Quyết định 23/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Quyết định 23/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Số hiệu: | 23/2012/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Đà Nẵng | Người ký: | Văn Hữu Chiến |
Ngày ban hành: | 15/05/2012 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 23/2012/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Đà Nẵng |
Người ký: | Văn Hữu Chiến |
Ngày ban hành: | 15/05/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2012/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 5 năm 2012 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HỆ THỐNG CÂY XANH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị;
Căn cứ Thông tư số 20/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Bộ Xây dựng về Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại nội dung Công văn số 1303/SXD-QLHTĐT ngày 23 tháng 4 năm 2012 vể việc ban hành Quy định quản lý hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Giám đốc Sở Xây dựng chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra và định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố việc thực hiện Quy định nêu tại Điều 1 theo phân cấp quản lý.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 49/2005/QĐ-UB ngày 25 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc Ban hành Quy định quản lý hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải; Chủ tịch UBND các quận, huyện, phường, xã; Giám đốc Công ty Công viên - Cây xanh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ HỆ
THỐNG CÂY XANH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 23 /2012/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân
dân thành phố Đà Nẵng)
Quy định này quy định về quản lý hệ thống cây xanh công cộng (trừ cây xanh sử dụng hạn chế và cây xanh chuyên dụng trong đô thị) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Quy định này được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân (gọi chung là tổ chức, cá nhân) có các hoạt động liên quan đến việc quản lý hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Trong Quy định này, các từ ngữ, khái niệm được hiểu như sau:
1. Cây xanh công cộng (hay còn gọi là cây xanh sử dụng công cộng): là tất cả các loài cây xanh được trồng hoặc mọc tự nhiên trên đường phố và ở khu vực sở hữu công cộng (công viên, vườn thú, vườn hoa, vườn dạo, đài tưởng niệm, quảng trường và các khu vực công cộng khác trong đô thị).
2. Cây xanh trên đường phố bao gồm: cây bóng mát được trồng hoặc cây mọc tự nhiên, cây trang trí, dây leo, thảm cỏ được trồng trên vỉa hè, dải phân cách, đảo giao thông.
3. Cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị: là cây xanh được trồng trong khuôn viên các trụ sở, trường học, các công trình tín ngưỡng, bệnh viện, nghĩa trang, khu công nghiệp, kho tàng, biệt thự, nhà ở và các công trình công cộng khác do các tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng.
4. Cây xanh chuyên dụng trong đô thị: là các loài cây trong vườn ươm, cách ly, phòng hộ hoặc phục vụ nghiên cứu.
5. Cây cổ thụ: là cây thân gỗ lâu năm được trồng hoặc mọc tự nhiên, có độ tuổi tối thiểu 50 năm hoặc cây có đường kính từ 50 cm trở lên tại chiều cao 1,3 m của cây.
6. Cây được bảo tồn: là cây cổ thụ, cây thuộc danh mục loài cây quý hiếm, cây được liệt kê trong Sách đỏ thực vật Việt Nam, cây được công nhận có giá trị lịch sử văn hoá.
7. Cây xanh thuộc danh mục cây cấm trồng: là những cây có độc tố gây nguy hiểm cho con người.
8. Cây xanh thuộc danh mục cây trồng hạn chế: là những cây ăn quả, cây tạo ra mùi gây ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường.
9. Cây nguy hiểm: là cây đã đến tuổi già cỗi, cây hoặc một phần của cây dễ gẫy, đổ gây tai nạn cho người, làm hư hỏng các phương tiện và công trình, cây bị sâu bệnh có nguy cơ gây bệnh trên diện rộng.
10. Vườn ươm cây: là vườn gieo, ươm tập trung các loài cây giống theo quy trình kỹ thuật để nhân giống cây và đảm bảo các tiêu chuẩn cây trồng trước khi đem ra trồng.
11. Đường kính thân cây tại chiều cao tiêu chuẩn: là đường kính thân cây tại chiều cao 1,3 m (được tính bằng 1/3 chu vi thân cây).
12. Đơn vị trực tiếp quản lý cây xanh công cộng: là Công ty Công viên – Cây xanh Đà Nẵng.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý hệ thống cây xanh công cộng
1. UBND thành phố thống nhất quản lý hệ thống cây xanh công cộng, có phân công, phân cấp trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, phát triển hệ thống cây xanh công cộng nhằm mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng.
3. Nhà nước và nhân dân có trách nhiệm giữ gìn, phát triển hệ thống cây xanh công cộng nhằm bảo vệ, cải thiện môi trường sống và mỹ quan đô thị.
4. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch, trồng cây xanh công cộng theo quy hoạch được duyệt; chăm sóc, bảo vệ cây xanh công cộng; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và thông báo cho đơn vị trực tiếp quản lý cây xanh công cộng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền địa phương sở tại khi phát hiện các hiện tượng mất an toàn của cây hoặc các hành vi xâm hại, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh công cộng.
5. Việc phát triển cây xanh công cộng phải thực hiện theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đảm bảo yêu cầu quy định tại Điều 15 Quy định này.
6. Việc quản lý cây xanh công cộng phải tuân thủ Quy định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan của cơ quan nhà nước cấp trên.
7. Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quy định về bảo vệ cây xanh công cộng hoặc trồng mới cây xanh công cộng không theo quy định.
8. Các hành vi vi phạm về bảo vệ cây xanh công cộng được xử lý theo các quy định tại Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
1. Tự ý chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa cành, đào gốc, chặt rễ cây xanh khi chưa được cấp phép.
2. Đục khoét, đóng đinh vào cây xanh, khoanh, lột vỏ thân cây; tự ý cắt cành cây, hái lá, quả, hoa, leo trèo cây xanh trái phép.
3. Tự ý treo, gắn các phương tiện phục vụ cho công tác tuyên truyền, quảng cáo, treo biển hiệu và các vật dụng khác trên cây, giăng dây, giăng đèn trang trí vào cây xanh, dùng vải hoặc các vật liệu khác quấn quanh thân cây, rút bỏ cọc chống cây, tháo dỡ hoặc làm sai lệch, hư hỏng khung rào bảo vệ cây.
4. Đổ rác, phế liệu xây dựng, chất độc hại, tro than vào gốc cây; phóng uế, đun nấu, đốt lửa vào gốc cây, xây bục bệ bao quanh gốc cây.
5. Lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép trên đất cây xanh hiện có hoặc đã được xác định trong quy hoạch đô thị và ngăn cản việc trồng cây theo quy định.
6. Tự ý trồng cây xanh trên vỉa hè đường phố, dải phân cách, đảo giao thông và các khu vực sở hữu công cộng không đúng quy định.
7. Trồng các loại cây trong danh mục cây cấm trồng, cây trồng hạn chế khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
8. Các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý cây xanh công cộng không thực hiện đúng các quy định về quản lý cây xanh công cộng.
9. Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Xã hội hoá phát triển cây xanh công cộng
Thực hiện xã hội hoá phát triển cây xanh công cộng nhằm phát huy nguồn lực xã hội, tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và tiết kiệm chi phí ngân sách trong việc chăm sóc, bảo vệ, phát triển cây xanh công cộng (đặc biệt là cây xanh trên đường phố), bằng cách triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Xã hội hoá phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Mục 1. QUẢN LÝ CÂY XANH CÔNG CỘNG
Điều 7. Quy hoạch hệ thống cây xanh công cộng
1. Quy hoạch hệ thống cây xanh công cộng là một nội dung của quy hoạch mới hoặc điều chỉnh quy hoạch đô thị; được lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.
2. Nội dung quy hoạch hệ thống cây xanh công cộng phải lấy ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Xây dựng trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Yêu cầu đối với quy hoạch hệ thống cây xanh công cộng:
a) Phù hợp với quy hoạch đô thị của thành phố;
b) Phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, tính chất, chức năng, truyền thống, văn hóa và bản sắc của đô thị;
c) Kết hợp hài hòa với không gian mặt nước, cảnh quan và môi trường; đáp ứng các yêu cầu về quản lý và sử dụng;
d) Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, thiết kế cây xanh công cộng.
4. Việc quy hoạch các khu đô thị, các công trình cảnh quan, du lịch, nếu trong khu vực có các quần thể cây xanh đẹp thì nên ưu tiên quy hoạch theo hướng giữ lại toàn bộ hoặc phần lớn quần thể cây xanh này.
Điều 8. Thiết kế, thi công trồng cây xanh công cộng
1. Các dự án đầu tư trồng mới, cải tạo, chỉnh trang cây xanh công cộng phải được thiết kế, thẩm định, phê duyệt theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và phải lấy ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Xây dựng về chủng loài, kích thước cây trồng trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Cây xanh công cộng được trồng phải đúng chủng loài, kích thước theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt; đồng thời cây xanh phải được chăm sóc, bảo vệ cho đến khi bàn giao cho đơn vị quản lý theo quy định.
3. Trồng mới cây xanh công cộng (đặc biệt là cây xanh trên đường phố) phải được tổ chức thi công đồng bộ với việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong khu vực.
4. Thi công trồng mới, cải tạo thảm hoa, thảm cỏ phải đồng thời thi công hệ thống nước tưới.
5. Tổ chức, cá nhân thi công trồng mới, cải tạo, chỉnh trang cây xanh công cộng phải tuân thủ quy định tại Quy định này và quy trình, quy phạm kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
6. Các hoạt động thi công, giám sát chất lượng, nghiệm thu hoàn thành, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng phải tuân thủ theo quy định tại Quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 9. Bàn giao công trình trồng cây xanh công cộng
1. Cây xanh sau khi trồng xong, hết thời gian chăm sóc, bảo dưỡng ban đầu theo quy định thì chủ đầu tư, đơn vị điều hành dự án có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng theo quy định; đồng thời tiến hành bàn giao công trình cho đơn vị quản lý để tiếp tục quản lý, chăm sóc và duy trì cây xanh, đảm bảo cho cây xanh sinh trưởng và phát triển tốt.
2. Công tác bàn giao để quản lý, khai thác hệ thống cây xanh công cộng phải tuân thủ Quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 10. Bảo hành công trình trồng cây xanh công cộng
1. Thời gian bảo hành công trình trồng cây xanh công cộng sau khi nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng được quy định như sau:
a) Đối với hạng mục công trình trồng cây xanh bóng mát là 12 tháng;
b) Đối với hạng mục công trình trồng các loại cây còn lại, kể cả thảm hoa và thảm cỏ là 06 tháng.
2. Công việc thực hiện trong thời gian bảo hành là: trồng thay thế những cây xanh bị sâu bệnh, hư hại; cây còi cọc, kém phát triển; cây chết khô.
Điều 11. Lập hồ sơ quản lý cây xanh công cộng
1. Thống kê về số lượng, chất lượng, đánh số cây, lập hồ sơ cho từng tuyến phố, khu vực sở hữu công cộng. Hàng năm, tiến hành rà soát, lập báo cáo về hiện trạng cây xanh công cộng (số lượng, chất lượng, chủng loài, phân loại cây, diện tích cây xanh công cộng, diện tích cây xanh đường phố, diện tích cây xanh đường phố bình quân đầu người), số lượng và kích thước cây trồng mới, cây chặt hạ.
2. Đối với cây cổ thụ, cây được bảo tồn, ngoài việc thực hiện thống kê, phân loại, đánh số, cần phải treo biển tên và lập hồ sơ cho từng cây để phục vụ cho công tác bảo tồn, quản lý, đảm bảo về mỹ thuật, an toàn khi chăm sóc.
3. Xác định cây nguy hiểm để lập hồ sơ theo dõi tình trạng phát triển và có kế hoạch thay thế kịp thời.
4. Hồ sơ cây xanh được cập nhật vào phần mềm quản lý cây xanh.
Điều 12. Trách nhiệm phối hợp thực hiện các công việc có liên quan đến cây xanh công cộng
1. Các chủ đầu tư, trước khi thiết kế xây dựng, cải tạo công trình ngầm, trên mặt đất, trên không trong khu vực có cây xanh công cộng hiện hữu phải thỏa thuận với Sở Xây dựng các giải pháp cụ thể về bảo vệ cây xanh để đảm bảo sự phát triển ổn định của cây xanh.
2. Khi thi công xây dựng, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng duy trì các công trình khác có liên quan đến việc bảo vệ, chặt hạ, di dời, trồng mới cây xanh công cộng trong khu vực thì chủ đầu tư công trình phải thông báo cho đơn vị trực tiếp quản lý cây xanh công cộng biết để giám sát thực hiện. Đơn vị thi công công trình có trách nhiệm bảo vệ cây xanh công cộng hiện có trong và xung quanh khu vực công trường. Việc chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa cành, chặt rễ cây xanh công cộng tại khu vực thi công phải tuân thủ các quy định tại Điều 19, Điều 20 và Điều 21 Quy định này.
3. Khi trồng, chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa cành, chặt rễ cây xanh công cộng có ảnh hưởng đến các công trình khác nằm trong khu vực thì đơn vị thi công cây xanh phải thông báo cho chủ quản lý các công trình có liên quan để phối hợp giải quyết.
4. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng, cải tạo công trình, có liên quan đến việc chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa cành, chặt rễ cây xanh công cộng trong khu vực phải lấy ý kiến thoả thuận bằng văn bản của Sở Xây dựng trước khi cấp phép.
5. Trường hợp các bên liên quan không tự thoả thuận được thì yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết và triển khai thực hiện theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
6. Khi xây dựng, cải tạo công trình có liên quan đến chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa cành, chặt rễ cây xanh công cộng trong khu vực thì phải đưa chi phí của công tác này vào kinh phí dự án.
Điều 13. Trách nhiệm bảo vệ hệ thống cây xanh công cộng
1. Cây xanh công cộng phải được giữ gìn, bảo vệ và kiểm tra thường xuyên.
2. Mọi tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm:
a) Chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ cây xanh công cộng;
b) Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và thông báo với đơn vị trực tiếp quản lý cây xanh công cộng hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền địa phương sở tại khi phát hiện các hiện tượng mất an toàn của cây, các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ cây xanh công cộng.
3. Đơn vị trực tiếp quản lý cây xanh công cộng có trách nhiệm bảo vệ, phối hợp bảo vệ hệ thống cây xanh công cộng được giao quản lý.
4. Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố, Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, phường, xã có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn.
Mục 2. TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY XANH CÔNG CỘNG
Điều 14. Nguyên tắc trồng cây xanh công cộng
1. Cây xanh bóng mát trồng trên vỉa hè:
a) Không trồng quá nhiều loài cây trên một tuyến phố: các tuyến đường có chiều dài dưới 2 km chỉ trồng tối đa 2 loài cây; tuyến đường dài trên 2 km có thể trồng từ 1 đến 3 loài cây hoặc theo từng cung đoạn đường. Ngoài ra, tại những khu vực công trình có yêu cầu cao về kiến trúc, cảnh quan đô thị (không phải là nhà ở tư nhân) thì có thể xem xét cho phép trồng loài cây khác, có giá trị thẩm mỹ cao, nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về cây trồng được quy định tại Điều 15 Quy định này;
b) Các tuyến đường có vỉa hè rộng từ 3 m đến dưới 5 m, có thể chọn trồng các cây loại 1 theo quy định phân loại cây đô thị (tham khảo Phụ lục I của Quy định này);
c) Các tuyến đường lớn có vỉa hè rộng từ 5 m trở lên, có thể chọn trồng các cây loại 2 hoặc loại 3 theo quy định phân loại cây đô thị (tham khảo Phụ lục I của Quy định này);
d) Đối với những tuyến đường vỉa hè dưới 3 m, đường cải tạo, bị khống chế về mặt bằng và không gian thì cần tận dụng những cây xanh hiện có, đặc biệt là những loài cây quý hiếm, lâu năm. Tùy điều kiện cụ thể có thể giảm bớt cây xanh, chỉ trồng tại những vị trí thưa công trình, ít vướng và không gây hư hại các công trình sẵn có, nên trồng các loài cây có chiều cao trưởng thành không quá 10 m hoặc trồng cây dây leo theo trụ, trên các giàn thép vững chắc tại những vị trí phù hợp;
e) Tuỳ theo loại cây, khoảng cách giữa hai cây trồng trên đường phố theo quy định tại Phụ lục I của Quy định này. Vị trí trồng cây bố trí theo đường ranh giới giữa hai nhà, tránh trồng giữa cổng hoặc trước chính diện nhà dân đối với những đường phố có chiều rộng vỉa hè dưới 5 m;
g) Khoảng cách tối thiểu giữa cây trồng đến họng cứu hoả là 2 m; đến mép ngoài mương thoát nước, rãnh thoát nước, miệng hố ga, ống cấp nước, ống thoát nước, dây cáp điện, trụ điện chiếu sáng là 1 m; cách các góc phố 5 m – 8 m tính từ điểm vỉa hè giao nhau gần nhất, không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn giao thông;
h) Khoảng cách tối thiểu giữa cây trồng đến mép ngoài bó vỉa hè theo quy định tại Phụ lục I của Quy định này;
i) Trồng cây xanh không che khuất biển báo hiệu đường bộ và đèn tín hiệu giao thông;
k) Cây xanh được trồng dưới đường dây điện phải đảm bảo hành lang an toàn lưới điện theo quy định của pháp luật về điện lực.
2. Cây xanh trồng trên dải phân cách:
a) Dải phân cách có bề rộng dưới 2 m, chỉ có thể trồng cỏ, các loài cây cảnh, cây bụi thấp dưới 1 m và phải thường xuyên cắt tỉa cành để đảm bảo an toàn giao thông;
b) Dải phân cách có bề rộng 2 m trở lên, có thể trồng các loài cây xanh bóng mát thân thẳng có chiều cao và bề rộng tán lá không gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông (chiều cao phân cành tối thiểu từ 4 m trở lên);
c) Trồng cây cách điểm đầu của dải phân cách, đoạn qua lại giữa hai dải phân cách khoảng 3 m – 5 m để đảm bảo an toàn giao thông.
3. Tại các đảo giao thông, có thể trồng cỏ, hoa, cây bụi, tạo thành mảng xanh, tăng vẻ mỹ quan đô thị. Việc bố trí các loài cây xanh phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn giao thông.
4. Có thể trồng cây dây leo ở các thành cầu, mố, trụ cầu để tạo thêm mảng xanh trên đường phố.
5. Cây xanh trồng trong các công viên, vườn hoa, vườn dạo, đài tưởng niệm:
a) Có bố cục phù hợp với quy hoạch được duyệt;
b) Trồng nhiều loài cây, loài hoa; trồng nhiều tầng cao thấp, cây thân gỗ, cây bụi và cỏ, mặt nước; sử dụng các quy luật trong nghệ thuật phối kết cây với cây, cây với mặt nước, cây với công trình và xung quanh hợp lý, tạo nên sự hài hoà, vừa có tính tương phản vừa có tính tương tự, đảm bảo tính hệ thống tự nhiên;
c) Khi tiến hành trồng cây, cần lưu ý khoảng cách giữa cây trồng với các công trình hạ tầng kỹ thuật trong khu vực như: Cây bụi, cây thân gỗ cách tường nhà và công trình từ 2 m đến 5 m, cách đường tàu điện từ 3 m đến 5 m, cách vỉa hè và đường từ 1,5 m đến 2 m, cách giới hạn mạng điện 4 m, cách các mạng đường ống ngầm từ 1 m đến 2 m.
1. Phải mang bản sắc địa phương, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, đồng thời đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về sử dụng, mỹ quan.
2. Không ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
3. Không làm hư hỏng, ảnh hưởng đến các công trình lắp đặt ngầm, trên mặt đất cũng như trên không (giao thông, cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, viễn thông và các công trình khác); bảo vệ công trình hai bên đường, và các công trình công cộng khác.
4. Không trồng những loài cây tiết ra chất độc hại hoặc hấp dẫn côn trùng có hại làm ảnh hưởng vệ sinh môi trường, cây có gai sắc nhọn, cây dễ gãy, đổ, gây nguy hiểm cho người, phương tiện và các công trình công cộng khác.
5. Phù hợp với quy hoạch được duyệt về chủng loài, tiêu chuẩn kỹ thuật cây trồng; phù hợp với các yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan đô thị.
6. Cây xanh trồng trong các công viên, vườn hoa, vườn dạo, ngoài việc đảm bảo các yếu tố trên, còn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Cây phải chịu được gió, bụi, sâu bệnh;
b) Cây thân đẹp, dáng đẹp;
c) Cây có rễ ăn sâu, không có rễ nổi;
d) Cây lá xanh quanh năm, không rụng lá trơ cành; cây có giai đoạn rụng lá trơ cành vào mùa đông nhưng dáng đẹp, màu đẹp và có tỷ lệ thấp;
e) Cây có lá, hoa màu sắc phong phú theo mùa.
Điều 16. Tiêu chuẩn cây trồng, cách thức trồng cây xanh bóng mát
1. Cây xanh tốt, thân thẳng, tán cân đối, không cụt ngọn chính, còn nguyên rễ cọc (rễ cái, rễ trụ), không sâu bệnh, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
2. Cây bóng mát có chiều cao tối thiểu 2 m và đường kính thân cây tại chiều cao tiêu chuẩn tối thiểu 4 cm (đối với cây tiểu mộc); cây bóng mát có chiều cao tối thiểu 3 m và đường kính thân cây tại chiều cao tiêu chuẩn tối thiểu 5 cm (đối với cây trung mộc và đại mộc).
3. Bầu rễ không bị vỡ, kích thước bầu rễ tối thiểu 40 cm x 40 cm x 40 cm.
4. Công tác trồng cây phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật; khi trồng cây phải cắt dây buộc bầu rễ; phải loại bỏ tất cả xà bần, rác bẩn, phế liệu xây dựng, bê tông, nhựa đường, cát, đá ra khỏi hố trồng cây trước khi trồng.
5. Cây mới trồng phải được chống giữ thân cây chắc chắn, ngay thẳng. Cọc chống cây xanh, tuân thủ theo mẫu sau:
- Mẫu 1: 03 cọc chống Phi lao (chiều cao 2,5m; đường kính 60mm); 03 thanh giằng ngang bằng gỗ (30mm-50mm), dài 0,5m; liên kết giữa thanh giằng ngang và cọc chống bằng đinh hoặc dây nilon đối với mẫu cọc cây xanh trong công viên, vườn hoa, dải phân cách (không có bo viền hố trồng cây).
- Mẫu 2: 04 cọc chống Phi lao (chiều cao 2,5m; đường kính 60mm); 04 thanh giằng ngang bằng gỗ (30mm-50mm), dài 0,5m; liên kết giữa thanh giằng ngang và cọc chống bằng đinh hoặc dây nilon đối với mẫu cọc cây xanh bóng mát vỉa hè (hiện nay đa số bo viền hố trồng cây có hình vuông).
6. Kích thước hố trồng cây hình vuông tối thiểu 1 m x 1 m hoặc hình tròn đường kính tối thiểu 1 m, và kích thước tương ứng tối đa không quá 1,5 m.
7. Cây trồng trên vỉa hè phải được lắp đặt bo viền hố trồng cây. Bo viền hố trồng cây có kích thước, kiểu dáng, kết cấu được sử dụng thống nhất trên cùng một tuyến phố, trên từng cung hay đoạn đường và đảm bảo mỹ quan đô thị.
8. Trong điều kiện cho phép, hố trồng cây có thể đúc bằng bê tông xi măng với kích thước tối thiểu 1 m x 1 m x 1 m, tối đa không quá 1,5 m x 1,5 m x 1,5 m, để hạn chế rễ cây phát triển trên mặt đất và sang ngang làm hư hỏng các công trình trong khu vực.
Điều 17. Công tác trồng, chăm sóc cây xanh công cộng
1. Công tác trồng cây xanh:
a) Trồng mới cây xanh theo quy hoạch chủng loài cây xanh đường phố được phê duyệt, và theo các dự án được phê duyệt;
b) Trồng thay thế cây xanh già cỗi, mục ruỗng, cây bị sâu bệnh không có khả năng điều trị, cây chết khô, cây có nguy cơ ngã đổ, cây còi cọc, kém phát triển.
2. Công tác chăm sóc, duy trì thường xuyên cây xanh:
a) Chăm sóc, duy trì cây xanh bóng mát mới trồng và cây xanh bóng mát các loại:
- Tưới nước, bón phân, kiểm tra xử lý cây sâu bệnh, vệ sinh hố trồng cây và phá vỡ lớp đất mặt để nước dễ thấm vào đất;
- Chống sửa cây nghiêng, tạo dáng cho cây, tẩy chồi thân, mé tỉa cành nhánh, lấy cành khô, gỡ phụ sinh, nâng cao vòm lá và khống chế chiều cao để đảm bảo mỹ quan đô thị và an toàn;
- Quét vôi gốc cây; chặt hạ cây già cỗi, mục rỗng, sâu bệnh, cây chết khô, cây có nguy cơ ngã đổ; giải tỏa cây ngã đổ, cành cây gãy và vận chuyển rác cây xanh đến bãi đổ theo quy định;
- Cập nhật hiện trạng cây xanh bóng mát các loại và lập hồ sơ quản lý cây;
- Thường xuyên tuần tra, kiểm soát, bảo vệ cây xanh; kiểm tra phát hiện cây hư hại, mục rỗng, có nguy cơ ngã đổ, gây ảnh hưởng đối với an toàn công trình trong khu vực, an toàn điện và an toàn giao thông để có biện pháp xử lý kịp thời.
b) Chăm sóc, duy trì thảm cỏ, thảm hoa, cây hàng rào, cây đường viền, cây cảnh các loại trong công viên, vườn hoa, vườn dạo, đài tưởng niệm, quảng trường, đảo giao thông, dải phân cách:
- Tưới nước, bón phân, nhổ cỏ tạp, phun thuốc trừ sâu;
- Phát thảm cỏ, xén lề cỏ; cắt tỉa cây tạo hình, cây hàng rào, cây đường viền; chăm sóc cây ra hoa;
- Trồng giặm, trồng thay thế thảm cỏ, thảm hoa, cây hàng rào, cây đường viền, cây cảnh bị chết, sâu bệnh, còi cọc;
- Vệ sinh thảm cỏ, bồn hoa.
3. Cắt tỉa định kỳ cây xanh:
a) Cắt tỉa cây chưa trưởng thành (cây non):
Cắt tỉa cây sớm để tăng tuổi thọ của cây và hiệu quả chi phí, cây sẽ được an toàn hơn và ít bị gẫy cành. Cây non nên được cắt tỉa vào năm thứ 2 sau khi trồng để tăng cấu trúc của cây và cắt tỉa đều đặn những năm sau đó.
b) Cắt tỉa cây trưởng thành:
- Hàng năm, cây xanh phải được cắt tỉa đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm tạo dáng cây, làm cho cây phát triển nhanh hơn và đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão;
- Thời gian cắt tỉa: trung bình 2 lần/năm, đặc biệt trước mùa mưa bão (trừ trường hợp vì lý do an toàn).
c) Sau khi cắt tỉa cành cây phải bôi thuốc, sơn vết cắt để thân cây khỏi bị nấm, sâu bệnh.
Mục 3. CHẶT HẠ, DI DỜI, CHẶT NHÁNH, TỈA CÀNH, CHẶT RỄ CÂY XANH CÔNG CỘNG
Điều 18. Điều kiện chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa cành, chặt rễ cây xanh công cộng
1. Cây xanh đã chết, đã bị đổ, gãy hoặc có nguy cơ gãy, đổ gây nguy hiểm.
2. Cây bị bệnh hoặc già cỗi không đảm bảo an toàn.
3. Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
4. Các trường hợp khác theo nhu cầu chính đáng của tổ chức, cá nhân.
Điều 19. Giấy phép trồng, chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa cành, chặt rễ cây xanh công cộng
1. Các trường hợp phải có Giấy phép:
a) Trồng mới, trồng thay thế cây xanh công cộng;
b) Chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa cành, chặt rễ cây xanh công cộng sau đây:
- Cây xanh thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần bảo tồn;
- Cây xanh trồng trên đường phố, ở các khu vực sở hữu công cộng.
2. Các trường hợp được miễn Giấy phép:
a) Trồng mới, trồng thay thế cây xanh công cộng theo hồ sơ thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Trồng, chặt hạ, di dời, chặt nhánh, chặt rễ, tỉa cành cây xanh công cộng do đơn vị trực tiếp quản lý cây xanh thực hiện trong phạm vi quản lý, chăm sóc, duy trì thường xuyên của mình (trừ trường hợp cây cổ thụ, cây cần bảo tồn). Trước khi thực hiện chặt hạ, di dời phải có báo cáo bằng văn bản gửi Sở Xây dựng;
c) Cây xanh cần chặt hạ ngay do tình thế khẩn cấp, do thiên tai hoặc đã bị chết, bị đổ, gãy hoặc có nguy cơ gãy, đổ gây nguy hiểm. Trước khi chặt hạ, đơn vị trực tiếp quản lý cây xanh phải có biên bản và ảnh chụp hiện trạng cây xanh, sau khi chặt hạ phải có báo cáo bằng văn bản gửi Sở Xây dựng chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày thực hiện xong;
d) Cây xanh nằm trong khu vực có dự án xây dựng công trình đã có ý kiến chấp thuận bằng văn bản cho phép chặt hạ, di dời, chặt nhánh, chặt rễ, tỉa cành cây xanh của Sở Xây dựng.
Mục 4. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP
1. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu chính đáng trong việc trồng, chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa cành, chặt rễ cây xanh công cộng được quy định tại khoản 1 Điều 19 Quy định này phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục sau:
a) Hồ sơ gồm có:
- Đơn theo mẫu tại Phụ lục II của Quy định này (hoặc công văn có nội dung tương tự) đề nghị được phép trồng, chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa cành, chặt rễ cây xanh công cộng;
- Bản vẽ mặt bằng hiện trạng thể hiện vị trí cây xanh công cộng đề nghị chặt hạ, di dời (trong trường hợp công trình xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng đến cây xanh hiện hữu cần phải chặt hạ hoặc di dời);
- Ảnh chụp hiện trạng cây xanh công cộng cần chặt hạ, di dời.
b) Hồ sơ đề nghị cấp phép gửi về Sở Xây dựng để kiểm tra, xem xét và giải quyết.
2. Thời gian kiểm tra, xem xét, giải quyết cấp Giấy phép tối đa không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Đối với trường hợp cây cổ thụ, cây được bảo tồn, cây trồng khác chủng loài đã được quy hoạch trên cùng tuyến đường tại những khu vực công trình có yêu cầu cao về kiến trúc, cảnh quan đô thị (không phải là nhà ở tư nhân), phải có ý kiến của UBND thành phố trước khi cấp phép thì thời gian tối đa không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Trường hợp từ chối, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp Giấy phép biết.
3. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ký hợp đồng với đơn vị trực tiếp quản lý cây xanh để thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật.
4. Chi phí cho việc thực hiện trồng, chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa cành, chặt rễ cây xanh công cộng và chi phí cho việc hoàn trả nguyên trạng vỉa hè (nếu có) do tổ chức, cá nhân có nhu cầu chịu trách nhiệm chi trả.
5. Đối với trường hợp trồng thay thế hoặc di dời cây xanh, ngoài chi phí nêu trên, tổ chức, cá nhân có nhu cầu còn phải chịu trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ để cây xanh sau khi trồng hoặc di dời sớm phát triển ổn định. Trường hợp cây xanh sau khi trồng hoặc di dời mà bị chết do không được chăm sóc, bảo vệ thì phải trồng lại bằng một cây xanh khác có cùng chủng loài và kích thước với cây đã bị chết.
Điều 21. Thực hiện trồng, chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa cành, chặt rễ cây xanh công cộng
1. Thời gian thực hiện việc trồng, chặt hạ, di dời, chặt rễ cây xanh không quá 30 ngày và thời gian thực hiện việc chặt nhánh, tỉa cành cây xanh không quá 15 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép.
2. Quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa thực hiện công việc thì Giấy phép không còn giá trị.
3. Đối với việc chặt hạ, di dời cây xanh phục vụ các công trình, dự án thì việc chặt hạ, di dời cây xanh được thực hiện theo tiến độ công trình, dự án.
4. Việc trồng, chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa cành, chặt rễ cây xanh phải bảo đảm quy trình kỹ thuật, an toàn cho người và tài sản.
5. Đơn vị trực tiếp quản lý cây xanh được giao nhiệm vụ trồng, chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa cành, chặt rễ cây xanh phải tuân thủ đúng quy định tại Điều này.
1. Sở Xây dựng cấp các loại Giấy phép trồng, chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa cành, chặt rễ cây xanh công cộng trên các tuyến đường và các khu vực sở hữu công cộng trên địa bàn thành phố (mẫu Giấy phép được quy định tại Phụ lục III của Quy định này).
2. Đối với việc chặt hạ, di dời cây xanh công cộng thuộc chủng loài cây cổ thụ, cây được bảo tồn, cây trồng khác chủng loài đã được quy hoạch trên cùng tuyến đường tại những khu vực công trình có yêu cầu cao về kiến trúc, cảnh quan đô thị (không phải là nhà ở tư nhân), phải được sự đồng ý của UBND thành phố trước khi tiến hành cấp Giấy phép.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
1. Tham mưu cho UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố.
2. Tham mưu cho UBND thành phố về Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố phù hợp với quy hoạch đô thị đã được duyệt.
3. Xây dựng, trình UBND thành phố phê duyệt Đề án Phát triển cây xanh đô thị (trong đó đặc biệt lưu ý phát triển cây xanh công cộng) trên địa bàn thành phố theo từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và cảnh quan trên từng tuyến đường, khu vực.
4. Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về phát triển cây xanh công cộng trên cơ sở Đề án Phát triển cây xanh đô thị và Đề án Quy hoạch đô thị của thành phố đã được duyệt.
5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các quận, huyện xây dựng và trình UBND thành phố ban hành các văn bản quy định về quản lý cây xanh công cộng; xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích toàn xã hội tham gia chăm sóc, bảo vệ và phát triển cây xanh công cộng.
6. Nhận bàn giao các công trình trồng mới, cải tạo, chỉnh trang cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố từ các chủ đầu tư, đơn vị điều hành dự án và giao nhiệm vụ cho đơn vị chức năng trực thuộc là Công ty Công viên – Cây xanh Đà Nẵng để trực tiếp quản lý và duy trì.
7. Chịu trách nhiệm phân công cụ thể phạm vi, nhiệm vụ quản lý và duy trì cây xanh công cộng cho Công ty Công viên – Cây xanh Đà Nẵng. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động của Công ty trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
8. Chỉ đạo Thanh tra Sở Xây dựng kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm về quản lý, bảo vệ cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố.
9. Giải quyết kịp thời việc chặt hạ, chặt nhánh, tỉa cành cây xanh công cộng có nguy cơ ngã đổ (cây sâu bệnh, rỗng ruột không còn khả năng phát triển) để bảo vệ an toàn cho người và tài sản.
10. Cấp các loại Giấy phép trồng, chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa cành, chặt rễ cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố theo yêu cầu chính đáng của các tổ chức, cá nhân đúng quy định.
11. Tổ chức lập, trình UBND thành phố ban hành danh mục cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế, cây nguy hiểm cần phải thay thế.
12. Tổng hợp các dữ liệu về cây xanh công cộng; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc quản lý cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố và định kỳ hàng năm báo cáo UBND thành phố và Bộ Xây dựng.
13. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các quận, huyện xây dựng và trình UBND thành phố về lộ trình phân cấp quản lý cây xanh công cộng cho các quận, huyện, và Đề án Xã hội hoá phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng theo lộ trình, tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.
14. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng và chính quyền địa phương thực hiện việc di thực, du nhập, nhân giống các loại cây xanh, hoa kiểng đẹp có nguồn gốc từ các địa phương khác.
15. Chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện và các ngành chức năng xây dựng Quy chế phối hợp xử lý các hành vi vi phạm về quản lý, bảo vệ cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố, trình UBND thành phố ban hành.
Điều 24. Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Phối hợp với Sở Xây dựng, các cơ quan liên quan xây dựng và trình UBND thành phố ban hành các chính sách ưu đãi cụ thể nhằm khuyến khích xã hội tham gia bảo vệ và phát triển cây xanh công cộng.
2. Bố trí kinh phí hàng năm từ ngân sách thành phố cho công tác đầu tư, phát triển hệ thống cây xanh công cộng, trình UBND thành phố phê duyệt.
Hàng năm, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND thành phố cân đối bố trí đủ dự toán kinh phí cho công tác quản lý, chăm sóc, duy trì hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố theo quy định.
Điều 26. Sở Giao thông vận tải
1. Trong công tác thẩm định, phê duyệt (hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt) hồ sơ thiết kế xây dựng công trình giao thông đường bộ, yêu cầu các chủ đầu tư, đơn vị điều hành dự án phối hợp với đơn vị tư vấn trong công tác lập hồ sơ thiết kế xây dựng công trình phải sắp xếp, bố trí quỹ đất dành cho cây xanh công cộng theo quy định hiện hành và phù hợp với hạ tầng kỹ thuật trong khu vực.
2. Khi cấp Giấy phép xây dựng, cải tạo các công trình trên vỉa hè, trên dải phân cách, đảo giao thông có liên quan đến việc chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa cành, chặt rễ cây xanh công cộng phải lấy ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Sở Xây dựng trước khi tiến hành cấp phép. Đồng thời gửi cho đơn vị trực tiếp quản lý cây xanh công cộng một Giấy phép xây dựng để theo dõi, giám sát công tác bảo vệ, hoàn trả cây xanh.
Điều 27. Ủy ban nhân dân các quận, huyện
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Quy định này để nhân dân biết và thực hiện. Giáo dục, vận động nhân dân trên địa bàn tích cực tham gia bảo vệ, chăm sóc và phát triển cây xanh công cộng; giám sát việc trồng, chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa cành, chặt rễ cây xanh công cộng theo quy định.
2. Chỉ đạo các lực lượng có chức năng thường xuyên tuần tra, kiểm soát để phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm về quản lý, bảo vệ cây xanh công cộng trên địa bàn.
3. Chỉ đạo UBND các phường, xã phối hợp với Thanh tra Sở Xây dựng và đơn vị trực tiếp quản lý cây xanh công cộng để điều tra, xử lý đúng quy định của pháp luật các hành vi vi phạm về bảo vệ cây xanh công cộng trên địa bàn.
4. Chủ tịch UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố về việc thường xuyên để xảy ra tình trạng phá hoại, trộm cắp cây xanh công cộng trên địa bàn.
5. Quản lý địa bàn không để xảy ra tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép các vị trí đã được quy hoạch bố trí cây xanh công cộng.uecachienag kiệt, hẻm.
6. Phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan xây dựng và trình UBND thành phố ban hành các văn bản có liên quan đến quản lý hệ thống cây xanh công cộng như: Quy định về quản lý cây xanh; các cơ chế, chính sách ưu đãi để phát triển cây xanh; Đề án Phát triển cây xanh đô thị từng giai đoạn; công tác di thực, du nhập, nhân giống cây xanh, hoa kiểng đẹp; lộ trình phân cấp quản lý cây xanh cho các quận, huyện; Đề án Xã hội hoá phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng theo lộ trình và triển khai thực hiện trên địa bàn sau khi được UBND thành phố phê duyệt.
7. Phối hợp với Sở Xây dựng và các ngành chức năng xây dựng Quy chế phối hợp xử lý các hành vi vi phạm về quản lý, bảo vệ cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố, trình UBND thành phố ban hành.
Điều 28. Ủy ban nhân dân các phường, xã
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Quy định này để nhân dân biết và thực hiện. Giáo dục, vận động nhân dân trên địa bàn tích cực tham gia bảo vệ, chăm sóc và phát triển cây xanh công cộng; giám sát việc trồng, chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa cành, chặt rễ cây xanh công cộng theo đúng quy định.
2. Chỉ đạo các lực lượng có chức năng thường xuyên tuần tra, kiểm soát để phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm về quản lý, bảo vệ cây xanh công cộng trên địa bàn.
3. Phối hợp với Thanh tra Sở Xây dựng và đơn vị trực tiếp quản lý cây xanh công cộng để điều tra, xử lý đúng quy định của pháp luật các hành vi vi phạm về bảo vệ cây xanh công cộng trên địa bàn.
4. Chủ tịch UBND các phường, xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND các quận, huyện về việc thường xuyên để xảy ra tình trạng phá hoại, trộm cắp cây xanh công cộng trên địa bàn. uecachienag kiệt, hẻm
5. Quản lý địa bàn không để xảy ra tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép các vị trí đã được quy hoạch bố trí cây xanh công cộng.
6. Phối hợp với Sở Xây dựng và UBND các quận, huyện triển khai thực hiện Đề án Xã hội hoá phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn theo lộ trình sau khi được UBND thành phố phê duyệt.
Điều 29. Các tổ chức, Hội, Đoàn thể
1. Trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về quản lý hệ thống cây xanh công cộng. Kịp thời phát hiện, biểu dương những điểm sáng, gương người tốt, việc tốt; phê phán những biểu hiện tiêu cực, những hành vi vi phạm về quản lý và bảo vệ cây xanh công cộng nhằm từng bước nâng cao nhận thức cho nhân dân về việc chăm sóc và phát triển cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố.
2. Phối hợp với chính quyền địa phương các cấp vận động nhân dân thực hiện phong trào Nhà nước và nhân dân cùng chăm sóc, bảo vệ và phát triển cây xanh công cộng.
3. Khuyến khích việc tham gia ký kết hợp đồng với đơn vị trực tiếp quản lý cây xanh công cộng để thực hiện trồng, chăm sóc và bảo vệ hệ thống cây xanh công cộng.
4. Tham gia giám sát việc trồng, chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa cành, chặt rễ cây xanh công cộng của các tổ chức, cá nhân, đơn vị trực tiếp quản lý cây xanh công cộng và thông báo kịp thời cho các cơ quan có thẩm quyền về những hành vi có dấu hiệu sai phạm.
Điều 30. Công ty Công viên – Cây xanh Đà Nẵng
1. Trực tiếp tổ chức quản lý, duy trì và phát triển cây xanh công cộng được giao quản lý theo đúng các quy định tại Quy định này và các quy trình, quy phạm kỹ thuật có liên quan do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Nghiên cứu, tổ chức sản xuất và thực hiện các dịch vụ liên quan đến việc ươm, trồng, chăm sóc các loại cây xanh, hoa kiểng, cỏ trang trí phục vụ cho hoạt động sản xuất của đơn vị và cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
3. Hàng năm, lập kế hoạch về công tác quản lý, chăm sóc, duy trì cây xanh công cộng được giao quản lý, báo cáo Sở Xây dựng kiểm tra trình UBND thành phố phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng để có biện pháp chăm sóc hoặc thay thế kịp thời.
4. Hàng năm, lập kế hoạch đầu tư cải tạo, chỉnh trang, phát triển cây xanh công cộng ( đặc biệt là cây xanh trên đường phố, cây xanh tại các khu dân cư tập trung theo quy hoạch đã được duyệt), trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.
5. Trực tiếp nhận hồ sơ đề nghị trồng, chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa cành, chặt rễ cây xanh công cộng tại các khu vực, các tuyến đường được giao quản lý theo yêu cầu chính đáng của các tổ chức, cá nhân và kiểm tra, đề xuất Sở Xây dựng xem xét, giải quyết theo thẩm quyền trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
6. Thực hiện việc trồng, chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa cành cây xanh công cộng được giao quản lý, theo kế hoạch hàng năm được duyệt (đặc biệt là trước và trong mùa lụt bão) hoặc theo hợp đồng đã ký với các tổ chức, cá nhân sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép trồng, chặt hạ, di dời, chặt nhánh, tỉa cành, chặt rễ cây xanh công cộng. Trước khi triển khai việc chặt hạ, di dời cây xanh phải thông báo bằng văn bản cho chính quyền địa phương sở tại.
7. Thường xuyên tuần tra, kiểm soát hệ thống cây xanh công cộng được giao quản lý để phát hiện, xử lý kịp thời các cây xanh bị hư hại, các ảnh hưởng của cây xanh đối với an toàn công trình trong khu vực, an toàn điện và an toàn giao thông, các hành vi vi phạm về bảo vệ cây xanh công cộng, và chủ động phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
8. Lập hồ sơ quản lý cây xanh theo thẩm quyền, đúng với quy định tại Điều 11 Quy định này. Hàng năm, lập báo cáo về hiện trạng cây xanh công cộng được giao quản lý, gửi Sở Xây dựng tổng hợp báo cáo UBND thành phố.
9. Tham mưu cho Sở Xây dựng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đề xuất trồng những chủng loài cây xanh, cỏ, hoa phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu và cảnh quan chung của thành phố; đồng thời, thực hiện việc di thực, du nhập, gieo ươm, nhân giống các loại cây xanh, hoa kiểng đẹp có nguồn gốc từ các địa phương khác để áp dụng tại thành phố.
10. Tham mưu cho Sở Xây dựng trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các đề án sau khi được phê duyệt: Lộ trình phân cấp quản lý cây xanh công cộng cho quận, huyện; Đề án Phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố từng giai đoạn; Đề án Xã hội hoá phát triển cây xanh đô thị thành phố Đà Nẵng theo lộ trình.
11. Phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng chăm sóc, bảo vệ và phát triển cây xanh công cộng. Tổ chức hướng dẫn địa phương, cơ quan, đơn vị, cá nhân trồng, phát triển cây xanh theo quy hoạch được duyệt.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân thành phố và Giám đốc Sở Xây dựng giao.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc chấp hành Quy định về quản lý hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố được khen thưởng theo quy định.
1. Tổ chức, các nhân có hành vi vi phạm Quy định về quản lý hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định.
2. Trường hợp do vi phạm mà gây thiệt hại về vật chất cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định.
Điều 33. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có phát sinh, vướng mắc, đề nghị các ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân phản ảnh bằng văn bản về Sở Xây dựng để nghiên cứu, tổng hợp trình UBND thành phố xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23 /2012/QĐ-UBND ngày 15 tháng5 năm 2012 của UBND thành phố Đà Nẵng)
Bảng phân loại cây xanh công cộng (cây bóng mát) và các chỉ tiêu kỹ thuật
STT |
Phân loại cây |
Chiều cao cây trưởng thành |
Khoảng cách trồng cây |
Khoảng cách tối thiểu từ tim cây trồng đến mép ngoài bó vỉa hè |
Chiều rộng vỉa hè |
Loài cây có thể trồng |
1 |
Cây loại 1 (cây tiểu mộc) |
£ 10 m |
Từ 4 m đến 8 m |
0,6 m |
Từ 3 m đến dưới 5 m |
Muồng hoa vàng, Bằng lăng, Móng bò, Sưa… |
2 |
Cây loại 2 (cây trung mộc) |
>10 m đến 15 m |
Từ 6 m đến 12 m |
0,8 m |
≥ 5 m |
Lim xẹt (Muồng Kim phượng), Lộc vừng, Muồng hoa đào, Phượng vỹ... |
3 |
Cây loại 3 (cây đại mộc) |
>15 m |
Từ 9 m đến 15 m |
1 m |
> 5 m |
Muồng tím, Muồng đen, Sao đen, Sấu, Xà cừ, Dầu rái, Giáng hương... |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây