46887

Quyết định 45/2000/QĐ-BGDĐT về Quy chế thi tốt nghiệp Bổ túc tiểu học do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành

46887
LawNet .vn

Quyết định 45/2000/QĐ-BGDĐT về Quy chế thi tốt nghiệp Bổ túc tiểu học do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu: 45/2000/QĐ-BGDĐT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Nguyễn Minh Hiển
Ngày ban hành: 18/10/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 15/12/2000 Số công báo: 46-46
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 45/2000/QĐ-BGDĐT
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký: Nguyễn Minh Hiển
Ngày ban hành: 18/10/2000
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 15/12/2000
Số công báo: 46-46
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 45/2000/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 45/2000/QĐ-BGD&ĐT NGÀY 18 THÁNG 10 NĂM 2000 VỀ VỊỆC BAN HÀNH QUY CHẾ THI TỐT NGHIỆP BỔ TÚC TIỂU HỌC

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Cán cứ Luật Giáo dục ngày 02/12/1998;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy chế thi tốt nghiệp Bổ túc tiểu học".

Điều 2: Bản Quyết dính này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày kí, thay thế cho Quyết định số 3605/GD-ĐT ngày 29-8-1996 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành "Quy chế thi tốt nghiệp Bổ túc tiểu học".

Điều 3: Các ông (bà) Chủ tịch UBND tỉnh, Thành phổ trực thuộc Trung ương, Chánh Vãn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên, Chánh Thanh tra Giáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành quyết dịnh này.

 

Nguyễn Minh Hiển

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

THI TỐT NGHIỆP BỔ TÚC TIỂU HỌC
(Ban hành theo Quyết định số 45/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Giào dục và Đào tạo)

Chương 1

Chương 2

ĐIỀU KIỆN DỰ THI, HỒ SƠ THI

Điều 3:

Những đối tượng sau được dự thi tốt nghiệp Bổ túc tiểu học:

1. Những người từ 15 tuổi trở lên đã hoàn thành chương trình Giáo dục Bổ túc tiểu học trong các trường, lớp Bổ túc văn hoá hoặc Trung tâm Giáo dục thường xuyên.

2. Những người từ 15 tuổi trở lên đã học hết chương trình tiểu học ở nhà trường phổ thông và các lớp học gia đình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 4:

Hồ sơ của thí sinh dự thi gồm có:

1) Học bạ hoặc bản ghi kết quả học lập tại các lớp bổ túc tiểu học.

2) Riêng thí sinh tự do muốn dự thi phải có đơn xin dự thi được UBND xã, phường xác nhận và học bạ tiểu học (ghi rõ học hết lớp 5/12 hoặc 4/10) hoặc giấy xác nhận dã học hết lớp 5/12 hoặc 4/10 của trường tiểu học nơi thí sinh theo học trước đây.

Điều 5:

Giáo viên dạy các lớp bổ túc tiểu học chịu trách nhiệm hoàn thành việc đánh giá, ghi học bạ hoặc kết quả học tập cho từng học viên lớp mình phụ trách trước ngày thi 10 ngày.

Hiệu trưởng Trường tiểu học, Hiệu trưởng Trường Bổ túc văn hoá hoặc Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên chịu trách nhiệm lập hồ sơ của học viên đang học và thí sinh tự do để xuất trình với Hội đồng coi thi.

Hồ sơ của thí sinh dự thi phải đầy đủ, chính xác. Học viên có hồ sơ đặc biệt (hồi hương, Việt kiều, di dân) hoặc không đúng với quy định chung phải được Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét và quyết định bằng văn bản cho dự thi.

Chương 3

Chương 4

ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP VÀ XẾP LOẠI TỐT NGHIỆP

Điều 8:

Học viên được công nhận tốt nghiệp bổ túc tiểu học phải đạt được tổng số điểm hai môn thi Tiếng Việt và Học tính là 10 trở lên và không c6 môn thi nào dưới điểm 2.

Điều 9:

Những đối tượng sau đây nếu đã học hết chương trình bổ túc tiểu học có học bạ hoặc bản ghi kết quả học tập xác định kết quả học tập được xếp loại từ trung bình trở lên, có giấy xác nhận của cơ quan y tế hoặc UBND xã, phường được xét đặc cách tốt nghiệp:

1) Học viên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự.

2) Học viên bị ốm không thể tham dự kỳ thi.

3) Học viên đang trên đường đi đến phòng thi mà bị sự cố bất ngờ như tai nạn xe cộ, bão lụt, hoả hoạn, cảm nặng không thể đến dự thi.

4) Học viên có người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh, chị, em ruột) mất trong ngày thi.

5) Học viên đi vùng kinh tế mới theo kế hoạch của địa phương vào trước ngày thi không quá 10 ngày.

Riêng học viên bị ốm hoặc có sự cố đột xuất xảy ra trong lúc đang thi, không thể tiếp tục thi được nữa phải có xác nhận của Hội đồng coi thi và cán bộ y tế phục vụ kỳ thi và kết quả trong học tập đạt từ trung bình trở lên.

Tốt nghiệp bổ túc tiểu học do xét đặc cách, không xếp loại kết quả thi và được ghi rõ trong bằng tốt nghiệp tiểu học (hệ bổ túc).

Điều 10:

Học viên có đủ điều kiện tốt nghiệp được xếp thành 3 loại:

1. Loại giỏi: tổng số điểm thi đạt từ 16 điểm trở lên và không có môn thi nào dưới 7 điểm..

2. Loại khá: tổng số điểm thi đạt từ 14 đến dưới 16 điểm và không có môn thi nào dưới 5 điểm..

3. Loại trung bình: tổng số điểm thi đạt từ 10 đến dưới 14 điểm.

Việc xếp loại dược ghi rõ trong Bằng lốt nghiệp tiểu học (hệ bổ túc).

Điều 11:

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Học viên có quyền khiếu nại và xin phúc khảo về kết quả bài thi. Đơn xin khiếu nại, phúc khảo phải gửi đến nơi dự thi hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo chậm nhất là 10 ngày sau khi công bố kết quả thi tốt nghiệp.

Chương 5

ĐỀ THI VÀ HỘI ĐỒNG RA ĐỀ THI

Điều 12:

Đề thi chính thức, đề thi dự bị và hướng dẫn chấm do Hội đồng ra đề thi của Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm và được thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn tỉnh.

Điều 13:

Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng ra đề thi để cung cấp đề thi cho các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện.

Thành phần của Hội đồng ra đề thi bao gồm:

- Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Phó Chủ tịch Hội đồng: Trưởng Phòng Giáo dục thường xuyên hoặc Trưởng phòng tiểu học hoặc Trưởng phòng nghiệp vụ tương đương.

- Một Thứ ký Hội đồng: Cán bộ phụ trách Giáo dục thường xuyên của Sở.

- Các uỷ viên: là cán bộ chuyên môn giỏi, có năng lực và phẩm chất tốt, tinh thần trách nhiệm cao.

- Cán bộ phụ trách in ấn đề thi.

Điều 14:

Hội đồng ra đề thi có nhiệm vụ ra đề thi chính thức và đề thi dự bị cho từng kỳ thi của tỉnh hoặc huyện, làm hướng dẫn chấm, tổ chức in ấn, đóng gói, niêm phong, bảo quản và phân phối đề thi đến các huyện để chuyển đến các hội đồng coi thi.

Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác làm dề thi, xét duyệt, quyết định chọn các bộ đề thi, in ấn, phân phối, vận chuyển đề thi.

Các ủy viên chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch Hội đồng về tính chính xác, tính khoa học, tính sư phạm và giữ bí mật đề thi.

Điều 15:

Đề thi và hướng dẫn chấm phải đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Đề thi phải phù hợp với chương trình, phải tương đương với mức trung bình của các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng trong chương trình. Việc làm đề thi phải đảm bảo tuyệt đối bí mật, chính xác, nghiêm túc, an toàn từ khâu ra đề, in ấn, bảo quản, phân phối đến khâu vận chuyển tới các hội đồng coi thi.

Đề thi được in riêng cho từng thí sinh.

2. Hướng dẫn chấm phải rõ ràng, cụ thể, biểu điểm đánh giá đúng trình độ học lực của học sinh, điểm toàn bài được làm tròn đến 0,5 điểm.

3. Đề thi và hướng dẫn chấm sau khi được Chủ tịch Hội đồng ra đề thi ký duyệt, trước khi in chính thức phải bảo đảm không có sai sót và chỉ in đủ số lượng quy định. Việc in ấn phải làm xong từng đề. Các bản có liên quan đến đề thi phải được niêm phong giữ bí mật từ khi Hội đồng bắt đầu làm việc cho đến hết giờ thi môn cuối cùng.

4. Đề thi từng môn, hướng dẫn chấm từng môn phải được vào bì và niêm phong riêng theo quy định của Hội đồng ra đề thi đảm bảo được nguyên tắc an toàn, bí mật.

Điều 16:

Sở Giáo dục và Đào tạo sử dụng phương tiện riêng đưa đề thi chính thức và đề thi dự bị tới từng Phòng Giáo dục và Đào tạo. Các Hội đồng coi thi nhận đề thi từ Phòng Giáo dục và Đào tạo. Khi giao nhận đề thi và hướng dẫn chấm thi phải lập biên bản, ghi rõ thời gian, địa diềm, hiện trạng các bì và có chữ ký của cả hai bên.

Phòng Giáo dục và Đào tạo cần bố trí thời gian cho các Hội đồng về nhận đề thi sao cho bì đề thi tới các Hội đồng coi thi chậm nhất là 1 ngày trước ngày thi.

Điều 17:

Việc thi đề dự bị do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định. Hội đồng coi thi sẽ nhận đề thi dự bị từ Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Sở Giáo dục và Đào tạo phải có hướng dẫn quy trình chấm thi cụ thể bằng văn bản cho Chủ tịch và các tổ trưởng bộ môn của Hội đồng chấm thi và giao bì hướng dẫn chấm thi cho các Hội đồng chấm thi sau khi thi xong.

Sở Giáo dục và Đào tạo phải có đề thi chính thức, đề thi dự bị để trực thi.

Các đề trực thi được mở cùng một lúc với giờ mở đề tại các Hội đồng coi thi.

Chương 6

TỔ CHỨC VÀ CHỈ ĐẠO KỲ THI

Điều 18:

Bộ Giáo dục Và Đào tạo ban hành Quy chế thi và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi, chỉ đạo, kiểm tra việc quản lý và tổ chức kỳ thi.

Điều 19:

Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh (thành phố) tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công việc của kỳ thi tốt nghiệp bổ túc tiểu học ở địa phương (chuẩn bị, ra đề, hướng dẫn coi thi, chấm thi, kiểm tra thi, khen thưởng, kỷ luật).

Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện (Quận, Thị xã) tổ chức kỳ thi ở địa phương mình, xét duyệt, báo cáo kết quả về Sở Giáo dục và Đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp tiểu học (hệ bổ túc).

Các đơn xin phúc khảo, các đơn khiếu nại có liên quan đến kỳ thi do Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét giải quyết. Trường hợp vượt quá thẩm quyền của Phòng Giáo dục và Đào tạo thì chuyển lên Sở Giáo dục và Đào tạo giải quyết.

Điều 20:

Các Trung tâm Giáo dục thường xuyên, các Trường Bổ túc văn hoá, các lớp bổ túc tiểu học mở tại xã, phường chịu trách nhiệm hoàn thành chương trình học bổ túc tiểu học, tó chức ôn tập và hướng dẫn học viên lập hồ sơ xin dự thi tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thi của thí sinh khi được Phòng Giáo dục và Đào tạo giao trách trách nhiệm và phối hợp chặt chẽ với Phòng Giáo dục và Đào tạo để tổ chức kỳ thi.

Điều 21:

UBND cấp trên có trách nhiệm chỉ thị cho UBND cấp dưới và các ngành hữu quan (Y tế, Công an, Điện lực, Bưu điện... ) giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho ngành giáo dục tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp bổ túc tiểu học tại địa phương.

Điều 22:

Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị UBND huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) ra quyết định thành lập Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi, Hội đồng phúc khảo và Ban chỉ đạo và kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp bổ túc tiểu học của huyện (quận, thị xã, thảnh phố thuộc tỉnh).

Điều 23:

Việc tổ chức thi được tiến hành tại các xã hoặc trường có học viên dự thi. Mỗi phòng thi phải bố trí sắp xếp hợp lý số thí sinh dự thi để bảo đảm được tính nghiêm túc của kỳ thi. Nếu học viên quá ít thì có thể tổ chức thi theo cụm trường (hoặc cụm xã).

Việc tổ chức chấm thi được tiến hành theo cụm trường, cụm xã hoặc toàn huyện (quận hoặc thị xã, thành phố thuộc tỉnh), tuỳ theo số lượng thí sinh dự thi.

Điều 24:

Hội đồng coi thi có nhiệm vụ nhận đề thi, bảo quản an toàn đề thi đến khi thi, niêm yết danh sách thí sinh trước khi thi, bố trí giám thị tại các phòng thi, bảo đảm trung thực, an toàn kỳ thi từ môn thi đầu đến môn thi cuối; tổ chức, quản lý và giám sát học viên dự thi theo đúng nội quy thi, xử lý các vi phạm của thí sinh trong khi thi, ký biên bản bàn giao đầy đủ bài thi của thí sinh và các hồ sơ liên quan cho Hội đồng chấm thi.

Hội đồng chấm thi tiến hành công việc chấm thì từ khi ký biên bản nhận bài thi và các hồ sơ liên quan từ Hội đồng coi thi đến khi ký biên bản bàn giao danh sách thí sinh tốt nghiệp cùng tất cả các bài thi của thí sinh cho Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp bổ túc tiểu học của quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Điều 25:

Thành phần của Hội đồng coi thi bao gồm:

- Chủ tịch Hội đồng: Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên,

- Phó Hiệu trưởng Trường Bổ túc văn hoá hoặc Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học sở tại.

- Phó Chủ tịch Hội đồng: giáo viên của xã khác (giáo viên chuyên trách xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, giáo viên của Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trường Bổ túc văn hoá hoặc giáo viên tiểu học).

Thư kí Hội đồng: giáo viên của xã sở tại (giáo viên chuyên trách xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, giáo viên của Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trường Bổ túc văn hoá hoặc giáo viên tiểu học).

Các uỷ viên Hội đồng: giáo viên dạy các lớp bổ túc tiểu học sở tại và giáo viên từ trường, xã khác đến. Phải bảo đảm cho mỗi phòng thi có 2 giáo viên coi thi và các giáo viên coi thi này không dạy lớp 5 bổ túc tiểu học hoặc tiểu học.

Thành phần của Hội đồng chấm thi bao gồm:

- Một Chủ tịch Hội đồng: Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Phó hiệu trưởng Trường Bổ túc văn hoá hoặc Phó hiệu trưởng Trường tiểu học sở tại.

- Một Phó chủ tịch Hội đồng: giáo viên tiểu học của Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trường Bổ túc văn hoá hoặc Trường tiểu học của xã sở tại.

Một thư kí Hội đồng: Thư kí hội đồng nhà trường hoặc tổ trưởng chuyên môn thuộc Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trường Bổ túc văn hoá, hoặc Trường tiểu học sở tại.

- Các uỷ viên Hội đồng: Gồm những giáo viên dạy bổ túc tiểu học (Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trường Bổ túc văn hoá) hoặc giáo viên dã dạy lớp 5 của Trường tiểu học sở tại và trường khác đến. Số lượng uỷ viên tuỳ thuộc vào số bài thi sao cho mỗi bài thi có 2 người chấm.

Điều 26:

Hội đồng phúc khảo được thành lập theo đơn vị huyện (hoặc quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), thành phần và nguyên tắc làm việc như Hội đồng chấm thi. Hội đồng phúc khảo có nhiệm vụ:

1) Tổ chức chấm lại bài thi.

2) Đối chiếu điểm chấm lại với điểm chấm lần đầu, nếu có thay đổi (tăng hoặc giảm) từ 1 điểm trở lên thì được điều chỉnh điểm chấm lần đầu.

3) Thông báo công khai danh sách học viên được chấm lại bài thi, kết quả chấm lại và danh sách tốt nghiệp bổ sung.

Điều 27:

Ban chỉ đạo và kiểm tra thi tốt nghiệp bổ túc tiểu học của huyện, quận, thị xã có nhiệm vụ chỉ đạo, giám sát việc chuẩn bị và tiến hành kỳ thi bổ túc tiểu học ở địa phương và kiến nghị hoặc đề nghị với Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo về việc đình chỉ tham gia công tác thi, khen thưởng hoặc kỷ luật với những người làm công tác thi, không công nhận kết quả thi của một thí sinh, một phòng thi, một Hội đóng thi nếu có hiện tượng vi phạm quy chế nghiêm trọng.

Thành phần Ban chỉ đạo và kiểm tra thi tốt nghiệp bổ túc tiểu học ở huyện, quận, thị xã gồm:

- Trưởng ban: Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Phó trưởng ban: Một cán bộ thanh tra chuyên môn.

- Các ủy viên: từ 3 đến 5 người là cán bộ chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Hiệu trưởng Trường Bổ túc văn hoá hoặc Hiệu trưởng Trường Tiểu học.

Những thành viên của ban chỉ đạo và kiểm tra không tham gia trong Hội đồng coi thi và chấm thi.

Chương 7

DUYỆT KẾT QUẢ VÀ LƯU TRỮ HỒ SƠ

Điều 28:

Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm duyệt danh sách thí sinh tốt nghiệp và cấp Bằng tốt nghiệp Tiểu học (hệ bổ túc) cho học viên. Chậm nhất 15 ngày sau ngày thi danh sách học viên tốt nghiệp cùng với điểm các bài thi phải được thông báo công khai tại nơi học viên dự thi. Chậm nhất là 45 ngày sau ngày thi các Phòng Giáo dục và Đào tạo phải hoàn thành việc cấp bằng cho học viên được công nhận tốt nghiệp. Danh sách học viên tốt nghiệp bổ sung (sau khi chấm lại) phải dược thông báo tại Phòng Giáo dục và Đào tạo chậm nhất là 10 ngày sau khi hết hạn khiếu nại.

Điều 29:

Bảng ghi tên, ghi điểm của học viên dự thi và danh sách thí sinh tốt nghiệp sau khi duyệt chính thức phải được lưu trữ không kỳ hạn tại Sở Giáo dục và Đào tạo (1 bản) Phòng Giáo dục và Đảo tạo (1 bản) và trường (1 bản). Các quyết định thành lập Hội đồng coi thi, chấm thi và toàn bộ bài thi, biên bản coi thi, chấm thi được lưu trữ 2 năm tại Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Điều 30:

Bằng tốt nghiệp Tiểu học (hệ bổ túc) là văn bằng quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm in và đóng dấu nổi trước khi chuyển đến các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Bằng tốt nghiệp Tiểu học (hệ bổ túc) chỉ cấp một lần. Trừ trường hợp mất do hoả hoạn, địch hoạ, lũ lụt. Phòng Giáo dục và Đào tạo có thể xét cấp lại một lần "Giấy chứng nhận tốt nghiệp" thay cho Bằng tốt nghiệp tiểu học (hệ bổ túc) nếu học viên làm đơn đề nghị và có xác nhận của UBND xã (phường, thị trấn).

Chương 8

A. ĐỐI VỚI CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NGƯỜI PHỤC VỤ THI:

1) Khiển trách: Hình thức kỷ luật này áp dụng cho những vi phạm sau:

+ Chép sai đề thi bị phát hiện sau khi có hiệu lệnh làm bài.

+ Không phát hiện được việc chép sai đề thi của người coi thi.

+ Làm ngơ trước việc học viên vi phạm quy chế thi.

2) Cánh cáo: Hình thức kỷ luật này áp dụng cho những trường hợp vi phạm sau:

+ Tự chữa học bạ, sổ điểm, bảng ghi tên, ghi điểm.

+ Đánh mất, làm thất lạc hoặc thiếu hồ sơ của học viên.

+ Chép sai sót đề thi có ảnh hưởng đến bài làm của học viên.

+ Cộng sai, sót điểm, vào nhầm điểm, nhầm phách.

+ Hướng dẫn hoặc đưa bài làm cho học viên.

+ Duyệt đề, ra đề không phù hợp với yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng.

3) Hạ chức vụ. hạ lương, chuyển công tác: Hình thức kỷ luật này áp dụng cho những trường hợp vi phạm sau:

+ Hướng dẫn hoặc chuyển bài làm cho cả phòng thi.

+ Ra sai đề thi, ra đề thi ngoài chương trình.

+ Làm lộ đề thi.

4) Buộc thôi việc hoặc truy lố trước pháp luật: Hình thức kỷ luật này áp dụng cho những trường hợp vi phạm sau:

+ Nhận hối lộ của học viên hoặc người nhà của học viên.

+ Cố tình lằm lộ đề thi, bán đề thi, đáp án.

+ Có hành động chống phá kỳ thi.

B. ĐỐI VỚI HỌC VIÊN DỰ THI

1) Cảnh cáo trước toàn Hội đồng coi thi: Hình thức kỷ luật này áp dụng cho những trường hợp vi phạm sau:

+ Mang tài liệu vào phòng thi bị phát hiện nhưng chưa sử dụng.

+ Chép bài của người khác, cho người khác chép bài hoặc hướng dẫn bài cho người khác đã được người coi thi nhắc nhở 3 lần.

+ Nhận bài giải của người khấc nhưng chưa sử dụng.

2) Huỷ kết quả thi: Hình thức kỷ luật này áp dụng cho những trường hợp vi phạm sau:

+ Đã sử dụng tài liệu mang vào phòng thi hoặc bài giải sẵn của người khác.

+ Lấy bài thi của người khác thay cho bài thi của mình.

+ Không nộp bài thi.

3) Đình chỉ thi các môn còn lại hoặc không cho dự thi một năm: Hình thức kỷ luật này áp dụng cho những trường hợp vi phạm sau:

+ Có hành động chống phá kỳ thi.

+ Nhờ người khác vào thi thay.

Sau khi có quyết định xử lý kỷ luật đương sự có quyền khiếu nại với cơ quan quyết định kỷ luật và cơ quan quản lý cấp trên. Trong khi chờ đợi giải quyết đương sự phải thi hành hình thức kỷ luật ghi trong quyết định.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác