Quyết định 48/2001/QĐ-BNN-KHCN về tiêu chuẩn ngành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Quyết định 48/2001/QĐ-BNN-KHCN về tiêu chuẩn ngành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 48/2001/QĐ-BNN-KHCN | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Ngô Thế Dân |
Ngày ban hành: | 26/04/2001 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 48/2001/QĐ-BNN-KHCN |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Ngô Thế Dân |
Ngày ban hành: | 26/04/2001 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/2001/QĐ-BNN-KHCN |
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2001 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGÀNH
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01-11-1995 của chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ;
Căn cứ Nghị định 86/CP ngày 08 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá;
Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành các tiêu chuẩn ngành về "Phương pháp phân tích cây trồng sau:
- 10TCN 449-2001 : Nguyên tắc chung về lấy mẫu và chuẩn bị mẫu để xác định một số nguyên tố
- 10TCN 450-2001 : Phương pháp phân hủy mẫu để xác định một số nguyên tố
- 10TCN 451-2001 : Phương pháp xác định Nitơ tổng số
- 10TCN 452-2001 : Phương pháp xác định Nitrat, Nitrit
- 10TCN 453-2001 : Phương pháp xác định Photpho tổng số
- 10TCN 454-2001 : Phương pháp xác định Kali, Natri tổng số
- 10TCN 455-2001 : Phương pháp xác định Canxi, Magiê tổng số
- 10TCN 456-2001 : Phương pháp xác định lưu huỳnh tổng số
- 10TCN 457-2001 : Phương pháp xác định sắt tổng số
Điều 2: Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_________________________
NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ LẤY MẪU VÀ CHUẨN BỊ MẪU
HÀ NỘI – 2001
NHÓM C
Tiêu chuẩn ngành |
10 TCN 449-2001 |
PHÂN TÍCH CÂY TRỒNG
NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ LẤY MẪU VÀ CHUẨN BỊ MẪU ĐỂ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ NGUYÊN TỐ
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu cây trồng để xác định các nguyên tố N,P,K,Ca,Mg,S,Fe... cho các khảo nghiệm chuẩn đoán dinh dưỡng cây trồng và hiệu lực phân bón.
Mẫu phân tích phải điển hình, phản ảnh thực tế thành phần các nguyên tố của cây trồng trong phạm vi nghiên cứu hoặc sản xuất. Lấy mẫu đúng có ý nghĩa quyết định độ chính xác của số liệu phân tích.
Do đặc điểm cây trồng đa dạng, mẫu phân tích cây trồng cần thoả mãn các điều kiện sau:
2.1. Mẫu phân tích cây trồng phải đại diện và phù hợp với mục đích phân tích. Ví dụ: mẫu chẩn đoán dinh dưỡng cây trồng lấy ở một bộ phận nhất định trong thời kỳ thích hợp (tuỳ từng loại cây); còn mẫu xác định tổng lượng hút của cây ngắn ngày cần lấy toàn bộ cây với lượng lớn...
2.2. Mẫu phân tích cây trồng phải phù hợp với đặc điểm sinh lý của cây. Những quy định về thời kỳ lấy mẫu, bộ phận lấy mẫu của từng loại cây được hướng dẫn trong các quy trình chuyên môn (như lấy lá thứ bao nhiêu, ở loại cành nào và thời điểm nào).
2.3. Mẫu phân tích cây trồng cần được lấy trong điều kiện môi trường đồng nhất (nhiệt độ, ẩm độ...), cùng một thời điểm (Thường vào buổi sáng đã hết sương, không mưa, nhiệt độ không khí và cường độ ánh sáng ở mức trung bình...)
2.4. Chú ý đến các yếu tố canh tác như thời kỳ bón phân, thời kỳ tưới nước... để chọn thời điểm lấy mẫu thích hợp.
2.5. Các mẫu riêng biệt phải được lấy ngẫu nhiên rải đều trên toàn bộ diện tích khảo sát. Số lượng và khối lượng mẫu ban đầu tuỳ theo yêu cầu khảo sát và mức độ đồng đều để xác định. Các mẫu ban đầu được tập hợp thành một mẫu chung.
2.6. Quá trình bảo quản, vận chuyển, xử lý mẫu phải đảm bảo không làm thay đổi thành phần các nguyên tố hoặc hợp chất cần xác định của mẫu – không mốc, ẩm...
3.1. Bao gói đựng mẫu
3.2. Tủ lạnh bảo quản mẫu
3.3. Tủ sấy có thông gió
3.4. Máy nghiền thực vật khô
3.5. Máy nghiền thực vật tươi
3.6. Cối và chày mã não
4.1. Công việc lấy mẫu ngoài đồng theo các quy trình dành riêng cho từng đối tượng cây trồng và yêu cầu khảo sát.
4.2. Toàn bộ mẫu lấy ngoài đông phải được làm sạch bằng cách lau bằng giấy lọc ẩm, những mẫu bị bám bẩn đất cần rửa bằng nước, sau đó thấm khô bằng giấy lọc.
4.3. Mẫu sau khi đã làm sạch cần lập tức cho vào túi đựng mẫu, đóng kín và vận chuyển về phòng thí nghiệm ngay trong ngày.
4.4. Nhanh chóng sấy khô mẫu ở nhiệt độ 70 ( 5oC trong tủ sấy thông gió, không được sấy đến 80oC sẽ có sự phân huỷ làm mất một số nguyên tố. Cần rải mỏng và đều mẫu trên sàn tủ sấy có lót giấy. Có thể làm khô mẫu bằng cách phơi nắng.(*)
4.5. Mẫu sau khi sấy, được cắt nhỏ trộn đều và chọn mẫu trung bình theo nguyên tắc "đường chéo góc", loại bỏ cho đến khi được mẫu trung bình đồng nhất có khối lượng từ 30-300g.
4.6. Mẫu trung bình được nghiền nhỏ qua rây 1mm bằng máy nghiền thực vật. Nếu phân tích các nguyên tố vết cần nghiền mẫu bằng cối chày mã não và rây qua rây nhựa.
4.7. Mẫu cây đã nghiền được trộn đều đựng trong giấy chống ẩm hoặc bình khô đóng kín, bảo quản nơi khô, mát, sạch.
4.8. Sấy mẫu lần thứ hai ở 70oC tới khô tuyệt đối, để mẫu nguội cân nhanh, tránh hút ẩm vào mẫu. Hoặc xác định độ ẩm mẫu và hệ số khô tuyệt đối.
Ghi chú:
* Những mẫu có yêu cầu phân tích các hợp chất dễ biến đổi như protein, axit hữu cơ, nitrat nitrit, vitamin... cần bảo quản mẫu tươi ở 5oC trong suốt quá trình vận chuyển lưu giữ, không được sấy mà phải phân tích ngay mẫu tươi. Trường hợp không phân tích ngay cần cố định mẫu bằng các thủ tục diệt enzin trước khi chọn mâũ trung bình.
** Trước lúc sấy mẫu cần cân khối lượng mẫu tươi để xác định hàm lượng chất khô trong cây.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_________________________
PHƯƠNG PHÁP PHÂN HUỶ MẪU
HÀ NỘI – 2001
NHÓM C
Tiêu chuẩn ngành |
10 TCN 450-2001 |
PHÂN TÍCH CÂY TRỒNG
PHƯƠNG PHÁP PHÂN HUỶ MẪU ĐỂ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ NGUYÊN TỐ
Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp phân huỷ mẫu cây trồng khô đã được chuẩn bị theo 10TCN 449-2001 để xác định hàm lượng các nguyên tố P, K, Ca, Mg, S, Fe...(trừ N).
Sử dụng phương pháp phân huỷ khô hoặc phân huỷ ướt (đốt khô hoặc đốt ướt) để phân huỷ các hợp chất chứa các nguyên tố tuỳ theo tính chất của mẫu và yêu cầu xác định các nguyên tố.
3. Các phương pháp phân huỷ mẫu cây trồng.
3.1. Phương pháp phân huỷ khô.
3.1.1. Phạm vi áp dụng.
Phương pháp phân huỷ khô áp dụng để xác định tất cả các nguyên tố trừ nitơ và lưu huỳnh.
3.1.2. Nguyên tắc:
Tro hoá mẫu ở nhiệt độ 500 ( 500c trong lò nung, sau đó hòa tan tro trong dung dịch axit.
3.1.3. thiết bị, thuốc thử.
3.1.3.1. thiết bị:
- Cân phân tích độ chính xác 0,0002g
- Lò nung
- Cốc đốt (chịu nhiệt)100ml
- Bếp điện
- Bình định mức 50ml
- Nồi đun cách thuỷ
3.1.3.2. Thuốc thử
- Dung dịch HCl 1N: Hoà tan 82ml HCl đặc (d= 1,19) thành 1 lít dung dịch.
- Nước có độ dẫn điện nhỏ hơn 2 (S/cm, pH 5,6-7,0
3.1.4. Cách tiến hành.
3.1.4.1. Cân chính xác 1,0000g mẫu đã được chuẩn bị theo 10TCN 449-2001 cho vào chén nung bằng sứ.
3.1.4.2. Tro hoá sơ bộ trên bếp điện, tránh để ngọn lửa cháy bùng, sau đó cho vào lò nung ở nhiệt độ khoảng 450-5500C đến khi cháy hết chất hữu cơ, mẫu chuyển sang màu trắng (thời gian nung khoảng 4-5 giờ).(Ghi chú 1)
3.1.4.3. Chuyển tro qua cốc đốt 100ml với 10ml dung dịch HCl 1N và đun cốc trên bình cách thuỷ khoảng 30 phút (đậy bằng mặt kính đồng hồ).
3.1.4.4. Lọc qua giấy lọc, thu dung dịch lọc vào bình định mức 50ml. Rửa qua giấy lọc 3-4 lần, mỗi lần khoảng 10ml nước nóng, sau khi nguội thêm nước đến vạch định mức. Lắc trộn đều dung dịch lọc.
3.1.4.6. Dung dịch lọc có nồng độ hcl khoảng 0,2n được sử dụng để xác định các nguyên tố trừ nitơ và lưu huỳnh.
Ghi chú 1:
1. Trường hợp một số mẫu thực vật có nhiều silic, phân huỷ theo thủ tục trên sẽ chưa hoà tan được hoàn toàn các hợp chất chứa các nguyên tố. Trong trường hợp này cần phân huỷ mẫu bằng HF theo thủ tục sau:
- Cân chính xác 1,0000g mẫu cho vào chén bạch kim, sơ bộ tro hoá trên bếp điện, sau đó nung trong lò nung ở nhiệt độ khoảng 450-550oC trong 2 giờ. Lấy chén ra và để nguội.
- Làm ẩm tro bằng một vài giọt nước và 0,5ml HCl đặc.
- Đun cẩn thận trên bếp điện cho đến khi bắt đầu xuất hiện khói
- Lọc rửa qua phễu lọc và hứng nước lọc vào bình định mức 50ml, rửa 3-4 lần mỗi lần khoảng 5ml nước nóng.
- Chuyển giấy lọc và cặn vào chén bạch kim, cho vào lò nung, tro hoá ở 5500C khoảng 30 phút. Lấy chén bạch kim ra khỏi lò nung, để nguội.
- Cẩn thận thêm 5ml HF và cô cạn trên bếp ở nhiệt độ 2500C, sau đó thêm 1ml HCl đặc và khoảng 5ml nước cất, đun nhẹ cho tan và lọc.
- Tiếp tục lọc rửa bằng nước nóng 3-4 lần, hứng dung dịch lọc vào bình định mức 50ml trên. Sau khi để nguội thêm nước đến vạch định mức.
- Dung dịch lọc thu được có nồng độ HCl khoảng 1%, sử dụng để xác định các nguyên tố trừ Nitơ và lưu huỳnh.
2. Trường hợp một số mẫu sau khi nung theo 3.1.4 còn lại một ít các bon -mẫu chưa hoàn toàn trắng ( hoặc có yêu cầu phân tích các nguyên tố vết), cần tiến hành phân huỷ bổ sung bằng HNO3.
Sau khi tro hoá mẫu bằng lò nung đến 3.1.4.2 rồi tiếp tục các bước sau:
- Thêm 3ml HNO3 5N vào mẫu sau khi tro hoá trong lò nung đã để nguội
- Cô cạn khô trên bếp điện (mẫu có axit nitric không được để vào lò nung
vì ở 2000C HNO3 đã bị phân huỷ mạnh)
- Cho mẫu đã cô khô vào lò nung đang nguội và tăng nhiệt độ lên 4000C khoảng 15 phút (bằng phương pháp này chất hữu cơ sẽ cháy hết và các nguyên tố sẽ giải phóng hoàn toàn. Nếu mẫu chưa trắng là do màu của Mangan).
- Lấy chén ra khỏi lò nung, để nguội, cho thêm 3ml HCl đậm đặc và cô trên bếp cách cát cho đến khô.
- Để nguội và thêm 5ml HCl 2N, lắc cho tan cặn
Lọc và rửa bằng nước nóng 3-4 lần, hứng dung dịch vào bình định mức 50ml, sau khi để nguội thêm nước cho đến vạch định mức.
- Dung dịch lọc thu được dùng để xác định các nguyên tố trừ N và S.
- Khi phân tích các nguyên tố vết phải sử dụng nước siêu sạch (<0,2 (S/cm)
3. Trường hợp mẫu xác định Bo cần được tẩm ướt bằng dung dịch NaOH 5% trước khi phân huỷ - Khoảng 0,5-1ml cho 1gam mẫu.
3.2. Phương pháp phân huỷ ướt bằng HNO3
3.2.1. Phạm vi áp dụng
Phương pháp phân huỷ ướt bằng HNO3 áp dụng cho các mẫu cây khô để xác định các nguyên tố P,K,S,Ca,Mg,Fe...trừ nitơ.
3.2.2. Nguyên tắc
Sử dụng axit nitric ôxy hoá mẫu, hoà tan các hợp chất.
Phương pháp sử dụng axit nitric không bảo đảm sự oxi hoá hoàn toàn, tuy nhiên mức độ sai số thấp, có thể sử dụng thay thế phương pháp phân huỷ khô.
3.2.3. Thiết bị, thuốc thử.
3.2.3.1. Thiết bị:
- Cân phân tích độ chính xác 0,0002g
- Bình phân huỷ mẫu và bếp phân huỷ mẫu có điều khiển nhiệt độ.
- Bình định mức 50ml
3.2.3.2. Thuốc thử
- HNO3 tinh khiết (70%)
- Nước có độ dẫn điện nhỏ hơn 0,2 (S/cm pH 5,6-7,0
3.2.4. Cách tiến hành.
- Cân chính xác 0,2500g mẫu cây đã được chuẩn bị theo 10TCN 449-2001 cho vào bình phân huỷ.
- Cho 5ml HNO3 tinh khiết (70%) vào bình phân huỷ, lắc nhẹ. (Khi cho axit chú ý lôi cuốn mẫu bám ở thành bình xuống đáy)
- Nhiệt độ phân huỷ ban đầu ở 500C trong 2 giờ (hoặc ngâm mẫu qua đêm ở nhiệt độ trong phòng). Sau đó phân huỷ ở nhiệt độ 800C trong 30 phút. Tiếp tục phân huỷ ở nhiệt độ 1250C trong 260 phút (kể cả thời gian làm tăng nhiệt độ). Trong suốt quá trình phân huỷ cần chú ý theo dõi nhiệt độ, đề phòng phản ứng quá mạnh sủi bọt, trào mẫu ra ngoài. Tuyệt đối không được để nhiệt độ lên trên 1300C sẽ làm sai kết quả phân tích một số nguyên tố như lưu huỳnh...
- Để nguội mẫu đã phân huỷ, chuyển sang bình định mức 50ml bằng dung dịch HNO3 1% hoặc HCl 1% đến vạch định mức.(Ghi chú 2)
Ghi chú 2:
Ngoài phương pháp phân huỷ ướt bằng HNO3 còn có thể sử dụng các phương pháp:
a. Sử dụng hỗn hợp hai axit HNO3 70% + HClO4 70% tỉ lệ thể tích 2:1 phân huỷ mẫu xác định P,K,S,Ca,Mg.Fe...
Tiến hành theo thủ tục sau:
- Cân chính xác 0,2500g mẫu cho vào bình phân huỷ.
- Thêm 5ml hỗn hợp 2 axit
- Phân huỷ ban đầu ở nhiệt độ 500C trong 2 giờ, hoặc ngâm mẫu qua đêm ở nhiệt độ trong phòng.
- Tiếp tục phân huỷ ở nhiệt độ 1500C trong 1 giờ, sinh ra khí nitơ oxit màu nâu.
- Tăng nhiệt độphân huỷ lên 2000C, duy trì nhiệt độ này trong 2 giờ. Tại nhiệt độ này sẽ có khói trắng do sự phân huỷ axit pecloric. Mẫu chuyển thành trắng hoặc màu vàng rơm là kết thúc.
- Để nguội mẫu, cho thêm 1ml HCl đặc, tiếp tục phân huỷ ở 200oCtrong 30 phút.
- Để nguội bình phân huỷ và chuyển qua bình định mức 50ml, bằng dung dịch HCl 1% đến vạch định mức.
b. Sử dụng H2SO4 và H2O2 phân huỷ một mẫu đồng thời xác định N,P,K
- Cân chính xác 0,2500g mẫu cho vào ống phân huỷ
- Thêm 5ml H2SO4 đặc tinh khiết (d= 1,84)
- Thêm 1ml H2O2 30%
- Để mẫu qua đêm, sau đó phân huỷ ở nhiệt độ 225oC cho đến khi axit còn lại chỉ khoảng 2ml.
- Lấy bình ra để nguội, sau đó cho 4 giọt H2O2 30%, lắc nhẹ và tiếp tục đun trên bếp khoảng 4-5 phút
- Lấy bình ra để nguội, tiếp tục xử lý lặp lại H2O2 như trên cho đến khi mẫu chuyển sang màu vàng rơm (có thể đến 10-15 lần xử lý H2O2).
- Để nguội mẫu và chuyển qua bình định mức 100ml, thêm nước đến vạch
- Dung dịch thu được để xác định hàm lượng N,P,K.(Lưu ý mẫu có hàm lượng N cao dễ mắc sai số lớn).
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_________________________
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NITƠ TỔNG SỐ
HÀ NỘI – 2001
NHÓM C
Tiêu chuẩn ngành |
10 TCN 451-2001 |
PHÂN TÍCH CÂY TRỒNG
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NITƠ TỔNG SỐ
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định ni tơ tổng số cho tất cả các loại cây trồng.
Sử dụng H2SO4 đặc, axit salisilic, natrithiosunfat, hỗn hợp xúc tác (K2SO4 + Se) chuyển toàn bộ các dạng nitơ trong mẫu thành dạng amoni (NH4+), sau đó cất amoni nhờ dung dịch kiềm, thu khí NH3 bằng dung dịch axit boric, chuẩn độ amoni tetraborat bằng dung dịch axit tiêu chuẩn, từ đó suy ra hàm lượng nitơ trong mẫu (Dựa theo nguyên tắc của phương pháp Kjeldhal cải tiến).
3.1. Thiết bị
3.1.1. Bình phân huỷ và bếp phân huỷ mẫu.
3.1.2. Bộ cất amoni Kjeldhal dung tích 250ml
3.1.3. Bình tam giác dung tích 250ml
3.1.4. Buret 25-50ml độ chính xác đến 0,1ml
3.1.5. Cân phân tích độ chính xác 0,0002g
3.2. Thuốc thử
3.2.1. Axit sunfuric đậm đặc tinh khiết (d= 1,84, không NH4+)
3.2.2. Hỗn hợp xúc tác: Nghiền nhỏ từng loại 100g K2SO4 và 1g Se, trộn đều, nghiền lại một lần nữa hỗn hợp, đựng hỗn hợp trong lọ khô.
3.2.3. Dung dịch NaOH 10M
Hoà tan 420g NaOH bằng nước thành 1 lít dung dịch. Để yên dung dịch hai ba ngày cho lắng hết cặn cacbonat. Bảo quản trong bình chống xâm nhập CO2 từ không khí.
3.2.4. Dung dịch chỉ thị màu hỗn hợp bromocresol xanh - metyl đỏ
Hoà tan 0,099g bromocresol xanh lục và 0,066g metyl đỏ trong 100ml etanol 95%.
3.2.5. Hỗn hợp axit sunfuric-axit salisilic: Hoà tan 50g axit salisilic trong 1000 ml H2SO4 đậm đặc, tinh khiết.
3.2.6. Natri thiosunfat, tinh khiết.
3.2.7. Dung dịch axit boric 4% có chỉ thị màu hỗn hợp.
Hoà tan 40g axit boric tinh khiết vào 900ml nước nóng. Để nguội, thêm 20ml dung dịch chỉ thị màu hỗn hợp. Trộn đều, sau đó nhỏ từng giọt dung dịch NaOH 0,1M cho đến khi toàn bộ dung dịch có màu đỏ tía nhạt (pH khoảng 5,0). Thêm nước cho đến đủ 1 lít, lắc trộn đều. Hỗn hợp này có nồng độ axit boric 4% được chuẩn bị trước khi sử dụng.
3.2.8. Dung dịch axit tiêu chuẩn H2SO4 hoặc HCl 0,05N
3.2.9. Nước không có N, độ dẫn điện nhỏ hơn 2 (S/cm pH 5,6-7,0.
4.1. Phân huỷ mẫu
4.1.1. Cân chính xác 0,2000g-0,2500g mẫu thực vật đã được chuẩn bị theo 10TCN 449-2001 cho mẫu xuống đáy bình phân huỷ. Chú ý không để mẫu bám vào thành bình. Đồng thời tiến hành mẫu trắng.
4.1.2. Làm ẩm mẫu bằng ít giọt nước, khoảng 30 phút rồi thêm vào 10ml hỗn hợp axit sunfuric- axit salisilic.
4.1.3. Sau 30 phút cho thêm 5g natri thiosunfat tinh khiết, lắc đều.
4.1.4. Sau 15 phút cho thêm 1g hỗn hợp xúc tác.
4.1.5. Phân huỷ mẫu trên bếp cho đến khi còn lại khoảng 2ml dung dịch và hết màu đen cacbon. Tuyệt đối không được để cạn dung dịch phân huỷ. Nếu khi còn lại 2ml dung dịch phân huỷ mà mẫu chưa hết màu đen cần bổ sung H2SO4, tiếp tục phân huỷ cho đến khi hoàn toàn không còn sản phẩm của cacbon.(*)
4.1.6. Để nguội bình phân huỷ, cho khoảng 50ml nước cất - mỗi lần khoảng 10ml - vừa cho nước vừa lắc chuyển toàn bộ dung dịch và cặn qua bình cất Kjeldhal, tráng bình bằng 40- 50ml nước và dồn tất cả vào bình cất để cất amoni (Hoăc lên định mức 100ml để trích dịch cất amoni **)
4.2. Cất amoni
4.2.1. Sử dụng bộ cất Kjeldhal. Kiểm tra thiết bị trước khi sử dụng, yêu cầu thiết bị kín và sạch.
4.2.2. Đặt bình hứng - bình tam giác có chứa 20ml dung dịch axit boric 4% + chỉ thị màu dưới đuôi ống sinh hàn của bộ cất - nhúng sâu vào dung dịch axit boric khoảng 2mm. (trường hợp có máy làm lạnh bộ sinh hàn thì không cần nhúng đuôi sinh hàn vào dung dịch axit boric).
4.2.3 Cho dung dịch đã phân huỷ vào bình cất. Cho toàn bộ hoặc trích một phần tuỳ theo lượng NH4+ có trong mẫu, yêu cầu ít nhất có 2,8mg N-NH4 trong mẫu cất.
4.2.4. Cho hoạt động hệ thống sinh hàn.
4.2.5. Cho 25ml NaOH 10M qua phễu vào bình cất, giữ lại 1ml trên phễu sau đó dùng nước tráng phễu, cho nước tráng vào bình cất và giữ lại trên phễu 1ml, khoá phễu và cho nước đầy phễu.
4.2.6. Cho hoạt động hệ thống đun bình cất để cất NH4+, điều chỉnh sinh hàn sao cho nước ngưng sau sinh hàn có nhiệt độ khoảng 35oC.
4.2.7. Kết thúc cất amon khi bình hứng có khoảng 150ml và hết amoni trong dịch ngưng cuối ống sinh hàn, thử hết Amoni bằng thuốc thử Nessler.
4.2.8. Rửa đuôi sinh hàn bằng một ít nước và dồn vào bình hứng. Lấy bình hứng ra ngoài, để nguội.
4.2.9. Chuẩn độ dung dịch hứng bằng dung dịch axit tiêu chuẩn H2SO4 hoặc HCl 0,05N cho đến khi dung dịch chuyển màu đỏ tía nhạt.
Công thức tính hàm lượng N trong mẫu khô tuyệt đối như sau:
%N = (a - b). Ntc. 14. 100. k
1000. m
Trong đó:
a: Thể tích dung dịch axit tiêu chuẩn tiêu tốn khi chuẩn độ mẫu (ml)
b: Thể tích dung dịch tiêu chuẩn axit tiêu tốn khi chuẩn độ mẫu trắng(ml)
Ntc: Nồng độ axit tiêu chuẩn sử dụng chuẩn độ
14: Đương lượng gam của nitơ
m: Khối lượng mẫu tương ứng với thể tích dung dịch trích (g)
k: Hệ số chuyển đổi khô kiệt
Ghi chú:
(*) Quá trình phân huỷ mẫu phải đảm bảo không bị mất mẫu-bắn té ra ngoài, nhất thiết không được để thiêú H2SO4. Với 1g hỗn hợp xúc tác K2SO4+Se nhất thiết phải còn dư 1,5ml H2SO4 nếu không nhiệt độ phân huỷ sẽ lên cao và làm mất nitơ.
(**) Để đảm bảo độ chính xác, tốt nhất là cất toàn bộ lượng mẫu đã phân huỷ. Tuy nhiên nếu hàm lượng nitơ cao có thể định mức thể tích dung dịch mẫu, sau đó trích một phần thể tích xác định để cất. Trong trường hợp này cần bảo đảm mỗi mẫu cất tối thiểu có 2,8mgN-NH4 + và sử dụng dung dịch tiêu chuẩn axit 0,02N để chuẩn độ - tiêu tốn khoảng 10ml sẽ hạn chế được sai số.
1. (***) Trường hợp hàm lượng NO3- và NO2- không đáng kể so với N tổng số có thể tiến hành phân huỷ mẫu theo các phương pháp sau:
- Phương pháp sử dụng H2SO4 đặc có hỗn hợp K2SO4 + Se (tỷ lệ khối lượng 100:1) làm xúc tác.
- Cân chính xác 0.2000-0,2500g mẫu cho vào bình phân huỷ.
- Thêm 1g xúc tác và 5ml H2SO4 đặc.
- Lắc nhẹ và để qua đêm, sau đó đun ở nhiệt độ 250oC khoảng 20 phút, rồi nâng nhiệt độ lên 360oC cho tới khi hết mầu đen.
2. Để nguội bình phân huỷ, tiếp tục như 4.1.6
- Phương pháp sử dụng H2SO4 và H2O2.
- Phương pháp phân huỷ mẫu theo 10TCN 450- 2001
Dung dịch thu được sau phân huỷ có thể sử dụng để xác định N,P,K tổng số.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_________________________
TIÊU CHUẨN NGÀNH
10TCN 452-2001
PHÂN TÍCH CÂY TRỒNG
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG
HÀ NỘI – 2001
NHÓM C
Tiêu chuẩn ngành |
10 TCN 452-2001 |
PHÂN TÍCH CÂY TRỒNG
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITRAT VÀ NITRIT
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng nitrat và nitrit tổng số cho các mẫu cây trồng tươi.
Sử dụng lò vi sống hoà tan nhanh (chiết) nitrat và nitrit (NO3- NO2-) trong mẫu tươi bằng nước, đun vi sóng ở mức năng lượng cao.
Xác định hàm lượng nitrat bằng phương pháp trắc quang, dựa trên phản ứng của nitrat với axit disunfophenol tạo thành nitrofenoldisunfonic trong môi trường kiềm có mầu vàng đặc trưng, đo tại bước sóng 410nm.
Xác định hàm lượng nitrit bằng phương pháp trắc quang, dựa trên phản ứng của nitrit với axit sunfanilic và ( naphtylamin trong môi trường axit có mầu hồng, đo tại bước sóng 540nm.
3.1. Thiết bị
3.1.1. Máy quang phổ kế (Spectrophotometer)
3.1.2. Máy nghiền mẫu thực vật tươi
3.1.3. Cân phân tích độ chính xác 0,0002g
3.1.4. Lò vi sóng (Công xuất 850w, tần số hoạt động 2450MHz)
3.1.5. Nồi cách thuỷ.
3.1.5. Các loại cốc, bình định mức 50ml, 100ml, 250ml, 1000ml
3.2. Thuốc thử
3.2.1. Dung dịch axit phenoldisunfonic (*)
(*)Có thể tự chế tạo dung dịch axit phenoldisunfonic bằng cách: Hoà tan 25g phenol tinh khiết vào 150ml H2SO4 đặc (d= 1,84), thêm 75ml axit H2SO4 bốc khói. Đun nóng 2 giờ trong nước sôi, bảo quản trong lọ mầu tối. Cũng có thể hoà tan 30g phenol tinh khiết vào 200ml H2SO4 đặc (d= 1,84), lắc đều. Sau đó nối bình với ống sinh hàn hồi lưu và đun trong 6 giờ, bảo quản trong lọ mầu tối.
3.2.2. Dung dịch thuốc thử Griss (**)
10TCN 452-2001
(**) Thuốc thử Griss kiểu cũ-1: Pha dung dịch axit Sunfanilic: hoà tan 0,5g axit sunfanilic trong 150ml axit acetic 10%. Pha dung dịch ( naphtylamin: hoà tan 0,1g ( naphtylamin vào 20ml nước cất, khuấy đều, đun sôi dung dịch thu
được, để lắng trong, lọc lấy phần trong và thêm vào phần trong 150ml axit acetic 10% lắc đều, bảo quản trong lọ mầu tối.
Hoặc kiểu cũ -2: Hoà tan 150ml axit acetic 99% với 350ml nước, tiếp đó hoà tan thêm 0,10g Napthylamin và sau đó 0,30g axit Sunfanilic, khuấy tan và trộn đều.
(**) Thuốc thử Griss cải tiến: Gồm 2 dung dịch Sunfanylamit và N(1-naphtyl) etylen diamine dihydrroclorua (NED)
1/ Sunfanylamit: cân 5g sunfanylamit hoà tan trong bình định mức 500ml có chứa 50ml HCL đặc và 300ml nước cất. pha loãng đến 500ml bằng nước cất, lắc kỹ. dung dịch ổn định trong nhiều tháng.
2/ N(1-naphtyl) etylen diamine dihydrroclorua(NED): Cân 0,5g NED hoà tan trong 500ml nước cất, bảo quản trong bình tối mầu. Dung dịch không bền, thay thế hàng tháng hoặc khi chuyển sang mầu nâu.
3.2.3. Dung dịch tiêu chuẩn nitrat 10ppm
Cân chính xác 0,1631g KNO3 khô tinh khiết, hoà tan bằng nước và thêm nước đến 1000 ml trong bình định mức. Trộn đều dung dịch, thu được dung dịch tiêu chuẩn có nồng độ 100mg/lít (100ppm), hoà loãng tiếp10 lần có dung dịch tiêu chuẩn nitrat 10ppm.
3.2.4. Dung dịch tiêu chuẩn nitrit 5ppm
Cân chính xác 0,375g NaNO2 tinh khiết và khô, hoà tan bằng nước thành 1 lít dung dịch, thu được dung dịch tiêu chuẩn 250ppm NO2-. Pha loãng 50 lần để có dung dịch tiêu chuẩn 5 ppm NO2-.
3.2.5. Dung dịch NH4OH(1:1). Hoặc NaOH 10%
3.2.6. Nước không có NO3- và NO2-, độ dẫn điện nhỏ hơn 2(S/cm pH 5,6-7,0
4. Phương pháp chiết nitrat và nitrit bằng lò vi sóng( *** )
4.1. Chiết NO3- và NO2- bằng lò vi sóng có thể loại trừ được hầu hết các ảnh hưởng xấu tới kết quả phân tích nitrat và nitrit. Cách làm như sau:
4.2. thái nhỏ trộn đều mẫu, cân 10g mẫu cho vào cốc 250ml, thêm nước cất đến khoảng 200ml.
4.3. Cho cốc vào lò vi sóng và tiến hành đun vi sóng ở mức năng lượng cao 100% trong thời gian 7 phút (Cũng có thể đun ở mức năng lượng 70% với thời gian 12 phút).
Lấy ra để nguội, lọc bỏ bã và định mức dịch lọc bằng nước cất đến 200ml. Lấy 10ml để xác định NO3 và 10ml để xác định NO2
(***) Tham khảo tài liệu “Nghiên cứu xác định hàm lượng NO3,NO2” của Phạm Huy Đồng, Trần Tử Hiếu, Ngô Huy Du-2000 )
Xây dựng đường chuẩn NO3. Dẫy tiêu chuẩn 0-1ppm NO3
5.1.1 Chuẩn bị một dẫy cốc 250ml, thêm vào mỗi cốc một lượng dung dịch nitrat tiêu chuẩn nồng độ 10mg/l theo thứ tự lần lượt 0,0 ; 0,5 ; 1,0 ; 2,0 ; 3,0 ; 4,0 ; 5,0 ml.
Đun cách thuỷ cho bay hơi đến khô cạn không cháy, để nguội (****)
5.1.2. (****) Có thể cô cạn bằng lò vi sóng ở mức năng lượng thấp 30%, thời gian mất khoảng 7-10 phút.
5.1.3. Thêm vào mỗi cốc 1ml dung dịch axit phenoldisunfonic và lắc mạnh để cho phản ứng sẩy ra nhanh chóng.
5.1.4. Để yên trong 10 phút, sau đó thêm mỗi cốc khoảng 20ml nước.
Cẩn thận thêm vào mỗi cốc 8ml dung dịch NH4OH (1:1) để cho pH nằm trong khoảng 10-11. (*****)
5.1.5. (*****) Có thể trung hoà dung dịch bằng cách nhỏ từng giọt dung dịch NaOH 10% (thử bằng giấy quỳ tím). Dung dịch sẽ chuyển màu vàng (dư một ít NaOH không ảnh hưởng đến màu của dung dịch.
5.1.6. Chuyển dung dịch trong cốc vào bình định mức 50ml và định mức đến vạch, lắc kỹ.
Đo độ hấp thụ quang của dung dịch ở bước sống 410nm. Sau đó biểu diễn lên đồ thị ta được đường chuẩn có NO3 có nồng độ từ 0-1ppm NO3
5.2.1. Đo mẫu:
5.2.2. Chuẩn bị cốc 250ml, lấy vào mỗi cốc 10ml dung dịch mẫu đã chiết bằng lò vi sóng(4.3.)
5.2.3. Tiêp tục các bước 5.1.2 ... 5.1.6 như với dẫy tiêu chuẩn
5.2.4. Đo độ hấp thụ quang của dung dịch mẫu ở bước sống 410nm.
5.2.5. Đồng thời tiến hành mẫu trắng với 10ml nước, như với dung dịch mẫu.
5.2.6. Đo dung dich mẫu đồng nhất điều kiện với đo dung dịch tiêu chuẩn.
Căn cứ vào đồ thị tiêu chuẩn và số đo mẫu trên máy xác định nồng độ ppmNO3 trong dung dịch đo, từ đó suy ra hàm lượng NO3 trong mẫu
Công thức tính toán:
mg NO3-/ kg mẫu tươi = a. V. 1000
v’. m
Trong đó:
a: hàm lượng NO3- trong thể tích trích (mg)
V: thể tích dung dịch mẫu sau khi chiết (ml)
v’: thể tích dung dịch trích ra để xác định (ml)
m: khối lượng mẫu tươi (g)
6.1.1. Xây dựng đường chuẩn NO2. Dẫy tiêu chuẩn 0 - 0,5ppm NO2- sử dụng thuốc thử Griss kiểu cũ.
6.1.2. Chuẩn bị một dẫy bình định mức 50ml, lần lượt thêm vào mỗi bình một lượng dung dịch nitrit tiêu chuẩn nồng độ 5ppm theo thứ tự ...0,0 ; 0,5 ; 1,0 ; 2,0 ; 3,0 ; 4,0 ; 5,0 ml.
6.1.3. Thêm vào mỗi bình 1ml thuốc thử Sunfanilic và 1ml thuốc thử ( naphtylamin.
6.1.4. Lên định mức bằng nước đến vạch và lắc kỹ.
Sau 20 phút đo độ hấp thụ quang của dung dịch ở bước sóng 520nm. Sau đó biểu diễn lên đồ thị ta được đường chuẩn có nồng độ NO2 trong dung dịch từ 0 - 0,5ppm NO2
(Có thể dùng thuốc thử Griss cải tiến: Mục 6.1.2 thay bằng thêm vào mỗi bình 1ml thuốc thử Sunfanylamit và 1ml thuốc thử N(1-naphtyl) etylen diamine dihydrroclorua (NED)
6.1.5. Đo mẫu:
6.1.6. Chuẩn bị một dẫy bình định mức 50ml, lần lượt thêm vào mỗi bình 10ml dung dịch mẫu
6.1.7. Thêm vào mỗi bình 1ml thuốc thử Sunfanilic và 1ml thuốc thử ( naphtylamin.
6.1.8. Lên định mức bằng nước cất đến vạch và lắc kỹ.
6.1.9. Sau 20 phút đo độ hấp thụ quang của dung dịch ở bước sóng 520nm.
6.1.10. Đồng thời tiến hành mẫu trắng với 10ml nước, tiến hành như với dung dịch mẫu.
6.1.11. Đo dung dich mẫu đồng nhất điều kiện với đo dung dịch tiêu chuẩn.
Căn cứ vào đồ thị tiêu chuẩn và số đo mẫu trên máy xác định nồng độ ppmNO2 trong dung dịch đo, từ đó suy ra hàm lượng NO2 trong mẫu
(Có thể dùng thuốc thử griss cải tiến: mục 6.2.2 thay bằng thêm vào mỗi bình 1ml thuốc thử sunfanylamit và 1ml thuốc thử n(1-naphtyl) etylen diamine dihydrroclorua (ned)
Công thức tính toán:
mg NO3-/ kg mẫu tươi = a. V. 1000
v’. m
Trong đó:
a: hàm lượng NO3- trong thể tích trích (mg)
V: thể tích dung dịch mẫu sau khi chiết (ml)
v’: thể tích dung dịch trích ra để xác định (ml)
m: khối lượng mẫu tươi (g)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_________________________
PHÂN TÍCH CÂY TRỒNG
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH PHOTPHO TỔNG SỐ
HÀ NỘI – 2001
NHÓM C
Tiêu chuẩn ngành |
10 TCN 453-2001 |
PHÂN TÍCH CÂY TRỒNG
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH PHOTPHO TỔNG SỐ
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định photpho tổng số áp dụng cho tất cả các loại mẫu cây trồng.
Chuyển toàn bộ các hợp chất photpho của mẫu cây trồng thành photpho dưới dạng orthophotphat, xác định hàm lượng photpho trong dung dịch mẫu theo phương pháp trắc quang, phức chất màu vàng tạo thành giữa orthophotphat và vanadomolypdat.
Phương pháp này thích hợp cho các dung dịch mẫu có nồng độ photphat cao.
3.1. Thiết bị
3.1.1. Thiết bị phân huỷ mẫu (theo 10TCN 450-2001 )
3.1.2. Máy quang phổ (Spectrophotometer)
3.1.3. pH met
3.1.4. Bình định mức 50ml
3.2. Thuốc thử
3.2.1. Dung dịch vanadomolypdat.
Hoà tan 25g amonimolypdat (NH4)6Mo7O24. 4H2O bằng nước nóng 60oC, lên thể tích 500ml.
Hoà tan 1,25g amonivanadat (NH4VO3) trong 500ml dung dịch axit nitric 1N.
Trộn 2 dung dịch trên với thể tích bằng nhau trước khi sử dụng.
3.2.2. Dung dịch axit nitric 2N.
3.2.3. Dung dịch photpho tiêu chuẩn 25ppmP.
Hoà tan 0,4400g Kali dihydro photphat (KH2PO4) trong nước và lên thể tích 1000ml trong bình định mức, dung dịch này có nồng độ 100ppm P, pha loãng 4 lần có nồng độ 25ppmP sử dụng để lập dãy tiêu chuẩn.
3.2.4. Nước cất không photpho, độ dẫn điện nhỏ hơn 2(S/cm, pH 5,6 -7,0
4.1. Chuẩn bị dãy tiêu chuẩn
4.1.1. Sử dụng bình dịnh mức 50ml, cho vào các bình theo thứ tự số ml dung dịch tiêu chuẩn 25ppm P theo bảng sau:
Tiêu chuẩn P (ppm) (0-15 ppmP) |
Số ml dung dịch tiêu chuẩn 25ppm P cho vào bình định mức 50ml |
0 2,5 5,0 7,5 10,0 12,5 15,0 |
0 5 10 15 20 25 30 |
4.1.2. Thêm 10ml dung dịch HNO3 2N vào mỗi bình, và thêm nước cất đến 40ml.
4.1.3. Thêm 5ml dung dịch vanadomolypdat và thêm nước cất đến vạch định mức 50ml, lắc trộn đều.
4.1.4. Để yên 20 phút
4.1.6 Đo trên máy quang phổ kế tại bước sóng 420nm
4.1.7. Lập đồ thị dẫy tiêu chuẩn (hoặc phương trình) biểu diễn tương quan giữa số đo trên máy và nồng độ dung dịch tiêu chuẩn.
4.2. Đo mẫu
4.2.1. Dùng pipet lấy 5ml dung dịch xác định photpho đã được chuẩn bị theo 10TCN ………-…… cho vào bình định mức 50ml.
4.2.2. Thêm 10ml dung dịch HNO3 2N và thêm nước cất đến 40ml.
4.2.3. Thêm 5ml dung dịch vanadomolypdat và thêm nước cất đến vạch định mức 50ml, lắc trộn đều.
4.2.4. Để yên 20 phút
4.2.5. Đo trên máy quang phổ kế tại bước sóng 420nm.
4.2.6. Căn cứ vào đồ thị tiêu chuẩn và số đo mẫu trên máy xác định nông độ ppmP trong dung dịch mẫu, từ đó suy ra khối lượng mgP của thể tích dung dịch trích.
5. Cách tính kết quả
Công thức tính hàm lượng P trong mẫu khô tuyệt đối như sau:
ppmP (trong cây) = a. V. 103. k
v’. m
%P (trong cây) = ppmP(trong cây) = a.V. k
104 v’. m. 10
Trong đó:
m: Khối lượng mẫu phân huỷ(gam)
V: Toàn bộ thể tích dung dịch mẫu (ml)
v’: Thể tích dung dịch trích (ml)
a: Khối lượng P tìm thấy trong thể tích dung dịch trích (mg)
k: Hệ số quy về khô kiệt
Ghi chú:
* Phương pháp vanadomolypdat có độ nhạy thấp, thích hợp cho những mẫu có hàm lượng p cao - dung dịch đo có nồng độ lớn hơn 5ppmp.
** Nhiệt độ và nồng độ axit của dung dịch đo ảnh hưởng đến khả năng tạo màu. Do đó cần lưu ý:
- Nhiệt độ khi đo dung dịch dãy tiêu chuẩn và các dung dịch mẫu không được chênh lệch nhau quá 10oC
- Theo thủ tục này nồng độ HNO3 trong dung dịch đo là 0,4M. Nếu khi công phá mẫu còn dư axit (đặc biệt khi sử dụng H2SO4) nhất thiết phải trung hoà dung dịch mẫu bằng NH4OH (sử dụng chỉ thị màu 2.4 dinitrophenol hoặc giấy congô đỏ). Có thể thay thế HNO3 2N bằng HClO4 2N nhưng cần tiến hành đồng nhất cùng một loại axit trong dãy thiêu chuẩn và trong các dung dịch mẫu.
*** Những mẫu có hàm lượng p thấp có thể sử dụng phương pháp tạo mẫu xanh molypden do phản ứng cuả photphat vơí molypdat tạo thành phức đa dị vòng có mầu xanh khi bị khử.
GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP TẠO MẪU XANH MOLYPDEN:
1/ Thuốc thử: hỗn hợp khử và tạo mầu:
+ Dung dịch amonmolypdat 1,25% trong H2SO4 5 N (dung dịch 1)
- Hoà tan 12,5g amonmolypdat (NH4)6 Mo7 O24. 4H2O trong 200ml nước cất đã đun nóng đến 60oC. Để nguội và lọc nếu đục ( ddịch a).
- Hoà tan từ từ 140ml H2SO4 đặc (d=1,84) vào 500ml nước. để nguội (dung dịch b)
Rót từ từ dung dịch b vào dung dịch a rồi thêm nước cất cho đủ 1 lít, lắc trộn đều đựng trong lọ mầu nâu. - Được dung dịch 1.
+ Dung dịch kali antimoamtartrat 0,06% W/v trong nước ( dung dịch 2)
+ Dung dịch axit ascorbic 2% W/V trong nước (d.dịch 3) pha dùng trong ngày
+ Hỗn hợp 3 dung dịch 1, 2, 3 theo tỷ lệ 2:1:1 (V/V) – Được hỗn hợp khử và tạo mầu.
2/ Chuẩn bị dẫy tiêu chuẩn:
+ Sử dụng các bình dịnh mức 50ml, lần luợt cho vào các bình theo thứ tự số ml dung dịch tiêu chuẩn 10ppm P theo bảng sau.
Số TT |
Nồng độ dẫy tiêu chuẩn lân (ppmP) |
Số ml dung dịch tiêu chuẩn 10ppm P/ mỗi bình |
1 2 3 4 5 6 7 |
0,00 0,10 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00 |
0,00 0,50 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 |
+ Thêm khoảng 30ml nước cho mỗi bình.
+ Thêm 8ml hỗn hợp khử tạo mầu – (Hỗn hợp 3 dung dịch 1, 2, 3 theo tỷ lệ 2:1:1) và thêm nước tới vạch. Lắc trộn đều dung dịch.
+ Sau khi cho hỗn hợp khử tạo mầu 20 phút, tiến hành đo mầu trên máy quang phổ kế tại bước sóng 882nm. (ở 20oC mầu bền 24 giờ)
+ Lập đồ thị dẫy tiêu chuẩn (hoặc phương trình) biểu diễn tương quan giữa số đo trên máy và nồng độ dung dịch tiêu chuẩn.
3/ Đo mẫu:
+ Lấy chính xác 2ml các dung dịch mẫu cần xác định cho vào bình định mức 50ml.
+ Thêm khoảng 30 ml nước và 2 giọt chỉ thị ( dinitrophenol.
+ Trung hoà axit dư bằng từng giọt NH4OH10% cho đến khi dung dịch chuyển mầu vàng, sau đó axit hoá bằng vài giọt H2SO4 10% cho hết mầu vàng.
+ Thêm 8ml hỗn hợp khử tạo mầu – (Hỗn hợp 3 dung dịch 1, 2, 3 theo tỷ lệ 2:1:1) và thêm nước tới vạch. Lắc trộn đều dung dịch.
+ Sau khi cho hỗn hợp khử tạo mầu 20 phút, tiến hành đo mầu trên máy quang phổ kế tại bước sóng 882nm. (ở 20oC mầu bền 24 giờ)
4/ Tính toán kết quả:
+ Lập đồ thị tương quan giữa số đo trên máy với nồng độ ppmP trong các bình thang chuẩn. Dựa vào đồ thị (hoặc phương trình) và số đo trên máy của các dung dịch mẫu suy ra nồng độ ppmP trong dung dịch mẫu, hàm lượng P trong mẫu.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_________________________
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KALI TỔNG SỐ
HÀ NỘI – 2001
NHÓM C
Tiêu chuẩn ngành |
10 TCN 454-2001 |
PHÂN TÍCH CÂY TRỒNG
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KALI TỔNG SỐ VÀ NATRI TỔNG SỐ
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định kali tổng số, natri tổng số bằng phương pháp quang kế ngọn lửa, áp dụng cho tất cả các mẫu cây trồng.
Hoà tan các dạng kali và natri của cây theo 10TCN 450-2001. Xác định hàm lượng K, Na trong dung dịch bằng quang kế ngọn lửa.
3.1. Thiết bị
3.1.1. Thiết bị phân huỷ mẫu theo 10TCN 450-2001
3.1.2. Quang kế ngọn lửa
3.1.3. Bình định mức 500ml, 1000ml
3.1.4. Cân phân tích có độ chính xác 0,0002g
3.2. Thuốc thử
3.2.1. Dung dịch kali tiêu chuẩn 1000ppm K
Cân 1,9067g KCl tinh khiết đã sấy khô ở 110oC. Hoà tan bằng nước định mức đến 1000ml, dung dịch này có nồng độ 1000ppm K, pha loãng 10 lần được dung dịch 100ppmK dùng để chuẩn bị các dãy tiêu chuẩn xác định K.
3.2.2. Dung dịch tiêu chuẩn natri 1000ppm Na
Cân 1,8482g NaNO3 tinh khiết đã sấy khô ở 110oC. Hoà tan bằng nước định mức đến 1000ml, dung dịch này có nồng độ 1000ppm Na, pha loãng 10 lần được dung dịch 100ppmNa dùng để chuẩn bị các dãy tiêu chuẩn xác định Na.
3.2.3. Nước cất có độ dẫn điện nhỏ hơn 2(S/cm, pH 5,6-7,0
4.1. Chuẩn bị dãy tiêu chuẩn
4.1.1. Dãy tiêu chuẩn K: Sử dụng bình định mức 50ml cho vào các bình theo thứ tự số ml dung dịch tiêu chuẩn 100ppmK và thêm nước cho đến vạch định mức theo bảng sau:
Nồng độ của dung dịch K tiêu chuẩn (0-50ppm K) |
Số ml dung dịch K tiêu chuẩn 100ppm |
0 5 10 20 30 40 50 |
0 2,5 5,0 10,0 15,0 20,0 25,0 |
4.1.2. Dãy tiêu chuẩn Na: Sử dụng bình dịnh mức 50ml cho vào các bình theo thứ tự số ml dung dịch tiêu chuẩn 100ppm Na và thờm nuớc cho dến vạch dịnh mức theo bảng sau:
Nồng độ của dung
dịch Na |
Số ml dung dịch Na tiêu chuẩn 100ppm |
0 5 10 20 30 40 |
0 2,5 5,0 10,0 15,0 20,0 |
4.2. Chuẩn bị mẫu: theo 10TCN 449-2001
4.3. Đo dung dịch tiêu chuẩn và dung dịch mẫu
4.3.1 Đo các dung dịch tiêu chuẩn trên quang kế ngọn lửa với K tại bước sóng 768nm, với Na tại bước sóng 589nm (hoặc kính lọc tương ứng). Lập đồ thị tiêu chuẩn biểu thị tương quan của nồng độ K (hoặc Na) trong các dung dịch tiêu chuẩn với số đo tương ứng trên máy.
4.3.2. Đo dung dịch mẫu trên quang kế ngọn lửa đồng nhất với điều kiện đo dãy tiêu chuẩn. Thường xuyên đo kiểm tra bằng các dung dịch tiêu chuẩn*
4.3.3. Căn cứ vào đồ thị tiêu chuẩn và số đo trên máy xác định nồng độ dung dịch mẫu (ppm)
Công thức tính hàm lượng K (Na) trong mẫu khô tuyệt đối như sau:
% K (Na) = a. V. k
m. 104
Trong đó:
m : khối lượng mẫu phân huỷ (g)
V: thể tích dung dịch mẫu (ml)
a: nồng độ nguyên tố trong dung dịch mẫu (ppm)
k: hệ số chuyển về khô kiệt
Ghi chú:
* Có thể xác định K,Na bằng AAS ở chế đo phát xạ hoặc chế độ đo hấp thụ sử dụng đèn HCL tương ứng tại bước sóng 766,6 nm với Kali và 589,0nm với Na trên ngọn lửa C2H2/KK
** Hiệu chỉnh quang kế ngọn lửa hoạt động ở trạng thái ổn định mới tiến hành đo dẫy tiêu chuẩn. Trong quá trình đo mẫu cần thường xuyên kiểm tra bằng các dung dịch tiêu chuẩn và hiệu chỉnh ( ít nhất 10 mẫu phải kiểm tra 1 lần). Kỹ thuật sử dụng theo hướng dẫn của hãng sản xuất.
*** Để khắc phục ảnh hưởng của Canxi, cần cho thêm tỷ lệ thể tích 1:1 dung dịch 0,2% Cs + 0,36% Al pha từ CsCl và Al(NO3)3 vào dung dịch mãu.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_________________________
TIÊU CHUẨN NGÀNH
PHÂN TÍCH CÂY TRỒNG
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CANXI TỔNG SỐ
HÀ NỘI – 2001
NHÓM C
Tiêu chuẩn ngành |
10 TCN 455-2001 |
PHÂN TÍCH CÂY TRỒNG
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CANXI TỔNG SỐ VÀ MAGIÊ TỔNG SỐ
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định canxi tổng số và magiê tổng số cho tất cả các loại mẫu cây trồng.
Hoà tan các hợp chất Canxi và Magie trong mẫu theo 10TCN 450-2001 và xác định chúng trong dung dịch bằng phương pháp chuẩn độ tạo phức với EDTA tiến hành 2 mẫu song song.
Xác định tổng số Canxi + Magie tại pH bằmg 10 với chỉ thị mầu Eriochrom -đen T.
Xác định canxi tại ph bằng 13 với chỉ thị màu fluorexon.
3.1. Thiết bị
3.1.1. Các thiết bị phân huỷ mẫu theo 10TCN 450-2001
3.1.2. Buret có độ chính xác 0,05ml
3.1.3. Pipet
3.1.4. Bình tam giác 125ml
3.1.5. pH met
3.2. Thuốc thử
3.2.1. Chỉ thị màu fluorexon.
Hỗn hợp 40g K2SO4 nghiền nhỏ với 1gam bột fluorexon.
3.2.2. Dung dịch koh 10%.
Hoà tan 100g tinh khiết, khô vào nước, sau đó thêm nước cho đủ 1000ml.
3.2.3. Dung dịch tiêu chuẩn trilonb 0,020n (muối di natri của axit etylen diamin tetra axetic)
Cân chính xác 3,722g trilonB (Na2H2(CH3COO)4N2(CH2)2. 2H2O) tinh khiết hoà tan vào nước, sau đó thêm nước cho đủ 1000ml trong bình định mức.
3.2.4. Dung dịch đệm pH bằng 10 : Hoà tan 67,5g NH4Cl trong 200ml -250ml nước, thêm vào đó 570ml NH4OH 25%. Kiểm tra độ pH của dung dịch, điều chỉnh đến pH bằng 10, thêm nước cho đủ 1000ml. Dung dịch được kiểm tra lại trước khi sử dụng.
3.2.5. Chỉ thị màu eriochrom đen T: Hoà tan 0.2g eriochrom đenT trong 50ml etanol có chứa 2g hydroxyamin clorua. Đựng dung dịch trong lọ màu. (Có thể sử dụng hỗn hợp khô 0,2g eriochrom đen T với 40g bột K2SO4 nghiền nhỏ).
3.2.6. Dung dịch KCN 1%
3.2.7. Nước có độ dẫn điện nhỏ hơn 2(S/cm, pH 5,6-7,0
4.1. Chuẩn bị 2 mẫu song song:
4.1.1 Dùng pipet trích một thể tích chính xác dung dịch mẫu có chứa ít nhất 2mg Ca và 1mg Mg cho vào bình tam giác 150ml.
4.1.2 Trung hoà dung dịch mẫu bằng KOH 10% cho đến trung tính (pH=7)
4.1.3 Thêm nước cho đến khoảng 50ml
4.2. Xác định Canxi tổng số trong bình thứ nhất
4.2.1. Cho thêm 2ml KOH 10% (pH = 13)
4.2.2. Cho thêm 50mg hỗn hợp chỉ thị màu Fluorexon K2SO4. Lắc trộn đều.
4.2.3. Chuẩn độ bằng dung dịch tiêu chuẩn TrilonB cho đến khi tắt huỳnh quang lục sang mầu hồng trên nền đen...
4.4.4. Tính kết quả:
Công thức tính hàm lượng Ca trong mẫu khô tuyệt đối như sau:
% Ca = (a - b). N . 20. V. k
v’. m. 10
Trong đó:
m : khối lượng mẫu (g)
V: thể tích dung dịch mẫu sau phân huỷ (ml)
v’: thể tích dung dịch mẫu trích (ml)
a: thể tích dung dịch tiêu chuẩn Trilon B chuẩn độ mẫu (ml)
b: thể tích dung dịch tiêu chuẩn TrilonB chuẩn độ mẫu trắng (ml)
N: nồng độ đương lượng dung dịch tiêu chuẩn TrilonB
k: hệ số chuyển về khô kiệt
20: đương lượng gam Canxi
4.3. Xác định tổng Canxi và Magie trong bình thứ 2
4.3.1. Cho thêm 5ml dung dịch đệm pH bằng 10
4.3.2. Thêm 1ml dung dịch KCN và 8 giọt chỉ thị màu Eriochrom đen T
4.3.3. Chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn trilonb cho đến khi dung dịch chuyển từ màu mận chín sang màu xanh biển.
4.3.4. Tính kết quả:
Công thức tính hàm lượng Mg tổng số trong mẫu khô tuyệt đối như sau:
% Mg = C. N. 12,6. V. k
v’. m. 10
Trong đó:
C: Thể tích dung dịch chuẩn tương ứng với chuẩn độ Magie (ml)
(là hiệu số của tổng Ca + Mg với thể tích chuẩn độ riêng Ca)
m: Khối lượng mẫu (g)
V: Thể tích dung dịch mẫu sau phân huỷ (ml)
v’: Thể tích dung dịch mẫu trích xác định (ml)
N: Nồng độ đương lượng dung dịch tiêu chuẩn TrilonB
12,6 : Đương lượng gam của Mg
k : Hệ số chuyển về khô kiệt.
Ghi chú:
* TrilonB nguyên chất và khô có thể pha dung dịch đạt nồng độ chính xác từ lượng cân. Tuy nhiên trong đa số trường hợp cần kiểm tra lại nồng độ TrilonB bằng dung dịch tiêu chuẩn Magiê hoặc Canxi... để xác định nồng độ chính xác trước khi sử dụng.
** Dung dịch KOH và NaOH cần đảm bảo không có Cacbonat, cần sử dụng hoá chất tinh khiết khô, dung dịch cần được bảo quản trong các bình chống xâm nhập CO2.
*** Trường hợp dung dịch xác định Caxi có nhiều Photphat sẽ ảnh hưởng sai đến sự chuẩn độ Canxi, có thể khắc phục bằng phương pháp chuẩn độ ngược GEDTA (Tham khảo "Sổ tay phân tích đất nước phân bón cây trồng" trang 459).
**** Có thể sử dụng một số chỉ thị mầu khác để xác định Ca bằng TrilonB:
- Chỉ thị Pattonreeder xác định Ca++ tại pH=12, dạng liên kết với Ca++ có mầu đỏ nâu, dạng tự do có mầu xanh biển.
Chỉ thị Murexit xác định Ca++ tại pH=12, dạng kết hợp với Ca++ có mầu hồng, dạng tự do có mầu tím.
***** Có thể xác định Ca++ bằng quang kế ngọn lửa tại bước sóng 422,7nm hoặc kính lọc mầu tương ứng. Cũng có thể xác định Ca++, Mg++ bằng AAS sử dụng đèn HCL tương ứng tại bước sóng 422,7nm với Ca++, 202,6nm với Mg++ trên ngọn lửa C2H2/KK. Lưu ý nồng độ La trong dung dịch xác định phải >0,5%.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_________________________
TIÊU CHUẨN NGÀNH
PHÂN TÍCH CÂY TRỒNG
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LƯU HUỲNH TỔNG SỐ
HÀ NỘI – 2001
NHÓM C
Tiêu chuẩn ngành |
10 TCN 456-2001 |
PHÂN TÍCH CÂY TRỒNG
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LƯU HUỲNH TỔNG SỐ
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định lưu huỳnh tổng số cho tất cả các loại mẫu cây trồng.
Chuyển toàn bộ các dạng hợp chất lưu huỳnh trong mẫu thành SO4-2 , xác định hàm lượng SO4-2 trong dung dịch bằng phương pháp khối lượng (nếu hàm lượng SO4-2 cao) hoặc bằng phương pháp so độ đục (nếu hàm lượng SO4-2 thấp)
Các phương pháp phân huỷ ướt sử dụng HNO3 hay hỗn hợp HNO3 và HClO4 trong 10TCN 450-2001 đều có thể sử dụng để phân huỷ mẫu cây xác định lưu huỳnh, song quá trình phân huỷ dễ mất lưu huỳnh dưới dạng SO2( do khống chế nhiệt độ phân huỷ từng giai đoạn khó chặt chẽ theo thủ tục.
Hai thủ tục sau đây thường được sử dụng riêng cho việc phân huỷ mẫu cây để xác định lưu huỳnh.
3.1. Phương pháp phân huỷ sử dụng HNO3 + H2O2 có thiết bị hồi lưu:
- Cân chính xác 1,0000 g mẫu đã được chuẩn bị theo 10TCN 449-2001 cho vào đáy bình phân huỷ cổ dài
- Cho 15ml HNO3 đặc, tinh khiết vào bình
- Lắp bộ sinh hàn hồi lưu vào cổ bình
- Ngâm mẫu 2-3 giờ
- Sau đó đun sôi nhẹ đến khi có khói màu nâu đỏ bay ra thì thêm qua ống sinh hàn một số giọt H2O2 30%.
- Tiếp tục đun nhẹ, nếu dung dịch trong bình cạn cần bổ sung thêm HNO3 qua ống sinh hàn. Quá trình phân huỷ mẫu kéo dài cho đến khi dung dịch trong và không màu (thường có thể kéo dài 6 đến 10 giờ)
Để nguôi thêm nước và định mức 50ml
3.2. Phương pháp phân huỷ sử dụng HNO3 và Mg(NO3)2
Cân chính xác 1,0000g mẫu cho vào chén sứ
- Cho 2ml dung dịch magie nitrat (Dung dịch magie nitrat: hoà tan 25g magiê nitrat tinh khiết vào 400ml HNO3 đặc sau đó pha loãng đến 500ml bằng nước )
- Cô cách thuỷ cho đến khô ở 700C trong tủ hốt.
- Nung ở 3000C qua đêm.
- Để nguội, thêm 5ml HNO3 25% và đun cách thuỷ khoảng 150 phút
- Để nguôi thêm nước và định mức 50ml
Dung dịch thu được sau khi phân huỷ mẫu cần được tách silic trước khi xác định SO4-2 bằng cách:
- Cô cách thuỷ cho đến khô dung dịch mẫu trong bát sứ (toàn bộ hoăc trích một thể tích chính xác dung dịch mẫu có chứa ít nhất 2mg S)
- Hoà tan cặn khô bằng HCl 10%, tiến hành 3-4 lần kết hợp gạn loc thu nước lọc vào bình, rửa cặn và giấy lọc 3-4 lần bằng nước nóng, thu nước rửa vào bình, lên lại thể tích dung dịch mẫu để xác định SO4-2
5. Hai phương pháp xác định hàm lượng SO4-2
5.1. Phương pháp khối lượng
5.1.1. Thiết bị và thuốc thử
5.1.1.1. Thiết bị:
- Cân phân tích có độ chính xác 0,0002g
- Phễu lọc
- Bát sứ
- Bình hút ẩm
- Lò nung
5.1.1.2. Thuốc thử
- Dung dịch HCl 10% và HCl 0,1%
- Dung dịch BaCl2 10%
- Nước cất có độ dẫn điện nhỏ hơn 2(S/cm pH 5,6-7,0
5.1.2. Cách tiến hành:
5.1.2.1. Lấy vào cốc chính xác một thể tích dung dịch để xác định SO42-
5.1.2.2. Cho thêm 1ml dung dịch HCl 10% và đun sôi.*
5.1.2.3. Cho thêm 10ml dung dịch BaCl2 10% vào dung dịch đang sôi và tiếp tục đun sôi 2-3 phút. Kết tủa BaSO4 sẽ hình thành.**
5.1.2.4. Để yên 4 giờ trong tủ ấm 80oC cho lắng kết tủa.
4.1.2.5. Thử kết tủa hoàn toàn SO4-2 bằng dung dịch BaCl2,, nếu còn kết tủa tiếp cần cho thêm 2ml BaCl2 10%, tiếp tục như trên cho đến khi kết tủa hoàn toàn.
5.1.2.6. Sau khi đã kết tủa hoàn toàn, tiến hành lọc qua giấy lọc mịn không tro. Kết hợp gạn lọc và rửa sạch kết tủa trong cốc 2-3 lần bằng dung dịch HCl 0,1% nóng.
5.1.2.7. Dồn toàn bộ kết tủa lên giấy lọc, tráng rửa cốc 2-3 lần bằng dung dịch HCl 0,1% nóng.
5.1.2.8. Để ráo giấy lọc, gói kết tủa cho vào chén sứ chịu nhiệt khô đã xác định chính xác khối lượng.
5.1.2.9. Nung kết tủa ở nhiệt độ sấp xỉ 750oC cho đến khi hết màu đen. (Không được quá 750oC vì khoảng 800oC BaSO4 bị phân huỷ).
5.1.2.10. Để nguội chén trong bình hút ẩm, cân khối lượng lần thứ nhất
5.1.2.11. Tiếp tục nung thêm 30 phút, để nguội chén trong bình hút ẩm cân khối lượng lần thứ hai. Lặp lại như vậy cho đến khi khối lượng cân 2 lần liên tiếp không thay đổi.
5.1.3.12. Đồng thời tiến hành mẫu trắng chỉ có giấy lọc.
5.1.3. Cách tính kết quả
Công thức tính hàm lượng S tổng số trong mẫu khô tuyệt đối như sau:
%S = (m2 - m1 - m0). 0,137. 100. k
m
Trong đó:
m: khối lượng mẫu tương ứng với thể tích dung dịch trích (g)
m1: khối lượng chén (g)
m2: khối lượng chén và kết tủa sau khi nung (g)
m0: khối lượng mẫu trắng (tro giấy lọc) (g)
0,137: hệ số quy từ BaSO4
k: hệ số quy về khô kiệt
Ghi chú:
* BaSO4 kết tủa chọn lọc tốt trong môi trường HCl tối thiểu 0,05N do đó cần thiết cho thêm HCl
** Kết tủa nóng làm tăng quá trình phản hấp phụ và tạo tinh thể lớn, dễ làm sạch kết tủa và dễ lọc.
*** Cần đảm bảo lượng mẫu phá huỷ đủ khối lượng S để có khối lượng cân BaSO4 tối thiểu 30mg, tránh sai số do cân. Các mẫu cây nghèo lưu huỳnh như rơm rạ.... cần tăng lượng mẫu phân huỷ và xác định toàn bộ dung dịch phân huỷ.
5.2. Phương pháp so độ đục
5.2.1. Thiết bị và thuốc thử
5.2.1.1. Thiết bị:
- Máy phố quang kế (Spectrophotometer)
- Bình định mức 25ml
5.2.1.2. Thuốc thử:
- Hỗn hợp axit: Hoà tan 50ml axit axetic đặc, 20ml HCl 10N, 20ml H3PO4 đặc 85% và 6ml H2SO4 1:1000 vào 800ml nước cất, thêm nước cho đủ 1 lít. Lắc trộn đều.
- Hỗn hợp bariclorua- polyvinylalcol (PVA): Hoà tan 60g BaCl2. 2H2O trong 500ml nước; hoà tan 2g PVA trong 400ml nước nóng. Sau khi để nguội trộn đều 2 dung dịch và thêm nước cho đủ 1 lít. Lọc qua giấy lọc mịn. Dung dịch sử dụng ngay, nếu bảo quản lạnh hạn sử dụng trong vòng 1tháng.
Dung dịch tiêu chuẩn 100ppmS: Cân chính xác 0,5434g K2SO4 tinh khiết đã sấy khô ở 1050C hoà tan trong nước thành 1000ml, pha loãng 4 lần có nồng độ 25ppmS sử dụng để lập dẫy tiêu chuẩn.
5.2.2. Cách tiến hành
5.2.2.1. Lập dẫy tiêu chuẩn: Cho vào bình dịnh mức 25ml theo thứ tự số ml dung dịch tiêu chuẩn 25ppmS và tiến hành tạo dộ dục nhu với mẫu.
Dẫy tiêu chuẩn S (0-5ppmS) |
Số ml dung dịch tiêu chuẩn 25 ppmS |
0 |
0 |
1 |
1 |
2 |
2 |
3 |
3 |
4 |
4 |
5 |
5 |
5.2.2.2. Xác định hàm lượng :
- Định mức dung dịch mẫu thu được sau phân huỷ.
- Dùng pipet trích một thể tích chính xác dung dịch có chứa khoảng 0,10-0,50 mg S cho vào bình định mức 25ml
- Thêm chính xác bằng pipet 10ml hỗn hợp axit, lắc đều
- Thêm 10ml hỗn hợp Bariclorua- PVA(***)
- Thêm tiếp nước cho đến vạch định mức và lắc trộn đều ít nhất 5 lần
Để yên 30 phút, từng mẫu một lắc lại 20 lần và đo ngay trên máy trắc quang tại bước sóng 420-490nm.
- Tiến hành đồng thời như trên với dãy tiêu chuẩn và mẫu trắng.
5.2.3. Cách tính kết quả
5.2.3.1. Lập đồ thị chuẩn tương quan giữa số đo trên máy và hàm lượng S của dung dịch dãy tiêu chuẩn
5.2.3.2. Căn cứ số đo trên máy của dung dịch đo và dựa vào đồ thị chuẩn suy ra hàm lượng S trong dung dịch đo.
5.2.3.3. Tính kết quả:
Công thức tính hàm lượng S tổng số trong mẫu khô tuyệt đối như sau:
%S = (a - b). V. k
v’. m. 10
Trong đó:
a : Khối lượng S xác định được trong bình đo (mg)
b : Khối lượng S xác định được trong bình mẫu trắng (mg)
V: Thể tích tàon bộ dung dịch mẫu (ml)
v’ : Thể tích dung dịch trích xác định (ml)
m : Khối lượng mẫu (g)
k : Hệ số quy về khô kiệt
Ghi chú:
* Nếu dung dịch sau phân huỷ có màu vàng cần cô cách thuỷ cạn đến khi còn khoảng 5ml. Cho thêm 5ml H2O2 30-40% (hoặc HClO4 50-70%) và tiếp tục cô cách thuỷ cho đến khi hết màu.
** Thể tích 10ml hỗn hợp axit cho vào từng mẫu và dãy tiêu chuẩn (4.2.2.2.) cần chính xác để đồng nhất lượng SO42- làm mồi kết tủa giữa các mẫu.
*** PVA là chất ổn định trạng thái có nhiều ưu điểm, đặc biệt với những mẫu có hàm lượng SO4--cao và và có nhiều yếu tố ảnh hưởng. Đối với mẫu thực vật có hàm lượng SO4 thấp và ít yếu tố ảnh hưởng có thể trhay thế PVA bằng Glycerin, tiến hành theo thủ tục sau:
- Thuốc thử:
- Dung dịch BaCl2 10%: Hoà tan 25gam BaCl2.2H2O trong 200ml nước, thêm 12,5ml HCl đặc, sau đó thêm nước cho đủ 250ml
- Dung dịch glycerin 1:1 trong nước
- Dung dịch S tiêu chuẩn: Như 4.2.1.2
1. Lập thang chuẩn: Như 4.2.2.1
- Cách tiến hành:
- Trích chính xác một thể tích dung dịch mẫu có chứa khoảng 0,03 - 0,20 mgS cho vào cốc 50ml. Thêm 10ml nước và lắc đều.
- Thêm 10ml dung dịch glycerin 1:1 và khuấy 15 giây.
- Để vào buồng lạnh ở 15oC trong 1 giờ.
- Lấy ra khỏi buồng lạnh, tức khắc vừa lắc vừa thêm 2ml dung dịch BaCl2 10%.
- Để yên ở nhiệt độ phòng 30 phút
- Lắc lại bằng tay 20 lần từng mẫu một và đo ngay trên máy trắc quang tại bước sóng 420-490nm
- Tiến hành đồng thời đo các dung dịch tiêu chuẩn đồng nhất với điều kiện đo mẫu.
Lập đồ thị tiêu chuẩn, xác định hàm lượng S trong mẫu theo 4.2.3.3
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_________________________
TIÊU CHUẨN NGÀNH
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SẮT TỔNG SỐ
HÀ NỘI – 2001
NHÓM C
Tiêu chuẩn ngành |
10 TCN 457-2001 |
PHÂN TÍCH CÂY TRỒNG
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SẮT TỔNG SỐ
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định sắt tổng số cho tất cả các loại mẫu cây trồng.
Hoà tan các hợp chất sắt trong mẫu theo 10TCN 450-2001 và xác định sắt trong dung dịch theo phương pháp trắc quang, khử toàn bộ Fe3+ ( Fe2+ và xác định Fe2+ dựa trên phản ứng tạo màu đỏ với o.phenanthrolin.
3.1. Thiết bị
3.1.1. Các thiết bị phân huỷ mẫu (theo 10TCN 450-2001)
3.1.2. Máy trắc quang (Spectrophotometer)
3.1.3. Bình định mức 25ml, 100ml, 1000ml
3.2. Thuốc thử
3.2.1. Dung dịch hydroxiamin hydroclorua 5%
Hoà tan 5g hydroxiamin hydroclorua trong 100ml nước.
3.2.2. Dung dịch natri axetat 3N
Hoà tan 408g natri axetat trihydrat trong nước và pha loãng đến 1 lít.
3.2.3. dung dịch o.phenanthrolin 0,1% trong nước.
3.2.4. dung dịch axit nitric 0,1%
Hoà tan 6ml HNO3 đặc thành 50ml bằng nước.
3.2.5. dung dịch sắt tiêu chuẩn 25ppm Fe
- Cân chính xác 0,100g sắt nguyên chất cho vào cốc 100ml
- Thêm 50ml dung dịch HNO3 5N và đậy cốc bằng mặt kính đồng hồ
- Đun (trong hốt) cho đến khi hết khói nâu của nitơ oxit
- Làm lạnh và thêm nước đến 1 lít trong bình định mức, trộn đều. Dung dịch này có nồng độ 100ppm Fe.
- Pha loãng 4 lần có nồng độ 25ppmFe sử dụng để lập dẫy tiêu chuẩn.
3.2.6. Nước cất có độ dẫn điện nhỏ hơn 2(S/cm, pH 5,6-7,0)
4.1. Chuẩn bị dãy tiêu chuẩn
4.1.1. Sử dụng bình định mức 25ml, cho vào các bình theo thứ tự số ml dung dịch tiêu chuẩn 25ppm Fe theo bảng sau.
Nồng độ dung dịch Fe tiêu chuẩn (ppm) |
Số ml dung dịch tiêu chuẩn 25ppm |
0 1 2 3 4 |
0 1 2 3 4 |
4.1.2. Cho thêm 1ml dung dịch hydroxiamin hydroclorua và thêm nước đến khoảng 15ml, lắc trộn đều.
4.1.3. Thêm 2,5ml dung dịch natri axetat, lắc trộn đều.
4.1.4. Thêm 2,5ml dung dịch o.phenanthrolin và thêm nước đến vạch định mức, lắc trộn đều.
4.1.5. Để yên 30 phút, đo trên máy phổ quang kế tại bước sóng 510nm.
4.1.6. Lập đồ thị tiêu chuẩn biểu diễn tương quan giữa nồng độ Fe của dung dịch tiêu chuẩn và số đo trên máy.
4.2. Đo mẫu
4.2.1. Trích chính xác bằng pipet một thể tích dung dịch mẫu có chứa khoảng 10-40(g Fe cho vào bình định mức 25ml.
4.2.2. Tiến hành các thủ tục như với dẫy tiêu chuẩn (từ 4.1.2. đến 4.1.5.)
5.1. Căn cứ vào đồ thị tiêu chuẩn và số đo trên máy của dung dịch đo xác định nồng độ Fe (ppm) cuả dung dịch đo và từ đó suy ra số mgFe có trong phần dung dịch trích xác định.
Công thức tính hàm lượng Fe trong mẫu khô tuyệt đối như sau:
ppm Fe (trong cây) = X. V. 103. k
v’. m
% Fe = ppm Fe(trong cây) = X. V . k
104 v’. m. 10
Trong đó:
m: Khối lượng mẫu (g)
V: Thể tích dung dịch mẫu (ml)
v’: Thể tích dung dịch trích (ml)
x: Khối lượng Fe trong thể tích dung dịch trích (mg)
k: Hệ số chuyển về khô kiệt.
Ghi chú:
* Có thể xác định hàm lượng Fe trong dung dịch bằng AAS sử dụng đèn HCL tương ứng tại bước sóng 248,3nm... trên ngọn lửa C2H2/KK.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây