166052

Quyết định 2585/2006/QĐ-UBND phê duyệt Đề án giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành

166052
LawNet .vn

Quyết định 2585/2006/QĐ-UBND phê duyệt Đề án giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành

Số hiệu: 2585/2006/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Người ký: Trần Minh Sanh
Ngày ban hành: 31/08/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 2585/2006/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký: Trần Minh Sanh
Ngày ban hành: 31/08/2006
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2585/2006/QĐ-UBND

Vũng Tàu, ngày 31 tháng 08 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2001 – 2010;

Căn cứ Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Khoá IV, kỳ họp thứ 6 về các Đề án, Tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh, trong đó có nội dung Quyết định về việc thực hiện Đề án giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010; nội dung theo Tờ trình số 3792/TTr.UBND ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 883/2006/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định mức chuẩn nghèo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006 - 2010;

Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại công văn số 29/LĐTBXH-BTXH ngày 06 tháng 01 năm 2006 về việc phê duyệt số hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh giai đoạn 2006 – 2010,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Phê duyệt Đề án giảm nghèo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006 – 2010 (có đề án chi tiết kèm theo), với các nội dung chính sau đây:

A. Mục tiêu của đề án:

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh từ 25,65% của năm 2006 xuống còn dưới 2% vào năm 2010 (trong 5 năm 2006 - 2010 giảm 90,47% số hộ nghèo), cụ thể như sau:

Năm

Tổng số hộ dân

Tổng số hộ nghèo đầu kỳ

Số hộ nghèo phát sinh bình quân qua các năm

Tỷ lệ (%)

Số hộ thoát nghèo trong năm

Số hộ nghèo còn cuối kỳ

Tỷ lệ (%)

2006

191.000

46.837

800

24,94

8.500

39.137

20,50

2007

198.000

39.137

800

20,17

9.277

30.666

15,48

2008

207.000

30.660

800

15,20

10.510

20.960

10,13

2009

215.000

20.960

800

10,12

9.500

12.260

5,70

2010

223.000

12.260

800

5,86

8.600

4.460

2,00

- Cải thiện đời sống của nhóm hộ nghèo, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, giữa nhóm hộ giàu và hộ nghèo.

- Đảm bảo 100% số xã, phường, thị trấn cơ bản đều có đủ công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu theo qui định (trường học, trạm xá, đường giao thông nông thôn, thuỷ lợi, điện, nước).

B. Các chỉ tiêu và nhiệm vụ chủ yếu:

1. Cấp sổ hộ nghèo cho tất cả các hộ nghèo đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, lập sổ theo dõi hộ nghèo ở từng xã, phường, thị trấn và hàng năm cấp giấy chứng nhận cho hộ thoát nghèo.

2. Giúp 42.000 lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

3. Học sinh con hộ nghèo theo chuẩn quốc gia và chuẩn của tỉnh được miễn 100% học phí và các khoản đóng góp khác.

4. Cấp 100% thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo chuẩn quốc gia và chuẩn của tỉnh.

5. Đảm bảo cho khoảng 30.000 lượt người nghèo được khuyến nông, lâm, ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn.

6. Bố trí 104 cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo (XĐGN) (cấp tỉnh 7 người, cấp huyện, thị xã, thành phố 15 người và cấp xã, phường, thị trấn 82 người), được hưởng chế độ như cán bộ công chức nhà nước (đối với cấp tỉnh và huyện), như chế độ cán bộ công chức cơ sở (đối với xã, phường, thị trấn) theo trình độ chuyên môn, có tâm huyết, có đủ phẩm chất và năng lực. Hàng năm tập huấn nâng cao trình độ và trang bị kiến thức mới cho số cán bộ này và trưởng ban xóa đói giảm nghèo các xã, phường, thị trấn cùng cán bộ các Hội, cán bộ tín dụng của ngân hàng.

7. Hỗ trợ để xoá 100% nhà tạm bợ, tranh tre nứa lá và hàng năm dành một khoản kinh phí từ nguồn vận động để hỗ trợ người nghèo xây dựng, sửa chữa nhà tình thương và hỗ trợ giáo dục cho con hộ nghèo.

8. Nâng mức trợ cấp thường xuyên cho các đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng từ 100.000đ/người/tháng lên mức 150.000 đ/người/tháng.

9. Đối với hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số: thực hiện tốt chính sách hỗ trợ về đất sản xuất và nhà ở theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách này do Ban Tôn giáo - Dân tộc tỉnh chủ trì phối hợp với các ban, ngành liên quan thực hiện. Đồng thời, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Trung tâm khuyến nông hướng dẫn bà con áp dụng tốt tiến bộ kỹ thuật vào tổ chức sản xuất, chăn, nuôi, trồng trọt và tiêu thụ sản phẩm.

C. Các giải pháp chủ yếu và kinh phí:

1. Cho hộ nghèo vay vốn XĐGN : 685.650,00 triệu đồng

2. Dạy nghề cho người nghèo : 15.000,00 triệu đồng

3. Hỗ trợ về y tế cho người nghèo : 44.833,00 triệu đồng

4. Hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo : 148.130,00 triệu đồng

5. Xây dựng và kiện toàn bộ máy nhân sự XĐGN: 4.370,10 triệu đồng

6. Khuyến nông - lâm - ngư cho người nghèo: 2.500,00 triệu đồng

7. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ XĐGN: 1.000,00 triệu đồng

8. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về XĐGN: 200,00 triệu đồng

9. Trợ cấp xã hội : 45.000,00 triệu đồng

10. Hỗ trợ người nghèo về nhà ở : 16.000,00 triệu đồng

11. Công tác quản lý hộ nghèo : 364,00 triệu đồng

12. Khen thưởng hộ, xã, huyện thoát nghèo : 900,00 triệu đồng.

- Tổng nhu cầu nguồn vốn để triển khai thực hiện mục tiêu chương trình xoá đói giảm nghèo trong giai đoạn 2006 - 2010 là: 963.947,10 triệu đồng, trong đó:

+ Đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ : 410.117,00 triệu đồng

+ Ngân sách địa phương bố trí : 529.330,10 triệu đồng

+ Nguồn vốn huy động : 24.500,00 triệu đồng

(Có biểu tổng hợp số liệu chi tiết kèm theo).

- Kinh phí xây dựng đề án : 100.000.000 đồng ( Một trăm triệu đồng ).

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

- Giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực Ban Chỉ ñaïo Xóa đói giảm nghèo tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, sở, ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai Đề án giảm nghèo của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010.

- Hàng tháng, quý và năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm báo cáo tiến độ triển khai và tham mưu, đề xuất ý kiến cụ thể trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo tỉnh, Giám đốc các sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Y tế, Tư pháp, Giáo dục - Đào tạo, Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em tỉnh, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Minh Sanh

 

ĐỀ ÁN

GIẢM NGHÈO TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2585/2006/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc phê duyệt đề án giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010)

Căn cứ vào Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 -2010;

Căn cứ Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Khoá IV, Kỳ họp thứ 6 về các Đề án, Tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh, trong đó có nội dung quyết định về việc thực hiện Đề án Giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010; nội dung theo Tờ trình số 3792/TTr.UBND ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh;

Căn cứ vào Quyết định số 883/2006/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc qui định mức chuẩn nghèo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006 - 2010 và Quyết định số 884/2006/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc phê duyệt số hộ nghèo theo chuẩn nghèo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006 - 2010;

Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay trên địa bàn tỉnh và kết qủa thực hiện Chương trình xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001- 2005. Chương trình xoá đói giảm nghèo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006 - 2010 được xây dựng với những nội dung cụ thể như sau:

Phần I

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2001 - 2005

- Chuẩn nghèo trong giai đoạn 2001 - 2005 được qui định: Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người trong hộ như sau: vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 80.000đ/người/tháng, vùng nông thôn đồng bằng: dưới 100.000đ/người/tháng, vùng thành thị: dưới 150.000đ/người/tháng.

- Theo kết quả điều tra xác định hộ nghèo giai đoạn 2001 - 2005, toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 170.119 hộ dân, có 15.292 hộ nghèo, với 76.053 khẩu chiếm tỷ lệ 8,99% trên tổng số hộ dân, những hộ nghèo này đã được cấp sổ hộ nghèo để thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo theo qui định của Nhà nước. Trong 5 năm qua việc triển khai thực hiện các chính sách và dự án hỗ trợ cho người nghèo đạt được những kết qủa như sau:

A. Kết qủa thực hiện những chính sách và dự án hỗ trợ cho người nghèo:

1. Chính sách hỗ trợ về y tế:

Giai đoạn 2001 - 2005 đã mua 306.000 thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho các đối tượng là người nghèo, kinh phí 12.894 triệu đồng, 100% người nghèo đã được cấp thẻ BHYT.

2. Chính sách hỗ trợ về giáo dục:

- Trong 5 năm đã thực hiện chính sách miễn giảm cho 124.242 học sinh với kinh phí 29.782 triệu đồng.

- Miễn, giảm học phí cho 109.605 học sinh nghèo với kinh phí 17.388 triệu đồng.

- Miễn, giảm tiền cơ sở vật chất cho 109.605 học sinh nghèo với kinh phí 10.668 triệu đồng.

- Hỗ trợ học phí, sách, vở và quần áo đầu năm học cho 14.637 em học sinh dân tộc Châu Ro với kinh phí 1.726 triệu đồng.

3. Chính sách hỗ trợ về nhà ở:

- Đã xây dựng được 7.101 căn nhà tình thương, với tổng kinh phí 43,893 tỷ đồng.

- Cuối năm 2005, tỉnh đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột cho người nghèo.

4. Chính sách hỗ trợ các đối tượng yếu thế:

- Người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật … ổn định cuộc sống, từng bước hoà nhập cộng đồng.

- Hàng năm ngân sách chi khoảng 04 tỷ đồng, ước thực hiện trong 5 năm khoảng 20 tỷ đồng.

- Trong giai đoạn 2001 - 2005 đã trợ cấp cứu đói giáp hạt cho 30.969 hộ với tổng kinh phí 10.619.000.000 đồng.

5. Thực hiện chính sách miễn giảm thuế nông nghiệp:

- Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDÐNN) do thiên tai: 1.667.124 kg lúa với số tiền miễn giảm: 2.408.977.000đ.

- Miễn thuế SDĐNN cho hộ nghèo: 993.638 kg lúa với số tiền miễn giảm: 1.420.964.400đ.

6. Dự án tín dụng cho hộ nghèo:

- Tổng nguồn vốn cho vay hộ nghèo trong 5 năm khoảng 193,5 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn từ ngân sách địa phương là 20.839 triệu đồng, nguồn vốn từ ngân sách Trung ương là 172.687 triệu đồng.

- Doanh số cho vay : 222 tỷ 310 triệu đồng, với 43.101 lượt hộ vay.

- Doanh số thu nợ : 52 tỷ 722 triệu đồng.

- Dư nợ cuối kỳ : 192 tỷ đồng.

- Số hộ dư nợ : 25.705 hộ.

- Mức vay bình quân trong giai đoạn 2001 - 2005 khoảng 7 triệu đồng/hộ, trong đó nguồn vốn hiện đang uỷ thác qua các tổ chức Hội như sau:

+ Hội Nông dân : 71.929 triệu đồng - 11.006 hộ.

+ Hội Liên hiệp phụ nữ : 53.026 triệu đồng - 7.411 hộ.

+ Hội Cựu chiến binh : 18.764 triệu đồng - 2.134 hộ.

+ Đoàn Thanh niên : 4.256 triệu đồng - 577 hộ.

+ Cho vay kế hoạch hoá gia đình : 2.495 triệu đồng - 367 hộ.

- Ngoài chính sách tín dụng do Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và các tổ chức Hội thực hiện như đã nêu trên, Liên đoàn Lao động tỉnh hình thành một nguồn quỹ trợ vốn cho người nghèo để tự tạo việc làm. Kết qủa thực hiện đến 31 tháng 12 năm 2005:

- Tổng nguồn vốn: 11.000 triệu đồng, trong đó:

+ Nguồn vốn từ ngân sách địa phương hỗ trợ là 3.000 triệu đồng

+ Nguồn vốn từ vốn vay của các doanh nghiệp : 4.600 triệu đồng

+ Vốn của các tổ chức tài trợ: 1.500 triệu đồng

+ Vốn khác: 1.900 triệu đồng ( vốn tích luỹ, tự có … )

- Số thành viên được trợ vốn: 6.562 thành viên.

- Mức vay bình quân: từ 500.000đồng - 5 triệu đồng/thành viên

7. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng:

Đường giao thông, thủy lợi, điện, nuớc, trạm xá, chợ, kinh phí thực hiện 5 năm là: 49.090 triệu đồng.

8. Dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn khuyến nông, lâm, ngư nghiệp:

- Gồm các dự án đầu tư bò cái lai Sind, bò đực giống và chăn nuôi dê lai Bách thảo, trồng cỏ và ủ rơm Urea, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh trên bò lai Sind và tổ chức những buổi hội thảo khoa học về chuyên đề chăn nuôi bò, trồng cỏ và ủ rơm Urea phục vụ phát triển chăn nuôi gia súc nhai lại tại các địa phương. Ngoài ra còn triển khai thực hiện mô hình trồng điều ghép cao sản.

- Kinh phí thực hiện trong 5 năm 1.097 triệu đồng.

9. Xây dựng mô hình xoá đói giảm nghèo:

Đã triển khai thực hiện 2 dự án nuôi dê ở huyện Châu Đức và trồng dưa ở huyện Xuyên Mộc với vốn đầu tư là 100 triệu đồng. Việc triển khai thực hiện những dự án xoá đói giảm nghèo này đã góp phần tạo công ăn việc làm, hình thành những hướng phát triển mới trong chăn nuôi và trồng trọt, tạo chuyển biến tích cực trong công tác xoá đói giảm nghèo.

10. Bố trí và đào tạo cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo:

- Việc bố trí cán bộ chuyên trách làm xoá đói giảm nghèo ở các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn đã có những chuyển biến tích cực, việc quản lý hộ nghèo chặt chẽ hơn và kết quả đi vào chiều sâu hơn. Đội ngũ cán bộ XĐGN mới tuyển dụng tuy hầu hết còn trẻ chưa có kinh nghiệm công tác nhưng được thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ nên đã tham mưu được cho cấp uỷ, địa phương trong quản lý chăm sóc, giải quyết các chế độ, quyền lợi cho người nghèo.

- Kinh phí để chi trả cho đội ngũ cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo trong 1 năm khoảng 600 triệu đồng, trong 5 năm khoảng 2,8 tỷ đồng gồm:

- Hiện nay kinh phí chi trả cho cán bộ XĐGN thực hiện như sau:

+ Cấp tỉnh: 3người x 28 triệu đồng/năm = 84.000.000đ

+ Cấp huyện: 7người x 2,34 x 350.000đ x 12 tháng = 68.796.000đ

+ Cấp xã: 80người x 1,50 x 350.000đ x 12 tháng = 504.000.000đ

Tổng cộng: 656.796.000đồng/năm

- Ðến nay kinh phí vẫn tiếp tục được thực hiện theo đề án XĐGN được duyệt giai đoạn 2003 - 2005.

- Giai đoạn 2001 - 2005 đã tổ chức tập huấn cho hơn 2.424 lượt cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo bao gồm cán bộ từ các thôn, ấp, khu phố trở lên và cán bộ của các tổ chức đoàn thể như: Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Ðoàn Thanh niên, Hội Nông dân…. Nội dung tập huấn tập trung vào những chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về xoá đói giảm nghèo trong từng thời kỳ, nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ XĐGN. Ngoài ra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội còn phối hợp với các Sở: Kế hoạch - Đầu tư, Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội hướng dẫn học viên đi sâu vào vào các chuyên đề như: xây dựng những dự án XĐGN, công tác cho vay hộ nghèo, hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, kỹ thuật trong chăn nuôi trồng trọt… Kinh phí thực hiện trong 5 năm 433 triệu đồng.

11. Công tác giúp đỡ các xã nghèo:

a. Doanh nghiệp giúp đỡ xã nghèo:

- Trong giai đoạn 2001 - 2003 đã có nhiều đơn vị doanh nghiệp tham gia giúp đỡ các xã có tỉ lệ hộ nghèo cao của tỉnh như : Nhà máy điện Phú Mỹ, Công ty Cấp nước, Bưu điện, Công ty Thương mại Dầu khí Petechim, Công ty Cao su Bà Rịa, Công ty Xây dựng Dầu khí, Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro, Công ty OSC Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư phát triển, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương, Công ty Xổ số kiến thiết tỉnh.

- Tổng kinh phí tham gia thực hiện là 2.326.693.000 đồng.

b. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể và các đơn vị lực lượng vũ trang nhận giúp đỡ 9 xã nghèo:

- Liên đoàn Lao động tỉnh, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh đã tổ chức vận động công nhân viên chức, Bộ đội biên phòng, cán bộ chiến sĩ tham gia đóng góp và xây dựng cho 9 xã có tỉ lệ hộ nghèo cao của tỉnh như: xã Sơn Bình, Hoà Hưng, Tân Lâm, Long Mỹ, Suối Rao, Tam Phước, Bông Trang, Tân Hoà, Đá Bạc.

- Nhìn chung qua quá trình triển khai thực hiện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh tích cực phối hợp với địa phương, cơ sở xây dựng kế hoạch, khảo sát các hộ nghèo, phân tích các nguyên nhân nghèo, từ đó đã có các biện pháp hỗ trợ tích cực như: cho vay theo dự án nhỏ từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, vay vốn ưu đãi XĐGN, hỗ trợ cây con giống, giới thiệu kinh nghiệm mô hình tiên tiến về phát triển kinh tế gia đình, gắn công tác XĐGN với thực hiện các chính sách xã hội như hỗ trợ việc học tập cho con hộ nghèo, xây dựng nhà tình thương, khám chữa bệnh miễn phí, phát huy vai trò nòng cốt trong công tác vận động quần chúng tham gia XĐGN.

12. Một số kết quả thực hiện khác:

- Khen thưởng cho những hộ nghèo được công nhận thoát nghèo: Mỗi xã, phường, thị trấn cho khoảng 5 hộ thoát nghèo điển hình.

- Trong 5 năm (thực hiện từ 2003 - 2005) đã thực hiện kinh phí khen thưởng khoảng 410 triệu đồng, cụ thể:

+ Hộ thoát nghèo : 550 hộ, 110 triệu đồng.

+ Xã thoát nghèo : 20 xã, 200 triệu đồng.

+ Huyện thoát nghèo : 5 huyện, 100 triệu đồng.

- Trong năm 2005, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh triển khai đề án và điều tra số hộ nghèo có nhu cầu nuôi bò theo chủ trương chung của tỉnh, kết quả có 2.084 hộ có nhu cầu vay để nuôi bò (trong số 3.584 hộ nghèo còn lại theo chuẩn nghèo cũ cuối năm 2004). Nguồn kinh phí cần có 41.680 triệu đồng; trước mắt trong năm 2005 triển khai thực hiện cho 500 hộ nghèo vay với kinh phí 10 tỷ đồng.

- Đối với những hộ vừa thoát nghèo sẽ tiếp tục được hưởng những chính sách miễn giảm về y tế, giáo dục, các khoản đóng góp và được tiếp tục vay vốn… trong 02 năm tiếp theo ngay sau khi được công nhận thoát nghèo để khuyến khích phát triển kinh tế, bảo đảm xoá đói giảm nghèo bền vững, góp phần tránh tình trạng tái nghèo.

B. Đánh giá kết qủa thực hiện chương trình:

1. Nguyên nhân:

- Đây là một chương trình đúng đắn, hợp lòng dân và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Chương trình xóa đói giảm nghèo đã trở thành phong trào có bề rộng lẫn chiều sâu và mang lại những kết quả thiết thực.

- Nhà nước có chương trình mục tiêu quốc gia trong từng giai đoạn.

- Ban Chỉ đạo Chương trình từ tỉnh đến tận phường, xã, thị trấn. Có cơ chế chính sách và dự án làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện Chương trình.

- Trung ương đã thực hiện được việc phân cấp cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc về quản lý lồng ghép và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia trên địa bàn, đã tạo được tính chủ động trong việc bố trí nguồn vốn theo tình hình thực tế của địa phương.

- Sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thông qua các Nghị quyết. Tỉnh đã có sự quan tâm tập trung về nguồn lực và con người đặc biệt là trong giai đoạn 2003 - 2005 (thông qua việc phê duyệt đề án Chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2003 - 2005).

- Huy động được sức mạnh của các cấp, các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và toàn dân tham gia thực hiện chương trình.

- Tổ chức điều tra, theo dõi và sơ kết rút kinh nghiệm, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của bà con, tạo được sự liên đới giữa Đảng, chính quyền, thường trực Ban chỉ đạo và các tổ chức Hội trong việc giao vốn và cách sử dụng nguồn vốn.

2. Kết qủa:

- Tổng nguồn kinh phí để đầu tư thực hiện các chính sách và dự án của chương trình xoá đói giảm nghèo của tỉnh giai đoạn 2001 - 2005 là 381.800 triệu đồng, bình quân mỗi năm kinh phí đầu tư cho Chương trình khoảng 76,36 tỷ đồng, trong đó kinh phí dành cho vay hộ nghèo chiếm khoảng 53%; kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm khoảng 13%.

- Với việc triển khai thực hiện các chính sách và dự án nêu trên đã phát huy được năng lực làm giàu của từng cá nhân, hộ gia đình từ nghèo lên trung bình và khá giả, đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 8,99% xuống còn dưới 1% vào cuối năm 2005. Tương ứng với số hộ giảm nghèo là 14.619 hộ (Năm 2001: 2.000 hộ, năm 2002: 2.171 hộ, năm 2003: 3.730 hộ, năm 2004: 3.518 hộ, ước năm 2005: 3.200 hộ). Trong giai đoạn 2003 - 2005 số hộ thoát nghèo cao là do tỉnh đã quan tâm đầu tư cho chương trình thoâng qua việc phê duyệt Đề án XĐGN giai đoạn 2003 - 2005.

- Việc hỗ trợ mua BHYT cho người nghèo đều thực hiện cao hơn mức qui định của Trung ương, nếu giai đoạn 2001 - 2002 theo qui định chỉ mua 30% BHYT cho số người nghèo nhất nhưng ở tỉnh đã thực hiện mua BHYT cho người nghèo đến 70 - 80%, giai đoạn 2003 - 2005 thực hiện mua BHYT cho 100% người nghèo.

- Đến nay đời sống nhân dân, đặc biệt là người nghèo tiếp tục được cải thiện, trên 90% số hộ đã có điện (80% hộ đồng bào dân tộc được dùng điện, 97% được tôn hóa và sửa nhà) 80% tổng số hộ đã có nước sinh hoạt, tất cả các xã đều có đường tráng nhựa, kể cả đường vào xã Long Sơn, hầu hết các xã đều có chợ, trạm xá, trường. Ngày nay 100% xã đều có đường ô tô đến khu vực trung tâm, hệ thống giao thông nông thôn đều được phát triển nhằm thúc đẫy nền kinh tế nông thôn đi lên, đã góp phần vào việc khai thác tiềm năng nền kinh tế của địa phương.

- Phát huy và khơi dậy truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc, đạo đức xã hội, lòng nhân ái, tình đoàn kết dân tộc.

- Duy trì và củng cố lòng tin của nhân dân đối với chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước.

3. Khó khăn và tồn tại:

- Các chế độ chính sách đã có nhưng vẫn thiếu tính đồng bộ, một số chính sách, dự án chưa có Thông tư hướng dẫn để làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện chương trình.

- Về việc giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm còn chậm và chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành liên quan, ảnh hưởng đến việc triển khai cũng như công tác tổ chức kiểm tra, giám sát ở cơ sở. Do đó, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cần chủ động để phối hợp.

- Việc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch và triển khai thực hiện các chỉ tiêu đã được phê duyệt còn quá nhiều thủ tục, chưa được thống nhất vì nó đụng chạm đến các cơ chế chung về tài chính và chức năng nhiệm vụ của các sở, ngành.

- Trình độ học vấn của người nghèo quá thấp, tình hình mắc bệnh hiểm nghèo ở người nghèo cũng khá lớn. Tình trạng thiếu quỹ đất ở đô thị, nên việc hỗ trợ nhà cho người nghèo ở đô thị đang là vấn đề nan giải.

- Số hộ nghèo luôn phát sinh mới do dân nhập cư từ ngoài tỉnh đến; nguyên nhân nghèo rất phức tạp và khó giải quyết đối với một số hộ nghèo còn lại, mặc dù đã có những chính sách, những quy định, nhưng không phải lúc nào cũng đáp ứng được đúng và kịp thời những yêu cầu đa dạng của mọi người ở khắp nơi.

- Nhiều địa phương cần chủ động xem xét chỉ tiêu và duyệt vay vốn đối với hộ nghèo.

- Đa số cán bộ xoá đói giảm nghèo đều phải kiêm nhiệm thêm công tác, ảnh hưởng đến tính ổn định và kết qủa công việc. Hiện nay cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo cấp xã được hưởng mức lương hàng tháng mà không có khoản đóng góp bảo hiểm nên làm cho cán bộ XĐGN chưa yên tâm công tác.

Phần 2

KẾ HOẠCH GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

A. CHỦ TRƯƠNG, MỤC TIÊU, PHẠM VI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH.

1. Chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh:

- Là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Phải được thể chế bằng cơ chế, chính sách, kế hoạch hàng năm.

- Huy động nguồn lực toàn xã hội để thực hiện mục tiêu và các chỉ tiêu của chương trình giảm nghèo 2006 - 2010 ưu tiên nguồn lực cho vùng khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo cao.

- Tạo mọi điều kiện kiện toàn tổ chức bộ máy để cơ quan thường trực, cơ quan quản lý có đủ thẩm quyền và điều kiện để quản lý chương trình.

- Xác định chuẩn nghèo phù hợp với mức sống dân cư, tạo mọi điều kiện để người nghèo thoát nghèo bền vững; vừa thực hiện chuẩn nghèo quốc gia, vừa đưa ra chuẩn nghèo của tỉnh bảo đảm các chính sách phát triển kinh tế hướng tới giảm nghèo và vì người nghèo.

2. Mục tiêu của chương trình cần đạt được đến năm 2010:

a. Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh từ 25,65% của năm 2006 xuống còn dưới 2% vào năm 2010.

b. Cải thiện đời sống của nhóm hộ nghèo, tăng dần về thu nhập, mức sống giữa ở nông thôn nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, giữa nhóm hộ giàu và hộ nghèo.

c. Đảm bảo 100% số xã, phường, thị trấn cơ bản đều có đủ công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu theo qui định (trường học, trạm xá, đường giao thông nông thôn, thuỷ lợi, điện, nước).

d. Đảm bảo được nguồn vốn vay vốn tín dụng ưu đãi từ Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh cho 42.000 hộ nghèo.

e. Học sinh con hộ nghèo theo chuẩn quốc gia và chuẩn của tỉnh được miễn 100% học phí và các khoản đóng góp khác.

f. Cấp 100% thẻ BHYT cho người nghèo chuẩn quốc gia và chuẩn nghèo của tỉnh.

g. Ðảm bảo cho khoảng 30.000 lượt người nghèo được khuyến nông, lâm, ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn.

h. Hàng năm tập huấn nâng cao trình độ và trang bị kiến thức mới cho cán bộ làm công tác XĐGN này và Trưởng ban XĐGN các xã, phường, thị trấn cùng cán bộ các Hội và cán bộ tín dụng của ngân hàng.

k. Hỗ trợ để xoá 100% nhà tạm tranh tre nứa lá, hàng năm dành một khoản kinh phí để hỗ trợ người nghèo sửa chữa nhà tình thương.

3. Thời gian, đối tượng, phạm vi thực hiện chương trình :

a. Thời gian: Bắt đầu từ năm 2006 và kết thúc vào năm 2010.

b. Đối tượng:

- Người nghèo: Trừ số người nghèo đặc biệt khó khăn, yếu thế như: người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật nặng không còn khả năng lao động đã được hưởng chính sách hỗ trợ thường xuyên tại cộng đồng.

- Hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia và của Tỉnh.

- Xã nghèo.

c. Phạm vi:

- Chương trình thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, song trong từng chính sách, dự án có phạm vi cụ thể:

+ Chính sách hỗ trợ tín dụng, y tế, giáo dục áp dụng trên phạm vi toàn tỉnh.

+ Dự án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng áp dụng cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng kháng chiến và những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo trên 30% theo chuẩn của tỉnh, ưu tiên xây dựng dự án đến cấp thôn, ấp còn khó khăn.

+ Dự án dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho người nghèo, mô hình xoá đói giảm nghèo tập trung cho con hộ nghèo và các xã có tỷ lệ nghèo trên 30% và thôn có tỷ lệ hộ nghèo trên 40%.

+ Chính sách hỗ trợ về đất sản xuất và nhà ở áp dụng cho đồng bào dân tộc thiểu số (dân tộc Châu Ro), (áp dụng theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ). Chính sách này do Ban Tôn giáo - Dân tộc chủ trì phối hợp với các ban, ngành liên quan thực hiện.

B. Các cơ chế, chính sách thực hiện chương trình:

1. Về cơ chế:

- Trung ương: Ngân sách Trung ương bố trí hàng năm cho các tỉnh phải căn cứ vào số lượng hộ nghèo theo chuẩn quốc gia cho từng giai đoạn.

- Ngân sách địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã - trừ các xã đặc biệt khó khăn và xã nghèo): bố trí ít nhất bằng 1% tổng chi ngân sách địa phương.

- Huy động các doanh nghiệp, cộng đồng, các tổ chức, cá nhân thông qua phong trào “ Ngày vì người nghèo ”.

2. Phân cấp quản lý:

- Cấp tỉnh:

+ Tổ chức điều tra, xây dựng kế hoạch, xác định chuẩn nghèo của tỉnh, tập huấn cán bộ XĐGN.

+ Huy động, phân bổ nguồn lực, tổ chức giám sát, đánh giá quá trình thực hiện chương trình.

+ Công nhận xã, huyện thoát nghèo.

- Cấp huyện, thị xã, thành phố:

+ Tổ chức điều tra, báo cáo với tỉnh về tỷ lệ hộ nghèo.

+ Lập kế hoạch giảm nghèo của địa phương, quản lý số hộ nghèo thuộc địa bàn. Hàng năm căn cứ trên biên bản xét duyệt và danh sách đề nghị thoát nghèo của xã, phường, thị trấn để đề nghị Trưởng Ban chỉ đạo XĐGN huyện, thị xã, thành phố ra quyết định công nhận hộ thoát nghèo, gia hạn sổ hộ nghèo của những hộ chưa thoát nghèo (sổ hộ nghèo có giá trị trong 1 năm). Thu hồi sổ hộ nghèo khi hộ được xét duyệt thoát nghèo, cấp giấy chứng nhận hộ thoát nghèo để hộ được tiếp tục hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

+ Khi có hộ nghèo phát sinh mới, căn cứ vào biên bản bình xét của thôn ấp, và đề nghị của xã, phường, thị trấn, Phòng Nội vụ - Lao động – Thương binh - Xã hội tiến hành lập phiếu điều tra khảo sát, nếu hộ có mức thu nhập thuộc diện nghèo theo qui định thì tham mưu Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố để đề nghị Thường trực Ban chỉ đạo Xoá đói giảm nghèo tỉnh (BCÐ-XÐGN) tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xin phê duyệt hộ nghèo phát sinh (thực hiện 6 tháng xét duyệt 01 lần). Số hộ nghèo phát sinh mới này được cấp sổ hộ nghèo và phải được đưa vào sổ theo dõi quản lý hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn.

+ Định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo kết qủa thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo cho cấp tỉnh.

+ Huy động bổ sung nguồn lực và chủ động phân bổ cho cấp xã, phường, thị trấn.

+ Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận xã, huyện thoát nghèo.

- Cấp xã, phường, thị trấn:

+ Xác định hộ nghèo, quản lý hộ nghèo, xét và đề nghị công nhận hộ thoát nghèo, hộ nghèo phát sinh mới. Hàng năm kiểm tra lập biên bản và danh sách đề nghị huyện, thị xã, thành phố công nhận hộ thoát nghèo.

+ Huy động nguồn lực tại chỗ.

C. KẾ HOẠCH GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2006 - 2010:

1. Kết qủa điều tra xác định hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006 - 2010:

- Thực hiện quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 và Quyết định số 883/2006/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc qui định mức chuẩn nghèo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006 - 2010. Số liệu hộ nghèo chuẩn quốc gia và của tỉnh như sau:

Huyện, thị xã, thành phố

Số hộ dân

Hộ nghèo Quốc gia

Hộ nghèo của tỉnh

Số hộ

Tỷ lệ

Số hộ

Tỷ lệ

Thị xã Bà Rịa

17.976

1.930

10,74%

4.264

23,70%

Thành phố Vũng Tàu

52.880

1.939

3,67%

9.882

18,69%

Huyện Châu Đức

30.143

4.738

15,72%

9.795

32,49%

Huyện Xuyên Mộc

27.165

4.446

16,37%

9.251

34,05%

Huyện Tân Thành

20.148

2.064

10,24%

5.764

28,61%

Huyện Long Điền

21.269

1.820

8,56%

3.793

17,83%

Huyện Đất Đỏ

12.023

1.169

9,72%

4.035

33,56%

Huyện Côn Đảo

979

0

0

53

5,40%

Cộng

182.583

18.106

9,92 %

46.837

25,65 %

2. Kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010:

- Theo mức chuẩn nghèo của tỉnh đã được phê duyệt như trên thì qua điều tra toàn tỉnh có: 46.837 hộ, chiếm tỉ lệ 25,65% so với tổng số hộ dân tại thời điểm điều tra, nếu dự kiến bình quân mỗi năm có khoảng 800 hộ nghèo phát sinh mới, vậy trong 5 năm có khoảng 4.000 hộ nghèo phát sinh mới.

- Trong năm 2006 và giai đoạn đoạn đầu 2006 - 2008, đồng thời với việc thực hiện giảm nghèo theo cả 2 chuẩn (chuẩn nghèo Quốc gia và chuẩn nghèo của tỉnh), cần ưu tiên đầu tư để giảm nghèo cho những hộ nghèo nằm trong các nhóm thu nhập từ 250.000 - 300.000 đồng/người/tháng ở nông thôn và từ 300.000 - 400.000 đồng/người/tháng ở thành thị.

- Dự kiến giai đoạn 2006 - 2010 phải giảm được 46.387 hộ (giảm 90,47% so với tổng số hộ nghèo) bình quân mỗi năm giảm 4% so với tổng số hộ dân, (tương đương với khoảng 9.300 hộ), đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh theo phương án này còn 2% so với tổng số hộ dân, tương đương với khoảng 4.460 hộ, số hộ phải giảm nghèo trong giai đoạn này cao gấp trên 3 lần so với giai đoạn 2001 - 2005, mức thu nhập của hộ sau khi thoát nghèo cao gấp hơn 2 lần so với giai đoạn 2001 - 2005. Dự kiến kế hoạch giảm nghèo qua các năm như sau:

Năm

Tổng số hộ dân

Tổng số hộ ghèo đầu kỳ

Số hộ nghèo phát sinh bình quân quacác năm

Tỷ lệ lệ (%)

Số hộ thoát

nghèo trong năm

Số hộ nghèo còn cuối kỳ

Tỷ lệ (%)

2006

191.000

46.837

800

24,94

8.500

39.137

20,50

2007

198.000

39.137

800

20,17

9.277

30.666

15,48

2008

207.000

30.660

800

15,20

10.510

20.960

10,13

2009

215.000

20.960

800

10,12

9.500

12.260

5,70

2010

223.000

12.260

800

5,86

8.600

4.460

2,00

D. Các giải pháp và nguồn vốn cần bố trí để thực hiện chương trình:

1. Dự án về tín dụng cho vay hộ nghèo:

- Từng bước thay đổi theo hướng tiếp cận với lãi suất ngân hàng thương mại, áp dụng cơ chế tín dụng linh hoạt, bảo đảm cung cấp tín dụng cho tất cả các hộ nghèo thuộc chuẩn nghèo quốc gia và chuẩn nghèo của tỉnh có sức lao động, có nhu cầu vay vốn cho mục đích phát triển sản xuất kinh doanh; cung cấp vốn dễ dàng, thuận lợi, kịp chu kỳ sản xuất, gắn hoạt động tín dụng với khuyến nông, lâm, ngư.

- Gắn tín dụng với tiết kiệm, nâng mức vay cao hơn cho phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất. Phục vụ tốt chủ trương của tỉnh (phát triển chăn nuôi bò thịt), bồi vốn cho những hộ nghèo đăng ký vượt nghèo.

- Nâng mức vay bình quân mỗi hộ lên 15 triệu đồng/hộ đối với cả hộ nghèo Quốc gia và hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh. Đối với những hộ làm ăn có hiệu quả cần áp dụng tốt chủ trương bồi thêm vốn từ nguồn ngân sách địa phương nâng mức vay tối đa lên 30 triệu đồng/hộ cho những hộ đăng ký thoát nghèo, đảm bảo đủ vốn đầu tư cho hộ nghèo phát triển sản xuất sớm thoát nghèo, ưu tiên cho con em hộ nghèo vay vốn để sản xuất kinh doanh sau khi học nghề xong muốn tự mở cơ sở làm ăn.

- Dự kiến nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo vay trong 5 năm như sau:

+ Trong tổng số 46.837 hộ nghèo, dự kiến có khoảng 4.837 hộ không có nhu cầu vay vốn, đó là những hộ không có sức lao động, hộ già neo đơn, hộ tàn tật (chiếm khoảng 10% so với tổng số hộ nghèo).

+ Tổng số hộ có nhu cầu vay vốn: 42.000 hộ.

+ Tổng nhu cầu vốn cho giai đoạn 2006 - 2010: 42.000 hộ x 15 triệu đồng/hộ = 630.000 triệu đồng.

+ Trong đó giai đoạn 2001 - 2005 đã có 28.000 hộ vay với nguồn vốn thực hiện 195.000 triệu đồng với mức vay bình quân gần 7 triệu đồng/hộ (số liệu lấy tròn số, trong đó ngân sách Trung ương: 174.178 triệu đồng, ngân sách địa phương: 20.822 triệu đồng).

- Như vậy nguồn vốn cần có bổ sung là 434.500 triệu đồng (630.000 triệu đồng - 195.000 triệu đồng), trong đó:

+ 224.000 triệu đồng dùng để bổ sung vốn cho những hộ đã vay có mức vay còn thấp nhưng làm ăn có hiệu qủa đăng ký thoát nghèo hàng năm.

+ 210.500 triệu đồng cho vay mới với mức vay bình quân 15 triệu đồng/hộ (trong đó dành cho quỹ trợ vốn cho vay hộ nghèo thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh là 5.000 triệu đồng để giải quyết cho vay với những đối tượng là công chức, viên chức có thu nhập nằm trong mức chuẩn nghèo của tỉnh, hộ dân có thu nhập nằm trong mức chuẩn nghèo của tỉnh mà không có hộ khẩu thường trú tại địa phương).

- Trong đó dự kiến chia ra các nhóm hộ vay bình quân với các mức sau:

+ Nhóm vay dưới 7 triệu đồng/hộ : 5.500hộ vay 48.500 triệu đồng

+ Nhóm vay 7 triệu đồng/hộ : 7.000hộ vay 49.000 triệu đồng

+ Nhóm vay 10 triệu đồng/hộ : 8.000hộ vay 80.000 triệu đồng

+ Nhóm vay 15 triệu đồng/hộ : 7.000hộ vay 105.000 triệu đồng

+ Nhóm vay 20 triệu đồng/hộ : 6.000hộ vay 120.000 triệu đồng

+ Nhóm vay 25 triệu đồng/hộ : 5.500hộ vay 137.500 triệu đồng

+ Nhóm vay 30 triệu đồng/hộ : 3.000hộ vay 90.000 triệu đồng

Tổng cộng: 42.000 hộ vay 630.000 triệu đồng.

- Nếu đề án cho vay hộ nghèo thuộc nguồn vồn Trung ương để chăn nuôi bò do ngân sách tỉnh hỗ trợ lãi suất được Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương duyệt thì nguồn vốn Trung ương sẽ bổ sung là: 175.000 triệu đồng.

- Do đó nguồn vốn ngân sách địa phương cần bổ sung là: 434.500 triệu đồng - 175.000 triệu đồng + 52.650 triệu đồng = 312.150 triệu đồng. Bao gồm:

+ Bổ sung cho hộ nghèo của tỉnh vay : 259.500 triệu đồng (trong đó 5.000 triệu đồng bổ sung cho quỹ hỗ trợ vốn cho vay hộ nghèo thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh).

+ Ngân sách địa phương hỗ trợ phí lãi suất nuôi bò cho hộ nghèo: 52.650 triệu đồng.

- Như vậy tổng nhu cầu vốn tín dụng cho vay hộ nghèo giai đoạn 2006 - 2010 là 685.650 triệu đồng, bao gồm:

+ Nguồn vốn đã đầu tư cho giai đoạn 2001 - 2005: 195.000 triệu đồng.

+ Nguồn vốn bổ sung cho giai đoạn 2006 - 2010: 487.150 triệu đồng, trong đó có ngân sách hỗ trợ cho quỹ trợ vốn của Liên đoàn Lao động tỉnh là 5.000 triệu đồng.

+ Quỹ trợ vốn của Liên đoàn Lao động tỉnh vận động: 3.500 triệu đồng.

- Dự kiến phân kỳ nguồn vốn bổ sung như sau:

ĐVT : triệu đồng

Năm

Nguồn vốn Ngân hàng CSXH trung ương

Nguồn vốn Ngân sách địa phương

Tổng cộng

2006

100.000

70.000

170.000

2007

55.000

105.000

160.000

2008

20.000

137.150

157.150

Cộng

175.000

312.150

487.150

- Ghi chú: Trong 312.150 triệu đồng nguồn vốn ngân sách địa phương có: 52.650 triệu đồng ngân sách địa phương đầu tư không hoàn lại để hỗ trợ phí lãi suất nuôi bò cho hộ nghèo, 259.500 triệu đồng ngân sách đầu tư cho vay sẽ được thu hồi lại.

- Trong 2 năm 2009 - 2010 không cần bổ sung vốn mà chỉ sử dụng vốn thu hồi.

- Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu thoát nghèo, ưu tiên cho vay những hộ nghèo làm ăn có hiệu qủa, hộ đăng ký thoát nghèo vay với mức vay tối đa 30 triệu đồng/hộ (cả 2 nguồn vốn Trung ương và địa phương ).

2. Dự án dạy nghề cho người nghèo:

- Mục đích là trợ giúp người nghèo có được tay nghề cần thiết, để tạo việc làm ổn định tăng thu nhập. Thông qua các khoá dạy nghề ngắn hạn để họ tìm việc làm tại các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ), các cơ sở sản xuất kinh doanh, đi lao động xuất khẩu hoặc tự tạo việc làm. Đây là một giải pháp căn cơ thiết thực góp phần giảm nghèo bền vững.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo và tổ chức đào tạo nghề ngắn hạn phù hợp để người nghèo có thể tự tạo ra cơ hội việc làm, ưu tiên các nghề có thể sử dụng tại chỗ hoặc được thu nhận vào các khu công nghiệp. Gắn đào tạo nghề với tạo việc làm và cung cấp tín dụng, người học nghề được trợ giúp việc làm miễn phí, hỗ trợ các trung tâm dạy nghề cấp huyện trang thiết bị dạy nghề phù hợp.

- Đối với doanh nghiệp tổ chức dạy nghề và tiếp nhận người nghèo vào làm việc ổn định từ 2 năm trở lên thì được trợ giúp 1 khoản kinh phí bằng mức trợ giúp của Nhà nước cho người học nghề.

- Dự kiến kinh phí:

+ Học nghề: 2.000 người x 1.500.000đ/người/năm = 3.000 triệu đồng

+ Trong 5 năm cần 15.000 triệu đồng.

+ Đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ 5.000 triệu đồng, Ngân sách địa phương bố trí: 10.000 triệu đồng.

3. Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo:

- Mua 100% thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo theo chuẩn quốc gia và chuẩn của tỉnh, để đảm bảo công tác XĐGN được bền vững và giảm thiểu nguy cơ tái nghèo.

- Theo nội dung công văn số 16208/BTC-HCSN ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Bộ Tài chính, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 mệnh giá thẻ BHYT cho người nghèo theo chuẩn mới tối thiểu là 60.000đồng/thẻ/năm.

- Kế hoạch kinh phí trong 5 năm: Tổng nhu cầu vốn:

46.837hộ x 3,5 khẩu/hộ x 60.000đ/thẻ = 9.835,770 triệu đồng (dự kiến bình quân mỗi hộ có 3,5 khẩu, trong đó đã trừ số trẻ em dưới 6 tuổi). Nếu theo kế hoạch thoát nghèo đã đặt ra như trên và để khuyến khích hộ thoát nghèo và đảm bảo thoát nghèo bền vững, hộ thoát nghèo tiếp tục được hỗ trợ y tế thêm 02 năm, nên nhu cầu vốn cho 5 năm là:

- Năm 2006-2008: 9.835,770 triệu đồng x 3năm = 29.507,31 triệu đồng

- Năm 2009: (46.837 - 8.500+2.400)hộ x 3,5x 60.000đ = 8.550,77 triệu đồng

- Năm 2010: (46.837- 17.777+3.200)hộ x 3,5x 60.000đ = 6.774,6 triệu đồng.

Tổng cộng: 44.832,68 triệu đồng.

- Đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ 10.000triệu đồng (cho đối tượng thuộc chuẩn nghèo quốc gia). Ngân sách địa phương bố trí: 34.833 triệu đồng để mua BHYT cho hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh.

- Năm 2006 ngân sách địa phương đã bố trí 4.500 triệu đồng.

4. Chính sách hỗ trợ về giáo dục:

- Nếu tính bình quân mỗi hộ nghèo có 2 con trong độ tuổi đi học và tỷ lệ học sinh ở các bậc học trong tổng số học sinh là: Mầm non (khoảng 30% ), Tiểu học (khoảng 30%), Trung học cơ sở (khoảng 25%) và Trung học phổ thông (khoảng 15%), thì với số hộ nghèo theo chuẩn Quốc gia là 18.106 hộ, hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh là 28.731 hộ, số lượng học sinh ở mỗi bậc học trên phạm vi toàn tỉnh phân bố như sau:

Bậc học

Số học sinh nghèo cần hỗ trợ

Chuẩn Quốc gia

100% chuẩn của tỉnh

Cộng

Mầm non ( 30% )

10.864

17.239

28.103

Tiểu học ( 30% )

10.864

17.239

28.103

Trung học CS ( 25% )

9.053

14.366

23.419

Trung học PT ( 15% )

5.432

8.618

14.050

Tổng cộng

36.213

57.462

93.675

- Miễn 100% tiền học phí cho học sinh con hộ nghèo tại tất cả các cơ sở giáo dục và trong tất cả các bậc học (trừ bậc tiểu học đã được miễn thu học phí theo qui định chung của Nhà nước). Mục đích để con hộ nghèo được học tập bình đẳng như các con hộ gia đình khác, góp phần nâng cao trình độ cho con hộ nghèo, xóa đói giảm nghèo bền vững.

- Kinh phí thực hiện:

+ Mầm non: 28.103 em x 30.000đ/tháng x 9tháng = 7.588 triệu đồng.

+ Trung học cơ sở: 23.419em x 15.000đ/tháng x 9 tháng = 3.162 triệu đồng.

+ Trung học phổ thông: 14.050em x 50.000đ/tháng x 9 tháng = 6.323 triệu đồng.

- Tổng nguồn kinh phí cần bố trí mỗi năm là: 17.073 triệu đồng.

- Dự kiến 5 năm là: 17.073 triệu đồng x 5 năm = 85.365 triệu đồng.

- Miễn 100% tiền xây dựng cơ sở vật chất:

93.675 học sinh x 50.000đ/học sinh/năm = 4.684 triệu đồng.

- Dự kiến 5 năm là : 4.684 triệu đồng x 5 năm = 23.419 triệu đồng.

- Hỗ trợ sách giáo khoa, tập, viết cho học sinh là con hộ nghèo và các học sinh dân tộc thiểu số ở bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông (93.675 - 28.103 = 65.572 em). Mức chi thực hiện theo Thông tư số 22/LB-GD-LĐ.TBXH-TC ngày 10 tháng 8 năm 2004. Hàng năm việc triển khai thực hiện nội dung này do Thường trực Ban chỉ đạo XĐGN tỉnh cấp về các huyện, thị xã, thành phố để chuyển đến tay học sinh theo danh sách.

65.572 học sinh x 120.000đ/học sinh/năm = 7.869 triệu đồng.

- Dự kiến 5 năm là: 7.869 triệu đồng x 5 năm = 39.343 triệu đồng (Trong đó: trích từ nguồn vận động quỹ “Tình nghĩa, tình thương và 1 ngày vì người nghèo” để hỗ trợ là 5.000 triệu đồng, bình quân mỗi năm 1.000 triệu đồng).

- Như vậy nguồn vốn cần bố trí mỗi năm: 29.626 triệu đồng.

- Giai đoạn 2006 - 2010 cần bố trí: 148.130 triệu đồng.

- Đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ 44.439triệu đồng, Ngân sách địa phương bố trí: 98.691 triệu đồng, hỗ trợ từ quỹ “ Tình nghĩa, tình thương và 1 ngày vì người nghèo”: 5.000 triệu đồng.

- Giai đoạn 2001 - 2005 đã thực hiện: 29.782 triệu đồng.

5. Xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện đề án giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010:

- Trong giai đoạn 2006 - 2010, để tương xứng với nguồn đầu tư cho chương trình và phải hoàn thành nhiệm vụ giảm nghèo phải hình thành bộ máy chuyên trách XĐGN từ tỉnh đến huyện, xã để :

+ Đủ thẩm quyền, năng lực và điều kiện để quản lý chương trình.

+ Đủ sức thực hiện mục tiêu của chương trình đề ra.

+ Kiện toàn hệ thống chuyên trách đủ về số lượng và chất lượng để thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh.

- Cán bộ XĐGN phải là những người có tâm huyết, được đào tạo, bồi dưỡng kỷ năng, nghiệp vụ công tác XĐGN, có chế độ đãi ngộ hợp lý như cán bộ công chức Nhà nước để họ ổn định cuộc sống và yên tâm công tác lâu dài.

- Giai đoạn 2006 - 2010, tổ chức bộ máy XĐGN dự kiến là 104 người, trong đó:

+ Cấp tỉnh : 7 người.

+ Cấp huyện, thị xã, thành phố: 15 người (huyện Côn Đảo 01 người)

+ Cấp xã, phường, thị trấn: 82 người.

- Như vậy số người tăng lên là: 13 người

- Cấp tỉnh, huyện: 4 + 7 =11 người

- Cấp xã: 82 - 80 = 2 người

- Dự kiến kinh phí cần để chi trả cho bộ máy XĐGN các cấp trong 1 năm là:

- Tiền lương:

+ Cấp huyện : 15người x 2,34 x 350.000đ x 12 tháng = 147.420.000đ

+ Cấp xã : 822người x 1,50 x 350.000đ x 12 tháng = 516.600.000đ

- Tổng cộng : 664.020.000đồng/năm

- Kinh phí hoạt động cho quản lý chương trình cấp tỉnh:

7 người x 30.000.000đ/người/năm = 210.000.000đ

Tổng cộng: 874.020.000 đồng

- Giai đoạn 2006 - 2010 ngân sách cần đầu tư khoảng: 4.370,1 triệu đồng.

- Dự kiến kinh phí cần bố trí bổ sung trong 1 năm là:

874.020.000 - 656.796.000 = 217.224.000đ.

6. Đẩy mạnh và phát huy tính hiệu qủa của công tác khuyến nông - lâm - ngư nghiệp:

- Hỗ trợ người nghèo về kiến thức và kỹ năng xây dựng kế hoạch, bố trí sản xuất hợp lý, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào tổ chức sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm để tăng thu nhập bền vững.

- Kinh phí mỗi năm ước khoảng : 500 triệu đồng

- Dự kiến giai đoạn 2006 - 2010 : 2.500 triệu đồng

- Đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ 1.000 triệu đồng, Ngân sách địa phương bố trí 1.500 triệu đồng.

7. Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ xoá đói giảm nghèo:

- Hàng năm tập huấn nâng cao trình độ và trang bị kiến thức mới cho khoảng 250 - 300 người là cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo cấp tỉnh, huyện, xã, phường và trưởng thôn, ấp, khu phố; trưởng ban XĐGN các xã, phường, thị trấn và cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo của các tổ chức đoàn thể.

- Nội dung đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng tổ chức thực hiện các dự án. Xây dựng, lập kế hoạch, quản lý và triển khai thực hiện các chính sách dự án.

- Học tập các địa phương khác về tổ chức và thực hiện chương trình XĐGN.

- Ngân sách cần bố trí trong 5 năm: 200 triệu đồng/năm x 5 năm = 1.000 triệu đồng (trong đó ngân sách địa phương 500 triệu đồng, ngân sách Trung ương 500 triệu đồng).

8. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về giảm nghèo:

- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm báo cáo về các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức và người dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như chủ trương chính sách, giải pháp XĐGN để chính địa phương nghèo, gia đình nghèo phải có ý chí quyết tâm phấn đấu thoát nghèo, không cam chịu đói nghèo, từ đó xem gia đình nghèo có cần có sự giúp đỡ gì của Nhà nước, của cộng đồng thì việc trợ giúp đó mới có hiệu qủa thiết thực.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo.

- Tăng cường các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền gương người tốt, việc tốt làm ăn giỏi, vượt nghèo, nhóm tương trợ vượt nghèo…

- In tài liệu tuyên truyền: 40 triệu đồng/năm.

- Trong 5 năm là 200 triệu đồng đề nghị Ngân sách địa phương bố trí (theo quy định Nhà nước).

- Ngoài ra Ban Chỉ đạo XĐGN các cấp phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Bà Rịa – Vũng Tàu để đưa tin tuyên truyền về công tác XĐGN, những gương sáng vượt khó, những mô hình làm ăn có hiệu qủa …

9. Chính sách về an sinh xã hội:

- Tách riêng số hộ nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội (BTXH) trợ cấp thường xuyên hàng tháng ra khỏi số hộ nghèo chung của tỉnh để quản lý và theo dõi riêng.

- Hiện nay các đối tượng này đang được hưởng trợ cấp thường xuyên hàng tháng với mức 100.000đ/người/tháng; trong khi theo qui định đang được hưởng 65.000đ/người/tháng (theo Nghị định số 168/2004/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ).

- Giai đoạn 2006 - 2010 đề nghị nâng lên mức 150.000 đ/người/tháng để đảm bảo mức sống tối thiểu cho những đối tượng này vì những lý do chính sau:

- Từ 01 tháng 10 năm 2005, mức lương tối thiểu được nâng lên từ 290.000đ/người/tháng lên 350.000đ/người/tháng (Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ).

- Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về chuẩn nghèo giai đoạn 2006 - 2010: Đối với khu vực nông thôn là những hộ có thu nhập bình quân đầu người trong hộ từ 200.000đ trở xuống, đối với khu vực thành thị là những hộ có thu nhập bình quân đầu người trong hộ một tháng từ 260.000đ trở xuống.

- Những đối tượng bảo trợ xã hội đang quản lý, nuôi dưỡng ở các trung tâm xã hội thì mức trợ cấp là 210.000đ/người/tháng (theo Quyết định số 6922/QĐ-UB ngày 24 tháng 7 năm 2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

- Tại các tỉnh trong khu vực lân cận như tỉnh Bình Dương đang thực hiện mức trợ cấp thường xuyên cho các đối tựơng bảo trợ xã hội ở cộng đồng là 150.000đ/người/tháng.

- Tình hình trượt giá diễn biến theo chiều hướng ngày càng tăng.

- Tổng nhu cầu vốn:

5.000đối tượng x 150.000đ x 12tháng x 5năm = 45.000 triệu đồng.

- Dự kiến ngân sách cần đầu tư bổ sung tăng thêm mỗi năm so với giai đoạn cũ:

5.000đối tượng x (150.000đ – 100.000đ ) x 12 tháng = 3.000 triệu đồng.

- Trong giai đoạn 2006 - 2010 cần: 15.000 triệu đồng.

- Hiện nay ngân sách đang chi trả 6.000 triệu đồng/năm, nhu cầu bổ sung 3.000 triệu đồng.

10. Chính sách hỗ trợ về nhà ở và nước sinh hoạt:

- Ðối với các hộ nghèo hiện ở nhà tạm bợ thì thực hiện phương châm nhà nước hỗ trợ một lần 10 triệu đồng/hộ, phần còn lại huy động cộng đồng giúp đỡ một phần và hộ nghèo tự lực một phần,

- Về nhà ở nguồn kinh phí xây dựng nhà tình thương được trích từ nguồn quỹ vận động “Ngày vì người nghèo”, ngân sách địa phương không cần phải hỗ trợ khoản kinh phí này:

+ Năm 2006 : 500 căn x 10.000.000 đồng/căn = 5.000 triệu đồng

+ Năm 2007 : 400 căn x 10.000.000 đồng/căn = 4.000 triệu đồng

+ Năm 2008 : 300 căn x 10.000.000 đồng/căn = 3.000 triệu đồng

+ Năm 2009 : 200 căn x 10.000.000 đồng/căn = 2.000 triệu đồng

+ Năm 2010 : 200 căn x 10.000.000 đồng/căn = 2.000 triệu đồng

- Tổng cộng 5 năm 16.000 triệu đồng.

11. Dự án xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo (XĐGN):

- Xây dựng những mô hình phù hợp theo từng địa bàn như mô hình “Làng vượt nghèo” của xã Đá Bạc, Huyện Châu Đức (với diện tích 44 ha cấp đất cho 59 hộ nghèo đồng bào dân tộc Châu Ro không có đất), “Làng định canh định cư” ở xã Sông Xoài, huyện Tân Thành (với diện tích 17ha cấp đất cho 300 hộ nghèo cũng là những hướng đi (tuy còn mang tính thử nghiệm) cho vấn đề giải quyết giảm nghèo cho hộ nghèo không có đất. Hoặc đối với hộ nghèo không có đất sản xuất có thể tuyên truyền vận động và hỗ trợ để chuyển đổi ngành nghề, ưu tiên học nghề, tạo việc làm và xuất khẩu lao động.

- Nhân rộng các mô hình giúp vốn xoay vòng không lấy lãi, hỗ trợ giúp nhau làm kinh tế gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân.

- Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần để đầu tư cây con giống hướng dẫn quy trình thủ tục để xây dựng mô hình.

- Các địa phương căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của địa phương mình để xây dựng hay nhân rộng những mô hình XĐGN phù hợp với đặc thù, thế mạnh của mỗi vùng, phối hợp với Trung tâm khuyến nông tỉnh để xây dựng và triển khai thực hiện dự án.

12. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng:

- Tiếp tục đầu tư cho các chương trình dự án chưa hoàn thành.

- Thực hiện theo qui hoạch giai đoạn 2004 - 2010 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại quyết định số 68/QĐ.UB ngày 10 tháng 01 năm 2005 với phạm vi gồm 12 xã: xã Lộc An, Phước Hội, Láng Dài, Phước Hải, huyện Đất Đỏ; xã Bình Châu, Hoà Hiệp, Bàu Lâm, Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc; xã Cù Bị, huyện Châu Đức; xã Tóc Tiên, Sông Xoài, Tân Hoà, huyện Tân Thành.

13. Công tác quản lý hộ nghèo:

- Để làm tốt quản lý công tác hộ nghèo, giúp cho Ban xóa đói giảm nghèo xã, phường, thị trấn theo dõi diễn tiến tình hình đói nghèo đến từng hộ nghèo trên địa bàn mình phụ trách, nắm chắc nhu cầu hỗ trợ của hộ nghèo cần cây giống hoặc con giống, cần hỗ trợ về: vốn, việc làm…, đồng thời giúp cho người nghèo được hưởng các chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục… Mỗi năm cần bố trí kinh phí:

+ In sổ cái theo dõi hộ nghèo để quản lý 46.837 hộ nghèo: Mỗi xã, phường, thị trấn 03 cuốn, xã, phường, thị trấn (theo quy định Nhà nước).

+ In sổ hộ nghèo để cấp cho 46.837 hộ nghèo để thực hiện các chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, tín dụng…

+ In giấy chứng nhận hộ thoát nghèo để hàng năm cấp cho những hộ thoát nghèo nhằm giúp họ tiếp tục được hưởng các chính sách hỗ trợ 02 năm sau khi thoát nghèo.

+ Năm 2006: 244.000.000 đồng để thực hiện in sổ cái theo dõi hộ nghèo, in sổ hộ nghèo và in giấy chứng nhận hộ thoát nghèo.

+ Năm 2007 - 2010 : 120.000.000 đồng để in sổ hộ nghèo và in giấy chứng nhận hộ thoát nghèo.

- Tổng cộng giai đoạn 2006 - 2010: 364.000.000 đồng do ngân sách địa phương bố trí. Hiện nay chưa được ngân sách bố trí nguồn kinh phí này.

14. Chính sách về khen thưởng:

- Có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những địa phương thực hiện tốt công tác xoá đói giảm nghèo và nhân rộng các mô hình có hiệu quả. Kịp thời khen thưởng động viên những hộ nghèo làm ăn tự lực vươn lên thoát nghèo (theo quy định Nhà nước).

- Dự kiến giai đoạn 2006 - 2010 toàn tỉnh có 9.000 hộ nghèo điển hình cần khen thưởng, trong đó ngân sách tỉnh bố trí khen thưởng cho 20% số hộ nghèo điển hình này (tương đương 9.000hộ x 20% = 1.800hộ).

9.000 hộ x 20% x 100.000đồng/hộ = 180 triệu đồng/năm.

- Dự kiến giai đoạn 2006 - 2010: 900 triệu đồng do ngân sách địa phương bố trí.

15. Một số giải pháp khác:

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư và các ngành có liên quan đề xuất cơ chế chính sách ưu đãi (theo quy định của Nhà nước) để các huyện, thị xã, thành phố có thể kêu gọi các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhất là các ngành nghề truyền thống để thu hút lao động, từng bước chuyển dần lao động nghèo nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó chú trọng việc mở rộng các hình thức gia công từ thành thị về nông thôn.

- Sở Nội vụ nghiên cứu, phối hợp với các sở, ngành và đề xuất cán bộ được hợp đồng tuyển dụng làm công tác giảm nghèo được hưởng thêm các chính sách như cán bộ công chức Nhà nước như: lên lương theo định kỳ, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… để cán bộ được tuyển dụng ổn định cuộc sống và yên tâm công tác.

- Vận động các doanh nghiệp cùng tham gia thực hiện XĐGN bằng nhiều hình thức như: Xây dựng nhà tình thương cho hộ nghèo, hỗ trợ vật dụng sửa chữa nhà, hỗ trợ về y tế, giáo dục cho người nghèo, tạm ứng kinh phí không tính lãi cho chương trình XĐGN tỉnh để sử dụng vào mục đích cho hộ nghèo vay vốn làm ăn…

- Đẩy mạnh và làm thật tốt ở địa bàn dân cư về thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư.

- Thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình.

E. Nguồn vốn:

- Tổng nhu cầu nguồn vốn để triển khai thực hiện mục tiêu Chương trình giảm nghèo trong giai đoạn 2006 - 2010 là: 963.947,10 triệu đồng.

- Trong đó:

+ Đề nghị Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 410.117,00 triệu đồng

+ Ngân sách địa phương bố trí: 529.330,10 triệu đồng

+ Nguồn vốn huy động: 24.500,00triệu đồng, bao gồm:

+ Huy động sự đóng góp của nhân dân, cán bộ công chức, viên chức thông qua hệ thống Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

+ Huy động các doanh nghiệp hỗ trợ.

+ Huy động các tổ chức nhân đạo, từ thiện hỗ trợ

+ Huy động sự hợp tác hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.

 

BIỂU NHU CẦU NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIẢM NGHÈO NĂM 2006

ĐVT : triệu đồng

STT

Nội dung

Tổng nhu cầu

Đang thực hiện

Cần bổ sung

01

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về XĐGN

40,00

0,00

40,00

02

Chi trả cho bộ máy công tác XĐGN

874,02

656,79

217,23

03

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ XĐGN

100,00

0,00

100,00

04

Khuyến nông - lâm – ngư

300,00

0,00

300,00

05

Cho hộ nghèo vay vốn

90.822,00

20.822,00

70.000,00

06

Trợ cấp xã hội

9.000,00

6.000,00

3.000,00

07

Dạy nghề cho người nghèo

2.000,00

0,00

2.000,00

08

Hỗ trợ về y tế cho người nghèo

6.966,60

4.500,00

2.466,60

09

Hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo

19.738,00

5.956,40

13.781,60

10

Công tác quản lý hộ nghèo

244,00

0,00

244,00

11

Khen thưởng hộ, xã, huyện thoát nghèo

180,00

0,00

180,00

 

Tổng cộng

130.264,62

37.935,19

92.329,43

Phần 3

TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

- Ban Chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo hoạt động theo cơ chế liên ngành, các thành viên trong Ban Chỉ đạo chương trình thảo luận tập thể và quyết định những vấn đề quan trọng của chương trình. Trưởng Ban chỉ đạo triệu tập và chủ toạ các phiên họp thường kỳ mỗi quý 1 lần hoặc bất thường để xử lý các công việc cấp bách, cần thiết liên quan đến nhiệm vụ của chương trình.

- Trưởng Ban chỉ đạo là 01 đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tiến độ thực hiện và kết qủa của Chương trình, phân công các thành viên Ban Chỉ đạo, chỉ đạo thực hiện các công việc và dự án của Chương trình.

- Các thành viên chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban chỉ đạo các công việc và dự án sau:

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Giám đốc Sở Lao động – Thương binh – Xã hội là Phó trưởng Ban thường trực của chương trình, có nhiệm vụ:

- Thay mặt Trưởng ban chủ trì các cuộc họp khi Trưởng ban đi vắng.

- Trực tiếp triển khai trương trình, mục tiêu giảm nghèo và chuẩn bị các kế hoạch, biện pháp cụ thể để thực hiện các chương trình, mục tiêu đề ra .

- Theo dõi, đánh giá và tổng hợp báo cáo tình hình, hiệu qủa thực hiện các nội dung, chương trình thuộc đề án giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010. Tổ chức sơ kết, tổng kết chương trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiện toàn lại tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo, phối hợp với Sở Nội vụ xem xét, bố trí nhân sự đủ để thực hiện tốt nhiệm vụ giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010.

- Chuẩn bị các văn bản hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các ngành, các cấp về việc thực hiện chương trình.

- Chỉ đạo tổng hợp kế hoạch hàng năm của chương trình, trình Ban Chỉ đạo thông qua và phối hợp tổ chức điều hành thực hiện chương trình, trực tiếp chỉ đạo:

+ Dự án nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ giảm nghèo.

+ Dự án xây dựng mô hình giảm nghèo cho người nghèo.

+ Hàng năm triển khai công tác hỗ trợ giáo dục cho học sinh nghèo: cấp sách giáo khoa, vở, viết và dụng cụ học tập khác.

+ Phối hợp với các ngành chức năng hướng dẫn triển khai thực hiện các dự án có liên quan đến giảm nghèo.

2. Sở Nội vụ:

Căn cứ vào nội dung đề án giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh kiện toàn bộ máy tổ chức nhân sự làm công tác giảm nghèo từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã, phường, thị trấn, đặc biệt là bộ phận chuyên trách ở cấp tỉnh và cấp huyện; đảm bảo bố trí đủ số lượng và chất lượng để dáp ứng được đòi hỏi của công việc nhằm hoàn thành tốt mục tiêu chương trình.

3. Sở Kế hoạch - Đầu tư:

- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định nguồn vốn thực hiện đề án.

- Chủ trì phối hợp với các sở chuyên ngành thẩm định các nội dung, chương trình thuộc đề án giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010.

4. Sở Tài chính:

- Phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định nguồn vốn thực hiện đề án.

- Theo dõi, cấp phát kinh phí theo tiến độ thực hiện đề án.

- Thực hiện việc thanh, kiểm tra kinh phí của đề án.

5. Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn: trực tiếp chỉ đạo thực hiện:

- Dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã nghèo.

- Dự án quy hoạch bố trí lại dân cư ở khu vực nông thôn giai đoạn 2004 -2010.

- Dự án định canh định cư đồng bào dân tộc.

6. Ban Tôn giáo - Dân tộc tỉnh: Quản lý về mặt Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước và của tỉnh đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Thực hiện chính sách nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ nghèo dân tộc thiểu số và phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành liên quan thực hiện các chính sách liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

7. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh: Chỉ đạo Ngân hàng chính sách xã hội cung cấp tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách.

8. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh: Quản lý nguồn vốn và thực hiện việc hỗ trợ cho người nghèo vay đúng đối tượng, đúng mục đích theo chủ trương chung của Nhà nước và của tỉnh.

- Chịu trách nhiệm thu hồi các khoản cho vay và hoàn trả ngân sách đúng thời hạn.

9. Sở Y tế: Theo dõi triển khai thực hiện dự án hỗ trợ người nghèo về y tế.

10. Sở Giáo dục và Đào tạo: chịu trách nhiệm thực hiện dự án hỗ trợ người nghèo về giáo dục và đào tạo.

11. Ủy ban Dân số, Gia dình và Trẻ em: Tổ chức thực hiện lồng ghép Chương trình mục tiêu Quốc gia dân số - kế hoạch hóa gia đình với Chương trình giảm nghèo.

12. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh: hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của mình; tham gia và tạo sự phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng để góp phần thực hiện tốt Chương trình giảm nghèo của tỉnh.

13. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Xây dựng Chương trình giảm nghèo của địa phương, tổ chức triển khai thực hiện chương trình trên địa bàn, phối hợp với các ban, ngành liên quan, các hội, đoàn thể để tổ chức thực hiện các chính sách, dự án của chương trình có tại địa phương.

- Quản lý và theo dõi chặt chẽ tình hình nghèo đói tại địa phương, chịu trách nhiệm thực hiện tốt chỉ tiêu thoát nghèo hàng năm như đề án đã đặt ra, đảm bảo cho người nghèo được hưởng đầy đủ quyền lợi khi triển khai thực hiện những chính sách và dự án của chương trình XĐGN.

14. Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu:

Có trách nhiệm phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thông tin tuyên truyền về chủ trương, chính sách cuả Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo, đưa tin những cá nhân điển hình và các mô hình tiêu biểu về công tác giảm nghèo.

Căn cứ vào nội dung các chính sách, dự án của Chương trình và tình hình thực tế, các ngành, địa phương tiến hành tổ chức triển khai thực hiện: Tổ chức lồng ghép giữa chương trình giảm nghèo và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác nhằm nâng cao hiệu qủa của chương trình giảm nghèo.

- Hàng tháng, quý, năm các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm báo cáo kết quả tiến độ thực hiện các chính sách, dự án do địa phương và ngành quản lý, đầu quý 3 hàng năm xây dựng kế hoạch năm sau gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh) để tổng hợp báo cáo và xây dựng kế hoạch chung cho Chương trình.

- Đề nghị các đoàn thể quần chúng tham gia, phối hợp thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèo trong phạm vi hoạt động của mình, đồng thời tham gia việc giám sát thực hiện chương trình ở các cấp./.

 

Biểu 1

BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU HỘ NGHÈO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

Stt

Huyện, thị xã, thành phố

Tổng số hộ dân

Hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh

Trong đó

Hộ nghèo theo chuẩn quốc gia

KV thành thị

KV nông thôn

Tổng số

Tỷ lệ (%)

KV thành thị

KV nông thôn

Tổng số

Tỷ lệ (%)

01

H. Xuyên Mộc

27.165

996

8.255

9.251

34.05

536

3.910

4.446

16.37

02

H. Đất Đỏ

12.023

-

4.035

4.035

33.56

-

1.169

1.169

9.72

03

H. Châu Đức

30.143

1.091

8.704

9.795

32.50

541

4.197

4.738

15.72

04

H. Tân Thành

20.148

853

4.911

5.764

28.61

95

1.969

2.064

10.24

05

TX. Bà Rịa

17.976

2.749

1.515

4.264

23.72

1.268

662

1.930

10.74

06

TP Vũng Tàu

52.880

8.989

893

9.882

18.69

16.12

327

1.939

3.67

07

H. Long Điền

21.269

2.042

1.751

3.793

17.83

975

845

1.820

8.56

08

H. Côn Đảo

979

-

53

53

5.41

-

-

-

0.00

 

Tổng cộng

182.583

16.720

30.117

46.837

25.65

5.027

13.079

18.106

9.92

 

Biểu 2

BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU HỘ NGHÈO THEO CHUẨN CỦA TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

Stt

Huyện, thị xã, thành phố

Số hộ dân

Hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh

Tổng số

KV nông thôn

KV thành thị

Nông thôn

Thành thị

Tổng số hộ nghèo chuẩn của tỉnh

Tỷ lệ hộ nghèo trên tổng số hộ dân (%)

Hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh

Tỷ lệ hộ nghèo trên số hộ dân KV nông thôn

Hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh

Tỷ lệ hộ nghèo trên số hộ dân KV thành thị

01

TX. Bà Rịa

17.976

5.218

12.758

1.515

29.03

2.749

21.55

4.264

23.72

02

TP Vũng Tàu

52.880

2.372

50.508

893

37.65

8.989

17.80

9.882

18.69

03

H. Châu Đức

30.143

27.164

2.979

8.704

32.04

1.091

36.62

9.795

32.50

04

H. Xuyên Mộc

27.165

24.437

2.728

8.255

33.78

996

36.51

9.251

34.05

05

H. Tân Thành

20.148

17.933

2.215

4.911

27.39

853

38.51

5.764

28.61

06

H. Long Điền

21.269

11.041

10.228

1.751

15.86

2.042

19.96

3.793

17.83

07

H. Đất Đỏ

12.023

12.023

0

4.035

33.56

0

0.00

4.035

33.56

08

H. Côn Đảo

979

979

0

53

5.41

0

0.00

53

0.00

Tổng cộng

182.583

101.167

81.416

30.117

29.77

16.720

20.54

46.837

26.65

 

Biểu 5

TỔNG HỢP NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2001 - 2005

Đvt: Triệu đồng

STT

Nội dung

Nguồn vốn Trung ương

Nguồn vốn địa phương

Nguồn vốn huy động

Cộng

01

Hỗ trợ về y tế

 

12.894

 

12.894

02

Hỗ trợ về giáo dục

 

29.782

 

29.782

03

Xây dựng nhà tình thương

 

 

43.893

43.893

04

Trợ cấp xã hội

 

30.619

 

30.619

05

Miễn giảm thuế sử dụng đất nộng nghiệp

 

3.830

 

3.830

06

Nguồn vốn cho vay hộ nghèo từ CN ngân hàng CSXH

172.687

20.839

 

193.526

 

Nguồn vốn cho vay hộ nghèo từ quỹ trợ vốn của LĐLĐ tỉnh

 

3.000

8.000

11.000

07

Xây dựng cơ sở hạ tầng

 

49.090

 

49.090

08

Hướng dẫn cách làm ăn và khuyến nông – lâm - ngư

 

1.097

 

1.097

09

Xây dựng mô hình XĐGN

 

100

 

100

10

Chi trả cho đội ngũ làmcông tác XĐGN các cấp

 

2.800

 

2.800

11

Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ XĐGN

383

50

 

433

12

Doanh nghiệp giúp xã nghèo

 

 

2.326

2.326

13

Khen, thưởng hộ, xã huyện thoát nghèo

 

410

 

410

 

Cộng

173.070

154.511

54.219

381.800

 

Biểu 6-1

NHU CẦU VỐN ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2585/2006/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

STT

Nội dung

Đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ

Ngân sách địa phương bố trí

Dự kiến nguồn vốn huy động

Tổng cộng

01

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về XĐGN

 

200,00

0,00

200,00

02

Chi trả cho bộ máy làm công tác XĐGN các cấp

0,00

4.370,10

0,00

4.370,10

03

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ XĐGN

500,00

500,00

0,00

1.000,00

04

Khuyến nông-lâm-ngư cho người nghèo

1.000,00

1.500,00

0,00

2.500,00

05

Cho hộ nghèo vay vốn XĐGN từ Ngân hàng CSXH

349.178,00

332.972,00

3.500,00

685.650,00

 

Trong đó: cho vay hộ nghèo từ quỹ hỗ trợ vốn của LĐLĐ tỉnh

0,00

5.000,00

3.500,00

8.500,00

06

Trợ cấp xã hội

0,00

45.000,00

0,00

45.000,00

07

Dạy nghề cho người nghèo

5.000,00

10.000,00

0,00

15.000,00

08

Hỗ trợ y tế cho người nghèo

10.000,00

34.833,00

0,00

44.833,00

09

Hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo

44.439,00

98.691,00

5.000.00

148.130,00

10

Hỗ trợ người nghèo về nhà ở

0,00

0,00

16.000.00

16.000,00

11

Công tác quản lý hộ nghèo

 

364,00

0,00

364,00

12

Khen thưởng hộ, xã, huyện thoát nghèo

0,00

900,00

0,00

900,00

 

Cộng

410.117,00

529.330,10

24.500,00

963.947,10

Ghi chú:

- Trong nhu cầu 349.178 triệu đồng nguồn ngân sách Trung ương cho vay hộ nghèo, cần bổ sung mới 175.000 triệu đồng.

- Trong nhu cầu 332.972 triệu đồng nguồn ngân sách địa phương để cho vay hộ nghèo, có 20.822 triệu đồng là nguồn vốn đã cho vay giai đoạn 2001 - 2005, ngân sách địa phương cần bổ sung mới là 312.150 triệu đồng, trong đó sẽ thu hồi lại là 259.500 triệu đồng, vì có 52.650 triệu đồng là dùng để hỗ trợ trả lãi suất cho hộ nghèo vay nuôi bò.

- Tổng nhu cầu cần bổ sung nguồn vốn tín dụng cho vay hộ nghèo giai đoạn 2006 - 2010 là 487.150 triệu đồng.

- Tổng nhu cầu nguồn vốn giai đoạn 2006 - 2010 là 963.947,10 triệu đồng thì nguồn vốn ngân sách địa phương bố trí là 529.330,10 triệu đồng.

 

Biểu 6*

PHÂN KỲ NGUỒN VỐN ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2585/2006/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Stt

Nội dung

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Cộng

01

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về XĐGN

40,00

40,00

40,00

40,00

40,00

200,00

02

Chi trả cho bộ máy làm công tác XĐGN các cấp

874,02

874,02

874,02

874,02

874,02

4.370,10

03

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ XĐGN

200,00

200,00

200,00

200,00

200,00

1.000,00

04

Khuyến nông-lâm-ngư cho người nghèo

500,00

500,00

500,00

500,00

500,00

2.500,00

05

Cho hộ nghèo vay vốn XĐGN từ Ngân hàng CSXH

365.700,00

160.700,00

157.850,00

700,00

700,00

685.650,00

 

Trong đó: cho vay hộ nghèo từ quỹ HT vốn của LĐLĐ tỉnh

1.700,00

1.700,00

1.700,00

1.700,00

1.700,00

8.500,00

06

Trợ cấp xã hội

9.000,00

9.000,00

9.000,00

9.000,00

9.000,00

45.000,00

07

Dạy nghề cho người nghèo

3.000,00

3.000,00

3.000,00

3.000,00

3.000,00

15.000,00

08

Hỗ trợ y tế cho người nghèo

9.836,00

9.836,00

9.836,00

8.550,00

6.775,00

44.833,00

09

Hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo

29.626,00

29.626,00

29.626,00

29.626,00

29.626,00

148.130,00

10

Hỗ trợ người nghèo về nhà ở

5.000,00

4.000,00

3.000,00

2.000,00

2.000,00

16.000,00

11

Công tác quản lý hộ nghèo

244,00

30,00

30,00

30,00

30,00

364,00

12

Khen thưởng hộ, xã, huyện thoát nghèo

180,00

180,00

180,00

180,00

180,00

900,00

 

Cộng

424.200,02

217.986,02

214.136,02

54.700,02

52.925,02

963.947,10

 

Biểu 6a

NHU CẦU NGUỒN VỐN ĐỀ NGHỊ TRUNG ƯƠNG HỖ TRỢ ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2585/2006/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Stt

Nội dung

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Cộng

01

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ XĐGN

100

100

100

100

100

500

02

Khuyến nông-lâm-ngư cho người nghèo

200

200

200

200

200

1.000

03

Cho hộ nghèo vay vốn XĐGN từ Ngân hàng CSXH

274.178

55.000

20.000

-

-

349.178

04

Dạy nghề cho người nghèo

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

5.000

05

Hỗ trợ y tế cho người nghèo

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

10.00

06

Hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo

8.888

8.888

8.888

8.888

8.888

44.439

 

Cộng

286.3660

67.188

32.188

12.188

12.188

410.117

Ghi chú:

- Trong 286.366 triệu đồng đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư cho năm 2006 có:

+ Có 100 triệu đồng đã được chi hàng năm để thực hiện nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ XĐGN, phần còn lại là 286.266 triệu đồng hiện nay chưa bố trí, đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ.

+ Có 274.178 triệu đồng thuộc nội dung cho hộ nghèo vay XĐGN là khoản chi cho hộ nghèo vay sẽ được thu hồi lại, phần còn lại là 12.188 triệu đồng là khoản chi luôn không hoàn lại.

+ Trong tổng số nguồn vốn tín dụng đề nghị Trung ương hỗ trợ 274.178 triệu đồng đã có 174.178 triệu đồng được bố trí của giai đoạn 2001 - 2005, đề nghị bổ sung 100 triệu đồng.

 

Biểu 6b

NHU CẦU NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG BỐ TRÍ ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2585/2006/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Đvt: Triệu đồng

STT

Nội dung

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Cộng

01

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về XĐGN

40,00

40,00

40,00

40,00

40,00

200,00

02

Chi trả cho bộ máy làm công tác XĐGN các cấp

874,02

874,02

874,02

874,02

874,02

4.370,10

03

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ XĐGN

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

500,00

04

Khuyến nông-lâm-ngư cho người nghèo

300,00

300,00

300,00

300,00

300,00

1.500,00

05

Cho hộ nghèo vay vốn XĐGN từ Ngân hàng CSXH

90.822,00

105.000,00

137.150,00

 

 

332.972,00

 

Trong đó: cho vay hộ nghèo từ quỹ HT vốn của LĐLĐ tỉnh

1.000,00

1.000,00

1.000,00

1.000,00

1.000,00

5.000,00

06

Trợ cấp xã hội

9.000,00

9.000,00

9.000,00

9.000,00

9.000,00

45.000,00

07

Dạy nghề cho người nghèo

2.000,00

2.000,00

2.000,00

2.000,00

2.000,00

10.000,00

08

Hỗ trợ y tế cho người nghèo

6.966,60

6.966,60

6.966,60

6.966,60

6.966,60

34.833,00

09

Hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo

19.738,00

19.738,00

19.738,00

19.738,00

19.739,00

98.691,00

10

Công tác quản lý hộ nghèo

244,00

30,00

30,00

30,00

30,00

364,00

11

Khen thưởng hộ, xã, huyện thoát nghèo

180,00

180,00

180,00

180,00

180,00

900,00

 

Cộng

130.264,62

144.228,62

176.378,62

39.228,62

39.229,62

529.330,10

Ghi chú:

- Trong 130.264,62 triệu đồng ngân sách địa phương phải đầu tư cho năm 2006 có:

+ Có 37.935,19 triệu đồng hiện đang thực hiện cho các nội dung:

Chi trả cho bộ máy công tác XĐGN : 656,79 triệu đồng,

Cho hộ nghèo vay vốn : 20.822 triệu đồng,

Trợ cấp xã hội  : 6.000 triệu đồng.

Mua bảo hiểm y tế cho người nghèo : 4.500 triệu đồng.

Hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo : 5.956,4 triệu đồng.

+ Còn 92.329,43 triệu đồng ngân sách địa phương phải bổ sung gồm các nội dung:

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về XĐGN : 40 triệu đồng

Chi trả cho bộ máy làm công tác XĐGN các cấp: 217,23 triệu đồng

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ XĐGN : 110 triệu đồng

Khuyến nông - lâm - ngư cho người nghèo : 300 triệu đồng

Cho hộ nghèo vay vốn XĐGN: 70.000 triệu đồng

Trợ cấp xã hội: 3.000 triệu đồng

Dạy nghề cho người nghèo: 2.000 triệu đồng

Hỗ trợ y tế cho người nghèo: 2.466,6 triệu đồng

Hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo: 13.781,6triệu đồng

Công tác quản lý hộ nghèo: 244 triệu đồng

Khen thưởng hộ, xã, huyện thoát nghèo: 180 triệu đồng.

+ Có 90.822 triệu đồng thuộc nội dung cho hộ nghèo vay XĐGN là khoản chi cho hộ nghèo vay sẽ được thu hồi lại, phần còn lại là 39.442,62 triệu đồng là khoản chi luôn không hoàn lại.

+ Trong tổng số nguồn vốn tín dụng đề nghị ngân sách địa phương bố trí: 90.822 triệu đồng, có 20.822 triệu đồng đã được bố trí của giai đoạn 2001 - 2005, đề nghị bổ sung là 70.000 triệu đồng.

 

Biểu 6c

NHU CẦU NGUỒN VỐN CẦN HUY ĐỘNG ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2585/2006/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Đvt: 1 triệu đồng

STT

Nội dung

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Cộng

01

Nguồn vốn cho vay hộ nghèo từ quỹ trợ vốn của LĐLĐ tỉnh

700

700

700

700

700

3.500

02

Hỗ trợ về giáo dục (mua SGK, dụng cụ học tập) cho học sinh nghèo

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

5.000

03

Hỗ trợ người nghèo về nhà ở

5.000

4.000

3.000

2.000

2.000

16.000

 

Cộng

6.700

5.700

4.700

3.700

3.700

24.500

 

Biểu 7

KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CHO VAY HỘ NGHÈO GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

Đvt: Triệu đồng

STT

Huyện, thị xã, thành phố

Số hộ nghèo đầu năm 2006

Chỉ tiêu vốn vay

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Cộng

1

TX Bà Rịa

4.264

8.800

8.400

8.065,290

20.000

15.000

25.265

2

TP. Vũng tàu

9.882

43.000

40.500

39.940,940

80.000

75.000

123.441

3

H. Châu Đức

9.795

40.000

38.000

37.706,710

75.000

70.000

115.707

4

H. Xuyên Mộc

9.251

36.700

34.300

33.642,160

70.000

68.000

104.642

5

H. Tân Thành

5.764

15.500

14.500

14.082,920

30.000

25.000

44.083

6

H. Long Điền

3.793

12.500

11.800

11.588,580

24.000

23.000

35.889

7

H. Đất Đỏ

4.035

13.500

12.500

12.123,400

26.000

25.000

38.123

8

H. Côn Đảo

53

0

0

0,000

0

0

0

Cộng

46.837

170.000

160.000

157.150,000

325.000

301.000

487.150

Ghi chú:

- Năm 2006 – 2008 chưa tính nguồn vốn thu hồi.

- Năm 2009 – 2010 cho vay 100% từ nguồn vốn thu hồi được ưu tiên cho những hộ làm ăn có hiệu quả đăng ký thoát nghèo.

- Hàng năm, Ban Xóa đói giảm nghèo các xã, phường, thị trấn xét duyệt và ưu tiên cho các hộ làm ăn giỏi đăng ký thoát nghèo.

 

Biểu 8

BIỂU PHÂN BỔ CHỈ TIÊU THOÁT NGHÈO GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2585/2006/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

STT

Huyện, thị xã, thành phố

Số hộ nghèo đầu năm 2006

Chỉ tiêu thoát nghèo giai đoạn 2006 - 2010

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Cộng

1

Bà Rịa: tổng số hộ nghèo

Trong đó chuẩn quốc gia

4.264

1.930

770

300

817

600

1.050

500

850

320

750

200

4.237

1.920

2

Vũng Tàu: tổng số hộ nghèo

Trong đó chuẩn quốc gia

9.882

1.939

1.780

300

2.000

550

2.300

500

2.000

374

1.750

200

9.830

1.924

3

Châu Đức: tổng số hộ nghèo

Trong đó chuẩn quốc gia

9.795

4.738

1.780

400

1.950

1.300

2.200

1.200

1.940

1.000

1.800

810

9.670

4.710

4

Xuyên mộc:tổng số hộ nghèo

Trong đó chuẩn quốc gia

9.251

4.446

1.690

350

1.850

1.300

2.000

1.20

1.900

900

1.730

671

9.170

4.421

5

Tân thành:tổng số hộ nghèo

Trong đó chuẩn quốc gia

5.764

2.064

1.040

350

1.100

600

1.200

550

1.200

300

1.150

254

5.690

2.054

6

Long Điền:tổng số hộ nghèo

Trong đó chuẩn quốc gia

3.793

1.820

690

500

750

500

850

400

800

250

650

160

3.740

1.810

7

Đất Đỏ: tổng số hộ nghèo

Trong đó chuẩn quốc gia

4.035

1.169

740

150

800

350

900

350

800

200

757

111

3.997

1.161

8

Côn Đảo: tổng số hộ nghèo

53

10

10

10

10

13

53

 

Tổng cộng:tổng số hộ nghèo

Trong đó chuẩn quốc gia

46.837

18.106

8.500

2.350

9.277

5.200

10.510

4.700

9.500

3.344

8.600

2.406

46.387

18.000

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác