Quyết định 195/2006/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tây đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 195/2006/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tây đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 195/2006/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 25/08/2006 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 09/09/2006 | Số công báo: | 27-28 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 195/2006/QĐ-TTg |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 25/08/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 09/09/2006 |
Số công báo: | 27-28 |
Tình trạng: | Đã biết |
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 195/2006/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2006 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HÀ TÂY ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ
chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây
tại tờ trình số 4783/TTr-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2005 và ý kiến của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 4408/BKH/TĐ&GSĐT ngày 15 tháng 6 năm
2006 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà
Tây đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tây đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
a) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tây đến năm 2020 phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước; đảm bảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, xoá đói nghèo, đẩy mạnh công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội và công bằng xã hội; kết hợp đồng bộ giữa phát triển sản xuất với phát triển thị trường và phát triển kết cấu hạ tầng. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
b) Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế với tốc độ nhanh hơn thời kỳ vừa qua; phát huy lợi thế về vị trí địa kinh tế, tài nguyên thiên nhiên và con người để phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp. Phấn đấu đến năm 2015, Hà Tây đạt trình độ phát triển ở mức bình quân chung của các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
c) Đặt sự phát triển của Hà Tây trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế, trong sự hợp tác chặt chẽ với các tỉnh trong nước, gắn với Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và trong quá trình đổi mới của đất nước để phát triển kinh tế đạt chất lượng cao hơn.
d) Đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá; kết hợp giữa phát triển đô thị như một trung tâm phát triển gắn với vành đai nông thôn. Các đô thị của Hà Tây phải được phát triển hiện đại, bảo đảm được chức năng là các đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội. Đô thị hoá gắn liền với các đề án tái định cư, hỗ trợ và đào tạo nghề cho nông dân nơi Nhà nước thu hồi đất.
đ) Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và bảo vệ di sản văn hoá, cân bằng sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững. Không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hoá.
e) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.
a) Mục tiêu tổng quát
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển mạnh kinh tế công nghiệp, dịch vụ để tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng lợi thế, trở thành ngành kinh tế quan trọng; phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao. Huy động mọi nguồn lực để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao, bền vững; sớm đưa Hà Tây trở thành tỉnh công nghiệp với một hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tương đối hiện đại và đồng bộ, gắn kết chặt chẽ với hệ thống hạ tầng của vùng Hà Nội; văn hóa phát triển lành mạnh, hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc; kinh tế phát triển đạt và vượt mức bình quân chung của cả nước, từng bước trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của Vùng đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và y tế chất lượng cao của Vùng; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tích luỹ nội bộ.
b) Mục tiêu cụ thể
- Về phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 ít nhất đạt 13,5%, giai đoạn 2011 - 2015 đạt trên 13% và giai đoạn 2016 - 2020 tăng khoảng 12%. Đưa mức GDP bình quân đầu người đạt và vượt mức trung bình cả nước trước năm 2015.
+ Tổng kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2006 - 2010 tăng trên 17%/năm, thời kỳ 2011 - 2020 tăng 14,9%/năm. Đến năm 2010, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu gấp 2,8 lần năm 2005, và năm 2020 đạt gấp 4 lần năm 2010.
+ Cơ cấu kinh tế năm 2010 đạt tỷ lệ: công nghiệp - xây dựng 45 - 46%; dịch vụ 34 - 35%; nông - lâm nghiệp - thủy sản 20 - 21%. Đến năm 2020 tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP còn dưới 9%; công nghiệp và dịch vụ 91%.
+ Trong giai đoạn 2006 - 2010: giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,5 - 4%/năm; giá trị trồng trọt và nuôi trồng thủy sản trên 1 ha canh tác đạt trên 40 triệu đồng.
- Về phát triển xã hội:
+ Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh mỗi năm 0,6‰, tỷ lệ nghèo giảm 1,5 -2%/năm (theo chuẩn nghèo mới); nâng mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo.
+ Đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa ít nhất đạt khoảng 45 - 50%; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động khoảng 77%.
+ Đến năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt khoảng 40%, đến năm 2020 khoảng 50 - 60%. Đến năm 2010, có 80 - 85% lao động có việc làm sau khi đào tạo.
+ Tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân 20 - 25%/năm.
+ Đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
- Về bảo vệ môi trường:
Môi trường luôn được quan tâm bảo vệ và ngày càng được cải thiện. Giảm đến mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề và đến năm 2010, khoảng 90% dân số được sử dụng nước sạch; thu gom và xử lý trên 90% rác thải sinh hoạt; quản lý và xử lý 100% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế.
Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
3. Phương án tăng trưởng kinh tế đến năm 2020
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,5% giai đoạn 2006 - 2010; khoảng 13% giai đoạn 2011 - 2015 và khoảng 12% giai đoạn 2016 - 2020.
Cơ cấu kinh tế đến năm 2010: công nghiệp - xây dựng chiếm 45%, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 21%, dịch vụ chiếm 34%; đến năm 2015: công nghiệp - xây dựng chiếm 50%, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 14%, dịch vụ chiếm 36%; đến năm 2020: công nghiệp - xây dựng chiếm 54%, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 9%, dịch vụ chiếm 37%.
4. Lựa chọn phương hướng phát triển có tính đột phá đến năm 2010 và năm 2020
a) Phương hướng phát triển có tính đột phá
+ Chuyển dịch và nâng cao chất lượng cơ cấu trong công nghiệp bằng cách phát triển các ngành sản xuất chủ lực như: công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghiệp công nghệ cao; công nghiệp phụ trợ gắn với khu công nghiệp, khu công nghệ cao; phát triển các ngành có lợi thế về tài nguyên như xi măng, chế biến thực phẩm; đẩy nhanh tốc độ xây dựng khu công nghệ cao, khu công nghiệp tập trung; hình thành các khu công nghiệp mới, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ; phát triển tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống.
+ Chuyển dịch và nâng cao chất lượng cơ cấu ngành dịch vụ; tập trung phát triển một số ngành dịch vụ chất lượng cao (tài chính, ngân hàng, thương mại, dịch vụ công nghệ, viễn thông, vận tải); phát triển thị trường bất động sản; phát triển du lịch toàn diện và trở thành ngành kinh tế quan trọng.
+ Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng chất lượng và hiệu quả, gắn với chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
b) Hướng ưu tiên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, kết nối với hệ thống kết cấu hạ tầng của Hà Nội và các tỉnh trong Vùng.
- Chú trọng sự phát triển bền vững, giải quyết tốt các vấn đề về môi trường.
- Đầu tư phát triển các trung tâm kinh tế quan trọng của Tỉnh, từng bước trở thành Trung tâm kinh tế của Vùng.
- Xây dựng Hà Tây trở thành một trong những trung tâm đào tạo lao động kỹ thuật và cán bộ quản lý giỏi cho cả Vùng.
- Cơ cấu lại kinh tế nông thôn, gắn kinh tế nông thôn như một vành đai, vệ tinh phát triển của Hà Nội và các đô thị trong Tỉnh.
- Hoàn thiện quy hoạch không gian lãnh thổ theo hướng tạo ra các đô thị gắn kết với nhau và với các khu vực nông thôn.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển Hà Tây với các tỉnh, thành phố trong Vùng.
5. Phương hướng phát triển các ngành và lĩnh vực
a) Phát triển công nghiệp và hệ thống các khu công nghiệp
- Phát triển các ngành công nghiệp và sản phẩm chủ lực:
Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là khâu đột phá để phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tập trung các nguồn lực để phát triển công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao, tạo được sự chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp; tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm của Tỉnh.
Dự kiến công nghiệp Hà Tây sẽ phát triển với nhịp độ tăng bình quân hàng năm tính theo giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 24 - 25% thời kỳ 2006 - 2010; 18 - 19% thời kỳ 2011 - 2015 và 16 - 17% cho thời kỳ 2016 - 2020.
Coi ngành công nghiệp cơ khí (chế tạo và lắp ráp máy nông nghiệp, phương tiện vận tải v.v...), chế tạo và lắp ráp điện tử là ngành công nghiệp mũi nhọn của Tỉnh. Ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao (sản xuất phần mềm, vật liệu mới v.v...). Đồng thời, phát triển mạnh nhóm ngành có lợi thế về nguồn nguyên liệu địa phương, có truyền thống và thu hút nhiều lao động như: công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, may mặc và da giày, các ngành nghề truyền thống v.v...
Tập trung phát triển các ngành công nghiệp sau:
+ Công nghiệp công nghệ cao: phát triển các ngành công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, tự động hóa, các loại vật liệu mới, cao cấp v.v...
+ Công nghiệp cơ khí, điện tử: cơ khí sản xuất máy nông nghiệp, cơ khí ô tô, xe máy, lắp ráp điện tử, máy tính v.v...
+ Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống.
+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: công nghiệp sản xuất xi măng, vật liệu xây, vật liệu lợp, đá xây dựng.
+ Công nghiệp hóa chất và phân bón.
+ Công nghiệp sản xuất giày dép, dệt may, đồ da, nhựa, giấy, bao bì.
+ Công nghiệp khai thác khoáng sản: các khoáng sản như đá vôi, đất sét, cát sỏi, nước khoáng, Pyrít.
- Phương hướng phát triển và phân bố sản xuất công nghiệp, các khu công nghiệp tập trung, cụm - điểm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp làng nghề:
+ Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, lập quy hoạch và từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp, các điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp làng nghề trên địa bàn Tỉnh với các khu, cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề có tổng diện tích khoảng 8.080 ha, gồm 9 khu công nghiệp (trong đó có 1 khu công nghệ cao) có diện tích là 5600 ha; 29 cụm công nghiệp với diện tích với 1.210 ha và 177 điểm công nghiệp làng nghề với diện tích 1.270 ha.
Sau năm 2010, nghiên cứu hình thành một số khu, cụm công nghiệp mới gắn với các trục giao thông quan trọng và hình thành các đô thị mới. Định hướng phân bố các cơ sở sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ như sau:
Các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm bố trí gần hoặc trong vùng có nguyên liệu.
Các cơ sở may xuất khẩu, sản xuất giày vải có thể đặt ở vùng đông dân cư.
Các xí nghiệp khác, theo định hướng ngành nghề sẽ bố trí vào các khu, cụm công nghiệp.
+ Về phát triển công nghiệp nông thôn: khôi phục các làng nghề truyền thống, trên cơ sở đó từng bước phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn theo hướng công nghệ tiên tiến, hình thành các điểm công nghiệp gắn với các thị trấn, thị tứ, có quy mô xã và liên xã. Phấn đấu đến năm 2010, 90% số làng trong Tỉnh có nghề, trong đó có trên 400 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Tỉnh. Phát triển làng nghề phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Tập trung phát triển một số ngành nghề truyền thống, có thế mạnh như: dệt, thêu, ren, nghề gỗ, cơ khí, chế biến nông sản, may, da giày, mây tre đan, chế biến trái cây.
b) Phát triển khu vực dịch vụ
- Phát triển thương mại:
Coi trọng thị trường Vùng đồng bằng sông Hồng và mở rộng giao lưu với các thị trường khác. Liên kết với các tỉnh xung quanh thành lập các hiệp hội xuất khẩu hàng nông sản, gắn lợi ích người sản xuất với các doanh nghiệp xuất khẩu. Phát triển thương nghiệp với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Củng cố và tổ chức lại hệ thống thương nghiệp nhà nước. Dự báo tổng mức lưu chuyển hàng hóa xã hội năm 2010 khoảng 19.080 tỷ đồng, năm 2015 khoảng 41.480 tỷ đồng, năm 2020 khoảng 93.920 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng tổng mức lưu chuyển hàng hoá xã hội tăng bình quân thời kỳ 2006 - 2010 là 17,6%/năm, thời kỳ 2011 - 2015 là 16,8/năm, thời kỳ 2016 - 2020 là 18%/năm.
Dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 250 triệu USD vào năm 2010, đạt 500 triệu USD vào năm 2015 và sẽ đạt 1,0 tỷ USD vào năm 2020. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp, nông sản - thực phẩm chế biến, vật liệu xây dựng.
Tiến hành quy hoạch phát triển hệ thống chợ, trung tâm giao dịch hàng hóa, mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tổng hợp, lò giết mổ gia súc, gia cầm, mạng lưới kho vận đầu mối, mạng lưới các điểm kinh doanh xăng dầu.
- Phát triển Hà Tây gắn với Hà Nội thành Trung tâm dịch vụ du lịch lớn của khu vực phía Bắc:
Ưu tiên phát triển du lịch sinh thái. Đầu tư cho du lịch theo hướng tạo thành một không gian du lịch thống nhất, trong đó tập trung hoàn chỉnh cụm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hồ Suối Hai - núi Ba Vì. Không gian du lịch bao gồm 3 cụm du lịch chính là: cụm du lịch Hà Đông và phụ cận, cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, cụm du lịch Hương Sơn - Quan Sơn.
Phát triển các sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa; du lịch làng nghề; du lịch tham quan trang trại, đồng quê; du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị, triển lãm; du lịch thể thao, vui chơi giải trí. Xây dựng, phát triển các tour du lịch.
Phát huy vị thế liền kề Hà Nội, tập trung phát triển mạnh các loại hình dịch vụ như: dịch vụ cải tiến kỹ thuật, dịch vụ pháp luật, dịch vụ thông tin, chuyển giao công nghệ, dịch vụ văn hoá - vui chơi nghỉ cuối tuần... Phối hợp với Hà Nội phát triển mạnh các loại dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thương mại và khoa học công nghệ v.v...
c) Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp và nông thôn
Quy hoạch đất nông nghiệp phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến. Phát triển nông nghiệp ven đô. Từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, trước mắt ứng dụng vào sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi và một số sản phẩm mũi nhọn (rau an toàn, hoa, quả; chăn nuôi lợn, gia cầm, thuỷ sản) gắn với việc xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá cố định 1994) bình quân đạt 3,5 - 4,0%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và 3,0-3,5%/năm trong giai đoạn 2011 - 2020.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp lên 50% vào năm 2010, trên 60% vào năm 2020.
Giá trị sản xuất trồng trọt đạt 38 - 40 triệu đồng/ha đất canh tác, trong đó có ít nhất 15% diện tích đạt trên 50 triệu đồng/ha vào năm 2010, đến năm 2020 có trên 40% diện tích đạt trên 50 triệu đồng/ha canh tác.
Về trồng trọt: quy hoạch các vùng chuyên canh cây lúa, đầu tư thâm canh cây lương thực, đưa các giống mới và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Phát triển cây công nghiệp hàng năm, rau an toàn, rau sạch, trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm (cây chè...).
Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản.
Làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng; tích cực trồng mới rừng tập trung, trồng cây phân tán. Phấn đấu đến năm 2010, trồng mới 2.000 ha rừng tập trung, cải tạo khoảng 20% diện tích rừng trồng hiện có (khoảng 2.000 ha). Nâng độ che phủ của rừng lên 11% vào năm 2010.
d) Phát triển các lĩnh vực xã hội
- Dân số, lao động, việc làm:
Dự kiến tốc độ tăng dân số trung bình vào khoảng 1,0%/năm thời kỳ 2006 - 2015, khoảng 0,9%/năm thời kỳ 2015 - 2020. Dân số tỉnh Hà Tây đến năm 2020 khoảng 2,922 triệu người.
Dân số đô thị dự kiến sẽ tăng khá nhanh, tỷ lệ đô thị hoá tăng từ 9,9% năm 2005 lên khoảng 45 - 50% vào năm 2020.
Số lao động được giải quyết việc làm tăng thêm trong thời kỳ 2006 - 2010 là 116,9 nghìn người, thời kỳ 2011 - 2015 là 124,2 nghìn người và thời kỳ 2016 - 2020 là 23,5 nghìn người.
Giảm tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp đến năm 2020 xuống còn khoảng 23% trong tổng số lao động.
- Giáo dục - đào tạo:
Nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục phổ thông các cấp. Rút ngắn khoảng cách chênh lệch về cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục so với Thủ đô Hà Nội; giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các huyện trong Tỉnh.
Hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở (THCS) đúng độ tuổi vào năm 2008; hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông (THPT) vào năm 2010. Phấn đấu đến năm 2010 có 80% trường tiểu học, 40% trường THCS, 50% trường THPT đạt chuẩn quốc gia; đến năm 2015 có 100% trường tiểu học, 60% trường THCS, 70% trường THPT đạt chuẩn quốc gia và đến năm 2020 có 100% trường THCS và THPT đạt chuẩn quốc gia.
Thành lập và xây dựng 14 trung tâm giáo dục thường xuyên, 14 trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp trên toàn Tỉnh. Mở rộng và phát triển quy mô đào tạo nghề; tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 45% vào năm 2010, khoảng 55 - 60% vào năm 2015 và 70 - 75% vào năm 2020. Phấn đấu đến năm 2010, nâng trường Cao đẳng Sư phạm và trường Cao đẳng Y tế cộng đồng lên thành các trường đại học; nâng trường Trung học Y tế thành trường Cao đẳng Y tế; xây dựng một trường đại học dân lập, khuyến khích mở rộng các loại trường ngoài công lập.
- Y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân:
Phát huy năng lực các cơ sở sẵn có trên địa bàn Tỉnh, phối hợp với các ngành Trung ương (trước hết là kết hợp quân dân y với các bệnh viện 103, 105, Viện Bỏng quốc gia v.v...), và kết hợp với Hà Nội (Bệnh viện tỉnh Hà Tây là vệ tinh cho các bệnh viện lớn của Trung ương) hình thành hai trung tâm y tế lớn, kỹ thuật cao ở thị xã Hà Đông và thị xã Sơn Tây; xây dựng và phát triển Hà Tây trở thành Trung tâm y tế lớn của vùng Bắc Bộ và cả nước.
Phấn đấu đến năm 2010 đạt 6,5 bác sĩ và 1 dược sĩ đại học/1 vạn dân, đến năm 2020 có 9 bác sĩ và 1,5 dược sĩ đại học/1 vạn dân.
Cải tạo, nâng cấp các trạm y tế xã đảm bảo 50% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia vào năm 2010 và 100% vào năm 2015.
Đến năm 2010, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn dưới 16%, đến năm 2020 còn dưới 8%. Nâng cao hiệu quả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
- Văn hoá, thông tin, thể dục thể thao:
+ Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp văn hóa - thông tin Hà Tây, trên cơ sở khai thác và phát huy tiềm năng, truyền thống lịch sử, văn hóa của Tỉnh.
Đến năm 2010, đạt 85% gia đình văn hóa, 50% số làng văn hóa; 40% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa. Đến năm 2020, đạt 90% gia đình văn hóa, 60% số làng văn hóa; 60% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa.
Đầu tư bảo tồn, tu bổ, tôn tạo các di tích cách mạng, di tích lịch sử, văn hóa; bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể; xây dựng và nâng cấp các cơ sở văn hóa từ tỉnh đến huyện và cơ sở. Phát triển phong trào văn nghệ quần chúng, thông tin cổ động, đưa văn hóa thông tin về cơ sở. Xây dựng Chùa Hương trở thành di sản thế giới.
Tiếp tục phát triển báo, đài phát thanh - truyền hình, các tạp chí của Tỉnh.
+ Phát triển mạnh phong trào thể dục, thể thao quần chúng để làm nền tảng xây dựng thể thao thành tích cao. Phấn đấu đến năm 2020, có 30% dân số tập thể dục, thể thao thường xuyên, 20% tổng số hộ đạt gia đình thể thao, 100% số trường học thực hiện giáo dục thể chất có nề nếp; 100% huyện, thị có đủ 3 công trình là sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi; 100% xã, phường giành đất cho hoạt động thể dục - thể thao và có từ 01 công trình thể thao trở lên. Phát triển thể thao thành tích cao.
Đầu tư xây dựng khu Liên hợp thể thao tại thị xã Hà Đông và Trung tâm đào tạo vận động viên cấp cao tại khu vực Láng - Hòa Lạc - Thạch Thất.
- Phát thanh - truyền hình:
Từng bước đổi mới thiết bị kỹ thuật, nội dung chương trình của hệ thống phát thanh - truyền hình của Tỉnh và các đài phát thanh cấp huyện; quy hoạch, củng cố, nâng cấp mạng lưới truyền thanh xã, phường, thị trấn.
6. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
a) Mạng lưới giao thông
Cải tạo và nâng cấp mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh, gia tăng mối giao lưu giữa Hà Tây với Hà Nội và các tỉnh trong vùng Bắc Bộ.
Chú trọng xây dựng các tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh, mới đấu nối với các trục đường quốc gia, tạo ra các trục kinh tế mới, các không gian phát triển công nghiệp và đô thị, nhất là tại các huyện Quốc Oai, Thanh Oai, Phú Xuyên v.v...
- Giao thông đường bộ
+ Quốc lộ:
Giai đoạn 2006 - 2010, triển khai xây dựng cầu Phùng trên quốc lộ 32. Các dự án xây dựng các tuyến quốc lộ do Trung ương quản lý, triển khai trên địa bàn như đường Láng - Hòa Lạc, quốc lộ 1 cũ, quốc lộ 6 .v.v..., phải bảo đảm tính hài hòa và có phương án giao cắt hợp lý với các tuyến đường địa phương.
Phối hợp, triển khai dự án đường vành đai 5 Hà Nội từ Yên Lệnh - Chùa Hương - Cầu Dặm - Xuân Mai - Sơn Tây - Vĩnh Thịnh nối quốc lộ 2C; trục Hà Nội - Hạ Long.
Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ Giao thông vận tải triển khai xây dựng và hoàn thiện cầu Vĩnh Thịnh, quốc lộ 2C đoạn thuộc địa phận Hà Tây.
Giai đoạn 2006 - 2010, hoàn thiện đường Láng - Hoà Lạc kéo dài vào Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam.
Hoàn thành xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Hoà Lạc - Cầu Cời theo tiêu chuẩn tiền cao tốc.
Xây dựng đoạn Sơn Tây - Xuân Mai, quốc lộ 21 đạt cấp 1 đường đô thị (đến năm 2020).
Triển khai xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đoạn qua Hà Tây với mặt cắt tối thiểu 6 làn xe cơ giới.
Triển khai xây dựng đường vành đai 4 Hà Nội đoạn qua Hà Tây đến năm 2020.
Triển khai xây dựng đường 70 theo chương trình hợp tác giữa Hà Nội - Hà Tây.
+ Đường tỉnh:
Đến năm 2010, toàn bộ các tuyến đường tỉnh đều có kết cấu mặt đường bê tông nhựa và đá nhựa hoặc bê tông xi măng; bảo đảm cấp kỹ thuật tối thiểu là cấp 3 đồng bằng, xây dựng xong toàn bộ cầu vĩnh cửu với tải trọng H30 - XB80, bảo đảm tính đồng bộ giữa cầu và đường.
Giai đoạn 2006 - 2010, xây dựng xong các cầu Tế Tiêu, Phùng Xá, Cống Thần, Chùa Ngòi, cầu Am, cầu Đen, Đồng Quan I, Đồng Quan II, Văn Phương, Hòa Viên v.v...
Giai đoạn 2006 - 2010, khởi công và hoàn thành đường Lê Trọng Tấn.
Xây dựng đường Hoàng Quốc Việt (Hà Nội) kéo dài đoạn qua địa phận tỉnh Hà Tây (trục phát triển kinh tế Đan Phượng, Phúc Thọ, Sơn Tây).
Hoàn thành trục phát triển Sơn Tây - Thạch Thất - Quốc Oai - Xuân Mai - Miếu Môn (định hướng đến 2020).
Giai đoạn 2006 - 2010, khởi công xây dựng và hoàn thành đường Tế Tiêu - Yến Vĩ đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng và trước năm 2020, khởi công xây dựng đường Đỗ Xá - Quan Sơn.
Xây dựng đường song song với quốc lộ 21 nối với quốc lộ 2C ở phía Bắc và xuống Hà Nam.
+ Giao thông đô thị: chú trọng nâng cấp mạng lưới giao thông tại các đô thị, nhất là tại các thị xã Hà Đông và Sơn Tây. Nâng dần tỷ lệ đất giành cho giao thông tại các đô thị lớn. Xây dựng mạng lưới giao thông đô thị hiện đại, đồng bộ tại các đô thị mới.
+ Giao thông nông thôn: đến năm 2010, toàn bộ đường huyện, đường ven đô thị, đường xã và liên xã được trải nhựa hoặc bê tông. Đường vào các làng nghề, cụm công nghiệp phải đạt tiêu chuẩn như đường tỉnh. Đường trục xã không còn đường đất, cải tạo bằng gạch hoặc bê tông. Củng cố mặt đê, củng cố đường giao thông nông thôn ở các vùng phân lũ, chậm lũ làm đường bê tông xi măng. Sau năm 2010, tiếp tục nâng cao chất lượng mạng lưới giao thông nông thôn.
+ Xây dựng và phát triển hệ thống các bến xe động và tĩnh.
- Giao thông đường thuỷ:
Tiến hành nạo vét luồng lạch tuyến đường thuỷ sông Đáy và sông Nhuệ. Mở thêm một số tuyến vận tải khu vực chùa Hương, Ba Vì và du lịch trên các hồ lớn Quan Sơn, Đồng Mô, Suối Hai v.v...
Cải tại, nâng cấp các cảng Hồng Vân, cảng Sơn Tây.
- Giao thông đường sắt:
Phối hợp với Hà Nội, Bộ Giao thông vận tải hoàn thành tuyến đường sắt trên cao: Hà Nội - Hà Đông, khách sạn Daewoo - Trung Kính - Hoà Lạc và đường sắt vành đai Hà Nội (dự kiến qua Cổ Nhuế - Hà Đông - Văn Điển - Ngọc Hồi - Yên Sở). Nghiên cứu kéo dài đường sắt trên cao Hà Nội - Hà Đông đến Ba La - Vân Đình.
b) Bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin
Hiện đại hoá mạng lưới bưu chính - viễn thông của Tỉnh, liên thông với các vùng trong nước và quốc tế.
Dự kiến mật độ điện thoại (cố định và di động) đến năm 2010 đạt 30 - 35 máy/100 dân, tỷ lệ người dân truy cập Internet đạt trên 20%.
Dự kiến đến năm 2020, mật độ điện thoại (cố định và di động) đạt 45 - 50 máy/100 dân, tỷ lệ người dân truy cập Internet đạt trên 30%.
c) Mạng lưới điện
Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cấp điện trung và hạ thế ở các đô thị. Mở rộng mạng lưới cấp điện cho các khu công nghiệp mới hình thành, thực hiện điện khí hoá nông thôn.
d) Phát triển hệ thống cấp thoát nước và thủy lợi
Đối với các đô thị và các huyện nằm dọc theo tuyến đường ống truyền dẫn của Dự án cấp nước từ hồ Hoà Bình của Vinaconex sẽ cấp nước từ dự án trên. Đối với các đô thị khác cần xây dựng, mở rộng các nhà máy nước.
Đối với khu vực nông thôn, phát triển hệ thống cấp nước theo nhiều quy mô phù hợp với mạng lưới phân bố dân cư và địa hình từng vùng, từng xã. Phấn đấu đến năm 2015, đạt 100% dân cư nông thôn được dùng nước sạch.
Xây dựng, nâng cấp mạng lưới thoát nước của thị xã Hà Đông, Sơn Tây, Xuân Mai.
Xử lý cục bộ nước thải công nghiệp, bệnh viện trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung. Từng bước tách riêng hệ thống thoát nước mưa và nước bẩn và xây dựng các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại các đô thị.
Chú trọng đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ở nông thôn nhất là cho các làng nghề, khu vực đông dân, khu vực chăn nuôi công nghiệp.
Duy tu, sửa chữa, cải tạo hệ thống và xây dựng mới các công trình thủy lợi.
Đẩy nhanh thực hiện dự án làm sống lại dòng sông Đáy, sông Tích, tạo ra nguồn cấp nước cho dân sinh và nước tưới chủ động cho một phần đất canh tác nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh.
đ) Khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường
Xây dựng tiềm lực về khoa học công nghệ có đủ năng lực nội sinh đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương, một số trung tâm nghiên cứu ứng dụng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Chú trọng hoạt động chuyển giao công nghệ, kể cả từ nước ngoài, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Cải thiện điều kiện môi trường ở các khu dân cư đang bị ô nhiễm. Có giải pháp phòng, chống ô nhiễm các khu vực sản xuất công nghiệp tập trung và các làng nghề, phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Phối hợp với Hà Nội và các địa phương trong vùng xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn quy mô vùng, xử lý môi trường nước sông Nhuệ, sông Đáy v.v...
e) Kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh và đối ngoại ở các cấp, các ngành và các địa phương; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng một số công trình phòng thủ ở một số điểm trọng yếu trên địa bàn Tỉnh.
Chú trọng phát triển kinh tế kết hợp với phục vụ, đáp ứng kịp thời tăng tiềm lực quốc phòng trên các lĩnh vực xây dựng hạ tầng, bưu chính viễn thông, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, thủy lợi v.v...
a) Không gian đô thị và công nghiệp
Mở rộng không gian nội thị thị xã Hà Đông và hình thành các khu đô thị mới, phát triển hệ thống đô thị vệ tinh, các thị trấn huyện lỵ của Tỉnh gắn với Hà Nội và thị xã Hà Đông.
Dự kiến trong giai đoạn tới nâng cấp thị xã Hà Đông và thị xã Sơn Tây từ đô thị loại III lên thành phố Hà Đông và thành phố Sơn Tây; nâng cấp thị trấn Xuân Mai lên thị xã thuộc Tỉnh.
Phát triển các thị trấn, thị tứ và các điểm dân cư nông thôn.
Phát triển các khu công nghiệp, cụm - điểm công nghiệp gắn với quá trình đô thị hoá và phát triển đô thị khu vực nông thôn.
b) Không gian nông nghiệp và nông thôn.
Hình thành các khu vực nông nghiệp công nghệ cao ở khu vực ngoại vi các đô thị và vành đai nông nghiệp gần Hà Nội.
Khai thác lợi thế về sự đa dạng địa hình, để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm nông nghiệp và mang tính sản xuất chuyên môn hoá tập trung.
Các vùng sản xuất tập trung:
- Vùng lúa cao sản, đặc sản ở các huyện phía Đông Nam của tỉnh như Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên.
- Vùng lạc, đậu tương phục vụ công nghiệp chế biến xuất khẩu, với các xí nghiệp ép dầu ở Xuân Mai, chế biến đậu tương ở Phú Xuyên v.v...
- Vùng chè thuộc Ba Vì, Chương Mỹ, Thạch Thất.
- Vùng dâu nuôi tằm tại các xã ven sông Đáy.
- Chăn nuôi trâu, bò siêu thịt và bò sữa tại Ba Vì và các huyện phía Bắc của Tỉnh.
c) Không gian văn hóa - du lịch
- Cụm Hà Đông và phụ cận: tập trung phát triển các sản phẩm chủ yếu như dịch vụ vui chơi giải trí, thương mại, du khảo văn hoá, du lịch làng nghề, City tour v.v... Phát triển các sản phẩm như du lịch mua sắm, hội thảo, hội nghị, du lịch trên sông Nhuệ, du lịch vui chơi giải trí, công viên, du lịch thể thao v.v...
- Cụm Ba Vì - Sơn Tây: tập trung phát triển du lịch sinh thái, du lịch về với tự nhiên kết hợp khai thác các giá trị văn hoá, lịch sử ở khu vực Sơn Tây.
- Cụm Hương Sơn - Quan Sơn: khai thác du lịch lễ hội kết hợp với du lịch sinh thái.
a) Xây dựng chính quyền các cấp vững mạnh
Đẩy nhanh tiến trình cải cách hành chính, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức và phân định rõ thẩm quyền giữa các cơ quan, các cấp; tăng cường kỷ luật hành chính, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí đi đôi với đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội của các cấp, cơ quan, tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
b) Huy động các nguồn vốn đầu tư
Chính sách huy động vốn và thu hút đầu tư phải được xây dựng cụ thể và hấp dẫn đến từng dự án, chú trọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài (cả nguồn vốn ODA, FDI và các nguồn khác); đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền chính sách khuyến khích đầu tư để thu hút các nguồn vốn trong dân cư; chú trọng chính sách huy động vốn từ việc sử dụng có hiệu quả từ quỹ đất. Cùng với việc cố gắng bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, cần đẩy mạnh thu hút các nguồn lực trong các doanh nghiệp thông qua các hình thức cổ phần hoá, khoán, bán và cho thuê doanh nghiệp; chú trọng phát triển thị trường tài chính; đẩy nhanh xã hội hoá trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá - thể thao v.v...
c) Phối hợp phát triển giữa Hà Tây với Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong Vùng.
d) Phát triển khoa học và công nghệ.
đ) Có biện pháp thích hợp khuyến khích và hỗ trợ kinh tế ngoài quốc doanh.
e) Phát triển thị trường.
g) Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển.
h) Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính một cách triệt để, thông thoáng, tạo điều kiện tốt nhất cho mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển.
i) Dự kiến danh mục các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư (xem Phụ lục kèm theo).
9. Tổ chức thực hiện quy hoạch
- Sau khi Quy hoạch được phê duyệt, cần công khai tuyên truyền, quảng bá, thu hút sự chú ý của toàn dân, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để huy động mọi nguồn lực tham gia thực hiện Quy hoạch. Đồng thời, tiến hành rà soát, xây dựng mới quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và các quy hoạch chi tiết.
- Xây dựng chương trình hành động và các chương trình phát triển của từng thời kỳ theo định hướng của Quy hoạch. Nghiên cứu ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách phát triển. Triển khai Quy hoạch bằng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm.
- Giám sát, kiểm tra việc thực hiện đầu tư phát triển theo quy hoạch. Tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành và các địa phương trong việc thực hiện quy hoạch. Cuối mỗi kỳ quy hoạch tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch của từng thời kỳ, bổ sung và điều chỉnh lại mục tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong Quy hoạch này, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định các nội dung sau:
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện; quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực v.v... để bảo đảm sự phát triển tổng thể và đồng bộ.
- Nghiên cứu xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh trong từng giai đoạn nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.
Điều 3. Giao các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây nghiên cứu lập các quy hoạch nói trên; nghiên cứu xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong từng giai đoạn nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích, thu hút đầu tư v.v..., bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ và phướng hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong Quy hoạch. Đẩy nhanh việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô, tính chất vùng và quan trọng đối với sự phát triển của Tỉnh đã được quyết định đầu tư. Nghiên cứu xem xét điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan dự kiến sẽ được đầu tư nêu trong Quy hoạch.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
THỦ
TƯỚNG |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU
TƯ GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 195/2006/QĐ-TTg ngày
25 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)
(Không bao gồm các dự án chuyển tiếp)
I. Các dự án về nông nghiệp:
1. Nâng cấp trạm bơm đầu mối Vân Đình, huyện Ứng Hòa.
2. Trạm bơm tiêu Ngoại Độ II, huyện Ứng Hòa.
3. Trạm bơm tiêu Hạ Dục, huyện Chương Mỹ.
4. Trạm bơm tiêu Song Phương, huyện Hoài Đức.
5. Tiếp nước sông Tích, huyện Phúc Thọ.
6. Nâng cấp kè Cát Bi - Quang Lãng, huyện Phú Xuyên.
7. Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, thị xã Hà Đông.
8. Kiên cố hóa 2 bên bờ sông Nhuệ, thị xã Hà Đông.
9. Nâng cấp hồ chứa Đông Mô - Ngại Sơn, thị xã Sơn Tây.
10. Nâng cấp công trình hồ chứa Suối Hai, huyện Ba Vì.
11. Nâng cấp trạm bơm tưới La Khê, thị xã Hà Đông.
12. Nâng cấp trạm bơm tưới Hồ Vân, huyện Thường Tín.
13. Nâng cấp trạm bơm tưới Phụng Châu, huyện Chương Mỹ.
14. Nâng cấp trạm bơm tưới Đan Hoài, huyện Hoài Đức.
15. Cải tạo và nâng cấp trạm bơm tiêu Lễ Nhuế, huyện Phú Xuyên.
16. Cải tạo sông Đáy và nâng cấp chất lượng đê, trên địa bàn Tỉnh.
17. Cứng hóa mặt đê cấp I-IV, trên địa bàn Tỉnh.
18. Tăng cường chất lượng đê Vân Cốc, huyện Phúc Thọ.
19. Hệ thống tưới tiêu Trung Hoàng - Tứ Nê, huyện Chương Mỹ.
20. Nâng cấp trạm bơm tiêu Thần, huyện Ứng Hòa.
21. Cải tạo, mở rộng hệ thống trạm bơm tưới Trung Hà, huyện Ba Vì.
22. Nâng cấp hệ thống trạm bơm tiêu Săn, huyện Thạch Thất.
23. Mở rộng trại giống lợn ngoại Thanh Hưng, huyện Thanh Oai.
24. Xây dựng trung tâm đào tạo chăn nuôi công nghệ cao, huyện Chương Mỹ.
25. Xây dựng khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, huyện Phúc Thọ.
26. Kiên cố hóa kênh chính Phù Sa, thị xã Sơn Tây.
27. Cải tạo, nâng cấp hồ Đồng Sương, huyện Chương Mỹ.
II. Các dự án về giao thông:
1. Cầu Đen thị xã Hà Đông.
2. Cầu Am thị xã Hà Đông.
3. Cầu Chùa Ngòi thị xã Hà Đông.
4. Đường tỉnh 77, đoạn km 0 đến km 5+800, huyện Phú Xuyên.
5. Đường Thanh Bình, thị xã Hà Đông.
6. Đường Ngô Quyền, thị xã Hà Đông.
7. Đầu tư cải tạo, nâng cấp 29 cầu yếu, trên địa bàn Tỉnh.
8. Hỗ trợ giao thông nông thôn (820 km), trên địa bàn Tỉnh.
9. Đường 73, đoạn từ km 22 đến km 31+700, tại Ứng Hòa - Mỹ Đức - Chương Mỹ.
10. Đường Phúc La - Văn Phú, thị xã Hà Đông.
11. Đường Lê Trọng Tấn kéo dài, thị xã Hà Đông.
12. Đường tỉnh 82, đoạn km 4+500 đến km10+200, tại Phúc Thọ.
13. Đường tỉnh 78, đoạn km 0 đến km 7+900, tại Ứng Hòa.
14. Đường trục phát triển, tại Đan Phượng.
15. Đường trục phát triển, tại Phúc Thọ.
16. Đường trục phát triển, tại Sơn Tây.
17. Đường trục phát triển, tại Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức.
18. Đường tỉnh 81, đoạn km 5 đến km 17, tại Quốc Oai - Chương Mỹ.
19. Cải tạo và nâng cấp 2 cảng sông Hồng Vân và Sơn Tây, tại Thường Tín và Sơn Tây.
20. Đường Tế Tiêu - Yến Vĩ, huyện Mỹ Đức.
21. Đường Đỗ Xá - Quan Sơn, huyện Mỹ Đức.
22. Đường trục dọc Tỉnh (tỉnh lộ 80 kéo dài), trên địa bàn Tỉnh.
23. Đường Cầu Lão - Ba Thá, huyện Ứng Hòa.
24. Cầu Vĩnh Thịnh, thị xã Sơn Tây.
25. Đường 87 - Đá Trông, tại Sơn Tây và Ba Vì.
26. Cải tạo và nâng cấp 300 km đường giao thông nông thôn tại các huyện, thị xã.
27. Sữa chữa, nâng cấp 200 cầu thuộc các tuyến đường giao thông nông thôn, tại các huyện, thị xã.
28. Cải tạo và nâng cấp 200 km đường giao thông tỉnh và 40 cầu, tại các huyện, thị xã.
III. Các dự án về du lịch:
1. Hạ tầng Khu du lịch sinh thái hồ Suối Hai, huyện Ba Vì.
2. Trung tâm văn hóa - du lịch Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
3. Công viên du lịch sinh thái rừng quốc gia Ba Vì, tại Ba Vì, Sơn Tây.
4. Thành cổ Sơn Tây và Văn Thánh Đường Lâm.
IV. Các dự án về lao động - thương binh - xã hội:
1. Đài tưởng niệm các liệt sĩ, tại thị xã Hà Đông.
V. Các dự án về cấp nước:
1. Đầu tư nâng cấp hệ thống nước sạch thị xã Hà Đông.
2. Cải tạo, nâng cấp hệ thống nước sạch tại các huyện, thị xã.
VI. Các dự án về môi trường:
1. Nhà máy xử lý rác thải, huyện Chương Mỹ.
2. Nhà máy xử lý rác thải, thị xã Sơn Tây.
VII. Các dự án về văn hóa - thông tin:
1. Xây dựng tượng đài Ngô Sỹ Liên, huyện Chương Mỹ.
VIII. Các dự án về y tế:
1. Bệnh viện đa khoa 400 giường Hòa Lạc, tại Thạch Thất.
2. Bệnh viện phụ sản và nhi khoa tỉnh, tại thị xã Hà Đông.
3. Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng tỉnh, tại Thạch Thất.
IX. Các dự án về thể dục - thể thao:
1. Khu liên hợp thể thao tỉnh, thị xã Hà Đông.
2. Sân vận động của các huyện, thị xã.
3. Nhà thi đấu của các huyện, thị xã.
* Ghi chú: Về vị trí, quy mô, diện tích chiếm đất, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động các nguồn lực của từng thời kỳ./.
________
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây