Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 1600/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: | 22/09/2021 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1600/QĐ-TTg |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: | 22/09/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1600/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2021 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SINH HỌC NGÀNH CÔNG THƯƠNG ĐẾN NĂM 2030”
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Chỉ thị 50-CT/TW ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
Căn cứ Kết luận số 06-KL/TW ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
Căn cứ Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030” (sau đây viết tắt là Đề án) với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương theo chuỗi giá trị, bền vững, tuần hoàn, thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng cao phục vụ phát triển kinh tế công nghiệp; nâng cao tiềm lực, hiệu quả nghiên cứu, làm chủ công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến từ các nguyên liệu chủ lực của Việt Nam; đưa Việt Nam trở thành quốc gia có trình độ công nghệ sinh học hiện đại trong lĩnh vực công nghiệp chế biến ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; nâng cao năng lực tự chủ về công nghệ sinh học trong ngành công thương, tạo điều kiện thuận lợi phát triển doanh nghiệp công nghệ sinh học và sản xuất sản phẩm mới, an toàn, cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2025
- Triển khai các nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến theo hướng hiện đại hóa thiết bị, đổi mới công nghệ và nâng cấp về quy mô, trong đó tập trung phát triển các công nghệ đạt trình độ quốc tế phục vụ sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công nghệ từ các nguồn nguyên liệu chủ lực của Việt Nam. Qua đó giúp giảm giá thành sản xuất sản phẩm tối thiểu 25% so với công nghệ đang được ứng dụng tại các doanh nghiệp.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và tiếp nhận, chuyển giao công nghệ; cung cấp các giải pháp chính sách, kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất và kinh doanh theo chuỗi giá trị, bền vững, tuần hoàn, thân thiện với môi trường tiếp cận nền tảng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó chú trọng đào tạo chuyên gia trình độ cao (tiến sĩ, sau tiến sĩ) theo nhóm chuyên ngành phục vụ phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương.
- Từng bước phát triển đồng bộ thị trường cho các sản phẩm công nghiệp sinh học ngành Công Thương, chú trọng hệ thống quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm, kiểm tra, kiểm định, truy xuất nguồn gốc gắn liền với hệ thống phân phối nội địa và xuất khẩu bằng công nghệ sinh học.
- Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, tiếp nhận ứng dụng và chuyển giao công nghệ quy mô công nghiệp nhằm tăng số lượng, giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp từ các công nghệ được tạo ra của Đề án. Phát triển, tăng tối thiểu 10% số lượng doanh nghiệp công nghiệp sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, tiến tới hình thành ngành công nghiệp sinh học ngành Công Thương.
b) Đến năm 2030
- Làm chủ được một số công nghệ sinh học thế hệ mới, tạo ra sản phẩm quy mô công nghiệp ứng dụng thực tiễn sản xuất.
- Tiếp tục tổ chức đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ làm chủ công nghệ, tiếp nhận, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới, công nghệ tiên tiến ở quy mô công nghiệp đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế.
- Cung cấp các giải pháp chính sách, kỹ thuật sản xuất tiên tiến mang tầm quốc tế trong nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm, mẫu mã công nghiệp, sản xuất và kinh doanh, hình thành hệ thống các doanh nghiệp công nghiệp sinh học theo chuỗi giá trị, bền vững, tuần hoàn, thân thiện với môi trường tiếp cận nền tảng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
- Tiếp tục nâng cao năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến tiếp cận nền tảng công nghệ hiện đại thế giới, có khả năng ứng dụng sản xuất quy mô công nghiệp, thúc đẩy ngành công nghiệp sinh học ngành Công Thương phát triển mạnh mẽ. Hình thành và phát triển số lượng doanh nghiệp công nghiệp sinh học ngành Công Thương tăng thêm tối thiểu 50% so với giai đoạn 2021 - 2025.
1. Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp sinh học ngành Công Thương
Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, nâng cấp quy mô các công nghệ đã hình thành trong giai đoạn đến năm 2020; chủ động triển khai nghiên cứu, tiếp nhận, giải mã công nghệ mới từ các nước có nền công nghiệp sinh học tiên tiến trên thế giới để làm chủ, ứng dụng và phát triển các công nghệ sinh học trong lĩnh vực ngành Công Thương ở quy mô công nghiệp, tập trung vào các công nghệ theo chuỗi công nghệ khép kín, sản xuất tuần hoàn đối với từng nhóm nguyên liệu chủ yếu trong nước (các sản phẩm nông sản; thủy sản; nấm ăn, nấm dược liệu, cây dược liệu, cây chè; thịt, sữa,...) tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường vào các ngành, lĩnh vực:
a) Công nghiệp nhẹ:
- Các chế phẩm vi sinh và sản phẩm thứ cấp từ công nghiệp vi sinh, công nghệ sinh khối vi sinh vật, các chất bảo quản, phụ gia, màu thực phẩm, axit hữu cơ, axit amin, protein..., sản phẩm enzyme (bao gồm cả protein, enzyme tái tổ hợp).
- Các loại thực phẩm lên men: Thực phẩm, đồ uống lên men, đồ uống chứa probiotic, sản phẩm đồ uống có độ cồn thấp, nước giải khát có nguồn gốc tự nhiên (thực vật, vi sinh vật), các sản phẩm đồ uống chế biến từ hạt, ngũ cốc (gạo, ngô…); sử dụng bao gói thông minh, thân thiện môi trường bằng vật liệu nano phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của người Việt Nam, xu hướng phát triển trong khu vực và thế giới.
- Các loại nguyên liệu sinh hóa dược, các thực phẩm an toàn, tốt cho sức khỏe (thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm có chứa các chất có hoạt tính sinh học); thực phẩm giành cho con người hoạt động trong các điều kiện đặc biệt, cường lực cao, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh trên cơ thể người có nguồn gốc từ thực vật, vi sinh vật, nấm, sinh vật biển,...
- Phát triển các chế phẩm sinh học trong công tác bảo vệ môi trường các khu chế biến, các chế phẩm trong bảo quản thực phẩm.
- Các hoạt chất, chế phẩm sinh học, nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn, thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy, hải sản; chế biến sâu cho các đối tượng nuôi thủy, hải sản chủ lực (đặc biệt cho nuôi biển), các sản phẩm từ thịt có chất lượng cao, giá thành giảm, bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Ứng dụng, làm chủ công nghệ phát triển bộ sinh phẩm (KIT) phát hiện nhanh, kiểm định, đánh giá chất lượng an toàn thực phẩm trong lĩnh vực công nghiệp chế biến tích hợp nhiều đặc tính mới, ưu việt, phù hợp với thực tiễn quản lý an toàn thực phẩm tại Việt Nam; chuyển giao, nhân rộng trong sản xuất.
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong các ngành công nghiệp nhẹ khác (dệt may, da dầy, giấy, dầu thực vật, nhựa,…),…
- Thiết kế, chế tạo thiết bị, hệ thống thiết bị phục vụ sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng: Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các hệ thống thiết bị hiện đại và đồng bộ, các thiết bị lõi (chính) phù hợp với các công nghệ đã được nghiên cứu, hoàn thiện trong giai đoạn đến năm 2020, phát triển nâng cấp quy mô theo hướng hiện đại, công nghiệp, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; nghiên cứu, tiếp nhận các thiết kế hiện đại, phù hợp với các công nghệ có tính ứng dụng cao, đặc tính nguyên liệu trong nước nhằm kịp thời khai thác, đưa công nghệ vào sản xuất, thương mại hóa sản phẩm.
b) Năng lượng: Phát triển công nghệ nuôi cấy vi tảo biển bằng các hệ thống quang sinh phối kết hợp (quang sinh, dị dưỡng và tạp dưỡng,…) nhằm tăng cường khả năng tăng sinh khối, giảm chi phí sản xuất trong sản xuất ethanol sinh học, diesel sinh học, các chất phụ trợ trong quá trình sản xuất, bảo quản, tàng trữ nhiên liệu sinh học đáp ứng lộ trình sử dụng nhiên liệu sinh học của Việt Nam.
c) Công nghiệp nặng khác: Ứng dụng công nghệ sinh học trong các ngành công nghiệp chế biến khác như khai thác khoáng sản; than, dầu khí;…
d) Thương mại: Triển khai các nghiên cứu về hoàn thiện hệ thống phân phối nội địa, xuất khẩu đối với các sản phẩm được tạo ra từ Đề án trên nền tảng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; các mô hình điểm, cung cấp các giải pháp chính sách, kỹ thuật sản xuất tiên tiến mang tầm khu vực và quốc tế trong nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm, mẫu mã công nghiệp, sản xuất và kinh doanh theo chuỗi giá trị, bền vững, tuần hoàn, thân thiện với môi trường tiếp cận nền tảng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
2. Xây dựng, phát triển tiềm lực công nghiệp sinh học ngành Công Thương
a) Đào tạo nguồn nhân lực thông qua nguồn kinh phí và nội dung triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Đề án và tranh thủ hợp tác quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp sinh học trong chế biến dưới các hình thức sau:
- Tham gia triển khai đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao (thạc sĩ, tiến sĩ, sau tiến sĩ) và chuyên sâu về công nghệ sinh học thông qua các chương trình hợp tác với các quốc gia tiên tiến, phát triển về công nghệ sinh học, công nghiệp sinh học.
- Tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ, công nhân tại các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các địa phương để làm chủ công nghệ được chuyển giao, nâng cao khả năng tiếp nhận công nghệ và tự chủ triển khai hoạt động sản xuất.
- Tham gia triển khai các hoạt động hợp tác với cơ sở đào tạo ngoài nước để triển khai đào tạo song phương.
- Triển khai các hoạt động hỗ trợ cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ công nghệ sinh học năm cuối tiếp cận với doanh nghiệp nước ngoài để có kỹ năng thực tế phục vụ phát triển các công ty công nghiệp sinh học trong nước.
- Xây dựng định hướng cho đi đào tạo tại nước ngoài phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp sinh học tại Việt Nam; đào tạo bán thời gian; đào tạo tại đơn vị nước ngoài chuyển giao công nghệ vào trong nước; thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao.
- Tổ chức, xây dựng đội ngũ chuyên gia về triển khai thị trường, quản trị doanh nghiệp công nghiệp sinh học trong quá trình đánh giá công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến.
b) Xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị máy móc phục vụ nghiên cứu, dịch vụ phân tích, đánh giá, hỗ trợ doanh nghiệp để phát triển công nghiệp sinh học
- Tiếp tục đầu tư chiều sâu, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của các phòng thí nghiệm cho các tổ chức khoa học và công nghệ ngành Công Thương.
- Tổ chức hoạt động các đơn vị kết nối hỗ trợ doanh nghiệp (công lập, tư nhân) và ứng dụng chuyển giao công nghệ; thực hiện chức năng phân tích dịch vụ, hoàn thiện công nghệ, sản phẩm và đóng vai trò kết nối các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khoa học và công nghệ trong nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh sản phẩm của Đề án.
- Triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho một số đơn vị khoa học và công nghệ thuộc Bộ Công Thương và doanh nghiệp công nghiệp sinh học theo hướng đối tác công tư nhằm tận dụng năng lực của các doanh nghiệp công nghệ sinh học trong việc đẩy nhanh giá trị sản xuất công nghiệp sinh học.
- Kết hợp đầu tư, xây dựng các phòng thí nghiệm phục vụ phát triển công nghiệp sinh học, đồng thời có chức năng kiểm định chất lượng thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương đạt tiêu chuẩn quốc tế hoặc chuẩn hóa theo tiêu chuẩn phòng thí nghiệm được công nhận (VILAS) tại các doanh nghiệp từ các nguồn vốn ngoài ngân sách.
3. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương
a) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng, làm chủ công nghệ, từng bước hình thành công nghiệp sinh học ngành Công Thương.
b) Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích nghiên cứu phát triển, làm chủ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến ngành Công Thương.
c) Tạo lập thị trường thông thoáng, thuận lợi, phát triển thêm các ngành công nghiệp phụ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành công nghiệp sinh học, hình thành và phát triển các doanh nghiệp công nghiệp sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, gồm các lĩnh vực cụ thể quy định tại mục 1 phần II Điều 1 của Quyết định này.
d) Thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp sinh học trong việc sở hữu trí tuệ, xây dựng hình ảnh, tổ chức các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại.
4. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp sinh học ngành Công Thương
a) Tiến hành các hợp tác song phương và đa phương với doanh nghiệp, đơn vị đào tạo, nghiên cứu của các nước có nền công nghiệp sinh học chế biến tiên tiến trong khu vực và trên thế giới để đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, thu hút đầu tư, tranh thủ sự giúp đỡ nhằm phát triển nhanh, mạnh và vững chắc công nghiệp sinh học chế biến ở nước ta.
b) Hợp tác với các tổ chức quốc tế để khai thác kinh nghiệm, nguồn kinh phí thông qua các nhiệm vụ khoa học công nghệ.
c) Triển khai các hoạt động giải mã công nghệ, giải mã công nghệ các thiết bị khoa học chủ yếu nhằm nâng cao tiềm lực công nghệ sinh học cho các doanh nghiệp với chi phí phù hợp.
đ) Triển khai thực hiện các dự án FDI nhằm nâng cao hiệu quả phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương và khai thác hiệu quả năng lực, kinh nghiệm của các quốc gia tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
5. Xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về công nghiệp sinh học ngành Công Thương
a) Xây dựng, triển khai hệ thống thông tin trực tuyến cơ sở dữ liệu quốc gia về công nghệ sinh học ngành Công Thương.
b) Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức về công nghiệp sinh học ngành Công Thương thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau nhằm phổ biến công nghệ, sản phẩm, các kiến thức về kỹ thuật, giải pháp hữu ích, thành tựu khoa học và công nghệ mới nhất về công nghiệp sinh.
1. Giải pháp về phát triển khoa học và công nghệ công nghiệp sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến
a) Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, nhận chuyển giao công nghệ mới từ nước ngoài,... trong lĩnh vực công nghệ sinh học nhằm phát triển theo hướng phát triển các doanh nghiệp công nghiệp sinh học. Tập trung hỗ trợ các đề tài, dự án, đề án nhằm nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ nguồn, công nghệ lõi trong lĩnh vực quy định tại mục 1 phần 2 Điều này.
b) Tăng cường liên kết giữa đơn vị nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp nhằm nhanh chóng đưa các công nghệ đã được nghiên cứu, công nghệ mới đến các doanh nghiệp nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ sinh học trong các doanh nghiệp có tiềm năng và có nhu cầu.
c) Triển khai các biện pháp quản lý, hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp sinh học, các tổ chức, cá nhân liên quan thuộc mọi thành phần kinh tế tăng cường đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ sinh học, ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới để sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm, hàng hoá chủ lực do công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu nhằm tăng số lượng doanh nghiệp công nghệ sinh học và nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh các sản phẩm công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến từ các sản phẩm công nghiệp sinh học của Đề án; hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng cơ sở nghiên cứu, phân tích dịch vụ và ứng dụng công nghệ sinh học.
d) Nâng tỷ lệ ứng dụng các công nghệ hiện đại, công nghệ phù hợp với đặc thù các ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học của ngành Công Thương để sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn nguyên liệu dồi dào ở các địa phương, hình thành và phát triển kinh tế tuần hoàn tạo tiền đề phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương bền vững, thân thiện môi trường.
2. Giải pháp về phát triển tiềm lực
a) Triển khai các hoạt động liên kết, phối hợp với các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu nhằm đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành công nghệ sinh học theo các hình thức đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo nghề, đào tạo kết hợp với tiếp nhận công nghệ nước ngoài, chú trọng đào tạo đội ngũ chuyên gia trình độ cao đối với các cán bộ tham gia thực hiện các nội dung của Đề án thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn, tập huấn trong nước và quốc tế.
b) Hình thành các đơn vị kết nối hỗ trợ doanh nghiệp (công lập, tư nhân) nhằm hỗ trợ các nhà khoa học hoàn thiện sản phẩm; kết nối, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong cung cấp, chuyển giao công nghệ, thương mại hóa sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến theo chuỗi cung ứng hoàn chỉnh.
c) Đầu tư phát triển có trọng tâm, trọng điểm một số phòng thí nghiệm công nghệ sinh học thuộc các viện nghiên cứu, trường đại học theo vùng; cải tạo, bổ sung trang thiết bị hiện đại để nâng cấp thành các phòng thí nghiệm chuyên ngành đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phân tích, kiểm tra, chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn sản phẩm; phục vụ công tác đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế và một số nội dung khác có liên quan thuộc Đề án.
d) Xây dựng mô hình liên kết các phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ sinh học trong quá trình triển khai các nghiên cứu, ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh công nghiệp sinh học ngành Công Thương.
3. Giải pháp về chính sách và phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương
a) Rà soát hiện trạng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng, làm chủ công nghệ, từng bước hình thành ngành công nghiệp sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến.
b) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và chủ động ban hành kịp thời các chính sách khuyến khích phát triển nghiên cứu, làm chủ công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến vào sản xuất tại doanh nghiệp, tập trung vào doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ; chính sách thu hút và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và chính sách ưu đãi, trọng dụng nhân tài về công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến.
c) Nghiên cứu đề xuất các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, vay vốn, nhập khẩu công nghệ và bí quyết công nghệ từ các nước có nền công nghiệp sinh học tiên tiến trên thế giới, phát triển thị trường công nghệ, cơ chế thu hồi lợi nhuận từ sản phẩm tạo ra thông qua ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến được nghiên cứu đầu tư, đặc biệt ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến quy mô hàng hóa, bảo đảm phát triển bền vững.
d) Rà soát, xây dựng và ban hành các quy định hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp sinh học trong việc sở hữu trí tuệ, xây dựng hình ảnh, tổ chức các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại các sản phẩm hàng hóa được tạo ra từ các doanh nghiệp công nghiệp sinh học để đẩy nhanh sản phẩm tiêu thụ trong thị trường nội địa và xuất khẩu.
đ) Đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình và thủ tục trong thực hiện, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Đề án.
4. Giải pháp về hợp tác quốc tế
a) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế phát triển nguồn nhân lực thông qua các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, cử cán bộ, kỹ sư và các nhà khoa học trình độ cao tiếp nhận chuyển giao, trao đổi công nghệ từ các nước có nền công nghệ sinh học phát triển.
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề tài, dự án hợp tác nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng, chuyển giao công nghệ, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến giữa đơn vị khoa học và công nghệ, doanh nghiệp trong nước với các đối tác (viện, trường, doanh nghiệp,…) ở các nước có nền công nghệ sinh học tiên tiến trên thế giới.
c) Hỗ trợ các doanh nghiệp chủ động hợp tác và tiếp nhận, chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp sản phẩm công nghệ sinh học có lợi thế cạnh tranh từ nước ngoài.
d) Khuyến khích liên kết giữa các công ty đa quốc gia, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp, đơn vị nghiên cứu trong nước.
5. Giải pháp về xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin, truyền thông
a) Xây dựng cơ sở dữ liệu và tài liệu truyền thông, tổ chức tuyên truyền, phổ biến và quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công nghiệp sinh học nói chung và công nghiệp sinh học ngành Công Thương nói riêng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật có đóng góp quan trọng trong tăng trưởng kinh tế quốc dân.
b) Tổ chức các hội thảo, diễn đàn, sàn công nghệ trong nước nhằm kết nối doanh nghiệp, đơn vị khoa học và công nghệ, chuyên gia trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy hợp tác, ứng dụng, phát triển công nghệ, sản phẩm; kết nối cung cầu, quảng bá thương hiệu, sản phẩm của Đề án.
c) Tiếp tục xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện, tổ chức tuyên truyền các thông tin về công nghiệp sinh học trên trang thông tin điện tử về công nghiệp sinh học ngành Công Thương.
d) Tổ chức công tác theo dõi, cập nhật hệ thống các công nghệ mới trong nước và thế giới để kịp thời cung cấp cho các tổ chức, cá nhân tham gia triển khai các hoạt động thúc đẩy phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương.
đ) Triển khai các hoạt động phối hợp thông tin, truyền thông với các bộ, ngành, tổ chức, cá nhân trong quá trình triển khai các hoạt động của Đề án; hướng dẫn các địa phương, các đơn vị khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện, triển khai nhiệm vụ.
e) Phối hợp với các tổ chức, cá nhân, các đài truyền thanh, truyền hình, báo giấy, báo điện tử tại trung ương, địa phương tham gia tổ chức giới thiệu, quảng bá công nghệ, sản phẩm; tuyên truyền khuyến khích sử dụng các sản phẩm công nghiệp sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến để nâng cao hiệu quả sản xuất sản phẩm công nghiệp sinh học ngành Công Thương và xây dựng thương hiệu Việt Nam.
g) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp, trao đổi, giao dịch thông tin về chuyên gia, công nghệ, sản phẩm, thiết bị và hoạt động của Đề án để nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, doanh nghiệp về công nghiệp sinh học.
1. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án
a) Nguồn kinh phí thực hiện Đề án bao gồm: Ngân sách nhà nước (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên); các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
b) Vốn ngân sách nhà nước thực hiện Đề án được chi cho công tác nghiên cứu khoa học, phát triển, ứng dụng và chuyển giao, làm chủ công nghệ sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến; thông tin, truyền thông; hợp tác quốc tế; hỗ trợ đầu tư nâng cấp các phòng thí nghiệm trọng điểm, phòng thí nghiệm hiện có về công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến của các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp khác thực hiện Đề án.
2. Xây dựng kế hoạch, dự toán và quản lý kinh phí
a) Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước
- Việc lập dự toán, kế hoạch ngân sách hằng năm được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và được bố trí vào dự toán, kế hoạch ngân sách trung hạn, hằng năm của Bộ Công Thương.
- Kinh phí thực hiện Đề án được quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý vốn đầu tư phát triển, vốn đào tạo và vốn sự nghiệp khoa học công nghệ; quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện theo các quy định hiện hành về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia.
b) Đối với nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, việc lập dự toán được thực hiện theo các quy định pháp luật đối với từng nguồn vốn.
1. Bộ Công Thương
a) Chủ trì tổ chức, triển khai, theo dõi, tổng hợp, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Đề án; nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội thực hiện Đề án.
b) Xây dựng kế hoạch triển khai, giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị và tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá định kỳ hàng năm.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan rà soát, xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Đề án, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách, biện pháp hỗ trợ thực hiện Đề án.
d) Bộ Công Thương được thành lập Ban Điều hành do Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Trưởng ban, để tổ chức, theo dõi, đôn đốc thực hiện các nội dung của Đề án.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cân đối, bố trí kinh phí chi đầu tư phát triển để thực hiện Đề án theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các quy định liên quan pháp luật về đầu tư công.
3. Bộ Tài chính
a) Bố trí kinh phí thực hiện các nội dung chi thường xuyên thuộc phạm vi chi từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành, quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
b) Phối hợp với Bộ Công Thương trong việc xây dựng, ban hành các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến để thực hiện Đề án.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ
a) Phối hợp với Bộ Công Thương trong việc phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương và xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ sinh học, tăng cường tiềm lực về cơ sở vật chất, thiết bị cho các đơn vị nghiên cứu khoa học, đào tạo do Bộ Công Thương quản lý.
b) Tổng hợp, trình cấp thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ theo quy định.
c) Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đối với việc hỗ trợ ứng dụng kết quả nghiên cứu công nghệ sinh học hiện đại trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghiệp sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, hỗ trợ chuyển giao, nhập khẩu công nghệ và bí quyết công nghệ, phát triển thị trường công nghệ tiên tiến từ nước ngoài và các quy định có liên quan đến sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp sinh học ngành Công Thương.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp với Bộ Công Thương hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong việc phát triển nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thủy, hải sản, thức ăn chăn nuôi và các sản phẩm, công nghệ khác liên quan thuộc Đề án.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan có liên quan rà soát, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ sinh học ở trong nước và nước ngoài.
7. Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Y tế và cơ quan liên quan phối hợp với Bộ Công Thương trong quá trình hỗ trợ các đơn vị trực thuộc triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Đề án.
8. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Căn cứ nội dung Đề án, nghiên cứu, triển khai các hoạt động cụ thể hỗ trợ, phát triển các nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học, doanh nghiệp công nghiệp sinh học phù hợp điều kiện của từng địa phương trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Công Thương, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT. THỦ TƯỚNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây