Quyết định 2159/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Phương án giải quyết các tồn tại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Quyết định 2159/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Phương án giải quyết các tồn tại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Số hiệu: | 2159/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đắk Nông | Người ký: | Trương Thanh Tùng |
Ngày ban hành: | 26/12/2018 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 2159/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đắk Nông |
Người ký: | Trương Thanh Tùng |
Ngày ban hành: | 26/12/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2159/QĐ-UBND |
Đắk Nông, ngày 26 tháng 12 năm 2018 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Thực hiện Kết luận số 412-KL/TU ngày 29/11/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Phương án giải quyết các tồn tại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; Công văn số 6409-CV/BCĐ ngày 17/12/2018 của Ban Chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ rừng (Ban Chỉ đạo 336) về Phương án giải quyết các tồn tại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 269/TTr-SNN ngày 21 tháng 12 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án giải quyết các tồn tại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh do Tổ tư vấn pháp luật 1617 xây dựng (Phương án số 13/PA-TTVPL ngày 13/12/2018).
(Có Phương án kèm theo)
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan xác định cụ thể các nhiệm vụ tại Phương án số 13/PA-TTVPL ngày 13/12/2018 nêu trên, tham mưu cho UBND tỉnh kế hoạch chi tiết để tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài Nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Nội vụ; Công an tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; các đơn vị chủ rừng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT. CHỦ TỊCH |
UBND TỈNH ĐẮK NÔNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/PA-TTVPL |
Đắk Nông, ngày 13 tháng 12 năm 2018 |
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, trong thời gian qua, đặc biệt là từ khi thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 6/5/3013 của tỉnh ủy về ngăn chặn phá rừng, phát triển rừng bền vững giai đoạn 2013-2015 và những năm tiếp theo đến nay, công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được; khắc phục một cách cơ bản, toàn diện các tồn tại; lập lại trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và quản lý đất lâm nghiệp; đồng thời triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 31-CT/TU ngày 9/3/2018 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tổ tư vấn pháp luật 1617 đề xuất Phương án giải quyết như sau:
PHẦN I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHƯƠNG ÁN
- Đề ra các giải pháp để giải quyết cơ bản các vấn đề tồn tại chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.
- Lập lại trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
- Quản lý được quy hoạch lâm nghiệp, đảm bảo những diện tích đất không có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp phải được phục hồi lại rừng hoặc sản xuất nông - lâm kết hợp.
- Quản lý được đất đai, tài nguyên rừng và dân cư nhằm bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và góp phần ổn định xã hội tại địa phương.
- Phát huy được tiềm năng, lợi thế về đất đai và rừng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
- Huy động được người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
- Tuyên truyền, phổ biến để đa số nhân dân hiểu và đồng thuận trong việc thực hiện Phương án. Trước hết là để người dân hiểu rõ toàn bộ diện tích đang lấn, chiếm, sử dụng trái phép là vi phạm pháp luật; những giải pháp đề ra nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân, cộng đồng, doanh nghiệp và Nhà nước.
- Các ngành, các cấp phải tập trung nguồn lực, thực hiện các giải pháp một cách quyết liệt, đồng bộ.
- Nguyên tắc chung là tạo điều kiện cho người dân đang trực tiếp sử dụng đất tiếp tục ổn định sản xuất nhưng phải thực hiện các nghĩa vụ (nếu có) với Nhà nước và tuân thủ quy hoạch.
- Đối với những khu vực đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, đồng bào di cư tự do canh tác tập trung cần áp dụng đồng bộ với các chính sách về dân tộc và các chính sách an sinh, xã hội.
- Đảm bảo xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và cố tình không chấp hành Phương án giải quyết của Nhà nước; đồng thời ổn định tình hình, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản xuất.
- Các trường hợp không chấp hành thực hiện theo quy hoạch thì lập hồ sơ xử lý vi phạm, cưỡng chế, giải tỏa, thu hồi đất lấn, chiếm theo đúng quy định.
3. Phạm vi:
Phương án xử lý các tồn tại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Đăk Nông được áp dụng xử lý đối với các nội dung sau:
- Giao khoán đất, rừng theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP và các hình thức giao khoán khác;
- Các Dự án liên doanh, liên kết; Dự án thuê đất, thuê rừng (hoặc giao rừng);
- Diện tích đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm tại các Công ty Lâm nghiệp đã giải thể và những diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp hiện do địa phương quản lý;
- Giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng (gồm cả diện tích tạm giao);
- Diện tích đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm tại các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nhà nước, các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng và các chủ rừng là tổ chức khác.
- Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;
- Căn cứ Luật đất đai năm 2003 và 2013;
- Bộ luật hình sự năm 1999 và năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
- Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
- Nghị quyết 112/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rùng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng;
- Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản và Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
- Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng;
- Căn cứ Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai năm 2013;
- Căn cứ Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;
- Căn cứ Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 6/01/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
- Căn cứ Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Căn cứ Nghị định 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Lâm nghiệp;
- Căn cứ Nghị định 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ, quy định về khoán rừng, khoán vườn cây và diện tích đất mặt nước trong các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng và Công ty TNHH MTV nông, lâm nghiệp Nhà nước;
- Căn cứ Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015 của Chính phủ, về cơ che, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020;
- Căn cứ Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
- Căn cứ Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 8/8/2017 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của ban bí thư trung ương đảng về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
- Căn cứ Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các Công ty nông, lâm nghiệp;
- Căn cứ Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 9/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ;
- Căn cứ Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế quản lý rừng sản xuất;
- Căn cứ Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 112/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rùng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng.
- Căn cứ Quyết định số 44/2016/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh Đăk Nông, ban hành quy định về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm chủ rừng, các cơ quan Nhà nước, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm quản lý rừng, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Đăk Nông.
- Căn cứ Kết luận số 412-KL/TU ngày 29/11/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Phương án giải quyết các tồn tại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
B. NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT CHUNG
Đảm bảo quy hoạch chung của tỉnh đã được phê duyệt; những trường hợp không còn phù hợp với thực tế thì xem xét điều chỉnh quy hoạch.
- Vấn đề trao quyền sử dụng đất đối với diện tích đất lấn, chiếm sau ngày 01/01/2010 (chưa giao, chưa cho thuê): Chỉ thực hiện hình thức cho thuê đất (không thực hiện hình thức giao hoặc công nhận quyền sử dụng đất).
- Trường hợp các hộ đồng bào là dân tộc thiểu số ở địa phương không có đất hoặc thiếu đất sản xuất đang sử dụng đất nông nghiệp, nay phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất; đối với diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang hình thức thuê theo quy định.
- Vấn đề sử dụng đất không đúng quy hoạch, không đúng mục đích: Buộc phải thực hiện đúng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch 3 loại rừng và phải có cam kết thực hiện đúng quy hoạch trong suốt thời gian được thuê, khoán. Nếu sử dụng đất không đúng quy hoạch, không đúng mục đích sẽ bị thu hồi.
- Vấn đề sang nhượng đất trái phép: Xử phạt vi phạm hành chính hoặc hình sự theo quy định pháp luật. Trong đó tập trung xử lý các trường hợp cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và các đối tượng trục lợi.
- Vấn đề lấn, chiếm đất trái phép:
+ Xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 10 - Nghị định 102/2014/NĐ-CP của Chính phủ (các quy định tương ứng tùy vào thời điểm phát hiện vi phạm) hoặc xử lý hình sự (tùy theo mức độ vi phạm) đối với các trường hợp không thực hiện đúng quy hoạch và không hợp tác với cơ quan chức năng để thực hiện theo các giải pháp đề ra tại Phương án này.
+ Căn cứ Khoản 2 - Điều 22 - Nghị định 43/2014/NĐ-CP và tình hình thực tế để xử lý đất lấn, chiếm, cụ thể:
++ Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rùng đặc dụng, rừng phòng hộ thì thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng quản lý, sử dụng đất. Ban quản lý rừng xem xét giao khoán bảo vệ, phát triển rừng cho người đang sử dụng đất lấn, chiếm để ổn định sản xuất.
++ Trường hợp lấn, chiếm đất kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và hiện nay diện tích đất này vẫn được xác định giao cho nông trường, lâm trường quản lý, sử dụng, sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi đất lấn, chiếm trả lại cho nông trường, lâm trường; thì yêu cầu nông trường, lâm trường xây dựng phương án quản lý, sử dụng đất có sự tham gia của người dân đang trực tiếp sản xuất hoặc tự tổ chức sản xuất. Trường hợp người lấn, chiếm không chấp hành thì lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự và tổ chức cưỡng chế, thu hồi.
- Những diện tích phá rừng sau ngày 01/7/2014 thì cương quyết cưỡng chế, giải tỏa, thu hồi.
- Chỉ thực hiện các thủ tục cho thuê đất khi hoàn thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại về rừng (nếu có) và giải quyết xong các vấn đề liên quan khác.
- Những trường hợp đã cấp GCNQSD đất bằng hình thức giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Phương án này (sau ngày 01/01/2010) thì thu hồi GCN và chuyển sang cấp GCN theo hình thức thuê đất.
- Diện tích thu hồi được do cưỡng chế, giải tỏa (đối với những diện tích do địa phương quản lý) hoặc đối tượng vi phạm tự nguyện trả lại đất thì giao về địa phương quản lý, sử dụng theo quy hoạch.
- Đối với các Hợp đồng giao khoán theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP, Nghị định 01/CP và Hợp đồng liên doanh, liên kết đã thanh lý thì phải kiểm tra cụ thể chủ thế đang trực tiếp sử dụng đất để tránh trường hợp chỉ thực hiện thanh lý trên danh nghĩa hoặc các bên tham gia Hợp đồng sang nhượng trái phép cho người khác.
- Lập hồ sơ quản lý, hồ sơ cho thuê đất: Để đáp ứng yêu cầu về thời gian và khắc phục vấn đề thiếu kinh phí đo đạc, thực hiện việc lập hồ sơ theo 2 bước sau:
+ Bước 1: Đo đạc bằng máy định vị, xác định tọa độ các góc, tính toán diện tích, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trạng để lập thành bộ hồ sơ đưa vào quản lý;
+ Bước 2: Thực hiện việc đo đạc, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định để cho thuê đất hoặc giao đất, giao rừng.
- Rà soát quỹ đất dọc các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ chưa giao, chưa cho thuê; đất đã giao cho các doanh nghiệp nhưng không quản lý được hoặc đã thu hồi nếu có đủ điều kiện thì tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định.
Lưu ý: Các văn bản quy phạm pháp luật viện dẫn phương án này, nếu trong quá trình thực hiện có văn bản hết hiệu lực pháp lý, thì áp dụng văn bản quy phạm pháp luật mới tương ứng, còn hiệu lực.
3. Về thực hiện trồng rừng, nông lâm kết hợp:
- Đối với diện tích đất trắng và đất đang trồng cây hàng năm:
+ Nếu thực hiện trồng rừng tập trung: Thực hiện việc trồng rừng theo quy chế quản lý từng loại rừng (phòng hộ, đặc dụng hoặc sản xuất).
+ Nếu trồng nông lâm kết hợp: Thực hiện đúng theo tỷ lệ trồng 70% diện tích cây lâm nghiệp và 30% diện tích cây nông nghiệp theo đúng quy định tại Quyết định 38/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Đối với diện tích đã trồng cây công nghiệp:
+ Nếu người đang canh tác chấp nhận phá cây công nghiệp để trồng rừng tập trung: Thực hiện việc trồng rừng theo quy chế quản lý từng loại rừng (phòng hộ, đặc dụng hoặc sản xuất).
+ Nếu thực hiện theo phương thức nông lâm kết hợp: Yêu cầu loại bỏ bớt một số cây công nghiệp, sau đó trồng bổ sung tối thiểu 200 cây lâm nghiệp/ha phân bố hợp lý trên toàn bộ diện tích (phải đảm bảo để cây lâm nghiệp phát triển bình thường, không cắt ngọn hoặc có tác động khác kìm hãm sự sinh trưởng, phát triển và tồn tại của cây).
+ Loài cây lâm nghiệp thực hiện trồng nông lâm kết hợp trong trường hợp này cần có các đặc điểm:
++ Hỗ trợ, che bóng, chắn gió cho cây công nghiệp phát triển;
++ Đa tác dụng, góp phần mang lại lợi ích kinh tế cho người dân;
++ Đảm bảo góp phần nâng cao độ che phủ;
++ Không làm ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát triển bình thường của cây công nghiệp.
+ Đối với diện tích trồng Cao su, Điều, Mắc ca và cây ăn quả có tán rộng thì không bắt buộc trồng bổ sung cây lâm nghiệp; đối với diện tích trồng Hồ tiêu bằng trụ sống thì yêu cầu giữ lại, không cắt ngọn 30% số cây hoặc tối thiểu 200 cây trụ sống phân bố hợp lý trên toàn bộ diện tích.
Khuyến khích trồng các loài cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đa tác dụng có khả năng nâng cao độ che phủ trong cơ cấu cây trồng nông, lâm kết hợp trên diện tích đất lâm nghiệp lấn, chiếm quy hoạch phát triển rừng sản xuất (Cao su, Điều, Mắc ca, Mít, Bơ, Măng cụt, Xoài ....).
Sau khi kết thúc chu kỳ kinh doanh của cây công nghiệp thì thực hiện trồng nông lâm kết hợp theo đúng tỷ lệ quy định tại Quyết định 38/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Phải làm rõ trách nhiệm của những chủ thể được giao, thuê, khoán hoặc được giao quản lý để xảy ra phá rừng, lấn, chiếm, sang nhượng đất lâm nghiệp trái phép, cụ thể:
- Trách nhiệm hành chính: Nếu các chủ thể thực hiện việc sử dụng đất lấn, chiếm có vi phạm hành chính (sử dụng đất sai mục đích, sang nhượng trái phép...) thì xử lý vi phạm hành chính.
- Trách nhiệm hình sự: Nếu các chủ thể thực hiện việc giao, thuê, khoán; các chủ thể được giao quản lý hoặc các chủ thể đang trực tiếp sử dụng đất lấn, chiếm có vi phạm hình sự thì chuyển tin báo tội phạm đến cơ quan điều tra để xử lý trách nhiệm hình sự.
- Trách nhiệm dân sự: Thực hiện các trách nhiệm dân sự (bồi thường thiệt hại) trong và ngoài Hợp đồng theo quy định (nếu có).
- Trách nhiệm kỷ luật (cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang):
+ Tất cả các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có liên quan đến nhận khoán, giao, thuê, phá rừng, sang nhượng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp không đúng quy định đều phải xem xét trách nhiệm kỷ luật.
+ Việc xem xét trách nhiệm kỷ luật căn cứ vào quy định của Đảng (nếu người vi phạm là đảng viên); pháp luật về công chức, viên chức; pháp luật về lao động và quy định của ngành để xử lý.
1. Đối với các trường hợp nằm trong diện tích đất đã giao trả về cho địa phương:
1.1. Trường hợp đúng đối tượng:
a. Trường hợp thực hiện đúng nội dung Hợp đồng, hiện trạng phù hợp với quy hoạch:
Thanh lý Hợp đồng, sau đó xử lý theo từng trường hợp cụ thể sau:
- Nếu người nhận khoán đang trực tiếp sản xuất:
Thực hiện thủ tục cho thuê đất theo quy định của Luật đất đai.
- Nếu người nhận khoán đã sang nhượng đất trái phép:
+ Lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính (Quyết định xử phạt hoặc Quyết định khắc phục hậu quả) hành vi sang nhượng đất trái phép theo quy định tại Điều 13 - Nghị định 102/2014/NĐ-CP của Chính phủ (hoặc các quy định tương ứng tùy vào thời gian phát hiện vi phạm). Trong đó buộc người nhận khoán nộp số tiền có được do chuyển nhượng đất trái phép vào Ngân sách Nhà nước.
+ Thực hiện thủ tục cho thuê đất đối với người đang trực tiếp sử dụng theo đúng quy định của Luật đất đai.
b. Trường hợp thực hiện không đúng nội dung Hợp đồng, hiện trạng không phù hợp với quy hoạch:
Hội đồng giải thể thực hiện thanh lý Hợp đồng, sau đó xử lý theo từng trường hợp cụ thể sau:
- Nếu người nhận khoán đang trực tiếp sản xuất:
Buộc thực hiện đúng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ba loại rừng sau đó thực hiện thủ tục cho thuê đất theo quy định của Luật đất đai. Nếu người nhận khoán không chấp hành thì buộc người nhận khoán phải trả lại đất.
- Nếu người nhận khoán đã sang nhượng đất trái phép:
+ Lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính (Quyết định xử phạt hoặc Quyết định khắc phục hậu quả) hành vi sang nhượng đất trái phép theo quy định tại Điều 13 - Nghị định 102/2014/NĐ-CP của Chính phủ (hoặc các quy định tương ứng tùy vào thời gian phát hiện vi phạm). Trong đó buộc người nhận khoán nộp số tiền có được do chuyển nhượng đất trái phép vào Ngân sách Nhà nước.
+ Buộc thực hiện đúng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ba loại rừng sau đó thực hiện thủ tục cho thuê đất đối với người đang trực tiếp sử dụng theo đúng quy định của Luật đất đai.
c. Trường hợp thực hiện không đúng nội dung Hợp đồng, hiện trạng phù hợp với quy hoạch:
Hội đồng giải thể thực hiện thanh lý Hợp đồng, sau đó xử lý theo từng trường hợp cụ thể sau:
- Nếu người nhận khoán đang trực tiếp sản xuất:
Thực hiện thủ tục cho thuê đất theo quy định của Luật đất đai.
- Nấu người nhận khoản đã sang nhượng đất trái phép:
+ Lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính (Quyết định xử phạt hoặc Quyết định khắc phục hậu quả) hành vi sang nhượng đất trái phép theo quy định tại Điều 13 - Nghị định 102/2014/NĐ-CP của Chính phủ (hoặc các quy định tương ứng tùy vào thời gian phát hiện vi phạm). Trong đó buộc người nhận khoán nộp số tiền có được do chuyển nhượng đất trái phép vào Ngân sách Nhà nước.
+ Thực hiện thủ tục cho thuê đất đối với người đang trực tiếp sử dụng theo đúng quy định của Luật đất đai.
1.2. Trường hợp sai đối tượng:
a. Trường hợp thực hiện đúng nội dung Hợp đồng, hiện trạng phù hợp với quy hoạch:
Hội đồng giải thể thực hiện thanh lý Hợp đồng, sau đó xử lý theo từng trường hợp cụ thể sau:
- Nếu người nhận khoán trực tiếp sản xuất nông nghiệp:
Thực hiện thủ tục cho thuê đất theo quy định của Luật đất đai.
- Nếu người nhận khoán đã sang nhượng đất trái phép:
+ Lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính (Quyết định xử phạt hoặc Quyết định khắc phục hậu quả) hành vi sang nhượng đất trái phép theo quy định tại Điều 13 - Nghị định 102/2014/NĐ-CP của Chính phủ (hoặc các quy định tương ứng tùy vào thời gian phát hiện vi phạm). Trong đó buộc người nhận khoán nộp số tiền có được do chuyển nhượng đất trái phép vào Ngân sách Nhà nước.
+ Thực hiện thủ tục cho thuê đất đối với người đang trực tiếp sử dụng theo đúng quy định của Luật đất đai.
b. Trường hợp không phù hợp với quy hoạch:
Hội đồng giải thể thực hiện thanh lý Hợp đồng, sau đó xử lý theo từng trường hợp cụ thể sau:
- Nếu người nhận khoán đang trực tiếp sản xuất:
Buộc thực hiện đúng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ba loại rừng. Nếu người nhận khoán không chấp hành thì thu hồi. Sau khi đã thực hiện theo đúng quy hoạch thì thực hiện thủ tục cho thuê đất theo quy định của Luật đất đai.
- Nếu người nhận khoán đã sang nhượng đất trái phép:
+ Lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính (Quyết định xử phạt hoặc Quyết định khắc phục hậu quả) hành vi sang nhượng đất trái phép theo quy định tại Điều 13 - Nghị định 102/2014/NĐ-CP của Chính phủ (hoặc các quy định tương ứng tùy vào thời gian phát hiện vi phạm). Trong đó buộc người nhận khoán nộp số tiền có được do chuyển nhượng đất trái phép vào Ngân sách Nhà nước.
+ Buộc thực hiện đúng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ba loại rừng sau đó thực hiện thủ tục cho thuê đất cho người đang trực tiếp sử dụng theo đúng quy định của Luật đất đai.
2. Đối với các trường hợp đất vẫn đang thuộc các Công ty Lâm nghiệp quản lý:
2.1. Trường hợp đúng đối tượng:
a. Trường hợp thực hiện đúng nội dung Hợp đồng và phù hợp với quy hoạch:
- Trường hợp người nhận khoán đang trực tiếp thực hiện Hợp đồng thì hoàn thiện hồ sơ tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn theo Hợp đồng đã ký.
- Trường hợp người nhận khoán tự ý chuyển nhượng Hợp đồng thì hủy Hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có). Nếu người đang trực tiếp sử dụng có nhu cầu thực hiện Hợp đồng và đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chí nhận khoán theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP thì ký Hợp đồng mới.
b. Trường hợp thực hiện không đúng nội dung Hợp đồng và không phù hợp với quy hoạch:
- Trường hợp người nhận khoán đang trực tiếp thực hiện Hợp đồng thì yêu cầu thực hiện đúng Hợp đồng, đúng quy hoạch (trồng rừng, nông lâm kết hợp đối với diện tích nằm trong quy hoạch 3 loại rừng). Nếu không chấp hành thì thanh lý Hợp đồng, thu hồi đất để Công ty bố trí, sử dụng.
- Trường hợp người nhận khoán tự ý chuyển nhượng Hợp đồng thì hủy Hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có). Nếu người đang trực tiếp sử dụng có nhu cầu thực hiện Hợp đồng và đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chí nhận khoán theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP thì ký Hợp đồng mới.
2.2. Trường hợp sai đối tượng:
- Trường hợp người nhận khoán đang trực tiếp thực hiện Hợp đồng thì thanh lý hợp đồng khoán, giải quyết các vấn đề về dân sự liên quan đến Hợp đồng và tổ chức thu hồi diện tích khoán theo quy định.
- Trường hợp người nhận khoán tự ý chuyển nhượng Hợp đồng thì thanh lý Hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có). Nếu người đang trực tiếp sử dụng có nhu cầu thực hiện Hợp đồng và đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chí nhận khoán theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP thì ký Hợp đồng mới.
3. Đối với các trường hợp đất quy hoạch rừng phòng hộ:
3.1. Trường hợp đúng đối tượng:
a. Trường hợp thực hiện đúng nội dung Hợp đồng:
- Trường hợp người nhận khoán đang trực tiếp sản xuất thì điều chỉnh Hợp đồng theo đúng quy chế quản lý rừng phòng hộ và tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn theo Hợp đồng đã ký.
- Trường hợp người nhận khoán tự ý chuyển nhượng Hợp đồng thì thanh lý Hợp đồng, bồi thường thiệt hại (nếu có). Nếu người đang trực tiếp sử dụng có nhu cầu thực hiện Hợp đồng và đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chí nhận khoán theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP thì ký Hợp đồng mới theo đúng quy chế quản lý rừng phòng hộ. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, tiêu chí buộc các hộ nhận khoán trả lại đất đế đưa vào quản lý theo đúng quy chế quản lý rừng phòng hộ.
b. Trường hợp thực hiện không đúng nội dung Hợp đồng:
- Người nhận khoán đang trực tiếp sản xuất: Buộc phải khắc phục và thực hiện theo đúng hợp đồng. Trường hợp không khắc phục và thực hiện theo đúng hợp đồng thì thanh lý hợp đồng khoán, giải quyết các vấn đề về dân sự liên quan đến Hợp đồng và tổ chức thu hồi diện tích khoán theo quy định.
- Trường hợp người nhận khoán tự ý chuyển nhượng Hợp đồng thì chấm dứt Hợp đồng, bồi thường thiệt hại (nếu có). Nếu người đang trực tiếp sử dụng có nhu cầu thực hiện Hợp đồng và đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chí nhận khoán theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP thì ký Hợp đồng mới theo đúng quy chế quản lý rừng phòng hộ. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, tiêu chí buộc các hộ nhận khoán trả lại đất để đưa vào quản lý theo đúng quy chế quản lý rừng phòng hộ.
3.2. Trường hợp sai đối tượng:
Chấm dứt Hợp đồng khoán và đưa toàn bộ diện tích giao khoán vào quản lý theo đúng quy chế quản lý rừng phòng hộ.
II. GIẢI QUYẾT CÁC DỰ ÁN LIÊN DOANH, LIÊN KẾT
1. Đối với các trường hợp nằm trong diện tích đất đã giao trả về cho địa phương:
1.1. Trường hợp thực hiện đúng nội dung Hợp đồng, hiện trạng phù hợp với quy hoạch:
- Yêu cầu các bên liên quan hoàn thành việc thanh lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến Hợp đồng, sau đó xem xét cho bên liên doanh, liên kết (LDLK) đang trực tiếp sử dụng đất chuyển sang hình thức thuê đất theo quy định của Luật đất đai.
1.2. Trường hợp thực hiện không đúng nội dung Hợp đồng, hiện trạng không phù hợp với quy hoạch:
Yêu cầu các bên liên quan hoàn thành việc thanh lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến Hợp đồng, xử lý theo từng trường hợp cụ thể sau:
- Nếu bên LDLK đang trực tiếp sản xuất:
Nếu cam kết thực hiện đúng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ba loại rừng thì thực hiện thủ tục cho thuê đất theo quy định của Luật đất đai. Nếu bên LDLK không cam kết thì buộc trả lại đất để địa phương bố trí, sử dụng theo quy hoạch.
- Nếu bên LDLK đã sang nhượng đất trái phép:
+ Lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính (Quyết định xử phạt hoặc Quyết định khắc phục hậu quả) hành vi sang nhượng đất trái phép theo quy định tại Điều 13 - Nghị định 102/2014/NĐ-CP của Chính phủ (hoặc các quy định tương ứng tùy vào thời gian phát hiện vi phạm). Trong đó buộc bên LDLK nộp số tiền có được do chuyển nhượng đất trái phép vào Ngân sách Nhà nước.
+ Yêu cầu người đang trực tiếp sử dụng đất cam kết thực hiện đúng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ba loại rừng sau đó thực hiện thủ tục cho thuê đất theo quy định của Luật đất đai. Nếu không cam kết thì buộc trả lại đất để địa phương bố trí, sử dụng theo quy hoạch.
2. Đối với các trường hợp đất vẫn đang thuộc các Công ty Lâm nghiệp (hoặc các chủ thể khác) quản lý:
2.1. Trường hợp thực hiện đúng nội dung Hợp đồng và phù hợp với quy hoạch:
- Yêu cầu các Công ty Lâm nghiệp rà soát lại trình tự thủ tục, nếu có thiếu sót thì hoàn thiện, bổ sung phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước.
- Các bên tiếp tục thực hiện Hợp đồng đến hết thời hạn đã ký.
2.2. Trường hợp thực hiện không đúng nội dung Hợp đồng và không phù hợp với quy hoạch:
Yêu cầu các bên liên quan thực hiện đúng Hợp đồng, đúng quy hoạch (trồng rừng, nông lâm kết hợp đối với diện tích nằm trong quy hoạch 3 loại rừng), đúng dự án đã được phê duyệt. Nếu không chấp hành thì yêu cầu thanh lý Hợp đồng, thu hồi đất để Công ty bố trí, sử dụng.
3. Đối với các trường hợp đất quy hoạch rừng phòng hộ:
Yêu cầu các bên liên quan tiến hành thanh lý Hợp đồng và giải quyết các vấn đề liên quan theo đúng quy định.
4. Trường hợp đất bị lấn, chiếm:
Đối với diện tích đất đang bị lấn, chiếm: Các chủ thể LDLK thực hiện thỏa thuận với người dân trong thời gian 12 tháng. Sau thời hạn trên, những diện tích không thỏa thuận được thì thanh lý hợp đồng và xử lý theo hướng sau:
- Căn cứ vào Khoản 2 - Điều 22 - Nghị định 43/2014/NĐ-CP và điều kiện thực tế để xử lý đất lấn, chiếm, cụ thể:
+ Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì thu hồi đất đã lân, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng quản lý, sử dụng đất. Ban quản lý rừng xem xét giao khoán bảo vệ, phát triển rừng cho người đang sử dụng đất lấn, chiếm.
+ Trường hợp lấn, chiếm đất kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và hiện nay diện tích đất này vẫn được xác định giao cho Công ty Lâm nghiệp quản lý, sử dụng thì yêu cầu các Công ty xây dựng Phương án, Dự án để quản lý sử dụng có sự tham gia của người dân đang trực tiếp sản xuất hoặc tự tổ chức sản xuất. Trường hợp người lấn, chiếm không chấp hành thì lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự và tổ chức cưỡng chế, thu hồi.
+ Trường hợp đất thuộc địa phương quản lý thì thu hồi và thực hiện thủ tục cho thuê đất theo quy định.
- Những diện tích phá rừng sau ngày 01/7/2014 thì cương quyết cưỡng chế, giải tỏa, thu hồi.
Yêu cầu các bên liên quan tiến hành thanh lý Hợp đồng, dùng thực hiện việc LDLK và giải quyết các vấn đề liên quan theo quy định.
III. GIẢI QUYẾT CÁC DỰ ÁN GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG THUÊ ĐẤT, THUÊ RỪNG
1. Đối với các Dự án có khả năng tiếp tục triển khai thực hiện:
1.1. Đối với các trường hợp thực hiện đúng Dự án:
Rà soát lại trình tự thủ tục, nếu có thiếu thì hoàn thiện, bổ sung đảm bảo tính pháp lý trong thực hiện và công tác quản lý Nhà nước.
1.2. Đối với các trường hợp thực hiện không đúng Dự án:
- Trường hợp có thể điều chỉnh: Yêu cầu điều chỉnh Dự án trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt làm căn cứ tiếp tục triển khai thực hiện.
- Trường hợp không thể điều chỉnh: Buộc thực hiện theo quy hoạch, Dự án đã được phê duyệt. Sau thời gian 18 tháng (đối với Dự án trồng cây công nghiệp) và 24 tháng (đối với Dự án trồng rừng) kể từ ngày có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nếu Doanh nghiệp không chấp hành thì thu hồi toàn bộ Dự án.
1.3. Đối với trường hợp có diện tích bị lấn, chiếm:
a. Đối với trường hợp diện tích đất bị lấn, chiếm trước khi giao đất, giao rừng; cho thuê đất, thuê rừng cho Doanh nghiệp:
- Tiến hành rà soát, thống kê đối tượng lấn, chiếm; xác định rõ diện tích lấn, chiếm: Giao các Doanh nghiệp phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng lập phương án giải quyết dứt điểm diện tích đất lấn, chiếm, theo phương án doanh nghiệp tự thỏa thuận với người dân trong thời gian 12 tháng. Sau thời hạn 12 tháng, trường hợp không giải quyết dứt điểm được thì bóc tách diện tích bị lấn, chiếm giao về địa phương đế bố trí quản lý, sử dụng như sau:
+ Diện tích bị lấn, chiếm, giao cho địa phương quản lý, sử dụng theo hướng cho các hộ đang trực tiếp canh tác thuê đất để tiếp tục ổn định sản xuất. Đồng thời yêu cầu thực hiện các nghĩa vụ tài chính, bồi thường thiệt hại do phá rừng (nếu có). Nếu những diện tích thu hồi vẫn nằm trong quy hoạch 3 loại rừng thì yêu cầu trồng rừng hoặc sản xuất nông lâm kết hợp. Trường hợp các đối tượng lấn, chiếm không chấp hành thì lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính, cưỡng chế thu hồi.
b. Đối với trường hợp diện tích đất bị lấn, chiếm sau khi giao đất, giao rừng; cho thuế đất, thuê rừng cho Doanh nghiệp:
Trường hợp lấn, chiếm đất đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và hiện nay diện tích đất này vẫn được xác định giao cho Doanh nghiệp quản lý, sử dụng thì yêu cầu các Doanh nghiệp xây dựng Phương án giải quyết với người dân, thời gian thực hiện đến hết năm 2019 (trừ những diện tích thuộc các Dự án của các Doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Đức đã được UBND tỉnh chỉ đạo cụ thể tại văn bản số 3393/UBND-NN). Qua đó, diện tích Doanh nghiệp giải quyết được bao nhiêu cho phép tiếp tục đầu tư và Doanh nghiệp phải điều chỉnh lại dự án; diện tích không giải quyết được thì thu hồi; xác định diện tích phải cưỡng chế, giải tỏa và diện tích đưa vào thực hiện Đề án giao, cho thuê rừng gắn với giao đất lâm nghiệp; lập hồ sơ quản lý, hồ sơ cho thuê đất, giao rừng, cho thuê rừng.
1.4. Đối với các trường hợp để xảy ra mất rừng:
- Yêu cầu các Doanh nghiệp bồi thường thiệt hại đối với diện tích rừng bị mất (diện tích bị mất sau khi bàn giao cho Doanh nghiệp quản lý).
- Trường hợp các Doanh nghiệp thiếu trách nhiệm để xảy ra mất rừng vượt quá 5%/năm diện tích rừng được giao, cho thuê thì thu hồi Dự án (thời điểm áp dụng từ ngày Quyết định số 44/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 có hiệu lực thi hành).
- Diện tích rừng đã bị mất thuộc quy hoạch quản lý, bảo vệ rừng của dự án mà các doanh nghiệp đã chấp hành việc bồi thường thiệt hại về rừng theo quy định và đã trồng các loại cây lâu năm thi cho phép doanh nghiệp giữ nguyên hiện trạng, nhưng phải trồng bổ sung cây rừng đảm bảo mật độ theo quy định, nhằm tăng độ che phủ.
- Diện tích đã mất thuộc quy hoạch quản lý, bảo vệ rừng của các dự án mà hiện nay đang trồng cây nông nghiệp ngắn ngày (chưa trồng cây công nghiệp dài ngày) thì yêu cầu trồng lại rừng.
1.5. Đối với các trường hợp cần phải làm thủ tục thuê rừng:
Yêu cầu các chủ Dự án khẩn trương làm thủ tục thuê rừng theo quy định, trường hợp không chấp hành thì thu hồi toàn bộ Dự án. Thời gian chậm nhất các đơn vị phải hoàn thành thuê rừng trong năm 2019.
2. Đối với các Dự án thực hiện không hiệu quả:
- Các Dự án đã được các cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, thanh tra: Thực hiện việc thu hồi và giải quyết các vấn đề có liên quan theo các văn bản, quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Các Dự án chưa kiểm tra, thanh tra: Tiếp tục giao các cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra, thanh tra để làm căn cứ xử lý.
Thực hiện theo Đề án giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2018 - 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 285/QĐ-UBND ngày 13/02/2018. Trong đó ưu tiên cho các hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp canh tác thuê đối với diện tích đất không có rừng để tiếp tục ổn định sản xuất (trồng rừng hoặc sản xuất nông lâm kết hợp); đồng thời giao hoặc cho thuê diện tích đất có rừng tự nhiên liền kề để quản lý, bảo vệ (diện tích giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không vượt quá 30 ha). Trường hợp các hộ gia đình, cá nhân lấn, chiếm không chấp hành thì lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính, cưỡng chế thu hồi để thực hiện Đề án giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp.
1. Đối với diện tích đã đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng:
Đối với diện tích đã đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng, nay phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất được ban hành theo Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định.
2. Đối với diện tích hiện nay vẫn nằm trong quy hoạch 3 loại rừng:
2.1. Đối với các trường hợp đã hoàn thành thủ tục giao đất và cấp GCNQSD đất:
2.1.1. Trường hợp giao đúng đối tượng:
Hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng đã được giao đất, cấp GCNQSD đất tiếp tục quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về lâm nghiệp và các quy định có liên quan khác. Trường hợp vượt quá hạn mức giao đất, cấp GCNQSD điều chỉnh phù hợp quy định.
2.1.2. Trường hợp giao sai đối tượng:
Thu hồi Quyết định giao đất, GCNQSD đất đã cấp, sau đó thu hồi diện tích đất trên thực địa để địa phương bố trí, sử dụng hoặc chuyển sang hình thức cho thuê đất, thuê rừng.
2.2. Đối với các trường hợp đã hoàn thành thủ tục giao đất nhưng chưa cấp GCNQSD đất:
2.2.1. Trường hợp giao đúng đối tượng:
UBND cấp huyện hoàn thành thủ tục cấp GCNQSD đất cho Hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về lâm nghiệp và các quy định có liên quan khác.
2.2.2. Trường hợp giao sai đối tượng:
Thu hồi Quyết định giao đất, sau đó thu hồi diện tích đất trên thực địa để địa phương bố trí, sử dụng hoặc chuyến sang hình thức cho thuê đất, thuê rừng.
2.3. Đối với các trường hợp tạm giao:
- Thu hồi, hủy các văn bản tạm giao.
- Thực hiện việc giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp theo Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 285/QĐ-UBND ngày 13/02/2018, Kế hoạch của huyện và Phương án giao rừng, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp của xã.
2.4. Đối với các trường hợp có diện tích rừng bị mất:
Trong trường hợp có đủ tài liệu chứng minh hiện trạng rừng trước khi giao thì yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với diện tích rừng bị phá theo quy định.
2.5. Đối với các trường hợp có diện tích đất bị lấn, chiếm:
- Tiến hành rà soát, thống kê đối tượng lấn, chiếm; xác định rõ diện tích lấn, chiếm trước hay sau khi giao, tạm giao, nguồn gốc (các đối tượng trực tiếp phá rừng hay nhận chuyển nhượng trái phép):
+ Neu có căn cứ xác định diện tích rừng bị mất sau khi được giao, tạm giao, thì yêu cầu người được giao, tạm giao bồi thường giá trị về rừng.
+ Nếu người được giao, tạm giao chuyển nhượng đất trái phép thì xử lý vi phạm hành chính (Quyết định xử phạt hoặc Quyết định khắc phục hậu quả) theo quy định tại Điều 13 - Nghị định 102/2014/NĐ-CP của Chính phủ (hoặc các quy định tương ứng tùy vào thời điểm phát hiện vi phạm). Trong đó buộc người chuyển nhượng nộp số tiền có được do chuyển nhượng đất trái phép vào Ngân sách Nhà nước;
- Thu hồi diện tích bị lấn, chiếm, giao cho địa phương bố trí, sử dụng theo hướng cho các hộ đang trực tiếp canh tác thuê đất để tiếp tục ổn định sản xuất theo hướng trông rừng hoặc sản xuất nông lâm kết hợp. Đồng thời yêu cầu thực hiện các nghĩa vụ tài chính, bồi thường thiệt hại do phá rừng (nếu có). Trường hợp các đối tượng lấn, chiếm không chấp hành thì lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính, cưỡng chế, thu hồi.
1. Đối với diện tích quy hoạch rừng phòng hộ:
1.1. Trường hợp diện tích lấn, chiếm tập trung, quy mô lớn và diện tích người dân đã sản xuất ổn định:
- Tiến hành rà soát, đối chiếu các tiêu chí rừng phòng hộ nếu không đảm bảo thì đề nghị chuyển sang quy hoạch rừng sản xuất hoặc điều chỉnh đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng.
- Sau khi rà soát, nếu diện tích còn lại vẫn đủ điều kiện nằm trong quy hoạch 3 loại rừng thì tiến hành thống kê đối tượng và xử lý như sau:
+ Nếu người đang trực tiếp sử dụng đất lấn, chiếm có nhu cầu tiếp tục sản xuất, chấp hành quy hoạch và đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chí nhận khoán theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP thì ký Hợp đồng khoán theo đúng quy chế quản lý rừng phòng hộ.
+ Nếu không chấp hành quy hoạch (trồng rừng, sản xuất nông lâm kết hợp theo quy chế quản lý rừng phòng hộ) thì lập hồ sơ xử lý vi phạm, cưỡng chế, thu hồi đất giao cho chủ rùng phục hồi lại rừng.
1.2. Trường hợp diện tích lấn, chiếm manh mún, nhỏ lẻ, nằm xen kẽ trong rừng và diện tích rừng mới bị phá:
Tiến hành lập hồ sơ xử lý vi phạm, cưỡng chế, thu hồi đất giao cho chủ rừng phục hồi lại rừng hoặc giao khoán theo quy định.
2. Đối với diện tích quy hoạch rừng đặc dụng:
2.1. Trường hợp diện tích lấn, chiếm tập trung, quy mô lớn và diện tích người dân đã sản xuất ổn định:
Tiến hành rà soát, đề xuất quy hoạch thành vùng đệm trong ranh giới (đối với diện tích đáp ứng đủ điều kiện) của khu rừng đặc dụng theo quy định tại điểm d - khoản 1 - điều 11 - Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT để thực hiện cơ chế quản lý đặc thù nhằm mục đích ổn định và cải thiện cuộc sống của người dân; giảm thiểu, ngăn ngừa các tác động xâm hại rừng đặc dụng; thu hút người dân tham gia các hoạt động của khu rừng đặc dụng. Ban quản lý khu rừng đặc dụng xác định phạm vi, ranh giới, quy mô diện tích của vùng đệm nằm trong ranh giới khu rừng đặc dụng phù hợp với yêu cầu trên đây, bao gồm: diện tích đất ở, đất canh tác, nương rẫy cố định của các hộ dân cư được thể hiện trên bản đồ, cắm mốc ranh giới rõ ràng trên thực địa.
2.2. Trường hợp diện tích lấn, chiếm manh mún, nhỏ lẻ, nằm xen kẽ trong rừng và diện tích rừng mới bị phá:
Tiến hành lập hồ sơ xử lý vi phạm, cưỡng chế, thu hồi đất giao cho chủ rừng phục hồi lại rừng.
3. Đối với diện tích quy hoạch rừng sản xuất:
3.1. Trường hợp diện tích lấn, chiếm tập trung, quy mô lớn và diện tích người dân đã sản xuất ổn định:
Chủ rừng lập phương án quản lý đất lấn, chiếm theo hướng thu hút sự tham gia, ổn định người dân đang trực tiếp sản xuất để thực hiện các dự án trồng rừng hoặc sản xuất nông lâm kết hợp:
- Trường hợp người dân đồng thuận, cam kết chấp hành đúng quy hoạch, đúng phương án: Ký Hợp đồng, tổ chức thực hiện phương án quản lý đất lấn, chiếm sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt (cần xây dựng theo hưởng chủ rừng cung ứng các loại dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm).
- Trường hợp người dân không đồng thuận: Tiến hành lập hồ sơ xử lý vi phạm, cưỡng chế, thu hồi đất giao cho chủ rừng phục hồi lại rừng.
- Những diện tích phá rừng sau ngày 01/7/2014, thì cương quyết cưỡng chế, giải tỏa, thu hồi để trồng lại rừng.
3.2. Trường hợp diện tích lấn, chiếm manh mún, nhỏ lẻ, nằm xen kẽ trong rừng:
Tiến hành lập hồ sơ xử lý vi phạm, cưỡng chế, thu hồi đất giao cho chủ rừng phục hồi lại rừng hoặc giao khoán theo quy định.
Lưu ý: Đối với những vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và vùng đồng bào di cư tự do canh tác tập trung diện tích lớn trong diện tích quy hoạch rừng phòng hộ và diện tích quy hoạch rừng sản xuất thì trước mắt tiến hành khoanh vùng, không cho mở rộng diện tích, khuyến cáo thực hiện theo quy hoạch và ưu tiên thực hiện các chính sách phát triển rừng theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP và Quyết định 38/2016/QĐ-TTg, chờ thực hiện các Dự án ổn định dân cư của Nhà nước.
1.1. Cấp tỉnh:
- Ban chỉ đạo thành lập theo Quyết định 336-QĐ/TU của Tỉnh ủy, trực tiếp chỉ đạo thực hiện Phương án này.
- Tiếp tục duy trì hoạt động Tổ tư vấn pháp luật thành lập theo Quyết định số 1617/QĐ-UBND ngày 09/10/2017 của UBND tỉnh để tư vấn giải quyết các vấn đề có liên quan phát sinh.
- Thành lập tổ công tác trực tiếp giải quyết các tồn tại trong lĩnh vực lâm nghiệp do đồng chí Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm làm tổ trưởng, Chánh Thanh tra Sở TN&MT làm tổ phó. Các thành viên gồm lãnh đạo cấp phòng, công chức các Sở, ngành: NN&PTNT, TN&MT, Công an tỉnh, Tư pháp, Thanh tra tỉnh, Tài chính, KH&ĐT, Chi cục Kiểm lâm.
1.2. Cấp huyện:
- Thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Chủ tịch UBND cấp huyện làm trưởng ban, Phó chủ tịch UBND cấp huyện phụ trách lĩnh vực nông lâm nghiệp làm Phó ban. Các thành viên gồm lãnh đạo các phòng, ban: Hạt Kiểm lâm, Phòng TN&MT, NN&PTNT (hoặc phòng tương đương), Công an huyện, Tài chính, Tư pháp, Thanh tra; mời lãnh đạo Ban dân vận huyện ủy và lãnh đạo Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện tham gia Ban chỉ đạo (chỉ thành lập Ban chỉ đạo tại địa phương có các nội dung phải giải quyết).
- Thành lập tổ công tác trực tiếp giải quyết các tồn tại trong lĩnh vực lâm nghiệp do đồng chí Phó chủ tịch UBND cấp huyện phụ trách lĩnh vực nông lâm nghiệp làm tổ trưởng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm và 01 lãnh đạo phòng TN&MT làm tổ phó. Các thành viên gồm công chức các phòng, ban: NN&PTNT (hoặc phòng tương đương), TN&MT, Công an huyện, Tư pháp, Tài chính, Thanh tra, Hạt Kiểm lâm.
1.3. Cấp xã:
Thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, Phó trưởng ban, gồm: Phó chủ tịch UBND cấp xã phụ trách Ban lâm nghiệp. Các thành viên gồm Kiểm lâm địa bàn, Công chức địa chính, Công an xã, Tư pháp, các thôn trưởng và các công chức, viên chức công tác ở địa phương (tùy theo tình hình thực tế để bố trí) và mời đại diện Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam xã tham gia (chỉ thành lập Ban chỉ đạo tại địa phương có các nội dung phải giải quyết).
1.4. Chủ rừng:
Thành lập tổ công tác trực tiếp giải quyết các tồn tại trong lĩnh vực lâm nghiệp do một đồng chí lãnh đạo đơn vị làm tổ trưởng, các thành viên do chủ rừng tự bố trí.
Sử dụng phương tiện, thiết bị hiện có của các cơ quan, đơn vị để phục vụ công tác của các tổ. Lãnh đạo các đơn vị có thành viên tham gia các tổ công tác tạo điều kiện về thời gian và bố trí phương tiện, thiết bị (khi cần) cho tổ công tác hoạt động.
- Từng cấp ngân sách xây dựng Dự toán, bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy mô diện tích của từng địa phương. Trường hợp các huyện, thị xã có diện tích phải xử lý lớn, vượt khả năng cân đối ngân sách của địa phương thì có văn bản đề nghị ngân sách tỉnh bổ sung. Cơ quan tài chính tham mưu giao kinh phí trực tiếp cho các đơn vị có thành viên tham gia được giao nhiệm vụ làm tổ trưởng.
- Lồng ghép kinh phí thực hiện đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất; kinh phí thực hiện phương án sử dụng đất có nguồn gốc nông lâm trường; kinh phí hoạt động Đoàn kiểm tra thực hiện Chỉ thị 12 và các nguồn kinh phí khác để thực hiện Kế hoạch.
- Năm 2019:
Tập trung thực hiện các nội dung:
+ Tuyên truyền, vận động, phổ biến Kế hoạch đến toàn thể nhân dân;
+ Xử lý các tồn tại liên quan đến giao khoán theo Nghị định 135/NĐ-CP; giao đất, giao rừng và các Dự án nông lâm nghiệp;
+ Xây dựng Phương án thí điểm quản lý đất lấn, chiếm tại các Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng;
+ Thực hiện các công việc: Đo đạc bằng máy định vị, xác định tọa độ các góc, tính toán diện tích, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trạng để lập thành bộ hồ sơ đưa vào quản lý.
- Năm 2020: Tiếp tục thực hiện các nội dung chưa hoàn thành của năm 2019.
- Các năm tiếp theo:
Tiếp tục hoàn thiện các thủ tục về đất đai và rừng theo quy định của Luật đất đai và Luật lâm nghiệp. Đây là nhiệm vụ thường xuyên của ngành tài nguyên môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn và chính quyền các cấp.
2.1. Các cơ quan quản lý cán bộ, công chức:
Chịu trách nhiệm tham mưu, xử lý trách nhiệm kỷ luật.
2.2. Sở Nông nghiệp và PTNT:
- Rà soát, tham mưu điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng để phù hợp với tình hình thực tế (hoàn thành trong năm 2018).
- Xác định diện tích rừng bị phá, tính toán giá trị và tham mưu yêu cầu bồi thường thiệt hại (hoàn thành trong năm 2019).
- Hướng dẫn thực hiện trồng rừng, nông lâm kết hợp.
- Hướng dẫn thực hiện khoán QLBVR; Đồ án giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp.
- Hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ liên quan đến rừng.
- Tham mưu thu hồi rừng và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
- Hướng dẫn và tham mưu xử lý vi phạm hành chính về rừng theo thẩm quyền.
2.3. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Rà soát, tham mưu điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để phù hợp với tình hình thực tế.
- Rà soát, hoàn thiện hồ sơ pháp lý và xác định ranh giới thực địa, diện tích và hiện trạng đất giao, cho thuê đối với các tổ chức.
- Hướng dẫn UBND các huyện lập các thủ tục, hồ sơ về đất đai.
- Hướng dẫn và tham mưu xử lý vi phạm hành chính về đất đai theo thẩm quyền.
- Tham mưu thu hồi đất và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
- Hướng dẫn công tác đo đạc, lập hồ sơ, bản đồ diện tích giao, cho thuê đất.
- Tham mưu thủ tục giao, cho thuê đất theo thẩm quyền.
- Xây dựng và triển khai thực hiện Phương án sử dụng diện tích đất các Công ty nông, lâm nghiệp giao về địa phương.
- Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng.
- Rà soát quỹ đất có đủ điều kiện để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định.
2.4. Công an tỉnh:
- Xử lý hoặc chỉ đạo Công an các huyện xử lý các vụ việc có dấu hiệu hình sự theo thẩm quyền.
- Thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự và an toàn trong quá trình thực hiện cưỡng chế (nếu có).
2.5. Sở Tư pháp:
- Hướng dẫn xử lý các vụ việc vi phạm hành chính.
- Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong quá trình xử lý các vấn đề có liên quan.
- Hướng dẫn thực hiện xử lý trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự.
2.6. UBND cấp huyện, thị xã:
- Buộc các đối tượng thực hiện các giải pháp nông lâm kết hợp hoặc trồng rừng đối với diện tích hiện nay vẫn quy hoạch là đất lâm nghiệp (thời điểm trồng cây lâm nghiệp vào mùa mưa năm 2019-2020). Trường hợp các đối tượng không chấp hành thì lập hồ sơ xử lý, xây dựng Phương án cưỡng chế, giải tỏa.
- Lập các thủ tục giao, cho thuê, thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng theo quy định.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp theo quy định.
- Chỉ đạo UBND các xã giải quyết các nội dung công việc tại Kế hoạch này và quy định của pháp luật có liên quan theo chức năng, thẩm quyền.
2.7. UBND cấp xã:
- Tuyên truyền, thông báo biện pháp xử lý tại Kế hoạch này đến toàn thể nhân dân; tạo sự đồng thuận và huy động người dân tham gia trong quá trình giải quyết.
- Rà soát, thống kê tất cả các diện tích đất lâm nghiệp đang bị người dân lấn, chiếm, sử dụng do địa phương quản lý (trừ các diện tích hiện do các chủ rừng quản lý).
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Phương án giao, cho thuê rừng và đất. lâm nghiệp theo quy định của pháp luật theo Kế hoạch của huyện và Đề án của tỉnh.
2.8. Các đơn vị chủ rừng:
- Tiến hành rà soát, thống kê tất cả các diện tích đất lâm nghiệp đang bị người dân lấn, chiếm, sử dụng thuộc lâm phần đơn vị quản lý.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Phương án sử dụng diện tích đất, rừng được giao quản lý. Các Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp xây dựng các Dự án, Phương án, Kế hoạch quản lý đất lấn, chiếm thuộc lâm phần đơn vị quản lý; lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất.
- Các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng xây dựng Phương án giao khoán đối với các trường hợp người lấn, chiếm có nhu cầu tham gia bảo vệ, phát triển rừng.
- Thống kê, tổng hợp, báo cáo cụ thể diện tích đất bị lấn, chiếm không thể xây dựng Phương án quản lý để đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý, cưỡng chế, giải tỏa hoặc đề xuất giao trả về địa phương quản lý.
- Các Công ty lâm nghiệp, Hội đồng giải thể có diện tích giao khoán theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP, Nghị định 01/CP và liên doanh, liên kết:
+ Rà soát, cung cấp đầy đủ thông tin về các Hợp đồng giao khoán theo Nghị định 13 5/2005/ND-CP, Nghị định 01/CP và Hợp đồng liên doanh, liên kết (bao gồm cả các Hợp đồng đã thanh lý) gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT.
+ Thanh lý, chấm dứt Hợp đồng; yêu cầu bồi thường thiệt hại về dân sự và giải quyết các vấn đề liên quan.
+ Hoàn thiện, ký lại và tổ chức thực hiện các Hợp đồng (nếu thuộc trường hợp được tiếp tục ký).
Lưu ý: Đối với Ban quản lý rừng Phòng hộ Gia Nghĩa là chủ thể mới thành lập (không phải chuyển đổi mô hình) nên không thể kế thừa các quyền và nghĩa vụ của Công ty Gia Nghĩa. Vì vậy chỉ thực hiện việc rà soát, cung cấp thông tin và hoàn thiện, ký lại, tổ chức thực hiện các Hợp đồng (nếu có); các nội dung còn lại trong mục này do Hội đồng giải thể hoặc chủ thể khác thực hiện.
2.9. Báo Đăk Nông và Đài phát thanh truyền hình tỉnh:
Mở chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền, phổ biến quan điểm, định hướng giải quyết nhằm tạo sự lan tỏa và đồng thuận của nhân dân trong quá trình thực hiện. Đồng thời phản ánh đầy đủ, kịp thời kết quả thực hiện.
2.10. Các Sở, Ngành và các cơ quan có liên quan khác:
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật để tham gia tích cực trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.
2.11. Các tổ công tác:
- Cấp tỉnh:
+ Tổ Tư vấn pháp luật 1617: Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tư vấn, tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo 336 và UBND tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch;
+ Tổ công tác trực tiếp giải quyết các tồn tại trong lĩnh vực lâm nghiệp:
++ Là cơ quan thường trực thực hiện nhiệm vụ giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền cấp tỉnh. Các thành viên tham gia tổ công tác giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của ngành mình được nêu từ mục 2.1 đến 2.5 và 2.10 phần này; các nhiệm vụ khác được Ban Chỉ đạo 336, UBND tỉnh giao và theo quy định của pháp luật;
++ Đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện của cấp huyện, cấp xã, chủ rừng và tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh.
- Cấp huyện:
+ Ban chỉ đạo: Lãnh đạo, đôn đốc thực hiện của các cơ quan chuyên môn cấp huyện, tổ công tác cấp huyện, cấp xã và cấp ủy, chính quyền cấp xã;
+ Tổ công tác trực tiếp giải quyết các tồn tại trong lĩnh vực lâm nghiệp:
++ Là cơ quan thường trực thực hiện các nhiệm vụ nêu tại mục 2.6 phần này và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật;
++ Đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện của cấp xã, chủ rừng và tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh.
- Cấp xã: Ban chỉ đạo trực tiếp giải quyết các tồn tại trong lĩnh vực lâm nghiệp thực hiện các nhiệm vụ nêu tại mục 2.7 phần này và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Các đơn vị chủ rừng: Tổ công tác trực tiếp giải quyết các tồn tại trong lĩnh vực lâm nghiệp thực hiện các nhiệm vụ nêu tại mục 2.8 phần này và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
3.1. Đối với diện tích giao khoán theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP, Nghị định 01/CP:
- Bước 1: Tiến hành rà soát, tổng hợp các Hợp đồng giao khoán (Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND cấp huyện, xã và các Công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng, Hội đồng giải thể thực hiện).
- Bước 2: Xác định hiện trạng, chủ thể đang trực tiếp sử dụng diện tích giao khoán (các Công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng thực hiện đối với diện tích chưa giao trả địa phương; UBND cấp huyện, xã thực hiện diện tích còn lại).
- Bước 3: Xác định diện tích rừng bị phá, tính toán giá trị thiệt hại và trách nhiệm bồi thường (Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện).
- Bước 4: Xử lý vi phạm pháp luật về đất đai (UBND cấp huyện, xã hoặc Sở TNMT tham mưu UBND tỉnh thực hiện theo thẩm quyền).
- Bước 5:
+ Đối với diện tích vẫn thuộc Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng quản lý: Xử lý các vấn đề liên quan đến Hợp đồng (các Công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng, Hội đồng giải thể thực hiện).
+ Đối với diện tích đã giao trả về địa phương: Xác định diện tích phải cưỡng chế, giải tỏa và diện tích đưa vào thực hiện Đề án giao, cho thuê rừng gắn với giao đất lâm nghiệp; lập hồ sơ quản lý, hồ sơ cho thuê đất, giao rừng, cho thuê rừng (UBND cấp huyện, xã thực hiện).
Lập hồ sơ quản lý, hồ sơ cho thuê đất, cụ thể:
+ Yêu cầu thực hiện đúng mục đích, đúng quy hoạch:
++ Nấu đối tượng chấp hành: Hoàn thiện hồ sơ (định vị vị trí, vẽ sơ đồ, ký biên bản...) đưa vào quản lý. Neu đối tượng có nhu cầu thuê đất thì tiến hành đo vẽ, trích lục bản đồ địa chính, hoàn thiện hồ sơ cho thuê đất lâm nghiệp.
++ Nếu đối tượng không chấp hành: Lập hồ sơ xử lý và xây dựng Phương án cưỡng chế, giải tỏa, thu lại diện tích đã giao khoán để địa phương bố trí, sử dụng.
(UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện)
3.2. Đối với các Dự án liên doanh, liên kết:
- Bước 1: Tiến hành rà soát, tổng hợp các Dự án liên doanh, liên kết (Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND cấp huyện, các chủ rừng thực hiện).
- Bước 2: Xác định rõ diện tích hiện đang thực hiện Dự án và diện tích đã bị người dân lấn, chiếm (các chủ rừng thực hiện đối với diện tích chưa giao trả địa phương, UBND cấp huyện thực hiện diện tích còn lại).
- Bước 3: Xác định diện tích rừng bị phá, tính toán giá trị thiệt hại và trách nhiệm bồi thường (Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan có liên quan thực hiện).
- Bước 4: Xử lý vi phạm pháp luật về đất đai (UBND cấp huyện, xã hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh thực hiện theo thẩm quyền).
- Bước 5:
+ Đối với diện tích chưa giao trả địa phương: Đánh giá hiệu quả hoạt động của Dự án (Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Kế hoạch và ĐT, Sở Tài Nguyên và MT và các cơ quan có liên quan thực hiện) và xem xét điều chỉnh lại Hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật (các chủ rừng thực hiện).
+ Đối với diện tích đã giao trả địa phương:
++ Đối với diện tích bên LDLK vẫn đang quản lý, sử dụng trên thực tế: Xem xét chuyển sang hình thức thuê đất, thuê rừng nếu đủ điều kiện (Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện).
++ Đối với diện tích đã bị người dân lấn, chiếm: Xác định diện tích phải cưỡng chế, giải tỏa và diện tích đưa vào thực hiện Đề án giao, cho thuê rừng gắn với giao đất lâm nghiệp; lập hồ sơ quản lý, hồ sơ cho thuê đất, giao rừng, cho thuê rừng (UBND cấp huyện thực hiện).
3.3. Đối với các Dự án thuê đất, thuê rừng:
- Bước 1: Tiến hành rà soát, tổng hợp các Dự án, cụ thể:
+ Rà soát, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Dự án, tình hình chấp hành pháp luật về lâm nghiệp (Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện);
+ Rà soát hồ sơ pháp lý, diện tích, phạm vi ranh giới, tình hình sử dụng đất và việc chấp hành pháp luật về đất đai (Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện);
+ Rà soát các vấn đề về đầu tư và chấp hành pháp luật về đầu tư (Sở Kế hoạch và ĐT thực hiện);
- Bước 2: Xác định rõ diện tích hiện đang do các Doanh nghiệp quản lý, sử dụng và diện tích đã bị người dân lấn, chiếm (Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp huyện, xã thực hiện).
- Bước 3: Xác định diện tích rừng bị phá, tính toán giá trị thiệt hại và trách nhiệm bồi thường, trong đó:
+ Đối với diện tích rừng bị phá và hiện nay do Doanh nghiệp đang sử dụng: Yêu cầu Doanh nghiệp bồi thường.
+ Đối với diện tích rừng bị phá đã bị người dân lấn, chiếm: Không xem xét ngay trách nhiệm bồi thường của Doanh nghiệp mà căn cứ vào kết quả xử lý trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền đế giải quyết.
(Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan có liên quan thực hiện)
- Bước 4: Xử lý vi phạm pháp luật về đất đai (UBND cấp huyện, xã hoặc Sở Tài nguyên và MT tham mưu UBND tỉnh thực hiện theo thẩm quyền).
- Bước 5:
+ Đối với diện tích đã bị lấn, chiếm: Các Doanh nghiệp xây dựng Phương án giải quyết với người dân.
+ Đối với diện tích thực tế Doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng và diện tích thỏa thuận được với người dân: Điều chỉnh hồ sơ thuê đất (Sở Tài nguyên và MT tham mưu thực hiện) và yêu cầu ký Hợp đồng thuê rừng đối với diện tích rừng còn lại (Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu thực hiện).
3.4. Đối với diện tích đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm tại các Công ty Lâm nghiệp đã giải thể và những diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp hiện do địa phương quản lý:
- Bước 1: Tiến hành rà soát, tổng hợp diện tích, hiện trạng, nguồn gốc đất bị lấn, chiếm và diện tích rừng còn lại (UBND cấp huyện, xã thực hiện).
- Bước 2: Xác định rõ diện tích quy hoạch cho từng loại rừng và diện tích rừng bị phá có đủ căn cứ để yêu cầu bồi thường (UBND cấp huyện phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện).
- Bước 3: Xác định diện tích phải cưỡng chế, giải tỏa và diện tích đưa vào thực hiện Đề án giao, cho thuê rừng gắn với giao đất lâm nghiệp (UBND cấp huyện, xã thực hiện).
- Bước 4: Xử lý vi phạm pháp luật về đất đai (UBND cấp huyện, xã thực hiện).
- Bước 5: Lập hồ sơ quản lý, hồ sơ giao, cho thuê rừng gắn với giao đất lâm nghiệp (UBND cấp huyện, xã thực hiện).
3.5. Đối với diện tích giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng (gồm cả diện tích tạm giao):
- Bước 1: Tiến hành rà soát, tổng hợp diện tích đất bị lấn, chiếm và diện tích rừng còn lại (UBND cấp huyện, xã thực hiện).
- Bước 2: Xác định rõ diện tích nằm trong và ngoài quy hoạch 3 loại rừng; xác định hiện trạng, chủ thể đang trực tiếp sử dụng diện tích giao, tạm giao (UBND cấp huyện, xã thực hiện).
- Bước 3: Xác định diện tích rừng bị phá, tính toán giá trị thiệt hại và trách nhiệm bồi thường (UBND cấp huyện phối hợp với Sở NN&PTNT thực hiện).
- Bước 4: Xử lý vi phạm pháp luật về đất đai (UBND cấp huyện, xã thực hiện).
- Bước 5: Xác định diện tích phải cưỡng chế, giải tỏa; diện tích phải thu hồi và diện tích phải hoàn thiện hồ sơ giao, cho thuê rừng gắn với giao đất lâm nghiệp (UBND cấp huyện, xã thực hiện).
3.6. Đối với diện tích đất bị lấn, chiếm tại các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nhà nước, các Ban quản lý rừng Phòng hộ, đặc dụng và các chủ rừng là tổ chức khác.
- Bước 1: Tiến hành rà soát, tổng hợp đối tượng, diện tích, hiện trạng đất lấn, chiếm (các đơn vị chủ rùng thực hiện).
- Bước 2: Xử lý vi phạm pháp luật về đất đai (UBND cấp huyện, xã hoặc Sở TNMT tham mưu UBND tỉnh thực hiện theo thẩm quyền).
- Bước 3:
+ Đối với diện tích quy hoạch rừng sản xuất:
++ Xử lý vi phạm, giải tỏa những diện tích manh mún, nhỏ lẻ, nằm xen kẽ trong rừng để giao lại cho chủ rừng phục hồi lại rừng (UBND các huyện, chủ rừng thực hiện).
++ Xây dựng Phương án, Dự án để quản lý, sử dụng theo hướng có sự tham gia của người dân đang trực tiếp sử dụng đất lấn, chiếm đối với những diện tích tập trung, người dân đã sử dụng ổn định (các đơn vị chủ rừng thực hiện).
+ Đối với diện tích quy hoạch rừng phòng hộ, đặc dụng:
++ Xử lý vi phạm, giải tỏa những diện tích bị lấn, chiếm trái phép (UBND các huyện, chủ rừng thực hiện);
++ Xây dựng Phương án giao khoán cho người dân đang trực tiếp sử dụng đất lấn, chiếm (các đơn vị chủ rừng thực hiện).
Các ngành, địa phương, tổ công tác căn cứ vào các nhiệm vụ được giao báo cáo kết quả thực hiện định kỳ vào ngày 25 hàng tháng về UBND tỉnh (thông qua Chi cục Kiểm lâm để tổng hợp).
Quá trình thực hiện các chủ thể được giao trách nhiệm căn cứ vào quy định của pháp luật để áp dụng xử lý đối với từng trường hợp cụ thể; nếu gặp khó khăn, vướng mắc thì báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết./.
|
TỔ TƯ VẤN PHÁP
LUẬT 1617 |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây