Quyết định 2007/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt danh mục đề tài, dự án khoa học và công nghệ triển khai năm 2020 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
Quyết định 2007/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt danh mục đề tài, dự án khoa học và công nghệ triển khai năm 2020 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
Số hiệu: | 2007/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Kạn | Người ký: | Đỗ Thị Minh Hoa |
Ngày ban hành: | 24/10/2019 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 2007/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Kạn |
Người ký: | Đỗ Thị Minh Hoa |
Ngày ban hành: | 24/10/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2007/QĐ-UBND |
Bắc Kạn, ngày 24 tháng 10 năm 2019 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRIỂN KHAI NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013;
Căn cứ Nghị định số: 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số: 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15/10/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
Căn cứ Quyết định số: 13/2015/QĐ-UBND ngày 03/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Kạn;
Theo đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số: 43/TTr-SKHCN ngày 16/8/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điêu 1. Phê duyệt danh mục 08 đề tài, dự án khoa học và công nghệ (KH&CN) triển khai năm 2020 (Có danh mục chi tiết kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ (cơ quan thường trực của Hội đồng KH&CN tỉnh) có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện đề tài, dự án khoa học và công nghệ xây dựng thuyết minh chi tiết, tổ chức Hội nghị xét duyệt, thẩm định nội dung, kinh phí, trình phê duyệt và tổ chức thực hiện các nội dung có liên quan theo đúng quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Ngành: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Thủ trưởng đơn vị chủ trì thực hiện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
08 ĐỀ TÀI, DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRIỂN KHAI NĂM
2020
(Kèm theo Quyết định số: 2007/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2019 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
TT |
Tên đề tài, dự án |
Đơn vị chủ trì thực hiện |
Tính cấp thiết |
Định hướng mục tiêu |
Định hướng nội dung |
Dự kiến sản phẩm |
Kinh phí dự kiến (tr. đồng) |
Nguồn kinh phí (tr.đồng) |
KP dự kiến năm 2020 (tr. đồng) |
|
SNKH |
Khác |
|||||||||
Ủy ban nhân dân huyện Chợ Đồn đặt hàng Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam là cơ quan thực hiện |
Hiện nay, xã Bằng Phúc có khoảng 320 hộ dân sản xuất rượu dùng men lá để bán. Trung bình mỗi ngày sản xuất khoảng 4.000 - 6.000 lít rượu bán ra thị trường. Rượu men lá Bằng Phúc thuộc danh sách sản phẩm OCOP đạt 3 sao năm 2018. Tuy nhiên, các loài cây dùng làm nguyên liệu sản xuất ra men lá hầu như đã bị khai thác quá mức, có nguy cơ cạn kiệt hoặc người dân phải đi lấy từ địa phương khác. Vì vậy, việc thực hiện dự án là cần thiết. |
- Điều tra, đánh giá được thực trạng phân bố và sử dụng 03 loài cây chính tạo men lá (Nét tỳ, Nát moong và Nhân trần) tại xã Bằng Phúc và một số xã lân cận; định danh được 03 loài trên gồm: Tên phổ thông/địa phương và tên khoa học. - Xây dựng được 03ha mô hình cho 03 loài cây trên tại xã Bằng Phúc (mỗi loại 01ha) - Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật gây trồng 03 loại cây trên làm nguyên liệu tạo men lá phục vụ sản xuất rượu tại xã Bằng Phúc. |
Nội dung 1: Điều tra và đánh giá thực trạng 03 loài cây chính tạo men lá (Nét tỳ, Nát moong và Nhân trần) phân bố ngoài tự nhiên và tình trạng khai thác, sử dụng những loài cây nguyên liệu tạo men lá tại tại xã Bằng Phúc và một số xã lân cận. - Nội dung 2: Xây dựng mô hình trồng cây Nét tỳ, cây Nát moong và cây Nhân trần làm nguyên liệu tạo men lá phục vụ sản xuất rượu truyền thống tại xã Bằng Phúc. - Nội dung 3: Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng thâm canh cây Nét tỳ, cây Nát moong và cây Nhân trần làm nguyên liệu tạo men lá phục vụ sản xuất rượu truyền thống tại xã Bằng Phúc. Đào tạo, tập huấn cho người dân. |
- Báo cáo thực trạng 03 loài cây làm nguyên liệu tạo men lá cho sản xuất rượu tại xã Bằng Phúc; - 03ha mô hình bảo tồn và phát triển 03 loài cây chính làm nguyên liệu tạo men lá phục vụ sản xuất rượu tại xã Bằng Phúc. - Hướng dẫn kỹ thuật trồng (cây Nét tỳ, cây Nát moong và cây Nhân trần) tại xã Bằng Phúc. - Ít nhất 01 bài báo khoa học. |
900 |
900 |
0 |
500 |
||
Viện Cải thiện giống và Phát triển lâm sản |
Cây Trám đen là cây đa mục đích trong Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025, là loại cây trồng có tiềm năng nhưng khâu giống còn nhiều bất cập, tỉ lệ ghép mới đạt 25%, cần thiết phải đưa tỉ lệ này lên 50 - 60%. Từ thực trạng trên, việc nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen Trám đen là cần thiết nhằm bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền hiếm quý này theo hướng nâng cao năng suất và chất lượng quả. |
- Tuyển chọn được 20 cây trôi có năng suất quả cao và chất lượng quả tốt để làm nguồn giống phát triển vào sản xuất. - Hoàn thiện được kỹ thuật ghép cây Trám đen để nâng tỉ lệ sống cây ghép từ 25% lên 50 - 60%. - Xây dựng được 02ha mô hình trồng thâm canh từ cây trám ghép. - Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật ghép , kỹ thuật trông thâm canh cây Tram đen ghép phu hợp vơi tinh Bắc Kạn. |
- Nội dung 1: Tuyển chọn 20 cây trôi có năng suất quả cao, chất lượng quả tốt. - Nội dung 2:. Hoàn thiện kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp ghép cho cây Trám đen tại tỉnh Bắc Kạn. - Nội dung 3: Hoàn thiện kỹ thuật trông thâm canh cây Trám đen ghép; Xây dựng 02ha mô hình trồng thâm canh, mật độ trông 278 cây/ha. - Nội dung 4: Tập huấn kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp ghép và kỹ thuật trồng thâm canh cây Trám đen ghép. |
- Tuyển chọn được 20 cây trôi Tram đen tại tỉnh Bắc Kạn. - 02ha mô hình thử nghiệm kỹ thuật trồng thâm canh cây Trám đen ghép - 01 bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống Tram đen băng phương pháp ghép; 01 bản hướng dân kỹ thuật trông thâm cây Tram đen ghép. |
750 |
750 |
0 |
250 |
||
Sở Tài chính Bắc Kạn |
Thực hiện Chương trình hành động số: 11-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số: 140/KH-UBND ngày 10/4/2018 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Toàn tỉnh hiện có 87 đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh được giao thực hiện tự chủ về tài chính. Tuy nhiên, việc thực hiện gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Các đơn vị còn mang nặng tâm lý bao cấp, chậm đổi mới, khi thực hiện tự chủ không đảm bảo chi thường xuyên ở mức tối thiểu; lúng túng trong chuyển đổi mô hình hoạt động; chưa thích ứng với việc thay đổi hình thức giao khoán nên hiệu quả tự chủ không cao. Việc triển khai thực hiện đề tài sẽ góp phần đưa ra các giải pháp giải quyết khó khăn, vướng mắc, hướng dẫn trong quá trình thực hiện tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập; tạo sự chủ động cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong quản lý tài chính, thay đổi nhận thức, thái độ làm việc, tinh thần và ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao. Do đó việc thực hiện đề tài là cần thiết. |
- Đánh giá được thực trạng về việc thực hiện cơ chế tự chủ trong đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh (giai đoạn 2013 -2019); - Đề xuất giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ phù hợp với từng loại hình đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. |
- Nội dung 1: Đánh giá thực trạng cơ chế tự chủ trong đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh (giai đoạn 2013 - 2019). + Nghiên cứu cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; + Điều tra, khảo sát thực tiễn tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh giai đoạn 2013 - 2019; + Phân tích, đánh giá được những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện cơ chế tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh so với các địa phương khác. + Tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các ngành, các cấp và các cơ quan, đơn vị. - Nội dung 2: Đề xuất giải pháp phù hợp với từng loại hình đơn vị sự nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh trên địa bàn. |
- Các báo cáo chuyên đề (Báo cáo phân tích kết quả điều tra; Báo cáo thực trạng thực hiện tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh; các giải pháp thực hiện cơ chế tự chủ phù hợp với từng loại hình đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh; báo cáo tổng kết đề tài. - Tập huấn, chuyển giao kết quả nghiên cứu; - Ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện tự chủ. - Phóng sự, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin. |
774 |
774 |
0 |
500 |
||
Công ty Trách nhiệm hữu hạn MISAKI đặt hàng Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên là đơn vị chủ trì thực hiện. |
Công ty Trách nhiệm hữu hạn VIET NAM MISAKI được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh các ngành nghề: Sơ chế và chế biến các nông sản (mơ, mận, gừng, măng, các loại rau củ quả…), trụ sở tại Khu công nghiệp Thanh Bình. Tuy mới thành lập nhưng năm 2018, Công ty đã sơ chế và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản được 400 tấn mơ, 100 tấn rau cải, 100 tấn gừng trâu non, đầu năm 2019 đã sơ chế được 500 tấn mơ tươi… Theo kế hoạch, Công ty có nhu cầu thu mua và chế biến tại chỗ một số nông sản như mơ 1.500 - 2.000 tấn, gừng trâu 700 - 1.000 tấn, rau cải giống Nhật Bản khoảng 8.000 - 10.000 tấn, dưa chuột giống Nhật 500 tấn, củ Kiệu 200 tấn. Tuy nhiên, hiện nay việc triển khai trồng thu mua còn gặp nhiều khó khăn do Nhật Bản là thị trường yêu cầu chất lượng cao, trong khi trình độ canh tác của người dân còn hạn chế. Vì vậy, cần phải xây dựng và phát triển vùng sản xuất nguyên liệu ổn định, đáp ứng số lượng, chất lượng; thực hiện đúng quy trình ứng dụng KH&CN vào sản xuất để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Vì vậy, việc thực hiện dự án là cần thiết nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Kạn theo hướng bền vững. |
- Tạo được vùng nguyên liệu sản xuất ổn định cho 03 loại sản phẩm: Gừng trâu non, rau cải và dưa chuột giống Nhật bản đảm bảo chất lượng, đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. - Xây dựng thành công 03 mô hình sản xuất nguyên liệu (gừng trâu non 10ha; rau cải Nhật 07ha; dưa chuột Nhật 05ha) loại nguyên liệu phù hợp với điều kiện của tỉnh Bắc Kạn đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. |
- Nội dung 1: Khảo sát, lựa chọn vùng sản xuất nguyên liệu (Gừng trâu, rau cải, dưa chuột giống Nhật Bản) phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của huyện Chợ Mới. Diện tích dự kiến: Gừng trâu 10ha tại xã Yên Hân, (đầu mối là Hợp tác xã Tát Vạ); Rau cải giống Nhật Bản 05ha tại xã Tân Sơn (đầu mối là Hợp tác xã Nông nghiệp sạch Tân Sơn); Dưa chuột giống Nhật Bản 07ha tại xã Tân Sơn (đầu mối là Hợp tác xã An Thịnh). - Nội dung 2: Xây dựng mô hình tổ chức quản lý và mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế 03 loại nguyên liệu phục vụ xuất khẩu. - Nội dung 3: Xây dựng quy trình tổ chức, quản lý thực hiện Dự án: Các quy định về tổ chức điều hành, hợp đồng kinh tế giữa các bên liên quan; xây dựng mối liên kết giữa Hợp tác xã, Tổ hợp tác và Công ty MISAKI trong sản xuất nguyên liệu; 03 quy trình kỹ thuật của 03 loại nguyên liệu phù hợp với trình độ canh tác và điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương. - Nội dung 4: Hỗ trợ các Hợp tác xã tham gia Dự án xây dựng bể ngâm và mua sắm các trang thiết bị phụ trợ sơ chế sản phẩm. - Nội dung 5: Tổ chức tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất 03 loại nguyên liệu trên cho các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, Hợp tác xã, Tổ Hợp tác và hộ dân tham gia Dự án. Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo liên quan. |
- Báo cáo xác định vùng Dự án phù hợp để trồng 03 loại nguyên liệu (Gừng trâu, rau cải và dưa chuột giống Nhật bản). - 03 mô hình sản xuất nguyên liệu (Gừng trâu: 10ha, rau cải: 07ha và dưa chuột: 05ha giống Nhật Bản) phục vụ xuất khẩu. - Mô hình sơ chế nguyên liệu và bảo quản 03 loại sản phẩm trên. - Đào tạo tập huấn quy trình tổ chức quản lý và quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế 03 loại nguyên liệu cho cán bộ quản lý hợp tác xã, Tổ hợp tác và các hộ dân tham gia Dự án. Số lượng 150 - 200 lượt người. - Bộ tài liệu hướng dẫn quy trình tổ chức quản lý và quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế 03 loại nguyên liệu phù hợp với điều kiện địa phương. - Báo cáo khoa học; 02 bài báo; phóng sự tuyên truyền... |
1.800 |
1.500 |
300 (Nguồn Công ty; Hợp tác xã) |
800 |
||
Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên |
Địa Hoàng (Rehmanmia glutinosa (Gaertn.) Libosch. ex Steud) thuộc họ Hoa Mõm chó là cây thuốc được y học Trung Quốc cho là thần dược. Rễ củ của Địa Hoàng được sử dụng làm hai loại vị thuốc: Sinh địa và Thục địa. Với giá bán 30.000đ - 40.000đ/kg đem lại hiệu quả kinh tế cho người trồng với lãi từ 100 - 120 triệu đồng/ha. Do vậy, Địa Hoàng được xem là loại dược liệu nhanh cho thu hoạch và có giá trị dược liệu, giá trị kinh tế cao. Hoài Sơn (củ mài) là loại củ giàu dinh dưỡng, chứa 63,25% tinh bột, 6,75% protid và 0,45% glucid. Theo y học cổ truyền, Hoài Sơn có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận. Thành phần củ Hoài Sơn chứa mucin và một số chất khác, được sử dụng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương và chữa nhiều loại bệnh. Hiện nay nhu cầu thị trường về 02 loại cây dược liệu này rất lớn, đặc biệt là các công ty thu mua, chế biến và xuất khẩu dược liệu Bắc Kạn có điều kiện về thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp cho việc phát triển 02 loại dược liệu này theo hướng hàng hóa. Do vậy việc thực hiện dự án là cần thiết. |
- Xác định vùng trồng phù hợp với cây dược liệu Hoài Sơn và Địa Hoàng. - Xây dựng mô hình trồng cây dược liệu Hoài Sơn (04ha) và Địa Hoàng (01ha). - Hình thành mô hình mẫu sản xuất dược liệu Hoài Sơn, Địa Hoàng theo chuỗi giá trị sản phẩm. - Hoàn thiện và chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái và sơ chế dược liệu Hoài Sơn, Địa Hoàng. - Là sản phẩm OCOP của tỉnh Bắc Kạn. |
- Khảo sát thực trạng sản xuất, quỹ đất hiện có và lựa chọn địa điểm trồng thâm canh phù hợp cho cây dược liệu Hoài Sơn, Địa Hoàng. Địa điểm dự kiến triển khai: Xã Vũ Muộn, huyện Bạch Thông. - Xây dựng mô hình trồng dược liệu Hoài Sơn quy mô 4,0ha, Địa Hoàng 1,0ha. - Xây dựng mô hình mẫu trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dược liệu Hoài Sơn, Địa Hoàng theo chuỗi giá trị sản phẩm. - Nghiên cứu sản phẩm từ cây dược liệu Hoài Sơn, dược liệu Địa Hoàng. Đăng ký sản phẩm dược liệu Hoài Sơn, dược liệu Địa Hoàng theo chương trình OCOP. - Hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái và sơ chế dược liệu Hoài Sơn, Địa Hoàng. - Tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho 100 lượt người về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái và sơ chế dược liệu Hoài Sơn, cây dược liệu Địa Hoàng. |
- Mô hình sản xuất thâm canh 05ha (Hoài Sơn quy mô 04 ha và cây Địa Hoàng 01ha). - 01 mô hình mẫu trong việc liên kết tổ chức sản xuất dược liệu Hoài Sơn, Địa Hoàng theo chuỗi giá trị sản phẩm. - 02 sản phẩm tham gia đăng ký sản phẩm OCOP. - 02 quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái và sơ chế cây dược liệu Hoài Sơn và Địa Hoàng. - Đào tạo, tập huấn 100 lượt người về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái và sơ chế dược liệu Hoài Sơn và Địa Hoàng. - 02 phóng sự/bản tin tuyên truyền về các mô hình và sản phẩm dược liệu Hoài Sơn và Địa Hoàng. |
1.800 |
1.800 |
0 |
1.000 |
||
Hợp tác xã Hương Ngàn |
Tỉnh Bắc Kạn hiện có khoảng 2.600ha quýt, trong đó 2.000ha đã cho thu hoạch với sản lượng hằng năm khoảng 16.000 tấn mang lại thu nhập cao. Tuy nhiên, những năm gần đây, việc tiêu thụ quýt trở nên bấp bênh, phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương. Thời tiết cực đoan, mưa lớn kéo dài vào thời điểm thu hoạch làm giảm năng suất. Ngoài ra, chỉ những quả có mẫu mã đẹp được chọn bán tươi, còn lượng lớn quýt mẫu mã xấu, rụng chưa được tận dụng. Từ thực tế đó, việc nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm như tinh dầu quýt, trà hòa tan từ quả quýt sẽ tăng giá trị sản phẩm quýt, tận dụng các dư phẩm (quýt rụng, quýt bi) góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng quýt. |
- Hoàn thiện quy trình sản xuất tinh dầu từ quả quýt Bắc Kạn (quýt rụng, quýt bi và quýt tỉa. - Phát triển sản phẩm trà hòa tan từ nước ép quả quýt Bắc Kạn. |
- Xây dựng 03 tiêu chuẩn cơ sở cho nguyên liệu quýt (sản phẩm đầu vào) gồm 03 loại: Quýt rụng, quýt bi, quýt tỉa. - Hoàn thiện quy trình sản xuất tinh dầu quýt. - Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho tinh dầu quýt. - Nghiên cứu quy trình sản xuất sản phẩm trà hòa tan từ nước ép quả quýt. - Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm trà hòa tan từ nước ép quả quýt. |
- 01 quy trình sản xuất tinh dầu quýt. - 01 quy trình sản xuất trà tan từ nước ép quả quýt. - 03 tiêu chuẩn cơ sở cho nguyên liệu sản xuất tinh dầu quýt. - 01 tiêu chuẩn cơ sở cho tinh dầu quýt. - 01 tiêu chuẩn cơ sở trà hòa tan từ nước ép quả quýt. - 01 dây chuyền sản xuất tinh dầu quýt. - 01 bài báo, phóng sự tuyên truyền. |
1.200 |
700 |
HTX: 500 |
600 |
||
Đại học Thái Nguyên |
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2018, nội dung giáo dục của địa phương được quy định triển khai từ cấp Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông với thời lượng 35 tiết/1 năm/1 lớp. Nội dung chi tiết quy định cho từng Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng phù hợp với thực trạng của địa phương. Bởi vậy, việc biên soạn tài liệu hướng dẫn giảng dạy và học tập nội dung giáo dục của địa phương theo hướng tích hợp cho ba nội dung văn học, lịch sử và địa lí địa phương, có mở rộng trong điều kiện phù hợp tới văn hóa xã hội tỉnh Bắc Kạn là cần thiết. |
- Xây dựng được tài liệu và phương pháp giảng dạy văn học - địa lí - lịch sử địa phương, phục vụ nội dung chương trình giáo dục địa phương cấp Trung học tỉnh Bắc Kạn. - Xây dựng được giáo án minh họa, cách thức tổ chức hoạt động, phương pháp đánh giá kết quả dạy - học theo từng cấp học. - Chuyển giao kết quả nghiên cứu biên soạn để ứng dụng trong nhà trường cấp Trung học tỉnh Bắc Kạn. |
- Đánh giá thực trạng cơ sở lí luận và thực tiễn của hoạt động giảng dạy chương trình địa phương theo hướng tích hợp cho cấp Trung học tại tỉnh Bắc Kạn. - Nghiên cứu, biên soạn chương trình giáo dục địa phương cho cấp Trung học tại Bắc Kạn theo hướng tích hợp, gồm 04 nội dung lĩnh vực: Văn hóa, xã hội tỉnh Bắc Kạn; văn học địa phương; lịch sử địa phương; địa lý địa phương tỉnh Bắc Kạn. - Xây dựng phương pháp giảng dạy chương trình giáo dục địa phương theo hướng tích hợp cho cấp Trung học thuộc tỉnh Bắc Kạn. - Xây dựng phương pháp đánh giá kết quả học tập chương trình giáo dục địa phương theo hướng tích hợp cho học sinh trung học tại Bắc Kạn. - Dạy học thực nghiệm chương trình giáo dục địa phương theo hướng tích hợp cho cấp Trung học tại tỉnh Bắc Kạn (03 trường THCS; 03 trường THPT).. |
- Báo cáo kết quả nghiên cứu xây dựng tài liệu và phương pháp giảng dạy văn học, địa lí, lịch sử địa phương có mở rộng tới tình hình văn hóa xã hội, phục vụ chương trình giáo dục địa phương cấp trung học tỉnh Bắc Kạn. - Tài liệu giảng dạy văn học - địa lí - lịch sử địa phương phục vụ chương trình giáo dục địa phương trong các trường trung học Bắc Kạn. - 03 bài báo, 01 phóng sự về chuyên đề giảng dạy văn học - địa lí - lịch sử địa phương Bắc Kạn sử dụng cho giảng dạy của giáo viên. |
1.100 |
1.100 |
|
600 |
||
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chợ Đồn |
“Đào Toáng” là cây bản địa ở một số xã khu Bắc của huyện Chợ Đồn. Cây cho quả to, khi chín có vị ngọt, giòn, thịt dầy, ít sâu bệnh, năng suất cao... Những năm gần đây, quả Đào Toáng được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, do tập quán canh tác lạc hậu, người dân không quan tâm đến việc chăm sóc, bảo vệ nên các cây đào lâu năm đã bị đào gốc để bán, một số cây còn lại già cỗi, sâu bệnh; do vậy giống đào này có nguy cơ thoái hóa và tuyệt chủng. Nhằm bảo tồn nguồn gen Đào Toáng để nhân giống và xây dựng mô hình trồng cây Đào Toáng tạo ra sản phẩm đặc trưng theo đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm”, góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào vùng cao, việc đề xuất đề tài: Bảo tồn và phát triển cây Đào Toáng tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn là cần thiết. |
- Bảo tồn được 40 - 50 cây Đào Toáng địa phương. - Xây dựng mô hình trồng mới diện tích 3,0ha cây Đào Toáng từ cây nhân giống. - Xây dựng và chuyển giao tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây Đào Toáng phù hợp điều kiện địa phương. |
- Nội dung 1: Điều tra đánh giá thực trạng cây Đào Toáng địa phương. - Nội dung 2: Nhân giống và xây dựng mô hình trồng, thâm canh cây Đào Toáng, dự kiến quy mô 3,0ha. - Nội dung 3: Tập huấn chuyển giao kỹ thuật nhân giống cho 03 - 05 kỹ thuật viên; 50 - 100 lượt hộ nông dân kỹ thuật trồng thâm canh cây Đào Toáng. - Nội dung 4: Tham quan học tập kinh nghiệm; hội thảo, hội nghị tổng kết đề tài. |
- Báo cáo thực trạng phân bố cây Đào Toáng trên địa bàn huyện Chợ Đồn - 40-50 cây Đào Toáng trên 10 năm tuổi được bảo tồn; - 3,0ha mô hình trồng mới cây Đào Toáng tập trung; - 03 - 05 kỹ thuật viên nắm vững quy trình kỹ thuật nhân giống; 50-100 lượt hộ nông dân nắm vững kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Đào Toáng theo hướng thâm canh. - Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây Đào Toáng. |
770 |
570 |
200 (Dân đóng góp) |
300 |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây