi phải gửi bản đồ hiện trạng.
Điều 3. Sở Xây dựng căn cứ vào quan điểm, mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể trong quy hoạch sử dụng cát, sỏi xây dựng để theo dõi, chỉ đạo thực hiện. Hàng năm tổ chức đánh giá việc thực hiện quy hoạch, đề xuất các nội dung cần điều chỉnh, báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây