Quyết định 20/2002/QĐ-BTC phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính ngành tài chính giai đoạn 2001-2005 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Quyết định 20/2002/QĐ-BTC phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính ngành tài chính giai đoạn 2001-2005 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 20/2002/QĐ-BTC | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 04/03/2002 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 20/2002/QĐ-BTC |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 04/03/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2002/QĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 04 tháng 3 năm 2002 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 178/CP
ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài
chính;
Căn cứ Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2001-2010;
Theo đề nghị của trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Bộ Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính của ngành Tài chính giai đoạn 2001-2005.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Bộ Tài chính, Vụ trưởng Vụ Chính sách Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Đào tạo, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Quyết định này.
|
Nguyễn Sinh Hùng (Đã ký) |
KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NGÀNH TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2001-2005
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2002/QĐ-BTC ngày 4 tháng 3 năm 2002 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Thực hiện Nghị quyết đại hội VIII, các Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 6 (lần 2) và Trung ương 7 (khoá VIII), công tác cải cách hành chính trong quản lý nền tài chính quốc gia những năm qua đã đạt được những thành tựu nhất định về thể chế tài chính, về tổ chức bộ máy, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức và về thủ tục hành chính. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như:
- Các cơ chế, chính sách thiếu đồng bộ, nhất quán, chưa theo kịp yêu cầu thực tế, chưa tạo ra sự bình đẳng thực sự cho các đối tượng, một số lĩnh vực vẫn chưa có cơ chế, chính sách tài chính cụ thể, chính sách được ban hành còn bị động, chưa có định hướng chiến lược tổng thể; tài chính công chậm đổi mới.
- Chức năng, nhiệm vụ của một số đơn vị trong Bộ còn chồng chéo, trùng lắp trong khi có những công việc chưa có đơn vị đảm nhiệm, cơ chế phối hợp công tác chưa hiệu quả, một số đơn vị có chức năng tham mưu kiêm cả nhiệm vụ quản lý làm giảm hiệu quả công tác tham mưu.
- Mặc dù đã có nhiều cải tiến nhưng thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực tài chính vẫn còn rườm rà, phức tạp, nhiều đầu mối và mang tính hình thức.
- Đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành tài chính tuy đã có bước đổi mới tiến bộ về nhiều mặt nhưng vẫn còn có nhiều yếu kém về năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc chậm đổi mới.
Nhằm khắc phục những tồn tại nêu trên và để góp phần thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ, Bộ Tài chính xây dựng Kế hoạch cải cách hành chính ngành Tài chính giai đoạn 2001-2005 với những nội dung như sau:
MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NGÀNH TÀI CHÍNH
1. Mục tiêu, yêu cầu chung
Cải cách hành chính ngành Tài chính được đặt trong tổng thể cải cách hành chính của đất nước và phải đáp ứng được các yêu cầu đề ra của Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt ngày 17/9/2001 nhằm tạo bước ngoặt thúc đẩy công tác cải cách hành chính trên bình diện quốc gia về các mặt chủ yếu như: cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy; đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công, đặc biệt là đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách.
Những mục tiêu, yêu cầu đặt ra cho cải cách hành chính ngành tài chính là:
- Thể chế tài chính phải vừa đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế, vừa tạo được những tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội. Hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách tài chính phù hợp với thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước; tăng tính chủ động, năng động, sáng tạo và trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách, của các doanh nghiệp; đổi mới cơ chế tài chính để thích hợp với tính chất của cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp...
- Xây dựng ngành tài chính trong sạch, vững mạnh, hiện đại và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
2. Mục tiêu cụ thể của giai đoạn 2001-2005:
- Xây dựng và hoàn thiện thể chế tài chính đối với các thị trường: thị trường vốn, tiền tệ, thị trường chứng khoán, bất động sản, khoa học công nghệ, lao động
- Hoàn thiện thể chế về thẩm quyền của nhà nước đối với DN nói chung và DNNN nói riêng, phân biệt rõ quyền của chủ sở hữu, quyền quản lý hành chính nhà nước, quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Nâng cao thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với tài chính, ngân sách địa phương, gắn phân cấp tài chính, ngân sách với phân cấp nhiệm vụ kinh tế xã hội.
- Xoá bỏ các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân, đổi mới các thủ tục hành chính theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện cho các đối tượng thực hiện. Loại bỏ những việc làm hình thức, không hiệu quả; giảm hội họp, giấy tờ hành chính.
- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống tài chính quốc gia, chuyển một số dịch vụ không cần thiết để các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và tổ chức nghề nghiệp thực hiện.
- Xây dựng cơ cấu bộ máy ngành tài chính gọn nhẹ, hiệu quả, điều chỉnh cơ cấu tổ chức của cơ quan Bộ theo hướng phân biệt rõ chức năng, cơ cấu hoạt động của các bộ phận tham mưu, thực thi chính sách và cung cấp dịch vụ công.
- Hiện đại hoá ngành tài chính và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, có đủ phẩm chất và năng lực để thi hành công vụ trong điều kiện mới. Xác định rõ cơ cấu cán bộ, công chức gắn với chức năng, nhiệm vụ trong các cơ quan, đơn vị để làm cơ cở cho việc định biên và xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức ngành tài chính. Đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo cán bộ công chức theo chức danh, tiêu chuẩn gắn với trách nhiệm công vụ.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
1. Cải cách về thể chế
1.1. Định hướng đổi mới các cơ chế, chính sách tài chính chủ yếu:
- Hoàn thiện và đồng bộ hoá các cơ chế, chính sách tài chính để tạo lập cho được thể chế tài chính hoàn chỉnh về thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ và thị trường lao động.
- Hoàn thiện thể chế tài chính đối với khu vực doanh nghiệp theo hướng: Phân biệt rõ quyền của chủ sở hữu, quyền quản lý hành chính nhà nước, quyền tự chủ kinh doanh của DNNN; hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với DNNN chuyển sang công ty TNHH một thành viên, tập đoàn kinh tế nhà nước. Xây dựng cơ chế tài chính đồng bộ cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hợp tác xã. Hoàn thiận khung pháp luật, cơ chế chính sách tài chính thúc đẩy cổ phần hoá và chuyển đổi hình thức sở hữu DNNN (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
1.2. Nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
Năm 2002, các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ phải hoàn thành cơ bản việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đến hết năm 2001 do đơn vị chủ trì xây dựng và có liên quan đến lĩnh vực quản lý của đơn vị mình; xác định cụ thể những văn bản còn phù hợp, những văn bản cần sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ, đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung. Việc rà soát văn bản cần kết hợp với rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị để tạo điều kiện cho việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đơn giản hoá thủ tục hành chính, tinh giản biên chế.
Việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của ngành tài chính phải được đổi mới theo hướng:
- Phát huy tính chủ động trong xây dựng cơ chế chính sách, hạn chế tình trạng chạy theo xử lý những phát sinh thực tiễn.
- Đổi mới quy trình và phương pháp xây dựng cơ chế, chính sách, tăng cường lấy ý kiến của các đối tượng thực hiện, tránh tình trạng cơ chế, chính sách chỉ thuận lợi cho cơ quan quản lý và khắc phục tình trạng chậm ban hành các hướng dẫn thi hành Luật; Pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước.
- Nâng cao trách nhiệm của đối tượng thực hiện, đơn giản về cơ chế quản lý, về chính sách và các thủ tục hành chính, kiên quyết loại bỏ các thủ tục không cần thiết.
- Định kỳ đánh giá các cơ chế, chính sách đã được ban hành để rút kinh nghiệm và có cơ cở bổ sung, sửa đổi kịp thời.
2. Cải cách tài chính công
- Hoàn thiện hệ thống chính sách thu Ngân sách Nhà nước và các chính sách động viên, theo đó đến năm 2005 phải hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung các luật thuế hiện hành, ban hành một số luật thuế mới như: thuế tài sản, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất.
- Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chủ đạo của Ngân sách Trung ương; đồng thời phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phương và các ngành trong việc điều hành tài chính và ngân sách của mình. Bảo đảm quyền quyết định ngân sách địa phương của HĐND các cấp, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động xử lý các công việc ở địa phương, bảo đảm quyền quyết định của các đơn vị dự toán cấp I thuộc các cấp ngân sách trong việc phân bổ kinh phí cho các đơn vị trực thuộc, quyền chủ động của các đơn vị sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán được duyệt và phù hợp với chế độ, chính sách. Theo đó, trước mắt cần sớm hoàn thiện việc sửa đổi Luật NSNN và trình Quốc hội xem xét ban hành năm 2002.
- Đổi mới công tác kiểm soát chi ngân sách cho phù hợp với các cơ chế tài chính mới, bảo đảm quyền chủ động và nâng cao trách nhiệm của các đối tượng sử dụng ngân sách.
- Hoàn thiện cơ chế công khai, minh bạch, tăng cường sự giám sát của cán bộ, công chức và nhân dân trong quản lý tài chính, ngân sách ở cơ cở, chống lãng phí, tham ô, tham nhũng trong quản lý tài chính.
- Trên cơ cở phân biệt rõ cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp, thực hiện đổi mới cơ chế phân bổ kinh phí ngân sách cho cơ quan hành chính, xoá bỏ cấp kinh phí theo biên chế, hướng vào kiểm soát theo đầu ra, theo chất lượng chi tiêu và theo mục tiêu của cơ quan hành chính. Đổi mới hệ thống định mức chi, tăng quyền chủ động của cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách.
- Đối với cơ chế tài chính với khu vực dịch vụ công, trên cơ cở xác định rõ những công việc mà nhà nước phải trực tiếp thực hiện, những công việc có thể và cần phải chuyển cho các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội đảm nhiệm để có chính sách tài chính khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và nhân dân trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, kiểm soát của cơ quan nhà nước.
- Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu có đủ điều kiện, thí điểm để áp dụng rộng rãi các cơ chế tài chính như: cho thuê đơn vị sự nghiệp công, cho thuê đất để xây dựng trường học, bệnh viện Khuyến khích xã hội hoá các lĩnh vực sự nghiệp, kể cả kêu gọi và thu hút đầu tư nước ngoài.
- Thực hiện rộng rãi các cơ chế tài chính nhằm tạo nguồn thực hiện cải cách về tiền lương để đến năm 2005 thực hiện cải cách cơ bản chế độ tiền lương.
- Hoàn thiện quy trình thanh tra, kiểm tra tài chính. Đổi mới công tác kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát về tài chính đối với các doanh nghiệp, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách tài chính liên quan đến các cam kết quốc tế; có kế hoạch xây dựng các chính sách cụ thể không thuộc diện phải cam kết để thay thế các chính sách buộc phải loại bỏ nếu cần thiết.
3. Về tổ chức bộ máy
- Trong năm 2002 cần hoàn thành một số công việc tạo tiền để cho cải cách về tổ chức bộ máy ngành tài chính, cụ thể là:
+ Hoàn thành việc rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế của các cơ quan, đơn vị trong ngành tài chính, xây dựng kế hoạch, phương án sắp xếp, tổ chức lại bộ máy của ngành.
+ Xác định được nhu cầu biên chế gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức theo tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức; hoàn thành kế hoạch tinh giản biên chế.
- Trên cơ cở rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, thực hiện điều chỉnh một số chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ theo hướng tập trung đầu mối theo lĩnh vực, tránh chồng chéo; từng bước tách chức năng tham mưu xây dựng chính sách với chức năng quản lý; rà soát lại những công việc chưa có đơn vị làm đầu mối (hội nhập đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, nợ nước ngoài của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tài chính khu vực kinh tế hợp tác và hợp tác xã ) để phân công cụ thể đơn vị đầu mối.
- Xây dựng phương án trình Chính phủ trong việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý tài chính nhà nước giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, đổi mới và xác định rõ chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính.
- Hoàn thiện chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của hệ thống Thuế, Thanh tra Tài chính, Kho bạc Nhà nước và Dự trữ Quốc gia.
- Đẩy mạnh việc hiện đại hoá ngành tài chính để nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý tài chính quốc gia. Xây dựng và đưa vào hoạt động trung tâm số liệu tài chính phục vụ công tác hoạch định chính sách, công tác điều hành và quản lý Ngân sách Nhà nước, đặc biệt là trong các lĩnh vực quản lý và thu thuế, dự toán và cấp phát ngân sách, kiểm soát chi và tổng hợp quyết toán Ngân sách Nhà nước. Hoàn thiện các chương trình ứng dụng và thiết lập cơ cở hạ tầng kỹ thuật trực tuyến giữa các đơn vị trong Bộ và một số Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đảm bảo luân chuyển và xử lý thông tin kịp thời phục vụ công tác quản lý của ngành.
4. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức.
- Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ; xây dựng quy hoạch cán bộ toàn ngành cho từng cấp, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia đầu ngành.
- Xây dựng kế hoạch tổng thể về đào tạo cán bộ đảm bảo năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học, khả năng quản lý hành chính và lý luận chính trị, đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu theo các chức danh tiêu chuẩn cán bộ, công chức.
Trước mắt năm 2002 cần triển khai thực hiện một số Đề án cụ thể nhằm cải cách hành chính ngành tài chính tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ tài chính và sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và từng bước đổi mới thể chế tài chính, trong đó tập trung vào vấn đề tài chính công (Danh mục các Đề án tại phần phụ lục kèm theo).
1. Ban chỉ đạo cải cách hành chính Bộ Tài chính căn cứ Chương trình này và nhiệm vụ công tác cải cách hành chính từng năm để giao nhiệm vụ cụ thể đến từng đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ.
2. Đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; trên cơ cở nhiệm vụ cải cách hành chính được giao, thủ trưởng các đơn vị cùng cấp uỷ Đảng cụ thể hoá từng nhiệm vụ thành chương trình hàng động 5 năm và từng năm của đơn vị mình trình Ban Chỉ đạo cải cách hành chính phê duyệt để làm cơ cở triển khai thực hiện.
3. Định kỳ 6 tháng hàng năm, các đơn vị phải đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính được giao, lập báo cáo gửi Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Bộ.
4. Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách hành chính chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ thực hiện các nhiệm vụ được giao tổng hợp báo cáo về cải cách hành chính ngành tài chính và đề xuất các biện pháp cần hiết.
5. Hàng quý, Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Bộ Tài chính họp để kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của ngành và có các biện pháp chỉ đạo kịp thời.
DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NGÀNH TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2002
STT |
Nội dung đề án, cơ chế, chính sách |
Hình thức VB, công văn |
Đơn vị chủ trì |
Tiến độ thực hiện |
||||||
|
|
|
|
2002 |
2003 |
đến 2005 |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
||||
A |
Về thể chế |
|||||||||
1 |
Đổi mới công tác xây dựng, ban hành và nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật về tài chính |
Đề án, QĐ của BTC |
CSTC |
|
|
|
||||
2 |
Chính sách tài chính thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, phát triển thương mại nông thôn |
Đề xuất chính sách |
CSTC |
|
|
|
||||
3 |
Đề án phát triển và hoàn thiện thị trường tài chính - tiền tệ |
Đề án |
TCNH |
|
|
|
||||
4 |
Xây dựng dự án Luật Kế toán |
Luật |
CĐKT |
|
|
|
||||
5 |
Hoàn thiện hệ thống luật pháp đối với doanh nghiệp, tăng cường các biện pháp thúc đẩy cổ phần hoá, đổi mới cơ chế quản lý, giám sát DNNN |
NĐ, QĐ của TTg và các VB hướng dẫn |
CSTC, TCDN |
|
|
|
||||
6 |
Đổi mới công tác dự trữ quốc gia, đảm bảo dự trữ để hỗ trợ sản xuất, giữ vững an ninh tài chính, an ninh kinh tế |
Pháp lệnh |
Cục DTQG |
|
|
|
||||
B |
Về tài chính |
|||||||||
7 |
Xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện |
Luật và các NĐ Thông tư |
Vụ NSNN |
|
|
|
||||
8 |
Tiếp tục thực hiện cải cách thuế bước 2 (ban hành luật thuế TNCN, thuế tài sản, thuế sử dụng đất; sửa đổi Luật Thuế VAT và thuế thu nhập DN, hướng dẫn Pháp lệnh phí, lệ phí). |
Luật, các VB hướng dẫn thi hành |
CSTC, TCT |
|
|
|
||||
9 |
Đề án xây dựng cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu |
Thông tư, QĐ của BTC |
HCSN |
|
|
|
||||
10 |
Đề án nghiên cứu tạo nguồn cải cách tiền lương |
Đề án trình CP |
CSTC |
|
|
|
||||
11 |
Sửa đổi, bổ sung các định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu tài chính |
Báo cáo, Thông tư |
HCSN |
|
|
|
||||
12 |
Xây dựng dự án Luật sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào kinh doanh |
Luật |
TCDN |
|
|
|
||||
13 |
Thống nhất cơ chế tài chính đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu |
QĐ của TTg CP |
CSTC |
|
|
|
||||
14 |
Đổi mới công tác cung cấp thông tin về tình hình kinh tế tài chính giữa các DNNN lớn với BTC nhằm phục vụ cho công tác điều hành tài chính - tiền tệ vĩ mô thông qua Đề án xây dựng hệ thống mạng tin học kết nối. |
Đề án, tổ chức thực hiện |
Ban TH TCDN |
|
|
|
||||
15 |
Tổ chức, sắp xếp lại và tăng cường kiểm tra chất lượng hoạt động của các công ty dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán |
Đề án |
CĐKT |
|
|
|
||||
16 |
Hoàn thiận hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán, chế độ báo cáo tài chính |
QĐ của BTC |
CĐKT |
|
|
|
||||
17 |
áp dụng công nghệ quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO trong quản lý hành chính nhà nước về TC |
Đề án, VB, tổ chức thực hiện |
VP |
|
|
|
||||
C |
Cải cách quy trình nghiệp vụ và thủ tục hành hành |
|
|
|
|
|
||||
18 |
Đổi mới, công khai các thủ tục, quy trình kê khai nộp thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế và kiểm tra sau thuế |
Thông tư |
TCT |
|
|
|
||||
19 |
Đổi mới cơ chế, quy trình quản lý kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia |
TT liên tịch |
NSNN |
|
|
|
||||
20 |
Đổi mới quy trình cấp phát Ngân sách các cấp và cấp phát kinh phí cho các đơn vị HCSN |
Thông tư |
NSNN |
|
|
|
||||
21 |
Đổi mới chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ |
Nghị định |
CĐKT |
|
|
|
||||
22 |
Đổi mới quy trình, thủ tục nghiệp vụ hành chính trong quản lý tài chính |
Đề án, VB, tổ chức thực hiện |
VP |
|
|
|
||||
D |
Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy ngành tài chính và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính |
|||||||||
23 |
Đề án sắp xếp và xác định chức năng, cơ cấu tổ chức của các đơn vị Bộ Tài chính |
QĐ của BTC |
TCCB |
|
|
|
||||
24 |
Đề án tinh giản biên chế ngành tài chính |
KH thực hiện |
TCCB |
|
|
|
||||
25 |
Đề án hiện đại hoá ngành tài chính |
Đề án |
BCĐ HĐH |
|
|
|
||||
26 |
Sửa đổi quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy quản lý tài chính của chính quyền địa phương các cấp (thay thế TTLT số 38/TTLT ngày 25/6/1997). |
TTLT |
TCCB |
|
|
|
||||
27 |
Hoàn thiện tổ chức và chức năng của hệ thống thanh tra, kiểm tra ngành tài chính |
Đề án, QĐ của BTC |
TCCB |
|
|
|
||||
28 |
Đổi mới cơ chế và quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN |
Thông tư |
KBNN |
|
|
|
||||
29 |
Cải tiến quy trình thanh tra, kiểm tra tài chính, đẩy nhanh tiến độ giải quyết khiếu nại, tố cáo, đảm bảo thời hạn xử lý đơn thư khiếu nại |
|
TTrTC |
|
|
|
||||
30 |
Hoàn thiện cơ chế công khai, minh bạch, tăng cường sự giám sát của cán bộ, công chức và nhân dân trong quản lý tài chính, ngân sách ở cơ cở, chống lãng phí, tham ô, tham nhũng trong quản lý tài chính |
|
CSTC |
|
|
|
||||
E |
Về nâng cao trình độ cán bộ |
|||||||||
31 |
Đề án nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành tài chính |
Đề án tổ chức thực hiện |
TCCB Học viện |
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây