143009

Quyết định 413/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Phú Yên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

143009
LawNet .vn

Quyết định 413/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Phú Yên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

Số hiệu: 413/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên Người ký: Trần Thị Hà
Ngày ban hành: 11/03/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 413/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
Người ký: Trần Thị Hà
Ngày ban hành: 11/03/2009
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 413/QĐ-UBND

Tuy Hòa, ngày 11 tháng 3 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản số 46/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2099/QĐ-UB ngày 06 tháng 8 năm 2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên về việc phê duyệt Quy hoạch khai thác, sử dụng cát sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Phú Yên;

Căn cứ Quyết định số 686/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Phú Yên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 118/2008/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên khóa V, kỳ họp thứ 12 về Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Phú Yên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng (tại Tờ trình số 227/TTr-SXD ngày 30 tháng 12 năm 2008),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Phú Yên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. TÊN QUY HOẠCH

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Phú Yên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI QUY HOẠCH

1. Đối tượng quy hoạch: Cát (sỏi) lòng sông, đá xây dựng (trừ đá ốp lát), đất sét sử dụng làm gạch, ngói và đất (cát) san nền.

2. Phạm vi nghiên cứu: trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

III. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển:

- Phát triển bền vững ngành công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên cơ sở khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên làm vật liệu xây dựng thông thường của tỉnh.

- Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo hài hòa lợi ích quốc gia và của địa phương có khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

- Phát triển hợp lý và hài hòa các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Công tác thăm dò phải đi trước một bước, phải tạo được nguồn dự trữ chiến lược cho khai thác, chế biến. Các cơ sở chế biến phải gắn với nguồn tài nguyên đủ lớn và tin cậy về trữ lượng, chất lượng, phải sử dụng tổng hợp, triệt để các nguồn tài nguyên làm vật liệu xây dựng thông thường trong tỉnh.

- Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phải phù hợp với yêu cầu củng cố an ninh quốc phòng, bảo vệ các di sản thiên nhiên, di tích lịch sử và các công trình văn hóa có giá trị, bảo vệ môi trường sinh thái tại các địa bàn có tài nguyên làm vật liệu xây dựng thông thường.

2. Định hướng phát triển:

- Xây dựng ngành khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trở thành ngành công nghiệp phát triển ổn định và bền vững. Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu cơ bản để phát triển, tạo nhiều việc làm ở các vùng, địa bàn kém phát triển.

- Phát huy tối đa nguồn lực trong tỉnh về vốn, khoa học công nghệ và cơ sở vật chất, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nước.

- Công tác thăm dò được ưu tiên cho các điểm mỏ có triển vọng khai thác quy mô công nghiệp và phù hợp với tiến độ đưa các mỏ vào khai thác.

- Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo hướng vừa đáp ứng nhu cầu trước mắt vừa tính đến chiến lược lâu dài: kết hợp quy mô vừa và nhỏ, cơ giới hóa với bán cơ giới, từng bước hiện đại hóa công nghệ khai thác và chế biến, nhập công nghệ tiên tiến nhằm tối đa hóa hệ số thu hồi đi kèm và phụ phẩm.

- Tạo lập thị trường vật liệu xây dựng thông thường trong tỉnh cạnh tranh bình đẳng, liên kết chặt chẽ với thị trường vật liệu xây dựng thông thường cả nước.

3. Mục tiêu:

- Đẩy mạnh công tác thăm dò, bảo đảm trữ lượng để công tác khai thác, chế biến phát triển bền vững đến năm 2015, khẳng định trữ lượng và tài nguyên đến năm 2020.

- Đến năm 2015, phải đáp ứng một phần nhu cầu vật liệu xây dựng thông thường của nền kinh tế; trong giai đoạn 2015-2020 sẽ tăng nhanh sản lượng, đáp ứng tối đa nhu cầu trong tỉnh.

- Khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có hiệu quả, phát huy tiềm năng gắn liền với công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

- Quản lý chặt chẽ các nguồn tài nguyên thiên nhiên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong hoạt động khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phát triển sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và góp phần thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà.

IV. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Nguyên tắc:

- Để đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong thời gian sắp tới ngoài việc đầu tư, xây dựng một số đơn vị khai thác lớn phục vụ cho các công trình trọng điểm nhưng vẫn duy trì các hoạt động khai thác nhỏ phục vụ cho các nhu cầu nhỏ ngắn hạn ở từng địa phương.

- Khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản kết hợp với lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường. Khai thác gắn liền với việc điều tiết phần nào thị trường vật liệu xây dựng trong tỉnh theo hướng có lợi nhất và phải chịu sự quản lý của nhà nước.

- Quy hoạch các vùng quản lý nghiêm ngặt, cấm hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường ở các khu vực có liên quan đến các khu vực nội thành, nội thị, khu quân sự, di tích lịch sử - văn hóa, khu vực bảo tồn, rừng đặc dụng,…

- Phát triển các thành phần kinh tế, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp, hình thành một số doanh nghiệp lớn. Tạo điều kiện thông thoáng nhằm hỗ trợ phát triển các thành phần kinh tế trên địa bàn, tạo dựng môi trường sản xuất kinh doanh rõ ràng thống nhất, cạnh tranh bình đẳng không phân biệt thành phần kinh tế.

2. Tiềm năng, trữ lượng khai thác khoáng sản sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường.

a) Cát, sỏi lòng sông:

- Tiềm năng tự nhiên: 370 triệu m3;

- Tiềm năng thu hồi: 160 triệu m3, phân bố dọc theo các sông Ba (Đà Rằng), sông Bánh Lái (Bàn Thạch), sông Tam Giang (Sông Cầu) và sông Cái.

- Trữ lượng khai thác:

+ Sông Ba: 134 triệu m3;

+ Sông Cái: 16 triệu m3;

+ Sông Bánh Lái: 2,5 triệu m3;

+ Sông Tam Giang: 0,3 triệu m3. b) Đá xây dựng thông dụng:

- Tiềm năng tự nhiên: 250.000 triệu m3;

- Tiềm năng thu hồi: 25.000 triệu m3;

- Trữ lượng khai thác: 16 triệu m3. c) Đất sét (gạch ngói):

- Tiềm năng tự nhiên: 230 triệu m3;

- Tiềm năng thu hồi: 40 triệu m3;

- Trữ lượng khai thác: 07 triệu m3.

3. Dự báo nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng thông thường.

- Nhu cầu thị trường hiện nay (năm 2008):

Loại khoáng sản

Đá xây dựng

(m3)

Cát xây dựng

(m3)

Sỏi (sạn) xây dựng

(m3)

Đất sét sản xuất gạch ngói

(m3)

Sản lượng khai thác

370.000

820.000

100.000

375.000

- Dự báo nhu cầu đến năm 2020:

Giai đoạn

Cát

(m3)

Đá chẻ

(m3)

Đá xay công nghiệp

(m3)

Đất sét

(m3)

2009-2010

1.900.000

46.000

800.000

850.000

2011-2015

5.500.000

132.500

2.300.000

1.870.000

2016-2020

6.250.000

152.500

2.700.000

1.680.000

Tổng

13.650.000

331.000

5.800.000

4.400.000

4. Định hướng quy hoạch: (phụ lục đính kèm).

a) Đá xây dựng:

Tiếp tục mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở khai thác đá xây dựng đáp ứng yêu cầu thị trường trong tỉnh hoặc có thể cung cấp cho thị trường ngoài tỉnh, đặc biệt là nhu cầu đá xây dựng cho các khu vực kinh tế trọng điểm của tỉnh, đồng thời kiên quyết tiến hành đóng cửa các mỏ đá có vị trí thuộc ranh giới quy hoạch xây dựng đô thị và điểm dân cư nông thôn;

Các cơ sở sản xuất đá xây dựng phải đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch, di tích lịch sử, văn hóa và từng bước hiện đại hóa công nghiệp sản xuất đá xây dựng.

b) Cát, sỏi lòng sông:

Tổ chức sắp xếp lại các điểm khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh; phân vùng khai thác hợp lý để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, các công trình thủy lợi, công trình giao thông, dòng chảy của các sông;

Tổ chức các khu bãi chứa cát, sỏi tập trung và có kế hoạch cung ứng cát, sỏi cho phù hợp với từng địa phương.

c) Đất sét: tổ chức lại sản xuất kinh doanh vật liệu xây thủ công ở các địa phương, nhằm giảm tối đa sử dụng đất canh tác và các lò gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường;

Từng bước phát triển sản phẩm gạch không nung ở những vùng không có nguyên liệu nung, tiến tới xóa bỏ việc sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công;

Tiếp tục hoàn thiện công nghệ và ổn định sản xuất cho cơ sở gạch Tuynen hiện có và khuyến khích đầu tư các cơ sở sản xuất gạch Tuynen 30-:-50 triệu viên/năm. Đồng thời, đầu tư xây dựng thêm một số dây chuyền gạch Tuynen quy mô nhỏ với công suất 7 hoặc 10 triệu viên/năm bằng thiết bị công nghệ lò đứng liên tục;

Từ nay đến năm 2020 sẽ đầu tư mới một số dây chuyền sản xuất gạch Tuynen tại một số huyện Tuy An (xã An Định), huyện Tây Hòa (xã Sơn Thành Tây), huyện Phú Hòa (xã Hòa Định Đông);

Đầu tư xây dựng một số cơ sở sản xuất gạch Block công suất mỗi cơ sở 10 triệu tấn sản phẩm/năm ở Khu công nghiệp Hòa Hiệp và Đông Bắc Sông Cầu;

Đến năm 2020 năng lực sản xuất gạch ngói của tỉnh đạt là 380 triệu sản phẩm, trong đó: gạch nung lò Tuynen 200 triệu viên; gạch nung lò đứng liên tục 40 triệu viên; gạch Block 140 triệu viên.

d) Đất (cát) san nền:

Hiện trạng thực tế đã cho thấy vấn đề đất (cát) san nền rất cần thiết cho việc xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông... Nhằm đảm bảo ít ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan thiên nhiên, đô thị và các công trình văn hóa, di tích lịch sử..., cần phải quy hoạch thăm dò sắp xếp lại các điểm khai thác cho phù hợp;

Trên cơ sở của hiện trạng đã có tổ chức thăm dò trữ lượng, địa điểm khai thác, dự báo nhu cầu đến năm 2020. Phân bố đều cho từng địa phương nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển, định hướng khu vực sau khi khai thác sẽ hình thành các khu dân cư, khu sản xuất.

5. Giải pháp:

- Về công nghệ: cần kết hợp công nghệ thiết bị tiên tiến của thế giới vào hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường một cách có hiệu quả, bảo đảm các tiêu chuẩn môi trường. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Về quy mô và công suất: lựa chọn quy mô sản xuất phù hợp, kết hợp giữa quy mô nhỏ, vừa và lớn, trong đó phát huy tối đa năng lực của các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng hiện có, đồng bộ hóa để tận dụng những thế mạnh tại chỗ về nguyên vật liệu, thị trường, nhân lực.

- Về huy động nguồn vốn đầu tư: đa dạng hóa về hình thức đầu tư và các thành phần kinh tế tham gia đầu tư nhằm huy động vốn đầu tư trong nước và ngoài nước.

- Về quản lý đầu tư: quản lý và thực hiện đầu tư phát triển các điểm khai thác khoáng sản sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường theo quy hoạch, phương thức và hình thức đầu tư phù hợp với đặc điểm địa phương.

Phát triển các điểm khai thác khoáng sản sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan và an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

- Về hoạt động khoáng sản:

Đối với những khu vực đã được quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, trước khi lập hồ sơ khai thác mỏ phải tiến hành tổ chức thăm dò, xác định trữ lượng theo quy định.

Đối với những điểm đang khai thác nhưng thuộc đối tượng quy hoạch đóng cửa mỏ thì phải kiên quyết thực hiện đúng quy trình đóng cửa mỏ theo quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản.

6. Các nội dung khác:

- Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết chủ trương và cấp phép khai thác cho tất cả các điểm khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

- Đối với những khu vực có khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nhỏ lẻ, đã và đang khai thác với trữ lượng nhỏ và không có trong bản đồ Quy hoạch này thì giải quyết khai thác tận thu làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ cho nhu cầu dân sinh.

- Đối với khu vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ sử dụng cho xây dựng công trình đó thì không phải xin giấy phép khai thác nhưng trước khi tiến hành khai thác khoáng sản, tổ chức được quyền khai thác phải đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Sở Tài nguyên và Môi trường. Việc quản lý, sử dụng khoáng sản khai thác được thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất ở của hộ gia đình, cá nhân được sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai mà sản phẩm khai thác chỉ nhằm phục vụ cho việc xây dựng của hộ gia đình, cá nhân đó.

V. PHÊ DUYỆT VÀ BAN HÀNH HỒ SƠ GỒM

1. Thuyết minh tổng hợp.

2. Phần bản vẽ:

- Bản đồ phân bố tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

- Bản đồ hiện trạng khai thác và trữ lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

- Bản đồ quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Xây dựng:

- Tiến hành tổ chức công bố quy hoạch trên các phương tiện thông tin đại chúng và cung cấp thông tin đến mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

- Phối hợp tham gia cùng với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

- Trên cơ sở Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và những định hướng của Quy hoạch này tiến hành tổ chức lập Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2020.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Trên cơ sở Quy hoạch được duyệt, tiến hành lập kế hoạch tổ chức thăm dò trữ lượng, đồng thời xác lập quy trình đóng cửa mỏ để hướng dẫn những tổ chức cá nhân đang hoạt động khai thác tại những mỏ thuộc diện đóng cửa với thời gian sớm nhất.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương tổ chức phân định ranh giới hành chính của các mỏ đang khai thác nhưng có vị trí thuộc 02 xã trở lên (chú ý ranh giới lòng sông).

- Phối hợp với các Sở: Công thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các cấp và các ngành liên quan tăng cường chức năng hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động khoáng sản, nhất là việc thực hiện các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể thủ tục cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh thực hiện theo Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản và Nghị định 160/2005/NĐ-CP của Chính phủ.

3. Sở Công thương:

- Chủ trì phối hợp cùng với các Sở: Xây dựng, Khoa học và Công nghệ tổ chức xây dựng quy trình sản xuất gạch ngói theo công nghệ lò đứng liên tục phù hợp với thực tiễn của địa phương để hướng dẫn áp dụng.

- Chủ động đề xuất công nghệ sản xuất gạch ngói không nung sử dụng nguyên liệu địa phương và công nghệ kết hợp sản xuất đá xay công nghiệp với cát nghiền nhân tạo công suất từ 50 nghìn m3/năm trở lên để thay thế một phần cát tự nhiên sử dụng cho bê tông nhằm tiết kiệm tài nguyên.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo thẩm quyền trong việc thực hiện bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân họat động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn địa phương quản lý.

- Tham gia giám sát việc thi hành Luật Khoáng sản; giải quyết tranh chấp và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm phát sinh tại địa phương.

Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Công thương, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thị Hà

 

PHỤ LỤC

QUY HOẠCH CÁC ĐIỂM KHAI THÁC KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG
(Kèm theo Quyết định số: 413/QĐ-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2009 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên)

I. CÁC ĐIỂM KHAI THÁC ĐÁ

1. Huyện Tuy An

STT

Địa điểm

Trữ lượng

(m3)

Định hướng quy hoạch

1

Xã An Chấn, huyện Tuy An. Tọa độ: X= 582121.82; Y= 1457007.85

M1

M2

M3

M4

M5

M6

M7

M8

73.000

- Các điểm M1, M3, M5, M6 xã An Chấn và điểm Cầu Sắt xã An Mỹ khai thác đến năm 2015;

- Các điểm M2, M4, M7, M8 xã An Chấn tổ chức thăm dò, mở mỏ năm 2010 và khai thác đến sau năm 2020;

- Thị trường cung cấp: thành phố Tuy Hòa, khu kinh tế Nam Phú Yên, huyện Tuy An và các vùng phụ cận.

1.300.000

230.000

1.100.000

700.000

570.000

200.000

460.000

2

Cầu Sắt xã An Mỹ. Tọa độ:

X=585880.00; Y=1462756.00

200.000

3

Thôn Hội Sơn, xã An Hòa. Tọa độ: X=585879.00;

Y=1462756.00

Thăm dò

- Tổ chức thăm dò, mở rộng mỏ năm 2015 và khai thác đến sau năm 2020;

- Thị trường cung cấp: huyện Tuy An, Sông Cầu và các vùng phụ cận.

2. Thành phố Tuy Hòa

STT

Địa điểm

Trữ lượng

(m3)

Định hướng quy hoạch

1

Thôn Phú Liên II, xã An Phú. Tọa độ:

X=583461.00; Y=1455738.00

2.000.000

- Từng bước đóng cửa đối với các điểm khai thác hết hạn đến năm 2015;

- Thị trường cung cấp: thành phố Tuy Hòa, Khu kinh tế Nam Phú Yên, huyện Tuy An và các vùng phụ cận.

2

Thôn Xuân Dục, xã An Phú. Tọa độ:

X=583461.00; Y=1455738.00

1.400.000

3

Xã Hòa Kiến. Tọa độ:

X=577674.00; Y=1453389.00

1.900.000

3. Huyện Sơn Hòa

STT

Địa điểm

Trữ lượng

(m3)

Định hướng quy hoạch

1

Khu Bầu Thỏ, thôn Ngân Điền, xã Sơn Hà. Tọa độ:

X=560246.00; Y=1442889.00

175.000

- Tổ chức thăm dò, mở rộng mỏ năm 2015 và khai thác đến sau năm 2020.

- Thị trường cung cấp: huyện Sơn Hòa, Sông Hinh và các vùng phụ cận.

2

Chầm Mâm, thôn Tân An, xã Suối Bạc. Tọa độ:

X=549155.00; Y=1446002.00

350.000

3

Thôn Tân Bình, xã Sơn Phước. Tọa độ:

X=548849.00; Y=1451900.00

10.000

4

Thôn Suối phèn, xã Sơn Long. Tọa độ:

X=567733.00; Y=1458307.00

140.000

5

Thôn Suối Bạc, xã Suối Bạc. Tọa độ:

X=553626.00; Y=1447041.00

Thăm dò

- Tổ chức thăm dò, mở rộng mỏ năm 2015 và khai thác đến sau năm 2020;

- Thị trường cung cấp: huyện Sơn Hòa, Sông Hinh và các vùng phụ cận.

6

Núi Mò O, xã EchaRang. Tọa độ:

X=542650.00; Y=1449582.00

4. Huyện Phú Hòa

STT

Địa điểm

Trữ lượng

(m3)

Định hướng quy hoạch

1

Thôn Phú Sen, xã Hòa Định Tây. Tọa độ:

X=572385.00; Y=1440250.00

75.000

- Khai thác đến năm 2020;

- Thị trường cung cấp : huyện

Phú Hòa và các vùng phụ cận.

2

Thôn Đồng Dinh. Tọa độ:

X=575126.00; Y=1440541.00

Thăm dò

- Tổ chức thăm dò, mở mỏ khai thác sau năm 2020;

- Thị trường cung cấp : huyện Phú Hòa và các vùng phụ cận.

5. Huyện Sông Hinh

STT

Địa điểm

Trữ lượng

(m3)

Định hướng quy hoạch

1

- Thôn Suối Biểu xã Sơn Giang. Tọa độ:

X=555610.00; Y=1434709.00

228.000

- Khai thác đến năm 2015;

- Thị trường cung cấp: huyện Sông Hinh, Sơn Hòa và các vùng phụ cận.

2

- Long Chẩm, thôn Tân Lập, xã Đức Bình Đông. Tọa độ:

X=549539.00; Y=1436194.00

50.000

- Tổ chức thăm dò, mở mỏ năm 2015 và khai thác đến sau năm 2020;

- Thị trường cung cấp: huyện Sông Hinh, Sơn Hòa và các vùng phụ cận.

3

- Dốc Ma Xanh, thị trấn Hai Riêng Tọa độ:

X=537430.00; Y=1439907.00

175.000

4

Thôn Hà Trung, xã Eatrol. Tọa độ:

X=565122.00; Y=1477589.00

Thăm dò

- Tổ chức thăm dò, mở mỏ khai thác sau năm 2020;

- Thị trường cung cấp: huyện Sông Hinh, Sơn Hòa và vùng phụ cận.

5

Eatrol, xã Eatrol. Tọa độ:

X=543012.00; Y=1428365.00

6

Điểm khai thác tại xã Sông Hinh

150.000

- Khai thác từ nay đến năm 2015.

- Thị trường cung cấp: huyện Sông Hinh, Sơn Hòa và vùng phụ cận.

7

Điểm khai thác tại xã EaBar (Km72)

100.000

6. Huyện Đông Hòa

STT

Địa điểm

Trữ lượng

(m3)

Định hướng quy hoạch

1

Thôn Bàn Nham, xã Hòa Xuân

Tây. Tọa độ:

X=587093.00; Y=1435373.00

832.000

- Tổ chức thăm dò, mở mỏ năm 2010 và khai thác đến sau năm 2020;

- Thị trường cung cấp: huyện Đông Hòa, Khu kinh tế Nam Phú Yên, huyện Tây Hòa và các vùng phụ cận.

2

Thôn Phú Khê, xã Hòa Xuân Đông. Tọa độ:

X=591954.00; Y=1432147.00

680.000

3

Thôn Xóm Mới, xã Hòa Xuân Đông. Tọa độ:

X=594512.00; Y=1430229.00

Thăm dò

- Tổ chức thăm dò, mở mỏ khai thác sau năm 2020;

- Thị trường cung cấp: huyện Đông Hòa, Khu kinh tế Nam Phú Yên, huyện Tây Hòa và các vùng phụ cận.

4

Thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân Nam. Tọa độ:

X=597226.00; Y=1424541.00

7. Huyện Sông Cầu

STT

Địa điểm

Trữ lượng

(m3)

Định hướng quy hoạch

1

Thôn Hòa Mỹ, xã Xuân Cảnh. Tọa độ:

X=581226.00; Y=1498541.00

100.000

- Tiếp tục khai thác và tổ chức thăm dò, mở rộng quy mô khai thác đến sau năm 2020;

- Thị trường cung cấp: huyện Sông Cầu và các vùng phụ cận.

2

Đèo Cù Mông, xã Xuân Hải

Thăm dò

- Tổ chức thăm dò, mở mỏ khai thác sau năm 2020;

- Thị trường cung cấp: huyện Sông Cầu và các vùng phụ cận.

3

Thôn Phú Dương, xã Xuân Thịnh

4

Cù Mông, xã Xuân Lộc

5

An Bình Thạnh xã Xuân Thọ 2

6

Cao Phong xã Xuân Lâm

8. Huyện Đồng Xuân

STT

Địa điểm

Trữ lượng

(m3)

Định hướng quy hoạch

1

Thôn Phước Thành, xã Xuân Phước. Tọa độ:

X=562866.00; Y=1471620.00

237.000

- Tổ chức thăm dò, khai thác đến sau năm 2020;

- Thị trường cung cấp: huyện Đồng Xuân và các vùng phụ cận.

2

Thôn Phước Lộc, xã Xuân Quang 3. Tọa độ:

X=563960.00; Y=1475201.00

1.665.000

II. CÁC ĐIỂM KHAI THÁC CÁT

1. Huyện Sông Hinh: khai thác cát Sông Ba

STT

Doi

Địa điểm

Trữ lượng

(m3)

Định hướng quy hoạch

1

Doi 1

Xã Đức Bình Tây, huyện Sông Hinh

3.588.000

- Tổ chức thăm dò, khai thác đến sau năm 2020;

- Thị trường cung cấp: huyện Sông Hinh, Sơn Hòa và các vùng phụ cận.

2

Doi 2

Xã Đức Bình Đông, huyện Sông Hinh

6.232.000

3

Doi 3

Xã Sơn Giang, huyện Sông Hinh

7.308.000

4

bổ sung 02 điểm

Bãi bồi sông Ba xã EaLâm, huyện Sông Hinh

150.000

Khai thác từ nay đến năm 2015

 

 

Bãi bồi suối EaTrol xã EaTrol, huyện Sông Hinh

50.000

 

2. Huyện Tây Hòa: khai thác cát Sông Ba (sông Đà Rằng)

STT

Doi

Địa điểm

Trữ lượng

(m3)

Định hướng quy hoạch

1

Doi 8

Thôn Liên Thạch, Thạch Bàn, xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa

2.750.000

- Tổ chức thăm dò, khai thác đến sau năm 2020;

- Thị trường cung cấp: huyện Tây Hòa, Đông Hòa, Khu kinh tế Nam Phú Yên và các vùng phụ cận.

2

Doi 10

- Thôn Tân Mỹ, xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa

4.018.000

- Thôn Mỹ Thạnh Tây, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa

3

Doi 12

Thôn Phước Thạnh, xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa

24.111.000

3. Huyện Đông Hòa: khai thác cát sông Đà Rằng

STT

Doi

Địa điểm

Trữ lượng

(m3)

Định hướng quy hoạch

1

Doi 14

Thôn Phước Bình, xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa

8.269.000

- Tổ chức thăm dò, khai thác đến sau năm 2020;

- Thị trường cung cấp: huyện Đông Hòa, Khu kinh tế Nam Phú Yên và các vùng phụ cận.

2

Doi 15

Thôn Phú Lễ, xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa

27.868.000

4. Huyện Phú Hòa: khai thác cát sông Đà Rằng

STT

Doi

Địa điểm

Trữ lượng

(m3)

Định hướng quy hoạch

1

Doi 9

Thôn Phú Sen, xã Hòa Định Tây, huyện Phú Hòa

8.650.000

- Tổ chức thăm dò, khai thác đến sau năm 2020;

- Thị trường cung cấp: huyện Phú Hòa, huyện Tuy An và các vùng phụ cận.

2

Doi 11

Thôn Cẩm Thạch, xã Hòa Định Tây, huyện Phú Hòa

3.300.000

3

Doi 13

- Thôn Phú Lộc, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa

- Thôn Vĩnh Phú, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa

3.186.000

4

Doi 15

- Thôn Ân Niên, xã Hòa An, huyện Phú Hòa

- Thôn Đông Bình, xã Hòa An, huyện Phú Hòa

27.868.000

 

5

Doi 16

- Từ thôn Phong Hậu, xã Hòa Hội đến thôn Phú Lộc, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa.

- Thôn Phú Nông, xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa.

31.396.000

5. Thành phố Tuy Hòa: khai thác cát sông Đà Rằng

STT

Doi

Địa điểm

Trữ lượng

(m3)

Định hướng quy hoạch

1

Doi 15

Phường Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa

27.868.000

- Tổ chức thăm dò, khai thác đến sau năm 2020;

- Thị trường cung cấp: thành phốTuy Hòa, Khu kinh tế Nam Phú Yên, và các vùng phụ cận.

6. Huyện Sơn Hòa: khai thác cát Sông Ba và các bãi bồi suối

STT

Bãi bồi

Địa điểm

Trữ lượng

(m3)

Định hướng quy hoạch

1

Sông Ba

Bãi bồi sông Ba thôn Tịnh Sơn thị trấn Củng Sơn

Thăm dò

- Tổ chức thăm dò, khai thác từ nay đến năm 2020;

- Thị trường cung cấp: huyện Sơn Hòa và vùng phụ cận.

2

Sông Ba

Bãi bồi sông Ba thôn Đông Hoà thị trấn Củng Sơn

3

Sông Ba

- Bãi bồi sông Ba thôn Thạnh Hội xã Sơn Hà

4

Suối

Bãi bồi thôn Ngân Điền xã Sơn Hà

5

Suối

Bãi bồi thôn 1 xã Sơn Nguyên

6

Suối

Bãi bồi thôn Ma Lúa, Ma Lăng xã cà Lúi

7

Suối

Bãi bồi thôn Tân Hiên xã Sơn Phước.

8

Sông Ba

Bãi bồi Sông Ba Buôn Thu xã Krông pa

7. Huyện Đồng Xuân: khai thác cát Sông Cái (Kỳ Lộ)

STT

Doi

Địa điểm

Trữ lượng

(m3)

Định hướng quy hoạch

1

Doi 1

Thôn Bàu Me, xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân

28.500

- Tổ chức thăm dò, khai thác đến sau năm 2020;

- Thị trường cung cấp: huyện Đồng Xuân và các vùng phụ cận.

2

Doi 2

Thôn Đồng Hiệu, xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân

60.000

3

Doi 3

Thôn Gò Ỏi, xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân

75.000

4

Doi 4

Thôn Triêm Đức, xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân

120.000

5

Doi 5

Thôn Triêm Đức, xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân

40.000

6

Doi 6

Chợ Lùng, xã Xuân Quang 3, huyện Đồng Xuân

60.000

7

Doi 7

- Thôn Long Thắng, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân.

- Thôn Hà Trung, xã Xuân Quang 3, huyện Đồng Xuân.

2.885.000

8

Doi 8

- Thôn Tân An, xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân.

- Thôn Phú Vang, xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân.

7.020.000

8. Huyện Tuy An: khai thác cát Sông Cái (Kỳ Lộ)

STT

Doi

Địa điểm

Trữ lượng

(m3)

Định hướng quy hoạch

1

Doi 9

- Thôn Long Hòa, xã An Định, huyện Tuy An.

- Thôn Phú Mỹ, xã An Dân, huyện Tuy An.

1.640.000

- Tổ chức thăm dò, khai thác đến sau năm 2020;

- Thị trường cung cấp: huyện Tuy An, Sông Cầu và các vùng phụ cận.

2

Doi 10

- Thôn Long Uyên, xã An Thạch, huyện Tuy An.

- Thôn Bình Thạnh, xã An Thạch, huyện Tuy An.

- Thôn Bình Hòa, xã An Dân, huyện Tuy An.

3.500.000

3

Doi 11

Thôn An Thọ, xã An Dân, huyện Tuy An.

225.000

9. Huyện Sông Cầu: khai thác cát sông Tam Giang

STT

Địa điểm

Trữ lượng

Định hướng quy hoạch

1

Sông Tam Giang thị trấn Sông Cầu

Thăm dò

- Tổ chức thăm dò, khai thác đến sau năm 2020;

- Thị trường cung cấp: huyện Sông Cầu và các vùng phụ cận.

2

Các bãi bồi ven suối Cây Đu thôn Bình Nông xã Xuân Lâm

III. CÁC ĐIỂM KHAI THÁC ĐẤT SÉT SẢN XUẤT GẠCH, NGÓI

1. Huyện Đông Hòa

STT

Địa điểm

Trữ lượng

(m3)

Định hướng quy hoạch

1

Thôn 1, xã Hòa Vinh

25.000

- Khai thác đến năm 2015.

- Cung cấp: các lò gạch nung thủ công địa phương.

- Thị trường tiêu thụ: huyện Đông Hòa, thành phố Tuy Hòa và các vùng phụ cận.

2

Thôn 3, xã Hòa Vinh

3

Thôn 5, xã Hòa Vinh

4

Xã Hòa Hiệp Bắc

75.000

5

Xã Hòa Hiệp Trung

2. Huyện Tây Hòa

STT

Địa điểm

Trữ lượng

(m3)

Định hướng quy hoạch

1

Khu đồng ruộng lúa thôn Ngọc Lâm, xã Hòa Mỹ Tây

1.250.000

- Khai thác đến năm 2015.

- Cung cấp: các lò gạch nung thủ công địa phương.

- Thị trường tiêu thụ: huyện Tây Hòa, Sông Hinh và các vùng phụ cận.

2

Khu đồng ruộng lúa Ông Toản, xã Hòa Mỹ Tây

200.000

3

- Khu đồng ruộng lúa thôn Lạc Chỉ, xã Hòa Mỹ Tây.

1.065.000

4

Mỏ đất sét thôn Phú Hữu, Mỹ Hòa, xã Hòa Thịnh. Tọa độ:

X=581106.23; Y=1432326.61

Thăm dò

- Tổ chức thăm dò khai thác năm 2015 đến sau năm 2020.

- Cung cấp cho Nhà máy gạch Tuynen xây dựng gần khu mỏ.

- Thị trường tiêu thụ: huyện Tây Hòa, Đông Hòa, Sông Hinh và các vùng phụ cận.

5

Mỏ đất sét thôn Đá Mài, Sơn Tây, xã Sơn Thành Tây. Tọa độ:

X=559627.61; Y=1434541.22

3. Huyện Phú Hòa

STT

Địa điểm

Trữ lượng

(m3)

Định hướng quy hoạch

1

Mỏ đất sét thôn Lỗ Chài, Mậu Lâm, xã Hòa Quang Bắc. Tọa độ:

X=575323.45; Y=1448480.01

1.874.000

- Khai thác đến năm 2020.

- Cung cấp cho Nhà máy gạch Tuynen xây dựng gần khu mỏ.

- Thị trường tiêu thụ: huyện Phú Hòa, thành phố Tuy Hòa, và các vùng phụ cận.

2

Mỏ đất sét thôn Phước Khánh, xã Hoà Trị. Tọa độ:

X=584163.16; Y=1447431.67

3

Mỏ đất sét xã Hoà Kiến, thành phố Tuy Hòa

4

Mỏ đất sét thôn Định Thọ, xã Hòa Định Đông. Tọa độ:

X=577827.24; Y=1440741.51

Thăm dò

- Tổ chức thăm dò khai thác năm 2015 đến sau năm 2020.

- Cung cấp cho Nhà máy gạch Tuynen xây dựng gần khu mỏ.

- Thị trường tiêu thụ: huyện Phú Hòa, thành phố Tuy Hòa, và các vùng phụ cận.

4. Huyện Sơn Hòa

STT

Địa điểm

Trữ lượng

(m3)

Định hướng quy hoạch

1

Mỏ đất sét thôn Ngân Điền, xã Sơn Hà. Tọa độ:

X=557627.68; Y=1444541.15

Thăm dò

- Tổ chức thăm dò khai thác năm 2010 đến sau năm 2020.

- Cung cấp cho Nhà máy gạch Tuynen xây dựng gần khu mỏ.

- Thị trường tiêu thụ: huyện Sơn Hòa và các vùng phụ cận.

5. Huyện Tuy An

STT

Địa điểm

Trữ lượng

Định hướng quy hoạch

1

Mỏ đất sét thôn Định Trung, xã An Định. Tọa độ:

X=572574.57; Y=1472370.66

Thăm dò

- Tổ chức thăm dò khai thác năm 2015 đến sau năm 2020.

- Cung cấp cho Nhà máy gạch Tuynen xây dựng gần khu mỏ.

- Thị trường tiêu thụ: huyện Tuy An, Đồng Xuân, Sông Cầu và các vùng phụ cận.

6. Huyện Đồng Xuân

STT

Địa điểm

Trữ lượng

(m3)

Định hướng quy hoạch

1

Khu đồng ruộng xã Xuân Sơn Bắc

10.000

- Khai thác đến năm 2015.

- Cung cấp: các lò gạch nung thủ công địa phương.

- Thị trường tiêu thụ: huyện Tuy An, Đồng Xuân, Sông Cầu và các vùng phụ cận.

2

Khu đồng ruộng xã Xuân Phước

14.000

3

Khu đồng ruộng thị trấn La Hai

8.000

4

Khu đồng ruộng xã Xuân Quang 2

6.000

5

Khu đồng ruộng xã Xuân Quang 3

8.000

IV. CÁC ĐIỂM KHAI THÁC ĐẤT (CÁT) SAN NỀN

1. Huyện Đông Hòa

STT

Địa điểm

Trữ lượng

Định hướng quy hoạch

1

Bãi bồi sông Ba, thôn Phú Lễ, xã Hòa Thành

Thăm dò

- Khai thác đến năm 2020.

- Cung cấp: đất san nền cho các công trình giao thông và xây dựng dân dụng trên địa bàn huyện và các vùng phụ cận.

2

Núi Dơm, xã Hòa Hiệp Nam

2. Huyện Sơn Hòa

STT

Địa điểm

Trữ lượng

Định hướng quy hoạch

1

Phía Nam Dốc Quýt, khu phố Tịnh Sơn, thị trấn Củng Sơn

Thăm dò

- Khai thác đến năm 2020.

- Cung cấp: đất san nền cho các công trình giao thông và xây dựng trên địa bàn huyện.

3. Huyện Phú Hòa

STT

Địa điểm

Trữ lượng

Định hướng quy hoạch

1

Bãi bồi sông Ba, xã Hòa Hội

Thăm dò

- Khai thác đến năm 2020.

- Cung cấp: đất san nền cho các công trình giao thông và xây dựng dân dụng trên địa bàn huyện và các vùng phụ cận.

2

Thôn Đồng Dinh xã Hòa Định Đông

4. Huyện Tuy An

STT

Địa điểm

Trữ lượng

Định hướng quy hoạch

1

Thôn Giai Sơn, xã An Mỹ

Thăm dò

- Khai thác đến năm 2020.

- Cung cấp: đất san nền cho các công trình giao thông và xây dựng dân dụng trên địa bàn huyện và các vùng phụ cận

2

Thôn Chí Đức, thị trấn Chí Thạnh

3

Thôn Diêm Điền, xã An Ninh

5. Huyện Sông Cầu

STT

Địa điểm

Diện tích

(ha)

Định hướng quy hoạch

1

Hòn Ngô, thôn Mỹ Phụng, xã Xuân Lộc

2

- Khai thác đến năm 2020.

- Cung cấp: đất san nền cho các công trình giao thông và xây dựng dân dụng trên địa bàn huyện và các vùng phụ cận.

2

Sân khấu lộ thiên cũ, thôn Bình Thạnh Nam, xã Xuân Bình

1

3

Khu vực phía nam dự án PASCA, thôn Hòa Thọ, xã Xuân Hòa

0,5

4

Đường vào bãi rác thôn 2, xã Xuân Hải

0,5

5

Thôn Hòa Lợi, xã Xuân Cảnh

2

6

Phía Tây Hòn Đụn, thôn Phú Dương, xã Xuân Thịnh

3

7

Thôn Dân Phú II, xã Xuân Phương

1,5

8

Vùng đồi phía Tây Bắc Lỗ Sâu, thôn Mỹ Thành, xã Xuân Thọ

2

9

Vùng đồi đất lâm nghiệp phía Tây Nam Dốc Gành Đỏ, thôn An Thạnh, xã Xuân Thọ 2

4

10

Vùng đồi thôn Bình Nông xã Xuân Lâm

Thăm dò

11

Vùng đồi phía Tây thôn Chánh Nam xã Xuân Thọ 1

6. Huyện Đồng Xuân

STT

Địa điểm

Trữ lượng

Định hướng quy hoạch

1

Thôn Phước Lộc, xã Xuân Quang 3

Thăm dò

- Khai thác đến năm 2020.

- Cung cấp: đất san nền cho các công trình giao thông và xây dựng dân dụng trên địa bàn huyện và các vùng phụ cận.

2

Thôn Long Hà, thị trấn La Hai

3

Thôn Long Thăng, thị trấn La Hai

4

Thôn Lãnh Vân, xã Xuân Lãnh

5

Thôn Phước Huệ, xã Xuân Quang 2

6

Thôn 3, xã Đa Lộc

7

Thôn 4, xã Đa Lộc

7. Thành phố Tuy Hòa

STT

Địa điểm

Trữ lượng

Định hướng quy hoạch

1

Thôn Chính Nghĩa xã An Phú

Thăm dò

- Khai thác tận thu đến năm 2015.

- Cung cấp: đất san nền cho các công trình giao thông và xây dựng dân dụng trên địa bàn huyện và các vùng phụ cận.

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác