Quyết định 2555/QĐ-UBND năm 2009 về Kế hoạch xử lý, giải tỏa các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều và công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
Quyết định 2555/QĐ-UBND năm 2009 về Kế hoạch xử lý, giải tỏa các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều và công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu: | 2555/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội | Người ký: | Trịnh Duy Hùng |
Ngày ban hành: | 28/05/2009 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 2555/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội |
Người ký: | Trịnh Duy Hùng |
Ngày ban hành: | 28/05/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2555/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2009 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29/11/2006;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 08/3/1993 và Pháp lệnh bổ sung, sửa
đổi một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24/8/2000;
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Pháp lệnh Xử phạt hành chính;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 08/2006/NĐ-CP, ngày 16/01/2006 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão
đã được sửa đổi, bổ sung ngày 24/8/2000; số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;
Nghị định số 129/2007/NĐ-CP ngày 02/08/2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính về đê điều; số 140/2005/NĐ-CP ngày 11/11/2005 của Chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi;
Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 15/4/2009 của UBND Thành phố về công tác
phòng, chống lụt, bão, úng ngập và giảm nhẹ thiên tai năm 2009;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại văn bản số 835/SNN-ĐĐ ngày
20/5/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch xử lý, giải tỏa các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều và công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão, úng Thành phố, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
XỬ LÝ, GIẢI TỎA CÁC TRƯỜNG HỢP VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐÊ ĐIỀU
VÀ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Quyết định số 2555/QĐ-UBND ngày 28/5/2009 của Ủy ban nhân dân
Thành phố Hà Nội)
1. Mục đích:
- Để đảm bảo an toàn cho đê điều, các công trình thủy lợi, đảm bảo hành lang bảo vệ đê điều và tiêu thoát lũ, tạo thuận lợi cho công tác phòng chống lụt bão úng hàng năm.
- Nâng cao nhận thức của nhân dân về việc chấp hành các quy định của pháp luật về công tác bảo vệ đê điều, công trình thủy lợi và phòng chống lụt bão.
- Xử lý, giải tỏa các trường hợp vi phạm còn tồn tại; ngăn chặn các trường hợp vi phạm mới phát sinh.
2. Yêu cầu:
- Việc xử lý, giải tỏa các trường hợp vi phạm phải tiến hành đồng bộ, các đơn vị được phân giao nhiệm vụ phải có sự phối kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng.
- Tiến hành xử lý, giải tỏa phải dứt điểm theo từng tuyến đê, công trình thủy lợi hoặc theo địa bàn từng xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã.
- Thực hiện đúng trình tự theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Các căn cứ pháp lý áp dụng:
- Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
- Luật Đê điều ngày 29/11/2006;
- Pháp lệnh Phòng chống lụt bão đã được sửa đổi, bổ sung ngày 24/8/2000 và Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Phòng chống lụt bão;
- Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
- Pháp lệnh xử phạt hành chính;
- Nghị định 113/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều; Nghị định số 129/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về đê điều của Chính phủ;
- Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 15/4/2009 của UBND thành phố Hà Nội về công tác phòng, chống lụt, bão, úng ngập và giảm nhẹ thiên tai năm 2009.
2. Phạm vi giải tỏa:
Toàn bộ các vi phạm pháp luật về đê điều (như làm nhà kiên cố, nhà cấp 4, công trình phụ, lều quán, đào xẻ đê, làm dốc lên đê, chứa chất vật tư chất tải lên đê… Trên mặt đê, mái đê cơ đê và trong phạm vi 5m tính từ chân đê, trong hành lang bảo vệ đê và hành lang thoát lũ), vi phạm Pháp lệnh bảo vệ công trình thủy lợi và Pháp lệnh phòng chống lụt bão.
Đặc biệt các vi phạm trên các tuyến đê hữu Đà, hữu Hồng, Tả Hồng, Tả Đáy, vi phạm hành lang bảo vệ các hồ chứa nước, trạm bơm, các tuyến kênh chính cấp I.
3. Thời gian thực hiện kế hoạch giải tỏa vi phạm:
Từ 01/6/2009 đến 04/7/2009.
4. Lực lượng, phương tiện tham gia giải tỏa:
- Lực lượng:
+ UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo lực lượng công an, ban chỉ huy quân sự bố trí đủ lực lượng tham gia xử lý, giải tỏa vi phạm.
+ UBND các xã, phường, thị trấn huy động lực lượng công an xã, dân quân tự vệ tham gia xử lý, giải tỏa vi phạm.
- Phương tiện:
Các Ban chỉ đạo huy động đầy đủ phương tiện, thiết bị cần thiết phục vụ kế hoạch giải tỏa như: máy xúc, máy san, ô tô vận tải… các phương tiện thô sơ như búa, cuốc, xẻng…
5. Kinh phí tổ chức thực hiện:
- Mức chi cho công tác tổ chức thực hiện giải tỏa vi phạm (bao gồm Ban chỉ đạo các cấp và lực lượng, phương tiện trực tiếp tham gia) được tính theo chế độ của lực lượng tuần tra canh gác và chế độ của cán bộ viên chức khi tham gia trực ban chống lụt bão.
- Về nguồn kinh phí thực hiện: Trích từ ngân sách Thành phố và các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn.
1.1. Ủy ban nhân dân Thành phố:
Thành phố thành lập Ban chỉ đạo Xử lý, giải tỏa các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều và công trình thủy lợi, thành phần gồm: lãnh đạo Thành phố làm Trưởng ban, Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực, thành viên là lãnh đạo các ngành: Công an Thành phố, Thanh tra nhà nước Thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường. Thời gian xong trước 25/5/2009.
1.2. Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tư pháp; Thanh tra nhà nước Thành phố, Công an thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố theo chức năng nhiệm vụ thực hiện đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc ngành phối hợp, hỗ trợ các quận, huyện thực hiện kế hoạch.
1.3. Các cơ quan thông tin đại chúng, báo, Đài phát thanh và truyền hình đưa tin phản ánh kịp thời việc triển khai thực hiện kế hoạch.
2. UBND các quận, huyện, thị xã (cấp huyện) và xã, phường, thị trấn (cấp xã):
2.1. Thành lập Ban chỉ đạo Xử lý, giải tỏa các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều và công trình thủy lợi ở quận, huyện, thị xã và phường, xã thị trấn do một đồng chí lãnh đạo UBND quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn làm trưởng ban, phòng, ban phụ trách Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực, thành viên là lãnh đạo các ngành: Công an, Quân sự, Thanh tra nhà nước, Tư pháp, Viện Kiểm sát, Tài nguyên và Môi trường (các ban chỉ đạo ở xã, phường, thị trấn có thêm trưởng thôn, trưởng khu, bí thư chi bộ thôn và khu). Thời gian xong trước 25/5/2009.
2.2. Lập kế hoạch xử lý, giải tỏa cụ thể, chi tiết; trực tiếp chỉ đạo thực hiện giải tỏa vi phạm công trình đê điều, thủy lợi trên địa bàn đảm bảo theo đúng trình tự quy định của pháp luật. Thời gian xong trước 30/5/2009.
2.3. Các Ban chỉ đạo phối hợp với các hạt quản lý đê, các doanh nghiệp Thủy lợi rà soát, lên danh sách các hộ vi phạm; phân loại các trường hợp vi phạm và hoàn thiện hồ sơ về vi phạm theo quy định. Thời gian xong trước 30/5/2009.
- Thông báo kế hoạch giải tỏa của địa phương tới từng hộ vi phạm và cộng đồng, yêu cầu các hộ có hành vi vi phạm tự giác tháo dỡ, giải tỏa vi phạm. Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng như: Đài phát thanh của huyện, đài phát thanh các xã, các cơ quan văn hóa thông tin tổ chức công tác tuyên truyền Luật Đê điều, Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi, Pháp lệnh Phòng chống lụt bão. Thời gian từ 01/6/2009 đến 10/6/2009.
- Tổ chức kiểm tra công tác tự tháo dỡ, giải tỏa của các hộ dân, tiếp tục vận động các hộ chấp hành quy định của pháp luật, tự tháo dỡ, giải tỏa. Thời gian từ 11/6/2009 đến 14/6/2009.
- Tiến hành xử phạt hành chính theo quy định đối với các hộ cố tình không chấp hành. Thời gian từ 15/6/2009 đến 17/6/2009.
- Đồng loạt tổ chức ra quân cưỡng chế xử lý, giải tỏa các trường hợp vi phạm cố tình không tự giác tháo dỡ, giải tỏa:
+ Đối với công trình đê điều:
Đợt 1: Từ ngày 18/6/2009 đến hết ngày 28/6/2009.
Xử lý, giải tỏa các vi phạm trên thân đê (mặt đê, mái đê, cơ đê) và trong phạm vi 5m tính từ chân đê.
Đợt 2: Kể từ ngày 29/6/2009 đến hết ngày 04/7/2009.
Xử lý, giải tỏa các vi phạm trong hành lang bảo vệ đê điều và các vi phạm khác.
+ Đối với công trình thủy lợi:
Xử lý, giải tỏa một đợt từ ngày 18/6/2009 đến hết ngày 28/6/2009.
3. Chế độ báo cáo thông tin tổng hợp:
3.1. Ban chỉ đạo xã, phường, thị trấn có trách nhiệm báo cáo kết quả giải tỏa hàng ngày, hàng tuần về Ban chỉ đạo các quận, huyện, thị xã (Phòng Nông nghiệp và PTNT là đầu mối tổng hợp).
3.2. Ban chỉ đạo quận, huyện, thị xã báo cáo kết quả hàng ngày, hàng tuần và cả đợt xử lý, giải tỏa vi phạm về Ban chỉ đạo Thành phố qua Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão úng Thành phố (Địa chỉ: số 197 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ; Điện thoại: 04.37199248; Fax: 04.37199247).
Trong quá trình thực hiện có khó khăn vướng mắc báo cáo kịp thời cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.
3.3. Kết thúc đợt xử lý, giải tỏa: Ban chỉ đạo Xử lý, giải tỏa các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều và công trình thủy lợi từ Thành phố đến các quận, huyện, thị xã và phường, xã, thị trấn phải tiến hành tổng hợp kết quả, sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm, xây dựng kế hoạch phòng, chống vi phạm pháp luật về đê điều và công trình thủy lợi trong thời gian tiếp theo./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây