384519

Quyết định 363/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án hỗ trợ người lao động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2018-2020

384519
LawNet .vn

Quyết định 363/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án hỗ trợ người lao động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2018-2020

Số hiệu: 363/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang Người ký: Trần Thanh Đức
Ngày ban hành: 31/01/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 363/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
Người ký: Trần Thanh Đức
Ngày ban hành: 31/01/2018
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 363/QĐ-UBND

Tiền Giang, ngày 31 tháng 01 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;

Căn cứ vào Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 152/TTr-LĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án hỗ trợ người lao động trên địa bàn tỉnh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2018 - 2020 kèm theo quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Tiền Giang, thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thanh Đức

 

ĐỀ ÁN

HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 363/QĐ-UBND ngày 31/01/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)

ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ năm 2004, thực hiện Chỉ thị 41-CT/TW ngày 22 tháng 9 năm 1998 của Bộ Chính trị về xuất khẩu lao động và chuyên gia, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Tiền Giang đã xây dựng Đề án xuất khẩu lao động tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2004 - 2010 với mục tiêu mỗi năm đưa 300 lao động ra nước ngoài làm việc. Quá trình thực hiện đã đem lại những kết quả tích cực, riêng 2 năm 2005 và 2006 đã có 833 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, do những hạn chế trong việc tổ chức thực hiện Đề án như việc tạo nguồn, tuyển chọn lao động, lựa chọn thị trường, chính sách hỗ trợ… nên những năm sau đó, kết quả thực hiện Đề án đã suy giảm rất nhanh, bình quân 3 năm 2007 - 2009 chỉ có 87 lao động xuất cảnh ra nước ngoài làm việc. Trong những năm đầu thực hiện Đề án, do sự nôn nóng nên một số địa phương tuyển chọn lao động ồ ạt, thiếu chọn lọc, nhiều lao động chưa sẵn sàng, chịu khó và quyết tâm lao động để lập nghiệp nên nhiều trường hợp về nước sớm, không trả được nợ vay ngân hàng. Sự thất bại của chương trình xuất khẩu lao động trong giai đoạn này còn để lại hậu quả tiêu cực cho đến ngày nay.

Từ năm 2012, thực hiện Dự án hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015, công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đi vào chiều sâu, không chạy theo phong trào. Tuy nhiên, kết quả vẫn còn rất khiêm tốn; năm 2016, Tiền Giang có 173 người, chiếm 0,14% so với cả nước[1].

Có thể nói trong thời gian qua, công tác đưa người lao động ra nước ngoài làm việc ở Tiền Giang chưa đạt hiệu quả, chưa đạt được mục tiêu mà Đề án năm 2004 đã đề ra. Cụ thể, giai đoạn 2004 - 2010 bình quân số lao động ra nước ngoài làm việc là 178 người, bằng 59,3 % theo mục tiêu của Đề án, bình quân cả giai đoạn 2004 - 2016 có 160 người, bằng 53,3%; thị trường người lao động đến làm việc chưa đa dạng chủ yếu tập trung vào một số thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… hình thức chưa phong phú, chủ yếu qua doanh nghiệp dịch vụ ký hợp đồng với các đối tác nước ngoài để cung ứng lao động, số lao động đi theo chương trình phi lợi nhuận còn rất ít; số người thụ hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước chưa nhiều do chính sách hỗ trợ chưa phù hợp; số lao động chưa được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật trước khi đi làm việc ở nước ngoài còn lớn, nên cơ hội tìm việc làm sau khi về nước cũng không được thuận lợi.

Để khắc phục những hạn chế nói trên, nhằm tạo sức bật mới cho công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh, yêu cầu đặt ra là phải định hướng lại công tác này trong tình hình mới. Cụ thể là, phải xác định rõ mục tiêu, lựa chọn thị trường; nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và người dân; tổ chức bộ máy, phân công, phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc tuyên truyền, tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài; nghiên cứu điều chỉnh chính sách hỗ trợ người lao động... Từ thực tiễn và yêu cầu nói trên, cần có Đề án Hỗ trợ người lao động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2018 - 2020 để tổ chức thực hiện tốt hơn trên địa bàn tỉnh.

Phần I

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2004 - 2016

I. THC TRNG

1. Về công tác phối hợp, tổ chức thực hiện

Công tác hỗ trợ người lao động ở tỉnh Tiền Giang đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (nói gọn là công tác hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài) từ 2004 đến nay, được thực hiện theo Đề án xuất khẩu lao động tỉnh Tiền Giang giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2010; Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai đoạn 2007 - 2010; Chương trình mục tiêu quốc gia về Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015, trong đó bao gồm dự án hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Song song với dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, Tiền Giang cũng triển khai các chương trình phi lợi nhuận do Trung tâm Lao động ngoài nước tổ chức thực hiện (theo sự ủy nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) như: Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (EPS), Chương trình tuyển chọn thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản (IM Japan), Chương trình tuyển chọn điều dưỡng đi làm việc tại CHLB Đức.

Trung tâm Dịch vụ việc làm Tiền Giang là đơn vị đầu mối được tỉnh giao nhiệm vụ phối hợp với các ngành, địa phương triển khai dự án hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Hình thức chủ yếu hiện nay là phối hợp với các doanh nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tư vấn, tuyển chọn lao động cung ứng cho các doanh nghiệp; phối hợp tổ chức đào tạo ngoại ngữ (tiếng Hàn, tiếng Nhật), đào tạo nghề và giáo dục định hướng để người lao động đáp ứng tiêu chuẩn tuyển chọn của các đơn vị sử dụng lao động nước ngoài. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 12 doanh nghiệp ngoài tỉnh có mối liên hệ với Trung tâm Dịch vụ việc làm Tiền Giang trong việc tuyển chọn lao động.

Bên cạnh đó, Trung tâm Dịch vụ việc làm Tiền Giang cung cấp thông tin, tư vấn, sơ tuyển ứng viên theo thông báo chiêu sinh của Trung tâm Lao động ngoài nước theo các Chương trình phi lợi nhuận để Trung tâm Lao động ngoài nước tuyển chọn, tổ chức học ngoại ngữ trước khi ra nước ngoài học nghề, thực tập, làm việc.

2. Về chính sách hỗ trợ

Ngoài chính sách hỗ trợ ca Trung ương đối với một số đối tượng đặc thù, đkhuyến khích và tạo điều kiện cho người lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài, tỉnh Tiền Giang đã ban hành chính sách hỗ trợ người lao động trong đó: hỗ trợ từ ngân sách tỉnh để trang trải một phần các chi phí phát sinh khi đi làm việc ở nước ngoài (chi phí đào tạo: học nghề, học ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết; phí khám sức khỏe; phí làm hộ chiếu; lệ phí làm lý lịch tư pháp; chi phí đi lại làm thủ tục) và cho vay để trang trải các chi phí khác (phí đặt cọc; tiền môi giới, dịch vụ; vé máy bay, chi phí cần thiết khác).

3. Kết quả thực hiện

a) Từ năm 2004 đến năm 2016, Tiền Giang đã đưa 2.086 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó, giai đoạn 2004 - 2010: 1.250 lao động, giai đoạn 2011 - 2016: có 836 lao động đi làm việc ở nước ngoài, bằng 66,88% so giai đoạn 2004 - 2010. Sau năm 2009 (năm có số người đi làm việc ở nước ngoài thấp nhất), số lao động tăng dần trở lại, nhưng đến năm 2012 số lao động ra nước ngoài làm việc tiếp tục giảm trở lại do thị trường Hàn Quốc đóng cửa (lao động bỏ trốn ở lại cư trú bất hợp pháp). Sau năm 2012, nhờ từng bước chuyển đổi thị trường, số người đi làm việc ở nước ngoài hồi phục dần, trong đó các đơn vị dẫn đầu duy trì ở mức cao là các huyện: Chợ Gạo, Cai Lậy, Cái Bè, Gò Công Tây (Phụ lục I).

b) Về thị trường, đã có sự dịch chuyển rõ nét, giai đoạn 2004 - 2010, lao động đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu tập trung vào thị trường Malaysia, chiếm đến 69,6%; giai đoạn 2011 - 2016, thị trường Nhật Bản chiếm ưu thế với 71,41%. Nguyên nhân là do thị trường Malaysia không ổn định và thu nhập tương đối thấp nên không hấp dẫn người lao động; thị trường Nhật Bản có tăng trưởng mạnh mẽ do Chính phủ Nhật Bản điều chỉnh chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài (Phụ lục I).

c) Người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các hình thức:

- Thông qua doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động 1.783 người.

- Theo chương trình phi lợi nhuận hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và các nước: 300 người.

- Theo hợp đồng cá nhân: 3 người.

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Kết quả đạt được

- Qua quá trình triển khai thực hiện Đề án xuất khẩu lao động của tỉnh (2004) và Dự án Hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015, bước đầu đã tạo nên nhận thức của các ngành, các địa phương trong tỉnh về lợi ích của việc đi làm việc ở nước ngoài và tạo việc làm ngoài nước là một kênh quan trọng trong công tác giải quyết việc làm của địa phương.

- Đối với bản thân và gia đình người lao động cũng đã thấy lợi ích nên quyết tâm đầu tư tài chính và thời gian để mong được thay đổi căn bản cuộc sống. Nhiều gia đình đã xây được nhà ở khang trang hoặc có nguồn tài chính để tự tạo việc làm, khởi nghiệp. Với kiến thức, kỹ năng, tác phong công nghiệp, ngôn ngữ tích lũy được từ quá trình lao động, học tập ở các các nước có nền công nghiệp phát triển, giúp cho người lao động sau khi về nước có được việc làm ổn định, là nguồn lao động có chất lượng để phát triển kinh tế địa phương.

- Về thị trường, qua quá trình sàng lọc, tỉnh đã xác định được các thị trường truyền thống có tiềm năng để tập trung liên kết với các doanh nghiệp đưa người lao động ra nước ngoài làm việc như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và một số thị trường mới (Đức, Úc…); trong đó, thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng hơn 70% số lao động đi làm việc ở nước ngoài hàng năm, đây vẫn sẽ là thị trường ưu tiên trong thời gian tới.

- Thời gian qua, tỉnh đã ban hành một số chính sách hỗ trợ để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tuy hiệu quả chưa cao. Đây cũng là cơ sở để rút kinh nghiệm, điều chỉnh chính sách hỗ trợ trong thời gian tới.

- Trung tâm Dịch vụ việc làm Tiền Giang là đơn vị được ủy nhiệm trực tiếp thực hiện, thời gian qua đã tạo được mối liên kết với 12 doanh nghiệp, trong đó, một số doanh nghiệp đã tạo được sự tín nhiệm của người lao động trong tỉnh. Ngoài ra, một số cơ sở đào tạo trong tỉnh đã tạo được mối liên kết với doanh nghiệp để định hướng cho học sinh, sinh viên học tiếng Nhật, để khi tốt nghiệp ra trường sẽ tham gia chương trình tu nghiệp tại Nhật.

2. Hạn chế và nguyên nhân

a) Những hạn chế

- Công tác hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong những năm đầu thực hiện Đề án đạt kết quả tương đối khả quan nhưng chưa vững chắc, số người không thành công khá nhiều đã làm ảnh hưởng đến công tác này ở những năm sau. Sau năm 2012, số lượng người tham gia chương trình đi làm việc ở nước ngoài có tăng nhưng quy mô còn ít so với cả nước và các tỉnh trong vùng.

- Về hình thức, người lao động trong tỉnh đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu thông qua các doanh nghiệp, người đi theo chương trình phi lợi nhuận, chương trình hợp tác của 02 Chính phủ còn ít. Thị trường người lao động đi làm việc ở nước ngoài chưa đa dạng, chỉ tập trung vào một số thị trường truyền thống như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia…

- Thời gian qua, người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã gây dựng được phong trào ở một số xã, nhưng công tác nhân điển hình còn yếu nên chưa mở rộng sang các địa phương khác.

- Chính sách hỗ trợ người lao động được Trung ương và địa phương ban hành để hỗ trợ người lao động nhưng số người thụ hưởng chưa nhiều, người lao động tự lo là chính, hiệu quả tác động từ chính sách chưa rõ nét.

- Việc phối hợp quản lý người lao động trong quá trình làm việc ở nước ngoài và sau khi về nước chưa được chặt chẽ. Số lao động bỏ trốn, không về nước đúng hạn còn cao, cụ thể, từ năm 2012 đến nay có 138 trường hợp lao động làm việc tại Hàn Quốc cần phải vận động lao động về nước, đã về nước 85 lao động, hiện còn trên 50 trường hợp đã hết hạn chưa về nước; biện pháp tuyên truyền vận động về nước chưa hiệu quả. Việc nắm thông tin về tình hình việc làm, đời sống người lao động sau khi về nước chưa đầy đủ.

b) Nguyên nhân

- Từ công tác phối hợp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài của các ngành, địa phương, doanh nghiệp:

+ Về nhận thức của cấp ủy, chính quyền cơ sở ở một số địa phương chưa đầy đủ, chưa thấy rõ công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là góp phần vào đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đem lại thu nhập cao cho người lao động và làm giàu cho quê hương.

+ Công tác thông tin, tuyên truyền, vận động người lao động chưa được thường xuyên, chưa có sự phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể; thực hiện còn hình thức, gán ghép nhiều nội dung; những thông tin tích cực, hiệu quả của việc đi làm việc ở nước ngoài chưa nhiều, chưa đến được người lao động, trong khi đó, những vấn đề tiêu cực, rủi ro được đăng trên các báo, đài thường xuyên đã dẫn đến tâm lý thiếu tin tưởng, e ngại ở người lao động.

+ Những năm đầu khi triển khai Đề án xuất khẩu lao động, tỉnh không chú trọng khâu chọn thị trường, đơn hàng và tuyển chọn người lao động có quyết tâm ra nước ngoài làm việc, lập nghiệp mà tuyển chọn ồ ạt, không chọn lọc. Một số lao động không chịu được áp lực của công việc, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật nên đã phá vỡ hợp đồng về nước trước thời hạn làm ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền vận động ở địa phương.

+ Chưa có sự phối hợp tốt trong công tác tạo nguồn giữa các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo và Trung tâm Dịch vụ việc làm Tiền Giang. Nhiều doanh nghiệp chưa phối hợp với địa phương để tư vấn, phổ biến chính sách hỗ trợ của tỉnh, cũng như phòng tránh rủi ro cho người lao động.

- Từ cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ người lao động:

Chính sách hỗ trợ chi phí của Trung ương và của tỉnh chưa thật sự phù hợp về đối tượng, hình thức và mức hỗ trợ. Riêng chính sách cho vay của tỉnh chỉ tập trung chủ yếu vào đối tượng thuộc Ngân hàng Chính sách xã hội (vay tín chấp). Tuy nhiên, người lao động thuộc đối tượng này tham gia rất ít, đối tượng còn lại, muốn vay vốn, phải thế chấp bằng tài sản, nhưng không đủ điều kiện. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến số người đi làm việc ở nước ngoài của Tiền Giang thấp hơn các tỉnh lân cận do các tỉnh này có chính sách hỗ trợ tốt hơn.

Từ 2016 đến nay, hình thức hỗ trợ theo chính sách của Trung ương được điều chỉnh thuận lợi hơn cho người lao động. Tuy nhiên, ở Tiền Giang, lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất, là thân nhân người có công với cách mạng, là người dân tộc thiểu số có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài không nhiều nên diện hỗ trợ không được rộng.

- Từ thị trường người lao động đến làm việc:

+ Thời gian qua, người lao động Tiền Giang chủ yếu làm việc ở các thị trường truyền thống như: Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, trong đó trọng tâm là Nhật Bản, kế đến là Hàn Quốc. Đối với các thị trường không đòi hỏi tiêu chuẩn cao, chi phí thấp, thì thu nhập cũng thấp nên không hấp dẫn người lao động, ngược lại thị trường thu nhập cao thì tiêu chuẩn tuyển chọn và chi phí cũng cao nên người lao động khó tiếp cận.

Mặt khác, chương trình đi làm việc ở nước ngoài thông qua các doanh nghiệp, do doanh nghiệp Việt Nam tổ chức tuyển chọn, đào tạo dự nguồn nhiều lao động nhưng lại phụ thuộc vào phía đối tác nước ngoài có đơn hàng tuyển dụng. Có những trường hợp phải chờ đợi lâu, mất thời gian và tốn kém chi phí, gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của người lao động.

+ Đối với các chương trình phi lợi nhuận, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai với thời gian rất ngắn, nên thông tin của địa phương chưa đến được người lao động; số lượng tuyển hạn chế, phạm vi trên cả nước nên tỷ lệ chọi rất cao. Bên cạnh đó, việc học tập ngoại ngữ, huấn luyện tổ chức tại Hà Nội nên người lao động của tỉnh e ngại, ít đăng ký tham gia.

- Từ phía người lao động:

Trình độ chuyên môn kỹ thuật, kiến thức, ngoại ngữ, sức khỏe và ý thức tổ chức kỷ luật của người có nhu cầu tham gia thị trường lao động ngoài nước còn nhiều hạn chế. Một số người lao động có tâm lý ngại đi xa, sợ không an toàn khi đi làm việc ở nước ngoài; chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vượt quá khả năng chi trả của người nghèo, người có thu nhập thấp. Tình trạng lao động không tuân thủ quy định pháp luật của nước đến làm việc, bỏ trốn khi chưa hết hạn hợp đồng, vi phạm kỷ luật lao động hoặc không về nước khi hết hạn hợp đồng còn xảy ra, gây ảnh hưởng đến công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài…

3. Bài học kinh nghiệm

- Công tác hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của cấp ủy, chính quyền các cấp. Thực tế cho thấy ở những xã, phường, thị trấn nào cấp ủy, chính quyền quan tâm và có chỉ đạo tập trung thì các khó khăn vướng mắc được tháo gỡ nhanh chóng, kịp thời, công tác hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài phát triển tốt và ngược lại.

- Công tác thông tin, tuyên truyền, tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và theo một quy trình chặt chẽ, rõ ràng, công khai, minh bạch, nói đúng sự thật để người lao động an tâm.

- Cần nhân rộng các điển hình có hiệu quả, bởi lợi ích của việc đi làm việc ở nước ngoài là rất lớn.

- Phát huy tốt vai trò của các tổ chức đoàn thể trong công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, theo dõi, giám sát việc thực hiện công tác hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài; có sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao, trong đó, chú trọng đến công tác phòng, chống và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

- Để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, các đơn vị cung ứng lao động của tỉnh cần lựa chọn đối tác có uy tín, đơn hàng tốt. Kiên quyết từ chối ký kết hợp đồng với những doanh nghiệp không có uy tín, thiếu trách nhiệm giải quyết những vướng mắc của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài hoặc những đơn hàng không tốt, thiếu việc làm, điều kiện sinh hoạt, ăn ở không bảo đảm cho người lao động.

- Kinh nghiệm ở các tỉnh có chính sách cho vay hấp dẫn thì thu hút người lao động tham gia nhiều như Đồng Tháp, Vĩnh Long… Qua quá trình thực hiện cho thấy 02 rào cản lớn nhất đối với người lao động của Tiền Giang là chi phí tham gia và tâm lý lo lắng khi đi làm việc ở nước ngoài. Tỉnh cần xây dựng chính sách cho vay vốn tốt, mở rộng đối tượng và cho vay hình thức tín chấp để thu hút lao động của tỉnh tham gia.

Phần II

MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

I. BI CNH THC HIN Đ ÁN

1. Thuận lợi

- Một số quốc gia do dân số già, thiếu hụt nhân lực, đòi hỏi phải bổ sung nguồn nhân lực từ bên ngoài như các nước khu vực Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan). Trong đó, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, Chính phủ nước này đang điều chỉnh Dự luật tiếp nhận thực tập sinh là người nước ngoài theo hướng giảm tiêu chuẩn, tăng thời hạn tiếp nhận, mở rộng các ngành nghề, lĩnh vực và ưu tiên lao động đến từ Đông Nam Á và Việt Nam.

Đối với thị trường Hàn Quốc, sau những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam làm giảm tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn, ở lại cư trú, làm việc bất hợp pháp, 02 Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc đã ký kết bản ghi nhớ đánh dấu sự bình thường hóa trong quan hệ hợp tác lao động giữa 02 nước, mở lại cơ hội cho lao động Việt Nam.

Bên cạnh đó, một số thị trường mới như Úc, Thái Lan… cũng có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài đến làm việc.

- Ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã có một số mô hình có hiệu quả như tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh. Đây là tiền đề để Tiền Giang nghiên cứu học tập, vận dụng nhằm đẩy mạnh công tác hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài. (Phụ lục II)

2. Khó khăn

sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ hơn về thị trường lao động giữa các quốc gia có chương trình đưa người lao động ra nước ngoài làm việc. Chẳng hạn như thị trường Nhật Bản, lao động Việt Nam có sự cạnh tranh đến từ các nước như: Trung Quốc, Brasil, Philippines... Mặt khác, lao động nhập cư đáp ứng nguồn nhân lực cho tăng trưởng, nhưng đồng thời cũng đem đến nhiều hệ luỵ cho các quốc gia đang thực hiện chính sách tiếp nhận lao động từ bên ngoài như: tình trạng cư trú bất hợp pháp, tham gia vào các hoạt động làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự của các nước sở tại, do đó các nước có sự kiểm soát ngày càng chặt chẽ hơn người lao động nhập cư; xử phạt và trục xuất lao động hết hạn hợp đồng, bỏ trốn, ở lại cư trú bất hợp pháp

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tạo sức bật mới trong công tác đưa người lao động Tiền Giang đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của người lao động và gia đình, giảm nghèo bền vững, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội tại địa phương; nâng cao chất lượng nguồn lao động có trình độ kỹ năng nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài

Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ năm 2018 đến năm 2020 là 900 lao động, bình quân mỗi năm có 300 lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo 02 hình thức:

- Thông qua các doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động ra nước ngoài làm việc: 800 lao động;

- Thông qua Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo chương trình phi lợi nhuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước: 100 lao động.

b) Thị trường nước ngoài người lao động đến làm việc

- Ưu tiên đưa lao động đi làm việc ở các thị trường đòi hỏi chất lượng lao động cao, đem lại thu nhập cao cho người lao động như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức... chiếm khoảng từ 80 - 90% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài; các thị trường khác chiếm khoảng 10 - 20%.

- Từng bước nghiên cứu các thị trường đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và có thu nhập cao như Châu Âu, Mỹ, Úc… để chuẩn bị phát triển các thị trường này sau năm 2020.

c) Thực hiện chính sách hỗ trợ

- 100% lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc diện hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất, thân nhân người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số (gọi chung là hộ chính sách - theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2016) được tiếp cận và thụ hưởng các chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết; hỗ trợ chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề theo quy định của Nhà nước.

- 100% lao động có nhu cầu vay vốn, tùy theo từng đối tượng, được tiếp cận các nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội, vốn Quỹ quốc gia về việc làm và vốn ngân sách tỉnh để trang trải các chi phí khi đi làm việc ở nước ngoài.

- 100% lao động đi làm việc ở nước ngoài được đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết; trong đó ít nhất 60% lao động được đào tạo nghề từ trình độ sơ cấp nghề trở lên.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Nhóm giải pháp chỉ đạo, điều hành và phối hợp thực hiện

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, sự quản lý của chính quyền đối với công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cụ thể:

+ Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc tham mưu Tỉnh ủy ban hành Đảng văn chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

+ Trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó quyết nghị về mở rộng đối tượng cho vay đi làm việc ở nước ngoài theo hướng dẫn của Thông tư số 11/2017/TT-BTC ngày 08 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài Chính.

+ Chỉ đạo UBND cấp huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bao gồm công tác tuyên truyền, vận động lao động địa phương đi làm việc ở nước ngoài; theo dõi việc chấp hành pháp luật và vận động về nước đúng hạn.

- Nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp, đơn vị cung ứng lao động, các tổ chức tín dụng trong việc phối hợp với các doanh nghiệp tuyển chọn lao động trên địa bàn tỉnh đi làm việc ở nước ngoài thực hiện đúng các quy định của pháp luật; đảm bảo cho người lao động được trang bị đầy đủ về ngoại ngữ, tay nghề, các kỹ năng cần thiết trước khi xuất cảnh; hỗ trợ người lao động thực hiện các thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài, thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; theo dõi tình hình người lao động đang làm việc ở nước ngoài để có sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời khi cần thiết và cập nhật thông tin người lao động sau khi về nước để hỗ trợ tìm việc làm, khởi nghiệp khi có nhu cầu.

- Củng cố, mở rộng các mối liên kết giữa đơn vị được giao làm đầu mối thực hiện công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của tỉnh với các doanh nghiệp có uy tín, trách nhiệm, kinh nghiệm, có thế mạnh, có đơn hàng tốt ở các thị trường tiềm năng như Nhật Bản và một số nước khác để giới thiệu lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài.

- Mở rộng, nhân điển hình các mối liên kết giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong việc đào tạo dự nguồn tại các cơ sở đào tạo.

- Duy trì mối liên kết giữa đơn vị được giao làm đầu mối của tỉnh với các địa phương, gia đình và doanh nghiệp trong việc tuyên truyền, vận động, tuyển chọn, tạo nguồn ở địa phương; trao đổi thông tin về tình hình lao động đang làm việc ở nước ngoài, lao động về nước; động viên, giáo dục người lao động tuân thủ pháp luật, tôn trọng các cam kết trong hợp đồng và phong tục tập quán của nước sở tại.

2. Nhóm giải pháp tuyên truyền, tạo nguồn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

a) Giải pháp về thông tin, tuyên truyền, tạo nguồn chung

- Tăng cường giới thiệu, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng lợi ích của việc đi làm việc ở nước ngoài; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, thực hiện các bản tin, phóng sự trên báo, đài, thông tin tuyên truyền bằng các hình thức tờ rơi, pa-nô...; thực hiện phim tư liệu về đời sống và công việc của những người lao động làm việc tại nước ngoài, khơi dậy ý chí vượt khó, vươn lên, chăm chỉ lao động, tích lũy vốn và kinh nghiệm để lập nghiệp sau khi trở về nước.

- Các hội, đoàn thể tăng cường lồng ghép nội dung đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong các buổi sinh hoạt của hội, đoàn thể, nhất là Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh…

- Bên cạnh việc tuyên truyền diện rộng, các địa phương cần tập trung vào các xã, ấp có nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài có hiệu quả, các địa phương có thành tích tốt làm hạt nhân để đẩy mạnh công tác đưa người lao động ra nước ngoài làm việc; không giao chỉ tiêu có tính bình quân cho tất cả các địa phương. Khuyến khích các địa phương nhận chỉ tiêu cao để được xem xét cộng điểm thưởng khi xét thi đua đối với chính quyền, đoàn thể ở cơ sở.

- Xây dựng lực lượng cán bộ, cộng tác viên trực tiếp tuyên truyền người lao động:

+ Tập huấn nâng cao năng lực và kiến thức về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho cán bộ từ tỉnh đến cơ sở. Chú trọng hình thức phân công cán bộ tỉnh, huyện đến các xã, phường, thị trấn tư vấn trực tiếp cho người lao động; tư vấn tại các cơ sở dịch vụ việc làm, tại sàn giao dịch việc làm.

+ Xây dựng mạng lưới cộng tác viên là cán bộ các tổ chức đoàn thể, là viên chức các cơ sở đào tạo, để trực tiếp tư vấn, tuyên truyền người lao động, học sinh, sinh viên; đặc biệt là xây dựng mạng lưới cộng tác viên là người thân của các gia đình có người lao động đi làm việc ở nước ngoài thành đạt, tích luỹ được vốn để tuyên truyền trong người thân, họ hàng, láng giềng nơi cư trú… xác định được đối tượng có nguyện vọng để giới thiệu cho các doanh nghiệp. Đây là giải pháp tuyên truyền có trọng tâm, nhắm vào từng đối tượng cụ thể như: học sinh vừa tốt nghiệp, bộ đội vừa xuất ngũ chưa có việc làm, lao động phổ thông chưa có việc làm ổn định…

Cơ quan đầu mối của tỉnh làm trung gian tham gia xây dựng cơ chế phối hợp giữa doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và cộng tác viên của tỉnh về chế độ trách nhiệm và thù lao tương xứng.

b) Giải pháp về tạo nguồn lao động qua đào tạo tại các cơ sở đào tạo

Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực gắn với công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Ngành nghề được quan tâm đào tạo dự nguồn: các nghề trong lĩnh vực cơ khí, điện, xây dựng, công nghiệp may, chế biến thực phẩm, thủy hải sản, nông nghiệp, điều dưỡng, hộ lý, giúp việc gia đình…

3. Nhóm giải pháp về chính sách hỗ trợ người lao động

Điều chỉnh chính sách hỗ trợ theo hướng mở rộng đối tượng thụ hưởng đối với tất cả người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài; bố trí ngân sách mở rộng đối tượng và mức vay đi làm việc ở nước ngoài, ngoài đối tượng và mức vay theo quy định của Ngân hàng Chính sách Xã hội và quy định từ Quỹ quốc gia về việc làm. Cụ thể đối với từng đối tượng như sau:

a) Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, lao động là người dân tộc thiểu số, thân nhân người có công với cách mạng được hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết; chi phí làm thủ tục đi làm việc ở nước ngoài từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định tại Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2016 giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính (nguồn kinh phí địa phương); người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, lao động cư trú dài hạn tại 11 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ thì được hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài chính (nguồn kinh phí Trung ương).

b) Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn tín chấp từ Ngân hàng Chính sách Xã hội đến 50 triệu đồng để trang trải các chi phí ngoài các chi phí ở mục a nêu trên (theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015), trường hợp chưa đủ chi phí thì được vay tín chấp từ nguồn vốn UBND tỉnh ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay để đảm bảo 90% chi phí đi làm việc ở nước ngoài.

c) Người lao động thuộc hộ cận nghèo, lao động là thân nhân người có công với cách mạng được vay vốn tín chấp để trang trải các chi phí đi làm việc ở nước ngoài từ nguồn vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đến mức 50 triệu đồng (theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 và Điều 37 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015), chi phí còn lại được vay tín chấp từ nguồn vốn UBND tỉnh ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay đến mức tối đa 80% chi phí đi làm việc ở nước ngoài.

d) Người lao động còn lại được vay vốn tín chấp để trang trải các chi phí đi làm việc ở nước ngoài từ nguồn vốn UBND tỉnh ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay đến mức tối đa 80% chi phí đi làm việc ở nước ngoài.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Nhu cầu kinh phí bao gồm: kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho người lao động theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2016; vốn vay tín chấp từ Ngân hàng Chính sách Xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015; vốn vay tín chấp từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 và Điều 37 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP 09 tháng 7 năm 2015; vốn vay tín chấp từ nguồn vốn UBND tỉnh ủy thác cho Ngân hàng Chính sách Xã hội và kinh phí hoạt động hỗ trợ người lao động của các cơ quan nhà nước.

Cụ thể:

STT

Chỉ tiêu

2018

2019

2020

Tổng cộng

 

Kinh phí chia theo nguồn (triệu đồng)

19.850

23.625

27.725

71.200

1.

Nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách Xã hội

1.250

1.500

1.750

4.500

2.

Quỹ quốc gia giải quyết việc làm

3.250

3.750

4.500

11.500

3.

Nguồn vốn của tỉnh

15.350

18.375

21.475

55.200

3.1

- Chi phí hỗ trợ trực tiếp và chi phí thường xuyên

1.600

1.875

2.225

5.700

3.2

- Vốn vay

13.750

16.500

19.250

49.500

(Chi tiết xem Phụ lục III)

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để thực hiện Đề án có hiệu quả, các tổ chức chính trị - xã hội, các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tùy theo chức năng, nhiệm vụ của ngành thực hiện các công việc chủ yếu sau:

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết quy định bổ sung đối tượng chính sách được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh cùng các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế cho vay hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn ngân sách tỉnh và phối hợp xây dựng hướng dẫn liên ngành về chính sách hỗ trợ của tỉnh.

- Biên soạn tài liệu tuyên truyền về lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cung cấp các ngành, đơn vị trong tỉnh để thông tin tuyên truyền, vận động người lao động; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở dạy nghề trong tỉnh tăng cường thông tin, tuyên truyền, tư vấn và đào tạo nghề, ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Giao nhiệm vụ cho Trung tâm Dịch vụ việc làm Tiền Giang:

+ Làm đầu mối liên kết với các doanh nghiệp có chức năng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; làm trung gian giới thiệu, xây dựng các mối liên kết giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong việc đào tạo dự nguồn tại các cơ sở đào tạo; xây dựng mối liên kết giữa các địa phương và doanh nghiệp trong việc tuyên truyền, vận động, tạo nguồn ở địa phương.

+ Làm đầu mối trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động; kịp thời phối hợp giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị giải quyết các vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện chính sách.

+ Xây dựng lực lượng cán bộ, cộng tác viên trực tiếp tuyên truyền cho người lao động, tập huấn nâng cao năng lực tuyên truyền; trực tiếp tuyên truyền cho người lao động tại xã, phường, thị trấn; tư vấn tại các cơ sở dịch vụ việc làm, tại sàn giao dịch việc làm; làm trung gian, tham gia xây dựng cơ chế phối hợp giữa doanh nghiệp có chức năng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và cộng tác viên của tỉnh về chế độ trách nhiệm, thù lao cho cộng tác viên.

+ Phối hợp với các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo dõi, cập nhật tình hình về người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài; yêu cầu các doanh nghiệp phối hợp với đơn vị sử dụng lao động ở nước ngoài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong suốt thời gian ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu về lao động để quản lý và trợ giúp, hỗ trợ người lao động trước, trong và sau thời gian làm việc ở nước ngoài.

- Chỉ đạo các cơ sở đào tạo thuộc phạm vi quản lý:

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn, định hướng cho học sinh, sinh viên học nghề, học ngoại ngữ để đi làm việc nước ngoài; thông tin các khoản chi phí và các chế độ, chính sách của Nhà nước mà người lao động được thụ hưởng nếu đi làm việc ở nước ngoài.

+ Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Tiền Giang hoặc trực tiếp liên kết với các doanh nghiệp tổ chức đào tạo tạo nguồn lao động đáp ứng yêu cầu của từng thị trường; tổ chức xây dựng, cập nhật chương trình đào tạo bổ sung (ngoài chương trình chính khóa) cho các học sinh, sinh viên có định hướng, nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài theo yêu cầu của các doanh nghiệp.

- Chủ trì, phối hợp cùng các sở, ngành liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi lừa đảo, tiêu cực để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

- Lập dự toán ngân sách thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài trình UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; lập dự toán kinh phí quản lý, điều hành công tác hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài gửi Sở Tài chính kiểm tra, bố trí kinh phí trong dự toán kế hoạch hàng năm.

- Theo dõi, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án.

2. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình, đề nghị Báo Ấp Bắc

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài để người lao động biết, đăng ký tham gia; đồng thời tạo bước chuyển biến mới về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc vận động người lao động tham gia làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

3. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí quản lý, điều hành đề án.

- Hàng năm, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh cân đối vốn từ ngân sách địa phương chuyển sang Ngân hàng Chính sách Xã hội để cho người lao động thuộc hộ nghèo và các đối tượng khác vay theo quy định.

4. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh

- Hướng dẫn người lao động hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục, kịp thời giải ngân nguồn vốn cho vay và thu hồi nợ, xử lý nợ vay đảm bảo quy định. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ vay vốn hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định, chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tại các địa phương tổ chức thẩm định và phê duyệt; nếu không ra quyết định phê duyệt thì thông báo cho người lao động bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính xây dựng Quy chế cho vay hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ nguồn ngân sách tỉnh.

- Định kỳ 06 tháng và cuối năm báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Tài chính) về tình hình cho vay vốn hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đồng thời gởi cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp chung.

5. Công an tỉnh

- Kịp thời hướng dẫn, giải quyết các vấn đề liên quan đến việc xuất cảnh của người lao động trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài theo đúng quy định pháp luật.

- Nắm tình hình, phát hiện xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

6. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan tuyên truyền, vận động người lao động đi làm việc ở nước ngoài và xây dựng kế hoạch hướng nghiệp đào tạo nghề cho lực lượng bộ đội hoàn thành nghĩa vụ quân sự, xuất ngũ về địa phương để tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch định hướng nghề nghiệp cho học sinh cuối cấp trung học phổ thông, trong đó chú trọng đến vấn đề học nghề và đi làm việc ở nước ngoài; chỉ đạo các cơ sở đào tạo thuộc phạm vi quản lý đào tạo chuyên môn nghiệp vụ gắn với việc tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài.

8. Sở Tư pháp

Thực hiện việc cấp phiếu lý lịch tư pháp theo quy định pháp luật cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

9. Các tổ chức chính trị - xã hội

Đề nghị Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch tuyên truyền trong hội viên về mục đích, lợi ích của việc đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phổ biến chính sách hỗ trợ của Nhà nước; thông tin về các đơn vị có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; tuyên truyền nâng cao cảnh giác và ngăn ngừa việc bị các tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa lao động ra nước ngoài làm việc lừa gạt.

10. Các trường: Đại học Tiền Giang, Cao đẳng Nghề, Cao đẳng Y tế

Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Tiền Giang xây dựng và thực hiện kế hoạch tư vấn và tạo điều kiện cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp đi làm việc ở nước ngoài.

Đào tạo hoặc liên kết đào tạo một số ngành nghề mà thị trường lao động ngoài nước đang cần để người lao động có cơ hội đi làm việc ở nước ngoài.

11. UBND các huyện, thành phố, thị xã

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các hội, đoàn thể thực hiện công tác hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bao gồm công tác tuyên truyền, vận động lao động địa phương đi làm việc ở nước ngoài; theo dõi việc chấp hành pháp luật và vận động lao động về nước đúng hạn.

- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Tiền Giang và các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn tạo nguồn lao động tham gia thị trường lao động ngoài nước.

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và các trưởng ấp, khu phố trong việc tư vấn cho người lao động trên địa bàn; tổ chức đăng ký, tuyển chọn và giới thiệu lao động; tạo điều kiện thuận lợi và kịp thời xác nhận các hồ sơ thủ tục liên quan cho người lao động.

- Định kỳ hàng quý, 06 tháng và cuối năm, UBND cấp huyện báo cáo kết quả thực hiện và phản ánh những khó khăn vướng mắc về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trên đây là Đề án Hỗ trợ người lao động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2018 - 2020. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để xem xét./.

 

Bảng 1. Số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2004 - 2010

Huyện, thành , thị

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2004 - 2010

Tổng số

96

304

434

86

122

54

154

1.250

1. Huyện Cai Lậy

10

32

35

19

39

18

31

184

2. Huyện Cái Bè

15

39

30

11

12

09

30

146

3. Huyện Châu Thành

30

99

95

04

11

09

19

267

4. Huyện Chợ Gạo

15

19

23

17

17

06

18

115

5. Huyện Gò Công Đông

02

41

93

12

11

01

10

170

6. Huyện Gò Công Tây

12

19

40

09

12

02

22

116

7. Huyện Tân Phú Đông

01

05

25

02

01

01

03

38

8. Huyện Tân Phước

06

34

65

01

02

04

03

115

9.Thành phố Mỹ Tho

05

16

28

09

17

04

12

91

10. Thị xã Cai Lậy

-

-

-

-

-

-

-

-

11. Thị xã Gò Công

-

-

-

02

-

-

06

08

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của tỉnh Tiền Giang 2006 - 2016)

 

Bảng 2. Số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2011 - 2016

Huyện, thành , thị

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2011 - 2016

Tổng số

151

72

126

153

161

173

836

1. Huyện Cai Lậy

38

19

28

27

14

20

146

2. Huyện Cái Bè

32

10

15

21

29

25

132

3. Huyện Châu Thành

17

14

11

19

15

17

93

4. Huyện Chợ Gạo

17

13

22

25

25

28

130

5. Huyện Gò Công Đông

3

2

9

8

13

18

53

6. Huyện Gò Công Tây

15

6

14

23

22

25

105

7. Huyện Tân Phú Đông

4

1

3

3

5

5

21

8. Huyện Tân Phước

5

2

0

5

6

7

25

9. Thành phố Mỹ Tho

19

4

18

19

16

16

92

10. Thị xã Cai Lậy

0

0

0

0

12

8

20

11. Thị xã Gò Công

1

1

6

3

4

4

19

Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của tỉnh Tiền Giang 2006 - 2016.

 

Bảng 3. Số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài chia theo thị trường

Thị trường

2004 - 2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2011 - 2016

Tổng số

1.250

151

72

126

153

161

173

836

1. Malaysia

870

11

13

09

09

01

-

43

2. Hàn Quốc

177

55

13

16

17

04

18

123

3. Nhật Bản

165

82

43

88

97

143

144

597

4. Đài Loan

35

03

03

09

22

10

11

58

5. Khác

03

-

-

04

08

03

-

15

Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của tỉnh Tiền Giang 2006-2016

 

PHỤ LỤC II

MÔ HÌNH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG KHU VỰC

1. Mô hình tỉnh Đồng Tháp

Xuất phát từ nhận thức, xuất khẩu lao động vừa là mục tiêu xã hội, vừa là mục tiêu kinh tế, Đồng Tháp mạnh dạn xây dựng chính sách hỗ trợ người lao động tham gia xuất khẩu lao động giai đoạn 2014 - 2016. Cụ thể, hỗ trợ học ngoại ngữ, giáo dục định hướng, khám sức khỏe và cho vay vốn tín chấp làm chi phí tham gia xuất khẩu lao động cho người lao động, tỉnh đã giải ngân hơn 100 tỷ trong giai đoạn 2014 - 2016. Người thuộc hộ chính sách, hộ nghèo, cận nghèo vay tín chấp 100% chi phí tham gia, các đối tượng còn lại vay tín chấp từ 80 - 90% chi phí, thậm chí hộ khó khăn được tỉnh xem xét cho vay tối đa 100% chi phí qua Ngân hàng Chính sách Xã hội.

Với chính sách hỗ trợ này, Đồng Tháp đã vực dậy mạnh mẽ và vươn lên là tỉnh dẫn về xuất khẩu lao động trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Giai đoạn 2011 - 2014, mỗi năm chưa đến 100 lao động tham gia, sang năm 2015 có 599 lao động và đến năm 2016 có 1.113 lao động, 6 tháng đầu năm 2017 đã có 1.087 lao động xuất cảnh.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp quan tâm và đưa công tác xuất khẩu lao động vào chương trình hành động của Tỉnh ủy; UBND tỉnh và các huyện hàng năm xây dựng chương trình hành động, kế hoạch chi tiết, thành lập Ban Chỉ đạo xuất khẩu lao động cấp tỉnh, cấp huyện và giao Trung tâm Dịch vụ việc làm Đồng Tháp là đầu mối duy nhất liên kết các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu lao động của tỉnh.

2. Mô hình tỉnh Lâm Đồng

Đối tượng hộ chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, hộ bị giải tỏa thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được vay tín chấp tối đa 50 triệu đồng qua Ngân hàng Chính sách Xã hội theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015; tất cả đối tượng còn lại cũng được vay tương tự như đối tượng thuộc Nghị định số 61/2015/NĐ-CP, áp dụng từ năm 2016. Về hình thức tuyên truyền, tỉnh Lâm Đồng xây dựng quy chế phối hợp giữa ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và ngành Bưu điện, người dân khi thực hiện giao dịch với bưu điện sẽ được cán bộ bưu điện cung cấp thông tin, tờ rơi, phiếu đăng ký xuất khẩu lao động, nếu người lao động có nhu cầu sẽ được hướng dẫn đến Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh để đăng ký tham gia.

3. Mô hình tỉnh Trà Vinh

Tháng 3 năm 2017, tỉnh Trà Vinh ban hành quyết định hỗ trợ cho vay tín chấp với mức tối đa là 150 triệu đồng/01 lao động đối với người lao động có điều kiện khó khăn được địa phương xác nhận, chia ra cho vay 30 triệu giai đoạn ban đầu khi người lao động chính thức đăng ký tham gia học, cho vay phần còn lại khi có hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ hay tổ chức sự nghiệp.

4. Mô hình tỉnh Vĩnh Long

Tỉnh Vĩnh Long cho vay 100% chi phí đối với đối tượng thuộc hỗ trợ của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015, mở rộng thêm bộ đội xuất ngũ; tất cả đối tượng còn lại vay tín chấp 80% chi phí; áp dụng từ năm 2016. Với chính sách hỗ trợ vay vốn đã tạo điều kiện cho rất nhiều lao động tham gia, số lượng tham gia đứng thứ hai sau tỉnh Đồng Tháp trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long./.

 

PHỤ LỤC 3

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

STT

Chỉ tiêu

2018

2019

2020

2018 - 2020

1

Số lượng người đi làm việc ở nước ngoài (người)

250

300

350

900

1.1

Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất, người lao động là người dân tộc thiểu số

25

30

35

90

1.2

Người lao động là thân nhân người có công với cách mạng

15

15

20

50

1.3

Người lao động hộ cận nghèo

50

60

70

180

1.4

Người lao động thuộc các đối tượng khác

160

195

225

580

2

Tổng nhu cầu kinh phí (triệu đồng)

19.850

23.625

27.725

71.200

2.1

Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề…; chi phí làm thủ tục từ nguồn ngân sách địa phương

(bình quân 15 triệu đồng/ 01 đối tượng mục 1.1, 1.2 và 1.3)

1.350

1.575

1.875

4.800

2.2

Hỗ trợ cho vay từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội

(50 triệu/đối tượng mục 1.1)

1.250

1.500

1.750

4.500

2.3

Hỗ trợ cho vay từ nguồn vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội

(50 triệu/01 đối tượng mục 1.2 và 1.3)

3.250

3.750

4.500

11.500

2.4

Hỗ trợ cho vay từ nguồn vốn của tỉnh ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội

(30 triệu đến 80 triệu đồng tuỳ đối tượng)

13.750

16.500

19.250

49.500

2.5

Kinh phí cho hoạt động hỗ trợ người lao động của các cơ quan nhà nước

(01 triệu/ 01 lao động)

250

300

350

900

3

Kinh phí chia theo nguồn (triệu đồng)

19.850

23.625

27.725

71.200

3.1

Nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách Xã hội

1.250

1.500

1.750

4.500

3.2

Quỹ quốc gia giải quyết việc làm

3.250

3.750

4.500

11.500

3.3

Nguồn vốn của tỉnh

15.350

18.375

21.475

55.200

 

Chi phí hỗ trợ trực tiếp và chi phí thường xuyên

1.600

1.875

2.225

5.700

 

Vốn vay

13.750

16.500

19.250

49.500

 

 



[1] Năm 2016, cả nước có 126.296 lao động ra nước ngoài làm việc. Trong đó, các tỉnh phía Bắc như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình… hàng năm có trên 10.000 người. Trong khu vực phía Nam, các tỉnh lân cận Tiền Giang như Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre... mỗi năm có từ 500 đến 1.000 lao động, riêng Đồng Tháp năm 2016 có 1.113 lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác