401796

Quyết định 2070/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030

401796
LawNet .vn

Quyết định 2070/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu: 2070/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Lò Minh Hùng
Ngày ban hành: 25/08/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 2070/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
Người ký: Lò Minh Hùng
Ngày ban hành: 25/08/2018
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
SƠN LA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2070/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 25 tháng 08 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CƠ CẤU LẠI LĨNH VỰC CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2018-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13;

n cứ Quyết định số 1959/QĐ-TTg ngày 19/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020; Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 16/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020;

Căn cứ Quyết định số 984/QĐ-BNN-CN ngày 09/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”; Quyết định số 985/QĐ-BNN-CN ngày 09/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;

Theo đề nghị của Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 423/TTr-SNN ngày 22 tháng 8 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 (có Kế hoạch chi tiết kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3330/QĐ-UBND ngày 03/12/2014 của UBND tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch UBND các huyện, Thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- TT Tnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Trung tâm thông tin tnh;
- Lưu: VT, Mạnh KT, 18 bản,

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Lò Minh Hùng

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CƠ CẤU LẠI LĨNH VỰC CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2018-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2070/QĐ-UBND ngày 25/8/2018 của UBND tỉnh Sơn La)

Thực hiện Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 16/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020; Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Triển khai có hiệu quả kế hoạch cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi nhằm phát triển những loài vật nuôi có tiềm năng, lợi thế theo hướng tăng nhanh năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh thị trường trong nước và hướng tới tham gia xuất khẩu.

- Nhằm từng bước chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi trang trại, gia trại, chăn nuôi có kiểm soát áp dụng tiến bộ kỹ thuật, an toàn sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; hình thành các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

- Phát triển chăn nuôi quy mô lớn theo hướng nâng cao giá trị, liên kết theo chuỗi sản phẩm từ khâu sản xuất đến thị trường, trong đó các doanh nghiệp đóng vai trò làm trung tâm để liên kết với các tổ chức sản xuất.

- Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi của tỉnh.

II. NỘI DUNG

1. Cơ cấu chăn nuôi theo vùng, điều kiện sinh thái

- Triển khai thực hiện quy hoạch sản phẩm chăn nuôi chủ lực theo vùng sinh thái dựa trên lợi thế về nguồn thức ăn chăn nuôi, thị trường, đất đai và trình độ, tập quán chăn nuôi.

- Tổ chức lại chăn nuôi nông hộ, có áp dụng công nghệ về giống, quy trình phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường; hình thành các vùng, xã chăn nuôi trọng điểm theo quy hoạch và các sản phẩm chăn nuôi chủ lực để tập trung đầu tư phát triển nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa có chất lượng, giá trị cao.

- Cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng đàn gia súc ăn cỏ, ưu tiên phát triển mạnh đàn bò thịt tại các huyện có điều kiện về diện tích trồng cỏ kết hợp với đồng cỏ tự nhiên; phát triển hợp lý đàn bò sữa tại huyện Mộc Châu, Vân Hồ theo quy hoạch. Tiếp tục phát triển mạnh chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm bằng các giống mới ở các huyện dọc Quốc 6, ở những vùng có điều kiện mở rộng về quy mô, kiểm soát dịch bệnh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất... Quan tâm, khuyến khích các nông hộ nơi không có điều kiện mở rộng về quy mô thì tập trung chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm, dê... bằng các giống địa phương chất lượng tốt, có giá trị kinh tế cao để tham gia xuất khẩu đi các tỉnh và Thành phố Hà Nội...

2. Cơ cấu phương thức chăn nuôi

Chuyển từ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán kém hiệu quả sang chăn nuôi tập trung trang trại, gia trại; chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp. Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung quy mô tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn gn với các cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở chế biến, bảo quản để tăng giá trị sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ trong nước và hướng tới tham gia xuất khẩu.

3. Cơ cấu đàn vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi

Quan điểm, cơ cấu đàn vật nuôi gắn với quy hoạch đã được phê duyệt, chỉ tái cơ cấu đối với loài vật nuôi đã cho hiệu quả kinh tế cao, chiếm tỷ trọng đáng kể trong giá trị cơ cấu ngành, tính ổn định, phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái của tỉnh, đặc thù theo vùng, địa phương và có thị trường ổn định...

- Đàn trâu: Duy trì phát triển đàn trâu bản địa để giải quyết một phần sức kéo và đáp ứng nhu cầu thịt cho tiêu dùng. Phát triển nuôi trâu lấy thịt cho nhu cầu tiêu dùng thịt trong và ngoài tỉnh. Tập trung phát triển mạnh đàn trâu giống địa phương ở những vùng có lợi thế về đồng cỏ và nghề truyền thống nuôi trâu như huyện Sốp Cộp và phát triển đàn hợp lý ở một số huyện: Phù Yên, Yên Châu, Sông Mã, Mộc Châu, Mai Sơn, Thuận Châu, Mường La, Quỳnh Nhai. Đến năm 2020 đàn trâu có 181,3 nghìn con sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 5.490 tn. Định hướng đến năm 2030 đàn trâu 202 nghìn con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 6.720 tấn.

- Bò sữa: Tập trung phát triển chủ yếu ở huyện Mộc Châu và huyện Vân Hồ theo quy hoạch, gắn với ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, chế biến sữa, đa dạng các sản phẩm sữa, nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao sức cạnh tranh, ổn định thị trường bền vững. Phát triển chăn nuôi bò sữa gắn với hệ thống xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm. Đến năm 2020 đàn bò sữa có 35 nghìn con (huyện Mộc Châu 29.606 con, huyện Vân Hồ 5.394 con), Định hướng đến năm 2030 đàn bò sữa 70.000 con (huyện Mộc Châu 58.666 con, huyện Vân Hồ 11.334 con)

- Bò thịt: Phát triển đàn bò theo hướng chăn nuôi bò thịt ứng dụng công nghệ cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, ưu tiên phát triển loại mô hình theo hướng sản xuất hàng hóa. Tiếp tục tái đàn bò thịt đa dạng bằng giống cái nền địa phương tốt, giống bò đực ngoại để lai cải tạo nâng cao chất lượng, tầm vóc bò địa phương. Phát triển đàn bò thịt tại 12 huyện, thành phố, trong đó tập trung phát triển tại địa bàn các huyện Mai Sơn, Thuận Châu, Sông Mã, Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Sông Mã, Vân H, Mộc Châu, Phù Yên. Đến năm 2020 đàn bò thịt của tỉnh có 288 nghìn con. Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 6.210 tấn. Định hướng đến năm 2030 đàn bò thịt 304 nghìn con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 7.890 tấn.

- Đàn dê: Phát triển chăn nuôi dê theo hướng gia trại, trang trại kết hợp nuôi nhốt và bán chăn thả. Phát triển trên cả 12 huyện và thành phố, trong đó vùng chăn nuôi dê tập trung chủ yếu ở huyện Thuận Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Bắc Yên, Quỳnh Nhai, Mường La, Sốp Cộp, Phù Yên và Bắc Yên. Chủ yếu sử dụng giống dê địa phương chiếm 70%, dê Bách Thảo, dê lai chiếm 30%... tùy theo điều kiện sinh thái mà bố trí giống cho phù hợp. Đến năm 2020 đàn dê có 239,85 nghìn con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 1000 tấn. Định hướng đến năm 2030 có 272,69 nghìn con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 1.140 tấn.

Đàn lợn: Phát triển chăn nuôi lợn gắn với thị trường chung và tiềm năng của từng địa phương. Việc mở rộng quy mô đầu lợn trên địa bàn phải căn cứ vào tình hình giá cả thị trường, nhất là quy mô đàn lợn nái; khuyến khích thay đổi cơ cấu giống và phát triển các giống cao sản, giống đặc sản địa phương để đa dạng hóa sản phẩm phục vụ thị hiếu của người tiêu dùng. Đa dạng hóa phương thức chăn nuôi, không quá chú trọng phát triển chăn nuôi lợn công nghiệp mà cần chú ý phát triển mô hình chăn nuôi lợn bán công nghiệp gắn với chăn nuôi truyền thống và chăn nuôi hữu cơ. Chủ động phối trộn khẩu phần ăn, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương để giảm giá thành, hạn chế rủi ro. Chăn nuôi lợn phát triển trên địa bàn 12 huyện, thành phố song tập trung chủ yếu tại địa bàn Thuận Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Phù Yên, Mường La. Phát triển chăn nuôi lợn ngoại, lợn lai hướng nạc bằng các giống Yorshien, Landrace, Duroc... kết hợp bảo tồn phát triển các giống lợn nội: Móng Cái, nhóm lợn lang trắng đen...; Đến năm 2020 tổng đàn lợn của tỉnh có 672 nghìn con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 49.440 tấn. Định hướng đến năm 2030 đàn lợn 760 nghìn con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 59.660 tấn.

- Đàn gia cầm: Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng gia trại, trang trại, công nghiệp và chăn thả có kiểm soát, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, thú y, quy trình nuôi dưỡng.

+ Đàn gà: Phát triển chăn nuôi gà tại địa bàn 12 huyện, thành phố, song tập trung chủ yếu tại địa bàn các huyện Mộc Châu, Mai Sơn, Phù Yên, Sông Mã, Thuận Châu và Thành phố Sơn La. Tiếp tục tái đàn gia cầm hướng trứng bằng các giống gà Golai, gà Ai Cập chiếm 60%; Đàn gia cầm hướng thịt bằng các giống gà ISA, gà BE, gà Sasso, gà thả vườn các giống Tam hoàng, Lương phượng chiếm 40%. Bảo tồn phát triển các giống gà nội (gà ri, gà đen H'Mông...). Đến năm 2020 đàn gia cầm có 6.800 nghìn con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 17.690 tấn, sản lượng trứng đạt 75 triệu quả. Định hướng đến năm 7.340 nghìn con, sản lượng trứng đạt 180 triệu quả.

+ Đàn thủy cầm: Phát triển chăn nuôi thủy cầm tại địa bàn 12 huyện, thành phố, song tập trung chủ yếu tại địa bàn các huyện Mai Sơn, Sông Mã, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mưng La, Phù Yên, Bắc Yên, Vân Hồ. Đàn gia thủy cầm hướng trứng phát triển bằng các giống Vịt Khaki Campbell... chiếm 50%; Thủy cầm hướng thịt bằng các giống vịt Super, ngan Pháp chiếm 40%. Bảo tồn phát triển các giống vịt địa phương (vịt cỏ, vịt bầu...). Đến năm 2020 đàn thủy cầm có 996,4 nghìn con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 3.000 tấn, sản lượng trứng đạt 20 triệu quả. Định hướng đến năm 2030 đàn thủy cầm có 1.061.300 con, sản lượng thịt thủy cầm 4.100 tấn, sản lượng trứng đạt 50 triệu quả.

- Đàn ong: Chăn nuôi ong theo hướng thị trường, gắn chăn nuôi ong với yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất của các ngành trồng trọt, lâm nghiệp. Phát triển chăn nuôi ong phải gắn kết giữa các loại cây nguồn mật nông nghiệp đi kèm để đảm bảo tính sở hữu liên kết đa nghề như: Vùng trồng nhãn ở Sông Mã, Mai Sơn, Mường La; vùng trồng mận, xoài, bưởi, hồng, na của huyện Mường La, Mai Sơn, Yên Châu, Vân Hồ, Mộc Châu; vùng trồng cây cao su....

Đến năm 2020 đàn ong có 45.700 đàn, sản lượng mật ong đạt 01 triệu lít. Định hướng đến năm 2030 đàn ong có 87.400 đàn, sản lượng mật ong đạt 02 triệu lít.

4. Cơ cấu theo chuỗi giá trị

- Tổ chức liên kết theo chuỗi sản phẩm từ khâu sản xuất đến thị trường, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò làm trung tâm để liên kết với các tổ chức sản xuất như: liên kết tổ hợp tác, hợp tác, hội... chú trọng việc xây dựng thương hiệu; tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm chăn nuôi. Phấn đấu đến năm 2020 có 04 chuỗi chăn nuôi. Tổ chức lại hệ thống giết mổ bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường; giám sát và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả; quản lý chặt chẽ việc sử dụng thuốc thú y và các phụ gia trong chăn nuôi, chấm dứt tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

- Khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp liên kết, hợp tác trong lĩnh vực chăn nuôi. Xây dựng mô hình liên kết ở từng vùng, từng loại vật nuôi chính.

IV. GIẢI PHÁP

1. Công tác phổ biến, tuyên truyền

Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kế hoạch thực hiện cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Sơn La thông qua các hình thức như: Hội nghị; thông qua các phương tiện truyền thông, bản tin của ngành, trang thông tin điện tử của ngành....

2. Giải pháp về quy hoạch

Rà soát Quy hoạch phát triển bò sữa tỉnh Sơn La giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Sơn La đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

3. Giải pháp về giống

- Giống trâu: Tiếp tục bình tuyển trâu đực giống tốt để phối giống trực tiếp với đàn trâu cái nn địa phương, thực hiện quy trình đảo trâu đực giống giữa các vùng, địa phương tránh nguy cơ cận huyết

- Giống bò thịt: Tiếp tục chương trình cải tạo đàn bò địa phương và sử dụng một số giống bò ngoại phù hợp để lai cải tạo nâng cao tầm vóc, hiệu quả đàn bò giống địa phương. Bình tuyển, chọn lọc đực giống địa phương tốt để phối trực tiếp và loại thải những con không đủ tiêu chuẩn. Tăng cường quản lý chặt chẽ đàn bò đực giống hiện có; Bảo tồn và phát triển giống bò địa phương tốt như bò H’Mong... Đẩy mạnh mạng lưới thụ tinh nhân tạo bò tại các huyện, thành phố, đảm bảo đội ngũ cán bcó chuyên môn tay nghề và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Giống bò sữa: Thụ tinh nhân tạo bằng các giống bò sữa ngoại cao sản, chủ yếu bằng tinh bò phân định giới tính. Tiếp tục chọn lọc đàn bò sữa giống, xây dựng đàn bò hạt nhân để tạo ra đàn bò sữa có năng suất cao, phẩm cấp giống tt, đồng thời loại thải những con cho năng suất, chất lượng sữa thấp. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa trang trại ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình VietGAP; Chế biến thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR); Phát triển chăn nuôi bò sữa nông hộ vừa và nhỏ gắn với hệ thống thu mua sữa.

- Giống lợn: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về công tác giống, trước hết kiểm soát chặt chẽ đực giống trong các cơ sở sản xuất tinh và đàn đực giống phi trực tiếp. Khuyến khích hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo bằng các giống lợn nhập ngoại như: Yorshire, Landrace, Duroc, Pietrain... lai tạo với giống lợn nái Móng cái và một số giống địa phương tốt. Tiếp tục củng cố, phát triển mạng lưới thụ tinh nhân tạo đến tận vùng sâu, vùng xa nơi có điều kiện. Bảo tồn các giống lợn nội (Móng cái..), giống lợn địa phương (lang rng đen...).

- Giống gia cầm: Khuyến khích trang trại, doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất giống gia cầm chất lượng tốt, chủ động nguồn giống phục vụ tái cơ cấu đàn gia cầm của tỉnh. Trước hết nhập giống gia cầm thương phẩm cao sản từ các cơ sở sản xuất giống chất lượng, uy tín; Kết hợp chọn lọc, bảo tồn và phát triển các giống nội như: gà ri, gà đen H’Mông và giống vịt cỏ, vịt bầu... chất lượng tốt. Phát triển mạnh mô hình chăn nuôi gà lông màu thả vườn, đồi quy mô nông hộ và gia trại, trang trại. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng con giống, bắt buộc các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống phải tự công bố chất lượng giống cơ sở và chịu trách nhiệm về chất lượng công bố. Khuyến khích, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi gia cầm áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn dịch bệnh và khép kín, áp dụng VietGap trong chăn nuôi gia cầm.

- Ging dê: Phát triển đàn dê bằng giống địa phương, chú trọng công tác lai cải tạo giống dê nội với dê ngoại đã nhập nâng cao tầm vóc và khả năng thích nghi của giống dê nhập nội. Phát triển mạnh đàn dê ở 12/12 huyện, thành phố, triển khai đồng bộ công tác chọn lọc, tái đàn cái nền và đảo đực giống tốt giữa các vùng, địa phương trong tỉnh. Phát triển chăn nuôi dê theo hướng gia trại, trang trại kết hợp nuôi nhốt và bán chăn thả.

- Nhập khẩu các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng tốt và lai tạo nâng cao chất lượng đàn giống vật nuôi trên địa bàn.

- Bảo tồn, lưu giữ các nguồn gen giống vật nuôi: Bò u, Bò vàng địa phương, trâu ng, lợn địa phương, gà đen, ngỗng cỏ, ngan dé, vịt Mường Khiêng theo Quyết định số 1790/QĐ-UBND ngày 20/8/2013 của UBND tỉnh Sơn La phê duyệt Đề án khung bảo tồn một số nguồn gen, cây trồng, vật nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2014-2020.

4. Chuồng trại

ng dụng xây dựng chuồng trại đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể từng trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi. Đối với chuồng trại quy mô tập trung chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp phải gắn với hệ thống xử lý chất thải đảm bảo không ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh; chuồng nuôi tại các hộ cơ bản được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, chất thải phải được thu gom xử lý bằng các chế phẩm sinh học, hóa chất... và ủ trước khi sử dụng vào sản xuất trồng trọt.

5. Thức ăn

- Chủ động nguồn thức ăn thô xanh, phụ phẩm ngành trồng trọt để phát triển chăn nuôi loài gia súc ăn cỏ, tận dụng tối đa các diện tích đất để trồng cỏ thâm canh; Tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho hộ chăn nuôi cách chế biến, bảo quản dự trữ thức ăn cho gia súc như: kỹ thuật phối trộn thức ăn công nghiệp, ủ chua, ủ rơm ure, đóng bánh, phơi khô thức ăn... Trồng các giống cỏ có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện vùng sinh thái, các giống cỏ chịu rét, chịu hạn.

- Khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi từng bước hạn chế nhập thức ăn công nghiệp, giảm giá thành cho người chăn nuôi.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp, đặc biệt là chất cấm sử dụng trong chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh.

6. Giải pháp về thú y

- Từng bước áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi VietGAHP đối với các cơ sở chăn nuôi tập trung trang trại; áp dụng quy trình quản lý vệ sinh thú y đối với các cơ sở giết mổ, chế biến.

- Tiêm phòng triệt để đối với nhng bệnh áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin, nhất là các vùng khống chế, vùng có nguy cơ cao. Tăng cường kiểm dịch vận chuyển gia súc, gia cầm, nhất là động vật, sản phẩm động vật nhập lậu qua biên giới; kiểm soát giết mổ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Tập huấn nâng cao trình độ cho thú y cơ sở nhằm hỗ trợ kỹ thuật thú y cho người chăn nuôi.

- Nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh của hệ thống thú y từ tỉnh đến cơ sở, tăng cường hệ thống dịch vụ thú y cơ sở.

- Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh nhằm khống chế và hướng tới thanh toán một số bệnh nguy hiểm như: Lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm, bệnh dại và một số bệnh thường phát sinh ở đàn gia súc, gia cầm, gắn với đảm bảo vệ sinh môi trường chăn nuôi, tiến tới xây dựng vùng an toàn dịch bệnh.

7. Giải pháp về khuyến nông

Xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Đào tạo, tập huấn chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi, thú y, kinh tế hộ cho người chăn nuôi và các chủ trang trại.

8. Giải pháp về môi trường chăn nuôi

- Đối với hộ chăn nuôi: Duy trì vệ sinh chuồng trại, hộ chăn nuôi phải có hố cha phân, chất thải hạn chế tối đa phát sinh mùi hôi, thối bằng các giải pháp phun xịt chế phẩm, hóa chất...; áp dụng các biện pháp xử lý chất thải, nước thải, môi trường chăn nuôi như sử dụng đệm lót sinh học, hầm biogas...; định kỳ phun khử trùng tiêu độc chuồng trại và môi trường xung quanh...

- Đối với trang trại chăn nuôi tập trung: Về cơ bản phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y theo QCVN 01-39:2011 - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi; QCVN 01-79:2011/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm - Quy trình kiểm tra đánh giá điều kiện vệ sinh thú y; QCVN 62-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi.

- Đối với cơ sở giết mổ gia súc gia cầm: Chất thải phát sinh từ hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm phải được xử lý theo quy định. Nghiêm cấm thải trực tiếp chất thải chưa xử lý ra môi trường.

9. Gii pháp về giết m, chế biến

Triển khai thực hiện quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Quyết định số 2898/QĐ-UBND ngày 09/11/2017 ban hành Kế hoạch thực hiện việc xây dựng cơ sở giết mgia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020 định hướng đến năm 2025 nhằm chuyển đổi dần từ hình thức giết mổ phân tán, nhỏ lẻ hiện nay sang giết mổ bán công nghiệp và công nghiệp, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ, hạn chế thấp nhất việc giết mổ gia súc, gia cầm không đảm bảo quy định vệ sinh thú ý, vệ sinh an toàn thực phẩm.

10. Giải pháp về tổ chức sản xuất

Thu hút các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chăn nuôi, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung trang trại, các hợp tác xã, tổ hợp tác chăn nuôi theo mô hình chăn nuôi khép kín theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ... Tiếp tục củng cố, phát triển các hình thức liên kết chăn nuôi giữa các doanh nghiệp và trang trại, giữa các hộ chăn nuôi trong mô hình thợp tác, hợp tác xã.

11. Giải pháp về chính sách

Lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện các chính sách đã ban hành: Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết số 89/2014/NQ-HĐND ngày 17/9/2014 về chính sách hỗ trợ công tác phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 56/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Nghị quyết số 89/2014/NQ-HĐND ngày 17/9/2014 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ công tác phòng bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 76/2018/NQ-HĐND ngày 04/4/2018 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2021; Quyết định số 3067/QĐ-UBND ngày 17/12/2013 của UBND tỉnh Sơn La quy định một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn...

- Đa dạng các loại hình tín dụng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, giết mổ, chế biến...

12. Giải pháp về thị trường

- Tạo môi trường thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

- Xúc tiến đầu tư thương mại, liên doanh, liên kết, kêu gọi khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, tìm kiếm thị trường tạo đầu ra ổn định cho các sản phẩm.

- Vận động nông dân tự nguyện tham gia các hình thức hợp tác liên kết, đa dạng hóa các loại hình hợp tác liên kết sản xuất, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với nông dân theo chuỗi giá trị vật nuôi chủ lực, từ sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN (Có phụ lục I kèm theo)

Lồng ghép nguồn kinh phí ngân sách thực hiện cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi với tổng kinh phí: 4.676.000.000 đồng (Bn tỷ sáu trăm bảy mươi sáu triệu đồng).

Trong đó: Vốn Ngân sách Nhà nước 3.676.000.000 đồng (năm 2019 kinh phí 1.375.000.000 đng, năm 2020 kinh phí 2.301.000.000 đồng). Vốn đối ứng 1.000.000.000 đồng (năm 2019 vốn đối ứng 500.000.000 đồng, năm 2020 vốn đối ứng 500.000.000 đồng).

- Tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên thú y xã, thị trấn; tập huấn quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP), công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm: 176.000.000 đồng (năm 2019 kinh phí 75.000.000 đồng, năm 2020 kinh phí 101.000.000 đồng).

- Bảo tồn, lưu giữ các nguồn gen giống vật nuôi theo Quyết định số 1790/QĐ-UBND ngày 20/8/2013 của UBND tỉnh Sơn La phê duyệt Đề án khung bảo tồn một số nguồn gen, cây trồng, vật nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2014 - 2020 với kinh phí dự kiến: 4.500.000.000 đồng, trong đó: Năm 2019 kinh phí 1.800.000.000 đồng (Vốn ngân sách Nhà nước 1.300.000.000 đồng, vốn đối ứng 500.000.000 đồng); năm 2020 kinh phí 2.700.000.000 đng (Vốn ngân sách Nhà nước 2.200.000.000 đồng, vốn đối ứng 500.000.000 đồng).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN (Có phụ lục II kèm theo)

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện kế hoạch cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi theo đúng lộ trình, hiệu quả.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở theo chức năng, nhiệm vụ chủ động phối hợp với các đơn vị, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện theo kế hoạch.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh về cân đối, bố trí vốn cho cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi trên cơ sở các dự án hoặc phương án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Hướng dẫn thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào các dự án phát triển chăn nuôi.

3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các dự án hoặc phương án đầu tư phát triển chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết những vấn đề liên quan đến quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên, môi trường ở nơi có dự án hoặc phương án đầu tư chăn nuôi; Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; Nhà máy, cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi....

5. Sở Công thương: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với việc phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm.

6. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh trong việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển chăn nuôi; Xây dựng các đề tài, dự án, đề án nghiên cứu khoa học có liên quan đến chăn nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào xử lý môi trường chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi.

7. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh thực phẩm không an toàn và dự báo nguy cơ ô nhiễm thực phẩm; xây dựng hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm.

8. Sở Lao động thương binh và xã hội: Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; tuyên truyền nhân rộng mô hình để phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.

9. Các Sở, Ban, Ngành liên quan: Theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi. Các Tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể, các hội ngành nghề vận động hội viên, đoàn viên tích cực tham gia thực hiện chương trình phát triển chăn nuôi của tỉnh.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và môi trường chăn nuôi, giết mổ, chế biến...

- Chỉ đạo các cấp, các ngành trên địa bàn, phối hợp với các đoàn thể chính trị xã hội, quán triệt tổ chức thực hiện phát triển chăn nuôi theo quy hoạch.

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai phát triển chăn nuôi bền vững.

- Chỉ đạo cơ quan chuyên Phòng Nông nghiệp & PTNT, Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp huyện, UBND các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch này.

11. Chế đ báo cáo

Theo nhiệm vụ được giao các Sở, Ngành và UBND các huyện, thành phố (Phòng Nông nghiệp và PTNT) định kỳ báo cáo kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi về Sở Nông nghiệp & PTNT tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định. Đối với các Sở, Ngành báo cáo định kỳ 6 tháng (ngày 10/6), hàng năm (ngày 10/12); UBND các huyện, thành phố (Phòng Nông nghiệp và PTNT) báo cáo định kỳ theo quý (ngày 10 tháng cuối quý), 6 tháng (ngày 10/6), 9 tháng (ngày 10/9), hàng năm (ngày 10/12).

Trong quá trình tổ chức thực hiện có vướng mc, thủ trưởng các cơ quan đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố báo cáo UBND tỉnh cho ý kiến chỉ đạo./.

 

PHỤ LỤC I

KẾ HOẠCH MỞ LỚP TẬP HUẤN LĨNH VỰC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y NĂM 2019-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2070/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2018 của UBND tỉnh Sơn La)

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng (người)

Thành tiền (Triệu đồng)

Tổng

Năm 2019

Năm 2020

Cộng

Kinh phí Ngân sách Nhà nước

Vốn đi ứng

Cộng

Kinh phí Ngân sách Nhà nước

Vốn đi ứng

I

Bảo tồn, lưu giữ các nguồn gen giống vật nuôi theo Quyết định số 1790/QĐ-UBND ngày 20/8/2013 của UBND tỉnh Sơn La phê duyệt Đán khung bảo tồn một số ngun gen, cây trồng, vật nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2014-2020

 

 

4.500

1.800

1.300

500

2.700

2.200

500

II

Tập huấn

 

 

176

75

75

 

101

101

 

1

Tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực thú y cho nhân viên thú y xã, thị trấn (06 lớp)

 

 

150

75

75

 

75

75

-

 

01 lớp tại huyện Thuận Châu, Quỳnh Nhai

Lớp

40

25

25

25

 

-

 

 

 

01 lớp tại huyện Sông Mã, Sốp Cộp

Lớp

27

25

25

25

 

-

 

 

 

01 lớp tại huyện Bắc Yên, Phù Yên

Lớp

43

25

25

25

 

-

 

 

 

01 lớp tại huyện Mộc Châu, Vân Hồ

Lớp

29

25

-

 

 

25

25

 

 

01 lớp tại huyện Yên Châu, Mai Sơn

Lớp

39

25

-

 

 

25

25

 

 

01 lớp tại huyện Mường La, Thành phố Sơn La

Lớp

28

25

-

 

 

25

25

 

2

01 lớp tp huấn quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP); Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Lớp

30

26

-

 

 

26

26

 

 

Cộng tổng

 

 

4.676

1.875

1.375

500

2.801

2.301

500

 

PHỤ LỤC II

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CƠ CẤU LẠI LĨNH VỰC CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2018-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2070/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2018 của UBND tỉnh Sơn La

TT

Nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

I

Rà soát lại quy hoạch chăn nuôi

 

 

 

1

Rà soát Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Sơn La đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

UBND các huyện, thành phố

Các Sở, Ban Ngành, Sở Nông nghiệp và PTNT

2018-2020

II

Nâng cao chất lượng giống gia súc, gia cm

 

 

 

1

Bình tuyển, loại thải đực giống không đủ tiêu chuẩn

UBND các huyện, thành phố (Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp)

Phòng Nông nghiệp và PTNT; UBND các xã

Hàng năm

2

Nhập giống gia súc, gia cầm mới; tinh gia súc (tinh bò, lợn...)

UBND các huyện, thành phố (Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp)

Các Sở, Ngành liên quan, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện thành phố

2018-2020

3

Bảo tồn, lưu giữ các nguồn gen giống vật nuôi theo Quyết định số 1790/QĐ-UBND ngày 20/8/2013 của UBND tỉnh Sơn La phê duyệt Đề án khung bảo tồn một số nguồn gen, cây trồng, vật nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2014-2020.

Trung tâm giống cây trồng vật nuôi và thủy sản

Các Sở, Ngành liên quan, UBND các huyện thành phố

Hàng năm

III

ng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi

 

 

1

ng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực chăn nuôi, thú y và thủy sản

UBND các huyện thành phố (Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp)

Sở, Ban, Ngành, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Chi cục Chăn nuôi, thú y và thủy sản), UBND các xã, phường, thị trấn

2018 -2020

2

Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, mô hình về chăn nuôi theo hướng chăn nuôi an toàn sinh học, mô hình chăn nuôi VietGAHP.

UBND các huyện thành phố (Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp)

Chi cục hoặc phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản; Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Chi cục Chăn nuôi, thú y và thủy sản); UBND các xã, phường, thị trấn

Hàng năm

3

Triển khai thực hiện các chương trình, dự án về chăn nuôi, thú y, thủy sản trên địa bàn

UBND các huyện thành phố

Sở, Ban, Ngành, Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các xã, phường, thị trấn

2018-2020

IV

Công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn

 

 

 

1

Tuyên truyền nội dung Kế hoạch triển khai thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành phố

Các Sở, Ban, Ngành

2018 -2020

2

Đào tạo dẫn tinh viên bò, lợn; Đào tạo, tập huấn kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho hộ chăn nuôi lợn, bò

Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản, Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp

Sở, Ban, Ngành, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Chi cục Chăn nuôi, thú y và thủy sản), Phòng nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

3

Tập huấn cho chủ trang trại, hộ chăn nuôi về kỹ thuật chăn nuôi, tổ chức sản xuất.

Trung tâm kthuật nông nghiệp

Phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Kinh tế thành phố, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Chi cục Chăn nuôi, thú y và thủy sản)

Hàng năm

4

Tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực thú y cho nhân viên thú y xã, thị trấn; tập huấn quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP)

Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp

Sở, Ban, Ngành liên quan

Hàng năm

V

Công việc thường xuyên, hàng năm

 

 

 

1

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp (giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y...)

Sở Nông nghiệp và PTNT (Thanh tra Sở)

Các Sở, Ban, Ngành; Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Chi cục Chăn nuôi, thú y và thủy sản); UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn

Hàng năm

2

Tổ chức các hoạt động khuyến nông. Nhân rộng mô hình khuyến nông đã đạt hiệu quả cao.

UBND các huyện thành phố (Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp)

Các Sở, Ban, Ngành, Phòng Nông nghiệp và PTNT; UBND các xã, phường, thị trấn

Thường xuyên

3

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; Tổ chức triển khai thực hiện liên kết theo chuỗi sản phẩm từ khâu sản xuất đến thị trường.

Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục hoặc phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản)

Các Sở, Ban, Ngành; Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Chi cục Chăn nuôi, thú y và thủy sản); Chi cục phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố

Thường xuyên

4

Tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng nông lâm, thủy sản

Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục hoặc phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản)

Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Chi cục Chăn nuôi, thú y và thủy sản); UBND các huyện, thành phố

Thường xuyên

5

Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, quản lý Nhà nước về sử dụng hóa chất, thuốc thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, môi trường chăn nuôi

Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc Chi cục Chăn nuôi, thú y và thủy sản); UBND các huyện, thành phố (Phòng Nông nghiệp và PTNT)

Các Sở, Ban, Ngành liên quan; UBND các xã, phường, thị trấn

Thường xuyên

6

Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh thú y, sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh

Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Chi cục Chăn nuôi, thú y và thủy sản); UBND các huyện, thành phố

Sở Nông nghiệp và PTNT (Thanh tra Sở)

Hàng năm

7

Cấp gia hạn chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc Thú y; cấp gia hạn chứng chỉ hành nghề Thú y; cấp mới chứng chỉ hành nghề Thú y; cấp mới chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc Thú y; cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển; cấp giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh thú y; cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh thuộc thm quyền.

Chi cục Chăn nuôi và thú y (Chi cục Chăn nuôi, thú y và thủy sản)

Các Sở, Ban, Ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố

Thường xuyên

8

Quản lý, giám sát công tác giết mổ, kiểm dịch vận chuyn gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm, thủy sản

Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Chi cục Chăn nuôi, thú y và thủy sản); UBND các huyện, thành phố (Phòng Nông nghiệp và PTNT)

Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp, UBND các xã, phường, thị trấn

Thường xuyên

9

Thực hiện công tác kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm

Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp

UBND các xã, phường, thị trấn, Tổ chức, cá nhân

Thường xuyên

10

Xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, Ban, Ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố

2018-2020

11

Phối hợp với UBND các huyện, thành phố tham mưu hướng dẫn, chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường chăn nuôi, phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Sở Nông nghiệp và PTNT

Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp, UBND các xã, phường, thị trấn

Hàng năm

12

Hướng dẫn sản xuất chăn nuôi, triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường chăn nuôi, phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp; UBND các xã phường, thị trấn

Phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Kinh tế thành phố; Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Chăn nuôi và Thú y/Chi cục Chăn nuôi, thú y và thủy sản)

Hàng năm

13

Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch về phát triển kinh tế hợp tác chăn nuôi, kinh tế hộ, kinh tế trang trại, liên kết trong nông nghiệp sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Chi cục hoặc phòng Phát triển nông thôn

Các Sở, Ban, Ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố

Hàng năm

14

Đầu mối xây dựng, nghiên cứu, tổng kết và nhân rộng các mô hình về phát triển hợp tác xã chăn nuôi, kinh tế hợp tác, kinh tế hộ, kinh tế trang trại, liên kết trong nông nghiệp

Chi cục hoặc phòng Phát triển nông thôn

Các Sở, Ban, Ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố

Hàng năm

VI

Chính sách chăn nuôi, thú y, thủy sản

 

 

 

 

Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành triển khai thực hiện các chính sách về chăn nuôi, thú y, thủy sản trên địa bàn tỉnh

UBND các huyện, Thành phố

Sở, Ban, Ngành; Chi cục Chăn nuôi, thú y (Chi cục Chăn nuôi, thú y và thủy sản); Chi cục hoặc phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản; Chi cục hoặc phòng Phát triển nông thôn

Hàng năm

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác