311065

Quyết định 2810/QĐ-BNN-TCLN năm 2015 phê duyệt Kế hoạch hành động về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng giai đoạn 2015-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành

311065
LawNet .vn

Quyết định 2810/QĐ-BNN-TCLN năm 2015 phê duyệt Kế hoạch hành động về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng giai đoạn 2015-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu: 2810/QĐ-BNN-TCLN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Hà Công Tuấn
Ngày ban hành: 16/07/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 2810/QĐ-BNN-TCLN
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Hà Công Tuấn
Ngày ban hành: 16/07/2015
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2810/QĐ-BNN-TCLN

Hà Nội, ngày 16 tháng 07 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG CHỈ RỪNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 8/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/11/2014 về hướng dẫn phương án quản lý rừng bền vững;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng giai đoạn 2015 - 2020, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; đảm bảo sử dụng tài nguyên rừng bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.

2. Mục tiêu cụ thể

- Nâng cao nhận thức, năng lực cho chủ rừng và cán bộ quản lý các cấp về kỹ năng quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.

- Ban hành Bộ nguyên tắc quản lý rừng bền vững của Việt Nam đảm bảo có hiệu lực trên phạm vi quốc tế.

- Thiết lập tổ chức về giám sát, đánh giá và cấp chứng chỉ rừng quốc gia, đáp ứng các yêu cầu trong nước và quốc tế.

- Đến năm 2020, có ít nhất 500.000 ha rừng sản xuất có phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt và được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; trong đó: rừng trồng 350.000 ha, rừng tự nhiên 150.000 ha.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Nâng cao nhận thức và năng lực về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng

a) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn việc lập, thẩm định, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng đối với cơ quan, tổ chức liên quan và chủ rừng.

b) Tổ chức tập huấn, hội thảo, thông tin truyền thông nhằm nâng cao nhận thức đối với chủ rừng về trách nhiệm và quyền li thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Xây dựng và phát hành tài liệu hướng dẫn (stay) về lập phương án và các bước đánh giá cấp chứng chỉ rừng.

c) Thiết lập mạng lưới chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong nước và quốc tế về thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.

d) Mở Mục thông tin chuyên đề trên trang thông tin điện tử Tổng cục Lâm nghiệp về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.

2. Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng

a) Xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định về Phát triển rừng sản xuất gắn với chế biến và thương mại lâm sản.

b) Xây dựng và trình ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý và sử dụng rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo Mục tiêu quản lý rừng bền vững.

c) Xây dựng và ban hành các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thay thế Thông tư số 87/2009/TT-BNN ngày 31/12/2009 về hướng dẫn thiết kế khai thác rừng và Thông tư số 35/2011/TT-BNN ngày 20/5/2011 về hướng dẫn khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ phù hợp với Mục tiêu quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.

3. Quản lý nhà nước về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng

a) Thực hiện các hoạt động rà soát, bổ sung để hoàn thiện và ban hành Bộ nguyên tắc quản lý rừng bền vững của Việt Nam đảm bảo có hiệu lực trên phạm vi quốc tế.

b) Xây dựng trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng giai đoạn 2015-2020.

c) Xây dựng và ban hành quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Điều kiện, yêu cầu đối với cơ quan, tổ chức được hoạt động cấp chứng chỉ rừng tại Việt Nam.

d) Rà soát, kiểm tra và cấp phép hoạt động đối với các tổ chức cấp chứng chỉ rừng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế.

4. Xây dựng, đánh giá các mô hình thí điểm và phát triển mô hình

a) Đánh giá, tổng kết các mô hình thí điểm quốc gia đã và đang thực hiện về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, phổ biến kinh nghiệm và nhân rộng mô hình thành công kịp thời.

b) Xây dựng 3 mô hình thí điểm về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng cho rừng trồng là rừng sản xuất, đối tượng chủ rừng là hộ gia đình tự nguyện liên kết nhóm, tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc Hội chủ rừng ở một số vùng trọng điểm, có quy mô từ 1.000 ha trở lên.

c) Vận động các tổ chức, Chương trình, dự án quốc tế hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính đxây dựng, phát triển mô hình quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.

d) Tổ chức tham quan, học tập, trao đi kinh nghiệm trong và ngoài nước về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng cho các tổ chức quản lý và chủ rừng.

5. Kinh phí thực hiện

a) Giao Tổng cục Lâm nghiệp trên cơ sở kế hoạch thực hiện cụ thể hàng năm đxác định nhu cầu kinh phí, trong đó bao gồm Phần ngân sách nhà nước thông qua Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng; nguồn huy động từ các tổ chức, Chương trình, dự án quốc tế hỗ trợ.

b) Các địa phương, đơn vị, chủ rừng chủ động xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí phù hợp để tổ chức thực hiện.

(Kế hoạch chi tiết tại Phụ lục đính kèm)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Tổng cục Lâm nghiệp: chủ trì, lập kế hoạch cụ thể hàng năm và tổ chức thực hiện theo nội dung và Mục tiêu Kế hoạch. Hướng dẫn, kiểm tra và phối hợp với các đơn vị liên quan, địa phương, tổ chức và chủ rừng thực hiện Kế hoạch.

b) Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối: Chủ trì, phối hợp với các địa phương rà soát Quy hoạch mạng lưới công nghiệp chế biến gỗ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 2728/QĐ-BNN-CB, ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Trên cơ sở đó xác định nhu cầu gỗ nguyên liệu có chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo cơ cấu từng loại sản phẩm gỗ chế biến, gắn với từng vùng nguyên liệu của các địa phương.

c) Các đơn vị liên quan thuộc Bộ, theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp thực hiện Kế hoạch này.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Chỉ đạo chủ rừng là tổ chức xây dựng Phương án theo quy định tại Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/11/2014 về hướng dẫn phương án QLRBV.

b) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức giao đất, giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng cho các chủ rừng theo quy định của pháp luật.

c) Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện việc hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Phương án cho các chủ rừng trên địa bàn tỉnh.

d) Trên cơ sở rà soát lại Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 2728/QĐ-BNN-CB ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh xây dựng kế hoạch quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng cụ thể gắn với vùng nguyên liệu trên địa bàn.

đ) Hằng năm báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình và kết quả thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng và Thứ trưởng;
- Các Vụ: K
T; TC; PC; KHCN;
- Các hội, hiệp hội chế biến gỗ;
- Trường Đại học Lâm nghiệp;
- Viện Khoa học lâm nghiệp;
- Viện Điều tra quy hoạch rừng;
- Trung tâm tin học Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, TCLN.
(22)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hà Công Tuấn

 

PHỤ LỤC:

KHUNG KẾ HOẠCH CHI TIẾT VỀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG CHỈ RỪNG GIAI ĐOẠN 2015-2020
(Kèm theo Quyết định số: 2810/QĐ-BNN-TCLN ngày 16 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Nội dung

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

Kết quả dự kiến

I. Nâng cao nhận thức và năng lực về quản lý rừng bn vững và chng chỉ rừng

Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức đối với chủ rừng và hướng dẫn việc lập, thẩm định, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng đối với cơ quan, tổ chức liên quan và chủ rừng.

Tổng cục Lâm nghiệp

Sở NN và PTNT/Các đơn vị liên quan/GIZ

2015-2020

- Tổ chức 8 lớp tập huấn cho cán bộ Sở NN & PTNT, Chi cục Kiểm lâm, đơn vị liên quan thuộc tỉnh và chủ rừng cho các vùng kinh tế-sinh thái.

- Hằng năm tổ chức được từ 2 hội thảo về trách nhiệm và quyền lợi thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng đối với chủ rừng;

- Phát hành tờ rơi tuyên truyền.

Thiết lập mạng lưới chia sẻ thông tin và mở Mục thông tin chuyên đề trên trang thông tin điện tử Tổng cục Lâm nghiệp về quản lý rừng bền vng và chứng chỉ rừng.

Tổng cục Lâm nghiệp

Các đơn vị liên quan/chủ rừng

2015-2018

- Mạng lưới chia sẻ kinh nghiệm giữa các chủ rừng đạt CCR được thiết lập;

- Kết nối, chia sẻ, cập nhật thông tin với mạng lưới CCR quốc tế được thiết lập;

- Mở Mục thông tin chuyên đề trên trang thông tin điện tử Tổng cục Lâm nghiệp.

Xây dựng tài liệu hướng dẫn (s tay) về lập phương án và các bước đánh giá cấp chứng chỉ rừng.

Tổng cục Lâm nghiệp

Dự án GIZ

2015-2016

Tài liệu hướng dẫn được ban hành

II. Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng

Xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định về Phát triển rừng sản xuất gắn với chế biến và thương mại lâm sản.

Tổng cục Lâm nghiệp

Vụ Pháp chế/Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối/Dự án GIZ

2015-2016

Nghị định mới được Chính phủ ban hành

Xây dựng và trình ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý và sử dụng rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo Mục tiêu quản lý rừng bền vững.

Tổng cục Lâm nghiệp

Vụ Pháp chế/Dự án Rừng và Đồng bằng

2015

Quyết định mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành

Xây dựng và ban hành các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT thay thế Thông tư số 87/2009/TT-BNN ngày 31/12/2009 và Thông tư s 35/2011/TT-BNN.

Tổng cục Lâm nghiệp

Vụ Pháp chế/Viện Điều tra quy hoạch rừng/GIZ

2018

Thông tư mới được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành

III. Quản lý nhà nước về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng

Hoàn thiện và ban hành Bộ nguyên tắc quản lý rừng bền vững của Việt Nam đảm bảo có hiệu lực trên phạm vi quốc tế.

Tổng cục Lâm nghiệp

Tổ phát triển bộ TCQG/DA ForCED/FSC

2015-2016

Bộ nguyên tắc được ban hành

Xây dựng trình Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Đề án thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng giai đoạn 2015-2020.

Viện Khoa học Lâm nghiệp VN

Tổng cục Lâm nghiệp

2015

Đề án được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt

Xây dựng và ban hành quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Điều kiện, yêu cầu đối với cơ quan, tổ chức được hoạt động cấp chứng chỉ rừng tại Việt Nam.

Tổng cục Lâm nghiệp

Các đơn vị liên quan

2016-2017

Quy định được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành

Rà soát, kiểm tra và cấp phép hoạt động đối với các tổ chức cấp chứng chỉ rừng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế.

Tổng cục Lâm nghiệp

Các đơn vị liên quan

2016-2017

- Các tổ chức được tổ chức cấp chứng chỉ rừng quốc tế ủy nhiệm tại Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp phép hoạt động;

- Các tổ chức cấp chng chỉ rừng của Việt Nam được thành lập và cấp phép hoạt động.

IV. Xây dựng, đánh giá các mô hình thí điểm và phát triển mô hình

Đánh giá, tổng kết các mô hình thí điểm quốc gia đã và đang thực hiện về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, phổ biến kinh nghiệm và nhân rộng mô hình thành công kịp thời.

Tổng cục Lâm nghiệp

Các công ty đang triển khai mô hình/FAO/ UN-REDD

2016

Báo cáo đánh giá được hoàn thiện

Xây dựng 3 mô hình thí điểm về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng cho rừng trồng là rừng sản xuất.

Tổng cục Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và PTNT/WWF

2016-2020

03 mô hình thí điểm được thiết lập tại các vùng trọng điểm: Đông Bắc Bộ, Miền Trung và Tây Nam Bộ.

Vận động các tổ chức, Chương trình, dự án quốc tế hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính để xây dựng, phát triển mô hình quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.

Tổng cục Lâm nghiệp

Vụ Kế hoạch/Vụ Hợp tác quốc tế

2015-2020

Các Chương trình/dự án mới được thiết lập hỗ trợ thực hiện Kế hoạch quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.

Tổ chức tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng cho các tổ chức quản lý và chủ rừng.

Tổng cục Lâm nghiệp

Các đơn vị liên quan

2016-2020

- Hằng năm, tổ chức từ 02 chuyến thăm quan và học tập kinh nghiệm thực tế trong nước;

- Trong kỳ kế hoạch, tổ chức ít nhất được 01 chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm quốc tế.

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác