442513

Quyết định 3777/QĐ-UBND năm 2018 công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng

442513
LawNet .vn

Quyết định 3777/QĐ-UBND năm 2018 công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng

Số hiệu: 3777/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Huỳnh Đức Thơ
Ngày ban hành: 29/08/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 3777/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
Người ký: Huỳnh Đức Thơ
Ngày ban hành: 29/08/2018
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3777/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 29 tháng 8 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CHẾ XUẤT ĐÀ NẴNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 06 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 6923/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2017 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng, Thủ trưởng các cơ quan ban, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận: 
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC ;
- Lưu: VT, BQL, P.NC-KSTTHC.

CHỦ TỊCH




Huỳnh Đức Thơ

 

DANH MỤC

TTHC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CHẾ XUẤT ĐÀ NẴNG

PHẦN I. DANH MỤC TTHC

1. Danh mục TTHC điều chỉnh

STT

Tên TTHC

Lý do điều chỉnh

LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

1

Thủ tục xác nhận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài trong khu công nghiệp

Giảm thời gian thực hiện TTHC; bổ sung căn cứ pháp lý

2

Thủ tục cấp giấy phép lao động đối với người nước ngoài đã được cấp phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm việc cho doanh nghiệp khác ở cùng vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động

Điều chỉnh quy trình thực hiện TTHC (từ mức độ 2 lên mức độ 3)

3

Thủ tục cấp giấy phép lao động đối với người nước ngoài đã được cấp GPLĐ và đang còn hiệu lực mà làm khác vị trí công việc ghi trong GPLĐ nhưng không thay đổi doanh nghiệp

Điều chỉnh quy trình thực hiện TTHC (từ mức độ 2 lên mức độ 3)

4

Thủ tục cấp giấy phép lao động đối với người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động nhưng hết hiệu lực theo quy định mà có nhu cầu tiếp tục làm việc cùng vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động

Điều chỉnh quy trình thực hiện TTHC (từ mức độ 2 lên mức độ 3)

5

Thủ tục cấp giấy phép lao động

Điều chỉnh quy trình thực hiện TTHC (từ mức độ 2 lên mức độ 3)

6

Thủ tục cấp lại giấy phép lao động

Điều chỉnh quy trình thực hiện TTHC (từ mức độ 2 lên mức độ 3)

7

Thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Điều chỉnh quy trình thực hiện TTHC (từ mức độ 2 lên mức độ 3); bổ sung căn cứ pháp lý

8

Thủ tục cấp phép lưu trú, tạm trú cho người nước ngoài tại doanh nghiệp khu công nghiệp

Sửa đổi, bổ sung căn cứ pháp lý

9

Thủ tục cấp phép gia hạn lưu trú, tạm trú cho người nước ngoài tại doanh nghiệp khu công nghiệp

Sửa đổi, bổ sung căn cứ pháp lý

LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU

10

Thủ tục cấp giấy chứng xuất xứ hàng hóa mẫu D

Bổ sung căn cứ pháp lý

2. Danh mục TTHC không điều chỉnh

STT

Tên TTHC

Dịch vụ công trực tuyến

Mức độ 2

Mức độ 3

Mức độ 4

LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

11

Đăng ký Nội quy lao động

X

 

 

LĨNH VỰC QUY HOẠCH – XÂY DỰNG

12

Thỏa thuận thiết kế tổng mặt bằng và giải pháp kiến trúc

X

 

 

13

Xác nhận hoàn thành công trình xây dựng

X

 

 

LĨNH VỰC ĐẦU TƯ

14

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương (trường hợp dự án có quy mô vốn dưới 5.000 tỷ và thuộc trường hợp nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện tại KCN, KKT phù hợp với quy hoạch KCN, KKT được cấp có thẩm quyền phê duyệt)

X

 

 

15

Thủ tục Quyết định chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền Ban Quản lý đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

X

 

 

16

Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thực hiện (trường hợp dự án có quy mô vốn dưới 5.000 tỷ và thuộc trường hợp nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện tại KCN, KKT phù hợp với quy hoạch KCN, KKT được cấp có thẩm quyền phê duyệt)

X

 

 

17

Thủ tục điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền Ban Quản lý đối với dự án đầu tư không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đầu tư

X

 

 

18

Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế

X

 

 

19

Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, trọng tài

X

 

 

20

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương (trường hợp dự án có quy mô vốn dưới 5.000 tỷ và không thuộc trường hợp nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện tại KCN, KKT phù hợp với quy hoạch KCN, KKT được cấp có thẩm quyền phê duyệt)

 

X

 

21

Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư (trường hợp dự án có quy mô vốn dưới 5.000 tỷ và không thuộc trường hợp nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện tại KCN, KKT phù hợp với quy hoạch KCN, KKT được cấp có thẩm quyền phê duyệt) (Mức độ 3)

 

X

 

22

Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp thay đổi tên nhà đầu tư thuộc trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư (Mức độ 3)

 

X

 

23

Thủ tục giãn tiến độ đầu tư

X

 

 

LĨNH VỰC MUA BÁN, CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN

24

Thủ tục thực hiện chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất/một phần dự án/quyền sử dụng đất

X

 

 

 

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TTHC

A. TTHC ĐIỀU CHỈNH

LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

1. Xác nhận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trong khu công nghiệp

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến qua trang website http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn

Bước 2: BPTN&TKQ Ban Quản lý kiểm tra tiếp nhận nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đ; nếu hồ sơ chưa đầy đ, chưa hợp lệ thì yêu cầu bổ sung, hoàn thiện.

Bước 3: Tổ một cửa chuyển hồ sơ đến phòng Quản lý Lao động.

Bước 4: Phòng QL Lao động thẩm định hồ sơ, tổng hợp trình lãnh đạo Ban ký chấp thuận; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì ban hành văn bản nêu rõ lý do.

Bước 5: BPTN&TKQ Ban Quản lý trả kết quả theo phiếu hẹn.

b) Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến qua trang website http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn; nhận kết quả tại BPTN&TKQ hoặc dịch vụ bưu chính

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần:

+ Đối với xác nhận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài lần đầu

Văn bản báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (mẫu số 1)

+ Đối với xác nhận thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

Văn bản báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (mẫu số 2)

- Số lượng hồ sơ: 01 b

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

đ) Đối tượng thực hiện TTHC: Doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

e) Cơ quan thực hiện TTHC: Ban Quản lý

g) Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản đồng ý/không đồng ý.

h) Phí và lệ phí: Không có

i) Tên mẫu đơn, tờ khai: (Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH)

Văn bản giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (mẫu số 1)

Văn bản giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (mẫu số 2)

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) dự kiến tuyển người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động phải báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Bộ luật Lao động năm 2012.

- Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ qui định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế.

- Nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

- Thông tư 32/2014/TT-BLĐTBXH ngày 01/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội hướng dẫn ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong KCN, KCX và KCNC.

- Quyết định 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích

Ghi chú: Phần in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung

 

2. Xác nhận người lao động nước ngoài thuộc diện không cấp giấy phép lao động

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến qua trang website http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn

Bước 2: BPTN&TKQ Ban Quản lý kiểm tra hồ sơ; tiếp nhận nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đ; nếu hồ sơ chưa đầy đ, chưa hợp lệ thì yêu cầu bổ sung, hoàn thiện.

Bước 3: BPTN&TKQ Ban Quản lý chuyển hồ sơ đến phòng QL Lao động

Bước 4: Phòng QL Lao động thẩm tra hồ sơ, dự thảo văn bản trình lãnh đạo Ban ký ban hành

Bước 5: Ban Quản lý trả kết quả tại BPTN&TKQ hoặc qua đường bưu chính.

b) Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến qua trang website http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn; nhận kết quả tại BPTN&TKQ hoặc dịch vụ bưu chính công ích

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần:

+ Văn bản đề nghị xác nhận người nước ngoài không thuộc diện cấp Giấy phép lao động (Mẫu số 9)

+ Danh sách trích ngang về người lao động nước ngoài với nội dung: Họ; tên; tuổi; giới tính; quốc tịch; số hộ chiếu; ngày bắt đầu ngày kết thúc làm việc; vị trí công việc của người lao động nước ngoài

+ 02 ảnh màu 3x4

+ Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện TTHC: Doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

e) Cơ quan thực hiện TTHC: Ban Quản lý.

g) Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản đồng ý/không đồng ý.

h) Phí và lệ phí: Không có

i) Tên mẫu đơn, tờ khai (Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH)

Văn bản đề nghị xác nhận người nước ngoài không thuộc diện cấp Giấy phép lao động (Mẫu số 9)

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Người sử dụng lao động phải đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 07 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.

- Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động là một bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc một bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC

- Bộ luật Lao động năm 2012.

- Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ qui định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế.

- Nghị định 11/2016/NĐ- CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Thông tư 32/2014/TT-BLĐTBXH ngày 01/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội hướng dẫn ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong KCN, KCX và KCNC.

- Quyết định 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

Ghi chú: Phần in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung

 

3. Thủ tục cấp giấy phép lao động (GPLĐ) đối với người nước ngoài đã được cấp phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm việc cho doanh nghiệp khác ở cùng vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến qua trang website http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn

Bước 2: BPTN&TKQ Ban Quản lý kiểm tra hồ sơ; tiếp nhận nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đ, chưa hợp lệ.

Bước 3: BPTN&TKQ Ban Quản lý chuyển hồ sơ đến phòng Lao động.

Bước 4: Phòng Lao động thẩm tra hồ sơ, dự thảo GPLĐ trình lãnh đạo Ban ký; nếu từ chối cấp GPLĐ có văn bản nêu lý do.

Bước 5: Ban Quản lý trả kết quả tại BPTN&TKQ Ban Quản lý hoặc qua đường bưu chính.

b) Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến qua trang website http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn; nhận hồ sơ trực tiếp tại BPTN&TKQ hoặc dịch vụ bưu chính

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

Thành phần:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động.

- 02 ảnh màu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu,), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

- Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật.

- Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài:

+ Đối với người lao động nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp: văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam (ghi cụ thể thời hạn cử) và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng;

+ Đối với người lao động nước ngoài thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế: Hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

+ Đối với người lao động nước ngoài là nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng: Phải có Hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm.

+ Các trường hợp khác thực hiện theo quy định tại điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016.

- Giấy phép lao động hoặc bản sao chứng thực giấy phép lao động đã được cấp.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

đ) Đối tượng thực hiện TTHC: Doanh nghiệp

e) Cơ quan thực hiện TTHC: Ban Quản lý.

g) Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép.

h) Phí và lệ phí: 600.000 đồng.

i) Tên mẫu đơn, tờ khai: (Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH)

Văn bản đ nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài (Mẫu số 7)

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp GPLĐ.

Đối với các giấy tờ liên quan đến người nước ngoài là 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu, nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đối với người nước ngoài làm việc theo diện hợp đồng lao động, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký đến Ban Quản lý.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Bộ luật Lao động năm 2012

- Nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Nghị quyết số 58/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố quy định mức thu, đối tượng thu, nộp, chế độ quản lý, sử dụng lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Thông tư 32/2014/TT-BLĐTBXH ngày 01/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội hướng dẫn ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong KCN, KCX và KCNC.

- Quyết định 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

Ghi chú: Phần in nghiêng là nội dung điều chỉnh

 

4. Thủ tục cấp giấy phép lao động (GPLĐ) đối với người nước ngoài đã được cấp GPLĐ và đang còn hiệu lực mà làm khác vị trí công việc ghi trong GPLĐ nhưng không thay đổi doanh nghiệp

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến qua trang website http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn

Bước 2: BPTN&TKQ Ban Quản lý kiểm tra hồ sơ; tiếp nhận nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đ, chưa hợp lệ.

Bước 3: BPTN&TKQ Ban Quản lý chuyển hồ sơ đến phòng Quản lý Lao động.

Bước 4: Phòng Quản lý Lao động thẩm tra hồ sơ, dự thảo GPLĐ trình lãnh đạo Ban ký; nếu từ chối cấp GPLĐ có văn bản nêu lý do.

Bước 5: Ban Quản lý trả kết quả tại BPTN&TKQ Ban Quản lý hoặc qua đường bưu chính.

b) Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến qua trang website http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn; nhận kết quả tại BPTN&TKQ hoặc dịch vụ bưu chính công ích

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

Thành phần

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động.

- Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

+ Đối với người lao động nước ngoài là nhà quản lý hoặc giám đốc điều hành thì phải có một trong các giấy tờ sau: Giấy phép lao động, hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm có xác định người lao động nước ngoài đó đã làm việc ở vị trí quản lý, giám đốc điều hành; hoặc Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà người lao động nước ngoài đó đã từng làm việc xác nhận.

+ Đối với người lao động nước ngoài là chuyên gia thì phải có một trong các giấy tờ sau: Văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài; hoặc Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

+ Đối với người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật: các giấy tờ chứng minh đã được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo.

+ Đối với một số ngành nghề, công việc khác: văn bản chứng minh trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động nước ngoài thực hiện theo quy định khoản 4 Điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP.

- 02 ảnh màu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

- Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật.

- Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài:

+ Đối với người lao động nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp: văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam (ghi cụ thể thời hạn cử) và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng;

+ Đối với người lao động nước ngoài thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế: Hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

+ Đối với người lao động nước ngoài là nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng: Hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm.

+ Các trường hợp khác thực hiện theo quy định tại điều điểm d, đ, e, g khoản 7 điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016.

- Giấy phép lao động hoặc bản sao chứng thực giấy phép lao động đã được cấp.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gốc

d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

đ) Đối tượng thực hiện TTHC: Doanh nghiệp

e) Cơ quan thực hiện TTHC: Ban Quản lý.

g) Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép.

h) Phí và lệ phí: 600.000 đồng.

i) Tên mẫu đơn, tờ khai: (Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH)

Văn bản đ nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài (Mẫu số 7)

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp GPLĐ.

Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật: là 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu; nếu các giấy tờ trên của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật; dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đối với các giấy tờ liên quan đến người nước ngoài là 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu, nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đối với người nước ngoài làm việc theo diện hợp đồng lao động, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký đến Ban Quản lý.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Bộ luật Lao động năm 2012

- Nghị định 11/2016/ NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Thông tư 32/2014/TT-BLĐTBXH ngày 01/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội hướng dẫn ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong KCN, KCX và KCNC.

- Nghị quyết số 58/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố quy định mức thu, đối tượng thu, nộp, chế độ quản lý, sử dụng lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Ghi chú: Phần in nghiêng là nội dung điều chỉnh

 

5. Thủ tục cấp giấy phép lao động (GPLĐ) đối với người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động nhưng hết hiệu lực theo quy định mà có nhu cầu tiếp tục làm việc cùng vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến qua trang website http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn

Bước 2: BPTN&TKQ Ban Quản lý kiểm tra hồ sơ; tiếp nhận nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đ, chưa hợp lệ.

Bước 3: BPTN&TKQ Ban Quản lý chuyển hồ sơ đến phòng Quản lý Lao động.

Bước 4: Phòng Quản lý Lao động thẩm tra hồ sơ, dự thảo GPLĐ trình lãnh đạo Ban ký; nếu từ chối cấp GPLĐ có văn bản nêu lý do.

Bước 5: Ban Quản lý trả kết quả tại BPTN&TKQ hoặc qua đường bưu chính.

b) Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến qua trang website http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn; nhận kết quả tại BPTN&TKQ hoặc dịch vụ bưu chính công ích

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

Thành phần:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động.

- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp.

- Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp. Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp.

- 02 ảnh màu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu,), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

- Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật.

- Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài:

+ Đối với người lao động nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp: văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam (ghi cụ thể thời hạn cử) và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng;

+ Đối với người lao động nước ngoài thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế: Hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

+ Đối với người lao động nước ngoài là nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng: Hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm.

+ Các trường hợp khác thực hiện theo quy định tại điều điểm d, đ, e, g khoản 7 điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016.

- Văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

đ) Đối tượng thực hiện TTHC: Doanh nghiệp

e) Cơ quan thực hiện TTHC: Ban Quản lý.

g) Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép.

h) Phí và lệ phí: 600.000 đồng.

i) Tên mẫu đơn, tờ khai: (Thông tư 40/1016/TT-BLĐTBXH)

Văn bản đ nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài (Mẫu số 7)

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp GPLĐ.

Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe, Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự là 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu; nếu các giấy tờ trên của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật; dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đối với các giấy tờ liên quan đến người nước ngoài là 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu, nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ.

Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.

Đối với người nước ngoài làm việc theo diện hợp đồng lao động, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký đến Ban Quản lý.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Bộ luật Lao động năm 2012

- Nghị định 11/2016/ NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Nghị quyết số 58/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố quy định mức thu, đối tượng thu, nộp, chế độ quản lý, sử dụng lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Thông tư 32/2014/TT-BLĐTBXH ngày 01/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội hướng dẫn ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong KCN, KCX và KCNC.

- Quyết định 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

Ghi chú: Phần in nghiêng là nội dung điều chỉnh

 

6. Thủ tục cấp Giấy phép lao động (GPLĐ)

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến qua trang website http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn

Bước 2: BPTN&TKQ Ban Quản lý kiểm tra hồ sơ; tiếp nhận nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đ, chưa hợp lệ.

Bước 3: BPTN&TKQ Ban Quản lý chuyển hồ sơ đến phòng Quản lý Lao động.

Bước 4: Phòng Quản lý Lao động thẩm tra hồ sơ, dự thảo GPLĐ trình lãnh đạo Ban ký; nếu từ chối cấp GPLĐ có văn bản nêu lý do.

Bước 5: Ban Quản lý trả kết quả tại BPTN&TKQ hoặc qua đường bưu chính.

b) Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến qua trang website http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn; nhận kết quả tại BPTN&TKQ hoặc dịch vụ bưu chính công ích

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

Thành phần

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động (Mẫu số 7)

- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp.

- Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp. Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp.

- Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật:

+ Đối với người lao động nước ngoài là nhà quản lý hoặc giám đốc điều hành thì phải có một trong các giấy tờ sau: Giấy phép lao động, hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm có xác định người lao động nước ngoài đó đã làm việc ở vị trí quản lý, giám đốc điều hành; hoặc Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà người lao động nước ngoài đó đã từng làm việc xác nhận.

+ Đối với người lao động nước ngoài là chuyên gia thì phải có một trong các giấy tờ sau: Văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài; hoặc Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

+ Đối với người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật thì phải có các giấy tờ chứng minh đã được đào tạo ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo.

+ Đối với một số ngành nghề, công việc khác thì văn bản chứng minh trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động nước ngoài thực hiện theo quy định khoản 4 Điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP.

- 02 ảnh màu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

- Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật.

- Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài:

+ Đối với người lao động nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp: văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam (ghi cụ thể thời hạn cử) và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng;

+ Đối với người lao động nước ngoài thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế: Hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

+ Đối với người lao động nước ngoài là nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng: Hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm.

+ Các trường hợp khác thực hiện theo quy định tại điều điểm d, đ, e, g khoản 7 điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

đ) Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện TTHC: Ban Quản lý.

g) Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép.

h) Phí và lệ phí: 600.000 đồng.

i) Tên mẫu đơn, tờ khai: Văn bản đ nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài (Mẫu số 7)

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp GPLĐ.

Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe; Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật là 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu; nếu các giấy tờ trên của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật; dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đối với các giấy tờ liên quan đến người nước ngoài là 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu, nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ.

Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.

Đối với người nước ngoài làm việc theo diện hợp đồng lao động, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký đến Ban Quản lý các KCN và CX Đà Nẵng.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC

- Bộ luật Lao động năm 2012

- Nghị định 11/2016/ NĐ- CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Nghị quyết số 58/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố quy định mức thu, đối tượng thu, nộp, chế độ quản lý, sử dụng lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Thông tư 32/2014/TT-BLĐTBXH ngày 01/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội hướng dẫn ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong KCN, KCX và KCNC.

- Quyết định 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

Ghi chú: Phần in nghiêng là nội dung điều chỉnh

 

7. Thủ tục cấp lại Giấy phép lao động

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến qua trang website http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn

Bước 2: BPTN&TKQ Ban Quản lý kiểm tra hồ sơ; tiếp nhận nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đ, chưa hợp lệ.

Bước 3: BPTN&TKQ Ban Quản lý chuyển hồ sơ đến phòng Quản lý Lao động.

Bước 4: Phòng Quản lý Lao động thẩm tra hồ sơ, dự thảo GPLĐ trình lãnh đạo Ban ký; nếu từ chối cấp lại GPLĐ có văn bản nêu lý do.

Bước 5: Ban Quản lý trả kết quả tại BPTN&TKQ hoặc qua đường bưu chính.

b) Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến qua trang website http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn; nhận kết quả tại BPTN&TKQ hoặc dịch vụ bưu chính công ích

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

Thành phần

- Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động.

- 02 ảnh màu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu,), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

- Các giấy tờ đối với người lao động nước ngoài:

+ Trường hợp Giấy phép lao động bị mất thì phải có xác nhận của cơ quan Công an cấp xã của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật.

+ Trường hợp bị hỏng, thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì phải có văn bản chứng minh và bản gốc giấy phép lao động đã được cấp.

+ Trường hợp giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày thì phải có: Giấy phép lao động đã được cấp; Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp.

- Trường hợp người lao động nước ngoài đã được cấp GPLĐ theo quy định Nghị định 102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì phải có văn bản chứng minh đáp ứng yêu cầu là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

- Một trong các giấy tờ sau:

+ Đối với người lao động nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp: văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam (ghi cụ thể thời hạn cử) và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng;

+ Đối với người lao động nước ngoài thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế: Hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

+ Đối với người lao động nước ngoài là nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng: Hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm.

+ Các trường hợp khác thực hiện theo quy định tại điều điểm d, đ, e, g khoản 7 điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

đ) Đối tượng thực hiện TTHC: T chức.

e) Cơ quan thực hiện TTHC: Ban Quản lý.

g) Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép.

h) Phí và lệ phí: 450.000 đồng.

i) Tên mẫu đơn, tờ khai: Văn bản đ nghị cấp lại GPLĐ (Mẫu số 7)

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Các giấy tờ quy định tại điểm này là 01 bản sao có chứng thực hoặc một bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu, nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam

Đối với người nước ngoài làm việc theo diện hợp đồng lao động, sau khi người lao động nước ngoài được cấp lại giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký đến Ban Quản lý các KCN và CX Đà Nẵng.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Bộ luật Lao động năm 2012

- Nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Nghị quyết số 58/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố quy định mức thu, đối tượng thu, nộp, chế độ quản lý, sử dụng lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Thông tư 32/2014/TT-BLĐTBXH ngày 01/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội hướng dẫn ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong KCN, KCX và KCNC.

- Quyết định 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

Ghi chú: Phần in nghiêng là nội dung điều chỉnh

 

8. Cấp phép lưu trú, tạm trú cho người nước ngoài tại doanh nghiệp khu công nghiệp

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Doanh nghiệp có nhu cầu đề nghị gia hạn lưu trú/tạm trú cho chuyên gia người nước ngoài nộp hồ sơ tại BPTN&TKQ Ban Quản lý hoặc qua đường bưu chính.

Bước 2: BPTN&TKQ Ban Quản lý kiểm tra hồ sơ; tiếp nhận nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đ; nếu hồ sơ chưa đầy đ, chưa hợp lệ thì yêu cầu bổ sung, hoàn thiện.

Bước 3: BPTN&TKQ Ban Quản lý chuyển hồ sơ đến phòng Lao động.

Bước 4: Phòng Lao động thẩm tra hồ sơ, mời các ngành liên quan kiểm tra hiện trường, dự thảo văn bản trình lãnh đạo Ban ký.

Bước 5: Ban Quản lý trả kết quả tại BPTN&TKQ hoặc qua đường bưu chính.

b) Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại BPTN&TKQ Ban Quản lý hoặc qua đường bưu chính

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần:

- Văn bản đ nghị cho chuyên gia nước ngoài tạm trú/lưu trú tại doanh nghiệp (theo mẫu)

- Bản cam kết thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự (theo mẫu)

- Bản vẽ mặt bằng tổng thể, mặt bằng chi tiết hiện trạng nơi tạm trú/lưu trú (Khổ giấy A4, có đóng dấu của công ty)

- Bản sao hộ chiếu (có xác nhận sao y bản chính của Công ty)

- Một trong các giấy tờ sau:

+ Trường hợp người nước ngoài thuộc diện cấp Giấy phép lao động (GPLĐ): Bản sao Giấy phép lao động còn hiệu lực.

+ Trường hợp người nước ngoài không thuộc diện cấp GPLĐ: Văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp GPLĐ (có xác nhận sao y bản chính của Công ty).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

đ) Đối tượng thực hiện TTHC: Doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

e) Cơ quan thực hiện TTHC: Ban Quản lý.

g) Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản đồng ý/không đồng ý.

h) Phí và lệ phí: Không có

i) Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Văn bản đ nghị cho chuyên gia nước ngoài tạm trú/lưu trú tại doanh nghiệp

- Bản cam kết thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Bộ luật Lao động năm 2012.

- Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ qui định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế.

- Quyết định 49/2012/QĐ-UBND ngày 16/11/2012 của UBND thành phố Đà Nẵng quy định quản lý tạm trú, lưu trú tại doanh nghiệp đối với chuyên gia nước ngoài làm việc ở các doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Quyết định 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

Ghi chú: Phần in nghiêng là nội dung điều chỉnh

 

9. Cấp phép gia hạn lưu trú, tạm trú cho người nước ngoài tại doanh nghiệp khu công nghiệp

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Doanh nghiệp có nhu cầu đề nghị gia hạn lưu trú/tạm trú cho chuyên gia người nước ngoài nộp hồ sơ tại BPTN&TKQ Ban Quản lý hoặc qua đường bưu chính.

Bước 2: BPTN&TKQ Ban Quản lý kiểm tra hồ sơ; tiếp nhận nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đ; nếu hồ sơ chưa đầy đ, chưa hợp lệ thì yêu cầu bổ sung, hoàn thiện.

Bước 3: BPTN&TKQ Ban Quản lý chuyển hồ sơ đến phòng Lao động.

Bước 4: Phòng Lao động thẩm tra hồ sơ, mời các ngành liên quan kiểm tra hiện trường (nếu thấy cần thiết), dự thảo văn bản trình lãnh đạo Ban ký.

Bước 5: Ban Quản lý trả kết quả tại BPTN&TKQ hoặc qua đường bưu chính.

b) Cách thức thực hiện: Nhà đầu tư lựa chọn 01 trong 02 cách thức thực hiện như sau:

- Nhà đầu tư nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại BPTN&TKQ Ban Quản lý, Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng, số 24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng (trong giờ hành chính từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần).

- Nhà đầu tư nộp hồ sơ và nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

Thành phần

- Văn bản đ nghị gia hạn cho chuyên gia nước ngoài tạm trú/lưu trú tại doanh nghiệp (theo mẫu)

- Bản sao hộ chiếu (có xác nhận sao y bản chính của Công ty)

- Một trong các giấy tờ sau:

+ Trường hợp người nước ngoài thuộc diện cấp GPLĐ: Bản sao Giấy phép lao động còn hiệu lực.

+ Trường hợp người nước ngoài không thuộc diện cấp GPLĐ: văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp GPLĐ (có xác nhận sao y bản chính của Công ty).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

đ) Đối tượng thực hiện TTHC: Doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

e) Cơ quan thực hiện TTHC: Ban Quản lý.

g) Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản đồng ý/không đồng ý.

h) Phí và lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, tờ khai

Văn bản đ nghị gia hạn cho chuyên gia nước ngoài tạm trú/lưu trú tại doanh nghiệp

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:Trước khi hết hạn lưu trú/tạm trú ít nhất 07 ngày nhưng không quá 30 ngày.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC

- Bộ luật Lao động năm 2012.

- Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ qui định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế.

- Quyết định 49/2012/QĐ-UBND ngày 16/11/2012 của UBND thành phố Đà Nẵng quy định quản lý tạm trú, lưu trú tại doanh nghiệp đối với chuyên gia nước ngoài làm việc ở các doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Quyết định 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

Ghi chú: Phần in nghiêng là nội dung điều chỉnh

 

LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU

10. Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện khai báo các thông tin liên quan đến C/O mẫu D đề nghị cấp qua hệ thống quản lý và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ điện tử - Hệ thống eCoSys (truy cập vào Website: http://www.ecosys.gov.vn, sử dụng tài khoản của doanh nghiệp để khai báo thông tin).

Bước 2: Ban Quản lý căn cứ nội dung C/O doanh nghiệp khai báo trên hệ thống eCoSys để xem xét, quyết định việc cấp số hiệu cho C/O mẫu D đã khai báo.

Bước 3: Sau khi được cấp số hiệu C/O mẫu D, doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ giấy theo quy định với số hiệu C/O đã được cấp ở bước trên và nộp hồ sơ tại BPTN&TKQ Ban Quản lý.

Bước 4: BPTN&TKQ Ban Quản lý kiểm tra hồ sơ; tiếp nhận nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đ, chưa hợp lệ.

Bước 5: BPTN&TKQ Ban Quản lý chuyển hồ sơ đến phòng Quản lý Doanh nghiệp.

Bước 6: Phòng Quản lý Doanh nghiệp kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần); dự thảo văn bản trình Lãnh đạo Ban xem xét và ký duyệt.

Bước 7: BPTN&TKQ Ban Quản lý trả hồ sơ.

b) Cách thức thực hiện:

Doanh nghiệp khai báo thông tin qua hệ thống eCoSys sau đó nộp hồ sơ theo số hiệu C/O mẫu D được cấp trên hệ thống eCoSys trực tiếp tại Tổ một cửa hoặc gửi qua đường bưu chính công ích.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần

+ Đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (theo mẫu);

+ Mẫu C/O tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;

+ Bản sao Tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan (có đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp). Các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật sẽ không phải nộp bản sao tờ khai hải quan.

Trường hợp chưa có bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan và vận tải đơn (hoặc chứng từ tương đương vận tải đơn), người đề nghị cấp C/O có thể được nợ các chứng từ này nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày được cấp C/O.

+ Bản sao Hóa đơn thương mại (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).

+ Bản sao Vận tải đơn hoặc bản sao Chứng từ vận tải tương đương (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn. Trường hợp cấp C/O giáp lưng cho cả lô hàng hoặc một phần lô hàng từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước: Chứng từ này có thể không bắt buộc phải nộp nếu trên thực tế thương nhân không có);

+ Bản tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực (đối với tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực); hoặc Bản kê khai chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và mã HS của sản phẩm đầu ra (đối với tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể).

Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu gửi kho ngoại quan, ngoài các chứng từ, tài liệu nêu trên, người đề nghị cấp C/O nộp thêm các chứng từ, tài liệu sau:

+ Bản sao Tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan có xác nhận hàng đến cửa khẩu xuất của cơ quan Hải quan và phiếu xuất kho (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân)

+ Bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận ký giữa thương nhân Việt Nam với khách hàng nước ngoài gửi hàng tại kho ngoại quan, trong đó có quy định thương nhân Việt Nam giao hàng cho người nhập khẩu ở nước có Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân); hoặc

Bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận ký giữa khách hàng nước ngoài gửi hàng tại kho ngoại quan với người nhập khẩu tại nước có Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam, trong đó có quy định thương nhân Việt Nam giao hàng cho người nhập khẩu (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ gốc

d) Thời hạn giải quyết:

- Không quá 4 giờ làm việc (kể từ thời điểm người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ đối với trường hợp xuất khẩu qua đường hàng không);

- Không quá 8 giờ làm việc (kể từ thời điểm người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ đối với trường hợp xuất khẩu bằng các phương tiện khác);

- Đối với trường hợp thương nhân nộp hồ sơ qua bưu điện, thời gian cấp C/O là 1 ngày kể từ ngày nhận ghi trên bì thư.

- Trường hợp có căn cứ rõ ràng rằng việc kiểm tra hồ sơ chưa đủ căn cứ để cấp C/O hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các C/O đã cấp trước đó: 05 ngày (kể từ thời điểm người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ đầy đủ)

- Thương nhân vi phạm về xuất xứ hàng hóa trong khoản thời gian 6 tháng kể từ ngày xử lý vi phạm thì thời gian cấp C/O là 3 ngày kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện TTHC: Ban Quản lý.

g) Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi mẫu D bản giấy và bản điện tử trên hệ thống eCoSys

h) Phí và lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp C/O theo mẫu Phụ lục 03 (ban hành kèm theo Thông tư số 06/2011/TT-BCT ngày 21/3/2011 của Bộ Công Thương).

- Mẫu C/O được khai hoàn chỉnh theo mẫu Phụ lục 08 (ban hành kèm theo Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 03/10/2016 của Bộ Công thương).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Ban Quản lý có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất và yêu cầu bổ sung thêm bản sao các tài liệu, chứng từ cụ thể theo quy định của Thông tư 06/2011/TT-BCT ngày 21/3/2011 của Bộ Công thương về việc quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi trong trường hợp:

- Cấp C/O lần đầu hoặc sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu;

- Đối với hồ sơ chưa đủ căn cứ hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các C/O đã cấp.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Thông tư 37/2009/TT-BTC ngày 26/02/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về việc không thu phí chứng nhận hàng hóa.

- Thông tư 06/2011/TT-BCT ngày 21/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi.

- Thông tư 01/2013/TT-BCT 03/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Công thương về sửa đổi, bổ sung Thông tư 06/2011/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Bộ Công thương quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ưu đãi.

- Thông tư 22/2016/TT-BCT ngày 03/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Công thương về thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.

- Thông tư 05/2018/TT-BCT ngày 03/4/2018 của Bộ Công thương quy định về xuất xứ hàng hóa

- Quyết định 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

Ghi chú: Phần in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung

 

II. TTHC KHÔNG ĐIỀU CHỈNH

LĨNH VỰC ĐẦU TƯ

11. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương (trường hợp dự án có quy mô vốn dưới 5.000 tỷ và không thuộc trường hợp nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện tại KCN, KKT phù hợp với quy hoạch KCN, KKT được cấp có thẩm quyền phê duyệt)

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Nhà đầu tư (NĐT) kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Ban Quản lý tại BPTN&TKQ hoặc qua đường bưu chính hoặc trên trang website Ban Quản lý: http://iza.danang.gov.vn

Bước 2: BPTN&TKQ Ban Quản lý kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ theo quy định. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng Phiếu hướng dẫn cho NĐT bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, BPTN&TKQ nhận hồ sơ và viết Giấy biên nhận.

Bước 3: BPTN&TKQ Ban Quản lý chuyển hồ sơ đến phòng QL Đầu tư

Bước 4: Phòng QL Đầu tư thẩm tra hồ sơ, dự thảo Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư trình lãnh đạo Ban ký. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Bước 5: Ban Quản lý trả kết quả tại BPTN&TKQ hoặc qua đường bưu chính.

b) Cách thức thực hiện: Nhà đầu tư lựa chọn 01 trong 02 cách thức thực hiện như sau:

- Nhà đầu tư nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại BPTN&TKQ Ban Quản lý/dịch vụ bưu chính, Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng, số 24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng (trong giờ hành chính từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần).

- Nhà đầu tư đăng ký nộp hồ sơ qua trang website của Ban Quản lý: http://iza.danang.gov.vn và nhận kết quả trực tiếp tại BPTN&TKQ/dịch vụ bưu chính

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

Thành phần

- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (theo mẫu I.1, nhà đầu tư phải ký tắt từng trang và ký đầy đủ tại trang cuối );

- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

- Đề xuất dự án đầu tư đối với dự án mới (theo mẫu I.3)

Hoặc Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đã triển khai hoạt động (theo mẫu I.8);

- Một trong các tài liệu sau:

+ Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư

+ Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ

+ Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính

+ Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư

+ Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

- Đối với trường hợp chuyển nhượng tài sản, quyền thuê lại đất: Hợp đồng chuyển nhượng tài sản gắn liền quyền thuê lại đất có chứng thực của tổ chức hợp pháp;

- Bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận NĐT có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gốc

d) Thời gian giải quyết: 08 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

đ) Đối tượng thực hiện TTHC: Nhà đầu tư

e) Cơ quan thực hiện TTHC: Ban Quản lý

g) Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Văn bản từ chối dự án của Nhà đầu tư.

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Thông tư 16/2015/TT-BKH):

- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (Mẫu I.1);

- Đề xuất dự án đầu tư (Mẫu I.3) hoặc Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư (theo mẫu I.8).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không

l) Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

- Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT ngày 18/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

- Quyết định 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

 

12. Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư (trường hợp dự án có quy mô vốn dưới 5.000 tỷ và không thuộc trường hợp nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện tại KCN, KKT phù hợp với quy hoạch KCN, KKT được cấp có thẩm quyền phê duyệt)

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Nhà đầu tư (NĐT) kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Ban Quản lý tại BPTN&TKQ hoặc qua đường bưu chính hoặc trên trang website Ban Quản lý http://iza.danang.gov.vn

Bước 2: BPTN&TKQ Ban Quản lý kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ theo quy định. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng Phiếu hướng dẫn cho NĐT bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, BPTN&TKQ nhận hồ sơ và viết Giấy biên nhận.

Bước 3: BPTN&TKQ Ban Quản lý chuyển hồ sơ đến phòng QL Đầu tư

Bước 4: Phòng QL Đầu tư thẩm tra hồ sơ, dự thảo Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư trình lãnh đạo Ban ký. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Bước 5: Ban Quản lý trả kết quả tại BPTN&TKQ hoặc qua đường bưu chính.

b) Cách thức thực hiện: Nhà đầu tư lựa chọn 01 trong 02 cách thức thực hiện như sau:

- Nhà đầu tư nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại BPTN&TKQ Ban Quản lý/dịch vụ bưu chính, Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng, số 24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng (trong giờ hành chính từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần).

- Nhà đầu tư đăng ký nộp hồ sơ qua trang website của Ban Quản lý: http://iza.danang.gov.vn và nhận kết quả trực tiếp tại BPTN&TKQ/dịch vụ bưu chính

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

c.1) Trường hợp thay đổi tên dự án, địa chỉ hoặc tên nhà đầu tư

- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu I.7);

- Tài liệu liên quan đến việc thay đổi tên, địa chỉ của nhà đầu tư hoặc tên dự án đầu tư;

c.2) Trường hợp điều chỉnh địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng; mục tiêu, quy mô dự án đầu tư; vốn đầu tư của dự án, tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; thời hạn hoạt động của dự án; tiến độ thực hiện dự án đầu tư; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư (nếu có) và các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có):

- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu I.7);

- Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh (theo mẫu I.8);

- Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư đối với các trường hợp điều chỉnh (Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông/thành viên hợp danh/ chủ sở hữu của Tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư hoặc văn bản hợp pháp khác theo quy định pháp luật);

- Giải trình hoặc cung cấp giấy tờ liên quan đến việc điều chỉnh những nội dung trên;

Số lượng hồ sơ: Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ gốc

d) Thời gian giải quyết thủ tục:

- Đối với dự án quy định tại mục c.1: 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

- Đối với dự án quy định tại mục c.2: 06 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

đ) Đối tượng thực hiện TTHC: Nhà đầu tư

e) Cơ quan thực hiện TTHC: Ban Quản lý

g) Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư

h) Lệ phí: không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Thông tư 16/2015/TT-BKHĐT)

- Văn bản đề nghị điều chỉnh (Mẫu I.7);

- Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư (Mẫu I.8);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có

l) Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

- Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT ngày 18/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

- Quyết định 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích

 

13. Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp thay đổi tên nhà đầu tư thuộc trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Nhà đầu tư (NĐT) kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Ban Quản lý tại BPTN&TKQ hoặc qua đường bưu chính hoặc trên trang website của Ban Quản lý http://iza.danang.gov.vn

Bước 2: BPTN&TKQ Ban Quản lý kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ theo quy định. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng Phiếu hướng dẫn cho NĐT bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, BPTN&TKQ nhận hồ sơ và viết Giấy biên nhận.

Bước 3: BPTN&TKQ Ban Quản lý chuyển hồ sơ đến phòng QL Đầu tư

Bước 4: Phòng QL Đầu tư thẩm tra hồ sơ, dự thảo Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư trình lãnh đạo Ban ký. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Bước 5: Ban Quản lý trả kết quả tại BPTN&TKQ hoặc qua đường bưu chính.

b) Cách thức thực hiện:

Nhà đầu tư nộp hồ sơ trên trang website của Ban Quản lý http://iza.danang.gov.vn/BPTN&TKQ/dịch vụ bưu chính và nhận kết quả trực tiếp tại BPTN&TKQ Ban Quản lý, Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng, số 24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng (trong giờ hành chính từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu I.7);

- Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm chuyển nhượng (theo mẫu I.8);

- Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương;

- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư gồm một trong các giấy tờ sau:

+ Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

- Bản sao Hợp đồng BCC đi với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

- Bản sao một trong các tài liệu sau của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư:

+ Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư

+ Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ

+ Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính

+ Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư

+ Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư

Số lượng hồ sơ: Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ gốc

d) Thời gian giải quyết: 06 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

đ) Đối tượng thực hiện: Nhà đầu tư

e) Cơ quan thực hiện ính: Ban Quản lý

g) Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư

h) Lệ phí: không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Thông tư 16/2015/TT-BKHĐT)

- Văn bản đề nghị điều chỉnh (Mẫu I.7);

- Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư (Mẫu I.8);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Theo khoản 1, Điều 45 Luật Đầu tư

l) Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

- Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT ngày 18/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

- Quyết định 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

 

14. Thủ tục giãn tiến độ đầu tư

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Nhà đầu tư (NĐT) kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Ban Quản lý tại BPTN&TKQ Ban Quản lý hoặc qua đường bưu chính.

Bước 2: BPTN&TKQ Ban Quản lý kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ theo quy định. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng Phiếu hướng dẫn cho NĐT bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, BPTN&TKQ nhận hồ sơ và viết Giấy biên nhận.

Bước 3: BPTN&TKQ Ban Quản lý chuyển hồ sơ đến phòng QL Đầu tư

Bước 4: Phòng QL Đầu tư thẩm tra hồ sơ, dự thảo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh trình lãnh đạo Ban ký. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Bước 5: BPTN&TKQ Ban Quản lý trả kết quả cho NĐT tại BPTN&TKQ Ban Quản lý hoặc qua đường bưu chính.

b) Cách thức thực hiện: Nhà đầu tư lựa chọn 01 trong 02 cách thức thực hiện như sau:

- Nhà đầu tư nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại BPTN&TKQ Ban Quản lý, Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng, số 24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng (trong giờ hành chính từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần).

- Nhà đầu tư nộp hồ sơ và nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

Thành phần

- Văn bản đề xuất giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư (theo mẫu I.9);

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư;

- Quyết định của nhà đầu tư về việc giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư.

Số lượng hồ sơ: Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ gốc theo quy định.

d) Thời gian giải quyết: 06 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

đ) Đối tượng thực hiện: Nhà đầu tư

e) Cơ quan thực hiện: Ban Quản lý

g) Kết quả thực hiện: Quyết định

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Thông tư 16/2015/TT-BKH)

Văn bản đề xuất giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư (theo mẫu I.9)

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện

Áp dụng đối với dự án khi thực hiện giãn tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng và đưa công trình chính vào hoạt động (nếu có), tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư.

l) Căn cứ pháp lý

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

- Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT ngày 18/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

- Quyết định 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích

 

15. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương (trường hợp dự án có quy mô vốn dưới 5.000 tỷ và thuộc trường hợp nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện tại KCN, KKT phù hợp với quy hoạch KCN, KKT được cấp có thẩm quyền phê duyệt)

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Nhà đầu tư (NĐT) kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Ban Quản lý tại BPTN&TKQ hoặc qua đường bưu chính

Bước 2: BPTN&TKQ Ban Quản lý kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ theo quy định. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng Phiếu hướng dẫn cho NĐT bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, BPTN&TKQ nhận hồ sơ và viết Giấy biên nhận.

Bước 3: BPTN&TKQ Ban Quản lý chuyển hồ sơ đến phòng QL Đầu tư

Bước 4: Phòng QL Đầu tư thẩm tra hồ sơ, dự thảo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trình lãnh đạo Ban ký. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Bước 5: Ban Quản lý trả kết quả tại BPTN&TKQ hoặc qua đường bưu chính.

b) Cách thức thực hiện: Nhà đầu tư lựa chọn 01 trong 02 cách thức thực hiện như sau:

- Nhà đầu tư nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại BPTN&TKQ Ban Quản lý, Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng, số 24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng (trong giờ hành chính từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần).

- Nhà đầu tư nộp hồ sơ và nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích

c) Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:

Thành phần

- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (theo mẫu I.1, nhà đầu tư phải ký tắt từng trang và ký đầy đủ tại trang cuối);

- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân

- Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức

- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất và dự án đầu tư (theo mẫu I.3);

- Một trong các tài liệu sau:

+ Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư

+ Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ

+ Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính

+ Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư

+ Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư

- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Số lượng hồ sơ: 04 bộ hồ sơ, trong đó có ít nhất 01 bộ gốc.

d) Thời gian giải quyết: 17 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

đ) Đối tượng thực hiện TTHC: Nhà đầu tư

e) Cơ quan thực hiện TTHC: Ban Quản lý

g) Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản từ chối.

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT)

- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (Mẫu I.1)

- Đề xuất dự án đầu tư (Mẫu I.3 )

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có

l) Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

- Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT ngày 18/11/2015 của Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

- Quyết định 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

 

16. Thủ tục Quyết định chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền Ban Quản lý đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Nhà đầu tư (NĐT) kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Ban Quản lý tại BPTN&TKQ Ban Quản lý hoặc nộp hồ sơ qua đường bưu chính

Bước 2: BPTN&TKQ Ban Quản lý kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ theo quy định. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng Phiếu hướng dẫn cho NĐT bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, BPTN&TKQ nhận hồ sơ và viết Giấy biên nhận.

Bước 3: BPTN&TKQ Ban Quản lý chuyển hồ sơ đến phòng QL Đầu tư

Bước 4: Phòng QL Đầu tư thẩm tra hồ sơ, dự thảo Quyết định chủ trương đầu tư trình lãnh đạo Ban ký. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Bước 5: Ban Quản lý trả kết quả tại BPTN&TKQ hoặc qua đường bưu chính.

b) Cách thức thực hiện: Nhà đầu tư lựa chọn 01 trong 02 cách thức thực hiện như sau:

- Nhà đầu tư nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại BPTN&TKQ Ban Quản lý, Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng, số 24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng (trong giờ hành chính từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần).

- Nhà đầu tư nộp hồ sơ và nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

Thành phần:

- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (theo mẫu I.1, nhà đầu tư phải ký tắt từng trang và ký đầy đủ tại trang cuối);

- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân;

- Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

- Đề xuất dự án đầu tư (theo mẫu I.2);

- Bản sao một trong các tài liệu sau:

+ Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư

+ Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ

+ Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính

+ Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư

+ Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư

- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất (theo mẫu I.2);

- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Số lượng hồ sơ: 04 bộ hồ sơ, trong đó có ít nhất 01 bộ gốc

d) Thời gian giải quyết: 17 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

đ) Đối tượng thực hiện TTHC: Nhà đầu tư

e) Cơ quan thực hiện TTHC: Ban Quản lý

g) Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định chủ trương đầu tư.

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT)

- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (Mẫu I.1)

- Đề xuất dự án đầu tư (Mẫu I.2 )

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Áp dụng cho dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước hoặc của tổ chức kinh tế trong nước quy định tại khoản 2 điều 23 Luật Đầu tư có quy mô vốn dưới 5.000 tỷ thuộc trường hợp nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện tại KCN, KKT phù hợp với quy hoạch KCN, KKT được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

- Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT ngày 18/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

- Quyết định 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

 

17. Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư (dự án có quy mô vốn dưới 5.000 tỷ và thuộc trường hợp nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện tại KCN, KKT phù hợp với quy hoạch KCN, KKT được cấp có thẩm quyền phê duyệt)

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nhà đầu tư (NĐT) kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Ban Quản lý tại BPTN&TKQ hoặc qua đường bưu chính

Bước 2: BPTN&TKQ Ban Quản lý kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ theo quy định. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng Phiếu hướng dẫn cho NĐT bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, BPTN&TKQ nhận hồ sơ và viết Giấy biên nhận.

Bước 3: BPTN&TKQ Ban Quản lý chuyển hồ sơ đến phòng QL Đầu tư

Bước 4: Phòng QL Đầu tư thẩm tra hồ sơ, dự thảo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh trình lãnh đạo Ban ký. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Bước 5: Ban Quản lý trả kết quả tại BPTN&TKQ hoặc qua đường bưu chính.

b) Cách thức thực hiện: Nhà đầu tư lựa chọn 01 trong 02 cách thức thực hiện như sau:

- Nhà đầu tư nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại BPTN&TKQ Ban Quản lý, Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng, số 24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng (trong giờ hành chính từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần).

- Nhà đầu tư nộp hồ sơ và nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

c.1) Trường hợp điều chỉnh địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng; mục tiêu, quy mô dự án đầu tư; vốn đầu tư của dự án, tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; thời hạn hoạt động của dự án; tiến độ thực hiện dự án đầu tư; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư (nếu có) và các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có):

- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu I.7);

- Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh (theo mẫu I.8);

- Quyết định và biên bản họp của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư (Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông/thành viên hợp danh/chủ sở hữu của Tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư hoặc văn bản hợp pháp khác theo quy định pháp luật);

- Giải trình hoặc cung cấp giấy tờ liên quan đến việc điều chỉnh nội dung thực hiện dự án;

c.2) Trường hợp thay đổi tên nhà đầu tư thuộc trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư:

- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu I.7);

- Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm chuyển nhượng (theo mẫu I.8);

- Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương;

- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư gồm một trong các giấy tờ sau:

+ Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

- Bản sao Hợp đồng BCC đi với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

- Bản sao một trong các tài liệu sau của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư:

+ Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư

+ Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ

+ Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính

+ Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư

+ Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

Số lượng hồ sơ: 04 bộ hồ sơ, trong đó có ít nhất 01 bộ gốc.

d) Thời gian giải quyết:

- Đối với trường hợp điều chỉnh tại điểm c.1: 18 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

- Đối với trường hợp điều chỉnh tại điểm c.2: 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

đ) Đối tượng thực hiện: Nhà đầu tư

e) Cơ quan thực hiện: Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng.

g) Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh

h) Lệ phí: không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT)

- Văn bản đề nghị điều chỉnh (Mẫu I.7);

- Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư (Mẫu I.8);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có

l) Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

- Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT ngày 18/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

- Quyết định 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

 

18. Thủ tục điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền Ban Quản lý đối với dự án đầu tư không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đầu tư.

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nhà đầu tư (NĐT) kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Ban Quản lý tại BPTN&TKQ Ban Quản lý hoặc qua đường bưu chính

Bước 2: BPTN&TKQ Ban Quản lý kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ theo quy định. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng Phiếu hướng dẫn cho NĐT bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, BPTN&TKQ nhận hồ sơ và viết Giấy biên nhận.

Bước 3: BPTN&TKQ Ban Quản lý chuyển hồ sơ đến phòng QL Đầu tư

Bước 4: Phòng QL Đầu tư thẩm tra hồ sơ, dự thảo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trình lãnh đạo Ban ký. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Bước 5: Ban Quản lý trả kết quả tại BPTN&TKQ hoặc qua đường bưu chính.

b) Cách thức thực hiện: Nhà đầu tư lựa chọn 01 trong 02 cách thức thực hiện như sau:

- Nhà đầu tư nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại BPTN&TKQ Ban Quản lý, Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng, số 24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng (trong giờ hành chính từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần).

- Nhà đầu tư nộp hồ sơ và nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

c.1) Trường hợp điều chỉnh mục tiêu, địa điểm đầu tư, công nghệ chính; tăng hoặc giảm vốn đầu tư trên 10% tổng vốn đầu tư làm thay đổi mục tiêu, quy mô và công suất của dự án đầu tư; điều chỉnh thời hạn thực hiện của dự án đầu tư hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có)

- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu I.6);

- Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh (theo mẫu I.8);

- Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư (Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông/thành viên hợp danh/chủ sở hữu của Tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư hoặc văn bản hợp pháp khác theo quy định pháp luật);

- Giải trình hoặc cung cấp giấy tờ liên quan đến việc điều chỉnh nội dung dự án;

c.2) Trường hợp thay đổi tên nhà đầu tư khi chuyển nhượng dự án đầu tư

- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu I.6);

- Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm chuyển nhượng (theo mẫu I.8);

- Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương;

- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư gồm một trong các giấy tờ sau:

+ Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

- Bản sao Quyết định chủ trương đầu tư

- Bản sao Hợp đồng BCC đi với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

- Bản sao một trong các tài liệu sau của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư:

+ Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư

+ Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ

+ Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính,

+ Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư

+ Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

- Số lượng hồ sơ: 04 bộ hồ sơ, trong đó có ít nhất 01 bộ gốc.

d) Thời gian giải quyết:

- Đối với trường hợp điều chỉnh tại điểm c.1: 18 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Đối với trường hợp điều chỉnh tại điểm c.2: 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

đ) Đối tượng thực hiện TTHC: Nhà đầu tư

e) Cơ quan thực hiện TTHC: Ban Quản lý

g) Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định chủ trương đầu tư.

h) Lệ phí: không

i)Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Thông tư 16/2015/TT-BKHĐT)

- Văn bản đề nghị điều chỉnh (Mẫu I.6);

- Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư (Mẫu I.8);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Áp dụng cho dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước hoặc của tổ chức kinh tế trong nước quy định tại khoản 2 điều 23 Luật Đầu tư có quy mô vốn dưới 5.000 tỷ thuộc trường hợp nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện tại KCN, KKT phù hợp với quy hoạch KCN, KKT được cấp có thẩm quyền phê duyệt

l) Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

- Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Thông tư số 16/2015/TT-BKH ngày 18/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

- Quyết định 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

 

19. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế.

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nhà đầu tư (NĐT) kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Ban Quản lý tại BPTN&TKQ hoặc qua đường bưu chính

Bước 2: BPTN&TKQ Ban Quản lý kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ theo quy định. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng Phiếu hướng dẫn cho NĐT bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, BPTN&TKQ nhận hồ sơ và viết Giấy biên nhận.

Bước 3: BPTN&TKQ Ban Quản lý chuyển hồ sơ đến phòng QL Đầu tư

Bước 4: Phòng QL Đầu tư thẩm tra hồ sơ, dự thảo Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư trình lãnh đạo Ban ký. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Bước 5: Ban Quản lý trả kết quả tại BPTN&TKQ hoặc qua đường bưu chính.

b) Cách thức thực hiện: Nhà đầu tư lựa chọn 01 trong 02 cách thức thực hiện như sau:

- Nhà đầu tư nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại BPTN&TKQ Ban Quản lý, Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng, số 24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng (trong giờ hành chính từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần).

- Nhà đầu tư nộp hồ sơ và nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

Thành phần hồ sơ :

- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu I.7);

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu có giá trị pháp lý tương đương của nhà đầu tư tiếp nhận dự án đầu tư;

- Bản sao nghị quyết hoặc quyết định của nhà đầu tư về việc tổ chức lại, trong đó có nội dung về việc xử lý tài sản, quyền và nghĩa vụ liên quan đến dự án đầu tư;

Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gốc.

d) Thời gian giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

đ) Đối tượng thực hiện TTHC: Nhà đầu tư

e) Cơ quan thực hiện TTHC: Ban Quản lý

g) Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

h) Lệ phí: không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Thông tư 16/2015/TT-BKHĐT)

Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu I.7)

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Nhà đầu tư phải hoàn thành các thủ tục về việc tổ chức lại và xử lý tài sản, quyền, nghĩa vụ liên quan đến dự án đầu tư theo quy định của pháp luật trước khi thực hiện thủ tục này.

- Áp dụng cho dự án đầu tư của tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

- Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT ngày 18/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

- Quyết định 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

 

20. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, trọng tài.

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nhà đầu tư (NĐT) kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Ban Quản lý tại BPTN&TKQ hoặc qua đường bưu chính

Bước 2: BPTN&TKQ Ban Quản lý kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ theo quy định. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng Phiếu hướng dẫn cho NĐT bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, BPTN&TKQ nhận hồ sơ và viết Giấy biên nhận.

Bước 3: BPTN&TKQ Ban Quản lý chuyển hồ sơ đến phòng QL Đầu tư

Bước 4: Phòng QL Đầu tư thẩm tra hồ sơ, dự thảo Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư trình lãnh đạo Ban ký. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Bước 5: Ban Quản lý trả kết quả tại BPTN&TKQ hoặc qua đường bưu chính.

b) Cách thức thực hiện: Nhà đầu tư lựa chọn 01 trong 02 cách thức thực hiện như sau:

- Nhà đầu tư nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại BPTN&TKQ Ban Quản lý, Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng, số 24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng (trong giờ hành chính từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần).

- Nhà đầu tư nộp hồ sơ và nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần:

+ Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu I.7);

+ Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

+ Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án, trọng tài;

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gốc.

c) Thời gian giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

d) Đối tượng thực hiện TTHC: Nhà đầu tư

đ) Cơ quan thực hiện TTHC: Ban Quản lý

e) Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư.

g) Lệ phí: không

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT)

Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu I.7)

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Áp dụng cho dự án đầu tư phải điều chỉnh theo bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án, trọng tài.

k) Căn cứ pháp lý:

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

- Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT ngày 18/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

- Quyết định 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

 

LĨNH VỰC MUA BÁN, CHUYỂN NHƯỢNG TÀI SẢN

21. Thủ tục thực hiện chuyển nhượng tài sản/một phần dự án/quyền sử dụng đất

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị xin chuyển nhượng tại BPTN&TKQ Ban Quản lý hoặc nộp hồ sơ qua đường bưu chính.

Bước 2: BPTN&TKQ Ban Quản lý kiểm tra hồ sơ; tiếp nhận nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đ, chưa hợp lệ.

Bước 3: BPTN&TKQ Ban Quản lý chuyển hồ sơ đến Phòng Quản lý Doanh nghiệp.

Bước 4: Phòng Quản lý doanh nghiệp xem xét, kiểm tra hiện trường dự án, lấy ý kiến các phòng (nếu cần); dự thảo văn bản đồng ý/không đồng ý chuyển nhượng trình Lãnh đạo ban xem xét, ký duyệt.

Bước 5: Ban Quản lý trả kết quả tại BPTN&TKQ hoặc qua đường bưu chính.

b) Cách thức thực hiện: Nhà đầu tư lựa chọn 01 trong 02 cách thức thực hiện như sau:

- Nhà đầu tư nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại BPTN&TKQ Ban Quản lý, Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng, số 24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng (trong giờ hành chính từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần).

- Nhà đầu tư nộp hồ sơ và nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần:

+ Bản đăng ký chuyển nhượng (Mẫu chuyển nhượng số M.02);

+ Bản sao Hợp đồng thuê lại đất/ Phụ lục Hợp đồng thuê lại đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên chuyển nhượng

+ Báo cáo tình hình hoạt động triển khai dự án đến thời điểm chuyển nhượng (Mẫu I. 8)

+ Đề xuất dự án đầu tư (Mẫu I.3)

+ Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh các bên (có chứng thực, nếu do nước ngoài cấp thì phải có Hợp pháp hóa lãnh sự);

+ Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu người đại diện pháp luật các bên kèm bản chính để đối chiếu;

+ Các văn bản của bên chuyển nhượng gồm: Biên bản và Quyết định chuyển nhượng của Hội đồng thành viên (nếu là Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên; của Chủ sở hữu (nếu là Công ty TNHH Một thành viên, DNTN); Biên bản của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị và Quyết định của Hội đồng quản trị (nếu là Công ty Cổ phần); Quyết định của Tổng Công ty hoặc Tập đoàn (nếu là Công ty trực thuộc); Biên bản Đại Hộị xã viên (nếu là Hợp tác xã);

+ Xác nhận xóa thế chấp của Ngân hàng (trường hợp Công ty có cầm cố thế chấp tài sản…).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gốc

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

đ) Đối tượng thực hiện TTHC: Doanh nghiệp.

e) Cơ quan thực hiện TTHC: Ban Quản lý.

g) Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận/ không chấp thuận.

h) Phí và lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, tờ khai: (Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT)

Bản đăng ký đề nghị Chuyển nhượng một phần dự án/tài sản/quyền sử dụng đất

Báo cáo tình hình hoạt động triển khai dự án đến thời điểm chuyển nhượng (Mẫu I. 8)

Đề xuất dự án đầu tư (Mẫu I.3)

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo quy định của pháp luật thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện mà pháp luật hoặc các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13.

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13.

- Luật đất đai số 45/2013/QH13

- Nghị định số 29/2008/NĐ-CP và Nghị định số 164/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu kinh tế và khu chế xuất.

- Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư.

 

LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

22. Thủ tục đăng ký Nội quy lao động (NQLĐ)

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký NQLĐ lập hồ sơ và nộp hồ sơ tại BPTN&TKQ Ban Quản lý hoặc nộp hồ sơ qua đường bưu chính.

Bước 2: BPTN&TKQ Ban Quản lý kiểm tra hồ sơ; tiếp nhận nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đ, chưa hợp lệ.

Bước 3: BPTN&TKQ Ban Quản lý chuyển hồ sơ đến phòng QL Lao động.

Bước 4: Phòng QL Lao động xem xét xử lý hồ sơ, dự thảo văn bản trình lãnh đạo Ban ký duyệt.

Bước 5: Ban Quản lý trả kết quả tại BPTN&TKQ hoặc qua đường bưu chính.

b) Cách thức thực hiện: Nhà đầu tư lựa chọn 01 trong 02 cách thức thực hiện như sau:

- Nhà đầu tư nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại BPTN&TKQ Ban Quản lý, Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng, số 24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng (trong giờ hành chính từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần).

- Nhà đầu tư nộp hồ sơ và nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần

Đối với NQLĐ đăng ký lần đầu hoặc đăng ký lại:

+ Văn bản đ nghị đăng ký NQLĐ.

+ Bản NQLĐ (đóng dấu giáp lai).

+ Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

+ Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.

Đối với NQLĐ đăng ký sửa đổi, bổ sung:

+ Văn bản đ nghị đăng ký NQLĐ sửa đổi, bổ sung.

+ Nội dung sửa đổi, bổ sung NQLĐ.

+ Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở

+ Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện TTHC: Ban Quản lý.

g) Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản thông báo, hướng dẫn.

h) Phí và lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, tờ khai: Không có

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành Nội quy lao động, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đăng ký.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Bộ luật Lao động năm 2012.

- Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.

- Quyết định 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

LĨNH VỰC QUY HOẠCH XÂY DỰNG

23. Thủ tục Thỏa thuận thiết kế tổng mặt bằng và giải pháp kiến trúc xây dựng

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đ nghị cấp Thoả thuận thiết kế tổng mặt bằng và giải pháp kiến trúc xây dựng tại BPTN&TKQ Ban Quản lý hoặc nộp hồ sơ qua đường bưu chính

Bước 2: BPTN&TKQ Ban Quản lý kiểm tra hồ sơ; tiếp nhận nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đ, chưa hợp lệ.

Bước 3: BPTN&TKQ Ban Quản lý chuyển hồ sơ đến phòng Quản lý Quy hoạch và xây dựng

Bước 4: Phòng Quản lý Quy hoạch và xây dựng thẩm tra hồ sơ, kiểm tra hiện trường, (nếu cần) và dự thảo văn bản Thỏa thuận thiết kế tổng mặt bằng và giải pháp kiến trúc trình lãnh đạo Ban ký. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Bước 5: Ban Quản lý trả kết quả tại BPTN&TKQ hoặc qua đường bưu chính.

b) Cách thức thực hiện: Nhà đầu tư lựa chọn 01 trong 02 cách thức thực hiện như sau:

- Nhà đầu tư nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại BPTN&TKQ Ban Quản lý, Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng, số 24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng (trong giờ hành chính từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần).

- Nhà đầu tư nộp hồ sơ và nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

Thành phần:

- Đơn đ nghị Thoả thuận thiết kế tổng mặt bằng và giải pháp kiến trúc xây dựng (theo mẫu).

- Bản sao Văn bảnbản vẽ Thoả thuận đấu nối hạ tầng kỹ thuật của Công ty hạ tầng KCN.

- Bản vẽ các loại tổng mặt bằng và giải pháp kiến trúc các hạng mục công trình (02 bộ gốc).

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép hành nghề của tổ chức tư vấn thiết kế.

- Bản sao hợp lệ Giấy phép hành nghề của cá nhân chủ trì thiết kế.

- Bản sao hợp lệ Thông báo xác nhận đăng ký Kế hoạch Bảo vệ môi trường hoặc Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy của Sở Cảnh sát PCCC (đối với các công trình do cơ quan Cảnh sát PCCC thẩm duyệt thiết kế về PCCC - phụ lục IV, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ) hoặc Văn bản thông báo cam kết về việc công trình đã được thiết kế, thẩm định về PCCC theo đúng quy định của pháp luật (đối với các công trình không thuộc danh mục phải được Sở Cảnh sát PCCC thẩm duyệt về PCCC).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ, riêng Hồ sơ bản vẽ các loại tổng mặt bằng và giải pháp kiến trúc xây dựng: 02 bản gốc

d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

đ) Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện: Ban Quản lý.

g) Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản thỏa thuận thiết kế.

h) Phí và lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, tờ khai:

Đơn đ nghị thỏa thuận thiết kế tổng mặt bằng và giải pháp kiến trúc xây dựng theo mẫu Ban Quản lý ban hành.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của TTHC

- Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 25/5/2018 quy định về khu công nghiệp, khu kinh tế và khu chế xuất

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Quyết định số 19/2006/QĐ-UBND ngày 10/3/2006 về quy định quản lý Quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

- Quyết định số 199/BXD-KTQH ngày 06/5/1997 của Bộ Xây dựng về phê duyệt Quy hoạch chi tiết KCN Hòa Khánh, thành phố Đà Nẵng;

- Quyết định số 2239/1998/QĐ-UB ngày 24/4/1998 của UBND TP Đà Nẵng về ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo Quy hoạch KCN Hòa Khánh, TP Đà Nẵng.

- Quyết định số 1094/QĐ-BXD ngày 02/7/2004 của Bộ Xây dựng về phê duyệt Quy hoạch chi tiết KCN Hòa Khánh mở rộng, thành phố Đà Nẵng;

- Quyết định số 10185/QĐ-UB ngày 24/12/2004 của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng về ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch KCN Hòa Khánh mở rộng, TP Đà Nẵng.

- Quyết định số 198/BXD-KTQH ngày 06/5/1997 của Bộ Xây dựng về phê duyệt Quy hoạch chi tiết KCN Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng;

- Quyết định số 2229/1998/QĐ-UB ngày 23/4/1998 của UBND TP Đà Nẵng về ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo Quy hoạch KCN Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.

- Quyết định 1252/QĐ-BXD ngày 19/9/2003 của Bộ Xây dựng về phê duyệt Quy hoạch chi tiết KCN Hòa Cầm, thành phố Đà Nẵng;

- Quyết định số 8034/QĐ-UBND ngày 18/10/2005 của UBND TP Đà Nẵng về ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo Quy hoạch KCN Hòa Cầm, TP Đà Nẵng

- Quyết định số 5803/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2006 của UBND thành phố Đà Nẵng về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết KCN DVTS Thọ Quang; Quyết định số 8695/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2013 của UBND thành phố Đà Nẵng về phê duyệt Sơ đồ ranh giới sử dụng đất điều chỉnh KCN DVTS Đà Nẵng;

- Quyết định số 3394/QĐ-UB ngày 13/5/2004 của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng về ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch KCN Dịch vụ thủy sản Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng.

- Quyết định số 1372/QĐ-UB ngày 19/9/1995 của UBND TP Đà Nẵng về phê duyệt Tổng mặt bằng quy hoạch Khu Chế xuất An Đồn Đà Nẵng;

- Quyết định số 131/UB-KCX ngày 11/8/1995 về phê chuẩn và ban hành Điều l Khu chế xuất Đà Nẵng của Bộ trưởng, chủ nhiệm ủy ban nhà nước về hợp tác và đầu tư.

- Quyết định 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

 

24. Thủ tục Xác nhận công trình xây dựng

a) Trình tự thực hiện

Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đ nghị xác nhận công trình xây dựng tại BPTN&TKQ Ban Quản lý hoặc nộp hồ sơ qua đường bưu chính

Bước 2: BPTN&TKQ Ban Quản lý kiểm tra hồ sơ; tiếp nhận nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đ, chưa hợp lệ.

Bước 3: BPTN&TKQ Ban Quản lý chuyển hồ sơ đến phòng QL quy hoạch và xây dựng

Bước 4: Phòng QL quy hoạch và xây dựng thẩm tra hồ sơ, lên lịch kiểm tra hiện trường dự án, lập Biên bản làm việc, kiểm tra và dự thảo văn bản xác nhận công trình xây dựng trình lãnh đạo Ban phê duyệt.

Bước 5: Ban Quản lý trả kết quả tại BPTN&TKQ hoặc qua đường bưu chính.

b) Cách thức thực hiện: Nhà đầu tư lựa chọn 01 trong 02 cách thức thực hiện như sau:

- Nhà đầu tư nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại BPTN&TKQ Ban Quản lý, Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng, số 24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng (trong giờ hành chính từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần).

- Nhà đầu tư nộp hồ sơ và nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích

c) Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần:

+ Đơn đ nghị Xác nhận công trình xây dựng (theo mẫu).

+ Bản sao hợp lệ Giấy Đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư của chủ đầu tư;

+ Bản vẽ Hoàn công công trình xây dựng

+ Biên bản nghiệm thu từng hạng mục, tổng thể công trình.

+ Bản sao hợp lệ Thông báo xác nhận đăng ký Kế hoạch Bảo vệ môi trường hoặc Giấy xác nhận đã thực hiện công trình, biện pháp bảo vệ môi trường ối với dự án có công trình bảo vệ môi trường).

+ Bản sao hợp lệ Văn bản nghiệm thu về PCCCối với các công trình do cơ quan Cảnh sát PCCC thẩm duyệt thiết kế về PCCC)/ Biên bản kiểm tra của Sở Cảnh sát PCCC, xác nhận tại thời điểm kiểm tra, Dự án đảm bảo các điều kiện về PCCC đưa vào hoạt động (đối với các Dự án, công trình không thuộc danh mục phải do Cảnh sát PCCC thẩm duyệt thiết kế về PCCC)

+ Bản sao Hợp đồng thuê lại đất/Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Bản sao hợp lệ Hợp đồng xây lắp công trình/Văn bản của Doanh nghiệp xác nhận về việc tự thi công xây dựng Dự án, công trình kèm bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh (đối với Doanh nghiệp có chức năng ngành nghề trong lĩnh vực thi công xây dựng công trình)

+ Bản sao hợp lệ Biên bản nghiệm thu đấu nối và Hợp đồng xử lý nước thải.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ, riêng Hồ sơ bản vẽ hoàn công công trình xây dựng 02 bản gốc

d) Thời hạn giải quyết: 08 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

đ) Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện: Ban Quản lý.

g) Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản xác nhận.

h) Tên mẫu đơn, tờ khai

Đơn đ nghị xác nhận công trình xây dựng theo mẫu Ban Quản lý ban hành.

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

k) Phí và lệ phí: Không có

l) Căn cứ pháp lý của TTHC

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 25/5/2018 quy định về khu công nghiệp, khu kinh tế và khu chế xuất;

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Quyết định số 199/BXD-KTQH ngày 06/5/1997 của Bộ Xây dựng về phê duyệt Quy hoạch chi tiết KCN Hòa Khánh, thành phố Đà Nẵng;

- Quyết định số 2239/1998/QĐ-UB ngày 24/4/1998 của UBND TP Đà Nẵng về ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo Quy hoạch KCN Hòa Khánh, TP Đà Nẵng.

- Quyết định số 1094/QĐ-BXD ngày 02/7/2004 của Bộ Xây dựng về phê duyệt Quy hoạch chi tiết KCN Hòa Khánh mở rộng, thành phố Đà Nẵng;

- Quyết định số 10185/QĐ-UB ngày 24/12/2004 của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng về ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch KCN Hòa Khánh mở rộng, TP Đà Nẵng.

- Quyết định số 198/BXD-KTQH ngày 06/5/1997 của Bộ Xây dựng về phê duyệt Quy hoạch chi tiết KCN Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng;

- Quyết định số 2229/1998/QĐ-UB ngày 23/4/1998 của UBND TP Đà Nẵng về ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo Quy hoạch KCN Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.

- Quyết định 1252/QĐ-BXD ngày 19/9/2003 của Bộ Xây dựng về phê duyệt Quy hoạch chi tiết KCN Hòa Cầm, thành phố Đà Nẵng;

- Quyết định số 8034/QĐ-UBND ngày 18/10/2005 của UBND TP Đà Nẵng về ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo Quy hoạch KCN Hòa Cầm, TP Đà Nẵng

- Quyết định số 5803/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2006 của UBND thành phố Đà Nẵng về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết KCN DVTS Thọ Quang; Quyết định số 8695/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2013 của UBND thành phố Đà Nẵng về phê duyệt Sơ đồ ranh giới sử dụng đất điều chỉnh KCN DVTS Đà Nẵng;

- Quyết định số 3394/QĐ-UB ngày 13/5/2004 của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng về ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch KCN Dịch vụ thủy sản Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng.

- Quyết định số 1372/QĐ-UB ngày 19/9/1995 của UBND TP Đà Nẵng về phê duyệt Tổng mặt bằng quy hoạch Khu Chế xuất An Đồn Đà Nẵng;

- Quyết định số 131/UB-KCX ngày 11/8/1995 về phê chuẩn và ban hành Điều l Khu chế xuất Đà Nẵng của Bộ trưởng, chủ nhiệm ủy ban nhà nước về hợp tác và đầu tư.

- Quyết định 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác