331479

Quyết định 2304/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020

331479
LawNet .vn

Quyết định 2304/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020

Số hiệu: 2304/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Nguyễn Hòa Hiệp
Ngày ban hành: 22/07/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 2304/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
Người ký: Nguyễn Hòa Hiệp
Ngày ban hành: 22/07/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2304/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 22 tháng 7 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15/6/2004;

Căn cứ Quyết định số 2361/QĐ-TTg ngày 22/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 104/TTr-LĐTBXH ngày 27/6/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
 
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hòa Hiệp

 

CHƯƠNG TRÌNH

BẢO VỆ TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2304/QĐ-UBND ngày 22/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Phần I

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

I. BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI

Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, diện tích tự nhiên trên 5.894 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Dân số toàn tỉnh theo số liệu điều tra dân số đến cuối năm 2015 có gần 03 triệu dân, trong đó dân số thành thị trên 01 triệu người chiếm trên 34%, dân số nông thôn gần 02 triệu người chiếm trên 65%; có trên 30 dân tộc anh em cùng sinh sống, dân cư sống ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ hơn 70%. Hộ nghèo tính đến cuối năm 2015: Có 13.411 hộ chiếm 1,9% dân số toàn tỉnh, trong đó hộ nghèo thành thị chiếm 13%, hộ nghèo nông thôn chiếm 87%. Đồng Nai có hơn 32 khu công nghiệp với trên 500 ngàn công nhân, đa số gặp nhiều khó khăn về nhà ở, đời sống...

II. TÌNH HÌNH TRẺ EM

1. Trẻ em dưới 16 tuổi toàn tỉnh là 654.895, chiếm tỷ lệ 22,5% dân số trong đó: Trẻ em nam là 339.692 em, chiếm tỷ lệ 52%; trẻ em nữ là 315.203 em, chiếm tỷ lệ 48%, tỷ lệ trẻ em trong các gia đình nghèo chiếm 4,5%.

2. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 11.355 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị tổn thương, trong đó có 3.170 trẻ em khuyết tật. Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cơ bản đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra. Cụ thể: 100% số trẻ em bị tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được hưởng trợ cấp thường xuyên; tỷ lệ trẻ em khuyết tật được phục hồi chức năng vượt kế hoạch trên 20%; trẻ em được cấp thẻ khám chữa bệnh đạt trên 98%.

Tuy nhiên, bên cạnh đó hàng năm vẫn còn trên 10.000 trẻ em bị tai nạn thương tích; 97 trường hợp trẻ em bị xâm hại, trong đó 51 vụ giao cấu với trẻ em, 34 vụ hiếp dâm trẻ em; 145 người chưa thành niên vi phạm pháp luật; nguồn lực dành cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa đáp ứng được mục tiêu, cụ thể: Kinh phí cấp cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc trẻ em và các chương trình của trẻ em chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế của địa phương; trang thiết bị máy móc không đủ đáp ứng công việc; cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn nhiều biến động, thiếu đội ngũ cộng tác viên tại các ấp, khu phố.

III. KẾT QUẢ CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

1. Công tác chỉ đạo và điều hành

Từ năm 2011 đến 2015 UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, trong đó có một số văn bản trọng tâm của công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em như:

a) Về quyết định: Quyết định số 337/QĐ-UBND ngày 02/02/2012 về Chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015.

b) Về kế hoạch: Kế hoạch số 2201/KH-UBND ngày 30/3/2011 về hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS giai đoạn 2011 - 2015; Kế hoạch số 3202/KH-UBND ngày 08/5/2012 về xây dựng ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012 - 2015; Kế hoạch số 10462/KH-UBND ngày 27/12/2012 về thực hiện Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg ngày 22/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em giai đoạn 2010 - 2015 tỉnh Đồng Nai; Kế hoạch số 2156/KH-UBND ngày 21/3/2013 về phòng, chống đuối nước trẻ em tỉnh Đồng Nai 2013 - 2015; Kế hoạch số 5926/KH-UBND ngày 24/7/2013 về hành động vì trẻ em tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012 - 2020; Kế hoạch số 4140/KH-UBND ngày 19/5/2014 về chính sách hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh giai đoạn 2014 - 2020.

c) Một số văn bản khác: Hàng năm, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị “Tháng hành động vì trẻ em” từ ngày 15/5 đến 30/6.

2. Kinh phí thực hiện Chương trình

Tổng kinh phí thực hiện cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em toàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 46,4 tỷ đồng, trong đó:

a) Kinh phí ngân sách: 07 tỷ đồng.

b) Kinh phí vận động từ Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh và các dự án phi Chính phủ: 39,4 tỷ đồng.

3. Những kết quả đạt được

a) Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường, cộng đồng trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em:

- Phát hành bản tin “Trẻ em như búp trên cành”, tổ chức “Diễn đàn trẻ em”, phóng sự truyền hình “Vì trẻ em”, treo băng rôn, pano trong “Tháng hành động vì trẻ em”, thực hiện các phóng sự, chuyên mục phát trên Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Đồng Nai, Báo Lao động Đồng Nai... theo thường niên.

- Tập huấn tuyên truyền 17 lớp về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho 1.449 học viên; 83 cuộc nói chuyện chuyên đề và tư vấn qua điện thoại với cho 1.720 người tham dự, 4.814 phút với các nội dung bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

b) Về nâng cao năng lực cho cán bộ, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em:

- Tổ chức 24 lớp tập huấn nâng cao năng lực và 04 hội thảo cho 3.168 lượt cán bộ; 36 lượt cán bộ tham dự 06 lớp tập huấn nâng cao năng lực do Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em tổ chức.

- 85% - 90% hộ gia đình, nhà trường, cộng đồng và trẻ em được phổ biến, tuyên truyền về chính sách, pháp luật, kiến thức và kỹ năng cơ bản phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; 700/810 trường học đạt tiêu chuẩn “Trường học an toàn” chiếm tỷ lệ 86%; 100% số bến vận chuyển khách ngang sông, bến tàu được cấp phép bảo đảm các quy định an toàn.

c) Về tổ chức cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ:

- Tăng cường sự hoạt động của Tổ Tư vấn truyền thông - thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; lồng ghép với dự án 02, tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên của 02 huyện và 04 xã điểm.

- Đến năm 2015 có 06 điểm tư vấn trẻ em, trong đó có 04 điểm tư vấn cấp xã và 02 điểm tư vấn cấp huyện.

d) Về xây dựng và nhân rộng mô hình phòng ngừa, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng:

- Hoàn thành công tác rà soát trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên phạm vi toàn tỉnh làm cơ sở dữ liệu ban đầu.

- Tổ chức tham quan, du lịch trại hè cho trên 6.000 em; đón trên 200 trẻ em rời trường giáo dưỡng trở về địa phương; 03 lớp tập huấn về kiến thức, kỹ năng làm việc với nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cho 115 cán bộ.

- Tổ chức giao lưu hội thao, văn nghệ cho trẻ em tại các trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội với gần 700 em tham dự; trên 200 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ dự án 04.

Từ những hoạt động của Chương trình mang lại, đã có những tác động tích cực đến các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cụ thể:

+ 100% trẻ em khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chỉnh hình và phục hồi chức năng, giáo dục và các dịch vụ công cộng.

+ 100% trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được chăm sóc.

+ Tỷ lệ trẻ em phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm từ 7,6% năm 2010 xuống còn dưới 1%.

+ 100% trẻ em được phát hiện bị xâm hại tình dục, bị bạo lực được can thiệp, trợ giúp.

+ Người chưa thành niên vi phạm pháp luật giảm đáng kể t0,07% năm 2011 xuống còn 0,02% năm 2015.

4. Những hạn chế trong công tác bảo vệ trẻ em

a) Công tác phối hợp liên ngành có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên một số huyện còn thiếu sự đầu tư đúng mức, chưa bố trí được nguồn kinh phí cụ thể cho Chương trình; số liệu về bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn nhiều bất cập, chưa thống nhất giữa các sở, ngành, địa phương.

b) Cán bộ làm công tác trẻ em các xã, phường, thị trấn thường xuyên thay đổi, chưa ổn định; chưa bố trí được đội ngũ cộng tác viên thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cơ sở; máy tính phục vụ cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn thiếu.

5. Những nguyên nhân của hạn chế trong công tác bảo vệ trẻ em

a) Kinh phí cấp cho Chương trình quá thấp so với kế hoạch; ở các huyện, thị xã, thành phố kinh phí phân bổ cho Chương trình rất hạn chế; đồng thời, việc thay đổi cán bộ làm công tác trẻ em và thiếu máy tính phục vụ cho quá trình thu thập và lưu trữ thông tin trẻ em chưa chính xác và thống nhất.

b) Đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em không ổn định là do công tác này thường bị chia tách, sáp nhập, luân chuyển và thay đổi cán bộ ảnh hưởng đến hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhất là ở cơ sở.

6. Bài học kinh nghiệm

a) Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; sự phối hợp đồng bộ giữa các sở, ban ngành là yếu tố cơ bản nhằm triển khai các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày càng hiệu quả.

b) Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động gia đình, cộng đồng là yếu tố quan trọng cần tập trung thực hiện để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm hạn chế tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em phải bỏ học, trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em bị xâm hại…

c) Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo; thực hiện tốt công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm; biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp tích cực cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Phần II

MỤC TIÊU, NỘI DUNG, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu tổng quát

Mọi trẻ em đều được bảo vệ để giảm nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, chú trọng bảo vệ trẻ em để không bị xâm hại; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giảm tỷ lệ trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt (là trẻ em bị buôn bán, bắt cóc, ngược đãi, bị tai nạn thương tích) xuống còn 1,2% so với tổng số trẻ em; giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống còn 1,5% và giảm ít nhất 35% số trẻ em bị xâm hại, bạo lực và bóc lột.

b) Trẻ em có nguy cơ bị xâm hại, bạo lực và bóc lột được quản lý và có các biện pháp can thiệp, trợ giúp kịp thời.

c) 90% trẻ em cần sự bảo vệ được chăm sóc; đảm bảo 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được cấp thẻ bảo hiểm y tế, được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, tái hòa nhập và có cơ hội phát triển.

d) Tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả 06 điểm tư vấn đã thành lập trong giai đoạn 2011 - 2015, đồng thời thành lập mới khoảng 06 điểm tư vấn (cấp huyện, cấp xã).

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Đối tượng

a) Đối tượng trực tiếp: Trẻ em nói chung (bao gồm cả người chưa thành niên từ 16 - dưới 18 tuổi), ưu tiên trẻ em cần bảo vệ đặc biệt, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em vùng dân tộc thiểu số, trẻ em ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

b) Đối tượng gián tiếp: Cha, mẹ, người giám hộ, người chăm sóc trẻ; cán bộ, cộng tác viên làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em.

2. Phạm vi

Chương trình được thực hiện trong toàn tỉnh, ưu tiên xã có nhiều trẻ em cần bảo vệ đặc biệt, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

3. Thời gian thực hiện

Từ năm 2016 đến năm 2020.

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho chính quyền các cấp, các tổ chức, gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và bản thân trẻ em

a) Mục tiêu: Nâng cao nhận thức, kiến thức; thay đổi hành vi, trang bị kỹ năng bảo vệ trẻ em gồm: Xây dựng môi trường sống an toàn, phòng ngừa, hỗ trợ, phục hồi cho trẻ em bị tổn hại.

b) Chỉ tiêu

- 80% người dân biết về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo vệ trẻ em và địa chỉ liên hệ khi phát hiện trẻ em có nguy cơ hoặc đang bị tổn hại.

- 85% trẻ em từ 09 tuổi trở lên biết địa chỉ liên hệ khi bị hoặc phát hiện trẻ em khác có nguy cơ hoặc đang bị tổn hại.

- 82% hộ gia đình có trẻ em có kỹ năng cơ bản bảo vệ trẻ em về phòng ngừa, hỗ trợ, phục hồi cho trẻ em bị tổn hại.

- Người trực tiếp giáo dục, chăm sóc, làm việc với trẻ em ở 95% trường học, cơ sở y tế, cơ sở dịch vụ xã hội cho trẻ em có kỹ năng cơ bản về phòng ngừa, hỗ trợ, phục hồi cho trẻ em bị tổn hại.

- 80% trẻ em từ 09 tuổi trở lên có kiến thức cơ bản về tự bảo vệ mình trước các nguy cơ xâm hại, bạo lực, bóc lột.

c) Phạm vi: Thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, ưu tiên các xã nghèo, xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế - xã hội khó khăn.

d) Các nội dung hoạt động:

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: Phát thanh, truyền hình, đưa tin - bài, in ấn các sản phẩm truyền thông nhằm tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên về nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bảo vệ trẻ em.

- Tổ chức các hoạt động tư vấn, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, trường học cho cán bộ, cộng tác viên, phụ huynh, giáo viên và học sinh về kiến thức, kỹ năng cần thiết trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

- Tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại và hỗ trợ qua đường dây nóng miễn phí cho những trường hợp trẻ em cần can thiệp, trợ giúp kịp thời trong toàn tỉnh.

- Hàng năm, tổ chức chiến dịch truyền thông nhân “Tháng hành động vì trẻ em” qua các hình thức như: Thực hiện chuyên mục, chuyên trang vì trẻ em, in ấn tờ gấp, tờ rơi, ba nô, áp phích nhằm tuyên truyền trong Tháng hành động.

- Qua các đợt tổ chức hội thao, văn nghệ toàn tỉnh cho trẻ em, đồng thời cập nhật kiến thức cho các em tìm hiểu kiến thức pháp luật về bảo vệ trẻ em và Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

đ) Kinh phí: (Bảng dự trù kinh phí kèm theo).

e) Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Đồng Nai và UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa triển khai thực hiện.

2. Củng cố hệ thống tổ chức, nhân lực và nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em

a) Mục tiêu: Hệ thống tổ chức, nhân lực làm công tác bảo vệ trẻ em ở các cấp được củng cố, nâng cao năng lực về quản lý và chuyên môn.

b) Chỉ tiêu:

- Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp.

- Tăng cường hoạt động liên ngành về bảo vệ trẻ em thông qua Ban điều hành công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- 100% cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em các cấp được tập huấn nâng cao năng lực về quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, có đủ năng lực thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

- 100% nhân viên làm việc trong các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, được tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn về bảo vệ trẻ em; đặc biệt là kỹ năng quản lý trường hợp, hỗ trợ tâm lý xã hội, thực hiện các chính sách xã hội và kết nối dịch vụ đáp ứng các nhu cầu bảo vệ trẻ em một cách có hiệu quả.

- Ít nhất 04 huyện, thị xã, thành phố hình thành được mạng lưới bảo vệ trẻ em thông qua việc thành lập và hoạt động của điểm tư vấn trẻ em cấp huyện, cấp xã với việc phân công cụ thể trách nhiệm của các ban, ngành, các tổ chức xã hội trong việc cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

- 90% cộng tác viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được tập huấn nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em.

c) Phạm vi: Cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong toàn tỉnh.

d) Nội dung hoạt động:

- Củng cố đội ngũ công chức, viên chức trong hệ thống quản lý Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp, đặc biệt là cấp xã.

- Tiếp tục hoàn chỉnh tham mưu đề án thành lập đội ngũ cộng tác viên công tác xã hội cho các ấp, khu phố trên toàn tỉnh.

- Nghiên cứu, xây dựng chương trình và tài liệu đào tạo, tập huấn cho đội ngũ công chức, viên chức trong hệ thống quản lý Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành, nhóm công tác liên ngành về bảo vệ trẻ em.

- Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nguồn của tỉnh có đủ trình độ, năng lực đào tạo cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên bảo vệ trẻ em cấp huyện, cấp xã.

- Tiếp tục triển khai tập huấn nâng cao năng lực hàng năm cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác bảo vệ trẻ em các cấp.

- Tập huấn tuyên truyền, phổ biến kiến thức liên quan đến quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các cấp.

- Tổ chức học tập, chia sẻ kinh nghiệm tại một số tỉnh làm tốt Chương trình bảo vệ trẻ em Quốc gia.

đ) Kinh phí: (Bảng dự trù kinh phí kèm theo).

e) Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa triển khai thực hiện.

3. Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em chuyên nghiệp, có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu cần sự bảo vệ của mọi trẻ em

a) Mục tiêu: Hệ thống các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tiếp tục được hoàn thiện, hoạt động chuyên nghiệp, có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu cần được bảo vệ của mọi trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, bóc lột và nhóm có nguy cơ cao.

b) Chỉ tiêu:

- Tổ chức hoạt động có hiệu quả công tác tư vấn truyền thông trẻ em.

- Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hoạt động của các điểm tư vấn một cách chuyên nghiệp, hiệu quả.

- Thành lập mới từ 04 - 06 điểm tư vấn tại 02 huyện Tân Phú, Cẩm Mỹ.

c) Phạm vi: Duy trì 02 huyện Trảng Bom, Nhơn Trạch và thành lập mới tại huyện Tân Phú, Cẩm Mỹ.

d) Các nội dung hoạt động:

- Cấp tỉnh: Tăng cường hoạt động công tác tư vấn truyền thông thuộc Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ embình đẳng giới - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cấp huyện: Tiếp tục duy trì 02 văn phòng tư vấn cấp huyện tại Trảng Bom, Nhơn Trạch và hình thành 04 - 06 văn phòng tư vấn cấp huyện tại Tân Phú, Cẩm Mỹ.

- Tổ chức các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực và kỹ năng thực hành cho đội ngũ cán bộ tại các điểm tư vấn.

- Tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em (vãng gia, tư vấn, tham vấn, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt), trẻ em bị tổn thương và kết nối các dịch vụ bảo vệ trẻ em với các cơ quan, tổ chức có liên quan; trợ giúp các em tiếp cận các phúc lợi xã hội khác dành cho trẻ em.

- Tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn về chuyên môn cho các điểm tư vấn cũ (tại huyện Trảng Bom, Nhơn Trạch); đồng thời hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật tại các điểm tư vấn mới thành lập trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, Tân Phú.

- Hướng dẫn, trợ giúp các em tìm gia đình chăm sóc thay thế, tiếp cận với giáo dục, y tế, chỉnh hình phục hồi chức năng khi có nhu cầu.

- Tăng cường phổ biến, tuyên truyền kiến thức, kỹ năng cho cha mẹ, người chăm sóc, cộng đồng về bảo vệ trẻ em và kỹ năng tự bảo vệ của chính trẻ em.

- Phối hợp với cơ quan công an (tỉnh, huyện, xã) thực hiện tốt công tác phòng, chống tội phạm xâm hại, bóc lột, mua bán và ngược đãi trẻ em; tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên.

đ) Kinh phí: (Bảng dự trù kinh phí kèm theo).

e) Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Công an tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Sở Y tế, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch và UBND các huyện: Trảng Bom, Nhơn Trạch, Tân Phú và Cẩm Mỹ triển khai thực hiện.

4. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện Chương trình

a) Mục tiêu: Hoàn thiện, vận hành phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu trẻ em trong toàn tỉnh nhằm quản lý cơ sở dữ liệu và theo dõi đánh giá. Tạo điều kiện cần thiết để xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em và phát triển các dịch vụ bảo vệ trẻ em ở các cấp.

b) Chỉ tiêu:

- Các văn bản chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ trẻ em được cập nhật, phổ biến, tập huấn và tuyên truyền kịp thời đến cán bộ, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh.

- Bộ tiêu chí theo dõi, đánh giá dịch vụ bảo vệ trẻ em sẽ được áp dụng và triển khai kịp thời ngay sau khi Trung ương ban hành.

- Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về bảo vệ trẻ em được hoàn thiện và vận hành để kịp thời cập nhật thông tin về trẻ em đảm bảo chất lượng, nhanh chóng và chính xác.

c) Phạm vi: Các hoạt động theo dõi, đánh giá, xây dựng cơ sở dữ liệu được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh.

d) Các nội dung hoạt động:

- Hoàn chỉnh đề án thành lập đội ngũ cộng tác viên bảo trợ xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới để thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em làm cơ sở để thu thập thông tin nhanh, chính xác.

- Liên tục cập nhật và tập huấn phần mềm quản lý dữ liệu trẻ em của Trung ương cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cơ sở.

- Hoàn chỉnh và đưa vào vận hành phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu trẻ em làm cơ sở để theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em của từng địa phương.

- Tổ chức kiểm tra kết quả việc thực hiện Chương trình tại các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa.

- Tổng hợp báo cáo đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ làm cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

đ) Kinh phí: (Bảng dự trù kinh phí kèm theo).

e) Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa triển khai thực hiện.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Kinh phí dự trù Chương trình: 5.019.000.000 đồng (năm tỷ không trăm mười chín triệu đồng). Trong đó:

1. Kinh phí Trung ương: 914.000.000 đồng.

2. Kinh phí địa phương: 3.325.000.000 đồng.

3. Kinh phí vận động: 780.000.000 đồng.

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp y Đảng, chính quyền đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em

a) Ban hành các chỉ thị, chương trình, kế hoạch bảo vệ, chăm sóc trẻ em; đưa mục tiêu bảo vệ, chăm sóc trẻ em vào kế hoạch kinh tế - xã hội hàng năm và từng giai đoạn của tỉnh.

b) Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ theo kế hoạch 05 năm của các cấp, các ngành.

c) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

d) Đưa chỉ tiêu giảm tlệ trẻ em cần bảo vệ đặc biệt trên dân số trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đưa các mục tiêu bảo vệ trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các sở, ban, ngành liên quan và địa phương.

2. Giải pháp về tài chính

a) Đa dạng hóa việc huy động nguồn lực từ Nhà nước, cộng đồng và Quốc tế cho việc thực hiện Chương trình.

- Đề nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí thực hiện Chương trình 05 năm và hàng năm (kèm theo bảng kinh phí).

- Ngân sách tỉnh hàng năm bố trí kinh phí cho việc thực hiện Chương trình.

- Vận động các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em bảo đảm hoạt động hiệu quả.

b) Sử dụng kinh phí hợp lý, hiệu quả.

3. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra

a) Thực hiện chế độ thông tin báo cáo thường xuyên theo định kỳ về công tác bảo vệ trẻ em theo Bộ chỉ tiêu về bảo vệ, chăm sóc trẻ em phù hợp; xây dựng và cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

b) Thực hiện kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và liên ngành về các trường hợp xâm hại trẻ em; về thực hiện các dịch vụ bảo vệ trẻ em do Nhà nước và cộng đồng cung cấp.

c) Tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra, thanh tra về hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em từ tỉnh đến địa phương.

d) Tăng cường chức năng, nhiệm vụ Ban bảo vệ, chăm sóc trẻ em liên ngành.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm về công tác bảo vệ trẻ em cho phù hợp với Chương trình và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; quản lý và tổ chức thực hiện phân công trong Chương trình theo quy định; hoàn chỉnh đề án thành lập đội ngũ cộng tác viên bảo trợ xã hội, bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới nhằm thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình và định kỳ báo cáo UBND tỉnh; tổ chức tổng kết và khen thưởng việc thực hiện Chương trình vào cuối năm 2020.

2. Sở Tư pháp

Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền giáo dục pháp luật thường xuyên kiểm tra đối với tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em; tăng cường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác nuôi con nuôi.

3. Công an tỉnh

Lồng ghép triển khai thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em với những chương trình phòng, chống tội phạm của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020; thực hiện tốt công tác phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chỉ đạo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh không có bạo lực; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh trong nhà trường; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên; chủ trì hoạt động cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, phòng chống bạo lực học đường, trợ giúp trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt tiếp cận với giáo dục theo nhu cầu.

5. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch

Chủ trì, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch phù hợp với độ tuổi trẻ em tại gia đình và trường học. Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn bơi lội phòng, chống tai nạn đuối nước ở trẻ em. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và quản lý chặt chẽ các sản phẩm văn hóa, dịch vụ vui chơi, giải trí dành cho trẻ em trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp; hướng dẫn các địa phương bố trí người làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở xã, phường, thị trấn.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông, giáo dục về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản, thông tin trên internet dành cho trẻ em và liên quan đến trẻ em; phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức các khóa tập huấn về tin học, sử dụng máy tính, sử dụng phần mềm, quản lý chương trình để cán bộ công chức, viên chức làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có đủ trình độ thu thập thông tin, khai thác, chia sẻ, sử dụng cơ sở dữ liệu về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

8. Sở Y tế

Chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới 06 tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em của hộ gia đình nghèo; phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật; thực hiện thí điểm một số loại hình dịch vụ y tế hỗ trợ khẩn cấp cho trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực.

9. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan thm định và trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt các khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (NGOs) cho chương trình, dự án về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh; hướng dẫn việc đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về bảo vệ, chăm sóc trẻ em vào xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương theo quy định.

10. Sở Tài chính

Phối hợp các sở, ban, ngành, căn cứ vào khả năng ngân sách địa phương bố trí dự toán kinh phí thực hiện Chương trình theo Luật Ngân sách Nhà nước; chủ trì, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình.

11. Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai, Báo Đồng Nai và các cơ quan thông tin đại chúng

Tăng thời lượng phát sóng, số lượng tin, bài và nâng cao chất lượng tuyên truyền về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là bảo vệ, trợ giúp nhóm trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt.

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa

Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành chức năng; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động hàng năm về bảo vệ, chăm sóc trẻ em phù hợp với Chương trình này và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong cùng thời kỳ; lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả Chương trình này với các chương trình khác có liên quan trên địa bàn; đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em; tiếp tục xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em; chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí ngân sách, nhân lực để thực hiện Chương trình hàng năm và giai đoạn; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Chương trình tại địa phương; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, hàng năm việc thực hiện Chương trình trên địa bàn theo quy định.

Đề nghị UBND huyện Nhơn Trạch, Trảng Bom tiếp nhận và hỗ trợ nhằm duy trì 06 điểm tư vấn trẻ em tại địa phương, trong đó có 02 điểm tư vấn cấp huyện tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Trảng Bom, Nhơn Trạch và 04 điểm tư vấn cấp xã tại xã Bắc Sơn, Hưng Thịnh huyện Trảng Bom và Long Tân, Hiệp Phước huyện Nhơn Trạch.

13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai Chương trình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong tổ chức mình; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em./.

 

PHỤ LỤC I

DỰ TRÙ KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ TRẺ EM ĐỒNG NAI 2016 - 2020 THEO NGUỒN
(Kèm theo Quyết định số 2304/QĐ-UBND ngày 22/7/2016 của UBND tỉnh)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nội dung chương trình

Tổng KP

KP địa phương

KP Trung ương

KP vận động

 

TỔNG CỘNG:

5.019

3.325

914

780

I

Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội

1.400

1.010

180

210

1

Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, trường học về bảo vệ trẻ em (truyền thanh, nói chuyện chuyên đề, băng rôn, pano, khẩu hiệu)

530

400

80

50

 

- Nói chuyện chuyên đề: Hỗ trợ viết chuyên đề, bồi dưỡng báo cáo viên và nước uống, tài liệu cho đối tượng tham dự

250

200

50

0

 

- Băng rôn, pano, khẩu hiệu

280

200

30

50

2

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí, in ấn các sản phẩm truyền thông) về nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bảo vệ trẻ em

400

260

60

80

 

- Chương trình tọa đàm vì trẻ em tỉnh Đồng Nai

260

180

30

50

 

- Xây dựng, sản xuất nhân bản và phát hành các loại sản phẩm truyền thông

140

80

30

30

3

Hàng năm tổ chức chiến dịch truyền thông nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Tháng hành động vì trẻ em nhằm tạo mối quan tâm của toàn xã hội đối với Chương trình bảo vệ trẻ em; thực hiện chuyên mục, chuyên trang vì trẻ em

470

350

40

80

 

- Hàng năm tổ chức chiến dịch truyền thông nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và Tháng hành động vì trẻ em

230

150

30

50

 

- Mỗi năm thực hiện chuyên mục, chuyên trang vì trẻ em

240

200

10

30

II

Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên toàn tỉnh

1.790

1.150

420

220

1

Đánh giá nhu cầu, nghiên cứu xây dựng chương trình tập huấn dài ngày cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em ở cấp cơ sở

630

520

110

0

 

- Nghiên cứu, xây dựng chương trình tập huấn, phiếu đánh giá trình độ và nhu cầu của cán bộ, cộng tác viên cấp cơ sở

30

20

10

0

 

- Photo tài liệu, phiếu khảo sát trẻ em, phiếu đánh giá và bồi dưỡng các cán bộ thu thập, tổng kết phiếu đánh giá

600

500

100

0

2

Tổ chức các khóa đào tạo cho cán bộ cấp huyện, cấp xã và đội ngũ cộng tác viên (mỗi xã, phường, thị trấn 03 người = 513 và 27 cán bộ cấp huyện, BTC)

980

550

260

170

 

- Tiền ăn cho 513 cán bộ không hưởng lương

510

260

150

100

 

- Tiền báo cáo viên: 02 người

40

20

10

10

 

- Tiền in ấn, photo tài liệu: 540 người

200

100

50

50

 

- Tiền thuê hội trường, trang trí hội trường (hoa, khẩu hiệu, băng rôn, âm thanh, ánh sáng): 7.000.000 đồng

50

50

0

0

 

- Tiền văn phòng phẩm học viên: 15.000 đồng/người; văn phòng phẩm lớp tập huấn: 500.000 đồng/lớp

90

70

20

0

 

- Tiền nước uống cho 540 cán bộ tham dự tập huấn

90

50

30

10

3

Hỗ trợ cán bộ đi học các khóa tập huấn (nếu có) về chuyên môn, nghiệp vụ, về sử dụng máy tính, sử dụng phần mềm

180

80

50

50

III

Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em chuyên nghiệp

494

340

54

100

1

Tổ chức các hoạt động đào tạo nghiệp vụ, nâng cao năng lực và kỹ năng thực hành cho đội ngũ cán bộ (lồng ghép với dự án 02)

0

Lồng ghép

Lồng ghép

Lồng ghép

2

Kinh phí chung cho 01 điểm tư vấn, điểm công tác xã hội cấp huyện, cấp xã dựa vào cộng đồng

494

340

54

100

 

- Hỗ trợ trang thiết bị thành lập Văn phòng tư vấn trẻ em mới tại huyện Tân Phú, Cẩm Mỹ: 02 điểm cấp huyện và mỗi huyện 02 điểm tư vấn cụm xã. Các thiết bị được hỗ trợ: Bàn ghế, tủ đựng hồ sơ, quạt, điện thoại, văn phòng phẩm, vật dụng khác: 4 triệu/điểm

34

20

4

10

 

- Thù lao cho cán bộ tư vấn và trực ở 06 điểm tư vấn (huyện Tân Phú và Cẩm Mỹ): 06 người x 800.000 đồng/tháng x 12 tháng

290

200

50

40

 

- Chi phí hành chính, sinh hoạt phí hàng tháng (điện, điện thoại, văn phòng phẩm…) ở 06 điểm tư vấn: 400.000 đồng/tháng x 12 tháng

30

20

0

10

 

- Hỗ trợ trẻ em đột xuất - cấp thiết như: Trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, bị tai nạn thương tích và một số trường hợp khẩn cấp khác như: Hỗ trợ gia đình có trẻ em bị chết, bị mất tích... Mỗi trường hợp được hỗ trợ 2.000.000 đồng - áp dụng đối với trẻ em trong toàn tỉnh

140

100

0

40

3

Trợ giúp các em tìm gia đình chăm sóc thay thế, tiếp cận với giáo dục, y tế, chỉnh hình phục hồi chức năng khi có nhu cầu (phối hợp với Chương trình Hold, các bệnh viện và Sở Y tế)

0

Phối hợp

Phối hợp

Phối hợp

4

Trợ giúp nâng cao năng lực cho cha mẹ, người chăm sóc, cộng đồng về bảo vệ trẻ em, về kỹ năng làm cha mẹ, nâng cao kỹ năng tự bảo vệ của chính trẻ em… (lồng ghép với dự án 01)

0

Lồng ghép

Lồng ghép

Lồng ghép

IV

Hoàn thiện, vận hành hệ thống phần mềm theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện Chương trình

1.250

750

250

250

1

Phối hợp hỗ trợ khảo sát trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; hỗ trợ cập nhật thông tin trẻ em vào phần mềm

850

550

150

150

2

Hỗ trợ về trang thiết bị cho cán bộ, cộng tác viên làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em ở các cấp cơ sở

400

200

100

100

V

Các hoạt động chung của Chương trình

85

75

10

0

1

Tổ chức kiểm tra kết quả việc thực hiện Chương trình tại cơ sở

35

25

10

0

2

Tổng kết Chương trình giai đoạn 2016 - 2020 vào cuối năm 2020

50

50

0

0

(Bằng chữ: Năm tỷ không trăm mười chín triệu đồng).

 

PHỤ LỤC II

DỰ TRÙ KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ TRẺ EM ĐỒNG NAI 2016 - 2020 THEO NĂM
(Kèm theo Quyết định số 2304/QĐ-UBND ngày 22/7/2016 của UBND tỉnh)

ĐVT: Triệu đồng

Nội dung/Nguồn

Tổng KP

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

TỔNG CỘNG

5.019

502

1.120

1.120

1.120

1.157

Kinh phí Trung ương

914

91

206

206

206

206

Kinh phí địa phương

3.325

333

739

739

739

776

Kinh phí vận động

780

78

176

176

176

176

1. Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội

1.400

140

315

315

315

315

Kinh phí Trung ương

180

18

41

41

41

41

Kinh phí địa phương

1.010

101

227

227

227

227

Kinh phí vận động

210

21

47

47

47

47

2. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên toàn tỉnh

1.790

179

403

403

403

403

Kinh phí Trung ương

420

42

95

95

95

95

Kinh phí địa phương

1.150

115

259

259

259

259

Kinh phí vận động

220

22

50

50

50

50

3. Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em chuyên nghiệp

494

49

111

111

111

111

Kinh phí Trung ương

54

5

12

12

12

12

Kinh phí địa phương

340

34

77

77

77

77

Kinh phí vận động

100

10

23

23

23

23

4. Hoàn thiện, vận hành hệ thống phần mềm theo dõi, giám sát

1.250

125

281

281

281

281

Kinh phí Trung ương

250

25

56

56

56

56

Kinh phí địa phương

750

75

169

169

169

169

Kinh phí vận động

250

25

56

56

56

56

5. Các hoạt động chung của chương trình

85

9

9

9

9

51

Kinh phí Trung ương

10

1

2

2

2

2

Kinh phí địa phương

75

8

8

8

8

45

Kinh phí vận động

0

0

0

0

0

0

(Bằng chữ: Năm tỷ, không trăm mười chín triệu đồng)

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác