Quyết định 3210/QĐ-UBND về Kế hoạch cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Quảng Nam năm 2019 và năm 2020
Quyết định 3210/QĐ-UBND về Kế hoạch cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Quảng Nam năm 2019 và năm 2020
Số hiệu: | 3210/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Nam | Người ký: | Lê Trí Thanh |
Ngày ban hành: | 07/10/2019 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 3210/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Nam |
Người ký: | Lê Trí Thanh |
Ngày ban hành: | 07/10/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3210/QĐ-UBND |
Quảng Nam, ngày 07 tháng 10 năm 2019 |
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021;
Theo Thông báo số 200/TB-UBND ngày 03/6/2019 của UBND tỉnh và đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 229/TTr-SKHĐT ngày 24/9/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Quảng Nam năm 2019 và năm 2020, với những nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu chung
Quyết tâm duy trì và nâng cao chất lượng điều hành kinh tế của Chính quyền tỉnh, mục tiêu chỉ số PCI tỉnh Quảng Nam năm 2019 đạt từ 67,38 điểm (tăng 1,53 điểm so với năm 2018)1, phấn đấu đến năm 2020 chỉ số PCI tỉnh Quảng Nam đạt từ 69 điểm trở lên và luôn nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế tốt nhất cả nước.
2. Mục tiêu cụ thể2
a) Trong năm 2019, mục tiêu phấn đấu 10 chỉ số thành phần đều có sự cải thiện so với năm 2018, trong đó:
- Đạt 03/10 chỉ số thành phần nằm trong top 10: Tính minh bạch, Tính năng động, Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự.
- Tiếp tục cải thiện điểm số và thứ hạng của các chỉ số thành phần: Gia nhập thị trường, Tiếp cận đất đai, Chi phí thời gian và Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, phấn đấu đưa 04/10 chỉ số thành phần này nằm trong top 15.
- Tập trung cải thiện vượt bậc điểm số và thứ hạng của 03/10 chỉ số thành phần: Chi phí không chính thức, Cạnh tranh bình đẳng và Đào tạo lao động, phấn đấu năm 2019 đưa 03/10 chỉ số thành phần này nằm trong top 20.
b) Năm 2020, phấn đấu đạt:
- 03/10 chỉ số thành phần nằm trong top 5: Tính minh bạch, Tính năng động của chính quyền tỉnh, Thiết chế Pháp lý và An ninh trật tự.
- 04/10 chỉ số thành phần nằm trong top 10: Gia nhập thị trường, Tiếp cận đất đai, Chi phí thời gian và Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.
- 02/10 chỉ số thành phần nằm trong top 15: Cạnh tranh bình đẳng và chi phí không chính thức.
- 01/10 chỉ số thành phần nằm trong top 20: Đào tạo lao động.
- Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục chỉ đạo quyết liệt và triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch này, xem nhiệm vụ cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh PCI là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của các cấp, các ngành và địa phương.
- Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì và tham gia tại phụ lục kèm theo chịu trách nhiệm phối hợp triển khai thực hiện và báo cáo giải trình với UBND tỉnh về các chỉ số thành phần của đơn vị phụ trách không đạt theo mục tiêu.
- Đối với các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ theo dõi chỉ số thành phần bị giảm điểm, tụt hạng trong năm 2018 (Gia nhập thị trường, Tiếp cận đất đai, Tính minh bạch, Chi phí thời gian, Tính năng động của chính quyền tỉnh, Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự, Cạnh tranh bình đẳng): Khẩn trương nghiên cứu, phân tích từng chỉ tiêu thành phần thuộc các chỉ số thành phần tại Phụ lục và xây dựng các giải pháp cụ thể, sát thực tiễn để cải thiện hiệu quả các chỉ số thành phần, đảm bảo đạt mục tiêu của tỉnh năm 2019 và năm 2020.
- Đối với các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ theo dõi các chỉ số thành phần tăng điểm, tăng hạng trong năm 2018 (Chi phí không chính thức, Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, Đào tạo lao động): Tiếp tục đề ra các giải pháp hiệu quả, đổi mới và quyết liệt hơn nữa để cải thiện điểm số và thứ hạng của các chỉ số thành phần này, quyết tâm đạt mục tiêu của tỉnh năm 2019 và năm 2020.
Điều 2. Phân công nhiệm vụ đối với các cơ quan, đơn vị theo từng chỉ số:
1. Chỉ số Gia nhập thị trường
Mục tiêu năm 2019 Chỉ số Gia nhập thị trường đạt từ 8,3 điểm trở lên (Tăng 0,76 điểm trở lên so với năm 2018) và nằm trong top 15; năm 2020 đạt từ 8,5 điểm trở lên và nằm trong top 10.
a) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nhiệm vụ cải thiện nâng cao các tiêu chí thành phần phân công thuộc Chỉ số Gia nhập thị trường tại mục 1 của Phụ lục.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm thực hiện
- Đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính và các dịch vụ khác liên quan đến doanh nghiệp, nhà đầu tư theo cơ chế một đầu mối tại Trung tâm Hành chính công tỉnh; tiếp tục tuyên truyền, thông tin và hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh qua mạng, đảm bảo tỷ lệ cấp đăng ký kinh doanh (cấp mới và thay đổi đăng ký) qua mạng đạt trên 30% hồ sơ.
- Tiếp tục rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính đối với thủ tục đăng ký kinh doanh, chủ trương đầu tư, thông báo góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, chứng nhận đầu tư... so với quy định; đảm bảo năm 2019 và năm 2020 thời gian giải quyết đối với thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp chỉ còn 2,5 ngày làm việc.
- Phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh triển khai thực hiện tốt Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh các Sở, Ban, ngành và địa phương (DDCI) năm 2019 và năm 2020.
c) Các Sở, Ban, ngành liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp chủ động giải quyết thủ tục hành chính chuyên ngành thuộc lĩnh vực đơn vị phụ trách sau khi doanh nghiệp đăng ký thành lập doanh nghiệp, góp phần rút ngắn thời gian chính thức đi vào hoạt động cho doanh nghiệp như thủ tục: Mua hóa đơn, nộp thuế môn bài, đăng ký bảo hiểm cho người lao động, đánh giá tác động môi trường, giấy chứng nhận an toàn cháy nổ, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (vận tải, xăng dầu...), một số loại giấy cấp phép khác...
d) Các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục rà soát các thủ tục hành chính tại đơn vị mình để rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, đảm bảo đạt mục tiêu tại mục 1.3 - 1.4 của Kế hoạch.
2. Chỉ số Tiếp cận đất đai
Mục tiêu năm 2019 Chỉ số Tiếp cận đất đai đạt từ 6,8 điểm trở lên (Tăng 0,06 điểm trở lên so với năm 2018) và nằm trong top 15; năm 2020 đạt từ 7,0 điểm trở lên và nằm trong top 10.
a) Giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nhiệm vụ cải thiện nâng cao các tiêu chí thành phần phân công thuộc chỉ số Tiếp cận đất đai tại mục 2 của Phụ lục.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Tiếp tục rà soát, đề xuất các giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xuống dưới 25 ngày, năm 2020 rút ngắn còn dưới 15 ngày nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận đất đai hiệu quả, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
- Nâng cao hơn nữa tính minh bạch về đất đai: Tăng cường vận động tạo quỹ đất sạch để thu hút và mời gọi đầu tư; công khai minh bạch quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các thủ tục hành chính liên quan đến vấn đề giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký quyền sử dụng đất, sử dụng tài sản...
- Rà soát, kiến nghị sửa đổi bổ sung các quy định liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất và các mức phí, thuế theo quy định của Luật Đất đai nhằm tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp.
- Phối hợp với Sở Tài chính kịp thời tham mưu xây dựng, điều chỉnh khung giá đất phù hợp với sự thay đổi, biến động của giá thị trường.
- Phối hợp với địa phương tăng cường đối thoại theo chuyên đề về lĩnh vực đất đai để hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận quỹ đất, đồng thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp.
c) UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Chủ động rà soát quỹ đất tại địa phương sử dụng chưa đúng mục đích và không đạt hiệu quả cao; đề xuất, tham mưu thu hồi và tạo quỹ đất để phục vụ thu hút đầu tư.
- Phối hợp thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
3. Chỉ số Tính minh bạch
Mục tiêu năm 2019 Chỉ số Tính minh bạch đạt từ 6,5 điểm trở lên (Tăng 0,17 điểm trở lên so với năm 2018) và nằm trong top 10; năm 2020 đạt từ 6,8 điểm trở lên và nằm trong top 5.
a) Giao Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ cải thiện nâng cao các tiêu chí thành phần phân công thuộc chỉ số Tính minh bạch tại mục 3 của Phụ lục.
b) Các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Kịp thời công bố và minh bạch 100% thông tin về các quy hoạch, kế hoạch, tài liệu ngân sách, thủ tục hành chính đã được phê duyệt, danh mục các dự án đầu tư, các cơ chế - chính sách ưu đãi đầu tư... trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh/ đơn vị và trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin, phục vụ định hướng hoạt động đầu tư, sản xuất và kinh doanh.
- Thực hiện nghiêm quy định về công khai thông tin mời thầu theo Luật Đấu thầu, tăng cường đấu thầu qua mạng; Sở Kế hoạch và Đầu tư làm tốt công tác giám sát, kiểm tra hoạt động đấu thầu trên địa bàn tỉnh, đảm bảo công khai, minh bạch và hiệu quả giám sát trong công tác đấu thầu.
- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc giải quyết phản ánh, trả lời kiến nghị cho doanh nghiệp; các văn bản, thông tin doanh nghiệp đề nghị cung cấp phải được phản hồi không quá 03 ngày làm việc.
- Nâng cao trình độ và đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để bảo đảm có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ theo tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp; hạn chế thái độ sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp của một số bộ phận cán bộ; tăng cường công tác kiểm tra công vụ, thực hiện chấn chỉnh, kỷ luật nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện tiêu cực trong thi hành công vụ.
c) Cục Thuế tỉnh cần quyết liệt hơn nữa trong việc xử lý, ngăn chặn hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với doanh nghiệp khi giải quyết các thủ tục hành chính về thuế; trường hợp phát hiện cần chấn chỉnh, xử lý nghiêm hành vi “thỏa thuận” với doanh nghiệp về các khoản thuế phải nộp.
d) Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tiếp tục làm tốt vai trò cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp với chính quyền tỉnh; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tốt Ngày tiếp doanh nghiệp định kǶ vào ngày 05 hằng tháng; tích cực tham gia phản biện chính sách giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, góp phần bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng cho doanh nghiệp.
đ) Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục nâng cấp, đổi mới về nội dung và hình thức trên Cổng thông tin điện tử tỉnh để tăng khả năng tương tác với doanh nghiệp, nhà đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tra cứu, sử dụng.
4. Chỉ số Chi phí thời gian
Mục tiêu năm 2019 Chỉ số Chi phí thời gian đạt từ 7,0 điểm trở lên (Tăng 0,19 điểm trở lên so với năm 2018) và nằm trong top 15, định hướng đến năm 2020 đạt từ 7,5 điểm trở lên và nằm trong top 10.
a) Giao Trung tâm Hành chính công tỉnh, Thanh tra tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tòa án nhân dân tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ cải thiện nâng cao các tiêu chí thành phần phân công thuộc chỉ số Chi phí thời gian tại mục 4 của Phụ lục.
b) Trung tâm Hành chính công tỉnh
- Phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên rà soát các thủ tục hành chính của các Sở, ngành đề xuất, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung vào danh mục thủ tục hành chính của Trung tâm Hành chính công.
- Phối hợp với Sở Nội vụ nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm; kiến nghị xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu đối với doanh nghiệp đến giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm; tiếp tục đề xuất các giải pháp thực chất hơn nữa để nâng cao chất lượng tinh thần, thái độ, ý thức phục vụ của công chức, viên chức trong việc giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm.
c) Thanh tra tỉnh
Phối hợp với thanh tra các Sở, ngành và địa phương trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tránh tình trạng trùng lặp, chồng chéo; đảm bảo thanh tra, kiểm tra không quá 1 lần/doanh nghiệp/năm; công khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra cho doanh nghiệp biết.
d) Cục Thuế tỉnh
Nghiên cứu rút ngắn thời gian cho doanh nghiệp khi phải làm việc với thanh tra, kiểm tra thuế; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ, giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan thuế các cấp.
đ) Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Tiếp tục rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây phiền hà và mất thời gian cho doanh nghiệp. Đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng chậm trễ giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính cho doanh nghiệp; tiếp tục thực hiện việc phân cấp, ủy quyền và triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
- Kiểm tra, giám sát và có biện pháp chấn chỉnh, xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị mình trong việc lợi dụng thanh tra, kiểm tra để gây khó dễ cho doanh nghiệp.
5. Chỉ số Chi phí không chính thức
Mục tiêu năm 2019 Chỉ số Chi phí không chính thức đạt từ 6,4 điểm trở lên (Tăng 0,01 điểm trở lên so với năm 2018) và nằm trong top 20; năm 2020 đạt từ 6,8 điểm trở lên và nằm trong top 15.
a) Giao Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Tòa án nhân dân tỉnh; Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nhiệm vụ cải thiện nâng cao các tiêu chí thành phần phân công thuộc chỉ số Chi phí không chính thức tại mục 5 của Phụ lục.
b) Sở Nội vụ
Tăng cường tổ chức kiểm tra, giám sát định kǶ và đột xuất để xử lý nghiêm những cá nhân, cơ quan, đơn vị và địa phương tùy tiện đặt ra các quy định trái pháp luật, thẩm quyền. Kiên quyết xử lý những hành vi kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, gây phiền hà, nhũng nhiễu, có thái độ lạm quyền đối với tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.
c) Tòa án nhân dân tỉnh
Nâng cao chất lượng xét xử các vụ án kinh tế, đảm bảo giải quyết các bất đồng, tranh chấp trong kinh doanh cho doanh nghiệp một cách công tâm, minh bạch và nhanh chóng nhằm tạo niềm tin của doanh nghiệp vào hệ thống tòa án, cơ quan công quyền của tỉnh.
d) Các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Công khai, minh bạch các chủ trương, chính sách, thủ tục hành chính đã được UBND tỉnh phê duyệt để doanh nghiệp biết và nắm thông tin. Niêm yết công khai, minh bạch mức thu các loại phí, lệ phí, giá dịch vụ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để doanh nghiệp biết và thực hiện.
- Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về thái độ, trình độ, nhận thức và kỹ năng để đáp ứng nhu cầu công việc trong hướng dẫn, xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp. Không bố trí công chức thiếu phẩm chất, năng lực vào những khâu công việc dễ nảy sinh tiêu cực tại cơ quan, đơn vị và kịp thời phát hiện, thay thế ngay các cán bộ kém phẩm chất, nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ chuyển đổi vị trí công tác phù hợp với năng lực và yêu cầu công tác.
6. Cạnh tranh bình đẳng
Mục tiêu năm 2019 Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng đạt từ 5,4 điểm trở lên (Tăng 0,06 điểm trở lên so với năm 2018) và nằm trong top 20; năm 2020 đạt từ 5,7 điểm trở lên và nằm trong top 15.
a) Giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, Trung tâm Hành chính công tỉnh, Sở Công thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Nam, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ cải thiện nâng cao các tiêu chí thành phần phân công thuộc chỉ số Cạnh tranh bình đẳng tại mục 6 của Phụ lục.
b) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, các hợp tác xã với lãi suất hợp lý, minh bạch và đơn giản thủ tục vay vốn để tăng khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp; chỉ đạo các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình cho vay Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp.
c) Các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố
Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết các công việc liên quan đến doanh nghiệp, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ, giữa doanh nghiệp nhà nước với các loại hình doanh nghiệp khác trong việc tiếp cận đất đai, tiếp cận khoản vay, đấu thầu, đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định.
7. Chỉ số Tính năng động của chính quyền tỉnh
Mục tiêu năm 2019 Chỉ số Tính năng động của chính quyền tỉnh đạt từ 6,63 điểm trở lên (Tăng 0,3 điểm trở lên so với năm 2018) và nằm trong top 10; năm 2020 đạt từ 6.8 điểm trở lên và nằm trong top 10.
a) Văn phòng UBND tỉnh, các Sở, Ban, ngành,UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nhiệm vụ cải thiện nâng cao các tiêu chí thành phần phân công thuộc chỉ số Tính năng động của Chính quyền tỉnh của tại mục 7 của Phụ lục.
b) Văn phòng UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc các cấp, các ngành và địa phương thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành, thực thi các sáng kiến, cơ chế, chính sách của UBND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh một cách hiệu quả đúng quy định, góp phần nâng cao chỉ số Tính năng động của chính quyền tỉnh.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và các cơ quan liên quan nâng cao chất lượng các diễn đàn đối thoại giữa chính quyền tỉnh và doanh nghiệp như Tiếp doanh nghiệp định kǶ, Hội nghị đối thoại doanh nghiệp 02 lần/năm theo Quyết định 2318/QĐ-UBND ngày 30/6/2016 về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ... Chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục tổng hợp, thu thập khó khăn, vướng mắc và phản ánh kiến nghị của doanh nghiệp để tham mưu, đề xuất cho Lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, Ban, ngành và địa phương tháo gỡ khó khăn kịp thời cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.
d) Các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả chủ trương, định hướng của UBND tỉnh, đảm bảo sự nhất quán trong thực hiện chủ trương, chính sách của nhà nước từ cấp tỉnh xuống cấp cơ sở nhằm hỗ trợ tốt hơn nữa cho doanh nghiệp.
- Tăng cường tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp bằng nhiều hình thức khác nhau để kịp thời giải quyết phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp; chủ động giải quyết công việc theo thẩm quyền, không đùn đẩy trách nhiệm; chủ động phối hợp với các cấp, các ngành trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
8. Chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
Mục tiêu năm 2019 Chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đạt từ 7,2 điểm trở lên (Tăng 0,19 điểm trở lên so với năm 2018) và nằm trong top 15; năm 2020 đạt từ 7,4 điểm trở lên và nằm trong top 10.
a) Giao Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư pháp, Sở Khoa học và Công nghệ, Tòa án nhân dân tỉn, Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nhiệm vụ cải thiện nâng cao các tiêu chí thành phần phân công thuộc chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tại mục 8 của Phụ lục.
b) Sở Công thương
- Tăng cường tổ chức các cuộc hội chợ, xúc tiến thương mại ít nhất 12 cuộc/năm để hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, tăng sức cạnh tranh sản phẩm.
- Theo dõi, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện tốt Kế hoạch cải thiện Chỉ số Hiệu quả Logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tại Quyết định số 2599/QĐ-UBND ngày 14/09/2019 của UBND tỉnh; tiếp tục tham mưu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics, góp phần giảm chi logistics và chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Tiếp tục phát huy vai trò của Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp và nhà đầu tư; tiếp tục tổ chức tốt các khóa đào tạo nâng cao năng lực quản trị cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Rà soát tiến độ thực hiện các dự án đã được cấp Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư; đôn đốc, nhắc nhở các dự án triển khai chậm tiến độ, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc để sớm đưa dự án đi vào hoạt động.
d) Sở Khoa học và Công nghệ
Tiếp tục đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin, kiến thức về khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, ứng dụng kỹ thuật khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa trọng điểm, chủ lực của tỉnh.
đ) Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
- Tham mưu cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở tư nhân cung cấp các dịch vụ về đào tạo nghề như tài chính kế toán, quản trị kinh doanh... gắn với việc kiểm tra chất lượng đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cơ sở cung ứng lao động chất lượng cao, lao động phổ thông cho các doanh nghiệp có nhu cầu.
- Phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề mở các lớp đào tạo về quản trị kinh doanh, kế toán tài chính, công nghệ thông tin... đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
e) Sở Tư pháp
Nghiên cứu phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xem xét đề xuất chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.
9. Chỉ số Đào tạo lao động
Mục tiêu năm 2019 Chỉ số Đào tạo lao động đạt từ 6,61 điểm trở lên (Tăng 1,02 điểm trở lên so với năm 2018) và nằm trong top 20; năm 2020 đạt từ 6,7 điểm trở lên và nằm trong top 20.
a) Giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ cải thiện nâng cao các tiêu chí thành phần phân công thuộc chỉ số Đào tạo lao động tại mục 9 của Phụ lục.
b) Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
- Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các trường dạy nghề, trường cao đẳng, trung cấp nghề đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp; tăng cường đào tạo theo địa chỉ, phục vụ trực tiếp nhu cầu của doanh nghiệp. Thực hiện tốt công tác dự báo, định hướng phát triển nghề nghiệp theo từng ngành, lĩnh vực phù hợp với nhu cầu thị trường lao động của tỉnh.
- Phát huy vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động của Trung tâm giới thiệu việc làm Quảng Nam trong việc tuyển dụng và sử dụng lao động; tăng cường và nâng cao chất lượng các phiên giao dịch việc làm, vận động sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề và thu hút nhiều đối tượng lao động tham gia góp phần giảm chi phí tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp.
c) Sở Giáo dục và Đào tạo
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cụ thể trong việc nâng cao chất lượng đào tạo bậc giáo dục phổ thông tại tỉnh, phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trong việc định hướng nghề nghiệp ở bậc phổ thông nhằm giúp cho học sinh chủ động lựa chọn ngành nghề phù hợp, góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực cao phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp.
10. Chỉ số Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự
Mục tiêu năm 2019 Chỉ số Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự đạt từ 6,8 điểm trở lên (Tăng 0,33 điểm trở lên so với năm 2018) và nằm trong top 10; năm 2020 đạt từ 7,0 điểm trở lên và nằm trong top 5.
a) Giao Tòa án nhân dân tỉnh, Thanh tra tỉnh, Cục thi hành án dân sự tỉnh, Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nhiệm vụ cải thiện nâng cao các tiêu chí thành phần phân công thuộc chỉ số Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự tại mục 10 của Phụ lục.
b) Tòa án nhân dân cấp tỉnh tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Tòa án nhân dân 2 cấp (cấp tỉnh và cấp huyện) trong việc xét xử, giải quyết các vụ án tranh chấp về thương mại, kinh doanh, phá sản cho doanh nghiệp, đảm bảo các phán quyết của tòa án phải thật sự công bằng và công tâm, đúng pháp luật để doanh nghiệp tin tưởng vào sự bảo vệ của pháp luật.
c) Cục Thi hành án dân sự tỉnh đẩy nhanh tiến độ thi hành án liên quan đến doanh nghiệp, nhà đầu tư nhất là đối với các bản án đã có quyết định hiệu luật pháp luật, bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.
d) Công an tỉnh phối hợp với Công an các huyện, thị xã, thành phố có giải pháp tăng cường đảm bảo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh; thực hiện hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ an ninh, bảo vệ tài sản cho doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp yên tâm hoạt động sản xuất kinh doanh.
(Nhiệm vụ chỉ tiêu liên quan đến từng chỉ số theo phụ lục đính kèm)
1. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung quán triệt và chỉ đạo quyết liệt nhiệm vụ cải thiện, nâng cao chỉ số PCI tỉnh Quảng Nam, quyết tâm và phấn đấu đạt hoặc vượt mục tiêu Kế hoạch đã đề ra. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch khẩn trương xây dựng kế hoạch cụ thể và đề xuất các giải pháp cải thiện các chỉ số thành phần PCI sát với thực tiễn của từng ngành, địa phương; định kǶ hằng năm (trước ngày 10 tháng 04), các đơn vị chủ động báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ của các Sở, ngành và địa phương được phân công theo Kế hoạch này, định kǶ hằng năm (trước ngày 30 tháng 04) báo cáo, đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện để UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc thì kịp thời phản ánh cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây