Quyết định 280/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề án quản lý, sử dụng và phát triển bền vững rừng sản xuất thông 3 lá tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
Quyết định 280/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề án quản lý, sử dụng và phát triển bền vững rừng sản xuất thông 3 lá tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
Số hiệu: | 280/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lâm Đồng | Người ký: | Nguyễn Xuân Tiến |
Ngày ban hành: | 22/02/2013 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 280/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký: | Nguyễn Xuân Tiến |
Ngày ban hành: | 22/02/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 280/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 22 tháng 02 năm 2013 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020;
Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng;
Căn cứ Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015;
Căn cứ Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ;
Căn cứ văn bản số 481/TTg-KTN ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng đề án quản lý, sử dụng và phát triển bền vững rừng sản xuất thông ba lá tỉnh Lâm Đồng;
Căn cứ văn bản số 2095/BNN-TCLN ngày 04/5/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện Đề án quản lý, sử dụng và phát triển bền vững rừng thông ba lá tỉnh Lâm Đồng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Phạm vi thực hiện: Thuộc diện tích 45.783 ha rừng sản xuất thông 3 lá tự nhiên thuần loại tại 06 huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Đam Rông và Bảo Lâm nằm trong 132.966 ha rừng thông 3 lá tự nhiên toàn tỉnh, trữ lượng khoảng 21,62 triệu m3, chiếm 38,7% trữ lượng gỗ toàn tỉnh.
a) Tổ chức quản lý, sử dụng và phát triển rừng sản xuất thông 3 lá theo hướng bền vững về diện tích, chất lượng và cơ cấu rừng thông qua các giải pháp kỹ thuật lâm sinh như quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, nuôi dưỡng và khai thác rừng.
b) Cải tạo rừng tự nhiên thông 3 lá thuần loài năng suất thấp, chất lượng kém sang rừng trồng thông 3 lá có năng suất cao, chất lượng tốt, giá trị cao hơn theo hướng sản xuất công nghiệp đáp ứng yêu cầu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu lâu dài; đáp ứng tốt yêu cầu phòng hộ, đảm bảo môi trường sinh thái; góp phần tăng trưởng GDP toàn ngành lâm nghiệp.
a) Khai thác rừng:
- Khai thác 6.720 ha (bình quân 840 ha/năm) thuộc đối tượng rừng thông rải rác, rừng thông thành thục.
- Tổng sản lượng gỗ 1.173.100 m3, bình quân 146.638 m3/năm.
- Tổng sản lượng nhựa thông tận dụng 1.212 ha/năm/1.147 ha/năm.
- Tiến độ khai thác: Theo Phụ lục I kèm theo.
- Hàng năm, chỉ tổ chức thiết kế khai thác khi đã xác định cụ thể địa chỉ, khả năng chế biến tinh của các doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí được ưu tiên mua gỗ nguyên liệu theo qui định của UBND tỉnh;
Trên cơ sở tổng hợp kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệp chế biến gỗ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu đề xuất UBND tỉnh quyết định phân bổ chỉ tiêu thiết kế khai thác gỗ; sau đó hướng dẫn lập hồ sơ thiết kế khai thác, thẩm định và cấp phép khai thác thành 02 đợt cho các đơn vị chủ rừng; phối hợp Sở Công thương tham mưu, đề xuất UBND tỉnh ưu tiên bán gỗ (cây đứng) cho các doanh nghiệp theo từng đợt để chủ động tổ chức khai thác, chế biến theo hướng: Doanh nghiệp có cơ sở chế biến gỗ ở địa phương nào thì được chỉ định mua gỗ tại đơn vị chủ rừng ở địa phương đó hoặc địa phương lân cận gắn với việc thuê đất đầu tư trồng rừng phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ ổn định lâu dài, nhằm thuận lợi cho việc khai thác, vận chuyển, chế biến, đầu tư trồng rừng, bảo vệ rừng và giảm chi phí đầu tư của doanh nghiệp.
b) Trồng lại rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý, bảo vệ rừng:
- Tổ chức trồng lại rừng 6.720 ha (trồng lại rừng trong vòng 1 năm trên diện tích rừng sau khai thác bằng chính loài thông 3 lá), bình quân 840 ha/năm (khoảng 2.100.000-2.500.000 cây/năm).
- Trồng, chăm sóc rừng 5 năm; sau đó đưa vào nuôi dưỡng, quản lý bảo vệ và phòng cháy, chống cháy rừng theo đúng qui trình kỹ thuật.
- Tiến độ trồng rừng: Theo Phụ lục II kèm theo.
c) Chế biến gỗ:
- Giai đoạn 2013-2015:
+ Đưa toàn bộ 407.900 m3 gỗ tròn khai thác được, bình quân 136.000 m3/năm vào chế biến tinh để chế biến ra các sản phẩm: Hàng mộc nội thất, ngoại thất, ván ghép thanh, tỷ lệ các sản phẩm qua chế biến tinh chiếm từ 75% trở lên;
+ Giá trị sản phẩm chế biến đạt 2.975 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020:
+ Đưa toàn bộ 765.000 m3 gỗ tròn khai thác được, bình quân 153.000 m3/năm vào chế biến tinh để chế biến ra các sản phẩm: Hàng mộc nội thất, ngoại thất, ván ghép thanh, tỷ lệ các sản phẩm qua chế biến tinh chiếm từ 85% trở lên;
+ Giá trị sản phẩm chế biến đạt 6.500 tỷ đồng.
a) Giải pháp giảm thiểu tác động môi trường:
- Áp dụng quy trình công nghệ khai thác có tác động thấp, tận dụng các sản phẩm sau khai thác chính, nâng tỷ lệ lợi dụng gỗ; thiết kế khai thác hợp lý, đúng qui định.
- Tuân thủ nghiêm việc trồng rừng ngay sau khai thác; áp dụng quy trình kỹ thuật trồng rừng thông 3 lá thâm canh, thực hiện các biện pháp kỹ thuật mũi nhọn về giống - phân bón - kỹ thuật làm đất để tạo rừng trồng đạt năng suất cao, chất lượng cao nhất.
b) Giải pháp lâm sinh:
- Xây dựng quy chế quản lý và kiểm soát nguồn giống đảm bảo cung cấp giống chất lượng tốt phục vụ trồng rừng khoảng 840 ha/năm.
- Rà soát, nghiên cứu bổ sung, xây dựng quy trình trồng thâm canh rừng thông.
- Tổ chức lại việc khai thác nhựa trước khi khai thác gỗ.
- Thực hiện tốt công tác khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về sản xuất cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng để nâng cao hiệu quả trong công tác xã hội hóa nghề rừng.
c) Giải pháp khai thác gắn với chế biến gỗ: Hàng năm, ưu tiên bán gỗ nguyên liệu (cây đứng) cho các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực tinh chế gỗ nằm trong mạng lưới qui hoạch chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh đáp ứng đủ các tiêu chí theo qui định của UBND tỉnh; trong đó đặc biệt ưu tiên bán nguyên liệu cho các doanh nghiệp đầu tư chế biến gỗ tại các Khu công nghiệp Phú Hội, Lộc Sơn; Cụm công nghiệp Đạ R’sal để ổn định, phát triển sản xuất (cụ thể thực hiện theo kế hoạch phát triển chế biến, tiêu thụ các sản phẩm gỗ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2012-2020).
d) Về quản lý và tổ chức sản xuất:
- Đối với các Ban Quản lý rừng: Thực hiện hợp đồng với các đơn vị khai thác có đủ năng lực để tiến hành khai thác gỗ; tổ chức nghiệm thu, bảo quản, vệ sinh rừng và thực hiện giao, bán gỗ theo chỉ định của cấp có thẩm quyền cho các đơn vị chế biến gỗ theo quy định.
- Đối với các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp: Chủ động tổ chức khai thác hoặc hợp đồng với các đơn vị có đủ năng lực khai thác gỗ; tổ chức nghiệm thu, bảo quản, vệ sinh rừng; được ưu tiên mua gỗ phục vụ sản xuất tinh chế gỗ theo năng lực của đơn vị.
- Ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực tinh chế gỗ tại các khu, cụm công nghiệp theo qui hoạch thuê đất đầu tư trồng rừng khoảng 60% diện tích sau khai thác gắn với nhà máy chế biến.
- Đối với những vùng không thu hút được các doanh nghiệp đầu tư trồng rừng (khoảng 40% diện tích sau khai thác hàng năm), thì ngân sách tỉnh trực tiếp đầu tư trồng rừng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng.
đ) Về quản lý tài chính thu được từ việc bán gỗ: Các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và các Ban quản lý rừng thu toàn bộ kinh phí bán gỗ từ đơn vị mua gỗ đúng thời gian theo từng đợt bán gỗ; trực tiếp thanh toán các khoản chi phí khai thác rừng, nộp thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng, phần còn lại nộp về ngân sách tỉnh để tái đầu tư phát triển rừng theo kế hoạch.
e) Giải pháp về vốn:
- Ngân sách Nhà nước đầu tư trồng rừng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng và xây dựng kết cấu hạ tầng lâm sinh bằng nguồn thu được từ khai thác rừng thông hàng năm từ đề án.
- Nguồn vốn huy động:
+ Các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp chủ động kêu gọi vốn liên doanh, liên kết, vay vốn ưu đãi để đầu tư sản xuất chế biến gỗ, phát triển vùng nguyên liệu, tạo cơ chế sản xuất kinh doanh bền vững.
+ Các doanh nghiệp ngoài Nhà nước đầu tư trong lĩnh vực tinh chế gỗ tại các khu, cụm công nghiệp theo qui hoạch: UBND tỉnh hỗ trợ và tạo điều kiện các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay trung và dài hạn của Ngân hàng phát triển Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác để đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị phục vụ chế biến gỗ và trồng, chăm sóc rừng trên diện tích được thuê.
5. Cân đối vốn thực hiện đề án:
a) Vốn ngân sách:
- Tổng nguồn thu (theo đề án): 3.030,9 tỷ đồng;
- Tổng chi phí tái đầu tư trực tiếp (theo đề án): 2.483,7 tỷ đồng; trong đó:
+ Chi phí khai thác rừng và thuế: 1.677,1 tỷ đồng;
+ Trồng, chăm sóc rừng trồng 5 năm: 739,8 tỷ đồng;
+ Nuôi dưỡng rừng lần 1: 27,6 tỷ đồng;
+ Quản lý bảo vệ và phòng chống cháy rừng: 33,6 tỷ đồng;
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng: 5,6 tỷ đồng.
- Sau khi trừ chi phí tái đầu tư, số tiền còn lại 1.084,3 tỷ đồng để đầu tư cho các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng giai đoạn 2013-2020.
b) Nguồn vốn của các doanh nghiệp và vốn tín dụng: 887,2 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở chế biến gỗ; trồng rừng, phát triển vùng nguyên liệu trên diện tích được thuê; bao gồm:
- Trồng, chăm sóc rừng trồng 5 năm: 517,9 tỷ đồng;
- Nuôi dưỡng rừng lần 1 : 19,3 tỷ đồng;
- Xây dựng cơ sở chế biến gỗ: 350,0 tỷ đồng.
6. Thời gian thực hiện: Năm 2013-2020.
a) Xây dựng kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện theo mục tiêu, nội dung, giải pháp của đề án.
b) Hướng dẫn các đơn vị chủ rừng xây dựng phương án khai thác, tiêu thụ lâm sản, trồng lại rừng; thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện.
c) Tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện đề án; định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp, sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện đề án; báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. UBND các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Đam Rông và Bảo Lâm:
a) Chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong quá trình triển khai thực hiện đề án tại địa phương và thực hiện các nhiệm vụ theo mục tiêu, nội dung đề án.
b) Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị chủ rừng xây dựng phương án, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt. Hàng năm, lập hồ sơ thiết kế khai thác và trồng lại rừng, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện theo qui định.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TIẾN ĐỘ KHAI THÁC RỪNG SẢN XUẤT THÔNG 3 LÁ GIAI ĐOẠN
2013-2020
(Kèm theo Quyết định số 280/QĐ-UBND ngày 22/02/2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
STT |
Năm |
Tổng DT (ha) |
Sản lượng (m3) |
Rừng thông nghèo (T09) |
Rừng thông thành thục (T32) |
||
Diện tích (ha) |
Sản lượng (m3) |
Diện tích (ha) |
Sản lượng (m3) |
||||
Tổng cộng: |
6.720 |
1.173.107 |
904 |
44.229 |
5.816 |
1.128.878 |
|
|
Bq/năm |
840 |
146.638 |
113 |
5.529 |
727 |
141.110 |
1 |
Năm 2013 |
543 |
91.705 |
97 |
3.878 |
446 |
87.827 |
2 |
Năm 2014 |
906 |
147.230 |
100 |
4.935 |
806 |
142.295 |
3 |
Năm 2015 |
969 |
168.939 |
118 |
5.213 |
851 |
163.726 |
4 |
Năm 2016 |
885 |
145.803 |
148 |
7.124 |
737 |
138.679 |
5 |
Năm 2017 |
865 |
150.413 |
114 |
5.272 |
751 |
145.141 |
6 |
Năm 2018 |
830 |
141.452 |
145 |
6.844 |
685 |
134.608 |
7 |
Năm 2019 |
866 |
162.551 |
131 |
7.953 |
735 |
154.598 |
8 |
Năm 2020 |
856 |
165.014 |
51 |
3.010 |
805 |
162.004 |
Trong đó: Đối tượng rừng thông 3 lá tự nhiên thuần loại thành thục và rải rác (trạng thái T09) đưa vào khai thác tại 6 huyện: Lạc Dương (1.832 ha), Đơn Đương (206 ha), Đức Trọng (1.443 ha), Di Linh (2.252 ha), Đam Rông (836 ha) và Bảo Lâm (151 ha) thuộc 73 tiểu khu tại 12 đơn vị chủ rừng (bình quân hàng năm 10,2 ha/tiểu khu và khoảng 62,2 ha/đơn vị/năm); tỷ lệ khai thác rừng thông tự nhiên hàng năm chỉ chiếm 0,06% diện tích rừng thông tự nhiên thuần loại và 0,13% diện tích rừng thông tự nhiên sản xuất thuần loại của tỉnh
TIẾN ĐỘ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT THÔNG 3 LÁ GIAI ĐOẠN
2013-2020
(Kèm theo Quyểt định số 280/QĐ-UBND ngày 22/02/2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
STT |
ĐƠN VỊ |
TC (ha) |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
Sau 2020 |
1. |
Huyện Lạc Dương |
1.832 |
24 |
120 |
213 |
230 |
233 |
226 |
280 |
340 |
166 |
- |
Ban QLR PH ĐN Đa Nhim |
1.832 |
24 |
120 |
213 |
230 |
233 |
226 |
280 |
340 |
166 |
2. |
Huyện Đam Rông |
836 |
50 |
98 |
100 |
98 |
93 |
121 |
134 |
101 |
41 |
- |
Ban QLR PH Sêrêpôk |
397 |
25 |
49 |
47 |
45 |
43 |
52 |
62 |
53 |
21 |
- |
Ban QLR PH Phi Liêng |
439 |
25 |
49 |
53 |
53 |
50 |
69 |
72 |
48 |
20 |
3. |
Huyện Đơn Dương |
206 |
22 |
42 |
38 |
39 |
42 |
23 |
|
|
|
- |
Cty TNHH MTV LN Đơn Dương |
206 |
22 |
42 |
38 |
39 |
42 |
23 |
|
|
|
4. |
Huyện Đức Trọng |
1.443 |
43 |
138 |
197 |
193 |
192 |
203 |
198 |
188 |
91 |
- |
Ban QLR PH Ninh Gia |
120 |
19 |
35 |
41 |
25 |
|
|
|
|
|
- |
Ban QLR PH Tà Năng |
1.323 |
24 |
103 |
156 |
168 |
192 |
203 |
198 |
188 |
91 |
5. |
Huyện Di linh |
2.252 |
112 |
292 |
355 |
327 |
292 |
275 |
237 |
232 |
130 |
- |
Cty TNHH MTV LN Tam Hiệp |
778 |
24 |
77 |
106 |
110 |
102 |
95 |
98 |
108 |
58 |
- |
Cty TNHH MTV LN Di Linh |
319 |
24 |
49 |
50 |
51 |
52 |
59 |
34 |
|
|
- |
Cty TNHH MTV LN Bảo Thuận |
550 |
23 |
73 |
98 |
74 |
51 |
54 |
56 |
74 |
47 |
- |
Ban QLR PH Hòa Bắc-Hòa Nam |
202 |
17 |
43 |
47 |
41 |
37 |
17 |
|
|
|
- |
Ban QLR PH Tân Thượng |
403 |
24 |
50 |
54 |
51 |
50 |
50 |
49 |
50 |
25 |
6. |
Huyện Bảo Lâm |
151 |
18 |
35 |
36 |
41 |
21 |
|
|
|
|
- |
Cty TNHH MTV LN Bảo Lâm |
151 |
18 |
35 |
36 |
41 |
21 |
|
|
|
|
TỔNG CỘNG: |
6.720 |
269 |
725 |
939 |
928 |
873 |
848 |
849 |
861 |
428 |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây