Quyết định 266/QĐ-BNN-TTr về Kế hoạch Năm cao điểm thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2017 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Quyết định 266/QĐ-BNN-TTr về Kế hoạch Năm cao điểm thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2017 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 266/QĐ-BNN-TTr | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Nguyễn Xuân Cường |
Ngày ban hành: | 07/02/2017 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 266/QĐ-BNN-TTr |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Nguyễn Xuân Cường |
Ngày ban hành: | 07/02/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 266/QĐ-BNN-TTr |
Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2017 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 9 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
Căn cứ Quyết định số 235/QĐ-BNN-QLCL ngày 24 tháng 01 năm 2017 về việc ban hành Kế hoạch Năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2017;
Theo đề nghị của Chánh thanh tra Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Năm cao điểm thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2017
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
NĂM
CAO ĐIỂM THANH, KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ QUẢN LÝ VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP, AN TOÀN THỰC
PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NĂM 2017
(Ban hành kèm theo Quyết định số 266/QĐ-BNN-TTr ngày 07 tháng 02 năm 2017)
1. Mục đích:
- Nâng cao trách nhiệm, chấn chỉnh kịp thời các hoạt động công vụ về quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông sản của các đơn vị thuộc Bộ, công chức, viên chức theo chức trách, nhiệm vụ được giao, đồng thời đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật và một số biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời các vi phạm (nếu có).
- Ngăn chặn hiệu quả, tạo bước chuyển biến căn bản, từng bước giải quyết dứt điểm các hành vi vi phạm về:
+ Sử dụng nguyên liệu kháng sinh không đúng mục đích, tập trung lĩnh vực thủy sản; hóa chất công nghiệp trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
+ Chất lượng vật tư nông nghiệp, tập trung vào thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn thủy sản, giống cây trồng, phân bón thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Sản xuất, kinh doanh nước mắm không đảm bảo an toàn thực phẩm; bơm tạp chất vào tôm.
- Chấm dứt các hành vi vi phạm về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, tập trung vào chất Cysteamine.
- Nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân, đẩy mạnh công tác phòng chống việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại vật tư nông nghiệp kém chất lượng, ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm (ATTP), gây nguy hại đối với sức khỏe người người dân; ảnh hưởng thương hiệu nông sản Việt Nam.
- Đảm bảo mục tiêu ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật, phát triển bền vững.
2. Yêu cầu:
- Phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc triển khai Kế hoạch (Thanh tra Bộ, các Tổng cục, Cục, Vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố.
- Xây dựng cơ chế phối hợp mang tính hệ thống, chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị chức năng ở Trung ương và địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch. Lựa chọn và xây dựng mô hình phối hợp hiệu quả trong hoạt động thanh tra chuyên ngành giữa Thanh tra Bộ và một số Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố.
- Kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời, hiệu quả.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC THANH TRA, KIỂM TRA VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi:
Triển khai trên phạm vi toàn quốc (63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), trong đó các cơ quan Trung ương tập trung triển khai trên các địa bàn trọng điểm để rút kinh nghiệm.
2. Đối tượng:
- Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan đến hoạt động công vụ về quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông sản; phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận do các đơn vị thuộc Bộ chỉ định.
- Các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh: Thức ăn chăn nuôi (bao gồm cả thức ăn thủy sản), thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp và PTNT.
- Các trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, cơ sở nuôi trồng thủy sản.
- Các cá nhân, tổ chức sản xuất, chế biến, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật.
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (nước mắm, tôm..)
- Các cá nhân, tổ chức nhập khẩu, kinh doanh nguyên liệu kháng sinh.
3. Hình thức thanh tra, kiểm tra: Đột xuất.
4. Thời gian
Liên tục: Từ 15/02/2017 đến 31/12/2017
1. Thanh tra, kiểm tra hoạt động công vụ
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, Thanh tra Bộ, các Tổng Cục, Cục, Vụ tiến hành rà soát các hoạt động công vụ của từng lĩnh vực (hoạt động kiểm dịch, cấp phép nhập khẩu, đưa vào danh mục được phép sản xuất, kinh doanh,...)
- Tổng cục, Cục, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trong phạm vi quản lý tiến hành lập danh sách các phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận, các hoạt động chứng nhận được xã hội hóa.
- Tiến hành thanh tra, kiểm tra; phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có).
2. Thanh tra, kiểm tra vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm
- Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về thanh tra chuyên ngành cho các tổ chức, cá nhân có liên quan; tổ chức ký cam kết không sử dụng chất cấm (Cysteamine). Tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhà sản xuất, kinh doanh và người dân về tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển nông nghiệp bền vững.
- Khai thác hiệu quả chuyên mục và đường dây nóng để trao đổi, tiếp nhận thông tin phản hồi của tổ chức, cá nhân về các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng vật tư nông nghiệp.
- Thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, kinh doanh nguyên liệu kháng sinh.
- Thanh tra, kiểm soát việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.
- Thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn việc nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng chất cấm (Cysteamine), hóa chất công nghiệp trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Thanh tra, kiểm tra về chất lượng vật tư nông nghiệp, tập trung vào: Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn thủy sản, phân bón, giống cây trồng (giống lúa,...).
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra để ngăn chặn hành vi bơm tạp chất vào tôm.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra về sản xuất, kinh doanh nước mắm.
- Phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có).
(Nội dung chi tiết và phân công thực hiện theo Phụ lục kèm theo)
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí nguồn kinh phí cho việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ và hoạt động thanh tra, kiểm tra do Thanh tra Bộ, Tổng cục, Cục, Vụ; theo đó các cơ quan, đơn vị được phân công có trách nhiệm huy động nguồn lực trong hệ thống để triển khai nội dung Kế hoạch.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng bố trí nguồn kinh phí cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ và hoạt động thanh tra, kiểm tra và một số hoạt động khác trong Kế hoạch.
3. Thực hiện theo Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó cho phép các địa phương sử dụng toàn bộ số tiền phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm để phục vụ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra; Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính.
4. Nguồn lực huy động khác (nếu có).
V. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giải pháp
1.1. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nói chung, chất lượng vật tư nông nghiệp nói riêng theo quy định từ Điều 61 đến Điều 70 Luật An toàn thực phẩm; Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, tập trung nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu.
1.2. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của thanh tra, kiểm tra như: thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm; chuyển từ thanh tra theo Kế hoạch sang thanh tra đột xuất; có sự tham gia, phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng, trong đó chú trọng việc phối hợp với lực lượng công an; xử lý kịp thời các tập thể, cá nhân vi phạm, thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý.
1.3. Nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của cơ quan quản lý nhà nước; trách nhiệm của người đứng đầu và thực thi pháp luật trong việc quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm thuộc nhiệm vụ được giao.
1.4. Nâng cao hiệu quả tiến hành 1 cuộc thanh tra, kiểm tra vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm:
- Khảo sát, nắm bắt thông tin.
- Phối hợp với lực lượng Công an.
- Tập trung thanh, kiểm tra đột xuất.
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
1.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và phối hợp thông tin truyền thông về an toàn thực phẩm nói chung, chất lượng vật tư nông nghiệp nói riêng, theo hướng:
- Các cơ quan báo chí, trước hết là các cơ quan báo chí của Trung ương tăng cường tin bài, chuyên mục, chuyên trang về an toàn thực phẩm nói chung, chất lượng vật tư nông nghiệp nói riêng; thông tin, tuyên truyền khách quan, trung thực, kịp thời, nhất là các điển hình sử dụng hiệu quả, an toàn vật tư nông nghiệp, sản xuất, chế biến, lưu thông thực phẩm an toàn và các vụ việc vi phạm.
- Các tỉnh, thành phố tập trung tuyên truyền, vận động tới từng hộ nông dân, chủ trang trại, doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định pháp luật, tổ chức ký cam kết về an toàn thực phẩm nói chung, chất lượng vật tư nông nghiệp nói riêng với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.
- Bộ và các địa phương có cơ chế phù hợp (đường dây nóng) để tiếp nhận phản ánh của nhân dân, báo chí về vi phạm trong quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông sản, thủy sản.
1.6. Đảm bảo điều kiện cho hoạt động thanh tra, kiểm tra.
- Bố trí đủ kinh phí cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, trong đó có cơ chế trích lại từ nguồn xử phạt vi phạm hành chính phục vụ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra theo quy định.
- Chú trọng công tác thi đua, khen thưởng kịp thời.
2. Tổ chức thực hiện
a) Các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Các cơ quan, đơn vị được phân công chủ trì chịu trách nhiệm xây dựng Kế hoạch triển khai từng nhiệm vụ cụ thể, ưu tiên bố trí nguồn lực, kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Định kỳ hàng tháng, các cơ quan, đơn vị được phân công chủ trì báo cáo Bộ (qua Thanh tra Bộ) kết quả thực hiện, trong đó nêu rõ những việc đã hoàn thành, chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất biện pháp tiếp tục thực hiện.
- Thanh tra Bộ chủ trì theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch, định kỳ tổng hợp báo cáo Bộ.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch cụ thể để thực hiện Kế hoạch và chỉ đạo tổ chức triển khai đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả.
- Định kỳ hàng quý, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT (qua Thanh tra Bộ) kết quả thực hiện, trong đó nêu rõ những việc đã hoàn thành, chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất biện pháp tiếp tục thực hiện.
- Ưu tiên bố trí nguồn lực, kinh phí để triển khai thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, báo cáo về Bộ Nông nghiệp và PTNT (qua Thanh tra Bộ) để xem xét, giải quyết.
Địa chỉ liên lạc: Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. SĐT: 080.42526; email: Dungpt.ttra@mard.gov.vn
PHÂN CÔNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 266/QĐ-BNN-TTr ngày 07/02/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
TT |
Nhiệm vụ |
Chủ trì |
Phối hợp |
Sản phẩm |
|
Trung ương |
Địa phương |
||||
I |
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tập huấn nghiệp vụ |
||||
1 |
Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua các cuộc thanh tra, kiểm tra; công khai kết quả xử lý các tổ chức, cá nhân khi phát hiện vi phạm. |
Thanh tra Bộ Văn Phòng Bộ. |
Sở NN và PTNT. |
Các đơn vị liên quan thuộc Bộ, các cơ quan truyền thông. |
Các phóng sự |
2 |
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật vào nhóm đối tượng trọng điểm có khả năng có các hành vi vi phạm (Các công ty sản xuất, kinh doanh; các chủ trang trại, gia trại chăn nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản, thương lái, các cơ sở sản xuất, chế biến, giết mổ,..). |
Thanh tra Bộ, Tổng cục, Cục chuyên ngành. |
Sở NN và PTNT. |
Các đơn vị liên quan thuộc Bộ và các cơ quan truyền thông. |
Các tài liệu, tờ rơi, cam kết không vi phạm |
3 |
Nâng cao hiệu quả đường dây nóng tiếp nhận thông tin tố giác hành vi vi phạm |
Thanh tra Bộ. |
Sở NN và PTNT. |
Các đơn vị liên quan thuộc Bộ và các cơ quan truyền thông. |
Trang mục và đường dây nóng được thiết lập và tiếp nhận, xử lý thông tin hiệu quả |
4 |
Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra, giám sát, cấp chứng chỉ người lấy mẫu |
Tổng cục, Cục chuyên ngành. |
Sở NN và PTNT. |
Các Chi cục chuyên ngành thuộc Sở. |
Các lớp đào tạo, tập huấn, số người được cấp chứng chỉ lấy mẫu |
II |
Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp để đáp ứng ngay yêu cầu nhiệm vụ |
Tổng cục, Cục chuyên ngành. |
Các cơ quan chuyên ngành địa phương. |
Vụ pháp chế, Thanh tra Bộ. |
Các văn bản, quy định được sửa đổi, bổ sung |
III |
Tiến hành thu thập thông tin, tài liệu, tổ chức thanh tra, kiểm tra |
||||
1 |
Hoạt động công vụ. |
|
|
|
|
1.1 |
Rà soát lại các hoạt động công vụ của từng lĩnh vực (hoạt động kiểm dịch, cấp phép nhập khẩu, đưa vào danh mục được phép SX, KD...) |
- Cục BVTV; - Cục Thú y; - Cục Chăn nuôi; - Cục Trồng trọt; - Cục QLCL; - Tổng cục TS; - Vụ KHCN và MT; |
|
Các đơn vị có liên quan. |
Các văn bản đôn đốc, giám sát. |
1.2 |
Tiến hành thanh tra, kiểm tra. |
- Thanh tra Bộ; - Cục BVTV; - Cục Thú y; - Cục Chăn nuôi; - Cục Trồng trọt; - Cục QLCL; - Tổng cục TS; - Vụ KHCN và MT; |
|
Các đơn vị có liên quan. |
Thành lập các Đoàn thanh tra, kiểm tra để phòng ngừa, phát hiện các hành vi vi phạm. |
2 |
Chất cấm Cysteamine và hóa chất công nghiệp sử dụng trong thức ăn chăn nuôi. |
||||
2.1 |
Lập các đoàn thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, buôn bán,... các sản phẩm có dấu hiệu sử dụng Cysteamine, hóa chất công nghiệp sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. |
Thanh tra Bộ. Cục Chăn nuôi. |
Sở NN&PTNT. |
Cơ quan công an. Cơ quan thuộc Bộ Công thương |
Các đoàn thanh tra, kiểm tra được thành lập và tổ chức thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm |
2.2 |
Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra các các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi. |
Thanh tra Bộ. Cục Chăn nuôi. |
Sở NN&PTNT. |
Cơ quan công an. |
Các đoàn thanh tra, kiểm tra được thành lập và tổ chức thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm |
3 |
Kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản |
||||
3.1 |
Thu thập thông tin, tài liệu về các cá nhân, tổ chức kinh doanh, sử dụng nguyên liệu kháng sinh không đúng mục đích. |
Thanh tra Bộ. Cục Thú y. |
Sở NN&PTNT. |
Các đơn vị có liên quan. |
Danh sách các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm |
3.2 |
Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm. |
Thanh tra Bộ. Cục Thú y. |
Sở NN&PTNT. |
Cơ quan công an. |
Các đoàn thanh tra, kiểm tra được thành lập và tổ chức thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm |
3.3 |
Thanh tra, kiểm soát thuốc kháng sinh trong thủy sản |
Thanh tra Bộ; Cục Thú y. |
Sở NN&PTNT. |
Các đơn vị có liên quan. |
Các đoàn thanh tra, kiểm tra được thành lập và tổ chức thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm |
3.4 |
Thanh tra toàn diện chất lượng thuốc thú y (thanh tra và lấy đủ cơ số mẫu để đánh giá được chất lượng) |
Thanh tra Bộ. Cục Thú y. |
Sở NN&PTNT. |
Các đơn vị có liên quan. |
Đánh giá được chất lượng thuốc thú y lưu thông trên thị trường. |
4 |
Phân bón hữu cơ và phân bón khác (Phân bón) |
||||
4.1 |
Tiến hành trinh sát, xác minh, tổ chức đấu tranh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm. |
Cơ quan công an. |
Cơ quan công an. |
- Thanh tra Bộ; Cục Trồng trọt. - Thanh tra các Sở NN&PTNT |
Danh sách các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm |
4.2 |
Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất các tổ chức sản xuất, kinh doanh phân bón, lấy mẫu phân bón để phân tích. |
Thanh tra Bộ. Cục Trồng trọt. |
Sở NN&PTNT. |
Cơ quan công an. |
Các đoàn thanh tra, kiểm tra được thành lập và tổ chức thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm |
5 |
Giống lúa và giống cây trồng khác |
||||
5.1 |
Tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống |
Thanh tra Bộ. Cục Trồng trọt. |
Sở NN&PTNT. |
Cơ quan công an. |
Các đoàn thanh tra, kiểm tra được thành lập để phát hiện vi phạm |
5.2 |
Thanh tra, kiểm tra chất lượng giống |
Thanh tra Bộ. Cục Trồng trọt. |
Sở NN&PTNT. |
Cơ quan công an. |
Đánh giá sơ bộ chất lượng giống |
6 |
Thuốc bảo vệ thực vật |
||||
6.1 |
Tiến hành trinh sát, xác minh, tổ chức đấu tranh khi phát hiện đường dây nhập lậu thuốc bảo vệ thực vật. |
Cơ quan công an. |
Cơ quan công an. |
Thanh
tra |
Danh sách các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm |
6.2 |
Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV có dấu hiệu vi phạm. |
Thanh tra Bộ. Cục BVTV. |
Sở NN&PTNT. |
Cơ quan công an |
Các đoàn thanh tra, kiểm tra được thành lập và tổ chức thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm |
7 |
Hành vi bơm tạp chất vào tôm |
Thực hiện theo Quyết định số 2419/QĐ-TTg ngày 13/12/2016 của Chính phủ về việc phê duyệt Đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất |
|||
8 |
Nước mắm |
||||
|
Tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nước mắm |
Thanh tra Bộ. Cục QLCL. |
Sở NN&PTNT. |
Cơ quan
công an |
Các đoàn thanh tra, kiểm tra được thành lập và tổ chức thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm |
IV |
Phát hành tài liệu hướng dẫn về các quy định điều chỉnh các hành vi vi phạm đối với vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm. |
Thanh tra Bộ. |
|
Các Tổng cục, Cục thuộc Bộ |
Tài liệu được biên soạn và gửi cho các đơn vị |
V |
Tổ chức sơ kết, tổng kết |
Thanh tra Bộ. |
Sở NN&PTNT. |
Tổng cục, Cục; Cơ quan công an |
Hội nghị sơ kết, tổng kết |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây