65336

Quyết định 17/2007/QĐ-BCT phê duyệt Qui hoạch phát triển một số kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

65336
LawNet .vn

Quyết định 17/2007/QĐ-BCT phê duyệt Qui hoạch phát triển một số kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Số hiệu: 17/2007/QĐ-BCT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Lê Danh Vĩnh
Ngày ban hành: 31/12/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 17/2007/QĐ-BCT
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Công thương
Người ký: Lê Danh Vĩnh
Ngày ban hành: 31/12/2007
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/2007/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN MỘT SỐ KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI CHỦ YẾU VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị quyết số 01/2007/QH12 ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ nhất về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và số Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ khoá XII;  
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; 
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006  của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội;
Căn cứ Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15 tháng 2 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án” Phát triển thương mại trong nước đến năm 2010, định hướng đến 2020;
Được uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ trưởng Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt các dự án qui hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại tại công văn số 6428/VPCP-KTTH ngày 7 tháng 11 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ;
Xét Tờ trình số 346/VNCTM-TTr ngày 3 tháng 12 năm 2007 của Viện Nghiên cứu Thương mại về việc phê duyệt dự án “Quy hoạch phát triển một số kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu Vùng kinh tế trọng phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Qui hoạch phát triển một số kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển

- Qui hoạch phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (sau đây gọi là Vùng) phải phù hợp với sự phát triển  kinh tế - xã hội của cả Vùng nói chung, của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là tỉnh) trong Vùng nói riêng, thời kỳ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Tập trung phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu với qui mô lớn và vừa, từ thị trường trung tâm với tâm điểm là thành phố Hồ Chí Minh, bán kính trung tâm Vùng là 50 km. Phát triển các công trình kết cấu hạ tầng thương mại qui mô lớn ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu để tạo “điểm nhấn” và tạo điều kiện thúc đẩy liên kết Vùng, ngoại Vùng, cả nước và quốc tế. 

- Phát triển hài hoà, phân bố hợp lý các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại trong Vùng; tăng dần tỷ trọng các loại hình kết cấu thương mại hiện đại và từng bước câng cao trình độ văn minh thương mại của các loại hình kết cấu thương mại truyền thống.

- Huy động tối đa các nguồn lực trong vùng, trong nước và huy động các nguồn lực từ nước ngoài theo qui định của pháp luật nhằm phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại Vùng.

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tốc độ phát triển kinh tế nói chung, tốc độ phát triển thương mại-dịch vụ nói riêng nhanh hơn các Vùng khác trong cả nước, có tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế cũng như thương mại của các vùng lân cận và với toàn quốc. Vì vậy, Nhà nước cần tạo lập môi trường đầu tư và có cơ chế chính sách đặc thù để huy động ở mức cao nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trong Vùng.

2. Mục tiêu phát triển

- Phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại tương xứng với sự gia tăng nhu cầu và tính đa dạng của các hoạt động thương mại của cả Vùng nói chung và từng địa phương của Vùng nói riêng.

- Phát triển hài hoà loại hình kết cấu hạ tầng thương mại truyền thống và hiện đại trong giai đoạn đến 2010 và những năm tiếp theo.

- Giai đoạn 2011 - 2015, tập trung phát triển các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại qui mô lớn và các trung tâm hội chợ triển lãm, kho bãi và các kho cảng xăng dầu tại các địa bàn trọng yếu trong Vùng, trước hết là thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu; đồng thời nâng cấp, cải tạo và nâng cao hiệu quả hoạt động của những loại hình kết cấu hạ tầng thương mại khác.

- Giai đoạn 2016 - 2020, tập trung phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại trong Vùng theo hướng hiện đại, trong đó có một số công trình mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. 

3. Qui hoạch phát triển một số kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu

3.1. Qui hoạch phát triển chợ loại I và chợ đầu mối

3.1.1 Mục tiêu phát triển 

- Phát triển các chợ loại I và chợ đầu mối trong Vùng theo hướng hoàn thiện công nghệ tổ chức lưu thông hàng hoá và cung cấp dịch vụ tại các chợ, nâng cao trình độ phục vụ và văn minh thương mại.

- Đảm bảo duy trì tốc độ tăng doanh thu bán hàng hoá và dịch vụ qua chợ đạt bình quân 15-18%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010, 13-14%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015 và 11-12%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020.

- Đảm bảo giải quyết việc làm cho từ 6 - 8% lao động tại các khu đô thị trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang trong quá trình đô thị hoá nhanh.

3.1.2 Nguyên tắc phân bố qui hoạch

a. Nguyên tắc phân bố qui hoạch chợ loại I

- Mật độ dân số bình quân của khu vực phục vụ chợ loại I phải đạt tối thiểu 600 người/km2. Khu vực phục vụ của chợ loại 1 có diện tích khoảng 40 km2

- Trong khu vực qui hoạch chợ loại I, tổng sản phẩm trong nước tính bình quân đầu người/năm ở mức từ 500 đến dưới 1000 USD hay từ 8 triệu đến dưới 16 triệu đồng.

- Có vị trí và các điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối phát triển đảm bảo thuận tiện cho việc mua sắm thường xuyên của dân cư.

b. Nguyên tắc phân bố qui hoạch chợ đầu mối

- Sản xuất nông nghiệp hàng hóa đã bước sang giai đoạn phát triển nhanh về qui mô, nhu cầu phân công lao động theo các khâu trong quá trình lưu thông các sản phẩm nông nghiệp từ sản xuất đến tiêu dùng đã hình thành rõ nét.

- Quá trình đô thị hoá trong vùng phát triển nhanh cả về qui mô và trình độ đòi hỏi phải có những cơ sở đảm bảo sẵn sàng cung cấp hàng hoá, nhất là các sản phẩm nông nghiệp cho mạng lưới các cơ sở bán lẻ ngày càng chuyên nghiệp, văn minh và hiện đại trong khu đô thị.

- Các thương nhân có khả năng và sẵn sàng tham gia cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho quá trình lưu thông hàng hoá từ sản xuất đến tiêu dùng. Trình độ tổ chức lao động của các thương nhân đảm bảo khả năng mở rộng qui mô hoạt động và đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động.

- Các điều kiện về cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông tương đối phát triển, cước phí vận chuyển hợp lý đảm bảo thuận lợi cho quá trình phát triển giao lưu hàng hoá, dịch vụ.

- Khoảng cách giữa các chợ đầu mối cùng loại (thu hút, phát luồng các sản phẩm tương tự nhau): từ 30 – 50 km.

3.1.3 Phương án qui hoạch 

- Tại thành phố Hồ Chí Minh : Nâng cấp 4 chợ loại I, gồm Chợ An Đông, chợ Phạm Văn Hai, chợ Bà Chiểu, chợ Bến Thành (2007 - 2015); cải tạo và mở rộng 1 chợ đầu mối nông sản tổng hợp Bình Điền có qui mô cấp vùng; và 2 chợ đầu mối nông sản rau quả là chợ Hóc Môn và chợ Thủ Đức (2007-2015).

- Tại tỉnh Bình Dương: Nâng cấp mở rộng chợ Khương Xá- Thủ Dầu Một (2007 - 2010); xây dựng mới 6 chợ loại I gồm chợ Phú Thọ, chợ Lái Thiêu Mới, chợ Tân Bình, chợ Tân Thành, chợ Mỹ Phước, chợ Thanh An (2007 - 2015). Xây mới 2 chợ đầu mối nông sản tổng hợp Dầu Tiếng và Lai Uyên ( 2007 - 2015).

- Tại tỉnh Đồng Nai : Nâng cấp mở rộng 3 chợ loại I gồm chợ Biên Hoà (2007 - 2015), chợ Long Thành, chợ Long Khánh (2010- 2015); Xây mới chợ Sặt có qui mô loại I ((2007 - 2020). Xây 1 chợ đầu mối nông sản tổng hợp tại thị trấn Long Thành ( 2011- 2020).

- Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Nâng cấp mở rộng chợ thành phố Vũng Tàu ((2007 - 2015); Xây mới 4 chợ có qui mô loại I gồm: chợ Long Hải, chợ thị xã Bà Rịa, chợ huyện Xuyên Mộc, chợ huyện Tân Thành ( 2007- 2015); Xây dựng mới 1 chợ đầu mối nông sản tổng hợp thị xã Bà Rịa (2007- 2015); xây mới 2 chợ đầu mối thuỷ sản cảng Cát Lở (2007 - 2010) và chợ đầu mối thuỷ sản thị xã Bà Rịa (2007- 2015).

- Tại tỉnh Bình Phước: Nâng cấp mở rộng 4 chợ loại I gồm: chợ Đồng Xoài, chợ Lộc Ninh (2007 - 2015); chợ Bù Đăng, chợ Chơn Thành (2011 - 2015); xây mới 2 chợ có qui mô loại I chợ Tân Phú, chợ An Lộc (2011 - 2020); xây mới chợ đầu mối rau quả Thanh Bình (2007 - 2015);

- Tại tỉnh Long An: Xây mới chợ Bến Lức có qui mô loại I ((2007 - 2015). Nâng cấp cải tạo chợ đầu mối lúa gạo Hậu Thạnh Đông ((2007 - 2010); xây mới chợ đầu mối rau quả Huyện Thủ Thừa (2007-2015); xây mới chợ đầu mối thuỷ sản Cần Giuộc (2016- 2020).

- Tại tỉnh Tiền Giang: Nâng cấp mở rộng 4 chợ có qui mô loại I gồm chợ Gạo, chợ Gò Công, chợ Mỹ Tho, chợ Vĩnh Bình ((2007 - 2015). Cải tạo và nâng cấp chợ đầu mối rau quả Hoà Khanh, chợ đầu mối rau quả Vĩnh Kim (2007 - 2010), cải tạo nâng cấp chợ đầu mối lúa gạo Phú Cường (2007 - 2010).

- Tại tỉnh Tây Ninh: Nâng cấp mở rộng 2 chợ loại I gồm chợ thị xã Tây Ninh (2007 - 2015), chợ Long Hoa (2007 - 2020); xây mới 3 chợ có qui mô loại I: chợ Trảng Bàng, chợ Gò Dầu, chợ Tân Châu (2007 - 2015). Xây mới 2 chợ đầu mối nông sản tổng hợp là chợ thị trấn Hoà Thành và chợ Bàu Năng (2007 - 2010).

3.2. Qui hoạch phát triển siêu thị và trung tâm thương mại

3.2.1 Mục tiêu phát triển 

- Nâng tỉ trọng doanh thu bán lẻ và dịch vụ của loại hình này trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ của Vùng từ mức 3% vào năm 2005 lên 10%/ vào năm 2010; 15-18% vào năm 2015 và 20-25% vào năm 2020.

- Trong giai đoạn 2006 - 2010 sẽ tập trung phát triển các siêu thị hạng II và hạng III tại các khu đô thị, khu công nghiệp đang được đầu tư phát triển theo qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn 2011 – 2020 sẽ phát triển các siêu thị và trung tâm thương mại hạng I tại các vùng đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh (quận 1, quận 2, quận 3, quận 7), Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa- Vũng Tàu.

- Tương ứng với mức tăng doanh thu, số lao động tại các siêu thị và trung tâm thương mại trong Vùng cần đảm bảo tăng từ mức 5-7% tổng số lao động thương mại trong vùng hiện nay lên 10% vào năm 2010; 11,4% vào năm 2015 và 11,8-12% vào năm 2020.

3.2.2 Nguyên tắc phân bố qui hoạch 

- Trong khu vực qui hoạch siêu thị, tổng sản phẩm trong nước tính bình quân đầu người/năm phải đạt trên 1.000 USD hay trên 16 triệu đồng. Đối với khu vực qui hoạch phát triển đại siêu thị, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người/năm cần phải đạt mức trên 2.000 USD hay trên 32 triệu đồng.

- Mật độ và qui mô của các siêu thị, trung tâm thương mại được xác định phù hợp với qui mô đô thị. Các đại siêu thị, trung tâm thương mại lớn chủ yếu được qui hoạch tại các đô thị loại 2 trở lên.

- Việc xác định vị trí xây dựng các siêu thị, trung tâm thương mại lớn cần phải tính đến những ảnh hưởng của nó đối với trật tự, môi trường đô thị và khu vực tập trung thương nghiệp truyền thống.

3.2.3 Phương án qui hoạch 

- Tại thành phố Hồ Chí Minh xây mới 4 trung tâm thương mại gồm: Trung tâm thương mại Nguyễn Huệ hạng I cấp vùng, trung tâm thương mại Phú Mỹ Hưng, trung tâm thương mại Phú Mỹ Hưng, trung tâm thương mại tổng hợp Tân Bình, trung tâm thương mại Phương Đông (2007-2010); chuyển 4 chợ thành siêu thị- trung tâm thương mại gồm siêu thị- trung tâm thương mại Củ Chi, An Khánh, Phường1, Phường 3 (2007-2010); chợ phường 16 chuyển thành siêu thị- trung tâm thương mại (2011-2020); xây mới siêu thị hạng I và trung tâm thương mại hạng I cấp vùng tại quận 2 (2011- 2020).

- Tại tỉnh Bình Dương: xây mới 5 siêu thị gồm Mỹ Phước I, Mỹ Phước II, Mỹ Phước III, Mỹ Phước IV, Mỹ Phước khu phố 3 (2007- 2010); xây mới 1 siêu thị hạng I cấp vùng tại Bình Dương (quốc lộ 13) (2011- 2020); xây mới 2 trung tâm thương mại tại khu công nghiệp VISP và Đông Hiệp (2007-2010); xây mới 1 trung tâm thương mại hạng I cấp vùng tại Làng Đại học quốc gia (2016- 2020).

- Tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu: Xây mới 3 siêu thị gồm: siêu thị tổng hợp  thành phố Vũng Tàu (2007- 2010); siêu thị Long Điền, siêu thị Mỹ Xuân (2011- 2015). Chuyển chợ Bà Rịa thành chợ- siêu thị- trung tâm thương mại (2016- 2020).

- Tại tỉnh Đồng Nai: xây dựng 2 siêu thị- trung tâm thương mại gồm trung tâm thương mại Tam Hoà, trung tâm thương mại Tân Hiệp (2011- 2015).

- Tại tỉnh Bình Phước : Xây mới 2 siêu thị tại thị xã Đồng Xoài (2011- 2015); Xây dựng mới 1 trung tâm thương mại tại Đồng Xoài (2016- 2020);

- Tại tỉnh Tiền Giang: Chuyển 5 chợ thành chợ- siêu thị – trung tâm thương mại gồm: trung tâm thương mại Mỹ Tho (2007- 2010); trung tâm thương mại – siêu thị chợ Gạo, trung tâm thương mại –siêu thị Gò Công (2011- 2015); trung tâm thương mại –siêu thị Thiên Hộ, trung tâm thương mại – siêu thị Cai Lậy (2016- 2020).

- Tại tỉnh Long An: Chuyển chợ Phường 1 thị xã Long An thành chợ- siêu thị – trung tâm thương mại (2007- 2010); xây mới 3 siêu thị gồm: siêu thị Bến Lức, siêu thị thị trấn Hậu Nghĩa, siêu thị Mộc Hoá (2016- 2020). 

- Tại tỉnh Tây Ninh: Chuyển chợ Long Hoa thành chợ- siêu thị –trung tâm thương mại (2011-2015); xây mới 2 siêu thị gồm siêu thị Gò Dầu, siêu thị Trảng Bàng (2016- 2020).

3.3. Qui hoạch phát triển trung tâm hội chợ triển lãm

3.3.1 Mục tiêu phát triển 

- Tăng qui mô hội chợ đạt mức trung bình 300-400 doanh nghiệp hiện nay lên mức trung bình 600-800 doanh nghiệp/hội chợ vào năm 2010 và trên 1.000-1.500 doanh nghiệp/hội chợ vào giai đoạn 2011 – 2020.

-  Nâng tỷ lệ các doanh nghiệp nước ngoài tham gia hội chợ lên 15-18% vào năm 2010 và khoảng từ 22 – 25% vào giai đoạn 2011-2015; từ 28-32% vào giai đoạn 2016 – 2020.

3.3.2 Nguyên tắc phân bố qui hoạch

- Khu vực đã có sự phát triển nhanh của doanh nghiệp cả về số lượng và qui mô doanh nghiệp.

- Thị trường khu vực đang phát triển nhanh và có sức hấp dẫn các doanh nghiệp cả ở trong và ngoài vùng, cả về phương diện cung ứng và tiêu thụ hàng hoá. 

- Có vị trí địa kinh tế hay khả năng phát triển các mối quan hệ giao lưu kinh tế, thương mại giữa các vùng, khu vực.

- Việc xác định vị trí xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm cần tính đến những ảnh hưởng của nó đối với an ninh trật tự, văn hoá địa phương và bảo vệ môi trường.    

3.3.3 Phương án qui hoạch 

- Giai đoạn 2006- 2010: Xây dựng  trung tâm hội chợ triển lãm tại khu vực đô thị mới Phú Mỹ Hưng Nam Sài Gòn. Qui mô trung tâm này cho phép tổ chức từ 1.500 - 1.800 gian hàng cùng một lúc. Diện tích mặt bằng dự kiến bố trí 15 ha.

- Giai đoạn 2011- 2020: Xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm chuyên phục vụ xuất khẩu mang tính chuyên nghiệp và hiện đại tại Thủ Thiêm- thành phố Hồ Chí Minh, quĩ đất dành cho trung tâm  hội chợ triển lãm thương mại là 10 ha; xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm tại khu Gò Cát, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương với qui mô 10 ha.

3.4. Qui hoạch phát triển hệ thống kho bãi

3.4.1 Mục tiêu phát triển 

- Phát triển một số đơn vị thực hiện cung cấp đồng bộ các dịch vụ hậu cần theo mô hình hoạt động của trung tâm logistic.

- Phấn đấu sau năm 2010 các địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu có cơ sở cung cấp đồng bộ các dịch vụ hậu cần và sau năm 2015 tất cả các địa phương trong Vùng đều có cơ sở cung cấp dịch vụ hậu cần trong đó thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai là các địa phương có vai trò trung tâm vùng và khu vực.

3.4.2 Nguyên tắc phân bố qui hoạch

- Qui mô và phạm vi của thị trường hàng hoá, bao gồm cả thị trường nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và thị trường hàng tiêu dùng khá phát triển.

- Sự phân công lao động trong quá trình lưu thông hàng hoá cả trên thị trường nội địa và cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đã phát triển ở trình độ khá cao.

- Khu vực có các điều kiện về giao thông và mức độ hội tụ hay tập trung của các khu vực thị trường tiêu thụ.

3.4.3 Phương án qui hoạch 

- Tại thành phố Hồ Chí Minh:

Cụm kho bảo quản hàng hoá xuất nhập khẩu Phú Mỹ- Tân Thuận Đông- Nhà Bè. Đây là cụm kho có qui mô lớn, được xây dựng phục vụ cho xuất nhập khẩu, trong đó có hàng nông sản, lúa gạo. Quy mô xây dựng từ 40-50 ha vào năm 2010 và đến năm 2020 được mở rộng lên 80 ha.

Cụm kho bãi cảng Cây Khô (Nhà Bè). Đây là cụm kho gắn với hoạt động của cảng sông, chợ đầu mối Cây Khô, một phần cảng Bình Đông được di chuyển về đây với công suất 750.000 tấn/năm. Cảng Cây Khô mang chức năng trung chuyển và phân phối của các ngành, phân phối hàng hoá vật tư nông nghiệp cho đồng bằng sông Cửu Long. Dự kiến xây dựng từ 15-20 ha cho giai đoạn từ 2008 đến 2010 và được mở rộng lên 30 ha đến năm 2020.

Cụm kho bãi cảng sông Phú Định- quận 8 thành phố Hồ Chí Minh. Đây là kho bãi trung chuyển phục vụ cảng sông và hệ thống kho phân phối hàng hoá di chuyển từ nội thành ra. Qui mô xây dựng khoảng 45- 50 ha. Ngoài chức năng phục vụ cho nhu cầu thương mại của thành phố Hồ Chí Minh, cụm kho này còn đảm nhận vai trò chuyển hàng hoá phục vụ cho đồng bằng sông Cửu Long.

Cụm kho An Lạc- Bình Điền (Bình Chánh). Đây là cụm kho tập trung trên tuyến quốc lộ 1 từ An Lạc đến Bình Điền, chức năng chủ yếu của kho là phân phối và một phần dự trữ lương thực, thực phẩm  chế biến, vật tư nông nghiệp,...) cho thành phố Hồ Chí Minh, Long An và đồng bằng sông Cửu Long, qui mô xây dựng 30-35 ha.

Cụm kho ngã tư An Sương (Hóc Môn). Đây là cụm kho mang chức năng là kho đầu mối qui mô 30- 35 ha, một số kho phân phối phục vụ dân cư đô thị mới phát triển và khu công nghiệp Tân Thới Hiệp;

Cụm kho Linh Xuân, LinhTrung (Thủ Đức). Đây là cụm kho phân phối cấp vùng và một số kho chuyên ngành phục vụ sản xuất của khu vực Thủ Đức, qui mô 30-35 ha.

Cụm kho bãi Cát Lái (Thủ Đức). Đây là cụm kho trong tương lai sẽ hình thành cảng hàng rời của Bộ Giao thông vận tải. Do vậy, cụm kho bãi này sẽ có chức năng trung chuyển phục vụ cảng và kho phân phối phục vụ khu dân cư sẽ được xây dựng trong tương lai, qui mô khoảng 40-45 ha.

- Tại tỉnh Đồng Nai: Đây là cụm kho đầu mối chủ yếu phục vụ các khu công nghiệp, các nhà máy, các cơ sở sản xuất nằm trong các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai, bao gồm: kho cảng sông Đồng Nai, kho Phú Hữu, kho cảng Gò Dầu A và B, kho cảng sông Phước An, qui mô 30-40 ha.

- Tại tỉnh Bình Dương: Đây là cụm kho bãi đầu mối tại khu vực cảng cạn Sóng Thần nằm cách Tân Cảng khoảng 20 km, có đủ điều kiện thuận lợi về giao thông vận chuyển hàng cũng như ưu thế về khả năng thu hút và tiếp nhận, lưu chứa hàng hoá, hỗ trợ quá trình khai thác và phát triển năng lực lưu chuyển hàng hoá, thông quan nội địa của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp như Sóng Thần I, Sóng Thần II, Tân Đông Hiệp. Quy mô 30-40 ha.

- Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tầu: Đây là cụm kho bao gồm khu kho cảng Gò Dầu C, khu kho cảng Phú Mỹ, khu kho cảng Cái Mép (sông Thị Vải), khu kho cảng Vũng Tầu (Bến Đình - Sao Mai), khu kho cảng Sông Dinh (sông Dinh). Phạm vi phục vụ trực tiếp là các tỉnh trong Vùng  bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình Dương. Phạm vi phục vụ gián tiếp: các vùng phụ cận, khu vực đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Tây Nam Bộ và Nam Tây Nguyên, quy mô 30-55 ha;

- Tại tỉnh Tây Ninh: Cụm kho bãi đầu mối khu vực cửa khẩu Mộc Bài, nằm trên đường Xuyên Á nối liền thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô PhnômPênh trong khu vực khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài hiện là trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ và đầu mối giao thông trong nước và quốc tế quan trọng của tỉnh Tây Ninh và Vùng này, có quy mô 20-30 ha, trong đó kho ngoại quan có diện tích 5 ha .

3.5 Qui hoạch phát triển hệ thống kho cảng xăng dầu

3.5.1 Mục tiêu phát triển 

- Điều chỉnh, bổ sung qui hoạch hệ thống kho cảng xăng dầu phù hợp với qui hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong vùng và yêu cầu bảo vệ môi trường.

- Bổ sung sức chứa của các cơ sở kho cảng xăng dầu trong Vùng tương đương với tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của Vùng.

3.5.2 Nguyên tắc phân bố qui hoạch

- Khu vực tương đối cách biệt với khu dân cư, các công trình công cộng và các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng khác.

- Có khả năng phát triển một hay nhiều phương thức vận tải xăng dầu (đường ống, đường biển, đường sông, đường bộ...).

- Có vị trí thuận lợi trong việc tiếp nhận và trung chuyển xăng dầu trong vùng và tới các vùng phụ cận với chi phí thấp.

- Đáp ứng được các điều kiện về đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn cho các kho xăng dầu…

3.5.3 Phương án qui hoạch 

-  Mở rộng và nâng cấp các kho cảng xăng dầu hiện có

Kho cảng tiếp nhận đầu mối:

+ Thành phố Hồ Chí Minh: Mở rộng tổng kho Nhà Bè và kho Cát Lái.

+ Đồng Nai: Mở rộng kho Phước Khánh.

Kho cảng trung chuyển đường sông:

+ Bình Dương: Mở rộng kho Chánh Mỹ.

+ Thành phố Hồ Chí Minh : mở rộng kho 30/4 Phù Mỹ.

- Xây dựng mới kho cảng  đầu mối

+ Thành phố Hồ Chí Minh : Xây mới kho Nhà Bè Vinapco, Khu công nghiệp Hiệp Phước- huyện Nhà Bè với qui mô 28-30 ha.

+ Bà Rịa – Vũng Tàu- Đồng Nai: Xây mới kho tại khu vực Cái Mép – Bà Rịa- Vũng Tàu 15-20 ha,  Nhơn Trạch - Đồng Nai 20 ha.

- Xây mới kho trung chuyển:

+ Đồng Nai : Xây mới kho Petrolimex, thay thế kho Biên Hoà và Long Tân

Bình 15-20 ha.

+ Long An: Xây mới kho Bến Lức hỗ trợ cho kho Mộc Hoá (2ha).

+ Bình Dương: Xây mới kho Petrolimex hỗ trợ kho Phú Cường (2ha).

+ Tiền Giang: Xây mới 3 kho gồm kho Gò Công Đông, Cái Bè, Mỹ Phước (từ 1-1,5ha cho 1 kho).

4. Vốn đầu tư và nhu cầu sử dụng đất

4.1 Đối với chợ loại I và chợ đầu mối nông sản, thủy sản

- Nhu cầu sử dụng đất cho chợ loại I trong Vùng là 714.576 m2, trong đó chợ loại I xây dựng mới là 387.377 m2. Nhu cầu vốn đầu tư cho các chợ loại I xây mới 745,36 tỷ đồng.

- Nhu cầu sử dụng đất cho chợ đầu mối nông sản, thuỷ sản trong Vùng là 1.512.000 m2, trong đó chợ đầu mối xây mới là 282.000 m2. Nhu cầu vốn đầu tư cho chợ đầu mối xây mới là  282 tỷ đồng.

4.2 Đối với siêu thị, trung tâm thương mại

Nhu cầu sử dụng đất cho siêu thị, trung tâm thương mại trong Vùng là: 1.153.857 m2, trong đó nhu cầu đất cho xây dựng siêu thị và trung tâm thương mại mới là 1.003.492 m2.

Nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại xây mới trong Vùng là: 3.860,25 tỷ đồng.

4.3. Đối với trung tâm hội chợ triển lãm thương mại

Nhu cầu sử dụng đất cho xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm thương mại mới trong Vùng là 750.000 m2.

Nhu cầu vốn đầu tư cho các trung tâm hội chợ triển lãm trong Vùng là 1.500 tỷ đồng.

4.4. Đối với hệ thống kho bãi

Nhu cầu sử dụng đất xây dựng hệ thống kho bãi trong Vùng là 5.400.000 m2, trong đó nhu cầu để xây dựng các cụm kho bãi mới là 1.650.000 m2.

Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng hệ thống cụm kho bãi mới là: 2.475 tỷ đồng.

4.5. Đối với kho cảng xăng dầu

- Nhu cầu sử dụng đất xây dựng kho xăng dầu: 1.318.400 m3, trong đó:

+ Kho xăng dầu đang triển khai là 645.400 m3.

+ Kho cảng tiếp nhận đầu mối được cải tạo nâng cấp là 310.000 m3.

+ Kho trung chuyển đường sông cải tạo, nâng cấp là 70.200 m3.

+ Kho cảng đầu mối xây mới là 250.000 m3.

+ Kho trung chuyển là : 43.000 m3.

- Nhu cầu vốn đầu tư:  2.841,1 tỷ đồng, trong đó :

+ Kho xăng dầu đang triển khai là 1.613,5 tỷ đồng.

+ Kho cảng tiếp nhận đầu mối được cải tạo nâng cấp là 124 tỷ đồng.

+ Kho trung chuyển đường sông cải tạo, nâng cấp là 35,1 tỷ đồng.

+ Kho cảng đầu mối xây mới là 875 tỷ đồng.

+ Kho trung chuyển là : 193,5 tỷ đồng.

5. Danh mục các dự án đầu tư

(Chi tiết tại phụ lục kèm theo)

6. Các giải pháp và chính sách chủ yếu

6.1 Giải pháp về tổ chức quản lý

- Rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới một số văn bản qui phạm pháp luật nhằm hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh và quản lý chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, kho cảng xăng dầu và đặc biệt là hoạt động của các trung tâm hội chợ triển lãm thương mại và hệ thống kho bãi theo mô hình hoạt động của trung tâm logicstic.

- Khẩn trương xây dựng và ban hành các qui chuẩn, tiêu chuẩn đối với các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, tạo điều kiện để các tỉnh xây dựng hoặc sủă đổi, bổ sung qui hoạch và lập các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đổi mới nội dung và phương pháp  quản lý nhà nước đối với phát triển và hoạt động của các loại hình và cấp độ của kết cấu hạ tầng thương mại.

6.2 Giải pháp và chính sách về đầu tư

- Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tự có và các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại tại các địa phương.

- Đồng thời với việc thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, các cơ quan chức năng cần sớm  xây dựng, trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với các dự án phát triển kết cấu hạ tầng thương mại như dự án đầu tư vào các ngành sản xuất, kinh doanh khác  theo qui định tại Quyết định 27/2007/QĐ-TTg ngày 15 tháng 2 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến 2020.

- Nhà nước tiếp tục sử dụng vốn ngân sách để hỗ trợ đầu tư phát triển chợ theo các qui định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 1 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, Quyết định số 559/2004/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển chợ đến năm 2010 và các văn bản pháp luật có liên quan.

6.3 Giải pháp và chính sách về đất đai

Khi xây dựng qui hoạch phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh cần dành quĩ đất cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại  một cách hợp lý, vừa bảo đẩm nhu cầu hiện tại vừa phù hợp với sự  gia tăng của các dự án đầu tư và mở rộng qui mô hoạt động của các loại hình hình kết cấu hạ tầng thương mại trong tương tại. Đồng thời, có giải pháp và chính sách tích cực, đồng bộ trong việc giải phóng mặt bằng nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư khi xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn.

6.4 Giải pháp và chính sách về nguồn nhân lực

- Khai thác nguồn vốn trong và ngoài nước để hỗ trợ cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp thương mại.

- Phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước nhằm nâng cấp cơ sở vật chất – kỹ thuật, xây dựng đội ngũ giáo viên, xây dựng chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng về lĩnh vực phân phối cho hệ thống các trường cao đẳng, trung cấp và dạy nghề thương mại trực thuộc Bộ Công Thương.

- Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và các địa phương tổ chức đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực tham gia hoạt động thương mại với các hình thức và phương pháp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và từng địa phương.

 6.5 Giải pháp và chính sách về bảo vệ môi trường

- Các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại phải thực hiện đầy đủ các qui định của pháp luật về môi trường.

- Các doanh nghiệp và các địa phương cần dành đủ nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh do hoạt động của các cơ sở thương mại.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở kinh doanh thương mại trong Vùng để ngăn chặn và xử lý kịp thời những tổ chức hoặc cá nhân vi phạm  nhằm phát triển thương mại trong vùng theo hướng nhanh và bền vững.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của các Bộ, ngành

1.1 Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các tỉnh thực hiện Quyết định này, tập trung vào những công việc chủ yếu sau đây:

a. Chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới  qui hoạch phát triển kết cấu hạ tầng của các tỉnh trong Vùng phù hợp với  những qui định của Quyết định này và các văn bản pháp luật có liên quan.

b. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các tỉnh trong Vùng trong việc lập và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn phù hợp với các qui định  của  Quyết định này và các văn bản pháp luật có liên quan.

c. Rà soát để kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi, bổ sung  theo thẩm quyền các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển và quản lý kết cấu hạ tầng thương mại được qui định tại Quyết định này.

1.2 Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành liên quan khác theo chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Bộ Công Thương  triển khai thực hiện các giải pháp nêu trong Quyết định này.

2. Trách nhiệm của các địa phương

Chỉ đạo các Sở Thương mại/ Sở Thương mại và Du lịch phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

a. Đối với các tỉnh trong Vùng đã có qui hoạch kết cấu hạ tầng thương mại trước thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành, tiến hành rà soát, nếu chưa phù hợp với qui định của Quyết định này và văn bản qui phạm pháp luật khác có liên quan phải lập dự án điều chỉnh qui hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại  trên địa bàn, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

b. Đối với các tỉnh trong Vùng chưa có qui hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại:  khẩn trương xây dựng qui hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn phù hợp với qui hoạch tổng thể phát triển thương mại của tỉnh, tình hình kinh tế-xã hội  của địa phương, định hướng qui hoạch tổng thể của Vùng và phù hợp với  các qui định của Quyết định này.

c. Trong quá trình tổ chức thực hiện Quyết định này, phương án qui hoạch và danh mục dự án kết cấu hạ tầng của từng tỉnh nằm trong danh mục dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại kèm theo Quyết định này có thể được điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội và sự phát triển thương mại của từng địa phương. Tuy vậy, trước khi quyết định điều chỉnh phương án qui hoạch và danh mục dự án nêu trên, Uỷ ban nhân dân tỉnh cần trao đổi và thống nhất với Bộ Công Thương.

d. Xây dựng kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại hàng năm trình UBND tỉnh  phê duyệt.

đ. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân  tỉnh trong việc xây dựng, thẩm định và hướng dẫn thực hiện các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn theo qui hoạch và kế hoạch đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

e. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh phân bổ và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, trong đó có nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước theo hướng hiệu quả, thiết thực và đúng mục đích.

f. Xây dựng, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách (phù hợp với qui định của pháp luật) và giải pháp nhằm huy động, khai thác các nguồn lực của địa phương, nhất là nguồn lực của các doanh nghiệp, hộ  kinh doanh để phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn.

g. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện qui hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh để kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp sai phạm trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại.

h. Định kỳ hàng năm, báo cáo Bộ Công Thương và  Uỷ ban nhân dân tỉnh tình hình và kết quả thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam  và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Kiểm toán Nhà nước;
- Sở Thương mại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ trưởng,
 các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Bộ, website của Bộ.
- Lưu VT, KH, Viện NCTM.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Danh Vĩnh

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC DỰ ÁN MỘT SỐ KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI CHỦ YẾU VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ĐẾN 2020

(Kèm theo Quyết định số 17/2007/QĐ-BCT ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

STT

Loại hình

Địa điểm

Quy hoạch đến 2020

Hiện có giữ nguyên

Hiện có nâng cấp, cải tạo

Xây mới

Diện tích

(m2)

Vốn ĐT

(Tỷ đồng)

A

Chợ

 

 

 

 

 

I

Chợ loại I (bán buôn, bán lẻ tổng hợp)

 

 

 

 

 

1

Chợ Đông Ba

Thành phố Huế

 

x

 

22.759

27,3

2

Chợ An Cựu

Thành phố Huế

x

 

 

3.661

 

3

Chợ Tây Lộc – Huế

Thành phố Huế

 

x

 

14.420

17,3

4

Chợ biên giới, cửa khẩu xã Hồng Vân

A Lưới - Thừa Thiên Huế

 

 

x

2.000

2

5

Chợ Cồn

Đà Nẵng

x

 

 

13.715

 

6

Chợ Hàn

Đà Nẵng

x

 

 

5.500

 

7

Chợ Hoà Khánh 

Đà Nẵng

 

 

x

14.000

28

8

Chợ Mỹ Đa Tây

Đà Nẵng

 

 

x

9.500

19

9

Chợ  Cẩm Lệ

Đà Nẵng

 

 

x

10.000

20

10

Chợ Điện Ngọc

Huyện Điện Ngọc - Quảng Nam

 

 

x

10.000

20

11

Chợ Aí Nghĩa

Huyện Aí Nghĩa - Quảng Nam

 

x

x

11.500

13,8

12

Chợ khu dân cư số 1

Thành phố Tam Kỳ- Quảng Nam

x

 

 

6.558

 

13

Chợ Tam Kỳ

Thành phố Tam Kỳ- Quảng Nam

 

x

 

10.000

12

14

Chợ Vĩnh Điện

Huyện Vĩnh Điện - Quảng Nam

 

x

 

10.000

12

15

Chợ Hội An

Thị xã Hội An - Quảng Nam

 

x

 

10.200

12,2

16

Chợ Khu kinh tế cửa khẩu

Huyện Nam Giang – Quảng Nam

 

x

 

10.000

12

17

Chợ Dung Quất 

Dung Quất - Quảng Ngãi

 

 

x

10.000

20

18

Chợ Quảng Ngãi

Thành phố Quảng Ngãi

 

x

 

15.000

18

19

Chợ Đức Phổ

Huyện Đức Phổ– Quảng Ngãi

 

 

x

10.000

20

20

Chợ Lớn Qui Nhơn

Bình Định

 

x

 

14.000

12

21

Chợ Diêu Trì

Huyện  Tuy Phước - Bình Định

 

 

x

14.000

28

22

Chợ Cây Đa

Huyện  Tuy Phước - Bình Định

x

 

 

3.500

 

23

Chợ Đập Đá

Huyện An Nhơn - Bình Định

x

 

 

8.000

 

24

Chợ Tam Quan

Huyện  Hoài Nhơn - Bình Định

x

 

 

3.000

 

25

Chợ Bồng Sơn

Huyện  Hoài Nhơn - Bình Định

x

 

 

7.546

 

26

Chợ Phú Phong

Huyện  Tây Sơn - Bình Định

x

 

 

7.677

 

27

Chợ Phù Cát

Huyện  Phù cát - Bình Định

 

x

 

25.000

30

28

Chợ Phù Mỹ

Huyện  Phù Mỹ - Bình Định

 

x

 

45.400

54

29

Chợ Bình Định

Huyện  An Nhơn - Bình Định

 

x

 

10.000

12

 

Tổng số

 

 

 

 

332.926

388,6

II

Chợ đầu mối nông sản

 

 

 

 

 

 

1

Chợ nông sản tổng hợp

Phường Phú Hậu, thành phố Huế

 

 

x

30.000

30

2

Chợ nông sản tổng hợp

Hương Trà, Thừa Thiên - Huế

 

 

x

30.000

30

3

Chợ thủy Sản

Thọ Quang - Sơn Trà - Đà Nẵng

 

 

x

30.000

30

4

Chợ nông sản tổng hợp

Hòa Cường - Đà Nẵng

 

x

 

30.000

30

5

Chợ nông sản tổng hợp

Tân Thạnh-Tam Kỳ –Quảng Nam

 

 

x

30.000

30

6

Chợ nông sản tổng hợp

Hội An – Quảng Nam

 

 

x

30.000

30

7

Chợ thủy Sản

Hồng Triều-Duy Xuyên–Quảng Nam

 

 

x

15.000

15

8

Chợ thủy Sản An Hòa

Tam Giang-Núi Thành–Quảng Nam

 

 

x

15.000

15

9

Chợ nông sản tổng hợp

Nghiã Chánh–Thành phố Quảng Ngãi

 

 

x

30.000

30

10

Chợ thuỷ sản

Sơn Tịnh  – Quảng Ngãi

 

 

x

30.000

15

11

Chợ nông sản tổng hợp

Hoài Nhơn – Bình Định

 

 

x

15.000

30

12

Chợ nông sản tổng hợp

Tây Sơn – Bình Định

 

 

x

30.000

30

13

Chợ nông sản tổng hợp

An Nhơn – Bình Định

 

 

x

30.000

30

14

Chợ thủy sản

Hoài Nhơn, Bình Định

 

 

x

15.000

15

 

Tổng số

 

 

 

 

360.000

360

B

Siêu thị, trung tâm thương mại

 

 

 

 

 

1

Thuận Thành Mart

Phường Thuận Thành – Huế

x

 

 

850

 

2

Siêu thị An Vân Dương

Thành phố Huế

 

 

x

5.000

80 - 100

3

Siêu thị Bắc Trường Tiền

Thành phố Huế

 

 

x

5.000

80 - 100

4

Siêu thị Trường An

Thành phố Huế

 

 

x

2.500

35 – 40

5

Siêu thị Vĩ Dạ

Thành phố Huế

 

 

x

2.500

35 - 40

6

Siêu thị Xuân Phú

Thành phố Huế

 

 

x

2.500

35 – 40

7

Siêu thị Đống Đa

Thành phố Huế

 

 

x

2.500

35 - 40

8

Siêu thị Bắc Hương Sơ

Thành phố Huế

 

 

x

2.500

35 – 40

9

Siêu thị Nam Thủy An

Thành phố Huế

 

 

x

2.500

35 - 40

10

Siêu thị Phong Hiền

Phong Điền – Thừa Thiên Huế

 

 

x

2.500

35 – 40

11

Siêu thị Điền Lộc

Phong Điền – Thừa Thiên Huế

 

 

x

2.500

35 - 40

12

Siêu thị Quảng Phú

Quảng Điền – Thừa Thiên Huế

 

 

x

2.500

35 – 40

13

Siêu thị Bình Điền

Hương Trà – Thừa Thiên Huế

 

 

x

2.500

35 - 40

14

Siêu thị Thủy Phương

Hương Thủy – Thừa Thiên Huế

 

 

x

2.500

35 – 40

15

Siêu thị Vinh Thanh

Phú Vang – Thừa Thiên Huế

 

 

x

2.500

35 - 40

16

Siêu thị Vinh Hiền

Phú Vang – Thừa Thiên Huế

 

 

x

2.500

35 – 40

17

Trung tâm thương mại

Khu KT Chân Mây – Lăng Cô

 

 

x

15.000

80 - 100

18

Trung tâm thương mại

Cảnh Dương – Hải Vân – Non Nước

 

 

x

50.000

350– 400

19

Siêu thị Đà Nẵng

Phường Chính Gián – Đà Nẵng

x

 

 

15.788

 

20

Metro Cash&Carry

Phường hòa Cường Nam - Đà Nẵng

x

 

 

30.004

 

21

Siêu thị Nhật Linh

Phường Khuê Trung - Đà Nẵng

x

 

 

8.000

 

22

Siêu thị Intimex

Phường Hải Châu I - Đà Nẵng

x

 

 

290

 

23

Siêu thị Hùng Vương (cà phê Trung Nguyên)

Phường Hải Châu I - Đà Nẵng

 

 

x

8.478

80

24

Siêu thị Phạm Hồng Thái (Ngân hàng Đông á)

Phường Hải Châu I - Đà Nẵng

 

 

x

10.664

170

25

Siêu thị Hoàng Anh Gia Lai

Phường Nam Dương - Đà Nẵng

 

 

x

7.000

35

26

Thương xá Vĩnh Trung (Plaza)

Phường Vĩnh Trung - Đà Nẵng

 

 

x

13.333

340

27

Siêu thị Sài Gòn Coop

Phường Thanh Khê Đông-Đà Nẵng

 

 

x

2.500

40

28

Khu hương mại phức hợp (Vinacapital)

Phường An Hải Bắc - Đà Nẵng

 

 

x

20 ha

320

29

Khu hương mại phức hợp Đa Phước

Phường Thanh Bình - Đà Nẵng

 

 

x

50 ha

640

30

Siêu thị Nguyễn văn Linh

Phường Thạc Giám - Đà Nẵng

 

 

x

2.500

35

31

Siêu thị Hòa Khánh

Phường Hoà Khánh Bắc-Đà Nẵng

 

 

x

3.500

35

32

Siêu thị bắc Mỹ An

Phường Khuê Mỹ - Đà Nẵng

 

 

x

5.000

50

33

Trung tâm thương mại Hòa Cầm

Phường Hoà Thọ Đông- Đà Nẵng

 

 

x

50.000

80

34

Trung tâm thương mại Hòa Minh

Phường Hoà Minh - Đà Nẵng

 

 

x

50.000

80

35

Trung tâm thương mại Gelimex

Phường Hoà Cường Bắc-Đà Nẵng

 

 

x

50.000

90

36

Trung tâm thương mại

Khu vực Núi Bà - Đà Nẵng

 

 

x

Trên 50 ha

400- 500

37

Siêu thị Liên hiệp Thương mại Quảng nam

Thành Phố Tam Kỳ – Quảng Nam

x

 

 

6.500

 

39

Siêu thị số 2

 Tam Kỳ – Quảng Nam

 

 

x

2.500

35 – 40

40

Siêu thị số 3

Tam Kỳ – Quảng Nam

 

 

x

2.500

35 - 40

41

Siêu thị số 4

Tam Kỳ – Quảng Nam

 

 

x

2.500

35 – 40

42

Siêu thị số 5

Tam Kỳ – Quảng Nam

 

 

x

2.500

70 - 80

43

Siêu thị số 6

Hội An – Quảng Nam

 

 

x

2.500

35 - 40

44

Siêu thị số 7

Hội An – Quảng Nam

 

 

x

2.500

35 – 40

45

Siêu thị số 8

TX Hội An – Quảng Nam

 

 

x

5.000

70 - 80

46

Siêu thị số 8

Huyện Núi Thành – Quảng Nam

 

 

x

2.500

35 - 40

47

Siêu thị số 10

Huyện Điện Bàn – Quảng Nam

 

 

x

2.500

35 – 40

48

Trung tâm thương mại

Khu biển Tam Thanh–QuảngNam

 

 

x

25.000

350 - 500

49

Trung tâm thương mại

Khu kinh tế mở Chu lai – Quảng Nam

 

 

x

25.000

350 - 400

50

Siêu thị Quảng Ngãi

Phường Trần Phú – Thành phố Quảng Ngãi

x

 

 

2.000

 

51

Siêu thị số 2

Thành phố Quảng Ngãi

 

 

x

2.500

35 - 40

52

Siêu thị số 3

Thành phố Quảng Ngãi

 

 

x

2.500

35 – 40

53

Siêu thị số 4

Thành phố Quảng Ngãi

 

 

x

2.500

35 - 40

54

Siêu thị số 5

Thành phố Quảng Ngãi

 

 

x

5.000

70 - 80

55

Siêu thị số 6

Vạn Tường–Quảng Ngãi

 

 

x

2.500

35 - 40

56

Siêu thị số 7

Vạn Tường – Quảng Ngãi

 

 

x

2.500

35 – 40

57

Siêu thị số 8

Vạn Tường– Quảng Ngãi

 

 

x

2.500

35 - 40

58

Siêu thị số 9

Thành phố Quảng Ngã

 

 

x

2.500

35 – 40

59

Siêu thị số 10

Thành phố Quảng Ngãi

 

 

x

10.000

70 - 80

60

Siêu thị số 11

Thành phố Quảng Ngãi

 

 

x

10.000

70 - 80

61

Trung tâm thương mại

Thành phố Quảng Ngãi

 

 

x

10.000

70 - 80

62

Siêu thị 12

Vạn Tường – Quảng Ngãi

 

 

x

2.500

35 - 40

63

Siêu thị số 13

Vạn Tường – Quảng Ngãi

 

 

x

10.000

70 - 80

64

Trung tâm thương mại

Vạn Tường – Quảng Ngãi

 

 

x

10.000

70 - 80

65

Trung tâm thương mại

Khu du lịch biển Mỹ Khê – Quảng Ngãi

 

 

x

25.000

350 - 400

66

Siêu thị Coopmart Qui Nhơn

Lý Thường Kiệt – Qui Nhơn

x

 

 

3.156

 

67

Trung tâm thương mại Qui Nhơn

Thành phố Qui Nhơn – Bình Định

x

 

 

28.000

 

68

Siêu thị số 3

Thành phố Qui Nhơn – Bình Định

 

 

x

2.500

35 – 40

69

Siêu thị số 4

Thành phố Qui Nhơn – Bình Định

 

 

x

2.500

35 - 40

70

Siêu thị số 5

Thành phố Qui Nhơn – Bình Định

 

 

x

2.500

35 – 40

71

Siêu thị số 6

Nhơn Hội – Bình Định

 

 

x

2.500

35 – 40

72

Siêu thị số 7

Huyện Hoài Nhơn – Bình Định

 

 

x

2.500

70 - 80

73

Siêu thị số 8

Huyện An Nhơn – Bình Định

 

 

x

2.500

35 – 40

74

Siêu thị số 9

Huyện Tuy Phước – Bình Định

 

 

x

2.500

35 - 40

75

Siêu thị số 10

TP Qui Nhơn – Bình Định

 

 

x

5.000

70 – 80

76

Siêu thị số 11

TP Qui Nhơn – Bình Định

 

 

x

5.000

70 – 80

77

Trung tâm thương mại

TP Qui Nhơn – Bình Định

 

 

x

10.000

70 - 80

78

Trung tâm thương mại

Phương Mai – Núi Bà – Bình Định

 

 

x

30.000

350 - 500

79

Trung tâm thương mại

Nhơn Hội – Bình Định

 

 

x

25.000

350 - 400

 

Tổng số

 

 

 

1.872.563

6.765- 7.715

C

Trung tâm hội chợ triển lãm thương mại

 

 

 

 

 

1

Trung tâm hội chợ Huế

Nam Thủy An - Thừa Thiên Huế

 

 

x

20 ha

50 - 60

2

Trung tâm xúc tiến thương mại Đà nẵng

Đà nẵng

 

x

 

20 ha

30 - 40

3

Trung tâm hội chợ thương mại Qui Nhơn

Thành phố Qui Nhơn – Bình Định

 

x

 

45 ha

30 - 40

 

Tổng số

 

 

 

 

850.000

110-140

D

Hệ thống kho bãi

 

 

 

 

 

1

Kho bãi xuất – nhập khẩu

Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô (Thừa Thiên Huế)

 

 

x

15–20 ha

150 - 200

2

Kho bãi lưu thông hàng hóa nội địa

Ngoại vi thành phố Huế - Thừa Thiên Huế

 

 

x

2 – 3 ha

20 - 30

3

Kho bãi xuất – nhập khẩu

Khu vực cảng Tiên Sa - Đà Nẵng

 

 

x

20 – 30 ha

200 – 300

4

Kho bãi xuất – nhập khẩu

Khu vực Liên Chiểu - Đà Nẵng

 

 

x

20 – 30 ha

200 – 300

5

Kho bãi lưu thông hàng hóa nội địa

Ngoại vi  Đà Nẵng

 

 

x

2 – 3 ha

20 – 30

6

Kho bãi lưu thông hàng hóa nội địa

Ngoại vi  Đà Nẵng

 

 

x

2 – 3 ha

20 – 30

7

Kho bãi xuất – nhập khẩu

Khu vực cảng Kỳ Hà

 

 

x

15 – 20 ha

100 - 150

8

Kho bãi lưu thông hàng hóa nội địa

Ngoại vi thành phố Tam Kỳ

 

 

x

1,5 – 2 ha

15 – 20

9

Kho bãi xuất – nhập khẩu

Khu vực cảng Sa Kỳ

 

 

x

10 – 15 ha

100 – 150

10

Kho bãi xuất – nhập khẩu

Khu vực cảng Dung Quất

 

 

x

10 – 15 ha

100 – 150

11

Kho bãi lưu thông hàng hóa nội địa

Ngoại vi thành phố  Quảng Ngãi

 

 

x

1,5 – 2 ha

15 – 20

12

Kho bãi lưu thông hàng hóa nội địa

Ngoại vi thành phố Vạn Tường

 

 

x

1,5 – 2 ha

15 – 20

13

Kho bãi xuất – nhập khẩu

Khu cảng Qui Nhơn – Bình Định

 

 

 

15 – 20 ha

150 - 200

14

Kho bãi lưu thông hàng hóa nội địa

Ngoại vi thành phố  Qui Nhơn – Bình Định

 

 

 

2 – 3 ha

20 – 30

15

Kho bãi lưu thông hàng hóa nội địa

Ngoại vi Qui Nhơn – Bình Định

 

 

 

2 – 3 ha

20 – 30

 

Tổng số

 

 

 

 

1.145.000-1.660.000

1.145-1.660

E

Kho cảng xăng dầu

 

 

 

 

 

1

Kho  cảng Thuận An

Thuận An - Thừa Thiên Huế

 

x

 

6.000 m3

15

2

Kho  cảng  Chân Mây

Chân Mây - Thừa Thiên Huế

 

x

 

14.000 m3

21

3

Kho Nước Mặn

Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng

 

x

 

60.000 m3

135

4

Kho xăng dầu PETEC

Liên Chiểu - Đà Nẵng

 

x

 

5.000 m3

13,5

5

Kho xăng dầu PTSC

Liên Chiểu - Đà Nẵng

 

x

 

20.000 m3

50

6

Kho  Thọ Quang

Thọ Quang – Sơn Trà - Đà Nẵng

 

 

x

20.000 m3

50

7

Kho Dung Quất

Dung Quất – Quảng Ngãi

 

 

x

60.000 m3

150

8

Kho  Phú Hoà

Phú Hòa -  Qui Nhơn – Bình Định

 

x

 

25.000 m3

65

 

Tổng số

 

 

 

 

210.000 m3

499,5

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác