Quyết định 314/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch Hành động bảo vệ Đa dạng sinh học tỉnh Bình Định đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Quyết định 314/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch Hành động bảo vệ Đa dạng sinh học tỉnh Bình Định đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Số hiệu: | 314/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Định | Người ký: | Hồ Quốc Dũng |
Ngày ban hành: | 12/07/2010 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 314/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Định |
Người ký: | Hồ Quốc Dũng |
Ngày ban hành: | 12/07/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 314/QĐ-UBND |
Quy Nhơn, ngày 12 tháng 07 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13/11/2008;
Căn cứ Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại văn bản số 1128/TTr-STNMT ngày 29/6/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH |
HÀNH ĐỘNG VỀ BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN
NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 314/QĐ-UBND ngày 12/7/2010 của UBND tỉnh)
Bình Định là một trong những khu vực thuộc vùng sinh thái Trung Trường Sơn và được xem là nơi còn sót lại của rừng núi thấp có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) phong phú, với những giá trị ĐDSH quý giá nhưng chưa được điều tra một cách đầy đủ. Đồng thời, tại Bình Định sở hữu nhiều vùng đất ngập nước như Đầm Thị Nại, Đầm Trà Ổ, Đầm Đề Gi,…có giá trị cao về kinh tế và tính ĐDSH. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh có nhiều loài động thực vật quý, hiếm đang bị đe dọa về nơi sinh sống, thậm chí có một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Thực hiện Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học”, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Bình Định nhằm bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên, các loài động thực vật quý, hiếm; đồng thời tạo cơ chế, nguồn lực bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH.
1.1. Xây dựng và hoàn thiện các kế hoạch bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững ĐDSH về nguồn gen, giống, loài sinh vật và các hệ sinh thái một cách đầy đủ và có hệ thống nhằm đóng góp thiết thực vào công tác bảo tồn, phát triển ĐDSH của tỉnh và quốc gia;
1.2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức, cơ chế, chính sách và các quy định về quản lý ĐDSH và an toàn sinh học; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về ĐDSH tỉnh Bình Định;
1.3. Hoàn chỉnh hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên (trên cạn, đất ngập nước và biển), cơ bản phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, nhạy cảm đã bị phá hủy;
1.4. Quảng bá các giá trị ĐDSH của tỉnh để thu hút sự quan tâm, đầu tư của các tổ chức trong nước và quốc tế trong việc bảo tồn các giá trị ĐDSH của tỉnh.
2.1. Bảo tồn và phát triển ĐDSH trên cạn:
- Trên cơ sở ổn định quy mô diện tích rừng đến cuối năm 2009 đã có 265.496,8 ha thuộc 3 loại rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất, ưu tiên bảo vệ diện tích rừng tự nhiên, phấn đấu đến cuối năm 2010 đạt tỷ lệ che phủ 44,0% (so với tổng diện tích tự nhiên cả tỉnh 603.956,2 ha) và trong những năm 2011 - 2015 bình quân mỗi năm phát triển thêm khoảng 3.020 ha rừng, tương ứng độ che phủ bình quân mỗi năm tăng 0,5% (cả giai đoạn 2011 - 2015 phát triển thêm khoảng 15.100 ha) để đến cuối năm 2015 toàn tỉnh đạt độ che phủ 46,5%;
- Đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng là rừng tự nhiên cần quan tâm cao độ đến việc bảo tồn, phát triển các loài cây gỗ và ngoài gỗ có giá trị cao, đã hiện diện lâu năm trên địa bàn tỉnh, thích ứng với từng điều kiện sinh thái cụ thể có nhiều khả năng chống chịu đối với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, sâu bệnh hại,…
- Điều tra đánh giá chính xác nguồn gen hệ sinh vật rừng tự nhiên, đặc biệt điều tra hệ sinh vật tự nhiên ở các khu rừng đặc dụng như An Toàn tại huyện An Lão…
- Củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống rừng đặc dụng để bảo vệ hiệu quả các loài động vật, thực vật quý, hiếm, nguy cấp có nguy cơ bị tuyệt chủng;
- Hoàn thiện công tác bảo tồn nguyên vị các loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, đặc hữu.
- Xây dựng được 01 khu bảo tồn thiên nhiên.
2.2. Bảo tồn và phát triển ĐDSH các vùng đất ngập nước và biển:
- Điều tra, đánh giá các giá trị ĐDSH, quản lý có hiệu quả các vùng đất ngập nước và biển quan trọng, tiến tới việc thiết lập Khu bảo tồn biển và đất ngập nước;
- Khôi phục và phát triển diện tích rừng ngập mặn lên 110 ha.
2.3. Bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững ĐDSH nông nghiệp:
- Điều tra, đánh giá một cách tổng quát, hệ thống các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật nông nghiệp;
- Xây dựng chương trình bảo tồn sử dụng và phát triển bền vững các giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật nông nghiệp bản địa, nhất là các giống loài đặc hữu, quý hiếm, có giá trị kinh tế - xã hội cao.
- Nghiên cứu, xây dựng các mô hình mùa vụ, kỹ thuật canh tác phù hợp, đồng thời đưa ra các giống mới có thể chịu được điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất là nóng và khô hạn, giống chịu úng ngập nhằm ứng phó trước tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra.
2.4. Sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật:
- Kiểm soát việc khai thác hợp lý nguồn tài nguyên sinh vật;
- Xây dựng và thực hiện phương án phòng ngừa, kiểm soát và giảm thiểu tác hại của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại đối với ĐDSH;
- Kiểm định các giống, loài, nguồn gen sinh vật nhập khẩu, xuất khẩu;
- Sử dụng kinh phí thu được từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đầu tư cho công tác bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng.
2.5. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về ĐDSH:
- Kiện toàn và tăng cường năng lực cho các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về ĐDSH;
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ĐDSH;
- Xây dựng và thống nhất quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về ĐDSH;
- Tăng cường chế tài xử phạt các hoạt động khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên nhằm giảm thiểu đến mức tối đa những nguy cơ ảnh hưởng đến ĐDSH trên địa bàn tỉnh;
- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, chú trọng đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ về bảo tồn, phát triển ĐDSH, đặc biệt chú trọng nâng cao nhận thức và chuyên môn đối với các cấp huyện, xã;
- Tổ chức triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Phổ biến, quán triệt và xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của tỉnh nhằm tăng nguồn thu hỗ trợ thêm kinh phí cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.
- Lồng ghép nội dung ĐDSH, an toàn sinh học và vấn đề biến đổi khí hậu trong công tác truyền thông môi trường nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và thu hút sự tham gia của cộng đồng về quản lý, bảo tồn và phát triển ĐDSH;
1. Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên cạn
1.1. Rà soát và quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng:
- Tổ chức điều tra, đánh giá và nghiên cứu bổ sung giá trị ĐDSH của các khu rừng đặc dụng trên địa bàn để làm cơ sở lập kế hoạch bảo tồn và phát triển hệ thống rừng đặc dụng của tỉnh Bình Định;
- Đề xuất quy hoạch các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh dựa trên cơ sở quy hoạch về hệ thống của rừng đặc dụng của Trung ương, lồng ghép vào quy hoạch sử dụng đất;
- Củng cố, hoàn thiện Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
1.2. Triển khai áp dụng các mô hình quản lý rừng bền vững:
- Giao đất lâm nghiệp và khoán quản lý, bảo vệ rừng, đặc biệt là công tác giao cho các hộ gia đình, tập thể bảo vệ, ngăn chặn nạn khai thác trái phép gỗ và lâm sản;
- Quy hoạch vùng sản xuất nương, rẫy ổn định để hạn chế nạn phá rừng lấy đất sản xuất nông nghiệp;
- Xây dựng tài liệu hỗ trợ kế hoạch quản lý rừng bền vững, đánh giá tác động môi trường, hướng dẫn khai thác giảm thiểu tác động, tài liệu khuyến lâm;
- Thường xuyên tổ chức theo dõi, đánh giá diễn biến rừng và đất lâm nghiệp; đề xuất điều chỉnh các chính sách bảo vệ, phát triển vốn rừng, đặc biệt đối với rừng phòng hộ;
- Ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, GIS vào công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp;
- Tổ chức thực thi và giám sát chặt chẽ pháp luật về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường công tác phòng chống cháy rừng; tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý rừng và kiểm lâm đến mức cần thiết trong phạm vi toàn tỉnh.
1.3. Thực hiện hiệu quả các dự án trồng rừng trên địa bàn tỉnh
- Quản lý và bảo vệ đạt hiệu quả cao đất rừng và rừng hiện có, đồng thời tiến hành khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng, nuôi dưỡng và làm giàu rừng nhằm nâng cao độ che phủ rừng đạt khoảng 46,5% vào năm 2015; các dự án trồng rừng cần tập trung vào rừng đầu nguồn bị suy thoái, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển;
- Nghiên cứu, đánh giá, xác định cơ cấu cây trồng theo hướng đa loài trên một đơn vị diện tích, thích hợp với các vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng các mô hình khuyến lâm, đặc biệt những mô hình trồng cây lâm sản đặc sản trên địa bàn tỉnh.
- Đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ dự án, huy động thêm nguồn vốn thu từ rừng, hỗ trợ của quốc gia và các tổ chức quốc tế.
1.4. Áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong bảo vệ ĐDSH, xây dựng hành lang ĐDSH:
- Phối hợp với các bộ, ngành trung ương tổ chức hướng dẫn, phổ biến phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong bảo tồn ĐDSH; áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái vào: kế hoạch quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn ĐDSH, kế hoạch hoạt động của các khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, vùng đất ngập nước, rừng ngập mặn, rừng đầu nguồn trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng hành lang ĐDSH giữa các vùng lãnh thổ và các vùng giáp ranh với các tỉnh. Một số vùng lãnh thổ có các khu bảo tồn thiên nhiên với diện tích không lớn nhưng không cách xa nhau (như An Toàn và Kon Cha Rang) cần thiết quy hoạch và xây dựng các hành lang giữa các khu bảo tồn gần nhau để tạo điều kiện thuận lợi, mở rộng diện tích hoạt động cho sự phát tán và di chuyển theo tập tính của một số loài động vật hoang dã;
- Xác định và đẩy mạnh công tác phục hồi các hệ sinh thái nhạy cảm đang bị suy thoái trên địa bàn tỉnh.
1.5. Đẩy mạnh các hình thức bảo tồn nguyên vị
- Xác định các giống, loài vật nuôi, cây trồng bản địa cần được bảo vệ tại chỗ bằng các phương pháp nuôi trồng truyền thống;
- Đẩy mạnh hình thức bảo tồn nguyên vị có sự tham gia của cộng đồng thông qua công tác giao rừng, giao đất rừng cho người dân chăm sóc, quản lý;
- Khuyến khích người dân áp dụng phương pháp bảo tồn trong trang trại (hay còn gọi là bảo tồn bên ngoài các khu bảo tồn) nhằm bảo tồn và phát triển một số loài cây trồng, vật nuôi bản địa có giá trị kinh tế cao.
1.6. Phát triển hình thức bảo tồn chuyển vị một số loài động vật trên cạn, thủy sinh vật, thực vật hoang dã đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và không còn cơ hội để bảo tồn nguyên vị, đòi hỏi phải áp dụng phương pháp bảo tồn chuyển vị:
- Phát triển các hình thức bảo tồn chuyển vị, đặc biệt đối với các loài thực vật, động vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao;
- Điều tra, khảo sát, thống kê, đánh giá xác định danh mục các loài cần được bảo tồn chuyển vị trên địa bàn tỉnh;
- Tiến hành xây dựng và thành lập các vườn sưu tập thực vật tại một số địa điểm: Khu Văn hóa - lịch sử Quy Hòa, Phường Ghềnh Ráng, Thành phố Quy Nhơn; khu vực núi Bà Hỏa, Phường Quang Trung, Thành phố Quy Nhơn; Khu Bảo tồn thiên nhiên An Toàn, huyện An Lão…
2. Bảo tồn và phát triển ĐDSH các vùng đất ngập nước và biển
2.1. Xây dựng và thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của tỉnh về quản lý tổng hợp dải ven biển:
- Phối hợp với các bộ, ngành trung ương nghiên cứu xây dựng kế hoạch quản lý tổng hợp dải ven biển của tỉnh; xây dựng các mô hình quản lý vùng biển, hệ sinh thái đất ngập nước và các mô hình sử dụng khôn khéo đất ngập nước trên nguyên tắc: phù hợp với tập quán của cộng đồng địa phương, hiệu quả về mặt kinh tế xã hội, đồng thời đảm bảo tính ổn định và cân bằng của hệ sinh thái, bảo vệ tính ĐDSH;
- Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường vùng biển, ven biển Bình Định đến năm 2020;
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến và nhân rộng các mô hình sử dụng khôn khéo đất ngập nước. Lồng khép mô hình sử dụng khôn khéo đất ngập nước với quản lý tổng hợp đới bờ, quản lý lưu vực, bảo tồn ĐDSH và các chương trình khác.
2.2. Xây dựng và thực hiện quy hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước và biển, trong đó chú trọng các phân khu chức năng và vùng đệm; xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo tồn cho từng khu:
- Tổ chức điều tra, đánh giá các khu bảo tồn đất ngập nước và biển tiềm năng của tỉnh; đề xuất quy hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước và biển;
- Khảo sát khu hệ động thực vật nước ngọt, biển, cửa sông ven biển, đầm và rừng ngập mặn;
- Khảo sát khu hệ động thực vật trên bãi cát ven biển và lựa chọn các loài cây thích hợp để phát triển trên các hệ sinh thái này;
- Lồng ghép các nội dung bảo vệ ĐDSH nói chung và bảo vệ các vùng đất ngập nước và biển nói riêng vào các chương trình, chính sách phát triển của tỉnh.
2.3. Bảo vệ và phát triển các rạn san hô, bãi cỏ biển quan trọng của tỉnh
- Điều tra hiện trạng các rạn san hô, bãi cỏ biển; tiếp tục thực hiện công tác bảo tồn và phát triển các rạn san hô, bãi cỏ biển của tỉnh;
- Tiếp tục nghiên cứu, tham khảo các mô hình bảo tồn và phát triển các rạn san hô, bãi cỏ biển trong nước và quốc tế, đề xuất mô hình thích hợp đối với tỉnh.
2.4. Điều tra, đánh giá hiện trạng rừng ngập mặn, tiếp tục thực hiện kế hoạch phục hồi và phát triển hệ thống rừng ngập mặn ven biển:
- Tiếp tục tổ chức xây dựng và thực hiện các dự án, kế hoạch phục hồi rừng ngập mặn của tỉnh;
- Nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm trong nước và quốc tế về mô hình quản lý rừng ngập mặn hiệu quả và đề xuất mô hình quản lý thích hợp cho tỉnh.
2.5. Phục hồi các hệ sinh thái đất ngập nước ở các vùng dễ bị tổn thương về môi trường:
- Tổ chức điều tra, đánh giá về hiện trạng các hệ sinh thái đất ngập nước ở các vùng dễ bị tổn thương về môi trường; nghiên cứu, đề xuất kế hoạch phục hồi;
- Lồng ghép nội dung quản lý hệ sinh thái đất ngập nước ở các vùng dễ bị tổn thương về môi trường vào các chính sách ngành và liên ngành;
- Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về bảo vệ ĐDSH nói chung và các hệ sinh thái đất ngập nước nói riêng.
2.6. Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế phục vụ phát triển bền vững các vùng đất ngập nước:
- Nghiên cứu và đề xuất cơ chế chính sách nhằm đa dạng hóa đầu tư cho bảo tồn và phát triển bền vững vùng đất ngập nước;
- Xây dựng và triển khai các chương trình, dự án quốc tế để đa dạng hóa đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ, đào tạo và trao đổi cán bộ phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước và biển.
2.7. Xây dựng mạng lưới quan trắc ĐDSH và các chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu
- Xây dựng chương trình quan trắc ĐDSH tại các vùng đất ngập nước, rừng, biển và đặc biệt tại các khu bảo tồn trong tỉnh;
- Xây dựng và cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước và biển để làm căn cứ cho việc lập quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất ngập nước và biển cho các mục đích bảo tồn và phát triển bền vững.
- Nghiên cứu, xây dựng các mô hình, chương trình - dự án để bảo tồn ĐDSH thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu.
3.1. Điều tra, kiểm kê, đánh giá các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật nông nghiệp:
- Tổng kiểm kê các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, xác định các nguồn gen quý hiếm, có giá trị kinh tế và ĐDSH cao;
- Lập kế hoạch ưu tiên bảo tồn đối với nguồn gen quý hiếm, có giá trị kinh tế và ĐDSH cao đang bị đe dọa nghiêm trọng, chú trọng các giống bản địa, các cây thuốc truyền thống quý hiếm.
3.2. Xây dựng, thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển ĐDSH nông nghiệp:
- Rà soát, đánh giá ưu, nhược điểm về các chương trình bảo tồn ĐDSH nông nghiệp đã được thực hiện trên địa bàn tỉnh;
- Đề xuất, xây dựng các chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH nông nghiệp; nghiên cứu, xây dựng các mô hình, chương trình - dự án để dự báo và thích ứng với tình trạng BĐKH;
- Xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư địa phương về bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH nông nghiệp.
3.3. Xây dựng và triển khai áp dụng các mô hình bảo tồn và phát triển các loài cây trồng, vật nuôi bản địa quý, hiếm:
- Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu, thực nghiệm về bảo tồn các giống cây trồng, vật nuôi bản địa quý hiếm trên địa bàn tỉnh;
- Khuyến khích áp dụng các mô hình bảo tồn và phát triển các loài cây trồng, vật nuôi bản địa quý hiếm; chú trọng nhân giống vật nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế và ĐDSH cao phục vụ bảo tồn ĐDSH nông nghiệp và phát triển kinh tế tại địa phương.
3.4. Áp dụng các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học để bảo tồn và phát triển ĐDSH nông nghiệp:
- Nghiên cứu, lựa chọn các công nghệ, kỹ thuật hiện đang được áp dụng trong bảo tồn ĐDSH nông nghiệp phù hợp với điều kiện địa phương;
- Xây dựng và thực hiện các đề án về chuyển giao công nghệ xây dựng các mô hình ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ về ĐDSH nông nghiệp;
- Chú trọng công tác phối hợp với các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước và quốc tế nhằm học hỏi kinh nghiệm trong việc áp dụng khoa học công nghệ.
4. Sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật
4.1. Sử dụng bền vững tài nguyên gỗ và lâm sản ngoài gỗ
a. Kiểm kê, đánh giá hiện trạng, khai thác và sử dụng tài nguyên gỗ và lâm sản ngoài gỗ, chú trọng nguồn dược liệu và cây cảnh:
- Kiểm kê, rà soát các nguồn tài nguyên gỗ và lâm sản ngoài gỗ; đánh giá trữ lượng, thành phần để có định hướng khai thác bền vững;
- Quy hoạch bảo tồn các nguồn tài nguyên gỗ và lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt đối với các chủng, loại được xác định là có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên;
- Nghiên cứu, áp dụng, phổ biến các phương pháp khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên gỗ, lâm sản ngoài gỗ; chú trọng phương pháp bảo tồn nguyên vị;
- Xúc tiến giảm trữ lượng khai thác gỗ hàng năm từ rừng tự nhiên đối với một số lâm trường trên địa bàn tỉnh (Lâm trường Sông Kôn, Hà Thanh).
b. Áp dụng công nghệ tiên tiến để chế biến lâm sản nhằm tăng giá trị sử dụng và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên:
- Lựa chọn áp dụng các công nghệ tiên tiến trong chế biến lâm sản để tận dụng tối đa nguồn lâm sản nguyên liệu.
c. Xây dựng, triển khai thực hiện các kế hoạch bảo tồn và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ, tổng kết và phổ biến áp dụng các mô hình phát triển bền vững lâm sản:
- Kiểm kê đánh giá các sản phẩm rừng ngoài gỗ hiện đang được khai thác cho các mục đích khác nhau;
- Rà soát, thống kê các mô hình đã được triển khai áp dụng đạt hiệu quả cao trên địa bàn tỉnh, tiếp tục nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm một số mô hình khác phù hợp với điều kiện của tỉnh;
- Đào tạo, triển khai nhân rộng các mô hình điển hình nhằm góp phần nâng cao đời sống cho cộng đồng, giảm áp lực đối với ĐDSH.
d. Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các tri thức bản địa, đặc biệt về cây, con làm thuốc và các nghề chế biến lâm sản ngoài gỗ truyền thống:
- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các tri thức bản địa về cây, con làm thuốc và lâm sản ngoài gỗ;
- Phổ biến cho người dân các ứng dụng về tri thức bản địa và các nghề chế biến lâm sản ngoài gỗ truyền thống, đồng thời có những chính sách khuyến khích người dân phát huy tri thức bản địa và các nghề chế biến lâm sản truyền thống;
- Phát huy các phương pháp bảo tồn cây, con làm thuốc, lâm sản ngoài gỗ có sự tham gia của cộng đồng.
4.2. Ngăn chặn, kiểm soát và xử lý nghiêm việc khai thác, buôn bán và sử dụng trái phép tài nguyên sinh vật. Thực hiện đồng bộ các biện pháp kiểm soát buôn bán các loài động vật, thực vật quý hiếm, nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng cao; kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm việc khai thác, kinh doanh, sử dụng trái phép tài nguyên sinh vật, đặc biệt là động vật hoang dã, gỗ và san hô:
- Tăng cường kiện toàn tổ chức lực lượng kiểm lâm theo hướng gắn với địa bàn, tổ chức đủ lực lượng kiểm lâm tại các điểm nóng về khai thác, săn bắt trái phép để ngăn chặn và xử lý kịp thời việc vận chuyển, mua bán tài nguyên sinh vật, đặc biệt đối với động vật hoang dã và gỗ;
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa chính quyền địa phương các cấp, hạt kiểm lâm các huyện, các đơn vị công an, quân đội, quản lý thị trường trong việc xử lý kinh doanh và sử dụng tài nguyên sinh vật;
- Tăng cường chế tài xử phạt nhằm kiểm soát buôn bán các loài động vật, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao;
- Xây dựng và thực hiện hương ước ở các thôn, bản và hộ gia đình về khai thác, bảo tồn tài nguyên sinh vật, đồng thời xây dựng các mô hình chia sẻ lợi ích từ các hoạt động bảo tồn;
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật bảo vệ môi trường trong cộng đồng, đặc biệt chú ý đến khu vực dân cư sinh sống tại các khu bảo tồn và vùng phụ cận. Xây dựng các chiến lược, chương trình nâng cao nhận thức về bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm cho các đối tượng khác nhau (chính quyền địa phương, người dân các thôn bản trong khu bảo tồn và vùng phụ cận, học sinh và khách du lịch);
4.3. Quản lý và kiểm soát chặt chẽ các loài sinh vật lạ xâm lấn:
- Điều tra, thống kê và lập danh mục các loài sinh vật lạ xâm lấn hiện có trên địa bàn tỉnh; ưu tiên xây dựng và thực hiện chương trình, dự án phòng trừ các loại sinh vật ngoại lai gây hại nguy hiểm (ốc bươu vàng, cây mai dương…);
- Đánh giá tác động của sinh vật lạ xâm lấn về mức độ xâm lấn và những ảnh hưởng của sinh vật lạ đối với hệ sinh thái, môi trường và kinh tế xã hội;
- Nâng cao nhận thức về tác hại của các loài sinh vật lạ xâm lấn đối với ĐDSH và kinh tế xã hội.
4.4. Phát triển du lịch sinh thái nhằm nâng cao nhận thức về bảo tồn ĐDSH và đem lại lợi ích kinh tế cho nhân dân địa phương, thu hút sự tham gia rộng rãi của các ngành vào công tác bảo tồn:
- Điều tra đánh giá tiềm năng và quy hoạch mạng lưới du lịch sinh thái, du lịch bền vững trên lãnh thổ tỉnh Bình Định;
- Đúc rút kinh nghiệm của các hoạt động du lịch sinh thái ở Việt Nam và các nơi khác để đề ra giải pháp nhằm giảm tác động đối với môi trường; thực hiện thí điểm các hoạt động du lịch sinh thái tại một số địa điểm như núi Bà Hỏa, khu du lịch Ghềnh Ráng, Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn;
- Biên soạn tài liệu và phổ biến về hoạt động du lịch sinh thái;
- Thành lập chương trình toàn diện để phát triển du lịch sinh thái, du lịch bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả cho bảo tồn ĐDSH, phát huy vẻ đẹp của thiên nhiên Bình Định và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
5.1. Kiện toàn tổ chức, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về ĐDSH:
- Kiện toàn và tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về ĐDSH và an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen;
- Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, thành lập ban chỉ đạo hoặc tổ công tác liên ngành về ĐDSH;
- Xây dựng, ban hành và hoàn thiện cơ chế chính sách, các văn bản liên quan về quản lý ĐDSH, trong đó nội dung bảo tồn ĐDSH cần được cân nhắc khi ký phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển kinh tế - xã hội;
- Xây dựng, ban hành và hoàn thiện cơ chế chính sách, các văn bản liên quan về quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.
5.2. Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật
- Hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH;
- Xây dựng, đưa vào hoạt động và thống nhất quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về ĐDSH, an toàn sinh học. Tạo cơ chế tiếp cận, chia sẻ thông tin trong nội bộ tỉnh và giữa tỉnh với các cơ quan trung ương.
5.3. Hoàn thiện cơ chế tài chính
- Sử dụng hợp lý và hiệu quả ngân sách cho bảo vệ ĐDSH;
- Đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho công tác bảo vệ ĐDSH từ các nguồn: nguồn hỗ trợ quốc tế, nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường, phí tham quan du lịch các khu bảo tồn, danh lam thắng cảnh, huy động từ cộng đồng…
5.4. Tăng cường đào tạo nhân lực và nâng cao nhận thức
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về bảo vệ ĐDSH, đặc biệt là cán bộ cấp phường, xã;
- Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo trong và ngoài nước cho các cán bộ địa phương hoạt động trong lĩnh vực ĐDSH; chú trọng các cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học;
- Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua các chương trình, diễn đàn, các chiến dịch truyền thông, các ngày lễ kỷ niệm về môi trường, ĐDSH (Ngày ĐDSH thế giới 22/5, Ngày Đất ngập nước quốc tế 02/2, Ngày Môi trường Thế giới 05/6), các hoạt động ngoại khóa tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên….
- Phát hành các ấn phẩm truyền thông, chuyên ngành về ĐDSH.
1. Triển khai đồng bộ công tác quản lý nhà nước:
- Xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành liên quan trong tỉnh trong công tác bảo vệ ĐDSH;
- Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ĐDSH, kiện toàn tổ chức và tăng cường năng lực cho hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về ĐDSH;
- Thực hiện lồng ghép các nội dung về ĐDSH vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng phát triển bền vững.
2. Tăng cường ứng dụng kỹ thuật, công nghệ:
- Tăng cường điều tra, nghiên cứu cơ bản về tài nguyên sinh vật, sinh thái của các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm và các hệ sinh thái đặc thù, nhạy cảm;
- Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nhằm phát hiện và quản lý ATSH đối với sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen;
- Hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng hệ thống bảo tồn thiên nhiên, vườn sưu tập thực vật, động vật của tỉnh Bình Định để tập hợp, lưu giữ, trưng bày các nguồn gen, hiện vật, tiêu bản các loài đặc hữu, quý hiếm phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, tham quan, thu hút khách du lịch để phát triển kinh tế - xã hội;
- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý ĐDSH các cấp.
3. Chú trọng công tác xã hội hóa:
- Tăng cường công tác tuyên truyên, giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật; triển khai mạnh mẽ phong trào toàn dân tham gia bảo vệ ĐDSH; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, thường xuyên mở các khóa đào tạo, tập huấn về ĐDSH;
- Bảo đảm quyền và sự tham gia của cộng đồng vào quá trình thẩm định các chính sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình và dự án đầu tư có liên quan đến các khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu bảo tồn biển, các vùng đất ngập nước;
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH; phát huy nguồn tri thức tại địa phương, xây dựng các mô hình quản lý dựa vào cộng đồng; các mô hình cùng quản lý, bảo vệ và chia sẻ lợi ích từ rừng và tài nguyên ĐDSH.
- Nguồn vốn để thực hiện Kế hoạch một phần lấy từ ngân sách nhà nước, phần còn lại cần được huy động từ đối tượng hưởng lợi nhờ vào tài nguyên sinh vật, vốn của các ngành kinh doanh, các ngành công nghiệp; từ các nhà đầu tư, các tổ chức trong, ngoài nước, trong cộng đồng dân cư, tài trợ quốc tế…
- Áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý ĐDSH như: thuế và phí khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phí dịch vụ môi trường, quỹ bảo tồn nhằm tạo nguồn thu cho các hoạt động bảo tồn ĐDSH;
- Lồng ghép các nội dung bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH, quản lý an toàn sinh học vào các lĩnh vực tài trợ được ưu tiên như xóa đói giảm nghèo, y tế và phát triển nông thôn.
5. Bảo tồn ĐDSH gắn liền với phát triển kinh tế:
- Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo ra những đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp, tạo cơ sở chuyển nhanh nền nông nghiệp tỉnh ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Hỗ trợ nhân dân trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc và bảo vệ rừng; phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu thay thế gỗ;
- Phát triển du lịch sinh thái gắn với việc bảo vệ môi trường, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên với quyền lợi kinh tế của người dân trên địa bàn.
6. Tăng cường liên kết với các tỉnh và hợp tác quốc tế:
6.1. Trong nước:
- Tăng cường hợp tác với các tỉnh Duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên, xây dựng các hành lang bảo tồn ĐDSH để đảm bảo sự thống nhất cùng nhau phát triển, đặc biệt trong triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Trao đổi học hỏi kinh nghiệm về việc áp dụng các mô hình quản lý hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái nhạy cảm và có tầm quan trọng của tỉnh.
6.2. Quốc tế:
- Đa dạng hóa các hình thức hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế về bảo tồn ĐDSH và an toàn sinh học nhằm học tập kinh nghiệm, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kinh tế, tài chính;
- Tăng cường hợp tác quốc tế về nghiên cứu trong lĩnh vực bảo tồn ĐDSH, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, thu hút chuyên gia, thu hút vốn đầu tư vào các dự án bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn ĐDSH, bảo vệ môi trường.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Làm cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện/thành phố xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, đề tài, dự án bảo tồn ĐDSH; định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.
- Chủ trì thực hiện các nội dung trong Kế hoạch hành động của tỉnh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Tham mưu UBND tỉnh thành lập ban chỉ đạo liên ngành do Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban để tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động của tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:
Tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí và hướng dẫn sử dụng vốn để thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung của Kế hoạch hành động. Theo đó, bên cạnh việc bố trí các nguồn vốn từ ngân sách cần đa dạng hóa các nguồn đầu tư từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước nhằm thực hiện công tác bảo tồn ĐDSH.
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành chuyên môn, hàng năm xác định các dự án, đề tài có tính thiết thực, khả thi để đề xuất đưa vào chương trình nghiên cứu khoa học.
4. Các Sở, ban, ngành, tổ chức cấp tỉnh liên quan:
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch, đề tài, dự án về ĐDSH liên quan và tổ chức, phối hợp thực hiện tốt các nội dung liên quan trong Kế hoạch hành động.
Phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan tổ chức công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện tốt công tác bảo tồn ĐDSH trên địa bàn địa phương.
CÁC ĐỀ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ
ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 314/QĐ-UBND ngày 12/7/2010 của UBND tỉnh)
TT |
TÊN ĐỀ ÁN |
MỤC TIÊU |
THỜI GIAN THỰC HIỆN |
ĐỐI TƯỢNG/ ĐỊA ĐIỂM |
CƠ QUAN THỰC HIỆN |
DỰ KIẾN KINH PHÍ (tỷ đồng) |
|
CƠ QUAN CHỦ TRÌ |
CƠ QUAN PHỐI HỢP |
||||||
1 |
Nâng cao năng lực Bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Bình Định |
- Kiện toàn tổ chức và tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ ĐDSH và ATSH trên địa bàn tỉnh - Tăng cường thực thi kế hoạch hành động bảo vệ ĐDSH, ATSH trên phạm vi toàn tỉnh kể cả ngắn hạn và dài hạn |
2011 - 2020 |
Toàn tỉnh Bình Định |
UBND tỉnh Bình Định |
Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, TP. |
5,0 |
2 |
Phục hồi và trồng mới rừng phòng hộ ven biển, rừng phòng hộ xung yếu và hệ thống rừng ngập mặn |
- Khôi phục diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển để ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu. - Hoàn thiện và phát triển hệ thống rừng đặc dụng, rừng ngập mặn để bảo vệ hiệu quả các loài đ ng vật, thự vật quý, hiếm, nguy cấp có nguy cơ bị tuyệt chủng và phát triển kinh tế biển |
2011 - 2020 |
Toàn tỉnh Bình Định |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, TP liên quan. |
15,0 |
3 |
Phát triển du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn ĐDSH |
- Quy hoạch và phát triển hoạt động du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn và các hệ sinh thái tự nhiên. - Tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương từ hoạt động du lịch sinh thái. |
2011 - 2020 |
Tại các Khu bảo tồn thiên nhiên, Khu bảo vệ cảnh quan, các vùng Đất ngập nước, khu bảo tồn biển… |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
5,0 |
4 |
Bảo tồn ĐDSH thích ứng với Biến đổi khí hậu |
- Bảo tồn và phát triển ĐDSH của tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu |
2011-2020 |
Toàn tỉnh Bình Định |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
10,0 |
5 |
Bảo tồn và phát triển ĐDSH trong lĩnh vực nông nghiệp |
- Bảo tồn các giống cây trồng, vật nuôi quý, có năng suất cao phục vụ phát triển kinh tế. - Duy trì nguồn gen phục vụ nghiên cứu khoa học và lai tạo các giống mới có năng suất cao hơn. |
2011-2020 |
Toàn tỉnh Bình Định |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
10,0 |
6 |
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về ĐDSH trên địa bàn tỉnh Bình Định |
- Đánh giá hiện trạng và diễn biến ĐDSH của tỉnh phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển. - Trao đổi thông tin về ĐDSD trong nước và trên thế giới |
2011 - 2015 |
Toàn tỉnh Bình Định |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, |
2,0 |
7 |
Xây dựng Khu bảo tồn biển Nam Quy Nhơn |
- Thành lập Khu bảo tồn (KBT) biển để bảo vệ HST rạn san hô ở khu vực Cù Lao Xanh |
2011 - 2015 |
- Khu vực biển ven bờ phía Nam TP Quy Nhơn và toàn bộ vùng biển xung quanh Cù Lao Xanh |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, TP liên quan. |
5,0 |
8 |
Bảo tồn các loài nguy cấp, đặc trưng của tỉnh Bình Định |
- Duy trì, phát triển các loài sinh vật đặc hữu tại tỉnh Bình Định phục vụ nghiên cứu và phát triển kinh tế - xã hội |
2011-2015 |
Toàn tỉnh Bình Định |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ |
5,0 |
9 |
Xây dựng Lâm viên Quy Nhơn trên núi Bà Hỏa |
- Xây dựng vườn thực vật với bộ sưu tập thực vật bản địa, đặc hữu, quý hiếm của tỉnh và miền Trung nhằm bảo tồn nguồn gen động thực vật quý hiếm. - Cải thiện cảnh quan môi trường cho TP Quy Nhơ phục vụ phát triển du lịch |
2016 - 2020 |
Núi Bà Hỏa thuộc khu vực TP. Quy Nhơn |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND Thành phố Quy Nhơn. |
5,0 |
10 |
Phòng ngừa, kiểm soát và giảm thiểu tác hại của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại đối với ĐDSH |
- Kiểm soát và tiến tới tiêu diệt các loài sinh vật ngoại lai xâm hại trên toàn địa bàn tỉnh. |
2016-2020 |
Toàn tỉnh Bình Định |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
5,0 |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây