Quyết định 2994/QĐ-UBND phê duyệt Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2021
Quyết định 2994/QĐ-UBND phê duyệt Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2021
Số hiệu: | 2994/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Khánh Hòa | Người ký: | Nguyễn Tấn Tuân |
Ngày ban hành: | 23/09/2021 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 2994/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Khánh Hòa |
Người ký: | Nguyễn Tấn Tuân |
Ngày ban hành: | 23/09/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2994/QĐ-UBND |
Khánh Hòa, ngày 23 tháng 9 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 01 tháng 7 năm 2021;
Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;
Căn cứ Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 2979/SNN-CCTL ngày 13 tháng 9 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Các sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc nội dung Phương án.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Phương án theo đúng quy định.
|
CHỦ TỊCH |
MỤC LỤC
PHẦN I
GIỚI THIỆU CHUNG
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN SINH - KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Đặc điểm tự nhiên
2. Đặc điểm dân sinh
3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
II. TÌNH HÌNH THIÊN TAI NĂM 2020 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2021
1. Tình hình thiên tai năm 2020
2. Tình hình thiên tai trong 06 tháng đầu năm 2021
III. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
IV. CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
V. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1. Mục đích
2. Yêu cầu
Phần II
PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ BÃO, ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI
I. KỊCH BẢN XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
1. Nội dung kịch bản
2. Các giai đoạn ứng phó với bão.
II. CÁC PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI ỨNG PHÓ
1. Phương án sơ tán dân
2. Phương án đảm bảo an toàn tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản
3. Phương án bảo vệ công trình phòng chống thiên tai và công trình trọng điểm
4. Phương án đảm bảo an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc
5. Phương án phối hợp chỉ đạo phòng tránh, ứng phó và tìm kiếm cứu nạn
6. Phương án huy động nguồn nhân lực ứng phó
7. Phương án dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm
8. Phương án khắc phục hậu quả
Phần III
PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ NGẬP LỤT, LŨ, LŨ QUÉT, SẠT LỞ ĐẤT
I. KỊCH BẢN XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
1. Nội dung kịch bản
2. Các giai đoạn ứng phó
II. CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG
III. PHƯƠNG ÁN PHÒNG, CHỐNG
1. Đối với các địa phương, cơ quan, đơn vị
2. Đối với cá nhân và hộ gia đình
Phần IV
PHƯƠNG ÁN PHÒNG, CHỐNG ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN
I. NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN
1. Nguy cơ động đất
2. Nguy cơ sóng thần
II. PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ VỚI ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN
1. Công tác ứng phó động đất, sóng thần đối với cá nhân, hộ gia đình
2. Công tác tổ chức ứng phó động đất, sóng thần đối với các cơ quan, địa phương, đơn vị
3. Công tác khắc phục hậu quả
Phần V
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM VÀ PHỐI HỢP TRONG ỨNG PHÓ THIÊN TAI
Phần VI
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
4. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
5. Công an tỉnh
6. Sở Thông tin và Truyền thông
7. Sở Giao thông vận tải
8. Sở Xây dựng
9. Sở Công thương
10. Sở Tài chính
11. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội
12. Sở Y tế
13. Sở Giáo dục và Đào tạo
14. Sở Tài nguyên và Môi trường
15. Sở Văn hóa và Thể thao
16. Sở Du lịch
17. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
18. Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Trung Bộ
19. Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa
20. Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa
21. Các đơn vị quản lý hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện
22. Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hòa
23. Các sở, ngành khác
Phần VII
KINH PHÍ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
UBND TỈNH KHÁNH
HÒA |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2021
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2994/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2021 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN SINH - KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Đặc điểm tự nhiên
Khánh Hòa là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có phần lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên (điểm cực Bắc 12º52’15’’ vĩ độ Bắc), phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận (điểm cực Nam 11º42’50’’ vĩ độ Bắc), phía Tây giáp tỉnh Đăk Lắk, Lâm Đồng (điểm cực Tây: 108º40’33’’ kinh độ Đông) và phía Đông giáp biển Đông (điểm cực Đông: 109º27’55’’ kinh độ Đông) tại mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh, cũng chính là điểm cực Đông trên đất liền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuyến bờ biển dài 385 km, chịu ảnh hưởng của triều cường và nước biển dâng.
Địa hình tỉnh Khánh Hòa thấp dần từ Tây sang Đông, các sông, suối trên địa bàn tỉnh đều ngắn và có độ dốc lớn. Tỉnh Khánh Hòa có 2 sông lớn là sông Cái Nha Trang, sông Dinh Ninh Hòa và các sông, suối nhỏ phân bố đều trên địa bàn tỉnh; do đặc điểm các con sông trong tỉnh ngắn và có độ dốc lớn nên khi có những trận mưa lớn thường xuyên gây ra hiện tượng lũ trên các hệ thống sông, mực nước lũ lên nhanh gây ngập lụt cho một số khu vực đồng bằng trũng thấp ở vùng hạ du.
2. Đặc điểm dân sinh
Dân số trung bình của Khánh Hòa năm 2019 (theo Niên giám thống kê) là 1.232.823 người, bao gồm dân số thành thị 521.354 người, chiếm 42,29%; dân số nông thôn 711.469 người, chiếm 57,71%; dân số nam 613.482 người, chiếm 49,76%, dân số nữ 619.341 người, chiếm 50,24%. Cộng đồng dân cư gồm nhiều dân tộc cùng chung sống. Trong đó, người Kinh chiếm 94,15%; dân tộc khác chiếm 5,85%.
Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh 240 người/km2. Dân số phân bố không đều, ở miền núi 43 người/km2, các huyện đồng bằng ven biển 372 người/km2, thành phố Nha Trang 1.663 người/km2. Chi tiết theo Phụ lục I. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2019 là 695,2. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo đạt 22,8%; tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi là 3,49%.
3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2013-2020 đạt 5,1%/năm (giai đoạn 2013-2019, GRDP bình quân đạt 7,5%/năm). GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 64,62 triệu đồng, gấp 1,6 lần so với năm 2013.
Thu ngân sách nội địa giai đoạn 2013-2020 tăng bình quân 7,5%/năm, đảm bảo cân đối thu chi ngân sách của tỉnh, có đóng góp ngân sách Trung ương, năm 2020 gấp 1,1 lần so với năm 2013.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, trong đó, tỷ trọng dịch vụ - du lịch chiếm 46,55%, công nghiệp - xây dựng 31,16%, nông - lâm - thủy sản 11,55%. Các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát huy hiệu quả trong việc góp phần phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân.
Ngành dịch vụ, du lịch được tập trung đầu tư, phát triển mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn giai đoạn 2013-2020 đạt 581.799 tỷ đồng, tăng bình quân 5,43%/năm (giai đoạn 2013-2019 tăng trưởng bình quân 12,19%), trong đó, năm 2020 đạt 68.566 tỷ đồng, tăng 44,82% so với năm 2013.
Sản xuất công nghiệp, duy trì tăng trưởng ổn định, giai đoạn 2013-2020 bình quân tăng 6%/năm, trong đó duy trì sự phát triển các sản phẩm chủ lực như thủy sản đông lạnh, đóng tàu biển, nước yến và các sản phẩm từ yến sào... Một số dự án, khu, cụm công nghiệp được hoàn thành và đưa vào hoạt động như công nghiệp đã đầu tư hoàn thành và đưa vào hoạt động như Cụm công nghiệp Diên Phú - VCN, Cụm công nghiệp Trảng É 1, Cụm công nghiệp Sông Cầu, Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong, Nhà máy nước giải khát cao cấp yến sào, Nhà máy Bia Sài Gòn - Khánh Hòa... đã góp phần tạo thêm năng lực mới phát triển của ngành công nghiệp, tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh.
Ngành nông nghiệp, tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng chuyên canh, tăng cường liên kết theo chuỗi, nâng cao giá trị gia tăng theo định hướng phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Thực hiện quy hoạch chi tiết các vùng nuôi trồng thủy sản theo dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững; phát triển đa dạng nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, cũng triển khai chính sách hỗ trợ giúp ngư dân trang bị, hiện đại hóa phương tiện đánh bắt xa bờ, kết hợp tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
II. TÌNH HÌNH THIÊN TAI NĂM 2020 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2021
1. Tình hình thiên tai năm 2020
- Đối với ảnh hưởng của nắng nóng, thiếu nước, hạn hán: Từ cuối năm 2019, đầu năm 2020 tỉnh Khánh Hòa đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của các đợt nắng nóng, thiếu nước hạn hán, kéo dài đã làm hơn 12.000 cây lúa phải bỏ vụ, hơn 17.500 cây trồng khác bị ảnh hưởng; hơn 3.400 hộ dân bị thiếu nước... Tổng thiệt hại ước tính khoảng 300 tỷ đồng.
- Đối với tình hình bão, mưa lũ: Trong mùa mưa lũ năm 2020, tỉnh Khánh Hòa đã chịu ảnh hưởng trực tiếp cơn bão số 12 năm 2020 (đổ bộ vào khu vực phía Bắc của tỉnh), ngoài ra liên tục chịu ảnh hưởng các đợt mưa lũ, ngập lụt cuối năm 2020 (do không khí lạnh tăng cường kết hợp với nhiễu động gây ra) làm thiệt hại nặng nề về người, tài sản của Nhân dân và Nhà nước, cụ thể: về người: 05 người chết, 01 người mất tích, 07 người bị thương; gần 400 ngôi nhà bị sập, hư hỏng; trên 66.500 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; gần 1.300 ha lúa, 1.500 ha hoa màu, cây ăn quả bị hư hỏng, nhiều đầm nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại hoàn toàn; nhiều công trình thủy lợi, giao thông, hệ thống điện, thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhà xưởng và các cơ sở sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, bị thiệt hại nặng nề... Tổng thiệt hại ước tính trên 260 tỷ đồng
2. Tình hình thiên tai trong 06 tháng đầu năm 2021
- Bão, áp thấp nhiệt đới: Có 04 cơn bão và 02 áp thấp nhiệt đới bắt đầu hoạt động ở vùng biển phía Bắc biển Đông nhưng không ảnh hưởng đến thời tiết tỉnh Khánh Hòa.
- Nắng nóng: Nắng nóng xuất hiện cục bộ tại phía Nam và Tây Nam tỉnh từ tháng 4 và không gay gắt như mọi năm. Thời gian cao điểm của nắng nóng năm nay xảy ra vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 với đợt nắng nóng dài nhất 21 ngày (từ 23/7 - 12/8), nhiệt độ cao nhất từ 38,7 - 39,7ºC.
III. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
Trước tình trạng biến đổi khí hậu, những bất thường và cực đoan của thời tiết ngày càng gia tăng và phức tạp hơn, ngoài ra hiện nay tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 đang ảnh hưởng đến tỉnh Khánh Hòa trở thành mối đe dọa thường xuyên đối với sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh. Việc xây dựng và ban hành Phương án để phòng, chống và khắc phục hậu quả ứng với các loại hình thiên tai, mà trước hết là ứng phó bão, lũ, mưa lớn, sạt lở đất, động đất, sóng thần... để các cơ quan, đơn vị, người dân thực hiện là cần thiết nhằm giảm thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước, Nhân dân. Đặc biệt Phương án sẽ cập nhật, bổ sung một số nội dung theo các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành về thiên tai của Quốc hội, Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương như: Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai; về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai; phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó thiên tai,... để nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của Phương án.
- Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013;
- Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;
- Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai;
- Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai;
- Kế hoạch số 6027/KH-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phối hợp ứng phó tai nạn hàng không dân dụng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
- Kế hoạch số 6028/KH-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phối hợp ứng phó tai nạn tàu thuyền trên biển để các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh căn cứ thực hiện;
- Kế hoạch số 2531/UBND-KT ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị định số 160/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
- Kế hoạch số 9432/KH-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
- Quyết định số 2807/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hòa.
1. Mục đích
Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các địa phương có cơ sở để chỉ đạo, phối hợp chỉ huy các hành động, biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, đặc biệt giảm thiệt hại về người và tài sản.
Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố và chỉ huy, điều hành và tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác phòng chống thiên tai.
2. Yêu cầu
Các cấp các ngành thực hiện có hiệu quả phương châm “Bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”; hoàn thành việc di dời, sắp xếp và ổn định đời sống Nhân dân vùng thường xuyên xảy ra thiên tai.
Bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân, tài sản của Nhà nước, giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội.
Bảo đảm an toàn cho hệ thống đê điều, hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa nước lớn, các hồ gần nơi khu dân cư đông đúc hoặc gần trung tâm kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng quan trọng ở hạ du công trình thủy lợi.
Đảm bảo giao thông được thông suốt trong mọi tình huống; hoàn thành hệ thống thông tin liên lạc từ cấp tỉnh đến cấp xã (hữu tuyến, vô tuyến, di động, lực lượng hỏa tốc).
Các tổ chức và cá nhân chấp hành nghiêm các mệnh lệnh, hướng dẫn của chính quyền, cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống, ứng phó thiên tai; đồng thời tự giác tham gia cùng với các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Tại Phương án này, chỉ đánh giá chi tiết mức độ rủi ro thiên tai và khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi thiên tai cho các loại hình thiên tai cơ bản thường xuyên xảy ra và gây thiệt hại lớn trên địa bàn tỉnh gồm: (1) Bão, áp thấp nhiệt đới; (2) Ngập lụt, lũ, lũ quét, sạt lở đất; (3) Động đất, sóng thần.
PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ BÃO, ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI
I. KỊCH BẢN XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
1. Nội dung kịch bản
Theo bản tin dự báo từ Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Trung Bộ, một cơn bão đã hình thành trên biển Đông, sức gió mạnh nhất ở vùng tâm bão mạnh cấp 10 (tức là từ 89 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, 12. Dự báo trong 24 giờ tới bão di chuyển theo hướng Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25 km và có khả năng đổ bộ vào đất liền tỉnh Khánh Hòa. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với triều cường nên biển động mạnh, sóng biển cao 3 - 4 m. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 3, 4.
2. Các giai đoạn ứng phó với bão
Căn cứ vào diễn biến bão, vị trí tâm bão, hướng và tốc độ di chuyển của bão theo kịch bản nêu trên thì phương án ứng phó bão xây dựng theo 3 giai đoạn trước, trong và sau khi bão đổ bộ lên địa bàn tỉnh.
II. CÁC PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI ỨNG PHÓ
Để chủ động trong công tác ứng phó bão các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị quản lý hồ chứa thủy lợi, thủy điện khi nhận được thông tin bão từ Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổ chức trực ban 24/24 giờ trong thời gian xảy ra bão. Thường xuyên báo cáo công tác triển khai ứng phó và công tác khắc phục thiệt hại do bão gây ra về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tổng hợp, chỉ đạo ứng phó kịp thời với diễn biến bão.
Căn cứ tình hình diễn biến bão các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tập trung ứng phó với bão cụ thể theo các phương án sau:
Để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các đơn vị liên quan căn cứ tình hình, diễn biến của bão chủ động thực hiện sơ tán người dân theo phương án được duyệt, trong đó cần thực hiện một số nội dung như sau:
1.1. Điểm tránh trú an toàn
a) Vị trí điểm tránh trú an toàn:
- Gần nơi ở của người dân dự kiến sơ tán tránh trú;
- An toàn trước cấp gió (đối với bão, áp thấp nhiệt đới); không nằm vùng trũng thấp (đối với lũ, ngập lụt);
- Đường đến điểm sơ tán kiên cố/bán kiên cố, không bị ngập lụt,...
b) Lưu ý tại điểm tránh trú an toàn:
- Diện tích đủ rộng để đảm bảo khoảng cách an toàn phòng chống dịch.
- Bố trí tại điểm tránh trú: Diện tích 01 vị trí: 1,2 x 2 m (đảm bảo sinh hoạt và nghỉ ngơi); khoảng cách giữa 02 vị trí tối thiểu 2 m.
- Lập biển chỉ dẫn lối đi sơ tán và di chuyển 01 chiều trong điểm tránh trú an toàn.
- Lập sơ đồ vị trí, tên, địa chỉ, số điện thoại người dân để phục vụ quản lý, giám sát phòng dịch tại điểm tránh trú. (Sơ đồ vị trí người dân tránh trú).
- Có quạt thông gió hoặc ô thông gió trên cao để đảm bảo thông thoáng nhưng an toàn khi thiên tai xảy ra (bão, áp thấp nhiệt đới,...).
- Có lối đi cho người khuyết tật đảm bảo đúng kỹ thuật theo quy định của Bộ Xây dựng (nếu chưa đáp ứng được điều kiện phải có giải pháp hỗ trợ).
- Hạn chế sử dụng điểm tránh trú có nhiều cửa kính dễ đổ, vỡ do vật cứng va đập. Nếu phải sử dụng, phải có biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân (không để người dân nằm dưới cửa kính, gia cố ván gỗ che kín cửa kính và chằng chống chắc chắn).
- Sàn nhà không trơn, trượt; nếu có điểm trơn trượt phải có biển cảnh báo cho người dân (chữ viết to, theo ngôn ngữ địa phương và đặt gần nơi cảnh báo, người dân dễ quan sát).
- Tại mỗi cửa ra/vào nơi người dân tránh trú, bố trí nước rửa tay sát khuẩn hoặc nước rửa tay, bình nước, khăn lau. Treo hướng dẫn người dân rửa tay đúng cách phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc - Unicef.
- Bố trí bàn làm việc/bàn gấp tại lối đi vào điểm tránh trú để thực hiện các hoạt động phòng dịch bệnh: Đo thân nhiệt, khai báo y tế, phát khẩu trang (nếu người dân chưa có), rửa tay sát khuẩn và phát tờ thông báo các quy định người dân phải thực hiện phòng chống dịch bệnh tại điểm tránh trú an toàn.
- Bố trí treo các bảng thông báo, hướng dẫn phòng chống dịch bệnh lên tường tại khu người dân tập trung (quy định phòng chống dịch; thông điệp 5K; phương pháp rửa tay đúng cách; phương pháp dùng khẩu trang đúng cách;...). Bảng thông báo: Chữ in to, ngôn ngữ địa phương; đặt tại vị trí dễ thấy, dễ đọc.
- Khu vệ sinh cá nhân:
+ Vị trí nằm trong/gần khu người dân tập trung tránh trú. Trong trường hợp nằm tách biệt, xa hoặc ngoài trời thì cần có biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân, đặc biệt với phụ nữ, trẻ em gái, đối tượng dễ bị tổn thương.
+ Có phòng vệ sinh nam, vệ sinh nữ (biển ghi NAM, NỮ gắn ngoài cửa); nếu chỉ có 01 phòng vệ sinh phải đảm bảo kín đáo, có đèn điện đủ sáng, có chốt cài trong và biển lật thông báo “Đang sử dụng”.
+ Có giấy vệ sinh, nước sạch, xà phòng/nước rửa tay, nước khử khuẩn sàn và thiết bị vệ sinh.
+ Phòng vệ sinh phải thông thoáng (quạt thông gió hoặc ô thông gió trên cao).
+ Sàn nhà không trơn, trượt; nếu có điểm trơn trượt phải có biển cảnh báo cho người dân.
+ Lối vào, vị trí đặt thiết bị vệ sinh, rửa tay đảm bảo tiếp cận cho người khuyết tật (trong trường hợp điều kiện chưa đáp ứng phải có giải pháp hỗ trợ).
- Phòng cách ly tạm thời được sử dụng trong trường hợp phát hiện người nghi/có triệu chứng nhiễm dịch bệnh, có F0 tại điểm tránh trú an toàn. Phòng cách ly tạm thời cần xem xét:
+ Vị trí phòng bố trí cách biệt, có lối đi riêng.
+ Diện tích đặt 02 gường cho bệnh nhân, bàn và không gian làm việc cho cán bộ y tế.
+ Có biển (KHU VỰC CÁCH LY) đặt bên ngoài và rào chắn để người dân và trẻ em không đi vào khu vực.
- Bố trí bếp nấu nướng phục vụ ăn uống của người dân và lực lượng canh trực tại điểm tránh trú.
- Phòng tắm:
+ Vị trí nằm trong/gần khu người dân tập trung tránh trú. Trong trường hợp nằm tách biệt, xa hoặc ngoài trời thì cần có biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân, đặc biệt với phụ nữ, trẻ em gái, đối tượng dễ bị tổn thương.
+ Có đủ ánh sáng và xà phòng. Trong trường hợp chỉ có 01 nhà tắm thì phải có vách ngăn kín đáo, bên ngoài có biển báo (NAM, NỮ).
1.2. Sơ tán người dân
- Lập danh sách và thông báo (qua loa phát thanh, loa cầm tay, loa di động, phát tờ thông báo đến từng hộ dân, tin nhắn SMS, mạng xã hội,...) với người dân vị trí điểm tránh trú an toàn, lối đi an toàn để người dân chủ động thực hiện khi có lệnh sơ tán.
Đối với đối tượng dễ bị tổn thương, cần hỗ trợ, phải lập danh sách, phân công lực lượng hỗ trợ và thông báo cho người dân (cung cấp tên, số điện thoại cán bộ hỗ trợ cho người dân).
- Phân luồng, người cách người 2 m và bố trí người dân đến đúng vị trí đã được bố trí theo “Sơ đồ vị trí người dân tránh trú”.
- Trong lúc đi sơ tán người dân cần đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh (đeo khẩu trang, giữ khoảng cách,...).
- Tại các vùng có nguy cơ dịch bệnh rất cao/cao, xem xét việc xét nghiệm nhanh ngẫu nhiên người dân tại điểm tránh trú an toàn (có thể xét nghiệm gộp mẫu).
1.3. An ninh, trật tự
Đảm bảo an ninh, trật tự trong thời gian người dân sơ tán tại điểm tránh trú an toàn. Đặc biệt sẵn sàng tình huống:
- Hoạt động gây rối, mất trật tự, an ninh của người dân tại điểm tránh trú.
- Hành động gây rối, hoảng loạn, lo lắng khi phát hiện người nghi hoặc có triệu chứng nghi nhiễm, có F0 tại điểm tránh trú an toàn.
1.4. Vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh
- Quy định và hướng dẫn người dân vứt rác đúng vị trí, đúng thùng/túi phân loại rác (rác sinh hoạt, rác y tế). Tất cả khẩu trang y tế đã qua sử dụng phải đựng trong thùng/túi đựng rác thải y tế.
- Vị trí để thùng/túi rác đặt ở vị trí thuận lợi đi lại cho người dân, không quá xa nơi ở của người dân, không gần/đi qua phòng cách ly tạm thời, không bị ngập nước (đặt cao, khô ráo) và có biển ghi “KHU ĐỂ RÁC”.
- Thùng/túi đựng rác phải ghi rõ “Rác sinh hoạt”, “Rác y tế” và có nắp đậy kín (đối với thùng) hoặc buộc kín (đối với túi).
- Thu gom, xử lý rác thực hiện theo quy định và hướng dẫn của cơ quan y tế.
1.5. Vật tư phòng chống dịch bệnh
Ngoài các vật tư phục vụ PCTT, một số vật tư thiết yếu, bao gồm:
- Phòng chống dịch bệnh:
+ Nước rửa tay sát khuẩn.
+ Nước rửa tay có độ cồn trên 60%.
+ Khẩu trang y tế/khẩu trang vải.
+ Nước súc họng (nước muối sinh lý 9‰).
+ Thuốc nhỏ mũi.
+ Bộ bảo hộ phòng chống dịch (bộ mũ, áo, quần chống dịch cấp độ 3 - 4; kính bảo hộ; tấm che mặt; găng tay y tế; bao giầy; khẩu trang) đối với cán bộ y tế; cán bộ quản lý, giám sát điểm tránh trú; người nghi/có triệu chứng nghi nhiễm dịch bệnh tại phòng cách ly tạm thời (đặc biệt đối với điểm tránh trú an toàn trong khu vực có mức độ nguy cơ dịch bệnh rất cao/cao hoặc đã có dịch bệnh).
- Vệ sinh trong sinh hoạt:
+ Xà phòng hoặc nước rửa tay.
+ Giấy vệ sinh.
+ Nước khử khuẩn sàn và thiết bị vệ sinh.
+ Thùng/túi đựng rác thải.
1.6. Phương tiện
Ô tô chuyên chở người nghi/có triệu chứng nghi nhiễm dịch bệnh, F0 đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch bệnh đến khu cách ly, khu chăm sóc, điều trị.
1.7. Trang thiết bị y tế
- Thiết bị đo thân nhiệt.
- Các thiết bị tối thiểu (theo hướng dẫn của cơ quan y tế) xử lý trường hợp xuất hiện người nghi/có triệu chứng nghi nhiễm dịch bệnh, có F0 tại phòng cách ly tạm thời trước khi đưa đến khu cách ly, khu chăm sóc, điều trị.
1.8. Tài liệu phục vụ phòng chống dịch tại điểm tránh trú an toàn
- Mẫu khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế.
- Danh sách người dân tại điểm tránh trú an toàn: Tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, thời gian đến điểm tránh trú, thân nhiệt, tình hình sức khỏe.
- Bảng theo dõi thân nhiệt người dân trong thời gian sơ tán tại điểm tránh trú an toàn theo từng ngày (có thể kiểm tra thân nhiệt ngẫu nhiên).
- Sơ đồ vị trí người dân tránh trú.
- Thông báo các quy định người dân phải thực hiện phòng chống dịch bệnh tại điểm tránh trú an toàn.
- Thông báo/hướng dẫn treo tường:
+ Hướng dẫn rửa tay đúng cách phòng chống dịch bệnh.
+ Quy định phòng chống dịch bệnh tại điểm tránh trú an toàn.
+ Thông điệp 5K.
+ Hướng dẫn sử dụng khẩu trang đúng cách phòng chống dịch bệnh.
- Biển chỉ dẫn, cảnh báo tại phòng cách ly tạm thời, khu vệ sinh, khu tắm, các điểm trơn, trượt nguy hiểm, hướng di chuyển, khu để rác (rác sinh hoạt, rác y tế).
(Chi tiết theo Phụ lục I, II, III đính kèm)
2. Phương án đảm bảo an toàn tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản
2.1. Số lượng tàu thuyền, lồng bè các loại
a) Số lượng tàu thuyền các loại
Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện nay theo thống kê có 3.385 phương tiện tàu thuyền trong đó:
+ Số tàu thuyền đánh bắt ven bờ: 1.891 tàu;
+ Số tàu thuyền đánh bắt vùng lộng: 753 tàu;
+ Số tàu thuyền đánh bắt vùng khơi: 1.891 tàu.
(Chi tiết theo Phụ lục VI đính kèm)
b) Số lượng lồng bè
Tổng số lồng, bè trên địa bàn toàn tỉnh: 2.236 bè/89.947 lồng, trong đó:
- Huyện Vạn Ninh: 1.116 bè/38.997 lồng.
- Thị xã Ninh Hòa: 130 bè/1.647 lồng.
- Thành phố Nha Trang: 217 bè/5.237 lồng.
- Huyện Cam Lâm: 56 bè/232 lồng.
- Thành phố Cam Ranh: 717 bè/43.834 lồng.
(Chi tiết theo Phụ lục VII đính kèm)
Giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có biển chủ động cập nhật số lượng tàu thuyền, lồng bè trên địa bàn trong tương lai để có giải pháp chủ động phòng tránh thiên tai có hiệu quả.
2.2. Vị trí, quy mô các khu neo đậu tránh, trú bão
Toàn tỉnh có tất cả 26 khu neo đậu tàu thuyền, tuy nhiên khi có bão chỉ có 04 khu neo đậu tàu thuyền có địa hình khuất gió có thể neo đậu tàu thuyền tránh trú bão.
(Chi tiết theo Phụ lục V đính kèm)
2.3. Phương án đảm bảo an toàn tàu thuyền, lồng bè
Đối với cơ quan quản lý, thông tin, cứu hộ, cứu nạn tàu thuyền: Khi nhận được thông tin diễn biến tình hình của bão trên biển, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng Hải Khu vực IV, Đài Thông tin Duyên hải Nha Trang (NTR), Chi cục Thủy sản phối hợp cùng các địa phương ven biển thường xuyên theo dõi tình hình, diễn biến của bão; tổ chức chỉ đạo các đài canh trực ban 24/24 giờ phát thông tin cảnh báo về tình hình, diễn biến của bão đến các chủ phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động gần bờ, đánh bắt xa bờ nhằm hướng dẫn các phương tiện nhanh chóng di chuyển về nơi neo đậu an toàn hoặc di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm của bão.
Khi có tin bão trên biển Đông, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các địa phương liên quan rà soát số lượng tàu thuyền, lồng bè trên địa bàn quản lý, nắm bắt được số lượng cụ thể tàu thuyền đã vào bờ, số lượng tàu thuyền đang hoạt động trên biển, số thuyền viên đang tham gia đánh bắt trên các tàu thuyền, vị trí đánh bắt cụ thể của từng phương tiện để chủ động hướng dẫn các chủ phương tiện tàu thuyền, thuyền trưởng thực hiện một số công việc ứng phó bão cụ thể như sau:
- Đối với thuyền trưởng đang sử dụng phương tiện hoạt động đánh bắt trên biển:
+ Đôn đốc thuyền viên, chủ động ứng phó với bão và hỗ trợ các tàu thuyền khác khi có sự cố xảy ra.
+ Giữ liên lạc với các đài canh Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Khu vực IV, Đài Thông tin Duyên hải Nha Trang (NTR), các phòng, trạm khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản các huyện, thị xã, thành phố ven biển để nắm bắt tình hình và có biện pháp xử lý kịp thời.
+ Khi vị trí bão cách xa phương tiện: Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình của bão qua các phương tiện thông tin đã được trang bị trên phương tiện, thông báo cho tất cả các thuyền viên biết, các thuyền viên trên phương tiện phải mặc áo phao cứu sinh; kiểm tra việc chằng buộc không để các vật nặng có thể trôi trượt, cố định nắp hầm; hạ thấp trọng tâm tàu bằng cách đưa các vật nặng, cồng kềnh trên boong tàu xuống dưới hầm tàu; kiểm tra tình trạng neo và dây neo; kiểm tra sẵn sàng các phương tiện chống thủng, phao cứu sinh, xuồng cứu sinh nhanh chóng ra lệnh thu lưới cá và rời khỏi ngư trường để về nơi an toàn gần nhất, thông tin cho các tàu cá khác đang hoạt động trong cùng khu vực biết thông tin về bão để chủ động tìm nơi tránh, trú an toàn.
+ Khi vị trí bão gần phương tiện: Khẩn trương thu lưới ngay, trường hợp khẩn cấp có thể cắt bỏ lưới; xác định ngay vị trí của tàu so với vùng nguy hiểm mà bão có thể di chuyển đến, nhanh chóng di chuyển phương tiện về bờ hoặc tránh xa vùng bão có khả năng ảnh hưởng; thường xuyên theo dõi hướng di chuyển, tốc độ di chuyển của bão để quyết định hướng tàu chạy; giữ liên lạc thường xuyên với các đài trực canh ven bờ.
+ Khi tàu cá đang trong vùng bão: Bằng mọi biện pháp và kinh nghiệm điều khiển tàu cá thoát ra khỏi vùng bão; nhanh chóng thông báo cho các cơ quan cứu hộ, cứu nạn tàu thuyền, các tàu cá đang hoạt động gần vị trí tàu của mình để phối hợp tham gia ứng cứu đảm bảo an toàn.
- Đối với tàu thuyền tại các khu neo đậu: Tổ chức hướng dẫn cho ngư dân về kỹ thuật neo đậu tàu thuyền khi trú bão, các tàu thuyền nhỏ công suất máy < 20 CV có thể kéo lên bờ nhằm tránh va đập gây hư hỏng hoặc sóng đánh chìm; tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ lực lượng giúp ngư dân neo buộc lồng bè đảm bảo an toàn.
- Đối với ngư dân trên các lồng, bè, tàu thuyền đang neo đậu: Kiên quyết sơ tán người dân trên các lồng, bè, tàu thuyền đang neo đậu khi bão đổ bộ.
Công tác đảm bảo an toàn tàu thuyền, sơ tán ngư dân trên các lồng bè, tàu thuyền phải hoàn thành trước từ 02 - 04 giờ trước khi bão đổ bộ vào đất liền.
3. Phương án bảo vệ công trình phòng chống thiên tai và công trình trọng điểm
Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện có tất cả 28 hồ chứa thủy lợi, 03 thủy điện (Eakrong Rou, Sông Giang 2, Sông Chò 2) trong đó hồ chứa nước có dung tích lớn hơn 10 triệu m3 có 6 hồ (Đá Bàn, Eakrong Rou, Suối Dầu, Tà Rục, Cam Ranh, Hoa Sơn), hồ chứa nước có dung tích từ 1 triệu m3 đến 10 triệu m3 có 11 hồ; hồ chứa nước có dung tích nhỏ hơn 1 triệu m3 có 14 hồ.
Theo kết quả kiểm tra và báo cáo của các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh có:
- 10 đập, hồ chứa nước xuống cấp hoặc không đảm bảo khả năng tháo lũ qua tràn trong mùa mưa, lũ; trong đó có 08 hồ chứa nước thuộc Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (Dự án WB8) đang triển khai thực hiện (gồm: Hồ Suối Trầu, Láng Nhớt, Đồng Bò, Đá Mài, Cây Sung, Suối Luồng, Suối Lớn, Bến Ghe); 02 hồ không thuộc Dự án WB8 (gồm hồ: Cam Ranh, Đá Bàn).
- Số lượng đập bị thấm 03 cái (hồ Đồng Bò, Cam Ranh, Am Chúa), trong đó hồ Đồng Bò đang được nâng cấp sửa chữa theo Dự án WB8.
- Số lượng hồ bị sạt, trượt hư hỏng mái 06 hồ (Đá Bàn, Hoa Sơn, Suối Hành, Am Chúa, Suối Trầu, Suối Sim); trong đó hồ Suối Trầu đang được nâng cấp sửa chữa theo dự án WB8; hồ Suối Hành đang thực hiện thủ tục đầu tư, sửa chữa; hồ Đá Bàn, Hoa Sơn đang triển khai lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư sửa chữa.
Đến nay, trong khuôn khổ tiểu dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) tỉnh Khánh Hòa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa đang triển khai thực hiện thi công nâng cấp 08 đập, hồ chứa nước thủy lợi trong giai đoạn 2018-2022, với kết quả như sau:
- Đối với hạng mục sửa chữa và nâng cấp 04 hồ chứa Đồng Bò, Đá Mài, Láng Nhớt và Cây Sung và bảo hiểm công trình, công trình bắt đầu khởi công từ ngày 05 tháng 5 năm 2020 và dự kiến hoàn thành trong tháng 10 năm 2021 (thời gian thực hiện 18 tháng), đến nay khối lượng thi công đã cơ bản gần hoàn thành các hạng mục gia cố mái thượng lưu đập đất, điện vận hành và hệ thống quan trắc, đạt trên 75% khối lượng công việc theo hợp đồng.
- Đối với hạng mục sửa chữa và nâng cấp 04 hồ chứa Suối Trầu, Bến Ghe, Suối Luồng, Suối Lớn và bảo hiểm công trình, công trình bắt đầu khởi công từ ngày 04 tháng 8 năm 2020 và dự kiến hoàn thành trong tháng 01 năm 2022 (thời gian thực hiện 18 tháng), đến nay khối lượng thi công đã cơ bản gần hoàn thành các hạng mục gia cố mái thượng lưu đập đất, cống lấy nước và nhà quản lý và đang triển khai hạng mục đập đất, tràn xả lũ, điện vận hành và hệ thống quan trắc, đạt trên 55% khối lượng công việc theo hợp đồng.
Để đảm bảo an toàn các công trình đập, hồ chứa nước trong giai đoạn thi công nâng cấp, sửa chữa nâng cấp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa đã chỉ đạo Ban quản lý dự án, nhà thầu thi công đảm bảo tiến độ thi công vượt lũ chính vụ; đồng thời thực hiện đầy đủ, đồng bộ các nhiệm vụ như: Phương án ứng phó thiên tai cho đập, vùng hạ du trong quá trình thi công; chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị dự phòng, bảo đảm chủ động ứng phó trong mọi tình huống, trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo ngay cấp có thẩm quyền để xử lý; rà soát, bổ sung phương án bảo vệ công trình, bố trí người trực nghiêm túc; bên cạnh đó nếu đủ điều kiện an toàn phải tích nước hợp lý để bảo đảm phục vụ sản xuất cho vụ tới.
4. Phương án đảm bảo an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc
4.1. Phương án bảo đảm an ninh trật tự
Việc bảo đảm an ninh trật tự trước, trong và sau bão do Công an tỉnh chỉ đạo điều hành, lập phương án, bố trí về nhân lực để thực hiện. Khi bão, mưa lũ xảy ra Công an tỉnh chỉ đạo các Phòng PH41; PK20; PC67; PC68; PC81B... và các đơn vị thuộc Công an tỉnh thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình, đồng thời phối hợp với Công an các địa phương nắm chắc mọi diễn biến tình hình, quản lý chặt chẽ các loại đối tượng, không để tội phạm, kẻ xấu lợi dụng bão, mưa lũ hoạt động phạm tội gây thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước, Nhân dân.
4.2. Phương án bảo đảm giao thông
Hệ thống giao thông tỉnh Khánh Hòa đã được quy hoạch, sửa chữa, nâng cấp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và ứng phó thiên tai. Các tuyến giao thông chính: QL.1A, QL.26, QL.27C (tuyến Khánh Hòa - Lâm Đồng), tuyến đường Nguyễn Tất Thành nối thành phố Nha Trang với sân bay Cam Ranh, tuyến đường Tỉnh lộ 9 từ thành phố Cam Ranh đi Khánh Sơn; tuyến đường sắt Nha Trang nối liền với các tỉnh phía Bắc và Nam phục vụ cho vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ phòng chống bão, lũ được thuận lợi. Đặc biệt hiện nay thực hiện chương trình nông thôn mới thì việc kiên cố hóa bê tông các trục đường giao thông nông thôn của các xã đang từng bước được hoàn thiện, tạo thuận lợi cho người dân đi lại tốt hơn trong mùa mưa, bão.
Trong tình huống thiên tai, mưa bão, lũ lụt diễn ra, một số đoạn đường giao thông thường bị sạt lở đất, đá gây ách tắc giao thông như: QL.1A khu vực đèo Cả, QL.26 khu vực đèo Phượng Hoàng (đoạn Km27+500 - Km32+000), QL.27C khu vực đèo Khánh Lê - Lâm Đồng (đoạn Km41+500 - Km62+000), đường Nguyễn Tất Thành khu vực đèo Cù Hin (đoạn Km10+000 - Km17+000), đường Tỉnh lộ 9 (đoạn Km16+000 - Km56+300)... thường xuyên xảy ra sạt lở đất, đá gây ách tắc giao thông.
Để chuẩn bị tốt nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải khi có thiên tai xảy ra, ngay từ đầu năm Sở Giao thông vận tải và các đơn vị toàn ngành đã triển khai lập kế hoạch ứng phó thiên tai, gồm: Phòng Quản lý đô thị, Kinh tế - Hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị quản lý, duy tu đường quốc lộ, đường tỉnh (bao gồm cả đơn vị quản lý đoạn BOT quốc lộ); các đơn vị xây dựng cơ bản; các đơn vị vận tải;... để xác định trách nhiệm của từng đơn vị phục vụ khi thiên tai xảy ra. Cụ thể:
a) Đối với Sở Giao thông vận tải:
- Thực hiện điều hành chung, tổ chức đảm bảo giao thông cho hệ thống đường quốc lộ và đường tỉnh: Phương án vòng tránh, làm đường tạm, sửa chữa khẩn cấp công trình cầu, đường bị hư hỏng do thiên tai gây ra.
- Tổ chức hoạt động vận tải, phối hợp lực lượng vận tải đảm bảo giao thông trên các tuyến đường, không để bị ách tắc.
- Điều động hoạt động giao thông vận tải, đảm bảo lực lượng giao thông vận tải đáp ứng nhu cầu phục vụ khi cần huy động.
- Phân công đảm bảo giao thông hệ thống đường huyện, đường xã cho các địa phương trên địa bàn tỉnh.
- Phân công lãnh đạo, các phòng đi kiểm tra công tác chuẩn bị, dự trù của các đơn vị trong toàn ngành sẵn sàng phục vụ khi có thiên tai xảy ra.
b) Đối với Phòng Quản lý đô thị, Kinh tế - Hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố:
- Rà soát, nắm vững cơ sở vật chất, phương tiện cơ giới, máy móc thiết bị phục vụ đảm bảo giao thông vận tải ở địa bàn để chủ động, kịp thời huy động khi có nhu cầu.
- Phân công cụ thể trách nhiệm đảm bảo giao thông trên các tuyến đường, huy động lực lượng tại các đơn vị, nhà thầu ngành giao thông vận tải phối hợp trong công tác đảm bảo giao thông khi có thiên tai xảy ra.
c) Đối với các đơn vị quản lý, duy tu các tuyến quốc lộ và đường tỉnh:
- Bố trí các Hạt Quản lý cầu đường, các đội thi công trên các tuyến đường, các vị trí trọng yếu để sẵn sàng đảm bảo giao thông khi có hư hỏng công trình cầu đường, ách tắc giao thông.
- Kiểm tra, chuẩn bị vật tư dự phòng; khảo sát nắm bắt vị trí các mỏ vật liệu để thuận lợi khai thác phục vụ đảm bảo giao thông.
- Có kế hoạch, phương án ứng phó khi xảy ra các sự cố như sập cầu, sạt lở, tắc đường.
d) Đối với các đơn vị xây dựng cơ bản:
- Sử dụng lực lượng phương tiện xe tải, xe cơ giới phục vụ thi công đảm bảo giao thông khi có thiên tai xảy ra.
- Theo địa bàn khu vực, thành lập các đội xung kích để hỗ trợ các đơn vị quản lý tuyến đường khi được huy động.
- Xe máy, thiết bị sẵn sàng cơ động, ứng phó sửa chữa đối với các tuyến đường, các cầu bị ách tắc, hư hỏng do thiên tai gây ra.
e) Đối với các đơn vị vận tải:
- Chuẩn bị lực lượng phương tiện vận tải sẵn sàng cho cơ động vận tải và điều động khi cần thiết.
- Chủ động dự trữ nhiên liệu, vật tư thiết bị phục vụ.
- Có kế hoạch, phương án điều động lực lượng, phương tiện vận tải khi có tình huống xảy ra.
4.3. Phương án bảo đảm thông tin liên lạc
a) Hiện trạng mạng lưới bưu chính của tỉnh:
- Toàn tỉnh có 50 bưu cục cấp I, II, III và 89 điểm bưu điện văn hóa xã, tất cả các bưu cục và điểm bưu điện văn hóa xã đều có điện thoại liên lạc nội tỉnh và liên tỉnh.
- Mạng đường thư cấp I bao gồm: Đường thư ôtô chuyên ngành gồm các tuyến thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang, tuyến Nha Trang - Đà Nẵng, tuyến Bình Định - Nha Trang; tuyến đường tàu hỏa Bắc - Nam; tuyến thư máy bay gồm có 2 tuyến Hà Nội - Nha Trang và thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang.
- Mạng đường thư cấp II (nội tỉnh) bao gồm 4 tuyến: Nha Trang - Diên Khánh - Cam Lâm - Cam Ranh; Nha Trang - Ninh Hòa - Vạn Ninh; Khánh Vĩnh - Diên Khánh; Khánh Sơn - Cam Ranh.
b) Hiện trạng mạng lưới viễn thông gồm:
- Đài Thông tin Duyên hải Nha Trang;
- Trung tâm Tần số vô tuyến điện Khu vực VII;
- Viễn thông Khánh Hòa;
- Viettel Khánh Hòa;
- Trung tâm Mạng lưới MobiFone miền Trung;
- Trung tâm Dữ liệu tỉnh Khánh Hòa.
Các mạng thông tin di động đã được phủ sóng rộng khắp trên địa bàn tỉnh, phục vụ tốt công tác thông tin liên lạc trong khi bão, lũ xảy ra.
c) Phương án đảm bảo thông tin liên lạc khi có bão, mưa lũ xảy ra:
Các đơn vị, doanh nghiệp ngành thông tin và truyền thông cần triển khai các biện pháp cơ bản đảm bảo thông tin liên lạc, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng chống thiên tai, ứng phó đối với bão, bão mạnh, siêu bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn; đảm bảo thông tin liên lạc luôn được thông suốt, phục vụ kịp thời và hiệu quả công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cụ thể như sau:
- Bưu điện tỉnh Khánh Hòa: Tiến hành kiểm tra thường xuyên độ an toàn mạng lưới bưu cục, điểm bưu điện văn hóa xã, các nhà trạm phương tiện và các trang thiết bị; che chắn, gia cố cho các bưu cục, điểm bưu điện văn hóa xã không bị thấm dột và tốc mái; có phương án di dời, đảm bảo sự an toàn của tài liệu và con người khi bị ngập nước do mưa lũ kéo dài.
- Các đơn vị, doanh nghiệp có hạ tầng kỹ thuật viễn thông:
+ Triển khai các biện pháp kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ, trước mùa mưa bão các công trình dạng tháp, có kết cấu cồng kềnh, đảm bảo an toàn khi có bão, lũ xảy ra. Khi có thông tin về thiên tai chuẩn bị đổ bộ, nhanh chóng triển khai các biện pháp gia cố khẩn cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo an toàn khi có bão, lũ xảy ra. Chủ động di dời kịp thời trang thiết bị kỹ thuật ra khỏi vùng dự báo chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão mạnh, siêu bão trước khi bão đổ bộ.
+ Đảm bảo hạ tầng mạng lưới hoạt động thông suốt trong mọi tình huống thiên tai; nhất thiết phải có phương án dự phòng cho các tình huống xấu có thể xảy ra như mất điện, đổ cột, đứt cáp,... để đảm bảo phục vụ sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp. Trong trường hợp hệ thống chuyển mạch hay truyền dẫn bị sự cố thì phải cố gắng xử lý để duy trì thông tin liên lạc bằng hệ thống điện thoại cố định hoặc di động. Nếu các mạng đều không liên lạc được thì dùng các máy thông tin di động vô tuyến sóng ngắn CODAN hoặc sử dụng mạng thông tin chuyên dùng Inmarsat để liên lạc và phục vụ sự chỉ đạo điều hành của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp.
- Đài Thông tin Duyên hải Nha Trang: Triển khai phát các bản tin dự báo thời tiết, thiên tai trên tần số 7906 kHz và 8294 kHz theo đúng quy chế báo bão, lũ để hướng dẫn, kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển chủ động tránh bão, đảm bảo an toàn hoặc về nơi trú ẩn, sơ tán ra khỏi khu vực ảnh hưởng của thiên tai, thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của tỉnh; trực canh ở tần số 7903 kHz để thu các thông tin gọi cấp cứu của các phương tiện nghề cá, đồng thời báo cáo kịp thời cho Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để chỉ đạo, xử lý.
- Trung tâm Tần số vô tuyến điện Khu vực VII: Kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ các kênh liên lạc trên băng tần (7900-8000) kHz của ngư dân trang bị máy thu/phát tầm xa; các kênh gọi 7903 kHz, kênh thu dự báo thiên tai 7906 kHz và các tần số cấp cứu hàng hải quốc tế; các kênh liên lạc của Đài Thông tin Duyên hải Nha Trang và của lực lượng biên phòng; các kênh liên lạc của ngư dân trang bị máy thu/phát tầm gần.
- Trung tâm Dữ liệu tỉnh Khánh Hòa: Thực hiện nghiêm túc kế hoạch, chế độ trực tại Trung tâm dữ liệu, đảm bảo duy trì sự hoạt động của hệ thống thông tin, hệ thống hạ tầng điện, báo cháy; sẵn sàng xử lý khi có sự cố phát sinh. Việc xử lý sự cố phải đảm bảo tuân thủ quy trình vận hành thiết bị. Phối hợp với đầu mối ứng cứu sự cố của các nhà cung cấp dịch vụ đường truyền Internet, đảm bảo duy trì đường truyền kết nối đến các ứng dụng dùng chung của tỉnh và các phần mềm chuyên ngành đặt tại Trung tâm Dữ liệu tỉnh.
- Trong quá trình xảy ra sự cố do thiên tai, tất cả các đơn vị ngành thông tin và truyền thông: Tổ chức các đội canh trực 24/24 để kịp thời xử lý khi xảy ra sự cố; tăng cường giám sát mạng lưới, khi xảy ra sự cố, chỉ đạo ứng cứu, xử lý kịp thời, theo thứ tự ưu tiên; quán triệt công tác đảm bảo an toàn lao động trong khi xử lý, ứng cứu thông tin; chuẩn bị phương tiện ứng cứu ở trạng thái sẵn sàng, kịp thời triển khai khi có yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; thông tin kịp thời tình hình hoạt động của các mạng thông tin vô tuyến điện, tình hình phòng chống thiên tai với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ngành và địa phương.
- Sau thiên tai, các đơn vị, doanh nghiệp ngành thông tin và truyền thông:
+ Tổ chức khắc phục hậu quả, nhanh chóng khôi phục mạng lưới, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ các cấp, các ngành trong công tác chỉ đạo, điều hành khắc phục hậu quả, công tác cứu trợ.
+ Tổ chức khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, đưa hoạt động thông tin liên lạc trở lại, phục vụ tốt nhu cầu của Nhân dân và các đơn vị, tổ chức trên địa bàn.
+ Nhanh chóng thực hiện báo cáo tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra, gửi về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ngành tổng hợp theo đúng quy định.
- Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ngành phối hợp với các cơ quan liên quan: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện đại chúng để người dân bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các dịch bệnh do thiên tai gây ra.
4.4. Phương án đảm bảo an toàn cấp điện
Để đảm bảo an toàn cấp điện khi có bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt xảy ra gây ảnh hưởng đến hệ thống lưới điện đối với tỉnh, Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa triển khai thực hiện phương án đảm bảo an toàn cấp điện theo Phương án phòng chống lụt bão năm 2021 đã được Công ty lập với các biện pháp cụ thể như sau:
a) Biện pháp thực hiện trước mùa mưa bão
- Đối với các đơn vị quản lý vận hành lưới điện:
+ Tổ chức tuyên truyền an toàn điện đến Nhân dân trước mùa mưa bão.
+ Kiểm tra tình trạng mất an toàn lưới điện, đề xuất giải pháp xử lý, ưu tiên xử lý sự cố đối với các khu vực có nguy cơ cao thường xuyên có nguy cơ xảy ra mất an toàn, hư hỏng lưới điện khi bão, lũ xảy ra.
+ Thực hiện việc kiểm tra chuyên đề “Kiểm tra toàn bộ lưới điện và trạm điện trước mùa mưa bão” bao gồm: Kiểm tra việc phát quang hành lang bảo vệ an toàn lưới điện, không để cây cối va quệt vào đường dây (chú ý giải quyết cây ngoài hành lang ở thành phố, thị xã, thị trấn có khả năng ngã đổ vào đường dây); kiểm tra móng trụ, chằng néo trụ tại các vị trí có nguy cơ bị ngã đổ trụ do xói lở, lũ quét; kiểm tra an toàn các vị trí mối nối, lèo nối, hệ thống tiếp địa, các chi tiết liên kết kim loại trên trụ điện...
+ Chuẩn bị đủ các vật tư dự phòng, phương tiện và dụng cụ thi công.
+ Tổ chức diễn tập về xử lý sự cố do lụt, bão gây ra đối với lưới điện từng khu vực.
- Đối với các đơn vị quản lý vận hành trạm phát điện trên đảo (trạm phát 100 kVA tại đảo Vũng Ngán, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang và trạm 165 kVA tại đảo Bích Đầm, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang), khi xảy ra bão, giao thông trên biển hoàn toàn bị ngưng, nên việc chủ động ứng phó các sự cố cấp điện của các trạm phát điện Diesel phụ thuộc hoàn toàn vào công tác “4 tại chỗ”. Cụ thể:
+ Thường xuyên rà soát, kiểm tra tình trạng mái, tường bao, các hệ thống chằng néo của các công trình nhà trạm phát điện Vũng Ngán, Bích Đầm để kịp thời xử lý ngay các tồn tại.
+ Kiểm tra vận hành các máy phát điện dự phòng.
+ Dự trữ đầy đủ vật tư, thiết bị, nhiên liệu phục vụ cấp điện trong thời gian bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra.
b) Biện pháp phối hợp ứng phó tình huống có thể xảy ra trong bão, lũ:
- Khi có bão ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh, Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc thường xuyên theo dõi diễn biến bão, lũ lụt; đồng thời thường xuyên liên lạc với các sở, ngành, địa phương liên quan để nắm bắt và xử lý kịp thời tình huống sự cố với hệ thống lưới điện do bão gây ra.
- Phương án xử lý sự cố hư hỏng lưới điện trung hạ áp (gãy đổ, ngập nước cột điện, TBA phụ tải, TBA trung gian...): Tiến hành cô lập nhánh (đoạn tuyến) bị sự cố khỏi lưới điện đang vận hành, khôi phục cấp điện các khu vực không bị hư hỏng lưới điện theo phương án cấp điện khi xảy ra lụt bão. Nếu nhận thấy điều kiện thời tiết cho phép, Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa sẽ điều Đội xung kích PCLB của các đơn vị quản lý vận hành lưới điện ở các điện lực, xí nghiệp xây lắp công nghiệp triển khai giải quyết sự cố, xử lý những điểm bị lụt bão tác động đến lưới điện, công trình điện để sớm khắc phục cho khu vực bị bão lụt gây hư hại. Trong trường hợp cấp bách Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa quyết định huy động máy phát điện để cấp điện cho các khu vực ưu tiên trong thành phố Nha Trang.
c) Biện pháp khắc phục sau bão, lũ:
Ngay sau khi bão tan, lũ, ngập lụt đã rút, Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa tiến hành điều động lực lượng giải quyết sự cố, xử lý những điểm lụt bão tác động đến lưới điện, công trình điện sớm khôi phục lại mạng lưới cấp điện phục vụ người dân.
5. Phương án phối hợp chỉ đạo phòng tránh, ứng phó và tìm kiếm cứu nạn
- Khi có thiên tai, bão, lũ mọi hoạt động phòng ngừa và triển khai công tác ứng phó với bão và tìm kiếm cứu nạn đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh có sự phối hợp chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 5; trong đó, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh làm tham mưu cùng với sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành.
- Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của tỉnh đặt tại Chi cục Thủy lợi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ tổng hợp, tham mưu Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ huy, điều hành mọi hoạt động về ứng phó, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn toàn tỉnh.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì hiệp đồng và tổ chức điều hành việc tiếp nhận các lực lượng, phương tiện ứng cứu chi viện của Trung ương, Bộ Quốc phòng, Quân khu 5,...; trực tiếp phụ trách công tác cứu hộ, cứu nạn thiên tai, hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị của Bộ, Quân khu và các lực lượng khác trên địa bàn để sẵn sàng cơ động ứng cứu các trọng điểm, tổ chức tìm kiếm cứu nạn trên các khu vực cửa sông, cửa biển và trên biển từ 40 hải lý trở vào đất liền; phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cảng vụ Hàng hải Nha Trang, Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Khu vực IV, Đài Thông tin Duyên hải Nha Trang và các địa phương tổ chức thu nhận, xử lý thông tin tai nạn, sự cố trên biển, tổ chức kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền tránh trú bão, phối hợp thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển.
- Từng cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức lực lượng thường trực của mình, đảm nhiệm các lĩnh vực cụ thể được phân công theo điều hành chung; phân công cụ thể và xác định rõ vai trò chỉ huy thích hợp theo từng tình huống. Tình huống nào được xác định theo nhiệm vụ của từng ngành thì chỉ huy, điều hành trực tiếp tại hiện trường thuộc về cơ quan, đơn vị đó. Các cơ quan, đơn vị chức năng kịp thời tiếp nhận, báo cáo và tham mưu xử lý cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
6. Phương án huy động nguồn nhân lực ứng phó
Lực lượng và phương tiện tham gia công tác ứng phó với bão mạnh, siêu bão được bố trí tại công sở hay vị trí đóng quân của từng cơ quan, đơn vị; khi có tình huống bão đổ bộ trực tiếp Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh sẽ căn cứ vào tình hình thực tế, khu vực bão ảnh hưởng để điều động lực lượng ứng cứu cho phù hợp.
a) Lực lượng thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:
- Khối bộ đội địa phương: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (50 đồng chí); Trường Quân sự; Trung đoàn BB974, cTS21, cTT18; các Đại đội TG74, cCB19, Trung đội KSQS, Trung đội vệ binh; các kho, trạm, xưởng...
- Khối huyện (thị xã, thành phố): Cơ quan quân sự, dân quân cơ động các huyện, thị xã, thành phố, dân quân các xã, phường, thị trấn.
b) Lực lượng hiệp đồng các đơn vị trên địa bàn:
- Học viện Hải Quân: 100 đồng chí;
- Trường Sĩ quan Thông tin: 100 đồng chí;
- Công ty Xăng dầu Quân đội KV3: 20 đồng chí;
- Trường Trung cấp Kỹ thuật Miền Trung: 50 đồng chí;
- Trường Sĩ quan Không quân: 200 đồng chí;
- Vùng 4 Hải Quân: 200 đồng chí;
- Sư đoàn Bộ binh 305/Quân khu 5: 75 đồng chí;
- Sư đoàn Phòng không 377/Phòng không không quân: 100 đồng chí;
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: 100 đồng chí;
- Lữ đoàn công binh 293: 30 đồng chí;
- Kho 858/Cục Kỹ thuật/Hải quân: 20 đồng chí;
- Hải đoàn 32/Cảnh sát biển 3: 20 đồng chí;
- Bệnh viện 87/Tổng cục Hậu cần: 13 đồng chí;
- Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Khu vực IV: 20 đồng chí;
- Lữ đoàn Không quân 954/Hải quân: 20 đồng chí;
- Trung đoàn Tàu ngầm 196 Hải quân: 20 đồng chí;
- Lữ đoàn Tàu ngầm 189/Hải quân: 20 đồng chí;
- Tiểu đoàn bảo quản tăng: 674/QK5: 20 đồng chí;
- Các đơn vị còn lại (Nhà máy 753, Tiểu đoàn TT1/eTT 132, Tiểu đoàn TT15/eTT 132): Mỗi đơn vị 30 - 50 đồng chí. c) Lực lượng y tế:
- Lực lượng cấp cứu điều trị cơ động, lưu động:
+ Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố chuẩn bị 01 Đội phòng chống dịch lưu động và 01 Đội cấp cứu lưu động.
+ Các bệnh viện tuyến tỉnh, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản thành lập 01 đội cấp cứu lưu động; riêng Bệnh viện Đa khoa tỉnh thành lập 02 đội (mỗi đội 05 người với đầy đủ cán bộ chuyên môn).
- Lực lượng xử lý môi trường, phòng chống dịch:
+ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh: 02 đội cơ động (mỗi đội 05 thành viên gồm 01 bác sỹ, 03 cán bộ chuyên môn, 01 lái xe);
+ Bệnh viện Da liễu: 01 đội cơ động (04 thành viên gồm 01 bác sỹ, 02 điều dưỡng, 01 lái xe);
+ Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố thành lập mỗi đơn vị 01 đội gồm 05 đồng chí (02 bác sỹ hoặc y sỹ, 03 điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên).
d) Lực lượng cấp huyện: Các địa phương trong tỉnh chuẩn bị.
7. Phương án dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm
7.1. Vật tư, phương tiện, trang thiết bị
Các đơn vị và địa phương được giao phải chuẩn bị tốt các vật tư, phương tiện và trang thiết bị ứng cứu của mình, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có lệnh điều động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
7.2. Nhu yếu phẩm
- Lương thực, nhiên liệu:
Gạo, mỳ tôm, nước uống, nhiên liệu,... phục vụ công tác hậu cần chuẩn bị ứng phó với trước khi bão đổ bộ hay sau bão trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố được chuẩn bị chu đáo.
Tại tuyến tỉnh, Sở Công thương chỉ đạo các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại xây dựng và triển khai phương án dự trữ hàng hóa thiết yếu; chủ yếu là mì gói, lương khô, nước uống đóng chai, lương thực xăng dầu... phục vụ công tác hậu cần chuẩn bị ứng phó trước và sau khi bão đổ bộ, sẵn sàng cung cấp cho các vùng chịu ảnh hưởng của bão mạnh, siêu bão và sự điều động của cấp trên.
- Về thuốc cơ số thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế:
Khi có bão mạnh, siêu bão xảy ra Sở Y tế phát lệnh điều động các đội cơ động của các đơn vị trong ngành, phát lệnh điều động các cơ số thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh phục vụ công tác phòng chống lụt, bão; các Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh các Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố bố trí 01 xe ô tô, và cơ số thuốc, hóa chất và trang thiết bị dung cụ y tế phục vụ bão mạnh, siêu bão trong phạm vi toàn tỉnh. Cụ thể:
- Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh chuẩn bị 20 cơ số thuốc, hóa chất để phòng chống dịch và khử khuẩn.
- Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản chuẩn bị 02 cơ số thuốc, hóa chất và các trang thiết bị dụng cụ y tế.
- Các Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và các Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố: Mỗi đơn vị 03 cơ số thuốc, hóa chất và trang thiết bị dụng cụ y tế.
- Các Bệnh viên chuyên khoa tuyến tỉnh: Mỗi đơn vị chuẩn bị 01 cơ số thuốc, hóa chất và trang thiết bị dụng cụ y tế.
(Chi tiết theo Phụ lục XII đính kèm)
8. Phương án khắc phục hậu quả
a) Trong quá trình bão mạnh, siêu bão xảy ra
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị thường xuyên cập nhật tình hình thiệt hại do bão mạnh, siêu bão gây ra và báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tình hình thiệt hại của địa phương, đơn vị theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra. Trong đó chú trọng công tác thống kê thiệt hại nhanh chóng và chính xác các thiệt hại về người (tên tuổi, quê quán, tình trạng: chết, mất tích, bị thương..., lý do); số lượng nhà cửa bị hư hỏng, ngập lụt; số lượng gia cầm, gia súc bị chết; diện tích cây trồng thiệt hại...
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố là người tổng chỉ huy trực tiếp và huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó thiên tai; chịu trách nhiệm thực hiện chỉ huy, chỉ đạo của các cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai cấp trên trong công tác khắc phục hậu quả thiên tai.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức đưa người dân sơ tán, di dời trước bão về nơi ở cũ an toàn; tổ chức cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm, bố trí chỗ ở tạm cho các hộ mất nhà cửa hoặc bị hư hỏng nặng.
- Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh về các địa bàn phụ trách theo sự phân công để phối hợp chỉ đạo trong quá trình bão mạnh, siêu bão xảy ra.
- Các lực lượng địa phương phối hợp với các lực lượng vũ trang, sở, ban, ngành tiếp tục công tác ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu người bị nạn.
- Nhanh chóng thống kê thiệt hại, xác định nhu cầu cứu trợ.
- Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo yêu cầu của cấp trên để kịp thời ứng phó và cứu trợ khẩn cấp.
- Thông tin khẩn cấp cho cấp trên về tình hình ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn và yêu cầu ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn khi vượt quá khả năng.
- Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhân dân và Nhà nước tại khu vực xảy ra thiên tai.
- Huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, nhu yếu phẩm, tổ chức khắc phục hậu quả:
+ Chăm sóc, điều trị người bị thương.
+ Thăm hỏi, động viên các gia đình có người chết, bị thương.
+ Khắc phục hệ thống điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc.
+ Vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh.
+ Khôi phục nhà cửa, cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, bưu điện, thủy lợi, tàu thuyền, thủy sản, cây xanh, cơ sở sản xuất, hỗ trợ nông dân khôi phục và tổ chức sản xuất nông nghiệp…
+ Cảnh báo người dân biết những nguy hiểm để người dân cảnh giác, đề phòng khi khắc phục hậu quả.
- Xác định nhu cầu trang bị vật tư, phương tiện cần thiết của địa phương để phục vụ công tác khắc phục hậu quả.
- Tổ chức bình ổn thị trường.
- Vận động, tiếp nhận và phân phối kịp thời các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cứu trợ về lương thực, thực phẩm, thuốc men, hỗ trợ kinh phí cho người dân bị thiệt hại sớm ổn định cuộc sống, nhất là hộ gia đình chính sách, hộ đặc biệt nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Tổng hợp, báo cáo lên cấp có thẩm quyền về tình hình thiệt hại và kết quả triển khai công tác khắc phục tại địa phương.
b) Kết thúc bão mạnh, siêu bão
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố chủ động hướng dẫn các xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) thủ tục đánh giá thiệt hại cụ thể như sau:
- Hướng dẫn các địa phương thành lập Hội đồng kiểm tra do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thành lập bao gồm chính quyền cấp xã và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành của huyện;
- Hội đồng kiểm tra về địa phương xác minh thiệt hại, lập Biên bản kiểm tra tình hình thiệt hại;
- Các địa phương lập Bảng kê thiệt hại chi tiết đến từng đối tượng (danh sách hộ, diện tích thiệt hại) do thiên tai gây ra;
- Lập tờ trình đề nghị của Ủy ban nhân dân xã về nhu cầu hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại nhằm khôi phục sản xuất trình Ủy ban nhân dân huyện thẩm định;
- Báo cáo thẩm định của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố về tình hình thiệt hại trên địa bàn quản lý;
Các văn bản thủ tục nêu trên được Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tổng hợp và lập tờ trình về nhu cầu hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại nhằm khôi phục sản xuất trên địa bàn huyện gửi về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét hỗ trợ.
Tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ, tái thiết cho người dân sau thiên tai...
PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ NGẬP LỤT, LŨ, LŨ QUÉT, SẠT LỞ ĐẤT
I. KỊCH BẢN XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
1. Nội dung kịch bản
Kịch bản được xây dựng với tình huống mưa lớn, lũ xuất hiện do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh tăng cường nên trên địa bàn tỉnh xuất hiện các đợt mưa lớn, lượng mưa trong 24 giờ từ 200 - 500 mm. Các sông trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa xuất hiện lũ lớn vượt mức báo động III từ 1 m; đạt mức lũ lịch sử hoặc cao hơn mức lũ lịch sử ở nhiều hạ lưu sông trên địa bàn tỉnh làm ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh. Ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 2, 3.
2. Các giai đoạn ứng phó
Căn cứ vào diễn biến mưa, lũ thì phương án ứng phó lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất được xây dựng theo 3 giai đoạn trước, trong và sau khi mưa, lũ ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh.
Đặc điểm mưa lũ tỉnh Khánh Hòa: Mùa mưa lũ trên địa bàn tỉnh thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 12, đồng thời các hệ thống sông trên địa bàn đều ngắn, dốc làm lũ lên nhanh. Nước lũ không chỉ chảy trong dòng chính mà còn chảy tràn qua đồng bằng với biên độ dao động lớn gây ngập lụt cho các vũng trũng thấp, tăng nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ suối. Đồng thời địa hình tỉnh đa số là núi, miền đồng bằng rất hẹp, vì vậy khi mưa lũ xảy ra nguy cơ sạt lở đất tại các vùng đồi, núi là rất lớn, đặc biệt là 02 huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh và thành phố Nha Trang.
Để chủ động phòng, chống và ứng phó với lũ, lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn gây ra nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại, các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện một số giải giải pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai cơ bản là: chú trọng xây dựng quy hoạch khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch; quy hoạch, xây dựng công trình phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, công trình hạ tầng giao thông, trong đó chú trọng đảm bảo khả năng tiêu thoát lũ...
Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và khả năng đối phó với thiên tai của mỗi người dân và cộng đồng. Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn cho các lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách và lực lượng nhân dân địa phương. Hoàn thiện các chính sách, chế độ khuyến khích người dân tham gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp và tận dụng được điều kiện tự nhiên trên đất liền, trên biển.
Trong tình huống mưa lũ xảy ra trên địa bàn tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động ứng phó; sử dụng lực lượng, phương tiện tham gia thực hiện sơ tán dân như đối với tình huống ứng phó bão, áp thấp nhiệt đới, tuy nhiên chú trọng công tác sơ tán dân tại các vùng đồng bằng trũng thấp, ngập lụt, vùng gần các bờ sông có nguy cơ sạt lở; sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở đất, đá tại các huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, thành phố Nha Trang; chú trọng công tác chuẩn bị cứu nạn người dân tại các vùng có nguy cơ chia cắt giao thông, ngập lụt sâu bởi mưa, lũ.
1. Đối với các địa phương, cơ quan, đơn vị
- Chỉ đạo và tổ chức trực ban 24/24 giờ trong các ngày xảy ra mưa lớn, lũ, lũ quét tại các cơ quan, đơn vị tại địa phương, theo dõi sát diễn biến mưa, lũ; bố trí lãnh đạo chủ chốt thường trực để xử lý các tình huống do mưa, lũ gây ra. Tăng cường cán bộ xuống các địa bàn để chủ động tổ chức thực hiện phương án ứng phó với mưa, lũ kịp thời và hiệu quả.
- Kiểm tra kết quả thực hiện việc bảo đảm an toàn cho dân ở vùng trũng thấp, vùng bị ngập sâu, vùng có nguy cơ bị sạt lở; thực hiện các phương án sơ tán dân; có biện pháp bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn.
- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để ứng cứu khi có yêu cầu.
- Chủ động tổ chức cắm biến báo, bố trí lực lượng ứng trực chốt, chặn, cấm người, phương tiện qua lại ở những đoạn đường bị ngập và những nơi có dòng chảy xiết; cấm người dân vớt củi trên sông, cầu, cống, ngầm tràn.
- Chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện thực hiện phương án đảm bảo an toàn hồ chứa; thực hiện tích nước xả lũ hợp lý nhằm hạn chế ngập lụt vùng hạ du.
- Chỉ đạo việc dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác, nhất là đối với những vùng dễ bị chia cắt như các xã miền núi thuộc 02 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh.
- Chỉ đạo kiểm tra, rà soát, hướng dẫn ngư dân neo buộc đảm bảo các tàu, thuyền tại các khu neo đậu cửa sông nhằm tránh thiệt hại do nước lũ cuốn trôi, nhấn chìm.
- Cho học sinh trong vùng ngập lũ nghỉ học khi cần thiết.
- Chỉ đạo việc thu hoạch sớm lúa, hoa màu, các cây trồng và các sản phẩm thủy hải sản.
- Chỉ đạo đài phát thanh và truyền hình, hệ thống truyền thanh địa phương đưa tin kịp thời về mưa, lũ, lụt và công tác chỉ đạo.
- Giữ thông tin liên lạc, báo cáo kịp thời, thường xuyên về diễn biến lũ, lụt và các sự cố công trình đến các cấp có thẩm quyền để chỉ đạo.
- Đánh giá thiệt hại, tổ chức khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, phục hồi sản xuất, phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường do lũ lụt gây ra.
2. Đối với cá nhân và hộ gia đình
2.1. Phương án phòng, chống với lũ, lũ quét, ngập lụt
- Theo dõi thông tin mưa, lũ, lụt và sự chỉ đạo của chính quyền qua đài phát thanh truyền hình hoặc hệ thống truyền thanh xã, phường.
- Sẵn sàng đóng góp vật tư, phương tiện được chuẩn bị tại chỗ theo sự phân công của chính quyền để phòng chống lụt bão khi có yêu cầu.
- Dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác.
- Chủ động thu hoạch sớm lúa, hoa màu, cây trồng và các sản phẩm thủy, hải sản.
- Kiểm tra thiết bị điện trong nhà, di dời các hóa chất, thuốc trừ sâu ra khỏi nơi có nguy cơ bị ngập.
- Chủ động sơ tán ở vùng bị ngập và chấp hành chỉ đạo sơ tán của chính quyền địa phương.
- Chủ động dừng hoạt động giao thông trên sông, cầu, ngầm tràn khi thấy mưa lũ làm ngập sâu hoặc có dòng chảy xiết.
- Báo cáo ngay với chính quyền địa phương khi phát hiện thấy các sự cố do lũ, lụt gây ra.
- Tham gia và chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền trong việc huy động nhân lực, vật tư, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn.
- Không vớt củi trên sông, cầu cống, ngầm tràn.
- Chủ động cho con em nghỉ học khi thấy không an toàn bởi mưa lũ, ngập lụt gây ra.
- Chủ động tham gia công tác khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, phục hồi sản xuất, xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh do mưa lũ gây ra.
- Tham gia cứu trợ theo truyền thống “Lá lành đùm lá rách”.
2.2. Phương án phòng, chống sạt lở đất
Đối với các hộ dân sống ở các khu vực đồi, núi, vùng gần các bờ sông, suối trong điều kiện có mưa lớn, lũ quét xảy ra cần thường xuyên theo dõi thông tin dự báo về nơi mình đang sống để nắm bắt tình hình mưa lũ, thông tin sạt lở đất, đồng thời khi nhận thấy các dấu hiệu khác thường như: Bùn đá chuyển động nhanh từ trên triền dốc xuống, một số cấu trúc nhà bị nứt, có sự thay đổi bất thường của động vật như kiến bò từng đàn,... thì khẩn trương thực hiện các quy tắc sau để đảm bảo an toàn cho gia đình và bản thân:
- Khẩn trương sơ tán người và một số tài sản quan trọng đến nơi an toàn, chú trọng ưu tiên bảo vệ tính mạng là trên hết;
- Chạy nhanh ra khỏi vùng nguy hiểm khi nghe thấy tiếng động lớn hoặc những dấu hiệu bất thường;
- Tránh xa dòng chảy của sạt lở đất;
- Sau khi sạt lở đất xảy ra tiếp tục theo dõi, cập nhật thông tin liên quan đến sạt lở đất, tránh xa những khu vực sạt lở đất vẫn chưa ổn định;
- Tham gia cùng các lực lượng cứu hộ, cứu nạn khắc phục hậu quả do sạt lở đất gây ra.
Khi có mưa lớn, lũ xảy ra trên địa bàn toàn tỉnh sẽ tập trung sơ tán người tại các khu vực có nguy cơ ngập lụt tại các vùng trũng thấp; đồng thời tổ chức sơ tán người tại các vùng có nguy cơ sạt lở đất, lũ, lũ quét tại các huyện, thị xã, thành phố (trong đó chú trọng sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ ảnh hưởng lũ quét, sạt lở đất của 02 huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và thành phố Nha Trang).
(Chi tiết theo Phụ lục IX đính kèm)
PHƯƠNG ÁN PHÒNG, CHỐNG ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN
I. NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN
1. Nguy cơ động đất
Việt Nam nằm ở phần Đông Nam của mảng Âu Á, giữa mảng Ấn Độ, mảng Philippines và mảng châu Úc. Lãnh thổ Việt Nam không nằm ở rìa các mảng do vậy ít bị tác động bởi động đất so với các nước trong khu vực như Indonesia, Philippines, Malaysia. Nhưng trên lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam tồn tại hệ thống đứt gãy hoạt động phức tạp như đới đứt gãy Lai Châu - Điện Biên, đứt gãy Sông Mã, đứt gãy Sơn La, đới đứt gãy Sông Hồng, đới đứt gãy Sông Cả... do vậy động đất cũng thường xuyên xảy ra.
Từ đầu thế kỷ 20 đến nay Việt Nam đã từng ghi nhận các trận động đất mạnh ở khu vực phía Bắc cụ thể 2 trận động đất cấp 8 - 9 (6,7 - 6,8 độ Richter), hàng chục trận động đất cấp 7 (5,1 - 5,5 độ Richter) và hàng trăm trận động đất yếu hơn. Điển hình là trận động đất ở Điện Biên năm 1935 là 6,75 độ Richter xảy ra trên đới đứt gãy Sông Mã. Gần đây hơn, động đất tại tỉnh Điện Biên năm 2001 là 5,3 độ Richter có chấn tâm bên Lào, cách thành phố Điện Biên khoảng 20 km đã gây hư hại từ nhẹ đến sụp đổ hơn 2.000 ngôi nhà ở khu vực thành phố Điện Biên.
Riêng đối với tỉnh Khánh Hòa trong các năm qua, loại hình thiên tai động đất chưa gây ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh. Tuy nhiên Khánh Hòa cũng thuộc vùng phát sinh động đất ven biển Trung Bộ và Nam Bộ, dự kiến nguy cơ xảy ra động đất với cường độ Mmax 5,5 độ Richter.
2. Nguy cơ sóng thần
Cho tới nay, chưa có những bằng chứng thuyết phục để khẳng định sóng thần đã ảnh hưởng tới vùng bờ biển Việt Nam. Tuy nhiên, theo các kết quả nghiên cứu đã được thực hiện tại Viện Vật lý địa cầu, các vùng nguồn động đất ở khu vực biển Đông và lân cận có thể gây nên sóng thần ảnh hưởng tới vùng bờ biển Việt Nam như Riukiu, Đài Loan, đới hút chìm Manila, biển Sulu.
Theo tính toán của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu một trận động đất cường độ 8,3 độ Richter xảy ra ở khu vực rãnh nước sâu Manila thì có thể tạo nên sóng thần cao 2,1 m ở Nha Trang. Một trận động đất có cường độ 9,2 độ Richter ở cùng khu vực có thể tạo ra sóng thần cao 5 m ở Nha Trang, và thời gian sóng thần đi từ vùng rãnh nước sâu Manila tới vùng bờ biển Việt Nam sau khoảng 2 tiếng đồng hồ. Như vậy, nguy cơ sóng thần xảy ra và ảnh hưởng đến vùng bờ biển của tỉnh là rất lớn và cần phải được quan tâm ứng phó.
II. PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ VỚI ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN
Để việc ứng phó động đất, sóng thần được hiệu quả, mọi người dân đều phải được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và có những hiểu biết nhất định về động đất, sóng thần và các biện pháp ứng phó cơ bản khi có động đất, sóng thần xảy ra. Việc chuẩn bị ứng phó với động đất, sóng thần bao gồm 03 giai đoạn: Giai đoạn phòng ngừa, giai đoạn ứng phó, giai đoạn khắc phục hậu quả.
1. Công tác ứng phó động đất, sóng thần đối với cá nhân, hộ gia đình
1.1. Ứng phó với động đất
a) Các công việc cần làm trước khi động đất xảy ra:
- Dự trữ nước uống, lương thực tốt nhất là các loại đồ hộp, thức ăn khô như mì tôm, lương khô... vì hệ thống điện, nước có thể bị sự cố do động đất gây ra.
- Chuẩn bị sẵn đèn pin và dụng cụ sơ cứu (bông băng, thuốc men) để tại vị trí dễ lấy mang đi.
- Luôn chuẩn bị các phương tiện thông tin liên lạc như Radio dùng pin, điện thoại di động để thuận tiện nắm bắt thông tin, liên lạc khi có sự cố do động đất gây ra.
- Tháo dỡ những vật nặng phía trên giường ngủ, không đặt giường ngủ sát cửa kính.
- Các vật dụng có thể ngã, đổ nên gắn chặt vào tường và sắp xếp lại cho an toàn.
- Đối với những người ở các khu chung cư cần nắm vững các lối thoát hiểm.
- Thường xuyên theo dõi thông báo, chỉ dẫn từ các cơ quan, chính quyền địa phương; Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp.
b) Các công việc cần làm khi động đất xảy ra:
Khi động đất xảy ra, mặt đất sẽ rung động trong một thời gian ngắn có thể vài giây đến vài phút (trường hợp động đất mạnh). Chấn động có thể làm ta hoảng sợ, nhưng không có cách nào khác là phải đợi đến khi kết thúc, vì vậy yêu cầu quan trọng nhất đối với mọi người để ứng phó động đất là phải bình tĩnh.
- Nếu đang ở trong nhà, khi cảm thấy nền đất hay toàn nhà rung động, lập tức chạy đến vị trí an toàn như: chui xuống các gầm bàn chắc chắn, bàn học hoặc lách vào góc phòng để tránh các vật nặng hay mảnh vở rơi xuống đầu. Quy tắc chung là không chạy khỏi nhà khi đang có chấn động do động đất gây ra. Sau khi chấn động ngừng bình tĩnh rời khỏi phòng, nhà nếu cần (đối với các tòa nhà bị nứt hay hư hại nặng). Sau khi hết rung động hãy tắt ngay điện, nước, gaz.
- Nếu đang ở nhà cao tầng thì không chạy vào thang máy vì nó có thể ngưng hoạt động bất ngờ do mất điện. Không nên gây ùn tắc tại các cầu thang. Khi di chuyển nên có vật che đầu như gối, mũ bảo hiểm chẳng hạn, các em học sinh có thể dùng cặp sách để che đầu, nếu động đất xảy ra ban đêm thì dùng đèn pin, điện thoại để soi đường, tránh dùng nến, đèn dầu vì dễ gây hỏa hoạn.
- Nếu đang ở ngoài đường thì phải chạy tránh xa các tòa cao ốc, tường cao, cây cối và đường dây điện. Nếu đang lái xe thì ngừng ở lề đường nhưng tránh xa các vị trí có cây lớn, cột điện, dây điện, gầm cầu.
- Nếu ở gần bờ biển cần phải đề phòng sóng thần gây ra do động đất xảy ra ở đáy biển.
c) Các công việc cần làm sau động đất:
Sau khi các chấn động kết thúc có thể có nhiều hư hại và nhiều người bị nạn. Công việc đầu tiên là giúp đỡ những người bị nạn và đề phòng các sự cố hỏa hoạn do điện, gaz... gây ra. Sau đó bắt đầu đánh giá các thiệt hại và tiến hành các biện pháp khắc phục.
1.2. Ứng phó với sóng thần:
- Khi có thông tin cảnh báo về sóng thần xảy ra, dựa vào bản tin cảnh báo người dân tại các vùng ven biển của tỉnh cần chạy xa bờ biển càng nhanh càng tốt, nên tìm đến các vị trí cao để tránh sóng.
- Chấp hành nghiêm các hướng dẫn di dời của các lực lượng di dời tại địa phương.
- Đối với tàu thuyền nếu thời gian dự báo sóng thần dài cần khẩn trương chạy xa bờ biển vì sóng chỉ gây tác hại ở gần bờ biển, còn ra ngoài xa biên độ sóng dù lớn nhưng do chu kỳ dài sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tàu thuyền.
2. Công tác tổ chức ứng phó động đất, sóng thần đối với các cơ quan, địa phương, đơn vị
2.1. Tình huống 1: Động đất cấp VI trở xuống không có cảnh báo sóng thần với chấn tâm trong khu vực tỉnh Khánh Hòa hoặc ảnh hưởng do chấn tâm ở khu vực lân cận: Đối với tình huống này, mức độ ảnh hưởng nhẹ, không cần tổ chức sơ tán dân. Chủ yếu tổ chức triển khai thực hiện một số hoạt động chính như:
a) Tổ chức trực và truyền tin cho đến khi nhận tin cuối cùng về động đất từ Viện Vật lý địa cầu.
b) Củng cố và chuẩn bị trang thiết bị cần thiết nhằm sẵn sàng ứng phó với tình huống động đất cấp mạnh hơn.
2.2. Tình huống 2: Động đất cấp VII trở lên không có cảnh báo sóng thần với chấn tâm trong khu vực tỉnh Khánh Hòa hoặc ảnh hưởng do chấn tâm ở khu vực lân cận
a) Chỉ đạo thực hiện:
- Đối với cấp tỉnh: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh:
+ Chỉ đạo các sở, ngành phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham gia công tác sơ tán dân.
+ Chỉ đạo, điều động các lực lượng, phương tiện, vật tư để chi viện, tìm kiếm cứu nạn khi có động đất để hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất.
+ Chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh tổ chức trực ban, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước khi có sự cố do động đất gây ra; thường xuyên thông tin về an toàn hồ chứa đến các địa phương liên quan để phối hợp ứng phó, thực hiện sơ tán dân nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân ở các vùng hạ du hồ chứa.
- Đối với cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
+ Chỉ đạo lực lượng địa phương tham gia sơ tán dân.
+ Chỉ đạo, điều động lực lượng địa phương trong công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn.
b) Công tác tổ chức sơ tán dân:
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các xã, phường, thị trấn:
+ Tổ chức trực ban 24/24 giờ chủ trì sơ tán dân, ngừng việc sơ tán, đưa dân trở về theo chỉ đạo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh khi có cảnh báo dư chấn.
+ Huy động lực lượng kinh phí, vật tư, phương tiện tại chỗ sẵn sàng hỗ trợ vận chuyển người dân sơ tán, hỗ trợ lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm…
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức điều động lực lượng chuyên trách và dự bị phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương các cấp và các sở, ngành liên quan thực hiện sơ tán dân và đưa dân trở về an toàn.
- Công an tỉnh:
+ Chỉ đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố thực hiện bố trí lực lượng tại những khu vực người dân di dời để bảo vệ tài sản người dân.
+ Tăng cường lực lượng cảnh sát giao thông, dân quân tự vệ... điều phối giao thông, ổn định an ninh trật tự.
+ Đảm bảo an ninh trật tự, tránh trường hợp kẻ xấu lợi dụng tình hình.
+ Điều động cảnh sát giao thông phối hợp phong tỏa các cầu vượt, hầm chui cho đến khi có kết luận về độ an toàn sau động đất.
c) Công tác tổ chức tìm kiếm cứu nạn:
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:
+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các đơn vị tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn đối với người bị nạn trong tình huống nhà sập, cây lớn, trụ điện ngã đổ… do động đất gây ra, huy động lực lượng, phương tiện tiến hành cứu người kẹt trong các đống đổ nát.
+ Phối hợp với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy dò tìm, xử lý và vô hiệu hóa các vật liệu cháy nổ có thể còn sót lại, ứng phó với các tình huống hơi độc, hơi ngạt.
- Công an tỉnh tăng cường lực lượng cảnh sát giao thông điều phối giao thông, ổn định an ninh trật tự nơi xảy ra sự cố và trong quá trình tìm kiếm cứu nạn.
- Hội Chữ thập đỏ tỉnh bố trí cán bộ, phương tiện sẵn sàng phục vụ công tác sơ cấp cứu người bị nạn; tổ chức các đợt hiến máu cứu người.
- Sở Giao thông vận tải bảo đảm giao thông các tuyến đường bộ, đường sắt được thông suốt phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn; huy động phương tiện trong ngành giao thông vận tải (kể cả phương tiện của cá nhân, tổ chức kinh doanh) để phục vụ tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra động đất.
- Sở Ngoại vụ:
+ Phối hợp với Ủy ban Quốc gia tìm kiếm, cứu nạn và các cơ quan liên quan xây dựng phương thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra động đất trong khu vực.
+ Phối hợp với Công an tỉnh, Lãnh sự quán, Cục Cảng hàng không với vai trò là cầu nối để bảo trợ, giải quyết cho các đối tượng có yếu tố nước ngoài (ngoại kiều, Việt kiều).
- Sở Xây dựng huy động máy móc, thiết bị của các đơn vị, doanh nghiệp đang thực hiện xây dựng trên địa bàn tỉnh để phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các đơn vị tìm kiếm cứu nạn thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn trong các tình huống sập nhà do động đất gây ra.
- Sở Y tế:
+ Chỉ đạo tăng cường lực lượng các y, bác sĩ của các bệnh viện thực hiện công tác cứu chữa người bị thương.
+ Có chương trình hỗ trợ dịch vụ y tế, phòng, chống dịch bệnh cho khu vực bị ảnh hưởng.
+ Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và cung cấp nước sạch tại các vùng trọng điểm. Căn cứ vào tình hình sức khỏe, bệnh tật tại cộng đồng dân cư ở những vùng xảy ra động đất để hỗ trợ tăng cường cơ số thuốc, hóa chất phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân và xử lý vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn:
+ Huy động lực lượng địa phương như lực lượng dân quân, thanh niên xung kích... thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn theo chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.
- Điều động phương tiện tại chỗ phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn.
2.3. Tình huống 3: Một trận động đất có cường độ 9,2 độ Richter xảy ra ở khu vực rãnh nước sâu Manila - Philippin, dự báo có thể tạo ra sóng thần cao 5 m ở khu vực vùng biển Khánh Hòa, và thời gian sóng thần đi từ vùng rãnh nước sâu Manila tới vùng bờ biển Việt Nam sau khoảng 2 giờ.
a) Chỉ đạo thực hiện
- Đối với cấp tỉnh: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
+ Điều hành công tác sơ tán dân đối với trường hợp cảnh báo sóng thần mạnh đến nguy hiểm.
+ Chỉ đạo, điều động các lực lượng, phương tiện, vật tư để chi viện, tìm kiếm cứu nạn khi có sóng thần để hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất.
- Cấp huyện, thị xã, thành phố: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ven biển.
+ Chỉ đạo lực lượng địa phương tham gia sơ tán dân đối với trường hợp cảnh báo sóng thần mạnh đến nguy hiểm.
+ Chỉ đạo điều động lực lượng địa phương trong công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn.
b) Công tác tổ chức sơ tán dân
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ven biển:
+ Chủ trì, điều động lực lượng quân đội, dân quân trên địa bàn thực hiện sơ tán dân khu vực ven biển đến các khu vực an toàn.
+ Huy động lực lượng, kinh phí, vật tư, phương tiện tại chỗ vận chuyển người sơ tán lên các vùng an toàn đã bố trí trong trường hợp có cảnh báo sóng thần.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp với các đơn vị và địa phương ven biển tổ chức sơ tán dân khu vực ven biển trong trường hợp có cảnh báo sóng thần nguy hiểm.
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức bắn pháo hiệu đối với những tàu, thuyền sắp cập bến quay trở ra vùng nước sâu xa bờ khi có tin cảnh báo sóng thần.
- Công an tỉnh:
+ Phân công lực lượng chốt, trực tại những khu vực người dân di dời để bảo vệ tài sản người dân;
+ Tăng cường lực lượng cảnh sát giao thông điều phối giao thông, ổn định an ninh trật tự.
+ Đảm bảo an ninh trật tự, tránh trường hợp kẻ xấu lợi dụng tình hình để thực hiện trộm cắp, gây rối...
c) Công tác tổ chức tìm kiếm cứu nạn
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với lực lượng tìm kiếm cứu nạn địa phương sẵn sàng lực lượng tham gia tìm kiếm người bị nạn tại các khu vực dân cư, nhà ở do sóng thần ảnh hưởng.
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
Chủ trì, phối hợp với lực lượng tìm kiếm cứu nạn địa phương sẵn sàng trang thiết bị cứu nạn tham gia cứu nạn, tìm kiếm người mất tích, bị nạn trên biển.
- Hội Chữ thập đỏ tỉnh bố trí lực lượng, phương tiện thực hiện công tác sơ cấp cứu người bị nạn.
- Sở Giao thông vận tải huy động phương tiện trong ngành giao thông vận tải (kể cả phương tiện của cá nhân, công ty, tổ chức kinh doanh) để phục vụ tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra sóng thần.
- Sở Y tế:
+ Chỉ đạo tăng cường lực lượng các y, bác sĩ của các bệnh viện thực hiện công tác cứu chữa người bị thương.
+ Điều động lực lượng y bác sĩ, các đội cấp cứu, phương tiện, thiết bị hỗ trợ cho bệnh viện, Trung tâm Y tế dự phòng các huyện, thị xã, thành phố để kịp thời cứu thương, phòng dịch bệnh kịp thời.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo lực lượng phối hợp với lực lượng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các đơn vị tìm kiếm cứu nạn liên quan sẵn sàng trang thiết bị tham gia tìm kiếm cứu nạn trên biển và trên đất liền.
Sau khi kết thúc đợt động đất, sóng thần các cơ quan, địa phương, đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện công tác khắc phục hậu quả và đảm bảo vệ sinh môi trường do động đất, sóng thần gây ra cụ thể như sau:
3.1. Chỉ đạo thực hiện
- Đối với cấp tỉnh: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh:
+ Chỉ đạo, điều động lực lượng từ các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tham gia khắc phục hậu quả do động đất gây ra.
+ Tổng hợp chung về số liệu thiệt hại, báo cáo và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo khắc phục hậu quả khi xảy ra động đất, quyết định các biện pháp xử lý cần thiết, ổn định sau tai biến do động đất gây ra.
- Đối với cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
+ Chỉ đạo, điều động lực lượng địa phương trong công tác khắc phục hậu quả.
+ Tổng hợp chung về số liệu thiệt hại, báo cáo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo khắc phục hậu quả khi xảy ra động đất, quyết định các biện pháp xử lý cần thiết, ổn định sau tai biến do động đất gây ra.
3.2. Tổ chức thực hiện khắc phục hậu quả
- Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất biện pháp khắc phục, xử lý sự cố môi trường đối với các khu vực bị ảnh hưởng.
- Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa nhanh chóng xử lý, khắc phục cố đường dây tải điện bị hư hỏng, đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định trở lại sau ảnh hưởng của động đất.
- Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Khánh Hòa, các công ty cấp thoát nước tại các địa phương nhanh chóng xử lý, khắc phục sự cố đường ống bị hư hỏng, đảm bảo hệ thống cấp nước ổn định trở lại sau ảnh hưởng của động đất.
- Các đơn vị môi trường đô thị:
+ Thu gom, vận chuyển rác xây dựng từ các đống đổ nát do động đất.
+ Tổ chức bảo quản, mai táng xác nạn nhân vô thừa nhận mất do động đất gây ra.
- Công an tỉnh:
+ Đảm bảo an ninh trật tự trong công tác xử lý hiện trường, tránh trường hợp kẻ xấu lợi dụng tình hình.
+ Bảo đảm an ninh, trật tự trong khu vực và các chỗ ở tạm thời đối với những người dân có nhà cửa bị đổ sập.
+ Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế thực hiện việc trưng cầu giám định mẫu ADN những nạn nhân thiệt mạng không nhận dạng được.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố tổ chức quyên góp từ các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ giúp đỡ nạn nhân bị ảnh hưởng động đất để sớm khắc phục hậu quả.
- Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hòa tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, nâng giá bất hợp lý tại khu vực chịu ảnh hưởng.
- Sở Giao thông vận tải chủ trì khôi phục hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt bảo đảm hoạt động ổn định sau động đất.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ đối tượng được trợ giúp đột xuất do hậu quả động đất gây ra:
+ Hộ gia đình có người chết, mất tích;
+ Hộ gia đình có người bị thương nặng;
+ Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, cháy, hỏng nặng;
+ Hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói;
+ Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp;
+ Người gặp rủi ro động đất ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc.
- Sở Tài chính phối hợp Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong hỗ trợ kinh phí cho các huyện, thị xã, thành phố khắc phục hậu quả do động đất, khôi phục sản xuất.
- Sở Thông tin và Truyền thông đề xuất, triển khai các biện pháp khôi phục hệ thống thông tin liên lạc hoạt động ổn định sau động đất.
- Sở Xây dựng phối hợp với các địa phương chỉ đạo các chủ đầu tư công trình xây dựng thực hiện các biện pháp thu dọn vật liệu đổ nát và khôi phục các công trình xây dựng sau động đất.
- Sở Y tế:
+ Thực hiện hỗ trợ dịch vụ y tế, phòng, chống dịch bệnh cho khu vực bị ảnh hưởng.
+ Phối hợp với Công an tỉnh trưng cầu giám định mẫu ADN của những nạn nhân vô danh bị thiệt mạng, không nhận dạng được.
+ Tổ chức kiểm tra, giám sát, thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và khắc phục nguồn nước tại các vùng trọng điểm.
+ Căn cứ vào tình hình sức khỏe, bệnh tật tại cộng đồng dân cư ở những vùng xảy ra động đất hỗ trợ tăng cường cơ số thuốc, hóa chất phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân và xử lý vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.
+ Phối hợp bảo quản xác nạn nhân vô thừa nhận mất do động đất gây ra.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các xã, phường, thị trấn:
+ Chủ trì, tổ chức hướng dẫn, bố trí chỗ ở tạm thời đối với những người dân nhà cửa bị đổ sập trong thời gian chờ khôi phục.
+ Thống kê thiệt hại, báo cáo, đề xuất các biện pháp khắc phục sự cố môi trường, khôi phục sản xuất và ổn định đời sống, sinh hoạt của người dân trên địa bàn mình quản lý.
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM VÀ PHỐI HỢP TRONG ỨNG PHÓ THIÊN TAI
Tùy theo loại hình thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lũ quét... và căn cứ vào bản tin dự báo thiên tai của các đơn vị dự báo cung cấp trong đó xác định cấp độ rủi ro thiên tai ứng với từng loại hình thiên tai cụ thể, các địa phương, đơn vị tổ chức ứng phó theo sự phân công, phân cấp trách nhiệm trong ứng phó thiên tai đã được quy định tại Mục 2, Chương II, Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021.
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Hiện nay tình hình diễn biến dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, để chủ động ứng phó với thách thức kép: Thiên tai - Dịch bệnh Covid-19, các địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện chế độ trực ban đầy đủ, chủ động ứng phó thiên tai trong phạm vi quản lý; thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm được giao theo quy định tại Luật Phòng, chống thiên tai, Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều, theo các tình huống thiên tai được nêu cụ thể trong Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh và các chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng,chống dịch bệnh Covid-19. Trong đó:
1. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh
a) Chỉ đạo chung toàn tỉnh:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh - Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh;
- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
b) Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh:
Tiếp nhận và tổng hợp thông tin: Là trung tâm tiếp nhận, thu thập và tổng hợp thông tin; truyền đạt thông tin, ý kiến chỉ đạo trong phạm vi toàn tỉnh. Cụ thể:
- Báo cáo ngay cho lãnh đạo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để chỉ đạo kịp thời.
- Thông báo, truyền đạt tới các cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan về vị trí, địa điểm, thời gian, tình trạng bão xảy ra; mức độ nguy hiểm, vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão. Thông tin cần truyền đạt tới:
+ Thường trực Tỉnh ủy;
+ Ủy ban nhân dân tỉnh;
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;
+ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh;
+ Công an tỉnh;
+ Ủy ban nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng;
+ Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;
+ Cảng vụ Hàng hải Nha Trang;
+ Đài Thông tin Duyên hải Nha Trang (NTR);
+ Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Khu vực IV;
+ Một số đơn vị liên quan khác (khi cần thiết).
Các thông tin, diễn biến về thiên tai; ý kiến chỉ đạo, chỉ huy ứng phó phải được thông báo liên tục, kịp thời và chính xác cho các địa phương, cơ quan, đơn vị và Nhân dân trong vùng bị ảnh hưởng thiên tai để chủ động ứng phó, phòng tránh và cùng tham gia khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
- Theo dõi các văn bản chỉ đạo ứng phó thiên tai từ các bộ, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh. Tùy theo mức độ khẩn cấp của từng loại hình thiên tai tiến hành tham mưu cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản, thông báo, công điện chỉ đạo các sở, ban, ngành và các địa phương, đơn vị chủ động thực hiện các phương án ứng phó đối với từng cơ quan, địa phương, đơn vị.
- Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh trực tiếp về địa bàn đã được phân công để phối hợp tổ chức chỉ đạo triển khai công tác ứng phó khi xuất hiện các loại hình thiên tai khẩn cấp như bão, lũ quét, ngập lụt…
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị hoàn thành kế hoạch tu bổ đê, đập, các công trình thủy lợi đang xây dựng, đảm bảo tiến độ vượt lũ; có phương án bảo vệ an toàn cho các hồ chứa nước, đập và các công trình thủy lợi do tỉnh quản lý; phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mùa vụ, bảo vệ sản xuất ở các vùng thường xuyên bị lũ, lụt, thiên tai.
b) Chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, đơn vị quản lý hồ chứa khẩn trương tổ chức rà soát và lập quy trình vận hành các hồ chứa. Các hồ đã có quy trình vận hành cần được xem xét lại nếu không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành thì lập lại quy trình trình cơ quan có thẩm quyền xem xét trước mùa mưa lũ hàng năm.
c) Chỉ đạo công tác vận hành hồ chứa nhằm đảm bảo an toàn công trình và hạn chế ngập lụt cho vùng hạ du.
d) Phối hợp với các địa phương, đơn vị tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, quản lý chặt chẽ số lượng tàu, thuyền, lồng bè; tổ chức chỉ đạo sắp xếp, neo đậu, di chuyển tàu thuyền, lồng bè vào các khu vực neo đậu, tránh trú bão an toàn.
a) Xây dựng phương án tìm kiếm cứu nạn ứng với các tình huống thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh.
b) Chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự các huyện, thị xã, các đơn vị bộ đội địa phương phối hợp với các lực lượng quân đội hiệp đồng, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phân công lực lượng tham gia hỗ trợ người dân sơ tán tránh trú bão, áp thấp nhiệt đới, chằng chống nhà cửa và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai gây ra.
c) Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các địa phương hỗ trợ lực lượng hướng dẫn, giúp ngư dân neo buộc lồng bè, tàu thuyền đảm bảo an toàn, tổ chức vận động ngư dân trên các lồng bè, tàu thuyền chủ động rời khỏi phương tiện tàu thuyền, lồng bè tìm nơi trú, tránh an toàn khi có bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ; sẵn sàng huy động phương tiện, lực lượng phối hợp các địa phương tham gia hoạt động cứu hộ, cứu nạn tàu thuyền khi có sự cố tàu thuyền bị nạn.
4. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
a) Theo dõi tình hình diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới để chủ động tổ chức bắn pháo hiệu theo quy định về chế độ bắn pháo hiệu bão, áp thấp nhiệt đới tại Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ tại các vị trí đã được quy định trên địa bàn tỉnh.
b) Phối hợp với Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Khu vực IV, Đài Thông tin Duyên hải Nha Trang (NTR), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản) cùng các địa phương ven biển thường xuyên theo dõi tình hình, diễn biến thiên tai; tổ chức chỉ đạo các đài canh trực ban 24/24 giờ, thực hiện thông tin, cảnh báo, truyền tin về tình hình, diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới đến các chủ phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động gần bờ, đánh bắt xa bờ nhằm hướng dẫn các phương tiện nhanh chóng di chuyển về nơi neo đậu an toàn hoặc di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm của bão, áp thấp nhiệt đới.
c) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản), các địa phương ven biển và các đơn vị quản lý tàu cá trên địa bàn tỉnh khẩn trương kiểm đếm, xác định số lượng, vị trí tàu thuyền, lồng bè hiện có của địa phương; chủ động hướng dẫn sơ tán toàn bộ tàu thuyền ra khỏi khu vực có khả năng bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ tìm nơi trú, tránh an toàn.
d) Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các địa phương hỗ trợ lực lượng hướng dẫn, giúp ngư dân neo buộc lồng bè, tàu thuyền đảm bảo an toàn, tổ chức vận động ngư dân trên các lồng bè, tàu thuyền chủ động rời khỏi phương tiện tàu thuyền, lồng bè tìm nơi trú, tránh an toàn khi có bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ.
đ) Chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch, các địa phương liên quan rà soát, kiểm tra thống kê số lượng khách du lịch và nhân viên tại các khu du lịch biển đảo, tổ chức sơ tán hoặc có biện pháp đảm bảo an toàn cho du khách và các nhân viên tại các khu du lịch biển đảo.
e) Thực hiện cấm biển, cấm hoạt động của cáp treo Vinpearl Land theo yêu cầu của cấp thẩm quyền.
g) Sẵn sàng huy động phương tiện, lực lượng phối hợp các địa phương tham gia hoạt động cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố về người, tàu thuyền bị nạn.
Chỉ đạo xây dựng phương án đảm bảo an ninh, trật tự, phối hợp với lực lượng quân đội và chính quyền địa phương trong việc sơ tán dân, tham gia cứu hộ, cứu nạn và giúp dân khắc phục hậu quả; bố trí lực lượng, phối hợp với thanh tra giao thông tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông tại khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện phối hợp với các lực lượng quân đội, công an và chính quyền địa phương trong việc phòng, ứng phó các sự cố cháy nổ; phối hợp hỗ trợ sơ tán dân, tham gia cứu hộ, cứu nạn và giúp dân khắc phục hậu quả.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các đơn vị phát thanh, truyền hình, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, các cơ quan thông tấn, báo chí… tổ chức phương án đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống, đặc biệt là hệ thống thông tin liên lạc ở các vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, vùng dễ bị chia cắt và vùng có các công trình trọng điểm.
Xây dựng kế hoạch cụ thể của ngành về bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện ứng cứu và thay thế khi cầu, đường có sự cố hư hỏng, đảm bảo giao thông thông suốt, nhất là các tuyến đường lên các huyện miền núi; chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện để tham gia phối hợp xử lý khi xảy ra sự cố hư hỏng gây mất an toàn công trình giao thông nhằm đảm bảo thông suốt giao thông khi thiên tai gây ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh.
Chỉ đạo các đơn vị liên quan, các chủ đầu tư xây dựng tổ chức rà soát các công trình đang thi công như các công trình cao tầng đang xây dựng, tổ chức neo buộc, chằng chống vật tư, thiết bị thi công đảm bảo an toàn, tháo dỡ các cần cẩu, cần trục thi công trong thời điểm xảy ra bão, áp thấp nhiệt đới. Huy động xe máy thiết bị của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh để phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn khi có động đất, sóng thần xảy ra.
Chỉ đạo các doanh nghiệp, đơn vị cung ứng điện xây dựng kế hoạch, phương án đảm bảo cấp phát điện; thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng và sửa chữa kịp thời các hư hỏng của các công trình điện; chỉ đạo các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu, sẵng sàng cung cấp cho các vùng chịu ảnh hưởng của bão mạnh, siêu bão;
Chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa thủy điện xây dựng phương án đảm bảo an toàn các hồ thủy điện thuộc đơn vị quản lý theo quy trình vận hành điều tiết hồ chứa đã được phê duyệt, chủ động cắt giảm lũ cho hạ du, đảm bảo an toàn cho công trình.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sử dụng nguồn dự phòng ngân sách cấp tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ liên quan công tác ứng phó thiên tai;
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sử dụng nguồn ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện các nhiệm vụ liên quan công tác ứng phó thiên tai.
11. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội
Theo dõi chặt chẽ công tác phòng, chống thiên tai của các địa phương, đơn vị chịu trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh có phương án cân đối, ưu tiên bố trí vốn đầu tư, tu bổ sửa chữa, khắc phục công trình hư hỏng do thiên tai gây ra; đề xuất các biện pháp, chính sách hỗ trợ kịp thời về tài chính, bố trí dự phòng ngân sách để hỗ trợ cho các địa phương và các ngành để khắc phục hậu quả thiên tai.
Tổ chức theo dõi chặt chẽ công tác phòng, chống ứng phó bão, áp thấp nhiệt đới của các địa phương; chịu trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, kiểm tra việc dự phòng thuốc chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh trước, trong và sau khi thiên tai ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh; có kế hoạch chỉ đạo các đơn vị dự trữ đủ cơ số thuốc phòng và chữa trị, để có thể cung cấp kịp thời cho những vùng xảy ra thiên tai nhất là các huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và các xã vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Xây dựng phương án bố trí lực lượng y, bác sỹ tại các địa phương để chủ động sẵn sàng tham gia cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ, động đất, sóng thần gây ra.
Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố, các trường học xây dựng phương án bảo vệ trường, lớp khi có thiên tai xảy ra; chủ động đề xuất việc cho học sinh nghỉ học đối với từng vùng trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh khi có bão, áp thấp nhiệt đới, mưa, lũ lớn xảy ra và có kế hoạch học bù vào những ngày nghỉ khác.
14. Sở Tài nguyên và Môi trường
Xây dựng kế hoạch và phương án phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai theo quy định; kiểm tra việc bảo đảm công tác vệ sinh môi trường, đặc biệt về môi trường sinh thái và ô nhiễm nguồn nước trước, trong và sau thiên tai. Đồng thời, có kế hoạch phối hợp với các sở, ngành liên quan phổ biến, tuyên truyền kiến thức, kinh nghiệm về công tác vệ sinh môi trường và bảo vệ nguồn nước; chủ động chỉ đạo thực hiện công tác báo tin động đất, cảnh báo sóng thần cho các sở, ngành, địa phương và Nhân dân biết để triển khai các biện pháp phòng tránh.
- Có kế hoạch phối hợp cùng các địa phương trên toàn tỉnh tổ chức rà soát, kiểm tra hiện trạng các pano, biển quảng cáo trên toàn tỉnh; thực hiện việc chỉ đạo tháo dỡ, hướng dẫn neo buộc an toàn pano, biển quảng cáo khi có bão mạnh, siêu bão xảy ra.
- Kiểm tra, rà soát các di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là di tích cấp Quốc gia để xây dựng phương án bảo vệ, đảm bảo an toàn công trình, báo cáo kịp thời cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh trước khi bão mạnh, siêu bão xảy ra.
- Chỉ đạo bảo vệ các công trình trọng điểm: Trung tâm văn hóa, Nhà thi đấu thể thao, Bảo tàng, Thư viện (đặc biệt là bảo quản các hiện vật, tài liệu quý hiếm).
- Tổ chức kiểm tra cơ sở vật chất, đề xuất mua sắm các vật dụng để ứng phó bão mạnh, siêu bão; có kế hoạch gia cố, tu sửa cơ sở vật chất; dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm trước, trong và sau khi có thiên tai xảy ra bão mạnh, siêu bão gây ra.
Có kế hoạch xây dựng phương án phòng, chống giảm nhẹ thiên tai theo quy định, đặc biệt phương án ứng phó bão, áp thấp nhiệt đới; chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch, các công ty lữ hành, cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh có phương án ứng phó bão, áp thấp nhiệt đới; thống kê số du khách đang lưu trú tại các khu du lịch, các khu nghỉ dưỡng ven biển và trên đảo; phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng hướng dẫn sơ tán đảm bảo an toàn cho du khách khi có bão, áp thấp nhiệt đới gây ra.
17. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Đối với bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ, ngập lụt:
- Rà soát, cập nhật, xác định những khu vực nguy hiểm (kể cả khu vực thoát lũ ở hạ lưu các hồ chứa) khi xảy ra mưa, bão để đưa vào kế hoạch, phương án phòng chống bão mạnh, siêu bão của địa phương mình; có kế hoạch bố trí lực lượng sẵn sàng thực hiện việc sơ tán dân ra khỏi vùng trũng, vùng cửa sông, ven biển có nguy cơ ngập lụt bởi nước biển dâng do bão, mưa lớn gây ngập lụt; các vùng có nguy cơ sạt lở đất tại các khu vực ven sông, suối nguy hiểm đến nơi an toàn khi có tình huống xấu bởi lũ lụt, lũ quét bởi mưa lớn do bão gây ra.
- Bố trí lãnh đạo, lực lượng chuyên môn theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai công tác phòng, chống ứng phó bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ tại những vùng trọng điểm, xung yếu.
- Theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ, chủ động tổ chức việc phòng tránh, xây dựng phương án cứu hộ, cứu nạn trước khi bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ như kiểm tra, rà soát các địa điểm sơ tán dân đến. Thống kê, rà soát trang bị phương tiện cứu hộ, cứu nạn chủ động sơ tán dân khi cần thiết.
- Phối hợp các doanh nghiệp về môi trường đô thị tại địa phương rà soát cây xanh trên các tuyến đường, có phương án chặt, tỉa các cây xanh có nguy cơ ngã đổ nhằm đảm bảo an toàn giao thông khi bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ.
- Phối hợp với các Đồn biên phòng kiểm tra chặt chẽ việc trang bị, thiết bị thông tin liên lạc, phao cứu sinh và các thiết bị đảm bảo an toàn trên các tàu, thuyền trước khi ra biển. Khi có bão, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông; phối hợp với các Đồn biên phòng nắm chắc số lượng lồng bè nuôi trồng thủy sản, tàu, thuyền và ngư dân của địa phương mình đang hoạt động trên biển để hướng dẫn di chuyển phòng, tránh, kiên quyết không cho tàu, thuyền ra khơi khi có bão, áp thấp nhiệt đới diễn ra.
- Tổ chức tập huấn, diễn tập cho các lực lượng trực tiếp làm công tác phòng, chống lụt, bão, cứu nạn; chủ động xây dựng phương án đối phó, huy động mọi nguồn lực trên địa bàn để đối phó và khắc phục hậu quả; tuyên truyền, động viên từng gia đình, cụm dân cư, thôn, xã tự tổ chức dự trữ các mặt hàng thiết yếu, như lương thực, thuốc men, nước uống, nhiên liệu…; tự sơ tán đến địa điểm an toàn theo sự chỉ đạo của chính quyền địa phương khi có bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ xảy ra.
- Các địa phương thường xảy ra lũ quét, sạt lở đất... (Nha Trang, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh) cần tập trung chỉ đạo các ngành chuyên môn thực hiện tốt công tác dự báo, cảnh báo, tổ chức cắm biển báo các vùng nguy hiểm; có phương án chủ động sơ tán người và tài sản tại các vùng xung yếu đến nơi an toàn.
b) Đối với động đất, sóng thần: Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, năng lực ứng phó của người dân đối với động đất, sóng thần; thường xuyên theo dõi, cập nhật phương án sơ tán dân khi có động đất, sóng thần xảy ra; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai động đất, sóng thần.
18. Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Trung Bộ
Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Trung Bộ theo dõi thông tin diễn biến tình hình thiên tai; thực hiện việc cung cấp bản tin cảnh báo, dự báo về thiên tai đến: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; các cơ quan, tổ chức liên quan đến việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; các cơ quan, đơn vị truyền tin về thiên tai trên địa bàn tỉnh để tổ chức công tác thông tin, cảnh báo, truyền tin về tình hình thiên tai theo quy định tại Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai.
19. Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa
a) Tổ chức thực hiện các chương trình, phóng sự tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc ứng phó các loại hình thiên tai nhằm nâng cao năng lực của người dân trong công tác phòng chống ứng phó thiên tai như bão, lũ, hạn hán, động đất, sóng thần…
b) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan dự báo, cảnh báo, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các cơ quan liên quan thực hiện đưa tin chính xác, kịp thời về tình hình diễn biến thiên tai theo đúng quy định; các chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để các cơ quan, các địa phương và Nhân dân biết thực hiện và tổ chức phòng, chống.
20. Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa
Tổ chức thực hiện phương án đảm bảo an toàn mạng lưới điện, nhanh chóng khôi phục các sự cố đối với lưới điện, đảm bảo cấp điện an toàn khi có khi thiên tai gây ra sự cố mất điện ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh; có kế hoạch đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất và dân sinh, trong đó ưu tiên cung cấp điện cho các trạm bơm để phục vụ công tác chống hạn.
21. Các đơn vị quản lý hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện
a) Đối với bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ:
- Chủ động thực hiện công tác kiểm tra, sửa chữa công trình thuộc đơn vị quản lý; xây dựng phương án phòng chống lụt bão, an toàn hồ chứa trước mùa mưa lũ.
- Tổ trức trực ban 24/24 giờ trong thời gian xảy ra bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ; thường xuyên báo cáo công tác kiểm tra, rà soát, số liệu mực nước, lưu lượng xã lũ của các hồ chứa về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Trung Bộ và các địa phương liên quan để chủ động trong công tác chỉ đạo, phối hợp công tác đảm bảo an toàn hạ du, công tác đảm bảo an toàn công trình hồ chứa khi có mưa, lũ do bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ gây ra.
b) Đối với động đất, sóng thần: Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến, tình hình động đất, sóng thần; chủ động huy động lực lượng, máy móc thiết bị để khắc phục sự cố mất an toàn hồ đập do động đất gây ra, đồng thời phối hợp với các địa phương liên quan tổ chức thông báo tình hình an toàn hồ chứa đến Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, các địa phương liên quan để có kế hoạch chỉ đạo, tổ chức thực hiện sơ tán dân vùng ảnh hưởng hạ du hồ, đập đến nơi an toàn khi có sự cố mất an toàn hồ chứa do động đất gây ra.
22. Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hòa
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, nâng giá bất hợp lý, quản lý tốt thị trường, chất lượng hàng hóa trong thời gian bão mạnh, siêu bão xảy ra.
Theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác ứng phó với thiên tai của sở, ngành mình, đồng thời phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để tham gia phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
Nguồn tài chính cho công tác thực hiện phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh được sử dụng từ nguồn dự toán đã giao hàng năm cho các cơ quan, đơn vị, địa phương; nguồn dự phòng ngân sách cấp tỉnh; dự phòng ngân sách cấp huyện, cấp xã; từ Quỹ phòng, chống thiên tai của tỉnh; nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương; nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân và được sử dụng theo quy định tại Điều 9, 10, 11 của Luật Phòng, chống thiên tai./.
|
KT. TRƯỞNG BAN |
SỐ LIỆU PHƯƠNG ÁN SƠ TÁN DÂN THEO CÁC CẤP BÃO NĂM 2021
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2994/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2021 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
STT |
Địa phương |
Bão cấp độ 3 |
Bão cấp độ 4 |
Bão cấp độ 5 |
|||||||||
Xen ghép |
Tập trung |
Xen ghép |
Tập trung |
Xen ghép |
Tập trung |
||||||||
Số hộ |
Số khẩu |
Số hộ |
Số khẩu |
Số hộ |
Số khẩu |
Số hộ |
Số khẩu |
Số hộ |
Số khẩu |
Số hộ |
Số khẩu |
||
I |
Huyện Vạn Ninh |
591 |
2.402 |
842 |
4.440 |
1.100 |
4.125 |
1.281 |
5.889 |
1.532 |
5.776 |
2.184 |
8.504 |
1 |
Xã Xuân Sơn |
94 |
333 |
74 |
295 |
94 |
333 |
74 |
295 |
94 |
333 |
74 |
295 |
2 |
Xã Vạn Hưng |
31 |
119 |
16 |
63 |
90 |
301 |
87 |
305 |
280 |
956 |
325 |
1.170 |
3 |
Xã Vạn Lương |
11 |
30 |
|
|
30 |
116 |
|
|
47 |
173 |
11 |
38 |
4 |
Thị trấn Vạn Giã |
|
|
365 |
1.462 |
|
|
365 |
1.462 |
|
|
365 |
1.462 |
5 |
Xã Vạn Phú |
21 |
72 |
49 |
167 |
21 |
72 |
49 |
167 |
32 |
108 |
61 |
211 |
6 |
Xã Vạn Bình |
|
|
|
|
96 |
176 |
|
|
167 |
422 |
|
|
7 |
Xã Vạn Thắng |
|
|
|
|
146 |
642 |
97 |
383 |
146 |
742 |
242 |
683 |
8 |
Xã Vạn Khánh |
27 |
113 |
35 |
165 |
|
|
66 |
292 |
|
|
66 |
292 |
9 |
Xã Vạn Phước |
212 |
950 |
92 |
1.414 |
231 |
975 |
141 |
1.414 |
248 |
1.011 |
313 |
1.414 |
10 |
Xã Vạn Long |
79 |
308 |
12 |
38 |
87 |
331 |
15 |
49 |
92 |
347 |
19 |
60 |
11 |
Xã Vạn Thọ |
63 |
252 |
135 |
540 |
115 |
460 |
255 |
1.020 |
215 |
860 |
495 |
1.980 |
12 |
Xã Đại Lãnh |
|
|
|
|
120 |
422 |
46 |
158 |
88 |
333 |
76 |
287 |
13 |
Xã Vạn Thạnh |
53 |
225 |
64 |
296 |
70 |
297 |
86 |
344 |
123 |
491 |
137 |
612 |
II |
Thị xã Ninh Hòa |
391 |
1.471 |
5.028 |
25.137 |
133 |
476 |
6.804 |
28.388 |
470 |
2.020 |
7.044 |
33.080 |
1 |
Ninh Tây |
|
|
47 |
217 |
|
|
47 |
217 |
|
|
47 |
217 |
2 |
Ninh Sim |
100 |
360 |
|
|
100 |
360 |
120 |
420 |
100 |
360 |
300 |
1.250 |
3 |
Ninh Xuân |
|
|
82 |
270 |
|
|
82 |
270 |
|
|
82 |
270 |
4 |
Ninh Thượng |
|
|
140 |
419 |
|
|
420 |
1.257 |
250 |
1.200 |
300 |
1.500 |
5 |
Ninh Trung |
|
|
30 |
120 |
|
|
40 |
130 |
|
|
80 |
310 |
6 |
Ninh Thân |
|
|
164 |
700 |
|
|
164 |
700 |
|
|
164 |
700 |
7 |
Ninh Phụng |
|
|
111 |
373 |
|
|
134 |
448 |
|
|
134 |
448 |
8 |
Ninh Bình |
|
|
220 |
850 |
|
|
850 |
270 |
|
|
220 |
850 |
9 |
Ninh Quang |
|
|
|
|
|
|
16 |
78 |
|
|
75 |
265 |
10 |
Ninh Hưng |
|
|
30 |
130 |
|
|
145 |
640 |
|
|
155 |
686 |
11 |
Ninh Đông |
|
|
|
|
|
|
50 |
150 |
|
|
100 |
400 |
12 |
Ninh Ích |
10 |
40 |
67 |
268 |
15 |
60 |
87 |
348 |
|
|
150 |
600 |
13 |
Ninh Lộc |
|
|
97 |
256 |
|
|
197 |
394 |
|
|
458 |
1.374 |
14 |
Ninh Tân |
|
|
45 |
140 |
|
|
50 |
180 |
|
|
50 |
180 |
15 |
Ninh Hà |
254 |
953 |
410 |
1.845 |
|
|
690 |
2.742 |
|
|
719 |
2.858 |
16 |
Ninh Giang |
15 |
70 |
20 |
130 |
|
|
35 |
200 |
|
|
80 |
370 |
17 |
Ninh Phú |
|
|
79 |
247 |
|
|
79 |
247 |
|
|
79 |
247 |
18 |
Ninh Đa |
|
|
330 |
3.525 |
|
|
330 |
3.525 |
|
|
330 |
3.525 |
19 |
Ninh Hiệp |
|
|
1.993 |
8.956 |
|
|
1.993 |
8.956 |
|
|
1.993 |
8.956 |
20 |
Ninh An |
|
|
330 |
3.300 |
|
|
350 |
3.525 |
|
|
350 |
3.525 |
21 |
Ninh Sơn |
12 |
48 |
120 |
480 |
18 |
56 |
152 |
580 |
120 |
460 |
325 |
1.200 |
22 |
Ninh Thọ |
|
|
20 |
62 |
|
|
50 |
162 |
|
|
90 |
281 |
23 |
Ninh Hải |
|
|
612 |
2.621 |
|
|
612 |
2.621 |
|
|
612 |
2.621 |
24 |
Ninh Diêm |
|
|
20 |
62 |
|
|
50 |
162 |
|
|
90 |
281 |
25 |
Ninh Thủy |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
26 |
Ninh Phước |
|
|
35 |
71 |
|
|
35 |
71 |
|
|
35 |
71 |
27 |
Ninh Vân |
|
|
26 |
95 |
|
|
26 |
95 |
|
|
26 |
95 |
III |
Thành phố Nha Trang |
2.733 |
10.382 |
7.569 |
31.603 |
3.006 |
11.420 |
8.326 |
34.763 |
3.280 |
12.458 |
9.083 |
37.924 |
1 |
Xã Phước Đồng |
1.105 |
4.420 |
1.725 |
6.900 |
1.216 |
4.862 |
1.898 |
7.590 |
1.326 |
5.304 |
2.070 |
8.280 |
2 |
Xã Vĩnh Thái |
38 |
149 |
58 |
173 |
42 |
164 |
64 |
190 |
46 |
179 |
70 |
208 |
3 |
Xã Vĩnh Hiệp |
|
|
87 |
316 |
|
|
96 |
348 |
|
|
104 |
379 |
4 |
Xã Vĩnh Thạnh |
|
|
18 |
69 |
|
|
20 |
76 |
|
|
22 |
83 |
5 |
Xã Vĩnh Trung |
27 |
94 |
4 |
12 |
30 |
103 |
4 |
13 |
32 |
113 |
5 |
14 |
6 |
Xã Vĩnh Ngọc |
73 |
267 |
123 |
453 |
80 |
294 |
135 |
498 |
88 |
320 |
148 |
544 |
7 |
Xã Vĩnh Phương |
22 |
64 |
9 |
23 |
24 |
70 |
10 |
25 |
26 |
77 |
11 |
28 |
8 |
Xã Vĩnh Lương |
95 |
380 |
270 |
1.060 |
105 |
418 |
297 |
1.166 |
114 |
456 |
324 |
1.272 |
9 |
Phường Vĩnh Hòa |
37 |
128 |
63 |
209 |
41 |
141 |
69 |
230 |
44 |
154 |
76 |
251 |
10 |
Phường Vĩnh Hải |
163 |
632 |
45 |
180 |
179 |
695 |
50 |
198 |
196 |
758 |
54 |
216 |
11 |
Phường Vĩnh Phước |
|
|
250 |
1.550 |
|
|
275 |
1.705 |
|
|
300 |
1.860 |
12 |
Phường Vĩnh Thọ |
|
|
247 |
810 |
|
|
272 |
891 |
|
|
296 |
972 |
13 |
Phường Xương Huân |
|
|
621 |
639 |
|
|
683 |
703 |
|
|
745 |
767 |
14 |
Phường Vạn Thạnh |
31 |
129 |
31 |
129 |
34 |
142 |
34 |
142 |
37 |
155 |
37 |
155 |
15 |
Phường Vạn Thắng |
|
|
65 |
270 |
|
|
72 |
297 |
|
|
78 |
324 |
16 |
Phường Phương Sơn |
118 |
570 |
44 |
164 |
130 |
627 |
48 |
180 |
142 |
684 |
53 |
197 |
17 |
Phường Phương Sài |
|
|
52 |
210 |
|
|
57 |
231 |
|
|
62 |
252 |
18 |
Phường Ngọc Hiệp |
94 |
309 |
11 |
34 |
103 |
340 |
12 |
37 |
113 |
371 |
13 |
41 |
19 |
Phường Phước Tân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
20 |
Phường Phước Tiến |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
21 |
Phường Phước Hải |
|
|
221 |
1.123 |
|
|
243 |
1.235 |
|
|
265 |
1.348 |
22 |
Phường Tân Lập |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
23 |
Phường Phước Hòa |
|
|
77 |
236 |
|
|
85 |
260 |
|
|
92 |
283 |
24 |
Phường Lộc Thọ |
|
|
2.151 |
9.552 |
|
|
2.366 |
10.507 |
|
|
2.581 |
11.462 |
25 |
Phường Vĩnh Nguyên |
820 |
2.900 |
817 |
5.195 |
902 |
3.190 |
899 |
5.715 |
984 |
3.480 |
980 |
6.234 |
26 |
Phường Vĩnh Trường |
110 |
340 |
130 |
430 |
121 |
374 |
143 |
473 |
132 |
408 |
156 |
516 |
27 |
Phường Phước Long |
|
|
450 |
1.866 |
|
|
495 |
2.053 |
|
|
540 |
2.239 |
IV |
Huyện Diên Khánh |
|
|
2.093 |
8.305 |
|
|
2.512 |
9.966 |
|
|
2.888 |
11.461 |
1 |
Xã Diên An |
|
|
14 |
60 |
|
|
17 |
72 |
|
|
19 |
83 |
2 |
Xã Diên Toàn |
|
|
114 |
487 |
|
|
137 |
584 |
|
|
157 |
672 |
3 |
Xã Diên Thạnh |
|
|
67 |
298 |
|
|
80 |
358 |
|
|
92 |
411 |
4 |
Xã Diên Lạc |
|
|
100 |
360 |
|
|
120 |
432 |
|
|
138 |
497 |
5 |
Xã Diên Hòa |
|
|
99 |
415 |
|
|
119 |
498 |
|
|
137 |
573 |
6 |
Xã Bình Lộc |
|
|
417 |
1.971 |
|
|
500 |
2.365 |
|
|
575 |
2.720 |
7 |
Xã Diên Phước |
|
|
51 |
165 |
|
|
61 |
198 |
|
|
70 |
228 |
8 |
Xã Diên Thọ |
|
|
116 |
465 |
|
|
139 |
558 |
|
|
160 |
642 |
9 |
Xã Diên Đồng |
|
|
67 |
264 |
|
|
80 |
317 |
|
|
92 |
364 |
10 |
Xã Diên Tân |
|
|
5 |
18 |
|
|
6 |
22 |
|
|
7 |
25 |
11 |
Xã Diên Phú |
|
|
51 |
192 |
|
|
61 |
230 |
|
|
70 |
265 |
12 |
Xã Diên Điền |
|
|
375 |
1.070 |
|
|
450 |
1.284 |
|
|
518 |
1.477 |
13 |
Xã Diên Sơn |
|
|
25 |
125 |
|
|
30 |
150 |
|
|
35 |
173 |
14 |
Xã Diên Lâm |
|
|
164 |
593 |
|
|
197 |
712 |
|
|
226 |
818 |
15 |
Xã Diên Xuân |
|
|
137 |
568 |
|
|
164 |
682 |
|
|
189 |
784 |
16 |
Xã Suối Hiệp |
|
|
65 |
318 |
|
|
78 |
382 |
|
|
90 |
439 |
17 |
Xã Suối Tiên |
|
|
108 |
500 |
|
|
130 |
600 |
|
|
149 |
690 |
18 |
Thị trấn Diên Khánh |
|
|
118 |
436 |
|
|
142 |
523 |
|
|
163 |
602 |
V |
Huyện Cam Lâm |
4 |
18 |
1.767 |
8.165 |
50 |
250 |
1.767 |
8.165 |
|
|
1.817 |
8.415 |
1 |
Suối Cát |
|
|
537 |
2.593 |
|
|
537 |
2.593 |
|
|
537 |
2.593 |
2 |
Suối Tân |
|
|
297 |
1.870 |
|
|
297 |
1.870 |
|
|
297 |
1.870 |
3 |
Sơn Tân |
|
|
40 |
193 |
|
|
40 |
193 |
|
|
40 |
193 |
4 |
Cam Tân |
|
|
72 |
271 |
|
|
72 |
271 |
|
|
72 |
271 |
5 |
Cam Hòa |
|
|
89 |
119 |
|
|
89 |
119 |
|
|
89 |
119 |
6 |
Cam Hải Tây |
|
|
9 |
30 |
|
|
9 |
30 |
|
|
9 |
30 |
7 |
Cam Hải Đông |
|
|
117 |
472 |
|
|
117 |
472 |
|
|
117 |
472 |
8 |
Cam Đức |
|
|
57 |
205 |
|
|
57 |
205 |
|
|
57 |
205 |
9 |
Cam Thành Bắc |
|
|
401 |
1.834 |
|
|
401 |
1.834 |
|
|
401 |
1.834 |
10 |
Cam Hiệp Bắc |
|
|
10 |
28 |
|
|
10 |
28 |
|
|
10 |
28 |
11 |
Cam Hiệp Nam |
|
|
113 |
450 |
|
|
113 |
450 |
|
|
113 |
450 |
12 |
Cam An Nam |
|
|
15 |
60 |
|
|
15 |
60 |
|
|
15 |
60 |
13 |
Cam An Bắc |
4 |
18 |
|
|
50 |
250 |
|
|
|
|
50 |
250 |
14 |
Cam Phước Tây |
|
|
10 |
40 |
|
|
10 |
40 |
|
|
10 |
40 |
VI |
Thành phố Cam Ranh |
278 |
1.028 |
584 |
2.351 |
352 |
1.235 |
1.857 |
7.948 |
306 |
1.142 |
2.473 |
10.470 |
1 |
Xã Cam Thành Nam |
|
|
4 |
4 |
|
|
4 |
4 |
|
|
4 |
4 |
2 |
Xã Cam Lập |
32 |
117 |
|
|
|
|
32 |
117 |
|
|
32 |
117 |
3 |
Xã Cam Phước Đông |
42 |
166 |
25 |
110 |
16 |
71 |
767 |
3.791 |
16 |
71 |
767 |
3.791 |
4 |
Xã Cam Thịnh Đông |
|
|
6 |
20 |
|
|
259 |
952 |
|
|
259 |
952 |
5 |
Xã Cam Bình |
|
|
39 |
172 |
|
|
120 |
487 |
|
|
120 |
487 |
6 |
Xã Cam Thịnh Tây |
|
|
90 |
383 |
|
|
127 |
508 |
|
|
127 |
508 |
7 |
Phường Cam Nghĩa |
44 |
167 |
48 |
211 |
64 |
265 |
69 |
302 |
85 |
359 |
90 |
391 |
8 |
Phường Cam Phúc Bắc |
|
|
53 |
152 |
|
|
85 |
270 |
|
|
85 |
270 |
9 |
Phường Cam Phúc Nam |
|
|
68 |
242 |
|
|
68 |
242 |
|
|
68 |
242 |
10 |
Phường Cam Phú |
17 |
45 |
|
|
68 |
198 |
|
|
68 |
198 |
473 |
2.039 |
11 |
Phường Cam Thuận |
31 |
103 |
|
|
47 |
173 |
|
|
47 |
173 |
|
|
12 |
Phường Cam Linh |
80 |
302 |
161 |
667 |
80 |
306 |
179 |
720 |
77 |
288 |
235 |
937 |
13 |
Phường Cam Lợi |
21 |
83 |
|
|
62 |
157 |
21 |
83 |
2 |
8 |
83 |
240 |
14 |
Phường Cam Lộc |
11 |
45 |
10 |
40 |
15 |
65 |
19 |
71 |
11 |
45 |
23 |
91 |
15 |
Phường Ba Ngòi |
|
|
80 |
350 |
|
|
107 |
401 |
|
|
107 |
401 |
VII |
Huyện Khánh Vĩnh |
50 |
225 |
269 |
1.087 |
152 |
666 |
787 |
3.338 |
166 |
689 |
1.423 |
6.452 |
1 |
Xã Sơn Thái |
|
|
14 |
65 |
|
|
30 |
125 |
|
|
50 |
230 |
2 |
Khánh Thượng |
10 |
45 |
|
|
16 |
75 |
|
|
|
|
82 |
330 |
3 |
Xã Khánh Trung |
5 |
22 |
|
|
15 |
82 |
|
|
24 |
94 |
49 |
250 |
4 |
Cầu Bà |
|
|
|
|
5 |
25 |
|
|
|
|
17 |
79 |
5 |
Thị trấn Khánh Vĩnh |
|
|
|
|
|
|
297 |
1.071 |
|
|
393 |
1.732 |
6 |
Xã Khánh Bình |
|
|
189 |
770 |
16 |
64 |
300 |
1.518 |
22 |
85 |
383 |
1.837 |
7 |
Khánh Thành |
|
|
22 |
93 |
|
|
35 |
143 |
|
|
76 |
240 |
8 |
Khánh Nam |
|
|
|
|
30 |
127 |
|
|
|
|
140 |
809 |
9 |
Sông Cầu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
34 |
119 |
10 |
Khánh Phú |
5 |
23 |
9 |
42 |
|
|
31 |
137 |
|
|
94 |
439 |
11 |
Khánh Đông |
30 |
135 |
|
|
70 |
293 |
|
|
120 |
510 |
|
|
12 |
Xã Giang Ly |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11 |
43 |
13 |
Xã Liên Sang |
|
|
10 |
42 |
|
|
69 |
269 |
|
|
69 |
269 |
14 |
Xã Khánh Hiệp |
|
|
25 |
75 |
|
|
25 |
75 |
|
|
25 |
75 |
VIII |
Huyện Khánh Sơn |
|
|
245 |
1.031 |
|
|
294 |
1.237 |
|
|
323 |
1.361 |
1 |
Xã Thành Sơn |
|
|
44 |
176 |
|
|
53 |
211 |
|
|
58 |
232 |
2 |
Xã Sơn Lâm |
|
|
22 |
114 |
|
|
26 |
137 |
|
|
29 |
150 |
3 |
Xã Sơn Bình |
|
|
12 |
58 |
|
|
14 |
70 |
|
|
16 |
77 |
4 |
Xã Sơn Hiệp |
|
|
60 |
240 |
|
|
72 |
288 |
|
|
79 |
317 |
5 |
Xã Sơn Trung |
|
|
21 |
74 |
|
|
25 |
89 |
|
|
28 |
98 |
6 |
Thị trấn Tô Hạp |
|
|
19 |
95 |
|
|
23 |
114 |
|
|
25 |
125 |
7 |
Xã Ba Cụm Bắc |
|
|
36 |
159 |
|
|
43 |
191 |
|
|
48 |
210 |
8 |
Xã Ba Cụm Nam |
|
|
31 |
115 |
|
|
37 |
138 |
|
|
41 |
152 |
Tổng cộng |
4.047 |
15.526 |
18.397 |
82.119 |
4.793 |
18.172 |
23.628 |
99.695 |
5.754 |
22.085 |
27.236 |
117.666 |
Ghi chú: Trong quá trình thực hiện sơ tán, nếu có dịch bệnh Covid - 19 xảy ra thì phải áp dụng các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
SỐ LIỆU PHƯƠNG ÁN SƠ TÁN DÂN THEO CÁC CẤP BÁO ĐỘNG LŨ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2994/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2021 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
STT |
Địa phương |
Trên báo động 3 |
Trên báo động 3 + 1m |
Trên lũ lịch sử |
|||||||||
Xen ghép |
Tập trung |
Xen ghép |
Tập trung |
Xen ghép |
Tập trung |
||||||||
Số hộ |
Số khẩu |
Số hộ |
Số khẩu |
Số hộ |
Số khẩu |
Số hộ |
Số khẩu |
Số hộ |
Số khẩu |
Số hộ |
Số khẩu |
||
I |
Huyện Vạn Ninh |
697 |
2.334 |
1.030 |
4.285 |
836 |
2.801 |
1.236 |
5.142 |
1.046 |
3.501 |
1.545 |
6.428 |
1 |
Xã Xuân Sơn |
94 |
333 |
74 |
295 |
113 |
400 |
89 |
354 |
141 |
500 |
111 |
443 |
2 |
Xã Vạn Hưng |
174 |
439 |
92 |
307 |
209 |
527 |
110 |
368 |
261 |
659 |
138 |
461 |
3 |
Xã Vạn Lương |
26 |
95 |
6 |
23 |
31 |
114 |
7 |
28 |
39 |
143 |
9 |
35 |
4 |
Thị trấn Vạn Giã |
|
|
|
341 |
|
|
|
409 |
|
|
|
512 |
5 |
Xã Vạn Phú |
32 |
108 |
61 |
210 |
38 |
130 |
73 |
252 |
48 |
162 |
92 |
315 |
6 |
Xã Vạn Bình |
53 |
148 |
125 |
525 |
64 |
178 |
150 |
630 |
80 |
222 |
188 |
788 |
7 |
Xã Vạn Thắng |
12 |
50 |
25 |
95 |
14 |
60 |
30 |
114 |
18 |
75 |
38 |
143 |
8 |
Xã Vạn Khánh |
|
|
66 |
292 |
|
|
79 |
350 |
|
|
99 |
438 |
9 |
Xã Vạn Phước |
50 |
199 |
384 |
1.414 |
60 |
239 |
461 |
1.697 |
75 |
299 |
576 |
2.121 |
10 |
Xã Vạn Long |
101 |
332 |
|
|
121 |
398 |
|
|
152 |
498 |
|
|
11 |
Xã Vạn Thọ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12 |
Xã Đại Lãnh |
35 |
120 |
32 |
103 |
42 |
144 |
38 |
124 |
53 |
180 |
48 |
155 |
13 |
Xã Vạn Thạnh |
56 |
214 |
95 |
383 |
67 |
257 |
114 |
460 |
84 |
321 |
143 |
575 |
13 |
Xã Vạn Thạnh |
64 |
296 |
70 |
297 |
77 |
355 |
84 |
356 |
96 |
444 |
105 |
446 |
II |
Thị xã Ninh Hòa |
583 |
2.252 |
4.749 |
22.629 |
450 |
1.662 |
6.074 |
25.193 |
296 |
930 |
7.504 |
36.155 |
1 |
Ninh Tây |
27 |
124 |
42 |
194 |
|
|
110 |
483 |
|
|
159 |
732 |
2 |
Ninh Sim |
122 |
508 |
|
|
|
|
122 |
1.098 |
|
|
560 |
2.350 |
3 |
Ninh Xuân |
|
|
82 |
270 |
|
|
82 |
270 |
|
|
82 |
270 |
4 |
Ninh Thượng |
|
|
150 |
425 |
90 |
185 |
220 |
615 |
180 |
370 |
440 |
1.230 |
5 |
Ninh Trung |
|
|
45 |
170 |
|
|
45 |
170 |
|
|
125 |
495 |
6 |
Ninh Thân |
85 |
230 |
149 |
630 |
|
|
234 |
880 |
|
|
550 |
1.657 |
7 |
Ninh Phụng |
|
|
111 |
373 |
|
|
165 |
541 |
|
|
200 |
646 |
8 |
Ninh Bình |
|
|
220 |
850 |
|
|
850 |
270 |
|
|
220 |
850 |
9 |
Ninh Quang |
|
|
|
|
|
|
16 |
78 |
|
|
75 |
265 |
10 |
Ninh Hưng |
|
|
35 |
152 |
|
|
155 |
686 |
|
|
216 |
819 |
11 |
Ninh Đông |
100 |
500 |
134 |
590 |
100 |
500 |
134 |
590 |
100 |
500 |
135 |
600 |
12 |
Ninh Ích |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13 |
Ninh Lộc |
|
|
61 |
200 |
|
|
61 |
200 |
|
|
61 |
200 |
14 |
Ninh Tân |
|
|
45 |
140 |
|
|
50 |
180 |
|
|
50 |
180 |
15 |
Ninh Hà |
210 |
783 |
350 |
1.605 |
254 |
953 |
425 |
1.905 |
|
|
719 |
2.858 |
16 |
Ninh Giang |
15 |
70 |
20 |
130 |
|
|
35 |
200 |
|
|
80 |
370 |
17 |
Ninh Phú |
20 |
25 |
|
|
|
|
25 |
150 |
|
|
70 |
290 |
18 |
Ninh Đa |
|
|
330 |
3.525 |
|
|
330 |
3.525 |
|
|
330 |
3.525 |
19 |
Ninh Hiệp |
|
|
1.993 |
8.956 |
|
|
1.993 |
8.956 |
|
|
1.993 |
8.956 |
20 |
Ninh An |
|
|
330 |
3.300 |
|
|
350 |
3.525 |
|
|
680 |
6.825 |
21 |
Ninh Sơn |
4 |
12 |
6 |
18 |
6 |
24 |
12 |
42 |
16 |
60 |
32 |
128 |
22 |
Ninh Thọ |
|
|
5 |
16 |
|
|
12 |
30 |
|
|
30 |
106 |
23 |
Ninh Hải |
|
|
612 |
2.621 |
|
|
612 |
2.621 |
|
|
612 |
2.621 |
24 |
Ninh Diêm |
|
|
5 |
16 |
|
|
12 |
30 |
|
|
30 |
106 |
25 |
Ninh Thủy |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
26 |
Ninh Phước |
|
|
24 |
51 |
|
|
24 |
51 |
|
|
55 |
76 |
27 |
Ninh Vân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III |
Thành phố Nha Trang |
|
|
4.233 |
16.745 |
|
|
4.656 |
18.420 |
|
|
5.215 |
20.630 |
1 |
Xã Phước Đồng |
|
|
1.824 |
7.150 |
|
|
2.006 |
7.865 |
|
|
2.247 |
8.809 |
2 |
Xã Vĩnh Thái |
|
|
68 |
226 |
|
|
75 |
249 |
|
|
84 |
278 |
3 |
Xã Vĩnh Hiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Xã Vĩnh Thạnh |
|
|
9 |
30 |
|
|
10 |
33 |
|
|
11 |
37 |
5 |
Xã Vĩnh Trung |
|
|
14 |
37 |
|
|
15 |
41 |
|
|
17 |
46 |
6 |
Xã Vĩnh Ngọc |
|
|
60 |
227 |
|
|
66 |
250 |
|
|
74 |
280 |
7 |
Xã Vĩnh Phương |
|
|
16 |
38 |
|
|
18 |
42 |
|
|
20 |
47 |
8 |
Xã Vĩnh Lương |
|
|
135 |
540 |
|
|
149 |
594 |
|
|
166 |
665 |
9 |
Phường Vĩnh Hòa |
|
|
270 |
1.080 |
|
|
297 |
1.188 |
|
|
333 |
1.331 |
10 |
Phường Vĩnh Hải |
|
|
20 |
80 |
|
|
22 |
88 |
|
|
25 |
99 |
11 |
Phường Vĩnh Phước |
|
|
250 |
1.550 |
|
|
275 |
1.705 |
|
|
308 |
1.910 |
12 |
Phường Vĩnh Thọ |
|
|
40 |
185 |
|
|
44 |
204 |
|
|
49 |
228 |
13 |
Phường Xương Huân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
14 |
Phường Vạn Thạnh |
|
|
31 |
129 |
|
|
34 |
142 |
|
|
38 |
159 |
15 |
Phường Vạn Thắng |
|
|
40 |
180 |
|
|
44 |
198 |
|
|
49 |
222 |
16 |
Phường Phương Sơn |
|
|
145 |
664 |
|
|
160 |
730 |
|
|
179 |
818 |
17 |
Phường Phương Sài |
|
|
110 |
473 |
|
|
121 |
520 |
|
|
136 |
583 |
18 |
Phường Ngọc Hiệp |
|
|
115 |
515 |
|
|
127 |
567 |
|
|
142 |
634 |
19 |
Phường Phước Tân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
20 |
Phường Phước Tiến |
|
|
20 |
95 |
|
|
22 |
105 |
|
|
25 |
117 |
21 |
Phường Phước Hải |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
22 |
Phường Tân Lập |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
23 |
Phường Phước Hòa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
24 |
Phường Lộc Thọ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
25 |
Phường Vĩnh Nguyên |
|
|
376 |
1.665 |
|
|
414 |
1.832 |
|
|
463 |
2.051 |
26 |
Phường Vĩnh Trường |
|
|
690 |
1.881 |
|
|
759 |
2.069 |
|
|
850 |
2.317 |
27 |
Phường Phước Long |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV |
Huyện Diên Khánh |
|
|
1.143 |
4.536 |
|
|
1.932 |
7.666 |
|
|
2.222 |
8.816 |
1 |
Xã Diên An |
|
|
8 |
33 |
|
|
13 |
55 |
|
|
15 |
64 |
2 |
Xã Diên Toàn |
|
|
62 |
266 |
|
|
105 |
450 |
|
|
121 |
517 |
3 |
Xã Diên Thạnh |
|
|
37 |
163 |
|
|
62 |
275 |
|
|
71 |
316 |
4 |
Xã Diên Lạc |
|
|
55 |
197 |
|
|
92 |
332 |
|
|
106 |
382 |
5 |
Xã Diên Hòa |
|
|
54 |
227 |
|
|
91 |
383 |
|
|
105 |
441 |
6 |
Xã Bình Lộc |
|
|
228 |
1.077 |
|
|
385 |
1.819 |
|
|
443 |
2.092 |
7 |
Xã Diên Phước |
|
|
28 |
90 |
|
|
47 |
152 |
|
|
54 |
175 |
8 |
Xã Diên Thọ |
|
|
63 |
254 |
|
|
107 |
429 |
|
|
123 |
494 |
9 |
Xã Diên Đồng |
|
|
37 |
144 |
|
|
62 |
244 |
|
|
71 |
280 |
10 |
Xã Diên Tân |
|
|
3 |
10 |
|
|
5 |
17 |
|
|
5 |
19 |
11 |
Xã Diên Phú |
|
|
28 |
105 |
|
|
47 |
177 |
|
|
54 |
204 |
12 |
Xã Diên Điền |
|
|
205 |
584 |
|
|
346 |
988 |
|
|
398 |
1.136 |
13 |
Xã Diên Sơn |
|
|
14 |
68 |
|
|
23 |
115 |
|
|
27 |
133 |
14 |
Xã Diên Lâm |
|
|
90 |
324 |
|
|
151 |
547 |
|
|
174 |
629 |
15 |
Xã Diên Xuân |
|
|
75 |
310 |
|
|
126 |
524 |
|
|
145 |
603 |
16 |
Xã Suối Hiệp |
|
|
36 |
174 |
|
|
60 |
294 |
|
|
69 |
338 |
17 |
Xã Suối Tiên |
|
|
59 |
273 |
|
|
100 |
462 |
|
|
115 |
531 |
18 |
Thị trấn Diên Khánh |
|
|
64 |
238 |
|
|
109 |
402 |
|
|
125 |
463 |
V |
Huyện Cam Lâm |
4 |
18 |
1.767 |
8.165 |
50 |
250 |
1.767 |
8.165 |
|
|
1.817 |
8.415 |
1 |
Suối Cát |
|
|
537 |
2.593 |
|
|
537 |
2.593 |
|
|
537 |
2.593 |
2 |
Suối Tân |
|
|
297 |
1.870 |
|
|
297 |
1.870 |
|
|
297 |
1.870 |
3 |
Sơn Tân |
|
|
40 |
193 |
|
|
40 |
193 |
|
|
40 |
193 |
4 |
Cam Tân |
|
|
72 |
271 |
|
|
72 |
271 |
|
|
72 |
271 |
5 |
Cam Hòa |
|
|
89 |
119 |
|
|
89 |
119 |
|
|
89 |
119 |
6 |
Cam Hải Tây |
|
|
9 |
30 |
|
|
9 |
30 |
|
|
9 |
30 |
7 |
Cam Hải Đông |
|
|
117 |
472 |
|
|
117 |
472 |
|
|
117 |
472 |
8 |
Cam Đức |
|
|
57 |
205 |
|
|
57 |
205 |
|
|
57 |
205 |
9 |
Cam Thành Bắc |
|
|
401 |
1.834 |
|
|
401 |
1.834 |
|
|
401 |
1.834 |
10 |
Cam Hiệp Bắc |
|
|
10 |
28 |
|
|
10 |
28 |
|
|
10 |
28 |
11 |
Cam Hiệp Nam |
|
|
113 |
450 |
|
|
113 |
450 |
|
|
113 |
450 |
12 |
Cam An Nam |
|
|
15 |
60 |
|
|
15 |
60 |
|
|
15 |
60 |
13 |
Cam An Bắc |
4 |
18 |
|
|
50 |
250 |
|
|
|
|
50 |
250 |
14 |
Cam Phước Tây |
|
|
10 |
40 |
|
|
10 |
40 |
|
|
10 |
40 |
VI |
Thành phố Cam Ranh |
62 |
250 |
266 |
1.055 |
74 |
300 |
319 |
1.266 |
97 |
390 |
415 |
1.646 |
1 |
Xã Cam Thịnh Đông |
|
|
51 |
174 |
|
|
61 |
209 |
|
|
80 |
271 |
2 |
Xã Cam Bình |
|
|
44 |
190 |
|
|
53 |
228 |
|
|
69 |
296 |
3 |
Xã Cam Thịnh Tây |
|
|
5 |
20 |
|
|
6 |
24 |
|
|
8 |
31 |
4 |
Phường Cam Nghĩa |
30 |
122 |
76 |
306 |
36 |
146 |
91 |
367 |
47 |
190 |
119 |
477 |
5 |
Phường Cam Phúc Bắc |
|
|
42 |
165 |
|
|
50 |
198 |
|
|
66 |
257 |
6 |
Phường Cam Phúc Nam |
|
|
6 |
20 |
|
|
7 |
24 |
|
|
9 |
31 |
7 |
Phường Cam Lợi |
21 |
83 |
|
|
25 |
100 |
|
|
33 |
129 |
|
|
8 |
Phường Cam Lộc |
11 |
45 |
|
|
13 |
54 |
|
|
17 |
70 |
|
|
9 |
Phường Ba Ngòi |
|
|
42 |
180 |
|
|
50 |
216 |
|
|
66 |
281 |
VII |
Huyện Khánh Vĩnh |
42 |
158 |
872 |
3.347 |
109 |
427 |
1.497 |
6.504 |
145 |
539 |
1.769 |
7.776 |
1 |
Xã Sơn Thái |
|
|
14 |
65 |
|
|
30 |
125 |
|
|
50 |
230 |
2 |
Liên Sang |
|
|
7 |
32 |
|
|
20 |
103 |
|
|
20 |
100 |
3 |
Khánh Thượng |
7 |
30 |
10 |
42 |
|
|
82 |
330 |
|
|
82 |
330 |
4 |
Xã Khánh Trung |
5 |
23 |
|
|
18 |
69 |
10 |
43 |
18 |
69 |
55 |
275 |
5 |
Cầu Bà |
|
|
|
|
|
|
17 |
79 |
|
|
17 |
79 |
6 |
Thị trấn Khánh Vĩnh |
|
|
297 |
1.071 |
|
|
393 |
1.732 |
|
|
393 |
1.732 |
7 |
Xã Khánh Bình |
30 |
105 |
189 |
770 |
46 |
169 |
258 |
1.100 |
52 |
190 |
285 |
1.280 |
8 |
Khánh Thành |
|
|
45 |
144 |
|
|
76 |
240 |
|
|
76 |
240 |
9 |
Khánh Nam |
|
|
|
|
|
|
140 |
809 |
|
|
140 |
809 |
10 |
Sông Cầu |
|
|
|
|
|
|
|
|
15 |
35 |
19 |
84 |
11 |
Khánh Phú |
|
|
|
|
20 |
82 |
62 |
271 |
|
|
94 |
439 |
12 |
Khánh Đông |
|
|
|
|
25 |
107 |
|
|
60 |
245 |
60 |
265 |
13 |
Khánh Hiệp |
|
|
65 |
192 |
|
|
115 |
435 |
|
|
155 |
552 |
VIII |
Huyện Khánh Sơn |
|
|
245 |
1.031 |
|
|
294 |
1.237 |
|
|
323 |
1.361 |
1 |
Xã Thành Sơn |
|
|
44 |
176 |
|
|
53 |
211 |
|
|
58 |
232 |
2 |
Xã Sơn Lâm |
|
|
22 |
114 |
|
|
26 |
137 |
|
|
29 |
150 |
3 |
Xã Sơn Bình |
|
|
12 |
58 |
|
|
14 |
70 |
|
|
16 |
77 |
4 |
Xã Sơn Hiệp |
|
|
60 |
240 |
|
|
72 |
288 |
|
|
79 |
317 |
5 |
Xã Sơn Trung |
|
|
21 |
74 |
|
|
25 |
89 |
|
|
28 |
98 |
6 |
Thị trấn Tô Hạp |
|
|
19 |
95 |
|
|
23 |
114 |
|
|
25 |
125 |
7 |
Xã Ba Cụm Bắc |
|
|
36 |
159 |
|
|
43 |
191 |
|
|
48 |
210 |
8 |
Xã Ba Cụm Nam |
|
|
31 |
115 |
|
|
37 |
138 |
|
|
41 |
152 |
Tổng cộng |
1.388 |
5.012 |
14.305 |
61.793 |
1.520 |
5.440 |
17.776 |
73.593 |
1.583 |
5.360 |
20.811 |
91.226 |
Ghi chú: Trong quá trình thực hiện sơ tán, nếu có dịch bệnh Covid - 19 xảy ra thì phải áp dụng các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
TỔNG HỢP THÔNG TIN ĐỊA ĐIỂM SƠ TÁN DÂN TẬP TRUNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2994/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2021 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
STT |
Cấp độ thiên tai |
Vị trí |
Phạm vi di chuyển đến (km) |
Trang bị phòng chống dịch Covid (khẩu trang, sát khuẩn) |
|||
Hội trường |
Nhà văn hóa |
Trường học |
Trụ sở tôn giáo |
||||
I |
Huyện Vạn Ninh |
13 |
62 |
40 |
14 |
|
|
1 |
Xã Xuân Sơn |
1 |
4 |
2 |
|
0,5-1,5 |
Đầy đủ |
2 |
Xã Vạn Hưng |
1 |
6 |
5 |
5 |
1-2 |
Đầy đủ |
3 |
Xã Vạn Lương |
|
5 |
3 |
|
0,5-2 |
Đầy đủ |
4 |
Thị trấn Vạn Giã |
|
14 |
6 |
|
1-2 |
Đầy đủ |
5 |
Xã Vạn Phú |
3 |
1 |
1 |
|
2-4 |
Đầy đủ |
6 |
Xã Vạn Bình |
1 |
4 |
2 |
|
1-3 |
Đầy đủ |
7 |
Xã Vạn Thắng |
2 |
5 |
3 |
1 |
0,5-3 |
Đầy đủ |
8 |
Xã Vạn Khánh |
1 |
8 |
5 |
4 |
1-2 |
Đầy đủ |
9 |
Xã Vạn Long |
1 |
4 |
3 |
2 |
0,5-1 |
Đầy đủ |
10 |
Xã Vạn Phước |
1 |
5 |
3 |
|
1-2 |
Đầy đủ |
11 |
Xã Vạn Thọ |
1 |
|
3 |
2 |
0,5-1 |
Đầy đủ |
12 |
Xã Đại Lãnh |
|
3 |
2 |
|
0,5-3 |
Đầy đủ |
13 |
Xã Vạn Thạnh |
1 |
3 |
2 |
|
0,6-1,5 |
Đầy đủ |
II |
Thị xã Ninh Hòa |
|
|
|
|
|
|
A |
Thiên tai cấp độ 3 |
|
|
|
|
|
|
1 |
Ninh Tây |
|
7 |
7 |
|
0,5-1,5 |
Đầy đủ |
2 |
Ninh Sim |
6 |
|
1 |
|
1-2 |
Đầy đủ |
3 |
Ninh Xuân |
|
6 |
4 |
|
0,5-2 |
Đầy đủ |
4 |
Ninh Thượng |
1 |
|
1 |
|
1-2 |
Đầy đủ |
5 |
Ninh Trung |
|
7 |
3 |
|
2-4 |
Đầy đủ |
6 |
Ninh Thân |
|
6 |
3 |
|
1-3 |
Đầy đủ |
7 |
Ninh Phụng |
|
1 |
1 |
1 |
0,5-3 |
Đầy đủ |
8 |
Ninh Bình |
|
8 |
4 |
|
1-2 |
Đầy đủ |
9 |
Ninh Quang |
1 |
9 |
4 |
6 |
0,5-1 |
Đầy đủ |
10 |
Ninh Hưng |
7 |
|
3 |
1 |
1-2 |
Đầy đủ |
11 |
Ninh Đông |
4 |
|
2 |
|
0,5-1 |
Đầy đủ |
12 |
Ninh Ích |
1 |
7 |
4 |
3 |
0,5-3 |
Đầy đủ |
13 |
Ninh Lộc |
|
5 |
3 |
|
1-2 |
Đầy đủ |
14 |
Ninh Tân |
|
4 |
2 |
|
2-4 |
Đầy đủ |
15 |
Ninh Hà |
|
6 |
2 |
|
1-3 |
Đầy đủ |
16 |
Ninh Giang |
1 |
7 |
3 |
2 |
0,5-3 |
Đầy đủ |
17 |
Ninh Phú |
|
2 |
|
|
1-2 |
Đầy đủ |
18 |
Ninh Đa |
1 |
8 |
3 |
|
0,5-1 |
Đầy đủ |
19 |
Ninh Hiệp |
4 |
|
2 |
1 |
1-2 |
Đầy đủ |
20 |
Ninh An |
1 |
8 |
3 |
|
1-2 |
Đầy đủ |
21 |
Ninh Sơn |
1 |
5 |
3 |
1 |
0,5-2 |
Đầy đủ |
22 |
Ninh Thọ |
|
5 |
2 |
|
1-2 |
Đầy đủ |
23 |
Ninh Hải |
|
6 |
3 |
|
2-4 |
Đầy đủ |
24 |
Ninh Diêm |
1 |
4 |
4 |
3 |
1-3 |
Đầy đủ |
25 |
Ninh Thủy |
|
3 |
1 |
|
0,5-3 |
Đầy đủ |
26 |
Ninh Phước |
4 |
|
|
|
1-2 |
Đầy đủ |
27 |
Ninh Vân |
2 |
|
1 |
|
0,5-1 |
Đầy đủ |
B |
Thiên tai cấp độ 4 |
|
|
|
|
|
|
1 |
Ninh Tây |
|
7 |
7 |
|
0,5-1 |
Đầy đủ |
2 |
Ninh Sim |
6 |
1 |
3 |
3 |
0,5-3 |
Đầy đủ |
3 |
Ninh Xuân |
|
6 |
4 |
|
0,5-3 |
Đầy đủ |
4 |
Ninh Thượng |
1 |
|
1 |
|
1-2 |
Đầy đủ |
5 |
Ninh Trung |
|
7 |
3 |
|
2-4 |
Đầy đủ |
6 |
Ninh Thân |
|
6 |
3 |
|
1-3 |
Đầy đủ |
7 |
Ninh Phụng |
|
2 |
1 |
3 |
0,5-3 |
Đầy đủ |
8 |
Ninh Bình |
|
8 |
4 |
|
1-2 |
Đầy đủ |
9 |
Ninh Quang |
|
9 |
2 |
3 |
0,5-1,5 |
Đầy đủ |
10 |
Ninh Hưng |
7 |
|
3 |
1 |
1-2 |
Đầy đủ |
11 |
Ninh Đông |
|
5 |
2 |
|
0,5-2 |
Đầy đủ |
12 |
Ninh Ích |
1 |
7 |
4 |
3 |
1-2 |
Đầy đủ |
13 |
Ninh Lộc |
|
5 |
3 |
|
2-4 |
Đầy đủ |
14 |
Ninh Tân |
|
4 |
2 |
|
1-3 |
Đầy đủ |
15 |
Ninh Hà |
|
6 |
2 |
|
0,5-3 |
Đầy đủ |
16 |
Ninh Giang |
1 |
7 |
3 |
2 |
1-2 |
Đầy đủ |
17 |
Ninh Phú |
|
4 |
2 |
|
0,5-1 |
Đầy đủ |
18 |
Ninh Đa |
1 |
8 |
3 |
|
1-2 |
Đầy đủ |
19 |
Ninh Hiệp |
4 |
|
2 |
1 |
1-2 |
Đầy đủ |
20 |
Ninh An |
1 |
8 |
4 |
|
0,5-1,5 |
Đầy đủ |
21 |
Ninh Sơn |
1 |
5 |
3 |
1 |
1-2 |
Đầy đủ |
22 |
Ninh Thọ |
1 |
4 |
4 |
|
0,5-2 |
Đầy đủ |
23 |
Ninh Hải |
|
6 |
3 |
|
1-2 |
Đầy đủ |
24 |
Ninh Diêm |
1 |
4 |
4 |
3 |
2-4 |
Đầy đủ |
25 |
Ninh Thủy |
|
3 |
1 |
|
1-3 |
Đầy đủ |
26 |
Ninh Phước |
4 |
|
|
|
0,5-3 |
Đầy đủ |
27 |
Ninh Vân |
2 |
|
1 |
|
1-3 |
Đầy đủ |
III |
Thành phố Nha Trang |
47 |
14 |
64 |
9 |
|
|
1 |
Xã Phước Đồng |
8 |
5 |
4 |
4 |
1-2 |
Đầy đủ |
2 |
Xã Vĩnh Thái |
1 |
|
2 |
|
2-4 |
Đầy đủ |
3 |
Xã Vĩnh Hiệp |
2 |
|
1 |
|
1-3 |
Đầy đủ |
4 |
Xã Vĩnh Thạnh |
2 |
|
|
|
0,5-3 |
Đầy đủ |
5 |
Xã Vĩnh Trung |
2 |
|
|
3 |
1-2 |
Đầy đủ |
6 |
Xã Vĩnh Ngọc |
2 |
7 |
|
|
0,5-1 |
Đầy đủ |
7 |
Xã Vĩnh Phương |
|
|
5 |
|
2-4 |
Đầy đủ |
8 |
Xã Vĩnh Lương |
3 |
|
4 |
|
1-2 |
Đầy đủ |
9 |
Phường Vĩnh Hòa |
4 |
|
3 |
|
2-4 |
Đầy đủ |
10 |
Phường Vĩnh Hải |
2 |
|
5 |
|
1-3 |
Đầy đủ |
11 |
Phường Vĩnh Phước |
4 |
|
3 |
|
1-2 |
Đầy đủ |
12 |
Phường Vĩnh Thọ |
4 |
|
3 |
|
2-4 |
Đầy đủ |
13 |
Phường Xương Huân |
|
|
3 |
|
1-3 |
Đầy đủ |
14 |
Phường Vạn Thạnh |
|
|
4 |
|
0,5-3 |
Đầy đủ |
15 |
Phường Vạn Thắng |
1 |
|
2 |
|
1-2 |
Đầy đủ |
16 |
Phường Phương Sơn |
|
|
2 |
|
0,5-1 |
Đầy đủ |
17 |
Phường Phương Sài |
|
|
|
1 |
0,5-3 |
Đầy đủ |
18 |
Phường Ngọc Hiệp |
|
|
|
1 |
1-2 |
Đầy đủ |
19 |
Phường Phước Tân |
|
|
|
|
2-4 |
Đầy đủ |
20 |
Phường Phước Tiến |
|
|
|
|
1-3 |
Đầy đủ |
21 |
Phường Phước Hải |
3 |
2 |
4 |
|
0,5-3 |
Đầy đủ |
22 |
Phường Tân Lập |
|
|
|
|
1-2 |
Đầy đủ |
23 |
Phường Phước Hòa |
1 |
|
4 |
|
0,5-1,5 |
Đầy đủ |
24 |
Phường Lộc Thọ |
1 |
|
6 |
|
1-2 |
Đầy đủ |
25 |
Phường Vĩnh Nguyên |
5 |
|
7 |
|
0,5-2 |
Đầy đủ |
26 |
Phường Vĩnh Trường |
|
|
|
|
1-2 |
Đầy đủ |
27 |
Phường Phước Long |
2 |
|
2 |
|
1-3 |
Đầy đủ |
IV |
Huyện Diên Khánh |
|
|
|
|
|
|
1 |
Xã Diên An |
x |
x |
x |
x |
0,5-1 |
Đầy đủ |
2 |
Xã Diên Toàn |
x |
x |
x |
x |
0,5-3 |
Đầy đủ |
3 |
Xã Diên Thạnh |
x |
x |
x |
x |
1-2 |
Đầy đủ |
4 |
Xã Diên Lạc |
x |
x |
x |
x |
2-4 |
Đầy đủ |
5 |
Xã Diên Hòa |
x |
x |
x |
x |
1-3 |
Đầy đủ |
6 |
Xã Bình Lộc |
x |
x |
x |
x |
0,5-3 |
Đầy đủ |
7 |
Xã Diên Phước |
x |
x |
x |
x |
1-2 |
Đầy đủ |
8 |
Xã Diên Thọ |
x |
x |
x |
x |
0,5-1,5 |
Đầy đủ |
9 |
Xã Diên Đồng |
x |
x |
x |
x |
1-2 |
Đầy đủ |
10 |
Xã Diên Tân |
x |
x |
x |
x |
2-4 |
Đầy đủ |
11 |
Xã Diên Phú |
x |
x |
x |
x |
1-3 |
Đầy đủ |
12 |
Xã Diên Điền |
x |
x |
x |
x |
0,5-3 |
Đầy đủ |
13 |
Xã Diên Sơn |
x |
x |
x |
x |
1-2 |
Đầy đủ |
14 |
Xã Diên Lâm |
x |
x |
x |
x |
0,5-3 |
Đầy đủ |
15 |
Xã Diên Xuân |
x |
x |
x |
x |
1-2 |
Đầy đủ |
16 |
Xã Suối Hiệp |
x |
x |
x |
x |
2-4 |
Đầy đủ |
17 |
Xã Suối Tiên |
x |
x |
x |
x |
1-3 |
Đầy đủ |
18 |
Thị trấn Diên Khánh |
x |
x |
x |
x |
2-4 |
Đầy đủ |
V |
Huyện Cam Lâm |
|
|
|
|
|
|
A |
Thiên tai cấp độ 3 |
|
|
|
|
|
Đầy đủ |
1 |
Suối Cát |
x |
x |
x |
x |
0,5-1 |
Đầy đủ |
2 |
Suối Tân |
x |
x |
x |
x |
0,5-3 |
Đầy đủ |
3 |
Sơn Tân |
x |
x |
x |
x |
1-2 |
Đầy đủ |
4 |
Cam Tân |
x |
x |
x |
x |
2-4 |
Đầy đủ |
5 |
Cam Hòa |
x |
x |
x |
x |
1-3 |
Đầy đủ |
6 |
Cam Hải Tây |
x |
x |
x |
x |
0,5-3 |
Đầy đủ |
7 |
Cam Hải Đông |
x |
Đồn Biên phòng Cam Hải Đông |
x |
x |
0,5-3 |
Đầy đủ |
8 |
Cam Đức |
x |
x |
x |
x |
1-2 |
Đầy đủ |
9 |
Cam Thành Bắc |
x |
x |
x |
x |
2-4 |
Đầy đủ |
10 |
Cam Hiệp Bắc |
x |
x |
x |
x |
1-3 |
Đầy đủ |
11 |
Cam Hiệp Nam |
x |
x |
x |
x |
0,5-3 |
Đầy đủ |
12 |
Cam An Nam |
x |
x |
x |
x |
1-2 |
Đầy đủ |
13 |
Cam An Bắc |
x |
x |
x |
x |
2-4 |
Đầy đủ |
14 |
Cam Phước Tây |
x |
x |
x |
x |
1-3 |
Đầy đủ |
B |
Thiên tai cấp độ 4 |
|
|
|
|
0,5-3 |
Đầy đủ |
1 |
Suối Cát |
x |
x |
x |
x |
1-2 |
Đầy đủ |
2 |
Suối Tân |
x |
x |
x |
x |
2-4 |
Đầy đủ |
3 |
Sơn Tân |
x |
x |
x |
x |
1-3 |
Đầy đủ |
4 |
Cam Tân |
x |
x |
x |
x |
0,5-3 |
Đầy đủ |
5 |
Cam Hòa |
x |
x |
x |
x |
0,5-3 |
Đầy đủ |
6 |
Cam Hải Tây |
x |
x |
x |
x |
1-2 |
Đầy đủ |
7 |
Cam Hải Đông |
x |
Đồn Biên phòng Cam Hải Đông |
x |
x |
2-4 |
Đầy đủ |
8 |
Cam Đức |
x |
x |
x |
x |
1-3 |
Đầy đủ |
9 |
Cam Thành Bắc |
x |
x |
x |
x |
0,5-3 |
Đầy đủ |
10 |
Cam Hiệp Bắc |
x |
x |
x |
x |
1-2 |
Đầy đủ |
11 |
Cam Hiệp Nam |
x |
x |
x |
x |
1-3 |
Đầy đủ |
12 |
Cam An Nam |
x |
x |
x |
x |
0,5-3 |
Đầy đủ |
13 |
Cam An Bắc |
x |
x |
x |
x |
0,5-3 |
Đầy đủ |
14 |
Cam Phước Tây |
x |
x |
x |
x |
1-2 |
Đầy đủ |
VI |
Thành phố Cam Ranh |
|
|
|
|
|
|
1 |
Xã Cam Thành Nam |
1 |
4 |
2 |
|
0,5-1 |
Đầy đủ |
2 |
Xã Cam Lập |
1 |
6 |
5 |
5 |
0,5-1 |
Đầy đủ |
3 |
Xã Cam Phước Đông |
|
5 |
3 |
|
0,7-1,2 |
Đầy đủ |
4 |
Xã Cam Thịnh Đông |
|
3 |
3 |
|
1-1,2 |
Đầy đủ |
5 |
Xã Cam Bình |
|
4 |
4 |
|
0,7-1,3 |
Đầy đủ |
6 |
Xã Cam Thịnh Tây |
|
5 |
2 |
3 |
0,8-1,2 |
Đầy đủ |
7 |
Phường Cam Nghĩa |
2 |
|
3 |
1 |
0,5-1,5 |
Đầy đủ |
8 |
Phường Cam Phúc Bắc |
|
5 |
2 |
|
0,7-1 |
Đầy đủ |
9 |
Phường Cam Phúc Nam |
1 |
2 |
4 |
3 |
0,8-1,3 |
Đầy đủ |
10 |
Phường Cam Phú |
|
5 |
3 |
|
0,5-1 |
Đầy đủ |
11 |
Phường Cam Thuận |
|
4 |
2 |
|
0,5-1 |
Đầy đủ |
12 |
Phường Cam Linh |
|
3 |
2 |
|
0,5-1 |
Đầy đủ |
13 |
Phường Cam Lợi |
1 |
1 |
3 |
2 |
0,5-1 |
Đầy đủ |
14 |
Phường Cam Lộc |
|
4 |
2 |
|
0,5-1,2 |
Đầy đủ |
15 |
Phường Ba Ngòi |
1 |
2 |
3 |
|
0,5-1,2 |
Đầy đủ |
VII |
Huyện Khánh Vĩnh |
|
|
|
|
|
|
1 |
Xã Sơn Thái |
1 |
|
2 |
|
0,5-1 |
Đầy đủ |
2 |
Liên Sang |
|
2 |
2 |
|
0,5-1 |
Đầy đủ |
3 |
Khánh Thượng |
|
3 |
2 |
|
0,7-1,2 |
Đầy đủ |
4 |
Xã Khánh Trung |
|
|
2 |
|
1-1,2 |
Đầy đủ |
5 |
Cầu Bà |
|
|
2 |
|
0,7-1,3 |
Đầy đủ |
6 |
Thị trấn Khánh Vĩnh |
|
7 |
2 |
|
0,8-1,2 |
Đầy đủ |
7 |
Xã Khánh Bình |
4 |
|
6 |
|
0,5-1,5 |
Đầy đủ |
8 |
Khánh Thành |
|
1 |
3 |
|
0,7-1 |
Đầy đủ |
9 |
Khánh Nam |
|
2 |
|
|
0,8-1,3 |
Đầy đủ |
10 |
Sông Cầu |
1 |
3 |
|
|
0,5-1 |
Đầy đủ |
11 |
Khánh Phú |
|
1 |
3 |
|
0,5-1 |
Đầy đủ |
12 |
Khánh Hiệp |
6 |
|
10 |
|
0,5-1 |
Đầy đủ |
13 |
Giang Ly |
|
2 |
|
|
0,5-1 |
Đầy đủ |
VIII |
Huyện Khánh Sơn |
|
|
|
|
|
|
1 |
Xã Thành Sơn |
x |
x |
x |
x |
0,5-1 |
Đầy đủ |
2 |
Xã Sơn Lâm |
x |
x |
x |
x |
0,5-1 |
Đầy đủ |
3 |
Xã Sơn Bình |
x |
x |
x |
x |
0,5-1 |
Đầy đủ |
4 |
Xã Sơn Hiệp |
x |
x |
x |
x |
0,5-1 |
Đầy đủ |
5 |
Xã Sơn Trung |
x |
x |
x |
x |
0,5-1 |
Đầy đủ |
6 |
Thị trấn Tô Hạp |
x |
x |
x |
x |
0,5-1 |
Đầy đủ |
7 |
Xã Ba Cụm Bắc |
x |
x |
x |
x |
0,5-1 |
Đầy đủ |
8 |
Xã Ba Cụm Nam |
x |
x |
x |
x |
0,5-1 |
Đầy đủ |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây