461839

Quyết định 3152/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2021

461839
LawNet .vn

Quyết định 3152/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2021

Số hiệu: 3152/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương Người ký: Mai Hùng Dũng
Ngày ban hành: 29/10/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 3152/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
Người ký: Mai Hùng Dũng
Ngày ban hành: 29/10/2020
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3152/QĐ-UBND

Bình Dương, ngày 29 tháng 10 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2021

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Quyết định số 16/2016/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ Quy định việc thành lập và tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2237/TTr-SNN ngày 22 tháng 10 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh năm 2021.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, Công an tỉnh Bình Dương, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Dương, Cục Quản lý thị trường, Đài phát thanh và truyền hình Bình Dương, Báo Bình Dương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT (báo cáo);
- Cục Thú y;
- TT.TU, TT.H
ĐND;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- Chi cục Chăn nuôi, Thú y và TS;
- LĐVP, TH;
- Lưu: V
T.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC





Mai Hùng Dũng

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2021
(Kèm theo Quyết định số 3152/QĐ-UBND ngày 29/10/2020 của UBND tỉnh)

Phần A. Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trong năm 2020

I. Tình hình dịch bệnh (trong 10 tháng đầu năm 2020)

1. Bệnh Cúm gia cầm

Trên địa bàn xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng đã xảy ra 01 trường hợp bệnh cúm gia cầm subtype H5N1 tại 01 hộ chăn nuôi vào ngày 14/02/2020 với tổng số gà, vịt đã chết và buộc tiêu hủy là 10.400 con. Đến nay trên địa bàn tỉnh không phát hiện trường hợp bệnh cúm gia cầm nào khác.

2. Bệnh Dịch tả heo Châu Phi

Từ đầu năm 2020 đến nay, bệnh Dịch tả heo Châu Phi xảy ra tại 03 xã thuộc 03 huyện, thị xã, thành phố (xã An Sơn, thành phố Thuận An; xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng; xã An Điền, thị xã Bến Cát). Tổng số heo chết và buộc phải tiêu hủy là 28 con. Tuy nhiên, hiện nay tất cả các ổ dịch đã qua 21 ngày và không phát hiện trường hợp bệnh Dịch tả heo Châu Phi khác trên địa bàn tỉnh.

3. Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác trên gia súc, gia cầm

Không phát hiện.

II. Nhận định tình hình

Bệnh Cúm gia cầm vẫn còn nguy cơ phát sinh tại các khu vực có nguy cơ cao, đặc biệt khu vực chăn nuôi nhiều vịt nhưng chưa được tiêm phòng triệt để và khu vực xung quanh các chợ, điểm buôn bán gia cầm sống.

Vi rút cúm gia cầm lưu hành ở các địa phương khác lây lan vào địa bàn tỉnh thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

Bệnh Lở mồm long móng, bệnh Tai xanh trên heo và bệnh Dịch tả heo cổ điển vẫn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh ở các khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, nơi có đàn gia súc chưa được tiêm phòng vắc xin phòng bệnh triệt để.

Bệnh Dịch tả heo Châu Phi vẫn có nguy cơ tái phát và lây lan tại các cơ sở chăn nuôi không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, không an toàn sinh học.

Phần B. Nội dung kế hoạch phòng chống dịch gia súc, gia cầm năm 2021

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mc đích

Tập trung sự quan tâm, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành và nhân dân trong việc phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Chủ động phát hiện sớm và không để lây lan dịch bệnh. Khống chế các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây giữa người và động vật.

Phát triển chăn nuôi bền vững, tạo ra sản phẩm chăn nuôi có giá trị cao, hướng tới đạt yêu cầu xuất khẩu và đảm bảo nguồn cung ứng thực phẩm ổn định, an toàn cho người tiêu dùng.

2. Yêu cầu

Thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y.

Đảm bảo đạt tỷ lệ tiêm phòng, tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm. Tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng định kỳ hoặc đột xuất theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chủ động giám sát tình hình dịch bệnh và kiểm soát, xử lý kịp thời các trường hợp phát sinh dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Hạn chế thấp nhất thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi và ngân sách nhà nước trong trường hợp xảy ra dịch bệnh.

II. Giải pháp thực hiện

1. Về tổ chức, chỉ đạo, điều hành và thanh tra, kiểm tra

Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; các hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác phòng chống bệnh Dịch tả heo Châu Phi.

Ban hành các cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn có liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; đặc biệt là công tác tiêm phòng vắc xin phòng bệnh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi và giám sát dịch bệnh.

Bố trí kinh phí ngân sách, nhân lực phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm kịp thời, đầy đủ và đúng quy định. Tổ chức trực phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm thường xuyên và bố trí nguồn lực sẵn sàng tham gia chống dịch khi có dịch bệnh xảy ra.

Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thú y các cấp (sau đây gọi tắt là Cơ quan Thú y) tổ chức và hướng dẫn thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm có hiệu quả theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2016/TT- BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và các văn bản có liên quan khác; đồng thời thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định.

Kịp thời thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật khi dịch bệnh được công bố. Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn, kinh phí và chế độ làm việc của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật thực hiện theo Quyết định số 16/2016/QĐ-TTg ngày 29/04/2016 của Thủ tướng Chính phủ Quy định việc thành lập và tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp.

2. Về thông tin, tuyên truyền

Triển khai công tác thông tin tuyên truyền thường xuyên, trên diện rộng đến từng đối tượng cụ thể (người chăn nuôi, người kinh doanh, người làm công tác thú y...) về các giải pháp phòng chống dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học và cảnh báo những tác hại của dịch bệnh gia súc, gia cầm đối với nền kinh tế và ngành chăn nuôi.

Đa dạng hóa, hiện đại hóa các hình thức thông tin tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông như: tổ chức tọa đàm giữa Cơ quan Thú y với người chăn nuôi; thực hiện phóng sự truyền hình; bài viết trên báo điện tử; in ấn tờ rơi, pa-nô và áp phích lắp đặt ở nơi công cộng; thông tin trên mạng xã hội với những thông tin ngắn gọn, thiết thực.

Tập huấn cho công chức, viên chức, nhân viên thú y cơ sở trong Cơ quan Thú y các cấp và người chăn nuôi, người kinh doanh về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như chủ trương, chính sách, quy định, hướng dẫn của Nhà nước và Cơ quan Thú y cấp trên về lĩnh vực phòng chống dịch bệnh động vật.

3. Về các giải pháp kỹ thuật

3.1. Quản lý hoạt động chăn nuôi

Tổ chức thực hiện việc kê khai hoạt động chăn nuôi và định kỳ thống kê các hộ, trang trại chăn nuôi tại địa phương theo quy định của Luật Chăn nuôi, Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi.

3.2. Tiêm phòng vắc xin

Cơ quan Thú y các cấp xây dựng kế hoạch và tổ chức, hướng dẫn thực hiện tiêm phòng vắc xin phòng bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh như sau:

- Thực hiện chính sách tiêm phòng miễn phí cho các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ trên địa bàn tỉnh theo tiêu chí tại Quyết định số 21/2012/QĐ-UBND ngày 14/06/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (cụ thể đối với bệnh Lở mồm long móng trên gia súc, bệnh Tai xanh trên heo và bệnh Dịch tả heo cổ điển thực hiện miễn phí vắc xin; đối với bệnh Cúm gia cầm thực hiện miễn phí vắc xin và công tiêm phòng).

- Các tổ chức, cá nhân chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô ngoài tiêu chí nêu trên (quy mô trang trại) tự tổ chức tiêm phòng vắc xin theo hướng dẫn của Cơ quan Thú y.

- Tần suất tiêm phòng là 02 đợt/năm, khoảng thời gian giữa các đợt tiêm phòng chính thực hiện tiêm phòng bổ sung.

Cơ quan Thú y cấp tỉnh thực hiện công tác đấu thầu, mua sắm các loại vắc xin từ nguồn kinh phí ngân sách để sử dụng cho ngành thú y theo quy định. Các loại vắc xin sử dụng theo hướng dẫn, khuyến cáo sử dụng vắc xin của Cục Thú y và tình hình dịch bệnh thực tế tại địa phương, cụ thể như sau:

- Đối với bệnh Lở mồm long móng trên gia súc: sử dụng vắc xin đơn giá type O có kết hợp hai thành phần kháng nguyên O1 Manisa và O 3039, hoặc vắc xin đơn giá type O có ít nhất một trong số ba thành phần kháng nguyên RAH06/FMD/O-135, O TUR/5/2009 và O1 Campos (vắc xin được phép lưu hành tại Việt Nam).

- Đối với bệnh Tai xanh trên heo: sử dụng các loại vắc xin nhược độc đông khô phòng bệnh Tai xanh được phép lưu hành tại Việt Nam và đảm bảo hiệu quả trong phòng chống dịch.

- Đối với bệnh Dịch tả heo cổ điển: sử dụng các loại vắc xin nhược độc đông khô phòng bệnh Dịch tả heo cổ điển được phép lưu hành tại Việt Nam và đảm bảo hiệu quả trong phòng chống dịch.

- Đối với bệnh Cúm gia cầm: sử dụng các loại vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm do vi rút cúm type A/H5N1 nhánh 2.3.2.1c và type A/H5N6 nhánh 2.3.4.4 (vắc xin được phép lưu hành tại Việt Nam).

* Trường hợp có sự biến đổi về lưu hành vi rút hoặc có hướng dẫn, khuyến cáo sử dụng vắc xin mới của Cục Thú y thì xem xét sử dụng vắc xin theo hướng dẫn, khuyến cáo của Cục Thú y và theo tình hình dịch bệnh thực tế tại địa phương.

3.3. Giám sát dịch bệnh

Thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; triển khai đồng bộ các giải pháp giám sát như sau:

- Giám sát lâm sàng nhằm phát hiện kịp thời các ca bệnh để khoanh vùng, chống dịch kịp thời, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Hướng dẫn nhân viên thú y cơ sở và người chăn nuôi thường xuyên theo dõi, giám sát đàn gia súc, gia cầm trong suốt quá trình chăn nuôi; nếu thấy gia súc, gia cầm có biểu hiệu của bệnh truyền nhiễm thì báo cáo ngay cho chính quyền địa phương và Cơ quan Thú y để tổ chức điều tra, xử lý dịch bệnh.

- Giám sát sau tiêm phòng vắc xin nhằm đánh giá đáp ứng miễn dịch của đàn gia súc, gia cầm sau khi được tiêm vắc xin và hiệu quả sử dụng vắc xin.

- Giám sát lưu hành vi rút nhằm phát hiện các trường hợp gia súc, gia cầm mang mầm bệnh, đồng thời đánh giá tỷ lệ lưu hành vi rút trong quần thể gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh để đưa ra giải pháp phòng dịch phù hợp.

Ngoài ra, cơ quan Thú y thường xuyên phối hợp với cơ quan Y tế chủ động thực hiện các giải pháp giám sát đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền từ động vật sang người.

3.4. Vệ sinh, tiêu độc khử trùng

Định kỳ thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng các hộ/trại chăn nuôi; các điểm buôn bán gia súc, gia cầm sống và sản phẩm gia súc, gia cầm; các khu vực có nguy cơ cao, khu vực công cộng... trên địa bàn tỉnh sau mỗi đợt tiêm phòng vắc xin tập trung. Vệ sinh, tiêu độc khử trùng đột xuất tại ổ dịch và các vùng lân cận khi có dịch bệnh xảy ra. Thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi khi có đề nghị, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Kinh phí thực hiện công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng của cơ quan Thú y từ nguồn kinh phí phòng chống dịch bệnh động vật theo phân cấp của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. Cơ quan Thú y cấp tỉnh thực hiện công tác đấu thầu, mua sắm hóa chất tiêu độc khử trùng từ nguồn kinh phí ngân sách để sử dụng cho ngành thú y theo quy định.

Các cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở ấp trứng gia cầm, điểm thu gom động vật và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác tự đảm bảo kinh phí, tổ chức thực hiện theo hướng dẫn và giám sát của cơ quan Thú y.

Trong trường hợp cần thiết khi có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xảy ra trên diện rộng, cơ quan Thú y kịp thời báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ nguồn hóa chất dự trữ quốc gia để chống dịch.

Nguyên tắc, tần suất vệ sinh, tiêu độc khử trùng thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hóa chất vệ sinh, tiêu độc khử trùng phải nằm trong danh mục sản phẩm được phép lưu hành tại Việt Nam.

3.5. Kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y

Tiếp tục tăng cường thực hiện công tác kiểm dịch gia súc, gia cầm cũng như sản phẩm gia súc, gia cầm vận chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh. Nội dung kiểm dịch thực hiện theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.

Thực hiện kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên cạn lưu thông trong tỉnh Bình Dương theo Quyết định số 09/2018/QĐ-UBND ngày 12/4/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc Quy định Kiểm soát, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên cạn lưu thông trong tỉnh Bình Dương.

Duy trì hoạt động Trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông tại phường Vĩnh Phú, thành phố Thuận An để kiểm soát chặt chẽ nguồn gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm vận chuyển ra vào địa bàn tỉnh.

Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh theo hướng phát triển các nhà máy giết mổ, chế biến tập trung với công nghệ tiên tiến, đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường.

Cơ quan chức năng định kỳ kiểm tra, đánh giá điều kiện an toàn thực phẩm, điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở giết mổ tập trung theo quy định. Kiên quyết xử lý các trường hợp giết mổ gia súc, gia cầm trái phép và vi phạm về điều kiện vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, Cơ quan Thú y có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát điều kiện vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản và kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm; cơ sở kinh doanh dịch vụ thú y (chẩn đoán, điều trị bệnh động vật) trên địa bàn tỉnh theo quy định.

Duy trì, tăng cường hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh và cấp huyện.

3.6. Quản lý kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và người hành nghề thú y

Định kỳ thực hiện kiểm tra chất lượng thuốc thú y, chất lượng thức ăn chăn nuôi và việc sử dụng “chất cấm” tại các cơ sở kinh doanh, buôn bán; kiểm tra điều kiện hành nghề thú y của các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh theo quy định. Phổ biến các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.

3.7. Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tích cực phối hợp Cơ quan Thú y thực hiện các hoạt động nhằm xây dựng, duy trì điều kiện của các vùng chăn nuôi đã được chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật để đáp ứng tiêu dùng trong tỉnh, trong nước.

3.8. Xử lý ổ dịch, chống dịch

Ủy ban nhân dân cấp xã và nhân viên thú y cơ sở báo cáo kịp thời cho Cơ quan Thú y khi phát hiện gia súc, gia cầm có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm.

Cơ quan Thú y tổ chức lấy mẫu để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh và đánh giá các yếu t nguy cơ. Triển khai vệ sinh, tiêu độc khử trùng các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ, điểm buôn bán gia súc, gia cầm sống tại khu vực có dịch bệnh xảy ra.

Xử lý bắt buộc gia súc, gia cầm mắc bệnh hoặc có dấu hiệu mắc bệnh và sản phẩm gia súc, gia cầm mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các văn bản hướng dẫn có liên quan khác.

Huy động các nguồn lực tổ chức giám sát chặt chẽ ổ dịch, tiêm phòng vắc xin bao vây ổ dịch và kiểm soát gia súc, gia cầm cũng như sản phẩm gia súc, gia cầm vận chuyển ra vào vùng dịch.

Đối với các bệnh lây truyền từ động vật sang người, cơ quan Thú y kịp thời báo cáo và phối hợp với cơ quan y tế để chủ động áp dụng các giải pháp xử lý ổ dịch, chống dịch theo quy định.

Công khai các chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi có gia súc, gia cầm buộc tiêu hủy theo quy định.

Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật khi dịch bệnh được công bố. Công bố hết dịch bệnh khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong trường hợp cần thiết, báo cáo về cơ quan Thú y cấp trên để được hỗ trợ kịp thời.

3.9. Đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện theo Quyết định số 2496/QĐ-UBND ngày 31/8/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện “Kế hoạch Quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả heo Châu Phi, giai đoạn 2020 - 2025” trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

III. Nguồn kinh phí

Từ nguồn ngân sách địa phương do Sở Tài chính cân đối ngân sách, bố trí kinh phí trên cơ sở dự toán kinh phí của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và dự toán kinh phí của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.

Định mức hỗ trợ cho người chăn nuôi có gia súc, gia cầm bị tiêu hủy khi có dịch bệnh xảy ra thực hiện theo Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND ngày 17/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc Ban hành Quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương; và các văn bản khác của Thủ tướng Chính phủ.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì phối hợp các Sở, Ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố để thực hiện kế hoạch này.

Kịp thời báo cáo định kỳ và đột xuất cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn có liên quan để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

Chỉ đạo Cơ quan Thú y thực hiện các giải pháp kỹ thuật, thông tin tuyên truyền, kiểm tra về công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

2. Sở Tài chính

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối ngân sách và bố trí kịp thời, đầy đủ kinh phí thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn cơ chế tài chính trong việc sử dụng và quyết toán kinh phí phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại địa phương trên cơ sở kế hoạch này.

Xây dựng kinh phí, bố trí và quản lý việc sử dụng kinh phí phòng chống dịch bệnh động vật theo phân cấp. Huy động nguồn lực của địa phương theo quy định của pháp luật để tham gia phòng chống dịch, giám sát dịch bệnh động vật.

Căn cứ đề nghị của cơ quan Thú y, kịp thời công bố dịch bệnh gia súc, gia cầm và công bố hết dịch bệnh theo quy định. Thống kê, đánh giá, chi hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi sau dịch bệnh động vật theo quy định.

Chỉ đạo cơ quan Thú y cấp huyện: quản lý tốt hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm tại địa phương; chủ động giám sát phát hiện dịch bệnh và thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh động vật khác.

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã: phối hợp cơ quan Thú y các cấp thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh động vật và điều tra, xử lý ổ dịch, chống dịch; xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; tăng cường trách nhiệm trong công tác quản lý kinh doanh và giết mổ gia súc, gia cầm tại địa phương.

Chỉ đạo Ban quản lý các chợ: thường xuyên kiểm tra và không cho kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, kiểm soát giết mổ của cơ quan Thú y; tăng cường trách nhiệm trong việc quản lý kinh doanh và giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cầm tại các chợ.

4. Công an tỉnh Bình Dương

Chủ động bố trí lực lượng phối hợp, hỗ trợ Đội kiểm tra liên ngành các cấp về công tác phòng chống dịch bệnh động vật để tăng cường kiểm soát, phát hiện và xử lý các hoạt động vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc hoặc không đảm bảo vệ sinh thú y, không đảm bảo an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường.

Tích cực phối hợp điều tra, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy định về phòng chống dịch bệnh động vật; các trường hợp vi phạm về vệ sinh thú y và vi phạm về môi trường trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.

5. Cục Quản lý thị trường

Thường xuyên phối hợp cơ quan Thú y trong công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; đặc biệt là công tác kiểm soát vận chuyển động vật và sản phẩm động vật, công tác kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y.

6. Đài phát thanh và truyền hình Bình Dương, Báo Bình Dương

Thường xuyên phối hợp cơ quan Thú y để thông tin, tuyên truyền về các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; thông tin về nguy cơ và diễn biến tình hình dịch bệnh khi có dịch bệnh động vật xảy ra.

7. S Công thương

Phối hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức quy hoạch các chợ, điểm kinh doanh gia súc, gia cầm đảm bảo an toàn thực phẩm, đạt yêu cầu vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp, hướng dẫn cơ quan chức năng thực hiện việc tuyên truyền cho nhân dân về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo quy định.

9. Sở Y tế

Phối hợp cơ quan Thú y giám sát chặt chẽ và xây dựng phương án phòng chống các bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người. Phối hợp, hướng dẫn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm tiêu dùng có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm.

10. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Dương

Trong trường hợp cần thiết, kịp thời cử lực lượng hỗ trợ việc xử lý khi có số lượng lớn gia súc, gia cầm buộc phải tiêu hủy để ngăn chặn dịch bệnh lây lan; đặc biệt là dịch bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người.

Trên đây là nội dung Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dương; yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, lãnh đạo các Sở, Ngành và các cơ quan có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác