531894

Quyết định 2185/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án \"Nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn khu vực Hồ Cấm Sơn giai đoạn 2021-2025\" do tỉnh Bắc Giang ban hành

531894
LawNet .vn

Quyết định 2185/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án \"Nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn khu vực Hồ Cấm Sơn giai đoạn 2021-2025\" do tỉnh Bắc Giang ban hành

Số hiệu: 2185/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang Người ký: Lê Ô Pích
Ngày ban hành: 29/10/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 2185/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
Người ký: Lê Ô Pích
Ngày ban hành: 29/10/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2185/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 29 tháng 10 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN KHU VỰC HỒ CẤM SƠN, GIAI ĐOẠN 2021-2025”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH 13 ngày 18/6/2014; Luật số 62/2020/QH14 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Số 29/2018/TT- BNNPTNT ngày 16/11/2018 Quy định về các biện pháp lâm sinh; số 31/2018/TT- BNNPTNT ngày 16/11/2018 Quy định về phân định ranh giới rừng; số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 Hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh; số 13/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;

Căn cứ Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng;

Căn cứ Nghị quyết số 249-NQ/TU ngày 01/11/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 161/TTr-SNN ngày 14/10/2021,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn khu vực Hồ Cấm Sơn, giai đoạn 2021-2025”, với một số nội dung chủ yếu như sau:

1. Phạm vi thực hiện: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn 07 xã: Cấm Sơn, Tân Sơn, Sơn Hải, Phong Vân, Phong Minh, Sa Lý và Kiên Lao thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

2. Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang.

3. Chủ đầu tư: Ban quản lý rừng phòng hộ Cấm Sơn.

4. Mục tiêu của Đề án

- Xây dựng và phát triển rừng phòng hộ theo hướng phát triển bền vững; nâng cao chất lượng, trữ lượng và tính đa dạng của rừng; cải thiện chức năng phòng hộ, tăng khả năng duy trì và điều tiết nguồn nước, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái và điểm thăm quan du lịch sinh thái trên địa bàn;

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương; góp phần xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội tại địa phương.

5. Nội dung và nhiệm vụ thực hiện

5.1. Tập huấn, tuyên truyền

a) Tập huấn:

Đối tượng: Là lực lượng bảo vệ rừng và PCCCR tại cộng đồng, người nhận khoán bảo vệ rừng, cán bộ, viên chức thuộc Ban quản lý và chính quyền địa phương cơ sở.

Khối lượng: 04 lớp; 01 lớp/năm, số lượng 50 người/lớp.

b) Tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm:

Đối tượng: Là lực lượng bảo vệ rừng tại cộng đồng, chủ rừng, cán bộ chính quyền địa phương cơ sở và Ban quản lý rừng.

Khối lượng: 02 đợt; số lượng 50 người/đợt.

5.2. Trồng, chăm sóc rừng phòng hộ

a) Đối tượng trồng rừng: Là đất chưa có rừng quy hoạch rừng phòng hộ.

b) Khối lượng thực hiện:

- Trồng rừng: 120 ha (bình quân 30 ha/năm);

- Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng năm 2,3,4 là: 180 lượt ha;

- Từ năm 2026 trở đi, việc chăm sóc, bảo vệ rừng trồng năm thứ 2, 3, 4, 5 với tổng khối lượng 300 lượt ha, tiếp tục phải thực hiện sau khi Đề án này kết thúc theo quy định tại Điều 13, Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

c) Địa điểm thực hiện: Tại các xã: Phong Vân, Tân Sơn, Phong Minh, Cấm Sơn và Sơn Hải, huyện Lục Ngạn.

5.3. Làm giàu rừng tự nhiên

a) Đối tượng làm giàu rừng: Là rừng tự nhiên phục hồi.

b) Khối lượng thực hiện:

- Trồng bổ sung cây làm giàu rừng: 160 ha (bình quân 40 ha/năm);

- Chăm sóc, bảo vệ cây trồng bổ sung năm 2,3 là: 240 lượt ha.

- Từ năm 2026 trở đi việc chăm sóc, bảo vệ cây trồng bổ sung năm thứ 2, 3,4,5 với tổng khối lượng 400 lượt ha, sẽ tiếp tục được thực hiện sau khi Đề án này kết thúc theo quy định tại Điều 7, Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

c) Địa điểm thực hiện: Tại các xã Cấm Sơn, Sơn Hải, huyện Lục Ngạn.

5.4. Cắm mốc ranh giới

a) Đối tượng thực hiện: Ranh giới lâm phần do Ban quản lý rừng quản lý tiếp giáp với các chủ rừng khác, nhất là những khu vực giáp ranh, nhạy cảm, dễ bị người dân xâm lấn,...

b) Khối lượng thực hiện: 300 mốc.

c) Địa điểm thực hiện: Trên địa bàn xã Sơn Hải, huyện Lục Ngạn.

6. Kinh phí thực hiện

6.1. Tổng kinh phí thực hiện: 13.078,0000 triệu đồng (Mười ba tỷ, không trăm bảy mươi tám triệu đồng chẵn). Trong đó:

- Ngân sách Tỉnh: 6.410,0000 triệu đồng.

- Vốn trồng rừng thay thế: 6.668,000 triệu đồng.

6.2. Phân kỳ thực hiện

- Năm 2022: Kinh phí thực hiện 2.531.935.900 đồng, gồm: Ngân sách tỉnh 1.403.529.700 đồng; Vốn trồng rừng thay thế 1.128.406.200 đồng;

- Năm 2023: Kinh phí thực hiện 3.178.271.300 đồng, gồm: Ngân sách tỉnh 1.608.922.100 đồng; Vốn trồng rừng thay thế 1.569.349.200 đồng;

- Năm 2024: Kinh phí thực hiện 3.852.612.200 đồng, gồm: Ngân sách tỉnh 1.949.264.900 đồng; Vốn trồng rừng thay thế 1.903.347.300 đồng;

- Năm 2025: Kinh phí thực hiện 3.514.710.600 đồng, gồm: Ngân sách tỉnh 1.447.933.200 đồng; Vốn trồng rừng thay thế 2.066.777.400 đồng;

(Chi tiết theo Đề án được duyệt)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Ban quản lý rừng phòng hộ Cấm Sơn và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện đề án đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tuân thủ theo đúng quy định.

2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện đề án. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ đảm bảo đúng đối tượng và các quy định hiện hành.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND huyện Lục Ngạn, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Ban quản lý rừng phòng hộ Cấm Sơn và các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Chi cục Kiểm lâm;
- Văn phòng UBND tỉnh:
+ LĐVP, TH, KT, KTN, TKCT;
+ Lưu: VT, NN Thăng.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Ô Pích

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác