100502

Quyết định 1708/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nhân viên thú y xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành

100502
LawNet .vn

Quyết định 1708/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nhân viên thú y xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành

Số hiệu: 1708/2009/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng Người ký: Lý Hải Hầu
Ngày ban hành: 07/08/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1708/2009/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
Người ký: Lý Hải Hầu
Ngày ban hành: 07/08/2009
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 1708/2009/QĐ-UBND

Cao Bằng, ngày 07 tháng 8 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÂN VIÊN THÚ Y XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết số 30/2008/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng về kiện toàn mạng lưới và chính sách hỗ trợ cho thú y viên cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;
Căn cứ Thông tư số 04/2009/TT-BNN ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn nhiệm vụ cho cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn cấp xã;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 520/TTr-SNN ngày 21 tháng 7 năm 2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và sử dụng nhân viên thú y xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nội vụ, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lý Hải Hầu

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÂN VIÊN THÚ Y XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Kèm theo Quyết định số: 1708 /2009/ QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Quy chế này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, quyền lợi của nhân viên thú y xã, khuyến nông viên xã kiêm nhiệm công tác thú y (theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng) và trách nhiệm của các cấp, các ngành liên quan quan, cơ quan quản lý chuyên môn phối hợp trong việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng nhân viên thú y và khuyến nông viên xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Điều 2. Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh là nhân viên thú y xã, khuyến nông viên xã kiêm nhiệm công tác thú y để thực hiện việc phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm ở cơ sở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã).

Chương II

QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA NHÂN VIÊN THÚ Y XÃ

Điều 3. Nhiệm vụ quyền hạn của nhân viên thú y xã

1. Nhiệm vụ, quyền hạn

- Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân xã tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác chăn nuôi, thú y, thú y - thủy sản trên địa bàn;

- Quản lý giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm, thuỷ sản trên địa bàn. Báo cáo khi có dịch bệnh xảy ra và báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm lên Uỷ ban nhân dân xã và Trạm Thú y huyện;

- Tổ chức tiêm phòng, chống dịch, chữa trị cho gia súc, gia cầm, thủy sản và hoạt động dịch vụ chăn nuôi - thú y, thú y - thuỷ sản trong phạm vi quản lý;

- Tuyên truyền, tập huấn cho hộ chăn nuôi về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thuỷ sản;

- Thực hiện kiểm dịch động vật - kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y khi được uỷ quyền của Chi cục thú y;

- Phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương kiểm tra các vi phạm pháp luật về thú y, đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã xử lý theo quy định;

- Phối hợp với khuyến nông xã, xóm, trưởng xóm thống kê gia súc, gia cầm theo định kỳ và quản lý sử dụng tổ chức khuyến nông xóm có hiệu quả;

- Quản lý các vật tư, thiết bị kỹ thuật được trang bị trong công tác phòng, chống dịch bệnh;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y do Trạm thú y huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã giao.

2. Quyền lợi

- Được tập huấn kiến thức về chăn nuôi thú y, thú y - thuỷ sản;

- Được thu phí, lệ phí trong công tác thú y về tiêm phòng, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và các dịch vụ thú y khác khi có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Là thành viên tham gia chốt chặn khi chống dịch và được hưởng chế độ chính sách của các thành viên tham gia trạm gác phòng dịch;

- Được hưởng trợ cấp với hệ số 0,93 theo mức lương tối thiểu hiện hành;

- Được hưởng các chế độ chính sách khác khi được quy định trong bản hợp đồng lao động với cơ quan sử dụng lao động.

Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của khuyến nông viên xã kiêm nhiệm công tác thú y

1. Nhiệm vụ, quyền hạn

- Tổ chức tiêm phòng vác xin định kỳ 1 năm 2 lần và tiêm bổ sung hàng tháng cho đàn gia súc gia cầm theo hướng dẫn của trạm thú y;

- Tổ chức tuyên truyền, truyền thông về công tác phòng chống dịch bệnh. Thực hiện phun khử trùng, tiêu độc cho các hộ, cơ sở chăn nuôi để phòng, chống dịch;

- Quản lý giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm, thuỷ sản trên địa bàn. Báo cáo khi có dịch bệnh xảy ra và báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm lên Uỷ ban nhân dân xã và Trạm Thú y huyện về tình hình dịch bệnh, công tác phòng, chống dịch, công tác chăn nuôi trên địa bàn. Tổ chức thống kê đàn gia súc, gia cầm theo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân xã;

- Quản lý các vật tư, thiết bị kỹ thuật được trang bị trong công tác phòng, chống dịch bệnh…

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y do Trạm Thú y huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã giao.

2. Quyền lợi

- Được tập huấn kiến thức về chăn nuôi thú y, thú y - thuỷ sản. Được thu phí, lệ phí trong tiêm phòng gia súc, gia cầm. Là thành viên tham gia chốt chặn khi chống dịch và được hưởng chế độ chính sách của các thành viên tham gia trạm gác phòng dịch;

- Được hưởng phụ cấp thờm 1/3 của hệ số 0,93.

- Được hưởng các chế độ chính sách khác khi được quy định trong bản hợp đồng lao động với cơ quan sử dụng lao động.

Chương III

TUYỂN DỤNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÂN VIÊN THÚ Y XÃ

Điều 5. Tiêu chuẩn và số lượng tuyển dụng nhân viên thú y xã

1. Tiêu chuẩn tuyển dụng

- Là người có trình độ nghiệp vụ chuyên ngành chăn nuôi - thú y, tốt nghiệp từ trung cấp trở lên.

- Có sức khỏe, đạo đức, nhiệt tình công tác và cống hiến lâu dài tại địa phương.

2. Số lượng tuyển dụng: Mỗi xã tuyển dụng 01 người.

Điều 6. Quy trình tuyển dụng nhân viên thú y xã

a) Cấp xã

- Thông báo tuyển dụng: Uỷ ban nhân dân xã căn cứ nhu cầu, tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên thú y xã, tổ chức thông báo bằng văn bản tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã và những nơi cú cụm dâb cư tập trung.

- Hồ sơ dự tuyển gồm: Đơn xin đi làm; bản sao giấy khai sinh; sơ yếu lý lịch; văn bằng chứng chỉ chuyên môn; Các văn bằng chứng chỉ khác (nếu có); Giấy khám sức khoẻ do bệnh viện huyện hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày cấp.

- Tổ chức xột tuyển: Uỷ ban nhân dân xã căn cứ hồ sơ những người dự tuyển và tiêu chuẩn quy định để lựa chọn (ưu tiên người có trình độ chuyên môn cao, nếu nhiều người có trình độ ngang nhau thì ưu tiên kết quả học tập cao hơn).

Thành phần tham gia xét tuyển là Thường trực Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân , Uỷ ban nhân dân, cán bộ văn phòng xã, sau đó lập tờ trình và kèm theo hồ sơ (Tờ trình của Uỷ ban nhân dân xã, biên bản họp xét tuyển, Hồ sơ dự tuyển) trình Uỷ ban nhân dân huyện (Phòng Nội vụ).

b) Cấp huyện

Phòng Nội vụ huyện chủ trình phối hợp với Trạm Thú y thẩm định hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân huyện xem xét và làm văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ gửi Chi cục Thú y.

c) Cấp tỉnh: Chi cục Thỳ y thẩm định hồ sơ và căn cứ đề nghị của các huyện báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trình Sở Nội vụ phê duyệt.

Sau khi được Sở Nội vụ phê duyệt, Chi cục Thú y tiến hành ký hợp đồng lao động với người được tuyển dụng.

Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý và sử dụng nhân viên thú y cấp xã

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính thống nhất về thời gian tuyển dụng, bố trí nguồn ngân sách và trách nhiệm quản lý nguồn ngân sách cho mạng lưới nhân viên thú y xã.

2. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, Phòng Nội vụ, Trạm Thú y thực hiện quy trình tuyển dụng nhân viên thú y xã đảm bảo chất lượng; giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp chỉ đạo sự phối hợp của Trạm Thú y và Trạm Khuyến nông trong việc quản lý sử dụng có hiệu quả các nhân viên thú y xã và nhân viên khuyến nông xã kiêm nhiệm thêm công tác thú y.

3. Chi cục Thú y

- Xây dựng và quản lý chi trả nguồn ngân sách hỗ trợ cho nhân viên thú y cấp xã, các khuyến nông viên xã kiêm nhiệm công tác thú y và thanh quyết toán hàng năm theo quy định.

- Phối hợp với các trường, trung tâm đào tạo chuyên môn ngành chăn nuôi - thú y để tạo nguồn nhân viên thú y cho các xã còn thiếu hoặc bổ sung thay thế,…

- Tổ chức tập huấn, cấp chứng chỉ cho một số hoạt động chuyên môn có điều kiện theo quy định của Pháp lệnh Thú y như: công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ; dịch vụ thuốc thú y; hành nghề thú y,…

- Hướng dẫn Trạm thú y việc quản lý, sử dụng đội ngũ nhân viên thú y viên cấp xã và nhân viên khuyến nông xã kiêm nhiệm thêm công tác thú y.

4. Trạm thú y huyện, thị

- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã quản lý nhân viên thú y xã và khuyến nông viên xã kiêm nhiệm công tác thú y.

- Hướng dẫn xây dựng và triển khai kế hoạch hàng năm về phòng, chống dịch bệnh, các chương trình, dự án về chăn nuôi thú y, thuỷ sản; kế hoạch tiêm phòng và vật tư, thuốc thú y; kế hoạch phát triển chăn nuôi; hướng dẫn các nội dung quản lý sự nghiệp như: Mở sổ theo dõi dịch bệnh, quản lý vật tư thuốc thú y, các quy định kiểm dịch động vật vận chuyển ra ngoài xã, kiểm soát giết mổ tại chợ phiên, chế độ thông tin báo cáo đối với nhân viên thú y xã và khuyến nông viên xã kiêm nhiệm công tác thú y.

- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật cho nhân viên thú y xã và khuyến nông viên xã kiêm nhiệm công tác thú y.

- Phối hợp với Trạm Khuyến nông cùng cấp thống nhất quản lý, sử dụng và chỉ đạo khuyến nông viên xã kiêm nhiệm công tác thú y.

- Trực tiếp chi trả chế độ phụ cấp cho nhân viên thú y xã và khuyến nông viên xã kiêm nhiệm công tác thú y.

- Quản lý lệ phí kiểm dịch, kiểm soát giết mổ,… theo hướng dẫn của Chi cục Thú y.

5. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn

- Bố trí nơi làm việc và chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của nhân viên thú y xã theo quy chế quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin, báo cáo.

- Phân công một Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã chịu trách nhiệm điều hành và giám sát hoạt động của đội ngũ chuyên môn kỹ thuật trên địa bàn, trong đó có nhân viên thú y xã thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh và kế hoạch phát triển chăn nuôi của địa phương.

- Tuyên truyền, phổ biến Pháp lệnh Thú y và các văn bản quy phạm pháp luật, các tài liệu truyền thông trong công tác phòng, chống dịch gia súc, gia cầm cho nhân dân trên địa bàn.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Thú y phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức đúng theo quy định việc tuyển dụng, hợp đồng sử dụng và quản lý, chi trả kinh phí hỗ trợ cho nhân viên thú y xã và khuyên nông viên xã kiêm nhiệm công tác thú y.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, cần bổ sung và sửa đổi, các ngành, các cấp gửi ý kiến bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh kịp thời.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác