316366

Quyết định 2137/QĐ-UBND năm 2016 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định

316366
LawNet .vn

Quyết định 2137/QĐ-UBND năm 2016 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định

Số hiệu: 2137/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Hồ Quốc Dũng
Ngày ban hành: 23/06/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 2137/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
Người ký: Hồ Quốc Dũng
Ngày ban hành: 23/06/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2137/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 23 tháng 6 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN TRỰC THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện;

Căn cứ Thông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 4872/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh về việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về chế biến, thương mại nông, lâm, thủy sản và muối từ Chi cục Phát triển nông thôn sang Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 86/TTr-SNN ngày 12/01/2016 và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 429/TTr-SNV ngày 16/6/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản triển khai các hoạt động của Chi cục theo đúng Quyết định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 646/QĐ-CTUBND ngày 29/3/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh về ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

CHỦ TỊCH




Hồ Quốc Dũng

 

QUY ĐỊNH

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN TRỰC THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2137/QĐ-UBND ngày 23/6/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Chương I

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

Điều 1. Vị trí và chức năng

1. Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (sau đây viết tắt là Chi cục) là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh; chế biến, thương mại nông, lâm, thủy sản và muối tại địa phương.

2. Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có trụ sở, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối tại địa phương;

2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.

3. Trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo thẩm quyền các văn bản cá biệt thuộc chuyên ngành, lĩnh vực công tác thuộc phạm vi quản lý của Chi cục.

4. Đầu mối tham mưu, tổng hợp giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:

a. Chủ trì, phối hợp lập kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b. Chủ trì, phối hợp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng kiến thức, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản và muối trên địa bàn;

c. Đầu mối tổng hợp đánh giá, phân loại điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối;

d. Chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện các chương trình giám sát an toàn thực phẩm, đánh giá nguy cơ và truy xuất nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý tại địa phương; tổ chức việc thu hồi và xử lý thực phẩm mất an toàn theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Cục chuyên ngành;

đ. Quản lý hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy về chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định;

e. Tổ chức quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý; cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo quy định.

5. Thực hiện quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối:

a. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, phân loại, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản và muối theo phân công của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định pháp luật;

b. Chủ trì tổ chức kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

6. Giám sát, kiến nghị các giải pháp, biện pháp thực hiện đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất sản phẩm nông, lâm, thủy sản không dùng làm thực phẩm (phi thực phẩm). Tổ chức kiểm tra, chứng nhận chất lượng đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản phi thực phẩm.

7. Về chế biến, thương mại nông, lâm, thủy sản, muối:

a. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển lĩnh vực chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản gắn với vùng nguyên liệu, sản xuất và thị trường sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy trình công nghệ, điều kiện an toàn sản xuất của các cơ sở chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối;

c. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác xúc tiến thương mại, nghiên cứu, dự báo thị trường nông, lâm, thủy sản, muối theo phân công của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

d. Hướng dẫn, kiểm tra về chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối theo quy định.

8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý việc đăng ký bản công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định.

9. Giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn, đánh giá đối với tổ chức đủ điều kiện để Sở trình UBND tỉnh chỉ định tổ chức được quyền chứng nhận sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật địa phương theo quy định của pháp luật.

10. Thực hiện kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối theo quy định; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

11. Quản lý tổ chức hoạt động kiểm nghiệm, tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Chi cục theo quy định của pháp luật.

12. Tổ chức điều tra, thống kê và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối theo quy định.

13. Đề xuất các chương trình, dự án đầu tư về lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối thuộc phạm vi quản lý. Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch, dự án đầu tư có liên quan đến nội dung đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối tại địa phương.

14. Tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính; quản lý tổ chức, biên chế công chức, vị trí việc làm, tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao theo phân cấp của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật.

15. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.

Chương II

TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ BIÊN CHẾ

Điều 3. Tổ chức bộ máy

1. Lãnh đạo Chi cục: Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có Chi cục trưởng và không quá 02 Phó Chi cục trưởng.

a. Chi cục trưởng là người đứng đầu Chi cục, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục và việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

b. Phó Chi cục trưởng giúp Chi cục trưởng phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Chi cục trưởng, được thay mặt Chi cục trưởng giải quyết công việc thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của Chi cục trưởng khi được Chi cục trưởng ủy quyền; chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công hoặc ủy quyền.

c. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ, công chức của UBND tỉnh.

2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:

- Phòng Hành chính, tổng hợp;

- Phòng Quản lý chất lượng;

- Phòng Thanh tra, pháp chế;

- Phòng Chế biến, thương mại nông sản.

3. Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục: Trạm Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (liên huyện: Tuy Phước, Vân Canh và thành phố Quy Nhơn).

4. Căn cứ đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ và khối lượng công việc của Chi cục ở mỗi thời kỳ, nếu xét thấy cần thiết Chi cục trưởng có thể sắp xếp, kiện toàn, thành lập mới, tổ chức lại các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp cho phù hợp trên cơ sở đề án được Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Giám đốc Sở Nội vụ đồng ý bằng văn bản.

5. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục do Chi cục trưởng quy định.

6. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh cấp trưởng, cấp phó của phòng chuyên môn, nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục thực hiện theo phân cấp của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Biên chế công chức, số lượng người làm việc

1. Biên chế công chức, số lượng người làm việc (biên chế sự nghiệp) của Chi cục nằm trong tổng biên chế công chức, số lượng người làm việc của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được UBND tỉnh giao hàng năm.

Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ và khối lượng công việc, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản lập kế hoạch biên chế báo cáo, đề xuất Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.

2. Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu chức danh công chức, viên chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để phân bổ biên chế cho các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc trong tổng số biên chế được giao.

3. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức, viên chức, người lao động của Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức; Luật Viên chức và các quy định hiện hành khác của Nhà nước.

Chương III

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 5. Chế độ làm việc

1. Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản làm việc theo chế độ Thủ trưởng.

2. Chi cục trưởng là người chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Chi cục theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Chi cục trưởng có trách nhiệm báo cáo với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tổ chức hoạt động của Chi cục; xin ý kiến về những vấn đề vượt quá thẩm quyền.

Điều 6. Mối quan hệ công tác

1. Đối với Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ; tổng hợp, kiến nghị và phản ảnh kịp thời với Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối để tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình triển khai các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Chi cục.

2. Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a. Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chịu sự chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, thanh tra về tổ chức, biên chế và công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b. Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có mối quan hệ phối hợp với các phòng chuyên môn nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện các nhiệm vụ có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo quy chế làm việc của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Đối với các cơ quan chuyên môn, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh và các cơ quan chức năng khác của tỉnh: Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có trách nhiệm phối hợp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chi cục theo phân công và ủy quyền của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan hữu quan trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố để thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh; chế biến, thương mại nông, lâm, thủy sản và muối tại địa phương và theo quy định của pháp luật.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 7. Trách nhiệm thi hành

Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản chịu trách nhiệm tổ chức triển khai các hoạt động của Chi cục theo đúng nội dung của Quy định này và các quy định khác của Nhà nước có liên quan đến hoạt động của Chi cục.

Điều 8. Sửa đổi, bổ sung Quy định

Trong quá trình hoạt động nếu có khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của đơn vị; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung Quy định cho phù hợp./.

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác