405685

Quyết định 32/2018/QĐ-UBND quy định về phân cấp và trách nhiệm quản lý di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; công trình tín ngưỡng, tôn giáo có tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

405685
LawNet .vn

Quyết định 32/2018/QĐ-UBND quy định về phân cấp và trách nhiệm quản lý di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; công trình tín ngưỡng, tôn giáo có tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Số hiệu: 32/2018/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang Người ký: Lê Ánh Dương
Ngày ban hành: 13/12/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 32/2018/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
Người ký: Lê Ánh Dương
Ngày ban hành: 13/12/2018
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/2018/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 13 tháng 12 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ -VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH; CÔNG TRÌNH TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CÓ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 01 tháng 12 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

Căn cứ Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

Căn cứ Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo;

Căn cứ Quyết định số 1706/2011/QĐ-BVHTT ngày 24 tháng 7 năm 2011 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về việc phê duyệt quy hoạch tng thbảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thng cảnh;

Căn cứ Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL, ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;

Căn cứ Thông tư liên tịch s 04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ hướng dẫn việc thực hiện nếp sng văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 49/TTr-SVHTTDL ngày 12 tháng 10 năm 2018.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp và trách nhiệm quản lý di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; công trình tín ngưỡng, tôn giáo có tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

Điều 3. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- VP Tỉnh ủy và các cơ quan chuyên môn thuộc T
nh ủy;
- Văn phòng và các Ban của HĐND tỉnh;
-
UB MTTQ và các đoàn thể nhân dân tỉnh;
- TAND, VKSND, Cục THADS t
nh;
- VP UBND tỉnh:
+ LĐVP, TH, các phòng CM, TTTT;
+ Lưu: VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Ánh Dương

 

QUY ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH; CÔNG TRÌNH TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CÓ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2018 của UBND tỉnh Bắc Giang)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cấp có thẩm quyền xếp hạng, di tích thuộc danh mục kiểm kê đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và công trình tín ngưỡng, tôn giáo có tiềm năng phát triển du lịch (sau đây gọi chung là di tích); trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước được phân cấp quản lý di tích; các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Điều 3. Mục tiêu phân cấp quản lý

1. Quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

2. Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; bảo đảm giữ gìn giá trị truyền thống di tích, các yếu tố gốc cấu thành di tích.

3. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

4. Củng cố, kiện toàn, thống nhất mô hình bộ máy quản lý di tích ở các cấp đthực hiện tt việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

Chương II

PHÂN CẤP QUẢN LÝ DI TÍCH

Điều 4. Các di tích được phân cấp quản lý

1. Di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt.

2. Di tích xếp hạng cấp quốc gia.

3. Di tích xếp hạng cấp tỉnh.

4. Di tích trong danh mục kiểm kê được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

5. Công trình tín ngưỡng, tôn giáo có tiềm năng phát triển du lịch.

Điều 5. Nội dung phân cấp quản lý di tích

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về di tích trên địa bàn tỉnh.

b) Thỏa thuận chủ trương, nhiệm vụ, đồ án quy hoạch di tích; chủ trương, dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ, tôn tạo di tích xếp hạng cấp tỉnh trên cơ sở ý kiến tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với nội dung phải xin ý kiến.

c) Thỏa thuận, chịu trách nhiệm đối với việc đưa thêm, di dời, thay đổi tài liệu, hiện vật trong di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện

a) Thực hiện quản lý nhà nước về di tích trên địa bàn và trực tiếp quản lý di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt (riêng đối với Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ quản lý 03 điểm di tích, cụ thể: Ủy ban nhân dân huyện Yên Thế quản lý trực tiếp điểm di tích đồn Phồn Xương, đền Thề thuộc thị trấn Cầu Gồ; Ủy ban nhân dân huyện Tân Yên quản lý trực tiếp điểm di tích đình, chùa Hả thuộc xã Tân Trung); di tích xếp hạng cấp quốc gia và công trình tín ngưỡng, tôn giáo có tiềm năng phát triển du lịch (kèm theo Phụ lục số 01).

b) Thỏa thuận, chịu trách nhiệm đối vi việc đưa thêm, di dời, thay đổi tài liệu, hiện vật vào di tích đối với di tích xếp hạng cấp tỉnh và di tích trong danh mục kiểm kê.

c) Thỏa thuận tu sửa cấp thiết đối với di tích xếp hạng cấp tỉnh.

d) Sau khi di tích được xếp hạng, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm công khai khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích và tổ chức cắm mốc giới theo quy định.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã

Quản lý trực tiếp di tích trên địa bàn, bao gồm: 20 điểm di tích còn lại thuộc Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế trên địa bàn các huyện Yên Thế, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng (kèm theo Phụ lục số 02); di tích xếp hạng cấp quốc gia (trừ các di tích xếp hạng cấp quốc gia được quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều này); di tích xếp hạng cấp tỉnh; di tích trong danh mục kiểm kê được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Điều 6. Bộ máy trực tiếp quản lý di tích

1. Đối với di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt; di tích xếp hạng cấp quốc gia và công trình tín ngưỡng, tôn giáo có tiềm năng phát triển du lịch quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 5, Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ tình hình thực tế và yêu cầu quản lý của địa phương để xem xét thành lập Ban Quản lý di tích đối với từng di tích cụ thể để quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.

Ban Quản lý di tích do Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, không hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Thành phần cụ thể, số lượng của Ban Quản lý do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập sau khi xin ý kiến thỏa thuận của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Đối với 20 điểm di tích thuộc Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế; di tích xếp hạng cấp quốc gia được quy định tại Khoản 3, Điều 5; di tích xếp hạng cấp tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có di tích quyết định thành lập Ban Quản lý di tích.

Ban Quản lý di tích cấp xã hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, không hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Thành phần gồm: Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có di tích làm Trưởng ban, công chức văn hóa - xã hội làm Phó Trưởng ban; thành viên gồm: Công chức địa chính, đại diện công an, Hội người cao tuổi, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã; trưởng thôn, cụm dân cư nơi có di tích, người trông coi trực tiếp di tích (trụ trì đình, đền, chùa...); trưởng dòng họ đối với di tích liên quan đến dòng họ; có thể xem xét, bổ sung thành phần phù hợp với phạm vi phân bố, loại hình của di tích.

Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP, CÁC NGÀNH, CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH

Điều 7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo đối với công tác quản lý di tích trên địa bàn tỉnh.

2. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ kinh phí cho việc bảo quản, tu bổ, phục hồi, chống xuống cấp di tích.

3. Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch, đề án, dự án kế hoạch, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; đề xuất nguồn kinh phí sử dụng cho hoạt động này hằng năm.

4. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận chủ trương, thẩm định nhiệm vụ, đồ án quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đối với di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, di tích xếp hạng cấp quốc gia; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt sau khi có ý kiến thỏa thuận, thẩm định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ý kiến tham gia của các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan.

5. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt báo cáo tu sửa cấp thiết đối với di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia và báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

6. Thẩm định hoặc tham gia thẩm định các dự án về bảo tồn và phát huy giá trị di tích; chủ trì phối hợp với các ngành liên quan thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích có khả năng ảnh hưởng đến không gian, cảnh quan, môi trường di tích; tổ chức thực hiện hoặc hướng dẫn thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích trên địa bàn tỉnh sau khi được phê duyệt.

7. Lập hồ sơ khoa học di tích trình cơ quan nhà nước có thm quyền xem xét xếp hạng hoặc hủy bỏ xếp hạng theo quy định của Luật di sản văn hóa và các quy định khác có liên quan.

8. Chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức kiểm kê di tích trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh duyệt, công bố hoặc điều chỉnh, bổ sung danh mục kiểm kê di tích.

9. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; kiện toàn, củng cố và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Ban Quản lý di tích ở địa phương; tổ chức lễ hội truyền thống, hoạt động tín ngưỡng gắn với di tích trên địa bàn.

10. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và những người làm công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh. Xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

11. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về di tích theo thẩm quyền.

12. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến di tích.

Điều 8. Các sở, ban, ngành liên quan

1. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt tôn giáo tại các di tích là cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Tài Nguyên và Môi trường

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các di tích trên địa bàn tỉnh bảo đảm yêu cầu về bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

b) Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc xác định ranh giới và cắm mốc ranh giới các khu vực bảo vệ di tích; hướng dẫn việc lập và xác nhận vào bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích.

c) Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc đầu tư ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến để bảo vệ môi trường bền vững tại những nơi có di tích.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính và các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu cân đối kế hoạch ngân sách hằng năm cho việc bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị của các di tích.

b) Hướng dẫn công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

4. Sở Tài chính

a) Chủ trì trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định về phí, lệ phí, và các khoản thu cũng như cơ chế quản lý tài chính tại các di tích nhằm phục vụ tốt cho việc quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị của các di tích theo quy định của pháp luật.

b) Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ kinh phí cho việc bảo quản, tu bổ, trùng tu, phục hồi, chống xuống cấp di tích.

c) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách của tỉnh và chính sách hiện hành của Nhà nước.

5. Sở Xây dựng

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ban, ngành liên quan tham gia ý kiến theo chức năng, nhiệm vụ của ngành trong công tác quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Phối hợp thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích mà có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức giáo dục cho học sinh các cấp học về bảo vệ và phát huy giá trị di tích; đưa việc học tập, tham quan, nghiên cứu di tích vào chương trình giáo dục ngoại khóa hằng năm của các cấp học, trường học.

b) Tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên, học sinh đi tham quan, học tập thực tế tại các di tích.

7. Công an tỉnh

a) Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ban, ngành có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ các cổ vật, hiện vật có giá trị; phòng cháy, chữa cháy tại các di tích trên địa bàn tỉnh.

b) Chỉ đạo lực lượng công an các cấp phối hợp chặt chẽ với các ngành, các lực lượng có liên quan, triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm di tích theo quy định của pháp luật.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông, tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích trên địa bàn tỉnh.

9. Báo Bắc Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tăng cường tuyên truyền, quảng bá nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công dân và toàn xã hội trong công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị của các di tích.

10. Các sở, ban, ngành liên quan khác

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích thuộc phạm vi quản lý nhà nước của sở, ngành mình.

Điều 9. Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc quản lý nhà nước về di tích theo phân cấp quy định tại Khoản 2, Điều 5, Quy định này. Chịu trách nhiệm khi để xảy ra những vi phạm pháp luật liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn.

2. Xây dựng và ban hành các văn bản về công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn; chỉ đạo kiện toàn, củng cố và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Ban Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích địa phương.

3. Trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đối với di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia, cấp tỉnh. Thẩm định và đề nghị cơ quan có thẩm quyền thỏa thuận việc đưa thêm, di dời, thay đi tài liệu, hiện vật vào di tích đi với di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia.

4. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trên địa bàn sau khi có văn bản thỏa thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

5. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di tích; có kế hoạch đào tạo, bi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý di tích, những người tham gia công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích, người trực tiếp trông coi di tích.

6. Đầu tư và bố trí kinh phí đối ứng cùng ngân sách của trung ương, của tỉnh, các khoản thu hợp pháp từ hoạt động sử dụng và phát huy giá trị di tích, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân để thực hiện việc bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích; bảo vệ các cổ vật, hiện vật, bảo vật quốc gia; thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy tại các di tích.

7. Hằng năm, tiến hành rà soát, đề xuất danh sách di tích đề nghị lập hồ sơ xếp hạng di tích các cấp; danh sách di tích đã được xếp hạng trên địa bàn cần tiến hành bảo quản, tu bổ, phục hồi gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

8. Kiểm tra, giám sát việc phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ di tích trước những tác động xấu của môi trường tự nhiên và con người theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật; giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo; khen thưởng và xử lý vi phạm về di tích theo thẩm quyền.

9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn.

Điều 10. Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp các di tích trên địa bàn theo quy định tại Khoản 3, Điều 5, Quy định này; quyết định thành lập Ban Quản lý di tích cấp xã để quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn. Trực tiếp giải quyết các vấn đề nảy sinh tại di tích, nếu vượt quá thẩm quyền phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để xem xét giải quyết.

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích tại địa phương.

3. Khuyến khích, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp, tài trợ cho các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

4. Kê khai bổ sung các công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên trên địa bàn chưa có trong danh mục kiểm kê di tích, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện lập danh sách, gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để kiểm tra, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Trường hợp phát hiện các dấu tích khảo cổ, phải tiến hành khoanh vùng khu vực cần bảo vệ, tổ chức lực lượng bảo vệ, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chức năng để có biện pháp bảo vệ, tổ chức khai quật khảo cổ học trong trường hợp cần thiết. Đề xuất việc lập hồ sơ xếp hạng di tích với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

5. Tiếp nhận và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến di tích theo thẩm quyền; có biện pháp ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm đến di tích; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện và đề xuất biện pháp giải quyết khi phát hiện di tích bị xuống cấp hoặc bị xâm hại.

6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn.

Điều 11. Ban Quản lý di tích do Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập

1. Quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích được giao quản lý theo quy định.

2. Chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng ngừa, ngăn chặn và kịp thời thông báo cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch các hành vi vi phạm đến di tích, các nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn của di tích và cảnh quan môi trường của di tích.

3. Chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra vi phạm pháp luật tại di tích như: Lấn chiếm đất di tích; bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di dời, bổ sung tài liệu, hiện vật vào di tích khi chưa có thỏa thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thực hiện không đúng nội dung được thỏa thuận; mất cắp, thất lạc di vật, cổ vật tại di tích, mất an ninh trật tự, cháy nổ, hoạt động mê tín dị đoan tại di tích và các hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến di tích.

4. Gắn bia, biển chỉ dẫn vào di tích; xây dựng nội quy, lời giới thiệu di tích; quy chế hoạt động, quy chế chi tiêu nội bộ của Ban Quản lý di tích. Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham quan, nghiên cứu, học tập và tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo hp pháp tại di tích theo quy định của pháp luật.

5. Tổ chức các hoạt động dịch vụ tại di tích được giao quản lý phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và triển khai thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường tại các di tích thuộc thẩm quyền quản lý. Tổ chức quản lý nguồn thu hợp pháp tại di tích (bằng tiền và hiện vật) và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã theo quy định.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền giao.

Điều 12. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di tích

1. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hp pháp di tích có trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo quy định của pháp luật; chăm sóc, gìn giữ di tích; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi xâm hại di tích. Trong trường hợp phát hiện di tích bị lấn chiếm, hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại, mất cắp di vật, cổ vật tại di tích phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện.

2. Tổ chức, cá nhân không được tự ý di dời, tu sửa, làm thay đổi màu sắc, kiểu dáng hiện vật di tích hoặc tiếp nhận, đưa thêm hiện vật vào di tích khi chưa được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch.

3. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham quan, nghiên cứu, học tập tại di tích (khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép); hướng dẫn các tổ chức, cá nhân chấp hành nội quy, nếp sống văn minh tại di tích.

4. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Quản lý, sử dụng nguồn thu của di tích

1. Nguồn thu của di tích bao gồm:

a) Phí tham quan di tích.

b) Các khoản thu hp pháp từ hoạt động sử dụng và phát huy giá trị di tích.

c) Nguồn tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài và các khoản thu hợp pháp khác (bằng tiền và hiện vật).

2. Quản lý, sử dụng:

a) Nguồn thu từ phí tham quan di tích được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí; quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang về mức thu phí tham quan di tích trên địa bàn tỉnh.

b) Việc quản lý, sử dụng các nguồn thu hợp pháp từ hoạt động sử dụng và phát huy giá trị di tích; nguồn tài trợ và đóng góp của các tổ chức, cá nhân (bằng tiền và hiện vật) phải được công khai, minh bạch, có sổ sách ghi chép cụ thể, chi tiêu đúng mục đích và được sự giám sát, kiểm tra của cấp chính quyền quản lý trực tiếp và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định tại Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và các quy định khác có liên quan về tài chính.

Điều 14. Điều khoản thi hành

1. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện Quy định này.

2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Ththao và Du lịch triển khai thực hiện Quy định này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh, đề nghị phản ánh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC SỐ 01

DANH MỤC DI TÍCH XẾP HẠNG CẤP QUỐC GIA ĐẶC BIỆT, DI TÍCH XẾP HẠNG CẤP QUỐC GIA VÀ CÔNG TRÌNH TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CÓ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÂN CẤP CHO UBND CẤP HUYỆN QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND ngày 13/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang)

Stt

Tên di tích

Địa điểm

Di tích xếp hạng cp quốc gia đặc biệt

Di tích xếp hạng cấp quốc gia có tiềm năng phát triển du lịch

Công trình tín ngưỡng, tôn giáo có tiềm năng phát triển du lịch

I

UBND huyện Yên Thế

 

Đồn Phồn Xương, đền Thề

Thị trấn Cầu Gồ

x

 

 

II

UBND huyện Tân Yên

1

Đình, chùa Hả

Xã Tân Trung

x

 

 

2

Chùa Tứ Giáp - Nơi phát tích Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân

Xã Nhã Nam

 

x

 

III

UBND huyện Việt Yên

1

Chùa Bổ Đà

Xã Tiên Sơn

x

 

 

2

Đình, chùa, từ chỉ Thổ Hà

Xã Vân Hà

 

x

 

IV

UBND huyện Yên Dũng

 

1

Chùa Vĩnh Nghiêm

Xã Trí Yên

x

 

 

2

Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng

Xã Nham Sơn

 

 

x

V

UBND huyện Lục Nam

1

Thắng tích Suối Mỡ

Xã Nghĩa Phương

 

x

 

2

Đền Thần Nông

Xã Cẩm Lý

 

 

x

VI

UBND huyện Lục Ngạn

1

Đền Hả

Xã Hồng Giang

 

x

 

2

Chùa Am Vãi

Xã Nam Dương

 

x

 

VII

UBND huyện Lạng Giang

 

Đình, chùa Tiên Lục (gồm đình Viễn Sơn, chùa Quang Phúc, đình Thuận Hòa) và cây Dã Hương ngàn năm tuổi

Xã Tiên Lục

 

x

 

VIII

UBND huyện Hiệp Hòa

1

Đền, chùa Y Sơn

Xã Hòa Sơn

 

x

 

2

Di tích An toàn khu II (gồm đình Chợ Vân, đình Xuân Biều, đình Vân Xuyên, đền Soi, nhà ông Ngô Văn Thấu, nhà ông Ngô Văn Đông, nhà ông Nguyễn Văn Chế)

Các xã Hoàng An, Xuân Cẩm, Hoàng Vân

 

x

 

IX

UBND thành phố Bắc Giang

 

Địa điểm chiến thắng Xương Giang tại Thành Xương Giang

Phường Xương Giang

 

x

 

IX

UBND huyện Sơn Động

 

Hệ thống chùa Tây Yên Tử

Xã Tuấn Mậu

 

 

x

 

PHỤ LỤC SỐ 02

DANH MỤC CÁC ĐIỂM DI TÍCH THUỘC DI TÍCH LỊCH SỬ CẤP QUỐC GIA ĐẶC BIỆT
NHỮNG ĐỊA ĐIỂM KHỞI NGHĨA YÊN THẾ PHÂN CẤP CHO UBND CẤP XÃ QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND ngày 13/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang)

Stt

Tên di tích

Địa điểm

Xã/thị trấn quản lý

I

Huyện Yên Thế

1

Đồn Hom

Xã Tam Hiệp

UBND xã Tam Hiệp

2

Đồn Cầu Khoai

Xã Tam Hiệp

UBND xã Tam Hiệp

3

Đình Dĩnh Thép

Xã Tân Hiệp

UBND xã Tân Hiệp

4

Đồn Hố Chuối

Xã Phồn Xương

UBND xã Phồn Xương

5

Chùa Lèo

Xã Phồn Xương

UBND xã Phồn Xương

6

Động Thiên Thai (Đn thờ Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm)

Xã Đồng Kỳ

UBND xã Đồng Kỳ

7

Chùa Thông

Xã Đồng Lạc

UBND xã Đồng Lạc

II

Huyện Tân Yên

1

Khu lưu niệm danh nhân Hoàng Hoa Thám

Xã Ngọc Châu

UBND xã Ngọc Châu

2

Đình, chùa, đền vồng (Cụm di tích Cầu vồng)

Xã Song Vân

UBND xã Song Vân

3

Đình Dương Lâm

Xã An Dương

UBND xã An Dương

4

Đình Cao Thượng

Xã Cao Thượng

UBND xã Cao Thượng

5

Đình Nội

Xã Việt Lập

UBND xã Việt Lập

6

Đình Làng Chuông

Thị trấn Nhã Nam

UBND thị trấn Nhã Nam

7

Chùa Phố (Nam Thiên Tự)

Thị trấn Nhã Nam

UBND thị trấn Nhã Nam

8

Ao Chấn Ký

Thị trấn Nhã Nam

UBND thị trấn Nhã Nam

9

Đn Gốc Khế

Xã Nhã Nam

UBND xã Nhã Nam

10

Đền thờ Cả Trọng

Xã Nhã Nam

UBND xã Nhã Nam

11

Nghĩa địa Pháp, Đồi Phủ

Xã Nhã Nam

UBND xã Nhã Nam

III

Huyện Yên Dũng

 

Chùa Kem

Xã Nham Sơn

UBND xã Nham Sơn

IV

Huyện Việt Yên

 

Đình Đông

Xã Bích Sơn

UBND xã Bích Sơn

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác