Quyết định 18/2001/QĐ-BNN ban hành tiêu chuẩn ngành Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch chè - 10TCN 446-2001 , Hom chè giống LDP1 và LDP2 -10 TCN 447-2001 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Quyết định 18/2001/QĐ-BNN ban hành tiêu chuẩn ngành Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch chè - 10TCN 446-2001 , Hom chè giống LDP1 và LDP2 -10 TCN 447-2001 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 18/2001/QĐ-BNN | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Ngô Thế Dân |
Ngày ban hành: | 07/03/2001 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 18/2001/QĐ-BNN |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Ngô Thế Dân |
Ngày ban hành: | 07/03/2001 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
NÔNG NGHIỆP |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2001/QĐ-BNN |
Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2001 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGÀNH
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 73/CP
ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính Phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định 86/CP ngày 8 tháng 12 năm 1995 của Chính Phủ "Quy định phân
công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá"
Căn cứ công văn số 12 TCTCVN/CV đề nghị ban hành TCN về Quy trình kỹ thuật về
cây chè
Xét đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và CLSP
Điều 1. Nay ban hành các tiêu chuẩn ngành sau:
- 10TCN 446-2001 Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch chè
- 10 TCN 447-2001 Hom chè giống LDP1 và LDP2
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký
Điều 3. Các ông Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và CLSP, viện trưởng Viện nghiên cứu chè, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT.BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP |
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ______________
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH CHÈ
Hà Nội - 2001
|
Cơ quan biên soạn: |
Viện Nghiên cứu Chè. |
Cơ quan đề nghị ban hành: |
Tổng Công ty Chè Việt Nam. |
Cơ quan trình duyệt: |
Vụ Khoa học, Công nghệ và Chất lượng Sản phẩm - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |
Cơ quan xét duyệt ban hành: |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |
Quyết định ban hành: |
Số: /QĐ-BNN-KH ngày tháng năm 2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |
NHÓM B & C
TIÊU CHUẨN NGÀNH CN 446 2001
__________________________________________________________________
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH CHÈ
Technical procedure for Tea production
|
Tiêu chuẩn này áp dụng cho toàn bộ diện tích chè trồng mới bằng cây giâm cành và diện tích chè kinh doanh trong cả nước.
2.1- Điều kiện sinh thái
2.1.1-Khí hậu.
- Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm: 18 - 23o C.
- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm: trên 80%.
- Lượng mưa hàng năm: trên 1.200 mm.
2.1.2- Đất đai:
- Đất có tầng dày canh tác 50 cm trở lên, kết cấu tơi xốp.
- Mạch nước ngầm ở sâu dưới mặt đất từ 100 cm trở lên.
- Độ pHKCL từ 4,0 - 6,0, tỷ lệ mùn tổng số 2,0% trở lên.
- Độ dốc bình quân đồi không quá 25o.
2.2-Thiết kế đồi nương.
2.2.1- Thiết kế đồi, hàng chè:
- Thiết kế từng đồi phải nằm trong thiết kế tổng thể chung toàn vùng.
- Thiết kế đồng bộ ngay từ đầu hệ thống đường, các công trình phụ trợ cây phân xanh, g, chắn gió; Những nơi thuận lợi cần làm đập, hồ chứa nước chân đồi, bể chứa nước, hệ thống tưới nước, hố ủ phân trên đồi.
- Thiết kế hàng:
+ Nơi đồi có độ dốc bình quân 6o trở xuống (cục bộ có thể tới 8o): Thiết kế hàng chè thẳng theo hàng dài nhất, song song với đường bình độ chính, hàng cụt xếp ở bìa lô.
+ Nơi đồi có độ dốc bình quân trên 6o: Thiết kế hàng theo đường đồng mức, hàng cụt xếp xen kẽ và tập trung thành nhóm số chẵn.
2.2.2- Hệ thống đường:
Loại đường |
Vị trí |
Bề rộng mặt đường (m) |
Độ dốc mặt đường (độ) |
Độ nghiêng vào trong đồi (độ) |
Các yêu cầu khác |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
1- Đường trục chính |
Xuyên giữa khu chè. |
5 - 6 |
5 |
- |
Hai mép trồng cây. Có hệ thống rãnh thoát nước hai bên |
1- Đường liên đồi |
Nối đường trục với các đồi hoặc các đồi với nhau |
4 - 5 |
6 |
6 |
Mép ngoài trồng cây |
3- Đường lên đồi |
Nối đường liên đồi với đỉnh và đường vành đồi |
3 - 4 |
8 - 10 |
5 |
Có rãnh thoát nước phía trong. Có vòng quay xe ở ngã ba. Mép ngoài trồng cây thưa. |
4- Đường vành đồi |
Đường vành chân đồi và cách 30 - 50 m theo sườn đồi có một đường. |
3 - 4 |
1 - 2 |
6 - 7 |
Mép ngoài trồng cây thưa. |
5- Đường lô |
Cắt ngang (đồi phẳng) hay cắt chéo hàng chè (đồi dốc), cách nhau 150 - 200 m |
3 - 4 |
10 - 12 |
- |
Sửa theo mặt đất tự nhiên, không có rãnh thoát nước. |
6- Đường chăm sóc |
Trong lô chè, cách nhau 57 - 70 m, cắt ngang hay chéo hàng chè. |
1,2 - 1,3 |
10 - 12 |
- |
Sửa theo mặt đất tự nhiên, không có rãnh thoát nước. |
2.2.3- Thiết kế hạng mục phụ trợ.
- Có đai rừng chắn vuông góc với hướng gió chính. Cứ cách 200 - 500 mét có một đai rộng 5 - 10 mét, có kết cấu thoáng. Nơi thuận lợi thì bố trí thêm đai rừng vành chân và đỉnh đồi.
- Cứ 5 - 10 ha có một lán trú mưa, nắng. Cứ 3 - 5 ha có một bể chìm chứa nước 3 - 5 m3, bình quân 1 m3 nước / ha cho phun thuốc . Cứ 2 - 3 ha có một hố ủ phân hữu cơ tại chỗ, dung tích chứa 8 - 10 m3/ đợt ủ.
2.3- Kỹ thuật gieo trồng.
2.3.1- Làm đất.
Việc làm đất trồng chè phải đạt yêu cầu sâu, sạch, ải, vùi lớp đất mặt có nhiều hạt cỏ xuống dưới, san ủi những điểm dốc cục bộ.
a) Làm đất theo cách cày sâu toàn bộ bề mặt sâu 20 - 25 cm, bừa san. Trường hợp không cày toàn bộ bề mặt cũng phải đào rãnh trồng. Đào rãnh hàng trồng chè sâu 40 - 45 cm, rộng 50 - 60 cm. Lấp đất mặt xuống dưới, lấp đất cái lên trên cách mặt đất 5 - 10 cm.
b) Thời vụ làm đất: Làm đất vào thời gian ít mưa (dưới 150 mm / tháng) tránh xói mòn.
- Tháng 9 - 11 đối với loại đất mới, nhiều mùn, khai hoang xong trồng ngay.
- Tháng 11 - 3 đối với loại đất phục hoang, đất xấu, trồng một vụ cây phân xanh cải tạo đất.
2.3.2- Giống chè.
2.3.2.1- Trồng các giống chè đã được khảo nghiệm thích hợp vùng:
- Vùng thấp ( độ cao dưới 100m): Nhân trồng giống PH1, LDP1, LDP2 và Trung Du chọn lọc, giâm cành.
- Vùng giữa : Phân vùng có độ cao 100 - 500 m trồng các giống LDP1, LDP2, và Shan chọn lọc giâm cành. Phân vùng có độ cao 500 - 1000m trồng giống Shan chọn lọc,TRI 777 giâm cành.
- Vùng cao (hơn 1000m): Trồng giống Shan chọn lọc tại chỗ.
2.3.2.2- Trồng chè bầu cây đảm bảo đúng tiêu chuẩn:
Chè giâm cành: Cây sinh trưởng trong vườn ươm từ 8 - 12 tháng tuổi. Mầm cây cao từ 20 cm trở lên, có 6 - 8 lá thật, đường kính mầm sát gốc từ 4 - 5 mm trở lên, vỏ phía gốc màu đỏ nâu, phía ngọn xanh thẫm. Lá chè to, dày, xanh đậm, bóng láng, không có nụ hoa.
2.3.3- Thời vụ trồng.
Thời vụ giâm cành: Phía Bắc tháng 1 - 2 và tháng 7 - 8; Phía Nam tháng 2 - 3 và tháng 5- 7.
Thời vụ trồng bầu cây: Phía Bắc tháng 1 - 3 và tháng 8 - 9; Phía Nam tháng 2 - 4 và tháng 6 - 7 khi đất đủ ẩm.
2.3.4- Trồng cây chè.
Đất trồng chè phải được cày vùi phân xanh trước khi trồng ít nhất 1 tháng. Khi trồng thì bổ hố hay cày rạch sâu 20 - 25 cm theo rãnh hàng đã được đào để trồng bầu cây.
2.3.4.1- Khoảng cách trồng:
- Nơi dốc dưới 15o: Hàng cách hàng 1,4 - 1,5 m, cây cách cây 0,4 - 0,5 m.
- Nơi dốc trên 15o : Hàng cách hàng 1,2 - 1,3 m, cây cách cây 0,3 - 0,4 m.
2.3.4.2- Trồng cây sau khi đã bỏ túi bầu. Đặt bầu vào hố hay rạch, lấp đất, nén đất đều xung quanh bầu, lấp phủ lớp đất tơi trên vết cắt hom 1 - 2 cm, đặt mầm cây theo một hướng xuôi chiều gió chính.
Trồng xong tủ cỏ, rác hai bên hàng chè hay hốc trồng dày 8 - 10 cm, rộng 20 - 30 cm mỗi bên. Loại cỏ , rác dùng để tủ là phần không có khả năng tái sinh.
2.3.4.3- Trồng cây phân xanh, che bóng: Cây phân xanh là các loại cây có khả năng cải tạo đất, làm phân bón tăng chất dinh dưỡng cho cây chè, tốt nhất là các cây họ đậu.
Thời vụ gieo: Từ tháng 1 - 4 hàng năm, ngay sau khi làm đất, trồng chè.
Cách gieo: Cây hàng năm gieo giữa hàng, mật độ tuỳ theo loại cây, cách gốc chè ít nhất 40 cm về mỗi bên. Cây phân xanh lưu niên 2 - 4 năm (các loại muồng, cốt khí) kiêm che bóng tạm được gieo theo cụm một đường giữa hai hàng chè, khoảng cách tâm cụm 30 - 40 cm, mỗi cụm đường kính 3 - 5 cm.
Cây bóng mát bộ đậu, thân gỗ, tán thưa, rộng, không tranh chấp nước với cây chè về mùa đông, được trồng cùng hàng hay giữa hai hàng chè, mật độ từ 150 - 250 cây/ha, trồng bằng cây ươm bầu, đảm bảo che bóng 30 - 50 % ánh sáng mặt trời.
2.4- Kỹ thuật chăm sóc:
2.4.1- Giặm cây con.
Nương chè phải được trồng giặm cây con ngay từ năm đầu sau trồng vào những chỗ mất khoảng. Bầu cây con đem giặm có cùng tuổi cây trồng trên nương, đã được dự phòng 10%.
Bón thêm mỗi cây 1,0 kg phân chuồng tốt trước trồng giặm.
Trồng giặm vào ngày râm mát, mưa nhỏ hoặc sau mưa to.
Giặm chè cần được tiến hành liên tục trong thời kỳ nương chè kiến thiết cơ bản (2 - 3 năm), đảm bảo nương chè đông đặc, đồng đều. Trồng giặm tốt nhất vào thời vụ Xuân sớm (tháng 1 - 2), mưa nhỏ, đất vừa ẩm.
Đối với nương chè tuổi lớn mất khoảng tiến hành trồng giặm cây con 14 - 16 tháng tuổi, chiều cao 35 - 40 cm sau khi bấm ngọn. Kích thước bầu lớn 25 x 12 cm, bầu đất được đóng với tỷ lệ 3 phần đất + 1 phần phân hữu cơ hoai mục đã được ủ với phân lân.
Thời vụ giặm từ tháng 8 - 10 ( phía Bắc), tháng 9 - 11 (phía Nam) vào cuối mùa mưa khi đất đủ ẩm.
2.4.2- Bón phân.
2.4.2.1- Bón lót trước khi trồng: Sau khi đào rãnh hàng xong bón lót phân hữu cơ 20 - 30 tấn / ha và 100 - 150 kg P2O5 kg/ha, trộn phân vào đất trồng.
2.4.2.2- Bón phân cho mỗi ha chè kiến thiết cơ bản (2 - 3 năm sau trồng) theo bảng sau:
Loại chè |
Loại phân |
Lượng phân (kg) |
Số lần bón |
Thời gian bón (vào tháng) |
Phương pháp bón |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Chè tuổi 1 |
N P2O5 K2O |
40 30 30 |
2 1 1 |
2 - 3 và 6 -7 2 - 3 2 - 3 |
Trộn đều, bón sâu 6 - 8 cm, cách gốc 25 - 30 cm, lấp kín. |
Chè tuổi 2
|
N P2O5 K2O |
60 30 40 |
2 1 1 |
2 - 3 và 6 - 7 2 - 3 2- -3 |
Trộn đều, bón sâu 6 - 8 cm, cách gốc 25 - 30 cm, lấp kín. |
Đốn tạo hình lần I (2tuổi) |
Hữu cơ
P2O5 |
15.000 - 20.000
100 |
1
1 |
11 - 12
11 - 12 |
Trộn đều, bón rạch sâu 15 - 20 cm, cách gốc 30 - 40 cm, lấp kín. |
Chè tuổi 3 |
N P2O5 K2O |
80 40 60 |
2 1 2 |
2 - 3 và 6 - 7 2 - 3 2 - 3 và 6 - 7 |
Trộn đều, bón sâu 6 - 8 cm, cách gốc 30 - 40 cm, lấp kín. |
2.4.2.3- Bón phân cho mỗi ha chè kinh doanh theo bảng sau:
Loại chè |
Loại phân |
Lượng phân (kg) |
Số lần bón |
Thời gian bón (vào tháng) |
Phương pháp bón |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Các loại hình kinh doanh 3 năm 1 lần |
Hữu cơ
P2O5 |
25.000 - 30.000
100 |
1
1 |
12 - 1
12 - 1 |
Trộn đều, bón rạch sâu 15 - 20 cm, giữa hàng, lấp kín. |
Năng suất đọt dưới 60 tạ/ha |
N P2O5 K2O |
100 - 120 40 - 60 60 - 80 |
3 - 4 1 2 |
2 ; 4 ; 6 ; 8 2 2 ; 4 |
Trộn đều, bón sâu 6 - 8 cm, giữa hàng, lấp kín. Bón 40 - 20 - 30 - 10 % hoặc 40 - 30 - 30% N; 100 % P2O5; 60 - 40%K2O |
Năng suất đọt 60 - dưới 80 ta/ha |
N P2O5 K2O |
120 - 180 60 - 100 80 - 120 |
3 - 4 1 2 |
2 ; 4 ; 6 ; 8 2 2 - 4 |
Trộn đều, bón sâu 6 - 8 cm, giữa hàng, lấp kín. Bón 40 - 20 - 30 - 10 hoặc 40 - 30 - 30% N; 100% P2O5; 60 - 40%K2O. |
Năng suất đọt 80 - dưới 120 tạ/ha. |
N P2O5 K2O |
180 - 300 100 - 160 120 - 200 |
3 - 5 1 2 - 3 |
1 ; 3 ; 5 ; 7 ; 9 1 1 ; 5 ; 9 |
Trộn đều, bón sâu 6 - 8 cm, giữa hàng, lấp kín. Bón 30 - 20 - 30 - 20 - 10% hoặc 30 - 20 - 30 - 20% N; 100% P2O5; 60 - 30 - 10%K2O. |
Năng suất đọt từ 120 tạ/ha trở lên |
N P2O5 K2O |
300 - 600 160 - 200 200 - 300 |
3 - 5 1 2 - 3 |
1 ; 3 ; 5 ; 7 ; 9 1 1 ; 5 ; 9
|
Trộn đều, bón sâu 6 - 8 cm, giữa hàng, lấp kín. Bón 30 - 20 - 30 - 20 - 10% hoặc 30 - 20 - 30 - 20% N; 100% P2O5; 60 - 30 - 10%K2O. |
2.4.2.4- Bón phân cho mỗi 1 ha chè giống vườn cây lấy hom như sau:
Loại phân |
Lượng phân (Kg) |
Số lần bón |
Thời gian bón (vào tháng) |
Phương pháp bón |
Hữu cơ |
25.000 - 30.000 |
1 |
12 - 1 |
Trộn đều với phân lân, bón rạch sâu 15 - 20 cm , giữa hàng, lấp kín. |
N P2O5 K2O |
200 300 200 |
2 1 2 |
2 ; 6 12 - 1 2 ; 6
|
Trộn đều, bón sâu 6 - 8 cm, giữa hàng, lấp kín. Bón 60 - 40 % N; 100% P2O5; 60 - 40%K2O |
2.4.2.5- Bón phân cho chè phục hồi.
Nương chè tuổi lớn, mất khoảng dưới 40% cần tiến hành phục hồi.
Đào rãnh hay hố trồng giặm rộng 40 cm, sâu 30cm, bón phân hữu cơ lượng 2,5 - 3,0 kg/ gốc, trộn đất lấp kín trước khi giặm ít nhất 1 tháng.
Những điểm mất khoảng liên tục, tiến hành gieo cây phân xanh, bổ sung cây bóng mát như chè KTCB trên đất phục hoang.
Bón phân cho 1 ha cụ thể như sau:
Loại phân |
Lượng phân (Kg) |
Số lần bón |
Thời gian bón (vào tháng) |
Phương pháp bón |
Hữu cơ |
20.000 - 30.000 |
1 |
12 - 1 |
Trộn đều với phân lân, bón rạch sâu 15 - 20 cm , giữa hàng, lấp kín. Bón trước 1 năm đối với chè đốn đau, đốn trẻ lại. |
N P2O5 K2O |
200 - 300 100 150 - 200 |
2 - 3 1 2 |
2 ; 5 ; 8 12 - 1 2 ; 6 |
Trộn đều, bón sâu 6 - 8 cm, giữa hàng, lấp kín. Bón 60 - 40 % hoặc 30 - 40 - 30% N; 100% P2O5; 60 - 40%K2O |
2.4.3- Phòng trừ cỏ dại.
2.4.3.1- Đối với chè kiến thiết cơ bản:
Xới cỏ, đảm bảo cỏ sạch quanh năm trên hàng chè.
Riêng chè 1 tuổi cần nhổ cỏ tay ở gốc chè để bảo vệ được cây chè. Giữa hàng trồng xen cây phân xanh, đậu đỗ, hoặc bừa xới sạch cỏ.
Vụ Xuân (tháng 1 - 2) và vụ Thu (tháng 8 - 9) xới sạch toàn bộ diện tích 1 lần/vụ.
Trong năm xới gốc 2 - 3 lần, rộng 30 - 40 cm về hai bên hàng chè.
2.4.3.2- Đối với chè kinh doanh:
- Vụ Đông Xuân: Xới sạch cỏ dại, cây giữa hàng hoặc phay sâu 10 cm, lấp phân hữu cơ và cành lá già sau khi đốn, nếu hạn không cày được thì xới sạch toàn bộ.
- Vụ Hè Thu: Đào gốc cây dại, phát luổng hoặc xới cỏ gốc giữa hàng, bừa 3 - 4 lần hoặc phay sâu 5 cm.
Đồi chè được tủ cỏ, rác kín đất trong vụ Đông Xuân thì bớt các khâu làm cỏ trong vụ Hè Thu.
2.4.3.3- Đối với vườn chè nuôi hom giống:
- Vụ Đông Xuân: Xới sạch cỏ gốc, cày bừa giữa hàng để làm sạch cỏ.
- Vụ Hè Thu: Xới cỏ kết hợp bón phân, phát cỏ dại trong nương chè và bìa lô.
2.4.3.4- Đối với chè phục hồi:
- Vụ Đông Xuân: Xới sạch cỏ trên toàn bộ diện tích.
- Vụ Hè Thu: Đánh gốc cây dại, phát cỏ ven đường, luổng cỏ gốc.
2.4.4- Phòng trừ sâu, bệnh.
Phòng trừ sâu, bệnh hại chè bằng biện pháp tổng hợp đảm bảo hợp lý về kinh tế và bền vững dựa trên sự phối hợp biện pháp trồng trọt, sinh học, di truyền chọn giống và hoá học, nhằm đạt sản lượng cao nhất với tác hại ít nhất trong môi trường.
Phải kiểm tra thường xuyên, phát hiện sớm để tập trung phòng trừ. Các biện pháp phòng trừ cụ thể:
- Biện pháp canh tác: Cày bừa diệt cỏ, vệ sinh nương đồi, lấp đất diệt nhộng, diệt mầm bệnh, bón phân hợp lý, thay đổi thời kỳ đốn, hái chạy non để loại bỏ trứng sâu, mầm bệnh.
- Biện pháp sinh học, sinh thái: Trồng cây bóng mát với loại thích hợp và có mật độ đảm bảo độ ẩm trên nương chè. Hạn chế đến mức thấp nhất thuốc hoá học để đảm bảo duy trì tập đoàn thiên địch có ích, cân bằng sinh thái trên nương chè.
- Biện pháp hoá học:
Không phun thuốc theo định kỳ.
Phun thuốc theo điều tra dự tính, dự báo khi có sâu non hoặc khi chè mới bị bệnh.
Dùng thuốc đúng chỉ dẫn về loại, liều lượng dùng đối với các đối tượng sâu, bệnh hại. Thời gian cách ly đảm bảo ít nhất 10 - 15 ngày mới được thu hái đọt chè.
2.4.5- Đốn chè.
2.4.5.1- Đốn tạo hình:
Lần 1: Khi chè 2 tuổi, đốn thân chính cách mặt đất 12 - 15 cm, đốn cành cách mặt đất 30 - 35 cm.
Lần 2: Khi chè 3 tuổi, đốn cành chính cách mặt đất 30 - 35 cm, đốn cành tán cách mặt đất 40 - 45 cm.
2.4.5.2- Đốn phớt:
Hai năm đầu, mỗi năm đốn trên vết đốn cũ 5 cm. Sau đó mỗi năm đốn cao thêm 3 cm, khi vết đốn dưới cùng cao 70 cm so với mặt đất thì hàng năm chỉ đốn cao thêm 1 cm so vết đốn cũ.
Tuyệt đối không cắt tỉa cành la, đảm bảo độ che phủ, khép tán trên nương.
Đối với nương chè sinh trưởng yếu, tán lá thưa mỏng, có thể áp dụng chu kỳ đốn cách năm: 1 năm đốn phớt như trên, 1 năm đốn sửa bằng tán chỉ cắt phần cành xanh.
2.4.5.3- Đốn lửng:
Những đồi chè đã được đốn phớt nhiều năm, vết đốn cao quá 90 cm so với mặt đất, nhiều cành tăm hương, u bướu, búp nhỏ, năng suất giảm thì đốn lửng cách mặt đất 60 - 65 cm; hoặc chè năng suất khá nhưng cây cao quá cũng đốn lửng cách mặt đất 70 - 75 cm.
2.4.5.4- Đốn đau: Những đồi chè được đốn lửng nhiều năm, cành nhiều mấu, cây sinh trưởng kém, năng suất giảm rõ rệt thì đốn đau cách mặt đất 40 - 45 cm.
2.4.5.5- Đốn trẻ lại: Những nương chè già, cằn cỗi đã được đốn đau nhiều lần, năng suất giảm nghiêm trọng thì đốn trẻ lại cách mặt đất 10 - 25 cm.
2.4.5.6- Thời vụ đốn: Từ giữa tháng 12 đến hết tháng 1.
- Nơi thường bị sương muối đốn muộn hơn, đốn sau đợt sương muối nặng.
- Đốn đau trước, đốn phớt sau.
- Đốn tạo hình, chè con trước, đốn chè trưởng thành sau.
Đối với vùng đảm bảo độ ẩm, hoặc có điều kiện chủ động tưới chè có thể đốn một phần diện tích vào tháng 4 - 5 sau đợt chè Xuân góp phần rải vụ thu hoạch chè.
2.4.5.7- Cách đốn và dụng cụ đốn:
- Đốn tạo tán có mặt bằng nghiêng theo sườn dốc, không làm dập cành, sây sát vỏ.
- Đốn đau, đốn lửng, đốn tạo hình lần đầu thì dùng dao. Đốn phớt, đốn tạo hình lần 2 thì dùng kéo hoặc dao. Đốn trẻ lại, sửa cành lớn chè giống thì dùng cưa.
- Đối với các giống chè có phân cành nhiều, mật độ cành lớn, sinh trưởng đỉnh đều thì có thể áp dụng máy đốn để nâng cao năng suất lao động.
2.4.6- Tưới chè:
Nơi có điều kiện về nguồn nước, khả năng đầu tư thì có thể tiến hành tưới cho chè khi độ ẩm đất dưới 60% sức chứa ẩm đồng ruộng (vào các tháng hạn, từ tháng 11 - 4 năm sau và các thời điểm hạn dài chính vụ quá 15 ngày).
Tưới theo phương pháp phun mưa bề mặt với vòi tưới di động hoặc cố định cho hiệu quả cao.
2.5- Thu hoạch và bảo quản.
2.5.1- Thu hoạch.
2.5.1.1- Hái tạo hình chè kiến thiết cơ bản:
- Đối với chè 1 tuổi: Từ tháng 10, hái bấm ngọn những cây cao 60 cm trở lên.
- Đối với chè 2 tuổi: Hái đọt trên những cây to khoẻ và cách mặt đất 50 cm trở lên.
2.5.1.2- Hái tạo hình sau khi đốn:
- Đối với chè đốn lần 1: Đợt đầu hái cách mặt đất 40 - 45 cm, tạo thành mặt phẳng nghiêng theo sườn dốc. Đợt 2 hái đọt chừa 2 lá và lá cá.
- Đối với chè đốn lần 2: Đợt đầu hái cao hơn chè đốn lần 1 từ 25 - 30 cm, các đợt sau hái chừa bình thường như ở chè đốn lần 1.
2.5.1.3- Hái chè kinh doanh:
a)- Hái đọt và 2 - 3 lá non (xác định theo tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 1053 - 71 - 1054 - 71).
Khi trên tán có 30% số đọt đủ tiêu chuẩn thì hái, không bỏ sót, không để quá lứa, cứ 7 - 10 ngày hái 1 lứa, tận thu đọt mù xoè.
b)- Thời vụ:
Vụ Xuân (tháng 3 - 4): Hái chừa 2 lá và lá cá, tạo tán bằng. Những đọt vượt cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá.
Vụ Hè Thu (tháng 5 - 10): Hái chừa 1 lá và lá cá, tạo tán bằng. Những đọt cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá.
Vụ Thu Đông (tháng 11- 12): Tháng 11 hái chừa lá cá, tháng 12 hái cả lá cá.
c)- Đối với các giống chè có phân cành nhiều, mật độ cành mau, sinh trưởng đỉnh đều thì có thể áp dụng hái bằng kéo hay hái chè bằng máy để nâng cao năng suất lao động.
2.5.1.4- Hái chè trên nương đốn trẻ lại, đốn đau thì tiến hành như đối với chè kiến thiết c bản.
2.5.2- Bảo quản: Chè đọt tươi thu xong phải để nơi râm mát, bỏ trong sọt không nén chặt, không đựng trong bao kín, không để héo, lẫn bẩn với vật lạ, tạp chất, đưa đến nơi chế biến không quá 10 tiếng.
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ______________
HOM CHÈ GIỐNG LDP1 VÀ GIỐNG LDP2
Hà nội - 2001
|
Cơ quan biên soạn: |
Viện Nghiên cứu Chè. |
Cơ quan đề nghị ban hành: |
Tổng Công ty Chè Việt Nam. |
Cơ quan trình duyệt: |
Vụ Khoa học, Công nghệ và Chất lượng Sản phẩm - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |
Cơ quan xét duyệt ban hành: |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |
Quyết định ban hành: |
Số: /QĐ-BNN-KH ngày tháng năm 2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |
_____________________________________________________________
NHÓM B & C
TIÊU CHUẨN NGÀNH 10TCN 447- 2001
_____________________________________________________________
HOM CHÈ GIỐNG LDP1 VÀ GIỐNG LDP2
Tea cutting of seed LDP1 and seed LDP2
|
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu chất lượng cho tất cả các lô hom chè giống LDP1 và giống LDP2.
- Cắt và xử lý hom chè LDP1 và LDP2 được áp dụng theo quy định trong tiêu chuẩn TCVN 3242- 79.
- Phương pháp lấy mẫu, phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng theo quy định trong tiêu chuẩn TCVN 3242 - 79.
- Các lô hom khi lưu thông phải có phiếu kiểm nghiệm chất lượng của cơ quan quản lý giống.
- Hom chè được cắt từ cành nuôi trên tán của các giống LDP1 và giống LDP2. Giống chè LDP1 và giống LDP2 là các giống cùng được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính giữa giống mẹ Đại Bạch Trà với giống bố PH1.
- Lô hom được kiểm nghiệm là tập hợp nhiều hom chè với một khối lượng đủ lớn có tính đồng nhất về phân loại, thời gian, điều kiện cắt ra hom dùng trong lưu thông. Khi kiểm nghiệm, hom sẽ được lấy từ các vị trí khác nhau của lô theo quy định chung về phương pháp lấy mẫu trung bình.
3.1- Hom chè giống LDP1 và giống LDP2 dùng để giâm cành có màu xanh đậm hay màu nâu sáng, không có sâu, bệnh, được cắt đúng quy cách.
3.2- Các lô hom phải đảm bảo độ đồng nhất.
3.3- Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu như bảng:
TT |
CHỈ TIÊU |
LOẠI HOM |
|
|
|
Loại 1 |
Loại 2 |
1 |
2 |
4 |
5 |
1 |
Chiều dài hom (cm) |
3,5 ( 4,5 |
3,5 ( 4,5 |
2 |
Đường kính thân hom (mm) |
>3,0 ( 3,5 |
2,5 ( 3,0 |
3 |
Độ dài mầm (mm) |
(10 |
>10( 50 |
4 |
Diện tích lá (cm2) |
>20 |
>18 |
5 |
Số hom / kg. |
800 ( 900 |
>900 ( 1200 |
3.5- Bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển:
3.5.1- Hom được đựng trong túi chất dẻo (Polyethylen) hay thùng gỗ cỡ lớn, có duy trì độ ẩm đảm bảo ít nhất 85%, không có vật lạ, tạp chất. Mỗi túi hay thùng đựng không quá 10 kg hom.
3.5.2- Khi vận chuyển, hom phải được che nắng, chống nóng, tránh dập nát. Vận chuyển bằng xe cơ giới phải có giàn ngăn cách các lớp bao đựng hom.
3.5.3- Thời gian bảo quản, vận chuyển:
Kể từ khi cắt cành hom trên vườn cây mẹ đến ngày cắm hom vào bầu đất: Không quá 05 ngày trong vụ Hè Thu.
Không qua 08 ngày trong vụ Đông Xuân.
3.5.4- Mỗi bao hom chè phải gắn nhãn và ghi rõ: Tên giống, loại, tên cơ sở sản xuất, ngày cắt hom, khối lượng hoặc số lượng hom, người kiểm tra.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây